thạch sương thất khứ

Phật Quang Đại Từ Điển

(石霜七去) Bảy chữ khứ(đi, bỏ qua)của ngài Thạch sương. Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thạch sương Khánh chư (807-888) đời Đường là ngài Cửu phong Đạo kiền dùng 7 ngữ cú mà Thiền sư Thạch sương lúc sinh tiền thường nói khi khai thị người học để xét nghiệm Thủ tọa, đồng thời cho rằng 7 câu này là thái độ tu hành mà người học cần phải có. Trong 7 ngữ cú này, chữ cuối của mỗi ngữ cú đều là chữ Khứ, vì thế gọi chung là thất khứ. Đó là: 1. Hưu khứ (thôi đi): Đình chỉ tất cả mọi hành vi động tác. 2. Hiết khứ (nghỉ đi, dứt đi): Dứt bặt tất cả kiến giải phân biệt, đối lập như thân với tâm, năng với sở… 3.Lãnh tưu tưu địa khứ (lạnh mát rời rợi đi): Dập tắt tất cả sự nhiệt não về mêngộ, phàm thánh để đạt đến cảnh giới mát rợi.4. Nhất niệm vạn niên khứ (hãy như một niệm vạn năm đi): Giữ gìn một niệm như như bất động. 5. Hàn khôi khô mộc khứ(tro lạnh cây khô đi): Không còn mảy may hình thức phân biệt.6. Cổ miếu hương lư khứ (lò hương miếu cũ đi): Hãy trừ bỏ hết chấp trước, giống như tàn nhang trong miếu xưa bay hết. 7. Nhất điều bạch luyện khứ (một loạt trắng tinh đi): Trong quá trình lãnh ngộ Phật pháp, bất luận đối với Chính vị (tiêu biểu chokhông giới chân như) hay Thiên vị (tiêu biểu cho sắc giới hiện tượng) đều phân minh rõ ràng, không có bất cứ một vết nhơ nghi ngại nào, giống như tấm lụa trắng phau thuần khiết không nhuộm màu vậy.[X. Hư đường tập, tắc 38; Thiết văn thụ hòa thượng bách tắc bình tụng].