thạch kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(石經) Cũng gọi Thạch khắc kinh, Thạch khắc, Thạch tạng. Chỉ cho kinh văn được khắc trên mặt đá. Kinh Đại bảo tích quyển 78 và kinh Chính pháp niệm xứ quyển 48 đều có ghi chép việc khắc kinh kệ trên vách đá. Tại Trung quốc, thạch kinh có quan hệ với Nho gia rất sớm, nổi tiếng hơn cả là thạch kinh Hi bình đời Hán và thạch kinh Khai thành được khắc vào năm Khai thành thứ 2 (837) đời vua Văn tông nhà Đường tại Trường an. Còn về kinh Phật thì 1 mặt chịu ảnh hưởng phong khí mở đục hang đá đời Bắc Ngụy, mặt khác, vì muốn cho Chính pháp trụ ở đời lâu dài nên đã phỏng theo Nho gia mà thực hiện việc khắc thạch kinh. Trong các thạch kinh của Phật giáo hiện còn, về niên đại thì thạch kinh đời Bắc Tề là xưa nhất, còn về qui mô thì thạch kinh Phòng sơn, Hà bắc (Thạch kinh sơn tạng kinh) là lớn nhất, hiện còn hơn 4000 bản thạch kinh, khắc tổng cộng vài nghìn quyển kinh Phật. Thạch kinh có các hình thức khác nhau, như khắc trên mặtvách đá, khắc trên sườn núi, khắc trên những tấm bia, hoặc trên các cột đá… Thạch kinh trên mặt vách, gọi là Bích diện khắc, như trên mặt vách của hang đá ở núi Bắc hưởng đường(cũng gọi Cổ sơn), tỉnh Hà nam, có khắc kinh Duy ma cật, kinh Thắng man, Một phần thạch kinh bằng 6 thứ tiếng ở cửa ải Cư Dungkinh Bột, kinh Di lặc thành Phật…, vách phía ngoài có khắc văn phát nguyện của Khai quốc công tên là Đường ung, là những thạch kinh được khắc từ năm Thiên thống thứ 4 (568) đến năm Vũ bình thứ 3 (572) đời Bắc Tề. Lại trên vách tháp Quá nhai ở cửa ải Cư dung, tỉnh Hà bắc, có các thạch kinh như kinh Phật đính tôn thắng đà la ni, kinh Phật đính phóng vô cấu quang minh nhập Phổ môn quan sát nhất thiết Như lai tâm đà la ni… được khắc vào năm Chí chính thứ 5 (1345) đời Nguyên. Những thạch kinh này được khắc theo 2 thể chữ lớn và nhỏ bằng 6 thứ tiếng: Phạm, Hán, Mông cổ, Hồi hột, Tây tạng và Tây hạ, có thể đối chiếu để xem, đây là tư liệu về ngữ văn vô cùng quí giá và rất được coi trọng. Ngoài ra, phẩm Pháp diệt tận trong phần Nguyệt tạng kinh Đại tập, kinh Thắng man, kinh Pháp hoa và kinh Niết bàn được khắc trong động Đại trụ, núi Bảo sơn ở tỉnh Hà nam vào năm Khai hoàng thứ 9 (589) đời Tùy; Thập thiện nghiệp đạo kinh yếu lược, khắc trong tháp Phồn ở phủ Khai phong, tỉnh Hà nam vào năm Thái bình hưng quốc thứ 2 (977) đời Tống; phẩm Phổ môn kinh Pháp hoa được khắc ởchùa Vân nham tại Tô châu, tỉnh Giang tô vào khoảng năm Hi ninh (1068-1077) đời Tống; kinh Tứ thập nhị chương được khắc trong tháp Lục hòa ở Hàng châu, tỉnh Chiết giang vào năm Thiệu hưng thứ 5 (1135) đời Nam Tống, kinh Niết bàn được khắc trong động Hương sơn tại Long môn, tỉnh Hà nam vào đời Đường…, tất cả những thạch kinh này cũng đều thuộc về Bích diện khắc. Thạch kinh được khắc trên sườn núi gọi là Ma nhai khắc, như kinh Đại tự Kim cương bát nhã khắc tại Thạch kinh dục ở chân núi Thái sơn, tỉnh Sơn đông… đều thuộc Ma nhai khắc, niên đại và người khắc đều không rõ, có thuyết cho là do ông Đường ung, có thuyết nói do ông Vi tử thâm khắc, gồm hơn 900 chữ theo thể đại tự, nét chữ mạnh mẽ, nổi tiếng nhất trong loại thạch kinh. Một bộ của kinh Đại bát nhã khắc ở động Ánh Phật thuộc núi Tồ Thạch kinh ở núi Thái sơn Kinh Kim cương khắc ở núi Thái sơn lai, tỉnh Sơn đông vào niên hiệu Vũ bình năm đầu (570) đời Bắc Tề và phẩm Thành tựu, kinh Hoa nghiêm khắc ở núi Ốc lai, Liêu châu, tỉnh Sơn tây đều thuộc về Ma nhai khắc. Thạch kinh được khắc trên tấm bia, gọi là Bi bản khắc, Thạch bản khắc, thường được khắc trên 2 mặt tấm đá và cất giữ trong thạch thất. Như ở núi Phòng sơn tại tỉnh Hà bắc có tàng trữ 85 bộ thạch kinh là kinh Chính pháp niệm xứ, kinh Đại bát nhã, kinh Đại niết bàn, kinh Đại bảo tích, luận Thành duy thức, luận A tì đạt ma tạp tập… được khắc trong thời gian 480 năm, từ khoảng năm Đại nghiệp (605- 616) đời Tùy đến năm Đại an thứ 10 (1094) đời Liêu, đều rất nổi tiếng. Hiệp hội Phật giáo Trung quốc ở đại lục, từng tiến hành cuộc điều tra, đào bới, in thác bản(bản dập lại) các thạch kinh ở Phòng sơn trong 3 năm, vào năm Dân quốc 47 (1958) thì hoàn thành công việc, tính ra in thác bản hoàn chỉnh được 15.000 trang thạch kinh, in không hoàn chỉnh 780 trang thạch kinh; bia kinh, cột kinh, đề danh, đề kí… hơn 70 trang. Loại bản đá của thạch kinh chủ yếu phân bố ở vùng Hoa bắc như núi Bảo sơn, núi Thái sơn, núi Hưởng đường… Kinh Hoa nghiêm (60 quyển) được khắc ở núi Phong dục, tỉnh Sơn tây vào khoảng năm Thiên bảo (550- 559) đời Bắc Tề, khắc trên hơn 120 mặt tấm bia, mỗi tấm bia cao khoảng 1,3 mét, rộng 0,6 mét, được chôn dưới lòng đất của dãy hồi lang. Ở Triều tiên, Nhật bản cũng có thạch khắc nhưng không thịnh hành bằng Trung quốc. Triều tiên từ xưa đã lưu hành thạch kinh, nay còn kinh Hoa nghiêm ở chùa Hoa nghiêm, núi Trí dị, quận Cầu lễ, tỉnh Toàn la nam, được khắc vào thời Tân la Văn vũ vương (661-680), nhưng nay chỉ còn sót lại 11 mảnh mà thôi. Ngoài ra, chùa Thạch quật ở Khánh châu, tỉnh Khánh thượng bắc còn cất giữ di phẩm thạch kinh, nhưng không rõ tên kinh. Ở Nhật bản, thạch kinh xưa nhất là bia khắc kinh Niết bàn ở sườn núi Trí xuyên do ông Đại hòa vũ khắc vào năm Bảo qui thứ 9 (778), trên có bài kệ Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc và hơn 80 chữ văn kinh. Thạch kinh A di đà khắc ở Tông tượng thần xã tại huyện Phúc cương là khắc phỏng theo bia kinh A di đà ở chùa Long hưng, huyện Tương dương, tỉnh Hồ bắc, Trung quốc, vì so với kinh A di đà phổ thông thì nhiều hơn 21 chữ nên nổi tiếng ở đời. Theo truyền thuyết, thạch khắc này được truyền đến Nhật bản vào năm Kiến cửu (1190-1198) từ triều Tống của Trung quốc, hiện là quốc bảo của Nhật bản. Lại nữa, tại nghĩa trang Thượng vĩ, thôn Thượng tỉnh điền, quận Phong hậu đại dã có chôn giấu 3 bộ kinh Tịnh độ, được khắc vào năm Lịch ứng thứ 2 (1339). Còn chùa Đại kính ở Đại phản (Osaka) cũng có cất giữ một phần của kinh Quán vô lượng thọ tam bối vãng sinh, được khắc vào niên hiệu Khánh an năm đầu (1648). [X. Hán ngụy thạch kinh khảo; Thạch khắc Phật kinh kí; Đường Tống thạch kinh khảo; Bắc Tống thạch kinh khảo dị; Phật tổ thống kỉ Q.42; Cổ kim đồ thư tập thành chức phương điển thứ 11; Hải đông kim thạch uyển 2; China Phật giáo sử tích bình giải Q.1, 3]. (xt. Thạnh Kinh Sơn Tạng Kinh, Thạch Bích Kinh).