tang phương sá mã cáp nhã ni khang

Phật Quang Đại Từ Điển

(桑芳卡馬哈雅尼康) Sang Hyang Kamahàyànikan. Hán dịch: Đại thừa Thánh giáo. Tác phẩm của Phật giáo Java (Indonesie) đời xưa. Nội dung sách này nói về việc tu đạo và chứng quả của hành giả Du già Mật giáo. Toàn sách gồm có phần kệ tựa bằng tiếng Phạm và phần chính văn bằng tiếng Java xưa. Phần kệ tựa gồm 42 bài tụng khuyên người tu hành trụ ở nơi líthú của hạnh Đại thừa diệu đạo chân ngôn của chư Phật 3 đời, giữ gìn Tam muội da, được sự gia bị của Kim cương tát đóa, biết rõ các pháp không tự tính, vốn trong sạch, mở bày lí thú của chân ngôn cho thế gian, tự trì Kim cương ấn khế…, tôn kính A xà lê cũng như tôn kính chư Phật, phải cầu đạt đến quả vị Phật… Phần chính văn sử dụng thể vấn đáp, vốn không chia chương tiết, nhưng người đời sau chia làm 4 chương: 1. Chương thứ nhất: Nói sơ qua các qui định về chỗ ở và các thứ cần dùng mà người tu hành phải chuẩn bị trước khi vào hạnh Ba la mật. 2. Chương thứ hai: Nói rõ về 10 Ba la mật, tức là 6 pháp Ba la mật và 4 pháp từ, bi, hỉ, xả. 3. Chương thứ ba: Nói tỉ mỉ về hạnh Du già mà hành giả phải luyện tập sau khi đã thành tựu đầy đủ các Ba la mật, đồng thời, dựa trên nền tảng của định Bất nhị để rèn luyện hơi thở, cho đến nêu ra các giải thuyết bí mật, giải thích về văn tự âm thanh, trong đó, thỉnh thoảng có trích dẫn thuyết của ngài Trần na. 4. Chương thứ tư: Cách sắp xếp rất lộn xộn, mục đích nhằm thuyết minh ý nghĩa bí mật của các Bồ tát và của chư Phật ở trong định mà hành giảDugià cần phải đạt đến. [X. Hinduism and Buddhism vol. III by Ch. Eliot; Buddhism in Java (Peace, 1934) by Arthur Fitz].