tam nghiệp

Phật Quang Đại Từ Điển

(三業) Phạm: Trìịi-karmàịi. I. Tam Nghiệp. Ba nghiệp thân, khẩu, ý. 1. Thân nghiệp: Chỉ cho nghiệp tạo tác và không tạo tác của thân, có thiện có ác khác nhau; nếu làm các việc như giết hại, trộm cướp, tà dâm… là Thân ác nghiệp; nếu không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm… là Thân thiện nghiệp. 2. Khẩu nghiệp(cũng gọi Ngữ nghiệp): Chỉ cho nghiệp tạo tác và không tạo tác của miệng, có thiện, có ác, nếu nói dối, nói lời ly gián, nói ác, nói thêu dệt… là khẩu ác nghiệp; nếu không nói dối, không nói 2 lưỡi, không nói ác, không nói đơm đặt thì là Khẩu thiện nghiệp. 3. Ý nghiệp: Chỉ cho nghiệp do ý thức dấy lên, có thiện có ác, nếu tham muốn, sân hận, tà kiến là Ý ác nghiệp; nếu không tham, không sân, không tà kiến… thì là Ý thiện nghiệp. Ngoài ra còn có 3 nghiệp thân, khẩu, ý vô kí, tức là các nghiệp không phải thiện không phải ác, không có năng lực chiêu cảm quả báo. [X. kinh Biệt dịch tạp a hàm Q.5; luận Đại tì bà sa Q.113; luận Tập dị môn túc Q.6; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.3 phần cuối]. (xt. Nghiệp Đạo). II. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 tính thiện, ác và vô kí: 1. Thiện nghiệp (Phạm: Kuzalakarma): Nghiệp lấy vô tham, vô sân, vô si làm nhân duyên. 2. Ác nghiệp(Phạm:Akuzala-karma), cũng gọi Bất thiện nghiệp: Chỉ cho nghiệp lấy tham, sân, si làm nhân duyên. 3. Vô kí nghiệp (Phạm: Avỳakftakarma): Nghiệp chẳng lấy vô tham, vô sân, vô si làm nhân duyên, cũng chẳng lấy tham, sân, si làm nhân duyên. [X. luận Câu xá Q.15; luận Du già sư địa Q.9; luận Phẩm loại túc Q.5; luận Phát trí Q.11]. (xt. Tam Tính). III. Tam Nghiệp. Cũng gọi Tam thụ nghiệp, Tam thụ báo nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 thứ cảm thụ khổ, lạc, xả, đó là: 1. Thuận lạc thụ nghiệp (Phạm: Sukha-vedanìya-karma), cũng gọi Lạc báo nghiệp: Chỉ cho phúc nghiệp và thiện nghiệp cảm nhận theo Đệ tam tĩnh lự. 2. Thuận khổ thụ nghiệp (Phạm: Du#kha-vedanìya-karma), cũng gọi Khổ báo nghiệp: Chỉ cho phi phúc nghiệp. 3. Thuận bất khổ bất lạc thụ nghiệp (Phạm: Adu#khàsakha-vedanìyakarma), cũng gọi Bất khổ bất lạc báo nghiệp: Chỉ cho nghiệp Dị thục có năng lực chiêu cảm thức A lại da ở tất cả mọi nơi và nghiệp thiện của Đệ tứ tĩnh lự trở lên.[X. luận Câu xá Q.15, luận Du già sư địa Q.9; luận Phẩm loại túc Q.5]. IV. Tam Nghiệp. Cũng gọi Tam thời nghiệp, Tam báo nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo quả báo 3 đời hiện tại(hiện), đời kế(thứ) hoặc nhiều đời sau(hậu). 1. Thuận hiện pháp thụ nghiệp (Phạm: Dfwỉa-dharam-vedanìyakarma): Nghiệp được tạo ra ở đời này và thành thục ngay ở đời này. Tức gây nhân ở hiện tại và chịu quả báo ngay trong hiện tại.2. Thuận thứ sinh thụ nghiệp (Phạm: Upapadya-vedanìya-karma): Nghiệp tạo ở đời này đến đời thứ 2 mới thành thục. Tức là đời này gieo nhân sang đời kế tiếp mới chịu quả báo. 3. Thuận hậu thứ thụ nghiệp (Phạm: Apara-paryàya-vedanìya-karma): Nghiệp tạo ở đời này đến đời thứ 3 hoặc nhiều đời sau nữa mới thành thục. Tức gây nhân ở đời hiện tại đến đời thứ 3 hoặc nhiều đời sau mới chịu quả báo. V. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo cảnh giới trên dưới và cảm quả đáng ưa, không đáng ưa khác nhau. Đó là: 1. Phúc nghiệp (Phạm: Puịyakarma): Nghiệp chiêu cảm quả thiện cõi Dục; nghiệp này có công năng mang lại quả đáng ưa, có ích cho hữu tình. 2. Phi phúc nghiệp (Phạm: Apuịyakarma), cũng gọi Tội nghiệp: Nghiệp chiêu cảm quả ác ở cõi Dục; nghiệp này có công năng mang lại quả không đáng ưa, gây tổn hại cho hữu tình. 3. Bất động nghiệp (Phạm:Aniĩjyakarma): Nghiệp chiêu cảm quả thiện ở cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nghiệp ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, nhờ sức định nên nghiệp Sơ thiền chắc chắn cảm quả Sơ thiền, nghiệp Nhị thiền nhất định cảm quả Nhị thiền, nghiệp và quả này đều không biến động, vì thế gọi là Bất động; trái lại, nghiệp cõi Dục thì thường bị các duyên khác làm cho biến động, cho nên gọi là Động nghiệp. [X. kinh Chính pháp niệm xứ Q.55; luận Câu xá Q.15; luận Thuận chính lí Q.40]. VI. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo Thí, Giới, Tu là: -Thí loại phúc nghiệp sự (Phạm:Dànamaya-puịya-kriỳa-vastùni). -Giới loại phúc nghiệp sự (Phạm:Zìlamaya-puịya-kriỳa-vastùni). -Tu loại phúc nghiệp sự (Phạm: Bhàvanà-maya-puịya-kriỳa-vastùni). Cũng gọi Tam phúc nghiệp sự (Phạm: Trìịi puịya-kriỳa-vastùni), Tam loại phúc nghiệp sự, Tam tính phúc nghiệp sự. Gọi tắt: Tam phúc nghiệp. Luận Du già sư địa quyển 9 (Đại 30, 319 hạ) nói: Thí tính nghiệp(Thí loại phúc nghiệp sự) có 4 nghĩa: Nhân duyên, Đẳng khởi, Y xứ và Tự tính. Nhân duyên nghĩa là vô tham, vô sân, vô si làm nhân duyên; Đẳng khởi nghĩa là cùng thực hành vô tham, vô sân, vô si, xả bỏ vật sở thí, khởi nghiệp thân ngữ ý. Y xứ nghĩa là lấy vật để bố thí và người nhận làm chỗ nương; Tự tính nghĩa là Tâm sở Tư khởi nghiệp thân và ngữ thường xả bỏ vật sở thí. Đó là nói về Thí là tính nghiệp. Còn về Giới tính nghiệp(Giới loại phúc nghiệp sự)và Tu tính nghiệp(Tu loại phúc nghiệp sự) thì cũng giống như thế, cứ suy nghĩa này thì biết. Trong đó, nghĩa nhân duyên và đẳng khời của Giới tính nghiệp giống như trên; còn Tự tính là thuộc về luật nghi của thân và ngữ nghiệp. Y xứ là số hữu tình và phi hữu tình. Nghĩa nhân duyên của Tu tình nghiệp là nhân duyên Tam ma địa, tức vô tham, vô sân, vô si. Đẳng khởi là định phát khởi cùng lúc với Tư; Tự tính là Tam ma địa; Y xứ là cõi hữu tình không có khổ, lạc trong khắp 10 phương. [X. kinh Ngưu phẩn dụ trong Trung a hàm Q.11; kinh Tăng nhất a hàm Q.12; kinh Đại bát nhã Ba la mật đa Q.3]. VII. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo luật nghi, bất luật nghi và phi luật nghi phi bất luật nghi là: Luật nghi sở nhiếp nghiệp, Bất luật nghi sở nhiếp nghiệp và Phi luật nghi phi bất luật nghi sở nhiếp nghiệp. 1. Luật nghi sở nhiếp nghiệp (cũng gọi Luật nghi nghiệp), có 3 thứ: Biệt giải thoát luật nghi sở nhiếp chi nghiệp, Tĩnh lự đẳng chí quả đoạn luật nghi sở nhiếp chi nghiệp và Vô lậu luật nghi sở nhiếp chi nghiệp. 2. Bất luật nghi sở nhiếp nghiệp(cũng gọi Bất luật nghi nghiệp). Luận Du già sư địa quyển 9 liệt kê 12 thứ Bất luật nghi sở nhiếp nghiệp là: Giết dê, bán gà, bán lợn, bắt chim, bẫy thỏ, trộm cắp, đồ tể, giữ ngục, dèm pha, cai ngục, bắt voi, dùng chú thuật hại rồng. 3. Phi luật nghi phi bất luật nghi sở nhiếp nghiệp(cũng gọi Phi luật nghi phi bất luật nghi nghiệp). Trừ Luật nghi nghiệp và Bất luật nghi nghiệp nói trên, tất cả thiện nghiệp, bất thiện nghiệp và vô kí nghiệp còn lại đều thuộc Phi luật nghi phi bất luật nghi sở nhiếp nghiệp.[X. luận Phát trí .12; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.8]. (xt. Phi Luật Nghi Phi Bất Luật Nghi). VIII. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 đời: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai. 1. Quá khứ nghiệp: Nghiệp trụ ở vị tập khí, hoặc đã thành quả, hoặc chưa thành quả. 2. Vị lai nghiệp: Nghiệp chưa sinh chưa diệt.3. Hiện tại nghiệp: Nghiệp đã tạo tác đã tư duy nhưng chưa diệt. [X. luận Phát trí Q.11; luận Câu xá Q.17; luận Du già sư địa Q.9]. IX. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo sự trói buộc trong 3 cõi là: Dục giới hệ nghiệp, Sắc giới hệ nghiệp và Vô sắc giới hệ nghiệp. 1. Dục giới hệ nghiệp: Nghiệp có năng lực chiêu cảm Dị thục trong cõi Dục mà rơi vào cõi Dục. 2. Sắc giới hệ nghiệp: Nghiệp có năng lực chiêu cảm Dị thục ở cõi Sắc mà rơi vào Sắc giới. 3. Vô sắc giới hệ nghiệp: Nghiệp có năng lực chiêu cảm Dị thục ở cõi Vô sắc mà rơi vào Vô sắc giới. [X. luận Phát trí Q.11; luận Du già sư địa Q.9, luận Đại tì bà sa Q.115]. X. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 bậc Học, Vô học, Phi học phi vô học là: Học nghiệp, Vô học nghiệp và Phi học phi vô học nghiệp. 1. Học nghiệp (Phạm:Zaiksa-karma): Tất cả thiện nghiệp trong sự tương tục của bậc Hữu học thuộc hàng dị sinh và phi dị sinh.2. Vô học nghiệp (Phạm: Azaikwakarma): Tất cả thiện nghiệp trong sự tương tục thuộc bậc Vô học. 3. Phi học phi vô học nghiệp (Phạm: Naivazaikwa-nàzaikwa-karma): Trừ 2 thứ thiện nghiệp nói trên, tất cả thiện nghiệp, bất thiện nghiệp và vô kí nghiệp trong sự tương tục khác đều thuộc về Phi học phi vô học nghiệp. XI. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo đoạn và phi đoạn là: Kiến sở đoạn nghiệp, Tu sở đoạn nghiệp và Vô đoạn nghiệp. 1. Kiến sở đoạn nghiệp (Phạm: Darzana-heya-karma): Nghiệp bất thiện chiêu cảm ác thú. 2. Tu sở đoạn nghiệp (Phạm:Bhàvanàheya-karma): Các nghiệp thiện, bất thiện, vô kí… chiêu cảm thiện thú. 3. Vô đoạn nghiệp (Phạm: Aheyakarma): Các nghiệp vô lậu thế gian và xuất thế gian. [X. luận Du già sư địa Q.9; luận Phẩm loại túc Q.5; luận Đại tì bà sa Q.115]. XII. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia theo sự nhiễm ô của 3 nghiệp thân, khẩu, ý là: Khúc nghiệp, Uế nghiệp và Trược nghiệp. 1. Khúc nghiệp: Ba nghiệp thân, ngữ, ý nương vào sự dua nịnh mà sinh. 2. Uế nghiệp: Ba nghiệp thân, ngữ, ý nương vào sân hận mà sinh. 3. Trược nghiệp: Ba nghiệp thân, ngữ, ý nương vào tham lam mà sinh. [X. luận Câu xá Q.15; luận Phát trí Q.11; luận Đại tì bà sa Q.117; Đại thừa nghĩa chương Q.7]. XIII. Tam Nghiệp. Dựa theo ba thứ Ưng tác, Bất ưng tác và Phi ưng tác phi bất ưng tác khác nhau mà chia nghiệp làm 3 loại là: -Ưng tác nghiệp (Phạm: Yoga-vihitakarma). -Bất ưng tác nghiệp (Phạm: Ayogavihita-karma). -Phi ưng tác phi bất ưng tác nghiệp (Phạm: Nayoga-vihita-nàyoga-vihitakarma). Luận Câu xá quyển 17 (Đại 29, 92 thượng) nói: Có thuyết cho rằng nghiệp ô nhiễm được gọi là Bất ưng tác, vì nó từ sự tác ý phi lí mà sinh ra. Có các Luận sư khác lại chủ trương các nghiệp thân ngữ ý làm bại hoại pháp tắc cũng là Bất ưng tác, nghĩa là tất cả càc việc nên đi như thế, nên đứng như thế, nên nói như thế, nên mặc áo như thế, nên ăn uống như thế…, nếu không như thế thì gọi là Bất ưng tác. Những việc không hợp với lễ nghi thế tục, trái với thế tục, gọi là Ưng tác nghiệp. Có thuyết cho rằng thiện nghiệp gọi là Ưng tác, vì nó từ sự tác ý hợp lí mà sinh ra. Các Luận sư khác cho rằng các nghiệp thân ngữ ý hợp với quĩ tắc cũng gọi là Ưng tác. Đây là thuyết thứ 3, đều trái với 2 chủ trương trước, tùy theo chỗ nên làm mà 2 thuyết khác nhau. [X. luận Thuận chính lí Q.43]. XIV. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp theo 3 cảm thụ hỉ(mừng), ưu (lo), xả(không mừng không lo) mà được phân loại là: -Thuận hỉ thụ nghiệp (Phạm: Saumanasya-vedanìya-karma). -Thuận ưu thụ nghiệp (Phạm: Daurmanasya-vedanìya-karma). -Thuận xả thụ nghiệp (Phạm:Upekwàvedanìya-karma). [X. luận Câu xá Q.3; Câu xá luận quang kí Q.3].