32px
Chân Ngôn Tông

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt – Anh) :::: Tổ Đình Minh Đăng Quang

Mantrayana (skt). (A) Nghĩa của Chân Ngôn Tông—The meanings of the True Word Sect: 1) Cũng gọi là Mật Tông, hay Du Già Tông, vì chuyên về những nghi thức và giáo thuyết bí mật: Also called Esoteric or Yogacara sects, characterized by mystic ritualism and speculative doctrines. 2) Tông Chân ngôn Đà La Ni là tông giáo bí áo của chư Phật, đặc biệt là Đức Đại Nhật Như Lai—The True Word or Shingon Sect, founded on the mystical teaching “of all Buddhas,” the “very words” of the Buddhas; the special authority being Vairocana. (B) Cương yếu Chân Ngôn—Preliminary of the Shingon School: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy: 1) Chân Ngôn là dịch nghĩa của chữ Phạn “Mantra,” có nghĩa là “Bí Mật giáo,” một giáo pháp không thể phát biểu bằng những ngôn ngữ thông thường. Giáo pháp đó, được nói bằng chính ngôn ngữ của Phật, phải được phân biệt với lý tưởng ẩn kín trong tâm Phật vốn không biểu lộ bằng lời. Chân Ngôn tông nhằm tìm hiểu chính Phật lý không biểu hiện thành ngôn ngữ đó. Một hình thức của Phật giáo dưới hình thức Mật Thừa (Mantrayana) dường như đã được thành hình tại Na Lan Đà (Nalanda) vào thời của Nghĩa Tịnh, vào thế kỷ thứ bảy say Tây Lịch, vì Nghĩa Tịnh có đề cập đến một số văn học Mật Giáo đang được lưu hành tại đây, mà chính ông cũng từng học tập về mật giáo mặc dầu không am tường hoàn toàn. Trung tâm học tập của Mật giáo hình như dời về đại học Vikramasila tận cuối dòng sông Hằng, vì Phật giáo Tây Tạng có liên hệ đặc biệt với đại học nầy: Shingon ot ‘true word’ is a translation of the Sanskrit ‘mantra’ which means a ‘mystic doctrine’ that cannot be expressed in the Buddha’s words should be distinguished from the ideal which was conceived in the Buddha’s mind but not expressed in words. The Shingon School aims at the Buddha’s own ideal not expressed in any way. An organization of Buddhists something like a Mantrayana seems to have existed at Nalanda at the time of I-Ching in the seventh century, for he mentions the existence of a bulk of Mantra literature there and he himself is said to have been trained in the esoteric doctrine though he could not master it satisfactorily. The center of learning of mysticism, however, seems to have moved to the Vikramasila University farther down the Ganges, for Tibetan Buddhism had special connections with the University. 2) Một điều rõ ràng là tại Ấn Độ, ngay từ thời Vệ Đà, đã có những tập tục về ma thuật, gồm bốn lối tôn thờ thần Homa hoàn toàn trùng hợp với những tập tục của Phật giáo. Lối tôn thờ nầy có thể là những tập quán của thổ dân Ấn Độ hay có thể là của di dân thời cổ. Sau một thời gian thực hành lâu dài, tập tục nầy dần dần đồng hóa với mật giáo, một tông phái thường bị nhầm lẫn với Kim Cang Thừa (Vajrayana) của Phật giáo. Nếu vì lý do nào đó mà Mật giáo của Phật giáo có liên hệ đến những tập tục đáng ghét kia thì nó không thể được gọi là Kim Cang Thừa, vì đây là một từ ngữ dùng để chỉ cho tông chỉ bí mật cao siêu, vượt hẳn cả Tiểu và Đại Thừa. Kim Cang Thừa như thế chỉ có thể được tiêu biểu nơi Hoằng Pháp Đại Sư (774-835) là người tập đại thành toàn bộ Mật Giáo: It is a well-known fact that in India as early as the Vedic period there existed the Atharva practice of sorcery, which had four kinds of the Homa cult (burnt sacrifice) in an exact coincidence with those of the Buddhist practice. Such a cult might have been the practice of Indian aborigines or at any rate of earlier immigrants. Through a prolonged practice it eventually amalgamated into what we call ‘Tantrism’ which is often erroneously confused with the Buddhist Diamond Vehicle Vajrayana. If it is in any way connected with obnoxious practices, it cannot be called Diamond Vehicle, for that is a name given to a higher mystic dotrine, transcending all Hinayana and Mahayana doctrines. Such Diamond Vehicle is only represented by Great Master Hung-Fa to whom the completion of the Mantra doctrine is due. (C) Sự sáng lập và lịch sử của tông Chân Ngôn—The establishment and history of the the True Word Sect: Trong số các chi phái Phật giáo thì Chân Ngôn thừa và Câu Sinh Khởi thừa ít được biết đến nhất. Phần nhiều người ta nghĩ rằng đây là sự phát triển về sau nầy. Tuy nhiên, trong giáo điển Pali, người ta tìm thấy đã có những câu thần chú (mantra) ở nhiều đoạn, chẳng hạn như trong Kinh Atanatiya. Dù rằng rất khó mà biết được chắc chắn vai trò của câu thần chú trong giai đoạn đầu của Phật giáo, nhưng có thể nói không sai rằng do tính chất cổ xưa của các câu thần chú cho nên cốt lõi của Chân Ngôn thừa đã từng có một thời gian dài phát triển song song với những trường phái cổ xưa khác của Phật giáo. Việc sáng lập và truyền thụ của tông Chân Ngôn khởi đi từ khi Đức Đại Nhật Như Lai siêu việt tam thế, Ngài an trụ trong pháp giới tam điện của cõi trời sắc cứu cánh, giảng kinh Đại Nhật cho ngài Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát, sau khi Đức Thế Tôn tịch diệt khoảng 800 năm thì ngài Long Thọ Bồ Tát nối tiếp, đến năm 733 sau Tây Lịch được ngài Kim Cang Trí Tam tạng và ngài Bất Không Kim Cang nối tiếp (see Bất Không 2). Ngài Bất Không được xem như là người đã hoằng dương tông Chân Ngôn bên trung Quốc vào thời nhà Đường. Ông được xem như là tổ Chân Ngôn thứ sáu bên Ấn Độ, và là tổ thứ hai bên Trung Quốc (sau ngài Kim Cang Trí Tam Tạng)—From among the many branches of Buddhism, Mantrayana and Sahajayana are the least known. Generally one is of the opinion that they are late developments. Mantras, however, are already found in certain passages of the old Pali Canon, as for instance, in the Atanatiya-sutta. Although it is difficult to ascertain the role of mantras in the earlier phases of Buddhism, it may safely be assumed that because of the antiquity of the mantras the essentials of Mantrayana for a long time developed along lines parallel with the more antique schools of Buddhism. The founding of the esoteric sect is attributed to Vairocana, through the imaginary Bodhisattva Vajrasattva, then through Nagarjuna to Vajramati and to Amoghavajra around 733 A.D. ; the latter became the effective propagator of the Yogacara school in China during the T’ang dynasty; he is counted as the sixth patriarch of the school and second in China. (D) Triết lý Chân Ngôn—The philosophy of the Shingon School: Chân Ngôn thừa và Câu Sinh Khởi thừa đề cập chủ yếu đến những khía cạnh tâm lý của sự phát triển tinh thần. Các lời chỉ dạy có tính cách hết sức riêng biệt và các nội dung ấy phải được hiểu qua sự kinh nghiệm trực tiếp. Điều nầy giải thích cho sự khó hiểu của hai trường phái nầy đối với một đầu óc chỉ quen hiểu các sự việc theo những quan hệ được mô tả bằng lời. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Chân Ngôn tông tự cho là Mật giáo duy nhất trong lúc các tông khác được xem như là Hiển Giáo. Sự phân biệt giữa hai giáo lý mật và hiển là do nơi luận giải về Pháp thân của Đức Phật. Pháp thân là thể tánh nên theo hiển giáo là không hình danh sắc tướng, không thuyết giáo. Trong lúc theo Mật giáo của Mật tông thì Đức Phật hóa thân thuyết pháp tự thân đã là pháp thân và có đủ hình tướng sắc danh và có thuyết pháp. Những lời dạy của Ngài được ghi lại trong Đại Nhật và Kim Cang Đảnh Kinh. Thêm vào đó, hiển giáo nhận rằng nhân duyên của Phật quả có thể giải thích được từng phần trong lúc quả báo thì không thể giải thích bằng cách nào được. Trạng thái bất khả tư nghì của Phật quả lại được giải thích trong các kinh mật kể trên. Còn về thời gian để tự chứng được Phật quả thì hiển giáo cho rằng phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp trong lúc mật giáo quan niệm chỉ cần một niệm hay cùng lắm trong cùng một đời là đủ, và quả quyết chính tự thân nầy của chúng ta sẽ thành Phật. Chỉ có một tông phái dựa trên tam tạng kinh điển trong lúc các tông phái khác chú trọng hình thức nghi lễ hơn—Mantrayana and Sahajayana deal primarily with the psychologically effective aspects of spiritual development. Their instructions are of highly individual character and their contents must be grasped with the immediacy of expereince, which accounts for the difficulty these two aspects of Buddhism present to an understanding which is accustomed to comprehend things only in terms of their verbally designated relations to each other. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Shingon School claims to be the only esoteric doctrine whereas all other schools are considered exoteric. The distinction of the two doctrines is found in the treatment of the spiritual body (Dharmakaya) of the Buddha. According to the exoteric doctrine, the spiritual body is the body of the principle and therefore is colorless, formless and speechless; whereas according to the esoteric doctrine of the mystic school the preaching Buddha himself is of spiritual body and is with form, color and speech. His speech is found in the Great Sun (Mahavairocana) text and the Diamond Head (Vajra-sekhara). Again, the exoteric schools recognize that the state of cause of Buddhahod is explicable in parts, but the state of effect of it can in no way be explained. This state of the inexplicable Buddhahood has been explained in the above mystic texts. As to the time occupied before the attainment of Buddhahood the exoteric schools hold it to be three long periods (kalpas), while the esoteric school regards it as merely one thought-moment or at any rate the one life, and asserts that this body of ours becomes Buddha. In the one school the Tripitaka literature is depended upon, but in the other schools the rituals (kalpa or vidhi) are regarded as authoritative. (E) Phương pháp thực hành của Chân Ngôn thừa—Methods of practices of the Mantrayana: a) Chân Ngôn thừa dĩ nhiên là cũng nhằm mục đích thực hiện những gì mà các tông phái Phật giáo khác đang làm, như là sự hợp nhất nơi con người, sự giác ngộ và sự thuần thục về mặt tâm linh—It is, of course, that the Mantrayana aims at achieving what the other branches of Buddhism also claim to deal with, i.e., the integration of the human being, enlightenment or spiritual maturity. -Bước đầu tiên vẫn là quy-y Tam Bảo và hướng đến Bồ Đề tâm. Tuy nhiên, quy-y Tam Bảo ở đây không còn là quy-y nơi những con người hay kinh sách cụ thể, mà có thể nói đây là sức mạnh tâm linh được biểu trưng qua Tam Bảo. Sự quy-y nầy gắn liền với quyết tâm đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh hữu tình và sự quyết tâm nầy tạo nên một sự thay đổi quan điểm nhiều hơn, trong đó, người học đạo từ bỏ một cách ý thức sự dẫn dắt của kiểu suy luận theo lý trí để bắt đầu nhìn thấy mình và thế giới xung quanh bằng một quan điểm trực giác: The first step is taking refuge in the Triratna and the formation of an attitude directed toward enlightenment (bodhicitta). However, taking of refuge in the Triratna here no longer means taking of refuge in concrete persons (Buddha, Dharma, and Sangha) and scriptures, but, it may be said, spiritual forces symbolically represented by the Three Jewels. This taking of refuge is intimately connected with the resolve to attain enlightenment for the sake of all sentient beings and this resolve furthers the change of attitude, where the aspirant consciously turns away from the directness of ordinary intellectual reasoning and begins to see himself and the world around him from an intuitive standpoint. -Bước tiếp theo là củng cố và phát triển quan điểm mới đó. Trong quá trình trầm tư nầy, việc tụng niệm thần chú có vai trò quan trọng vì nó là phương tiện để trục xuất các điều kiện đối nghịch, gạt bỏ các quyền năng tà mị đang che phủ (see Thần Chú): The next step is to strengthen and to develop this new attitude and this meditative process the recitation of mantras plays an important part as the means to remove the opposing conditions, the veiling power of evil. -Sau đó thì đến việc trưng bày các Mạn Đà La (mandala) như là một cách hoàn thiên các điều kiện tiên quyết để đạt được công đức và tri thức. Khoa Phân Tâm Học ngày nay đã phát hiện giá trị tự thân của các Mạn Đà La trong quá trình tạo nên sự hợp nhất. Ở đây một lần nữa Phật giáo lại vượt xa các phát hiện tâm lý học hiện đại và giải quyết vấn đề một cách toàn diện hơn vì Phật giáo không tách biệt con người ra khỏi bối cảnh của nó, bối cảnh nầy là vũ trụ toàn thể chứ không phải là kiểu vũ trụ được xã hội công nhận. Mỗi bước trong việc chuẩn bị mạn đà la tương ứng với lục độ ba la mật (see Lục Độ Ba La Mật). Điều nầy có nghĩa là việc xây dựng một mạn đà la có một giá trị thực tế vì nó có ảnh hưởng trên phép tu tập của cá thể: After this comes the offering of a mandala ‘as the means to perfect the prerequisites of merits and knowledge.’ Modern depth psychology has rediscovered the intrinsic value of the mandala for the process of integration. Buddhism here again goes far beyond the findings of modern psychology and deals with the problem more exhaustively , in that it does not separate and isolate man from his context, this context being the whole universe and not a mere socially accepted pattern. Each step in the preparation of the mandala corresponds to one of the six perfections (paramita)—See Lục Độ Ba La Mật. -Bước cuối cùng—The final step: Guru-yoga—Phương cách thiết lập khả năng thực tế vững vàng trong cá thể. Qua giai đoạn nầy, người ta thực hiện được sự hợp nhất bất khả phân giữa bản thân với thực tại tối hậu. Mặc dù theo nghĩa cơ bản thì ‘Guru’ có nghĩa là đạo sư. Đây chính là giai đoạn tối quan trọng, vì dù rằng thực tế được tìm thấy trong mọi vật chứ không phải trong một cái tuyệt đối tưởng tượng chỉ có giá trị lu mờ, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của một đạo sư, tức là của một con người mà bản thân đã hành trì yoga và do đó có thể dẫn dắt cho người mới tập trên bước đường khó khăn, thì tất cả những phương pháp của Chân ngôn thừa, dù hay đến thế mấy, cũng chỉ là vô dụng—The Guru-yoga is the means to have the all-sustaining power of reality settled on one’s self. By the Guru-yoga one realizes the indivisible unity of one’s self with the ultimate reality. The guru-yoga is a most exclusive discipline and its methods are intricate. Although, in the ultimate sense, the guru is really itself and although reality is found in everything and not in a fancied ‘absolute’ of dubious validity, without the help of a human guru, who himself has practised this yoga and hence is able to guide the aspirant on his difficult path, all the methods of the Mantrayana, no matter how good they are, are all in vain. b) Tam Mật Hành—The three esoteric duties: Tam mật về thân khẩu ý của Đức Phật sẽ vĩnh viễn là bi mật nếu không có phương tiện dẫn độ. Một phương tiện dẫn độ như vậy, theo mật giáo, phải bắt đầu từ gia trì lực (adhisthana) chứ không do nỗ lực hữu hạn của hành giả. Phương tiện đó cũng chỉ là biểu hiệu của năng lực bí mật, có thể được bộc lộ qua ba nghiệp của chúng sanh (thân khẩu ý). Qua đó chúng ta có thể biết được cảm ứng toàn vẹn của Đức Phật và chúng sanh, từ đó đạt được kết quả “Phật trong ta, ta trong Phật” (nhập ngã, ngã nhập); từ đó thực hành về giáo tướng của Phật quả khả đắc ngay nơi nhục thân nầy—The three mysteries of the body, speech and thought of the Buddha will remain mysteries forever, according to the esoteric schools, if there is no means of communion. Such a means of communion should come from the mystic power or enfolding power (adhisthana) of the Buddha, but not from the limited effort of an aspirant. The means itself is nothing but the manifestation of the mystic power, which can be expressed through the three activities of men, i.e., our body, speech, and thought. According to the ritualistic prescription (vidhi or kalpa), the means of communion has three aspects: 1) Thân Mật Hành thân: Tay nắm giữ biểu tượng hay kết án khế (mudra), và những cử chỉ khác của thân—The esoteric duty of body is to hold the symbol in the hand, or finger-intertwining and other attitudes of one’s body. 2) Khẩu Mật Hành: Khẩu niệm mật chú hay niệm chân ngôn và những lời cầu nguyện khác—The esoteric of mouth is to recite the dharanis, or mystic verse and other words of prayer. 3) Ý Mật Hành: Ý quán tưởng mật ngữ “a” hay nhập bổn tôn tam ma địa tương ứng với ba nghiệp của chúng ta—The esoteric of mind is to ponder over the word “a” as the principle of the ungenerated, i.e. the eternal, or yoga concentration, corresponding to our three activities. (F) Các tông Phái Chân Ngôn—The True Word Sects: 1) Pháp Tướng Tông: Dharmalaksana Sect—See Tông Phái (12). 2) Tam Luận Tông: Madhyamika School of Nagarjuna—See Tông Phái (4). 3) Thiên Thai Tông: Saddharma-pundarika Sect—See Tông Phái (10). 4) Hoa Nghiêm Tông: Avatamsaka Sect—See Tông Phái (11). 5) Chân Ngôn Tông Nhật Bản: Tổ đình tọa lạc trên đỉnh Koya, trong khu vực Wakayama Perfecture, được Ngài Hoằng Pháp Đại Sư truyền từ Trung Quốc sang Nhật vào khoảng năm 804—Japanese Shingon with its monastic center located on Mount Koya in Wakayama Perfecture, introduced to Japan from China by Kukai (774-835) around 804. (G) Các Kinh của tông Chân Ngôn—Sutras of Shingon Sects: a) Chân Ngôn Trung Quốc—Chinese Shingon sects: -Đại Nhật Kinh: Maha-Vairocana-Bhisambodhi sutra. -Kim Cang Đảnh Kinh: Vajrakesekhara sutra. b) Chân Ngôn Nhựt Bản—Japanese Shingon: -Du Chỉ Kinh: Yugikyo sutra. -Đại Tỳ Lô Giá Na Phật Thuyết Yếu Lược Niệm Tụng Kinh: Maha-Birushana-Bussetsuyaryo-kunnenjukyo-sutra.