tây tạng đại tạng kinh tổng mục lục phụ sách dẫn

Phật Quang Đại Từ Điển

(西藏大藏經總目錄附索引) Mục lục, 2 tập (có tập sách dẫn riêng) do các học giả Nhật bản là Vũ tỉnh Bá thọ (1882-1963), Linh mộc Tông trung (1881- 1963), Kim thương Viên chiếu (1891- ) Đa điền Đẳng quán (1890-1967)… biên soạn, ấn hành năm 1934. Đây là Tổng mục lục của Đại tạng kinh Tây tạng bản Đức cách (Tạng: Sde-dye) được cất giữ ở thư viện của trường Đại học Đông bắc, Nhật bản, cho nên cũng gọi là Đông bắc mục lục. Sách này được đối chiếu với Đại tạng kinh Hán dịch mà soạn thành, đồng thời chỉ rõ sự quan hệ đối ứng giữa Đại tạng kinhTây tạng và Đại tạng Hán dịch.Phần mục lục được chia làm Phật thuyết bộ (Tạng: Bka#-#gyur, Cam châu nhĩ), Luận sớ bộ (Tạng:Bstan-#gyur, Đan châu nhĩ), gồm 24 bộ, 317 pho, mỗi quyển đều có đánh số, tổng cộng có 4569 số. Phật thuyết bộ gồm có: Luật bộ, Bát nhã, Hoa nghiêm bộ, Bảo tích bộ, Kinh bộ, Thập vạn đát đặc la, Cổ đát đặc la, Thời luân kinh sớ và Đà la ni tập… Luận sớ bộ gồm có: Lễ tán bộ, Đátđặc đa bộ, Bát nhã bộ, Trung quán bộ,Kinh sớ bộ, Duy thức bộ, A tì đạt ma bộ, Luật bộ, Bản sinh bộ, Thư hàn bộ,Nhân minh bộ, Thanh minh bộ, Y minh bộ, Cao xảo minh bộ, Tu thân bộ, Tạp bộ, A để sa tiểu tập bộ, Mục lục bộ… Phần sách dẫn được chia làm 8 loại: 1. Tiêu đề Tây tạng ngữ phiên âm La tinh.2. Tiêu đề Phạm ngữ phiên âm La tinh. 3. Tiêu đề Hán ngữ. 4. Tiêu đềBru-sha ngữ. 5. Tên dịch chữ Hán được sắp xếp thứ tự theo 50 âm tiếng Nhật. 6. Sách dẫn về soạn giả, các tác phẩm do Ấn độ soạn thì tên soạn giả phần nhiều dùng sách dẫn tiếng Phạm, phần phiên dịch là tiếng Tây tạng; còn do Tây tạng soạn thì hoàn toàn sử dụng sách dẫn Tây tạng. 7. Sách dẫn đối chiếu giữa các sách trong mục lục vàĐại chính tạng. 8.Sách dẫn đối chiếu giữa Đại chính tạng và các sách trong mục lục.