Quán Thế âm Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Tchenrezig (T), Guan Shr Yin (C), Avalokiteshvara (S), Avalokitecvara (S), Avaloki-teśvara (S), Chenrezi (T), Chenresi (T), Kwan Seum Bosal (K), Great Compassionate One, Mahākaruna (S); Kouan Yin (C); Kouan-non (J); Lokecvara (S), Avalokitesvara (S); Guan Yin, Guan Shr Yin (C), Byakue-Kannon (J), Kwan Um (K), Quán Tự Tại, Từ tâm bất sát, Quán Tự Tại Bồ tát, Quan Âm, Quán thế Âm, Quan Thế Kwan Seum Bosal (K) Âm; A na bà lâu cát để du, A lê gia bà lâu cát, A phạ lư tích để thấp phạt la, A bà lư cát dế xá bà la, A phạ lư tích đế thấp phạt la1- Quán Thế Âm Phật: Kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 6, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật Thích Ca rằng:”Thế tôn,! Tôi nhớ lại thuở xưa, cách nay hằng hà sa số kiếp có một đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Tối đối trước đức Phật ấy, phát Bồ đề tâm, Ngài dạy cho tôi ba phép: Văn, Tu, Tư mà vào cảnh Tam ma địa…” 2- Quán Thế Âm Bồ Tát: Có 32 hoá thân khác. Trong Kinh Bát nhã Ba la mật thì Ngài hiện thân là Quán Tự tại Bồ tát, ở Mật giáo thì hiện thân là Đức Phật mẫu Chuẩn đề thiên thủ thiên nhãn, có khi hiện thân là Quán thế âm tứ thủ, Mã đầu Quán thế âm để trừ tà ma,… Là một trong ba vị Phật quan trọng của tông Tịnh độ. Phật Quán thế âm được giới thiệu vào Trung quốc ở thế kỷ thứ 5, đầu tiên là hình tượng Bồ tát ngàn tay ngàn mắt, sau là Phật mẫu. Có rất nhiều huyền thoại về xuất xứ của Phật mẫu. Đền thờ Phật mẫu được xây dựng khắp nơi ở Trung quốc cũng như những nơi khác tại Châu á. Tại Tây tạng Phật Quan thế âm cón gọi là Phật Tara. Chenrezi là một hình tượng khác của Phật Quán thế âm ở Tây tạng. Ngài có đồng một từ tâm với Như Lai cho nên Ngài ứng hiện 32 thân vào các quốc độ khác nhau mà độ thoát chúng sanh, cùnh với 14 công đức thí vô úy để độ chúng sanh khỏi nạn tai.