Phật Thân

Từ Điển Đạo Uyển

佛身; C: fóshēn; J: busshin; S, P: buddhakāya; nghĩa là thân của Phật;
Sắc thân (thân vật chất của đức Phật). Do từ sự lưu tâm của Phật tử nên phát sinh lí thuyết về một “sắc thân Phật”. Phật Thích-ca Mâu-ni đưa ra quan niệm tin vào Pháp, rằng chính ngài cũng tịch diệt nhưng Pháp thì không thể nào hoại diệt, do vậy nên dạy rằng sau sự tịch diệt của ngài thì Pháp vẫn thường còn. Tuy nhiên, nhiều đệ tử vẫn giữ quan niệm về con người của Đức Phật, xem như chính thân của ngài là biểu hiện của Phật pháp. Do vậy, ngay cả khi Phật còn tại thế, sắc thân của ngài đã được xem là siêu việt. Vì điểm nầy nên, sau khi Phật nhập diệt, Pháp mà ngài đã giảng được xem như bất hoại, và được đưa ra như một đối lập với thân tự nhiên, và cũng từ đó mà phát sinh ra lí thuyết “hai thân”.