tam căn

Phật Quang Đại Từ Điển

(三根) I. Tam Căn. Cũng gọi Tam bối. Căn tính của chúng sinh có 3 bậc thượng, trung, hạ gọi là Tam căn. Cứ theo phẩm Dược thảo dụ trong kinh Ba vị Ca diếp qui y đức Phật (bức khắc nổi ở tháp Sơn kì)Pháp hoa quyển 3, giống như cây cỏ um tùm trong rừng, có loại gốc nhỏ thân nhỏ cành nhỏ lá nhỏ, có loại gốc vừa thân vừa cành vừa lá vừa, có loại gốc lớn thân lớn cành lớn lá lớn; bậc thượng, trung, hạ tùy cây lớn nhỏ mà sức hấp thu khác nhau. Chúng sinh cũng thế, người thượng căn (lợi căn) căn tính lanh lẹ, bén nhạy, trí hiểu biết phát sinh nhanh chóng, có năng lực chịu đựng đối với việc khó làm và có khả năng chứng diệu quả; kế đến là người trung căn, còn người hạ căn (độn căn) là yếu kém nhất. Ma ha chỉ quán quyển 6, hạ (Đại 46, 79 trung) nói: Người hạ căn dứt hết hoặc (phiền não) mới ra khỏi Giả, trong kinh Pháp hoa, Phật phá tâm chấp trước Niết bàn của hạng người này, khuyến khích họ phát tâm Vô thượng đạo, khởi tuệ phương tiện (…) Người trung căn sau khi đoạn Kiến hoặc thì sinh tử rút ngắn dần, Tư hoặc tự nhiên đoạn. (…) Người thượng căn thì tâm chớm sinh trí tuệ liền thấu suốt Kiến hoặc và Tư hoặc tức không. [X. luận Đại trí độ Q.54; Pháp hoa huyền luận Q.9; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.6, phần 3; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.hạ]. II. Tam Căn. Gọi đủ: Tam bất thiện căn. Chỉ cho 3 phiền não tham, sân và si. (xt. Tam Bất Thiện Căn). III. Tam Căn. Gọi đủ: Tam vô lậu căn. Tức chỉ cho Vị tri đương tri căn, Dĩ tri căn và Cụ tri căn trong 22 căn. (xt. Tam Vô Lậu Căn).