32px
Di Lan Đà

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt – Anh) :::: Tổ Đình Minh Đăng Quang

Milinda or Menander (skt)—Di Lan Đà là vị vua Ấn Độ gốc Hy Lạp. Những vùng đất do ông chiếm cứ và cai trị bao gồm Peshawar, Kabul, Punjab, Sindh, Kathiawar, và miền tây Uttar-Pradesh. Di Lan Đà là một học giả uyên bác và là một nhà lý luận sắc bén. Ông tinh thông nhiều ngành học thuật và có biệt tài tranh luận. Lúc đầu ông mang nặng những băn khoăn thắc mắc về giáo lý của Đức Phật. Ông rất buồn lòng vì không ai giải tỏa được cho ông, ông than thở: “Chao ôi, cả nước Ấn Độ là một sự trống không! Tất cả chỉ được tài khoác lác mà thôi. Chẳng một tu sĩ khổ hạnh hay một Bà La Môn nào có thể tranh luận với ta và giải tỏa những mối nghi ngờ của ta.” Một ngày kia, do một duyên may, ông gặp được một tu sĩ Phật giáo tên là Na Tiên đang trên đường đi khất thực, dáng vẻ trầm tĩnh và thanh thản của vị hiền nhân đã có một ảnh hưởng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trong lòng nhà vua. Ngày hôm sau, vua cùng một đoàn năm trăm người Yonaka đi đến tu viện Sankheya tại Sagal, là nơi cư ngụ của Na Tiên. Họ có một cuộc trò chuyện mà theo yêu cầu của nhà vua, sau đó sẽ được tiếp tục trong hoàng cung. Vị tu sĩ vốn chẳng phải tầm thường, đã nói với nhà vua rằng ông muốn cuộc thảo luận diễn ra theo kiểu tìm học chứ không phải theo kiểu vương giả. Nhà vua đồng ý và lần lượt nêu lên những khó khăn của mình ra với đạo sư, ông nầy giải đáp thỏa mãn tất cả. Nhưng về sau nầy khi những mối hoài nghi băn khoăn nầy được Hòa Thượng Nagasena giải tỏa, Milinda trở thành một đại thí chủ, một nhà bảo trợ lớn của đạo Phật, một ông vua Phật tử hết lòng truyền bá đạo Phật. Trong hai thế kỷ theo sau sự suy yếu của triều đại Mauryas , những kẻ xâm lăng ngươiø Hy Lạp đã nắm quyền bá chủ trên vùng tây bắc Ấn Độ và A Phú Hãn. Trong thời gian nầy có đến ba mươi vị vua nối tiếp nhau, trong đó chỉ có hoàng đế Di Lan Đà là người đã để lại một ấn tượng lâu dài trong lòng người dân Ấn Độ. Điều nầy rõ ràng là do ông đã gắn bó chặt chẽ với đạo Phật. Vua Di Lan Đà là một trong những nhân vật quan trọng trong cuốn Milindapanha với Những câu hỏi của Vua Di Lan Đà (Milanda). Đây là tác phẩm chính ngoài giáo điển của trường phái Theravada nói về những đối thoại của thầy Nagasena và vua Di Lan Đà (vua Hy lạp xâm lăng và chiếm cứ vùng Bắc Ấn vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch). Những câu hỏi của vua Di Lan Đà liên quan trực tiếp với những ý niệm căn bản trong Phật giáo về luân hồi, vô ngã, và luật nhân quả. Trong quyển Milindapanha, vua Di Lan Đà được mô tả là vị vua thuộc dòng dõi Yonakas tại vùng đất Yona. Các vùng đất Yona và Kamboja được người Ấn Độ biết đến vào thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch, như được xác nhận trong bài kinh Assalayana của Kinh Trung Bộ, nói rằng dân ở các vùng nầy chỉ có hai giai cấp xã hội là Arya và Dasa, thay vì bốn như ở Ấn Độ (see Tứ Giai Cấp Ấn Độ). Một điều mà ai cũng biết là sau cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Hoa Thị, thì vua A Dục đã gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các vùng đất xa xôi như Yona, Syria, và Macedonia. Cũng dưới vua A Dục, một vị Tỳ Kheo người Hy Lạp tên là Dhammarakkhita-Yona Dhammarakhita đã được cử đến xứ Aparantaka để thuyết giảng Chánh Pháp. Như vậy rõ ràng giáo lý của Đức Phật đã gợi mở tâm trí người Hy Lạp trước thời vua Di Lan Đà. Theo sách Na Tiên-Di Lan Đà Vấn Đáp, vua Di Lan Đà đã trao vương quyền lại cho con mình, từ bỏ mọi chuyện thế sự và từ trần như một tu sĩ. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì vua Di Lan Đà đã chứng quả A La Hán. Theo Plutarch, một sử gia Hy Lạp, vua Di Lan Đà qua đời trong một lều nhỏ. Đã có nhiều thành phố tranh chấp về việc giữ tro cốt của ông. Tuy nhiên, phần tro sau nầy được chia đều và mỗi thành phố đều dựng tượng đài kỷ niệm dành cho ông. Điều đáng nói là các đồng tiền của vua Di Lan Đà đều có in hình bánh xe Chánh Pháp (Dharmacakra). Đây là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn cho thấy nhà vua là một Phật tử sùng đạo. Chữ khắc Shinkot cho thấy rõ ràng rằng nhà vua đã có nhiều công lao trong việc truyền bá đạo Phật trong vùng giữa Hindukush và Sindh. Plutarch nói rằng trong khi trị vì, vua Di Lan Đà đã có ý thức công lý rất phân minh, nên được thần dân vô cùng yêu mến. Dù rằng quyền lực của ông tại Ấn Độ không còn nữa, những ký ức về vị vua công bằng sáng suốt nầy vẫn mãi mãi còn trong các trang sách của quyển Milnda-panha cũng như những đồng tiền mang dấu Pháp Luân của ông—Milinda, the Indo-Greek king. He dominated and ruled over the following areas: Peshawar, the upper Kabul valley, Punjab, Sindh, Kathiawar, and western Uttar-Pradesh. Milinda was a well-informed scholar and a keen debater. He was well versed in various branches of learning and expert in argument. He was first obsessed with doubts and dilemmas about the teachings of the Buddha, but was so disappointed because no one could be able to eliminate his doubts. He exclaimed: “Empty, alas, is all India. All Indiais but vain gossip. There is no ascetic or Brahmin who is capable of disputing with me and solving my doubts.” It was by a fortunate chance that one day he saw a Buddhist monk named Nagasena going on his begging round. The calm and serene personality of the sage had a silent but powerful influence on the king’s mind. Next day, in the company of five hundred Yonakas , he went to the Sankheya monastery at Segal where the monk was staying at that time. They had a conversation which, at the request of the king, was later resumed at the palace. The monk who was no ordinary teacher told the king that he was agreeable to a discussion only if it was held in the scholastic way and not in the royal way. The king paid homage to the teacher in a fitting manner and put his difficulties one by one before the sage who ably solved them all to the king’s entire satisfaction. But later when his doubts and misgivings had been removed by Most Venerable Nagasena, he became a great patron and supporter, a devout Buddhist ruler propagating the teachings of the Buddhist religion. During the two centuries that followed the decline of the power of the imperial Mauryas, the Greek invaders invaded over north western India and Afghanistan. Some thirty rulers flourished during this period, of whom only King Milinda has left a permanent impression on the Indian mind. This is evidently due to his association with Buddhism. King Milinda was one of the most important characters in the Pali book named Milindapanda, which includes questions of King Milanda. This is one of the most important noncanonical works of the Theravada school, dialogues between the Monk Nagasena and King Milinda (a Greek king who invaded and conquered northern India in the 1st century B.C.). King Milinda’s questions concern the basic teachings of Buddhism, especially the doctrines of rebirth, non-egoism, and the law of karma. King Milinda. In the Milindapanha, Milinda has been described as the king of the Yonakas from Yonas. The lands of the Yonas and Kambojas were known to Indians in the sixth century B.C. as is evidenced by the Assalayana suttanta of the Majjhima-nikaya which states that the people of these regions had only two social classes of Arya and Dasa instead of the four classes of Indian society. It is a well-known fact that after the third Buddhist Council held Pataliputra, Buddhist missionaries were sent by King Asoka to distant areas including Yona, Syria, and Macedonia. Also under the reign of king Asoka, a Greek Bhikshu named Dhammarakkhita-Yona Dhammarakkhita was sent to Aparantaka to preach the Dharma there. It is thus clear that the blessed teachings of the Buddha had begun to appeal to the Greek even before the time of king Milinda. According to the Milinda-panha, king Milinda died as a Buddhist monk, having retired from the world after handing over his kingdom to his son. King Milanda is also said to have attained to Arhatship which is the last stage of sanctification according to Theravada Buddhism. Plutarch, the Greek historian, says that Milinda’s death occurred in a camp and there was a dispute among several cities for the possession of his ashes, but later his ashes were divided and each city has its own memorial monument to worship him. It is also significant that the coins of Milinda bear the Buddhist wheel (Dharmacakra). This is an unmistakable sign that he was a devout Buddhist. The Shinkot inscription proves beyond a doubt that the Greek king helped in the propagation of Buddhism in the region between the Hindukush and Sindh. Plutarch says that as a ruler , Milinda had a keen sense of justice and was dearly loved by his people. Though the power he had established in India disappeared with his death, the memory of this just and wise Buddhist ruler will forever remain enshrined in the pages of the Milinda-panha as in his own coins bearing the Dharmacakra.