tạng luận

Phật Quang Đại Từ Điển

(藏論) Pàli: Peỉakopadesa. Tác phẩm, do ngài Ma ha ca chiên diên (Pàli:Mahàkaccàyana) soạn. Luận này lấy 16 phạm trù, 5 phương pháp và 18câucăn bản làm trung tâm để giải thích những điều nói trong Tam tạng Pàli (đặc biệt là Kinh tạng). Toàn sách được chia làm 8 chương: Chương 1: Nói về Thánh đế. Chương 2: Dạy phát thú, chia nội dung các kinh điển thành 15 loại. Chương 3: Nói về hữu tình. Chương 4: Phân biệt kinh điển. Chương 5: Phân biệt và giải thích 16 phạm trù: Thuyết thị, giản trạch, ứng lí, túc xứ, đặc tướng, tứ nghiêm, dẫn chuyển, phân biệt, hồi chuyển, dị ngữ, thi thiết, thâmnhập, thanh tịnh, quan thuyết, duyên cụ và đề cử. Chương 6: Kinh nghĩa tập. Chương 7: Phạm trù thích dụng. Chương 8: Phân biệt kinh, dùng 5 phương pháp là: Hoan hỉ dẫn chuyển, tích đả cốc, sư tử du hí, tứ phương thiếu vọng và câu sách. Còn 18 câu căn bản là: Vô minh, khát ái, tham, sân, si, tịnhtưởng, lạc tưởng, thường tưởng, ngã tưởng (trên đây là 9 căn bản bất thiện), chỉ, quán, vô tham, vô sân, vô si, bất tịnh tưởng, khổ tưởng, vô thường tưởng và vô ngã tưởng (trên đây là 9 căn bản thiện). Tại các nước Phật giáo thuộc hệ thống Nam truyền như Tích lan, Thái lan…, bộ luận này chưa được thu vào Tam tạngPàli, nhưng ở Miến điện thì luận này và Đạo luận được thu vào Tiểu bộ kinh (Pàli: Khuddhaka-nikàya) trong tạng Pàli. Luận này có bản chép tay bằng tiếng Miến điện của Arabinda Barua và bản chữ La mã (Pàli Text Society, 1949) được xuất bản. [X.Peỉakopadesce, Introduction by A. Barua; Vimuttimagga and Visuddhimgga, Introduction by P.V Bapat; A History of Pàli Literature, Vol. II by B.C. Law].