tam huyền tam yếu

Phật Quang Đại Từ Điển

(三玄三要) Tiếng dùng trongThiền lâm. Phương pháp tiếp dẫn người học của Thiền sư Lâm tế Nghĩa huyền. Tam huyền là: 1. Thể trung huyền: Chỉ cho câu nói hoàn toàn không trau chuốt văn hoa, chỉ y cứ vào chân tướng là đạo lí của mọi sự vật mà biểu hiện. 2. Cú trung huyền: Chỉ cho lời nói chân thực, không hề liên quan đến tình thức phân biệt, tức không câu nê vào ngôn ngữ mà chỉ nhằm tỏ ngộ ý nghĩa sâu kín của lời nói. 3. Huyền trung huyền (cũng gọi Dụng trung huyền): Chỉ cho câu nói sâu xa mầu nhiệm, xa lìa tất cả lí luận tương đãi và sự trói buộc củangữ cú… Trong 3 huyền môn, mỗi huyền môn lại có 3 yếu tố quan trọng gọi là Tam yếu. Theo Thiền sư Phần dương Thiện chiêu thì Tam yếu là: 1. Yếu thứ nhất: Trong lời nói không có phân biệt tạo tác. 2. Yếu thứ hai: Nghìn Thánh vào thẳng nghĩa sâu xa mầu nhiệm. 3. Yếu thứ ba: Dứt bặt nói năng. [X. bài tựa trong Lâm tế Nghĩa huyền thiền sư ngữ lục; Ngũ gia huyền chỉ toản yếu Q.thượng; Thiền học đích hoàng kim thời đại (Ngô kinh hùng); Nhân thiên nhãn mục Q.1]. (xt. Lâm Tế Tam Cú).