tam điều triện hạ thất xích đan tiền

Phật Quang Đại Từ Điển

(三條椽下七尺單前) Phạm:Trìịi sucaritàni. Pàli: Tìịi sucaritàni. Cũng gọi Tam thanh tịnh. Đối lại: Tam ác hạnh. Chỉ cho diệu hạnh của thân, ngữ và ý, đó là: 1. Thân diệu hạnh (Phạm: Kàyasucarita): Chỉ cho tất cả thân nghiệp thiện như gia hạnh, căn bản, hậu đắc… 2. Ngữ diệu hạnh (Phạm: Vàksucarita): Cũng là tất cả ngữ nghiệp thiện gia hạnh, căn bản, hậu đắc… 3. Ý diệu hạnh (Phạm: Mana#- sucarita): Chỉ cho tất cả sự suy nghĩ lương thiện, cũng tức là 3 ý nghiệp không tham, không sân và chính kiến… Giữa Tam diệu hạnh và Thiện nghiệp đạo có sự khác nhau, tức là Nghiệp đạo chỉ dùng căn bản của thô phẩm làm tính, không bao gồm các cái thiện khác; còn Diệu hạnh thì hàm nhiếp tất cả thiện. Thuyết nhất thiết hữu bộ cho rằng Ý nghiệp lấy Tư (suy nghĩ) làm thể, chủ trương Tư và Vô tham đều có thể riêng biệt, vì thế lập vô tham, vô sân, chính kiến của Ý nghiệp và Phi nghiệp làm Ý diệu hạnh. Kinh lượng bộ cho rằng vô tham… lìa Tư ra thì không có thể riêng biệt, cho nên vô tham… chính là Ý nghiệp, vì thế, ngoài Ý nghiệp ra, Kinh lượng bộ không lập vô tham… làm Ý diệu hạnh. Ngoài ra, luận Đại tì bà sa quyển 17 cho rằng các thân diệu hạnh tức là thân thanh tịnh, các ngữ diệu hạnh tức là ngữ thanh tịnh, các ý diệu hạnh tức là ý thanh tịnh, cho nên gọi Tam diệu hạnh là Tam thanh tịnh. [X. kinh Tạp a hàm Q.11; luận Tập dị môn túc Q.3; luận Đại tì bà sa Q.112; luận A tì đạt ma thuận chính lí Q.41].