tâm ấn

Phật Quang Đại Từ Điển

(心印) I. Tâm ấn. Cũng gọi Phật tâm ấn. Thiền tông chủ trương ngôn ngữ văn tự không thể biểu đạt được pháp tự nội chứng của Phật, tức gọi là Phật tâm. Chân lí do đức Phật chứng ngộ như dấu ấn của thế gian quyết định không thay đổi, nên gọi Tâm ấn. Không nương vào văn tự liền thấy được bản tính của mình, gọi là Truyền tâm ấn. [X. Hoàng bá truyền tâm pháp yếu Q.thượng; Truyền pháp chính tông kí Q.2; Tổ đình sự uyển Q.8]. II. Tâm Ấn. Mật giáo lấy pháp của kinh Đại nhật làm tâm ấn. Tâm là tinh yếu, ấn là quyết định. Tức thực hiện tất cả tác dụng của tâm Phật trên tự thân, hoặc chỉ cho tất cả hoạt động của tâm Phật. III. Tâm Ấn. Chỉ cho tâm ấn của Thánh quán âm.