thậm thâm quán

Phật Quang Đại Từ Điển

(甚深觀) Tạng: Zab-mo#i lta-ba. Thậm thâm quán, Phật giáo Tây tạng gọi là Trung quán (Phạm: Màdhyamika), tương đương với tiếng Phạm Gambhìradarzana,đối lại với Quảng đại hành của Du già hành. Phật giáo Tây tạng đặc biệt quí trọng việc đem học vấn truyền trao cho nhau, đến vị Khai tổ của Hoàng giáo là Tông khách ba thì về mặt truyền thừa có 3 loại, tức nói theo tông nghĩa học của Hoàng giáo. Ba loại truyền thừa tức là 3 phái: Thậm thâm quán, Quảng đại hành và Gia trìkì đảo trao truyền cho nhau, Hoàng giáo được thành lập bởi sự tổng hợp thống nhất của Thậm thâm quán và Quảng đại hành, còn sự truyền thừa thứ 3 là của Na lạc ba (Tạng:Naro-pa), ở Tây tạng thì có sự truyền thừa cho nhau giữa Mã nhĩ ba (Tạng: Mar-pa) –Mật lặc (Tạng:Mi-la)– Đạt bảo cáp giải (Tạng: Drags-po lha-rje)… Ta có thể thấy điều này qua sự truyền thừa của phái Ca nhĩ cư, phái Ca nhĩ mã… Nói theo giáo học của học vấn Hoàng giáo thì giáo học Thậm thâm quán là để tiến vào Trung luận (Phạm: Madhyamakàvatàra); Quảng đại hành thì lấy luận Hiện quán trang nghiêm (Phạm: Abhisamayàlaôkàra) làm đại biểu, vì thế sự nghiên cứu Hiển giáo học bộ phải lấy 2 luận trên đây làm trung tâm. Nguồn gốc và sự phát triển về giáo học của Thậm thâm quán là từ ngài Văn thù – Long thụ – Đề bà; còn nguồn gốc và sự phát triển của Quảng đại hành thì từ ngài Di lặc – Vô trước – Thế thân; nguồn gốc và sự phát triển của 2 tư trào này cũng giống hệt như nguồn gốc và sự phát triển của 2 trào lưu lớn của Phật giáo Đại thừa ở Ấn độ. [X. Tây tạng Phật giáo nghiên cứu; The Buddhism of Tibet by Waddell].