táng táng nghi quy

Phật Quang Đại Từ Điển

(喪葬儀規) Nghi thức xử lí có tính tông giáo đối với người chết, bao gồm: An táng(chôn cất), tấn nghi(bỏ xác vào quan tài), cử ai(cất tiếng khóc)… Chôn cất thi hài là hànhviđặc biệt chỉ loài người mới có, những ngôi mộ đã chôn cất cách nay đã 2, 3 vạn năm là chứng minh cụ thể, điều này là bắt nguồn từ ý thức tông giáo của nhân loại. Như những vật trang sức được chôn theo người chết đào được trong các ngôi mộ xưa, cho thấy đời đó người ta đã có quan niệm về linh hồn và sự sống sau khi chết. Căn cứ vào sự khảo chứng các di vật của các xã hội nguyên thủy, thì bất luận là táng treo trên không, thiêu, thả xuống nước, chôn xuống đất, thậm chí đục cây gỗ đưa xác vào… phần nhiều đều có quan hệ đến quan niệm tôn giáo, hoặc mong cho linh hồn lên trời, hoặc đi vào trong đất, hoặcgiúp linh hồn chuyển sinh, hoặc đợi ngày sống lại…, cho nên quá trình an táng và trước sau, thường cử hành một nghi thứ nhập quan nhất định có tính cách tông giáo. Về sau, xã hội tiến hóa đến chế độ tăng lữ, giáo sĩ và giáo nghĩa được hệ thống hóa, thần học được phát triển thì nghi thức nhập quan do giáo sĩ, tăng lữ làm chủ lễ lại càng trở nên phức tạp, ngoài các mục đích như đã nói ở trên, còn có phần phủ dụ quỉ hồn không nhiễu hại dương gian, hoặc mang ý nghĩa dẫn đường vong linh đến cõi Tịnh độ yên vui… như sự dẫn đưa linh hồn của dân tộc Cảnh phả và việc tụng kinh mở đường của dân tộc Di ở Trung quốc. Trong pháp tắc chôn cất của một số giáo phái ông giáo còn có nghi thức và tập tục cử ai, chế độ tang phục và thời kì cư tang nhất định, màu áo tang như đen, trắng, vàng, lam… đều có qui định rõ ràng. Trong Phật giáo, pháp tang táng chủ yếu là trà tì(hỏa táng), nhưng vì hỏa táng chưa được lưu hành rộng rãi tại Trung quốc nên từ xưa đến naycác vị cao tăng nhập tịch thường dùng pháp Toàn thân nhập tháp(thổ táng). Trong Thiền lâm đời xưa, những đồ vật được dùng trong lễ tang táng, thứ tự nghi thức, phục sức của những người tham dự, pháp tụng niệm, di quan, động quan, tống vong… đều có phép tắc nhất định. Pháp táng trong Thiền lâm nói chung được chia làm 3 loại, trong đó pháp dùng cho vị Trụ trì, gọi là Tôn túc tang nghi pháp; dùng cho tăng ni, gọi là Vong tăng tang nghi pháp; dùng cho tín đồ tại gia, gọi là Tại gia táng nghi pháp. [X. Thích thị yếu lãm Q.hạ; điều Thiên hóa, chương Trụ trì trong Sắc tu Bách trượng thanh qui Q.3; môn Tang tiến trong Thiền lâm tượng khí tiên]. (xt. Táng).