BẤT KHÔNG QUYÊN SÁCH THẦN BIẾN CHÂN NGÔN KINH

Từ điển Đạo Uyển


不空羂索神變眞言經; C: bùkōng juànsuǒ shénbiàn zhēnyán jīng; J: fukū kenjaku shimpen shingon kyō; S: amoghapāśa-kalparāja; T: [‘phags pa] don yod pa’i shags pa’i cho ga shib mo’i rgyal po;

Gồm 78 chương trong 30 quyển. Gọi tắt là Bất Không Quyên Sách kinh (不空羂索經) do Bồ-đề Lưu-chí II (菩提流志) dịch vào năm 709 sau TL. Chương đầu của kinh văn đưa ra một bài Bất Không Quyên Sách chú tâm kinh (s: amoghapāśa-hṛdayadhāraṇī), còn được lưu hành như một bản kinh riêng biệt. Những chương khác trình bày nhiều nghi quỹ và Man-đa-la dưới nhiều dạng với Bất Không Quyên Sách Quan Âm (不空羂索觀音; s: amoghapāśalokeśvara) làm trung tâm. Đáng kể là những đồ hình Man-đa-la được mô tả trong chương 12, 22, 46 có tương quan với các đồ hình Man-đa-la của kinh Đại Nhật (s: vairocana-abhisaṃbodhi) và bản duyệt lại của Kim Cương Trí về Kim cương đỉnh kinh (s: tattvasaṃgrāha). Những xuất xứ khác còn có: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經; s: mahā-prajñāparamitā-sūtra), Thập Nhất Diện Quán Thế Âm thần chú kinh (十一面觀世音神呪經; s: avalokiteśvara-ekadaśamuk-ha-dhāraṇī). Về những chi tiết liên quan đến luận giải kinh nầy, xin xem Soeda (1931).

 

Từ điển Minh Thông


Amoghapāśa-ṛddhi-vikṛti-maṇtra sŪtra (S), Amoghapāśa-kalparāja sŪtra (S),
Pu-k’ung-p’o-so shen-pien chen-yen ching (C)

Tên một bộ kinh.