tam giai giáo

Phật Quang Đại Từ Điển

(三階教) Cũng gọi Đệ tam giai tông, Tam giai tông, Phổ pháp tông. Tông phái Phật giáo Trung quốc do ngài Tín hành (540-594) sáng lập vào đời Tùy đến đời Trung đường thì bị cấm lưu hành. Ngài Tín hành tự xưng là Nhất thừa bồ tát, đề xướng Phật giáo giai đoạn thứ 3, bỏ giới Cụ túc, chủ trương khổ hạnh nhẫn nhục, làm các việc nặng nhọc, ngày ăn 1 bữa, và sống bằng cách khất thực. Phản đối việc sùng bái ngẫu tượng mà chỉ lễ bái tháp. Sư cho rằng tất cả chúng sinh đều là chân Phật, cho nên trên đường đi gặp bất cứ ai đều lễ lạy. Về phương diện kinh tế, vào năm Khai hoàng thứ 3 (583) đời vua Văn đế nhà Tùy, sư thiết lập chế độ 16 thứ Vô tận tạng hạnh, khuyến hóa tín đồ thí xả tiền tài, lương thực và do các chùa cất giữ, sau đó đem bố thí hoặc cho các tín đồ nghèo túng vay mượn, hoặc dùng vào việc sửa chữa chùa tháp, kinh tạng… Năm Khai hoàng thứ 9 (589) quan Thượng thư Tả bộc xạ là Cao dĩnh thỉnh ngài Tín hành vào ở chùa Chân tịch (chùa Hóa độ) tại Trường an để hoằng pháp, ở đây sư lại sáng lập các chùa Quang minh, Từ môn, Tuệ nhật, Hoằng thiện… Đến tháng giêng năm Khai hoàng 14 (594) sư thị tịch. Đệ tử có các vị: Tuệ định, Đạo tiến, Vương thiện hạnh, Vương thiện tính… Sư có các tác phẩm: Tam Giai Phật pháp, Đối căn khởi hành pháp… gồm 35 bộ, 44 quyển. Năm Khai hoàng 20 (600), hệ phái này bị coi là dị đoan và bị vua ban sắc lệnh cấm lưu hành, nhưng đồ chúng vẫn duy trì. Vào năm Chứng thánh thứ 2 (696), Vũ tắc thiên nhà Đường ban sắc cấm chỉ các hành pháp khác ngoài việc khất thực, trường trai, giải giới, tọa thiền. Năm Khai nguyên 13(725), vua Huyền tông lại ra lệnh phá bỏ các viện Tam giai do tín đồ Tam giai xây dựng trong khuôn viên các chùa để ngăn cách chùa, buộc chúng tăng ở chung với nhau và cấm chỉ giáo đồ Tam giai ở riêng 1 chỗ. Lại cứ theo Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục quyển 10 thì vào tháng 4 năm Trinh nguyên 16 (800) đời vua Đức tông nhà Đường, sách vở tông Tam giai được đưa vào Đại tạng kinh, nhưng về sau, lại bị loại trừ ra khỏi Đại tạng, đến đời Tống thì mất hẳn không nghe nói đến nữa. Mãi đến thời cận đại, khi những di vật văn hóa được phát hiện tại Đôn hoàng thì 2 ông A. Stein (người Anh) và P. Pelliot (người Pháp) mới lần lượt tìm được 1 số kinh sách của Tam giai giáo trong hang đá Đôn hoàng, từ đó, việc nghiên cứu về Phật pháp Tam giai mới dần dần được giới học giả xem trọng. Tông này căn cứ vào những yếu tố Thời(thời đại), Xứ(xứ sở) và Cơ(con người) mà chia Phật pháp ra làm 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn thứ nhất: Thời là thời đại Chính pháp, Xứ là nước Phật, Cơ là Phật, Bồ tát. Giáo pháp thụ trì trong giai đoạn này là Phật pháp Nhất thừa của Đại thừa.2. Giai đoạn thứ hai: Thời là thời đại Tượng pháp. Xứ là thế giới 5 trược ác, Cơ là phàm thánh lẫn lộn, giáo pháp lưu hành trong giai đoạn này là Tam thừa (gồm cả Đại thừa và Tiểu thừa). 3. Giai đoạn thứ ba: Thời là thời Mạt pháp, Xứ cũng là thế giới 5 trược ác, Cơ thì đều là tà giải tà hành(hiểu sai làm sai).Ngài Tín hành cho rằng thời đại của ngài lúc bấy giờ đã là giai đoạn thứ 3, chỉ toàn là những người không giữ giới, mất chính kiến mà thôi, nếu nương theo các pháp khác như Nhất thừa của giai đoạn thứ nhất, Tam thừa của giai đoạn thứ hai mà tu hành thì thực rất khó khăn cho nên phải nương vào Phổ pháp của giai đoạn thứ ba mà qui y tất cả Tam bảo, đoạn trừ tất cả điều ác, tu trì tất cả đều thiện thì Khai nguyên thích giáo lục Q.18; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; luận Thích tịnh độ quần nghi Q.4; Tam giai giáo nghi nghiên mới dễ thành tựu. Đó chính là chủ trương căn bản của tông Tam giai. X. Tam giai Phật pháp mật kí Q.thượng; cứu (Thỉ xuy Khánh huy)].