32px
Chân Đế Tam Tạng (513-569)

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt – Anh) :::: Tổ Đình Minh Đăng Quang

Paramartha, Gunarata, or Kulanatha (skt)—Ba La Mạt Đà—Câu Na La Đà. (A) Tiểu sử của Chân Đế— Paramartha’s Biography: Theo Khởi Tín Luận, Chân Đế Tam Tạng là một nhà sư, nhà dịch thuật nổi tiếng, từ vùng Tây Ấn. Chân Đế quê quán ở Ujjayini, có lẽ quan hệ đến đại học Valabhi, vùng Tây Ấn Độ, một trung tâm học Phật. Khoảng năm 546-548, một hoàng đế Trung Hoa cử một phái đoàn đến Ma Kiệt Đà để thỉnh cầu vua nước nầy cử một học giả có thể giảng dạy giáo lý đạo Phật cho Trung Hoa. Chân Đế đã theo phái đoàn đến Trung Hoa để đáp lại lời thỉnh cầu. Ông mang theo một số lớn kinh Phật và đi bằng đường biển đến Nam Kinh vào năm 548. Theo mong ước của nhà vua, trong khoảng thời gian đó đến năm 557, ông đã dịch 70 tác phẩm. Người ta nói ông cũng có viết trên 40 tác phẩm khoảng 200 quyển. Đối tượng chính của ông là truyền bá học thuyết A Tỳ Đạt Ma Câu Xá và Nhiếp Đại Thừa Luận. Hoạt động văn học của ông hình như đã gây ảnh hưởng lớn trong tâm hồn Trung Hoa thời bấy giờ; điều nầy được minh chứng với nhiều đồ đệ xuất sắc dưới trướng. Chân Đế thiết lập Câu Xá Tông và hoạt động của ông chỉ có thể so sánh được với Cưu Ma La Thập ở thế hệ trước và Huyền Trang ở thế hệ sau ông mà thôi. Sau đó ông bị buộc phải đi lang thang nhiều nơi do những biến động chánh trị ở Trung Hoa. Ông sống những năm cuối đời trong ẩn dật. Năm 569 ông thị tịch, thọ bảy mươi mốt tuổi—According to the Awakening of Faith, Paramartha was a famous translator, a monk from Ujjayini, western India, probably connected with Valabhi University. Around 546-548 A.D., a Chinese emperor had sent a mision to Magadha to request the king of that country to send a scholar who could teach the Buddha-Dharma to China. Paramartha accompanied the Chinese envoys back to China in response to this request. He carried with him a large collection of Buddhist texts and travelled by the sea route, arriving in Nanking in 548 A.D. In accordance with the desire of the emperor, from that time to 557, he translated seventy texts. He is also said to have written more than forty works, altogether amounting to two hundred Chinese volumes. His chiefly object was to propagate the doctrine of Abhidharma-kosa and the Mahyana-samparigraha. His literary and religious activity seems to have greatly influenced the Chinese mind of the time as is testified by the fact that he had many able pupils under him. Paramartha founded the realistic Kosa School and his activities can be compared only with Kumarajiva who came before him and Hsuan-Tsang who came after him. Thereafter he was compelled to wander from place to place on account of political upheavals in China. The last years of his life were spent in solitude and retirement and he died in 569 A.D. at the age of seventy-one. (B) Sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn và hoằng pháp của Chân Đế—Paramartha’s career of translating Sanskrit texts and propagation of Buddhism: Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn của Chân Đế có thể chia làm hai phần—According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Paramartha’s career of translating Sanskrit texts can be divided into two parts: a) Thời kỳ từ năm 548- đến 557—The period from 548 to 557 A.D.: Trong thời kỳ nầy ông đã dịch khoảng 10 tác phẩm, trong đó 6 cuốn còn tồn tại cho đến năm 730—During this period he translated about 10 works, of which six were still in existence in 730 A.D. b) Thời kỳ từ năm 557 đến 569 sau Tây Lịch—The period from 557 to 569 A.D.: Trong thời kỳ nầy ông đã dịch một số lớn kinh sách dưới sự bảo trợ của triều đình nhà Hán và tiếp tục công việc của của mình cho đến khi thị tịch năm 569—During this period, he worked on numerous texts under the patronage of the Han dynasty and continued his labours till he died in 569 A.D. c) Chân Đế lập ra Nhiếp Luận Tông (Mahayanasampari-graha-sastra school) tại Trung Hoa. Trường phái nầy dựa trên nền tảng của nhiều kinh sách tiếng Phạn được ông dịch ra chữ Hán. Quan trọng nhất là bộ Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahayanasamparigraha-sastra), kinh sách căn bản của trường phái nầy. Trường phái nầy đã có những môn đệ xuất sắc và chiếm số đông trong các học giả Phật giáo Trung Hoa suốt một thời gian khoảng 80 năm. Tuy nhiên, cũng giống như bao trường phái khác ở Trung Hoa, trường phái nầy cũng phải chịu những gò bó chung về chính trị, những suy thoái của chùa chiền, và mất đi sự hậu thuẫn của dân chúng. Bên cạnh đó, sự phổ biến của Pháp Tướng Tông (Dharmalaksana school) do Huyền Trang đề xướng cũng có thể xem là một trong những lý do làm suy yếu Nhiếp Luận tông. Chân Đế coi trọng sự cần thiết phải nghiên cứu Nhiếp Đại Thừa Luận, nhưng Huyền Trang thì lại dịch bộ Thành Duy Thức Luận (Vidyamatrasiddhi-sastra) và nhấn mạnh trên sự cần thiết phải nghiên cứu một số kinh điển chọn lọc gồm sáu cuốn kinh và mười bộ luận, kể cả Nhiếp Đại Thừa Luận. Do đó Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập đã bị hòa nhập vào Pháp Tướng tông của Huyền Trang. Trường phái nầy được gọi là phái ‘Tân Dịch Thuật’ (New Translation Method), còn phái Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập ra được gọi là ‘Cựu Dịch Thuật.’ Mặc dù bị hòa nhập vào một trường phái khác, nhưng Nhiếp Luận tông vẫn còn là một tổ chức Phật giáo Trung Hoa tồn tại: Paramartha established the Mahayanasamparigraha-sastra school (She-Lun-Tsung) in China. This school was based on many Sanskrit texts translated by him , the most important being the Mahayanasamparigraha-sastra, a basic text of that school. This school had eminent disciples and prevailed among Buddhist scholars in China for about 80 years. However, like other Buddhist schools in China, this school, too, suffered from general political restrictions, the deterioration of temples, and the loss of popular support. Besides these conditions, the popularity of the Dharmalaksana school established by Hsuan-Tsang might also be considered one of the reasons for the decline of the She-Lun-Tsung. Paramartha greatly emphasized the necessity of studying the Mahayanasamparigraha-sastra, but Hsuan-Tsang, in his turn, translated the Vidy amatrasiddhi-sastra and laid emphasis on the necessity for the study of selected texts, which consist of six sutras and eleven sastras and include the Mahayanasamparigraha-sastra. Thus the Mahayanasamparigraha-sastra school established by Paramartha was absorbed by the Dharmalaksana school founded by Hsuan-Tsang. This school was called the New Translation Method while the She-Lun-Tsung founded by Paramartha was known as the Old Translation Method. In spite of the fact that the She-Lun-Tsung was absorbed by another school, it remains a permanent Chinese Buddhist institutionin China. d) Các bản dịch từ Phạn ra Hán của Chân Đế—Paramartha’s translation of Sanskrit texts: -Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa: Vajracchedika-Prajnaparamita-sutra. -Nhiếp Đại Thừa Luận: Mahayanasamparigraha-sastra. -Trung Biện Phân Biệt Luận: Madhyantavibhaga-sastra. -A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Chính Luận: Abhidharma-kosa-vyakhya-sastra. -Nhiếp Đại Thừa Chính Luận: Mahayanasamparigraha-sastra-vyakhya. -Luật Nhiếp Minh Liễu Luận: Vinaya-dvavimsatiprasannartha-sastra.