tất đàm ngũ thập tự môn

Phật Quang Đại Từ Điển

(悉曇五十字門) Năm mươi tự môn Tất đàm. Trong 50 tự môn, gồm có 16 chữ mẫu âm(nguyên âm) và 34 chữ tử âm(phụ âm), lànhữngtự âm mà các trẻ em Ấn độ phải học đầu tiên. Vì các em phải học thuộc lòng nên người Ấn độ đặt ra nhiều phương pháp để giúp các em dễ nhớ; 1 trong những phương pháp ấy là chọn những từ ở đầu có tự mẫu hoặc trong từ ấy gồm có các tự mẫu, nhằm thuyết minh ý nghĩa của các tự mẫu để tiện việc học tập. Chẳng hạn, khi muốn nói về chữ A thì chọn những từ ở đầu có chữ A như:Anutpàda(nghĩa là chẳng sinh); muốn nói rõ chữ B thì chọn những từ có chữ B ở đầu như: Bala(nghĩa là sức). Dụng ý chính là nhờ phương pháp liên tưởng khiến người ta dễ ghi nhớ. Cũng có trường hợp dựa vào hình dáng của chữ để ghi nhớ, như trong 50 tự môn của kinh Đại bát Niết bàn quyển 8 (bản Bắc) lấy chữ (ỉa) làm hình bán nguyệt, chữ (ỉha) làm hình trăng tròn. Kinh điển Phật giáo rất xem trọng tự nghĩa, đặc biệt Mật giáo còn dùng phương cách giải thích bí mật sâu xa để trực tiếp hiển bày lí cứu cánh tuyệt đối, cho đến thuyết minh 50 tự môn đều là pháp Mạn đồ la tự nhiên, trùm khắp 3 đời 10 phương thường hằng bất biến. [X. phẩm Thị thư trong kinh Phương quảng đại trang nghiêm Q.4; Đại nhật kinh sớ Q.7; điều Tây phương học pháp trong Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4].