BẢN GIÁC

Từ điển Đạo Uyển


本覺; C: běnjué; J: hongaku;

Đức tính giác ngộ sáng suốt mọi chúng sinh đều có như là bản tính của chúng, có nghĩa sự giác ngộ là điều gì đó không thể đạt được, hay như là một mục tiêu bên ngoài, mà nó hiện hữu rất thực ngay ở đây và trong giây phút hiện tại, do vậy nên mọi người chỉ cần nhận biết về nó. Đây là ý niệm thường được diễn đạt trong các kinh văn Đại thừa phát xuất ở Đông Á như luận Đại thừa khởi tín và kinh Viên Giác. Vì ở đây không có những thuật ngữ trực tiếp mang tinh thần Ấn Độ để diễn đạt tận căn nguyên ý niệm nầy, nên dẫn đến sự tán đồng những kinh văn có nguồn gốc Á Đông nầy. Đặc biệt trong luận Đại thừa khởi tín, nền tảng học thuyết nầy được phát triển rất chi tiết; trong đó giải thích một cách tương phản với Bản giác là Thuỷ giác (始覺), như là tính giác siêu việt đối đãi nhị nguyên, đối nghịch là Bất giác (不覺).