tam pháp ấn

Phật Quang Đại Từ Điển

(三法印) Ba pháp môn tiêu biểu đặc biệt của Phật giáo. Tức là 3 pháp nghĩa căn bản của Phật giáo: Các hành vô thường, các pháp vô ngã và Niết bàn tịch tĩnh. Ba thứ nghĩa lí này được dùng để ấn chứng xem các pháp nghĩa giảng nói có chính xác hay không, nên gọi là Tam pháp ấn. Các kinh điển Tiểu thừa nếu được ấn định bởi Tam pháp ấn vô thường, vô ngã, niết bàn thì đó chính là do đức Phật nói, nếu không thì do ma nói. Từ ngữ Tam pháp ấn này không thấy trong kinh điển thuộc hệ thốngPàli, còn trong kinh Tạp a hàm Hán dịch quyển 10 thì có thuyết giống với Tam pháp ấn. Đó là: 1. Các hành vô thường (Phạm: Anitỳa# sarva-saôskàrà#), cũng gọi Nhất thiết hành vô thường ấn, Nhất thiết hữu vi pháp vô thường ấn, gọi tắt: Vô thường ấn: Tất cả các pháp hữu vi ở thế gian đều là vô thường, vì chúng sinh không rõ biết, cho nên đối với vô thường lại chấp thường, bởi vậy Phật nói vô thường để phá cái chấp thường của chúng sinh. 2. Các pháp vô ngã (Phạm: Niràtmàna# sarva-dharmà#), cũng gọi Nhất thiết pháp vô ngã ấn, gọi tắt: Vô ngã ấn: Tất cả các pháp hữu vi vô vi trong thế gian đều là vô ngã, vì chúng sinh không rõ biết, cho nên đối với hết thảy pháp cưỡng lập chủ tể, bởi vậy Phật nói vô ngã để phá cái chấp ngã của chúng sinh. 3. Niết bàn tịch tĩnh (Phạm:Zantaô nirvàịaô), cũng gọi Niết bàn tịch diệt ấn, Tịch diệt niết bàn ấn, gọi tắt: Niết bàn ấn: Hết thảy chúng sinh không biết cái khổ sinh tử, nên khởi hoặc tạo nghiệp, trôi lăn trong 3 cõi, bởi thế Phật nói pháp Niết bàn để ra khỏi khổ sinh tử, được Niết bàn tịch diệt. Trên đây các hành vô thường nói về hữu vi, Niết bàn tịch tĩnh nói về vô vi, còn các pháp vô ngã thì nói chung cả hữu vi và vô vi. Tam pháp ấnnếu thêm vào Nhất thiết hành khổ nữa thì gọi là Tứ pháp ấn, Tứ pháp bản mạt, Tứ ưu đàn na. Ngoài ra, nếu lại thêm Nhất thiết pháp không(tất cả mọi hiện tượng đều hư dối không thật) thì là Ngũ pháp ấn. [X. kinh Bồ tát địa trì Q.8; Hữu bộ mục đắc ca Q.6; luận Đại trí độ Q.32; luận Đại tì bà sa Q.9; Câu xá luận quang kí Q.1].