TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 36

Đời thứ hai mươi, sau đời Thiền sư Đại Giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Đạo Sinh ở Tiến Phước, có một vị:

  1. Thiền sư Đạo Xung ở Kính sơn (Hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Văn ở Tịnh từ, có ba vị.

  1. Thiền sư Diệu Cao ở Kính sơn (Hiện có ghi lục).
  2. Thiền sư Giám – Chỉ Hoằng ở Thiên đồng.
  3. Thiền sư Minh – Thiết Cảnh ở Hà sơn (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Quán ở Dục vương, có một vị:

  1. Thiền sư Nguyên Hy ở Kính sơn (Hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thiện Trân ở Kính sơn, có hai vị:

  1. Thiền sư Hạnh Đoan ở Kính Sơn (Hiện có ghi lục).
  2. Thiền sư Giác ở Tào khê (Không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Trọng Dĩnh ở Tịnh từ, có ba vị:

  1. Thiền sư Liễu Vạn ở Giang tâm.
  2. Thiền sư Ích ở Nhạc lâm (hai vị hiện có ghi lục)
  3. Thiền sư Nhàn – Vân Ốc ở Song lân (Không có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bằng ở Song lâm, có một vị:

  1. Thiền sư Tổ Ngân ở Linh ẩn (Hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Vân Tụ ở Thiên đồng, có một vị:

  1. Thiền sư Đại Chứng ở Tuyết đậu (Hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tú ở Cô phong, có hai vị:

  1. Thiền sư Ngưng – Hoàn Sơn ở Cổ sơn.
  2. Thiền sư Giới – Nhất Nạp ở Song lâm (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Phổ Tế ở Linh ẩn, có 03 vị:

  1. Thiền sư Khải. Đông Sưu ở Tưong sơn.
  2. Thiền sư Đồng – Dã Ông ở Tuyết đậu.
  3. Thiền sư Lai – Thạnh Môn ở Thiên đồng (ba vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tự Cảnh ở Thiên đồng, có hai vị:

  1. Thiền sư Chiếu ở Tùng song
  2. Thiền sư Viên Nguyệt Phong (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Như Giác ở Tuyết sơn, có một vị:

  1. Thiền sư Hữu – Không Nham ở Trung trúc (Không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nhân – Đại Mộng ở Tuyết đậu, có một vị:

  1. Thiền sư Trung – Không sơn ở Phụng phan (Không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tuệ Khai ở Hoàng long, có một vị:

  1. Hòa thượng Kiến – Hạt Lư (Không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tịnh – Thuần Am, có một vị:

  1. Thiền sư Mưu ở Tây giang – Thiên đồng (Không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Sùng Nhạc ở Linh ẩn, có mười hai vị:

  1. Thiền sư Thiện Khai ở Kim sơn.
  2. Thiền sư Phổ Nham ở Đạo tràng.
  3. Thiền sư Giác Thông ở Hoa tạng.
  4. Thiền sư Hy Liên ở Long tường.
  5. Thiền sư Quang Mục ở Thuỵ nham.
  6. Thiền sư Văn Lễ – Thiên Mục (hai vị không ghi lục)
  7. Thiền sư Khiêm – Đại Hiết ở Tuyết đậu.
  8. Thiền sư Đạo – Cốc Nguyên ở Tịnh từ.
  9. Thiền sư Nham – Vân Sào ở Thuỵ nham.
  10. Thiền sư Đàm – Tật Lê ở Hổ khâu.
  11. Thiền sư Tâm ở Bắc hải.
  12. Thiền sư Triệu ở Nặc am (sáu vị không ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ ĐẠO SINH Ở TIẾN PHƯỚC

1. Thiền sư Đạo Xung ở Kính sơn.

Thiền sư Đạo Xung – Si Tuyệt ở Kính sơn, vốn người dòng họ Tuân ở Trường giang, Võ tín. Thân mẫu Sư vốn người dòng họ Quách. Sư vừa mới sinh mà trên sung túc dưới ngắn gọn, từ lúc thiếu thời lớn dần Sư đã cho là học hành đỗ đạt tiến sĩ ứng chiếu làm quan không lợi, bèn thọ học Phật pháp, đến lễ ái Sa-môn Tu Chứng ở viện Diệu quả tại tử châu cầu xin xuất gia. Xong, Sư vân du đến thành đô tập học kinh luận. Năm Nhâm tý (1192) thuộc niên hiệu Thiệu Hy (1190-1195) thời Nam Tống, ra khỏi hạp, Sư xoay quanh khắp xứ kinh sở. Bấy giờ, Thiền sư Nhạc – Tùng Nguyên đang xướng đạo của Thiền sư Hàm Kiệt – Mật Am ở Tiến phước tại Nhiêu châu, Sư bèn thẳng đến đó cầu xin nương tựa, nhưng gặp phải năm đói kém nên không nhận, lại nhân gặp Thiền sư Đạo Sinh – Tào Nguyên ra đời hoằng hóa đang ở tại Diệu quả, nghe thế, Sư bèn vào cửa thưa hỏi đàm nói mà có sự tỉnh ngộ. Vào tham đường, bảo Sư hầu hương, Sư bèn sớm tối cùng theo đi, nắm đắm tay già vết đau cây gậy chẳng thiếu mượn vay, mọi thấy biết của thủa bình sinh đến đó phần nhiều đều không ảnh hưởng. Khi Thiền sư đạo sinh, chuyên dời đến Quy phong, Sư cũng theo hầu. Qua ba năm sau, viết kệ tụng giã từ đến đất chiếc, trong đó có lời nói là: “Còn thừa cùng cho một đôi tay, cần đến các phương gãi nơi ngứa”. Khi Sư đến kinh đô thì Thiền sư Nhạc – Tùng Nguyên lại đang chủ sự ở Linh ẩn, Sư bèn vào nương tựa. Đến năm Kỷ mão (1219) thuộc niên hiệu Gia Định (1208-1225) thời Nam Tống, đang là ở đệ nhất tòa tại Kính sơn, Sư ứng đáp sự thỉnh mời đến ở Quang hiếu – Gia hòa hoằng hóa, nối dõi dòng pháp của Thiền sư Đạo Sinh – Tào Nguyên. Bấy giờ Am Nguyên, Giác Am, Tức Thiền sư Nguyên – Phùng Am, Thiền sư Phạm. Vô Tướng, Thiền sư Nguyệt – Thạch Khê đều ở trong hội, đạo phong vang vọng đến triều đình. Trung hiếu Vệ vương dùng Đường thiếp bái trừ Tương sơn, gần sông dễ ngâm nước nên phần nhiều ruộng dưới không được mùa, Sư nhẫn chịu đói kém, đi khất thực để nuôi dưỡng các bậc hiền sĩ, ở suốt mười ba năm mà không tỏ vẻ mệt nhọc. Đến năm Kỷ hợi (1239) thuộc niên hiệu Gia Hy (1237-1241) thời Nam Tống, Thị lang Đông Quyến Tào Công Bân Thống suất mâm châu, nghe đạo phong Sư vang vọng nên đem cổ sơn để mời đón Sư , chưa đi đến đó thì Từ Tuyết Phong có điệp văn đưa đến thỉnh mời. Sư đến nhận lãnh việc được nữa năm thì lại có chiếu ban mời đến ở Thiên đồng, chúng Tăng nhóm tụ như biển, pháp độ tu chỉnh tỏa sáng, tuy các bậc trí lớn hưng thạnh ở đương thời chẳng ai hơn được. Lại nữa tại Dục vương, pháp tịch bị trống phế, Sư phải nhận nhiếp việc trú trì, qua lai giảng pháp cả hai nơi. Có lúc lên giảng đường Sư bảo: “Thiên Đồng dùng đến tận cùng, lại Dục vương dùng chẳng nhằm, tại Dục vương dùng đến tận cùng, trở về Dục vương dùng chẳng nhằm, tuy là như vậy, nơi dùng chẳng nhằm, nơi dùng có thừa, một mũi tên bắn cả hai con chim điêu tùy theo tay mà rơi lạc”. Lại nhân ngày kết hạ, lên giảng đường Sư bảo: “Già-lam Viên giác, mỗi mảy trần đều có đường, ngồi đứt đến đi, chóng trắng xưa nay, nơi nào mười ba, nơi này mười lăm, sau trước chẳng sai một mảy tóc. Đáng cười Lão Cù-đàm mặt vàng, đến nay chẳng biết nói lạc. Đến năm Giáp thìn (1244) tức năm Thuần Hựu thứ hai (1), lại có sắc chỉ dời đến ở Linh ẩn, mà ở đời hẳn có người không vừa ý đối với Sư, Sư bèn giống trống báo cùng đại chúng về ẩn náo tại Kim lăng, Kinh Triệu Duẫn sai quan thuộc theo tìm lôi kéo Sư đến ở Tô đài nhưng không thể được, triều đình lại ban lệnh lấy Hổ khâu làm nơi để Sư dưỡng Lão nhưng Sư cũng không đến. Lưu Thú Hư Trai Triệu Công lấy Tương sơn để thỉnh mời nhưng Sư cũng không đến. Mùa xuân năm Mậu thân (1248), tại Dục vương, Thiền sư Kham – Tiếu Ông tán phải pháp tịch, triều luận lấy nhà cũ đại giác chẳng khinh ban cho mời Sư đến ở ẩn tại đó, sai sứ đến ba lần nhưng đều trở về không, cuối cùng Sư chẳng vâng phụng sắc chiếu. Năm sau lên Kính sơn, chưa bao lâu nơi mạng ngực Sư cảm phát bệnh mãi qua mùa xuân năm sau không lành khỏi, nhưng Sư vẫn lên pháp tòa giảng pháp không phế bỏ, đến cuối tháng hai Sư mới không ra nhưng nói kệ tụng viết văn tán thán, vui cười nói bàn v ẫn như lúc bình thường. Vị Tăng hầu Sư cầu xin Sư lưu lại kệ tụng, Sư phẩy xua chẳng đoái hoài, thế rồi, Sư cười bảo vị Tăng ấy là: “Một câu cuối cùng, không thể thương lượng, chỉ cần mỗi người, ngay đó nhận lấy”. Từ đó, Sư vắng bặt thuốc thang, tuyệt dứt mọi việc bên ngoài, đến nữa đêm mười bốn (?), Sư ngồi dậy, khoảnh khắc bèn thị tịch – Đồ chúng nghinh đưa về an táng tại trong núi Kim lăng”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VĂN Ở TỊNH TỪ

1. Thiền sư Diệu Cao ở Kính sơn.

Thiền sư Diệu Cao – Vân Phong ở Kính sơn tại Hàng châu, vốn người xứ Trường khê, Phước châu. Gia đình nhiều đời nối nghiệp Nho giáo. Thân mẫu Sư là người dòng họ Nguyễn mộng thấy trên ao có một trẻ nhỏ chấp tay ngồi giữa nhuỵ hoa sen, đưa tay bưng đổ lấy, bỗng tỉnh giấc mà sinh Sư, nhân đó đặt tên Sư là “Mộng Trì” Sư dáng vẽ thần sắc tuấn tú ham thích sách vở, rất ham thích kinh sách Phật giáo, cố cầu xin học pháp xuất thế, đến nương tựa Thiền sư Trạch – Vân Mộng ở Ngô trung cầu thọ giới Cụ túc. Sư ý chí bén nhạy cầu đạo tham đầu dứt tuyệt si ám. Tiếp theo, Sư đến bái yết Thiền sư Vô Chuẩn rất mến quý Sư. Sư lại đến Dục vương bái yết Thiền sư Văn – Yển Khê. Vào thất Sư trông giữ chìa kho kho tạng. Một ngày nọ, Thiền sư Văn nêu cử: “Thí như trâu đi qua lá chắn cửa sang, đều, sừng và bốn châu đều qua xong nhân gì cái đuôi không qua được?” Vụt nhiên, Sư có sự tỉnh ngộ liền đáp rằng: “Cá kình nuốt hết nước biển, bày ra cành san hô”. Thiền sư Văn ấn khả cho Sư – Gặp lúc Thiền sư Văn chuyển dời đến phương Nam tĩnh lắng, Sư cũng cùng theo đi. Về sau, ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Đại lô, Tuyên hưng, làm đích tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Văn. Sư lại chuyển dời đến Khuyến trung, Tráp xuyên, Hà sơn, Vân nạp, lui tới bốn nơi. Gặp lúc tại Tương sơn pháp tịch bị trống phế, Sư vân phụng sắc chỉ thỉnh mời đến ở đó. Qua mười ba năm mà Tăng chúng có hơn 5000 vị. Đến năm Ất hợi (1275) thuộc niên hiệu Đức Hựu (1275 – 1276) thời Nam Tống. Chùa bị quân sĩ phá hoại, có người cưỡng ép Sư muốn đòi kiếm vàng, bỗng dùng mũi nhọn áp đảo Sư, Sư đưa dài cổ bảo: “Muốn giết thì cứ giết, đầu tôi không thể chết bởi dao nhọn của ông vậy”. Ngôn từ nhan sắc Sư không tỏ vẻ khiếp sợ, các quân sĩ cảm động ném bỏ mũi nhọn mà đi. Thừa tướng Bá Nhan Công gặp thấy Sư cũng thêm kính trọng, bèn cúng thí trăm con trâu, thiết trai lương thực cúng dường có đến năm trăm. Chùa nhờ đó mà cấp giúp. Đến năm Canh thìn (1280) thuộc niên hiệu Chí Nguyên (1264 – 1295) thời nhà Nguyên, Sư chuyển dời đến ở Kính sơn, chùa gặp phải hồi lụt. Mới tạo dựng lại, mười phần chỉ được một, Sư dốc tâm xây dựng, chưa đầy mười năm thảy đều hoàn tất như Cựu Quán. Đến mùa xuân năm Mậu tý (1288), ma sự bỗng nhiên dấy loạn, có người sàm tấu muốn phá hủy Thiền tông. Sư than rằng: “Đây là việc lớn của Tông môn. Ta phải nhận chịu nhận lấy cái chết mà tranh đấu!” Bèn đến kinh đô. Triều đình có sắc chỉ nhóm tập các tông đồ đến cùng biện luận. Vua (Thế Tổ – Hốt Tất Liệt) hỏi: “Thiền lấy gì làm Tông?” Sư đáp: “Tịnh trí diệu viên, thể vốn không tịch, chẳng phải nói mà thấy nghe hay biết nghĩ lường phân biệt có thể thấu đạt”. Tuyên hỏi vài ba phen Sư đều lần lược nêu cử chư Tổ từ Tây vức cho đến thần Trung Hoa và cả nhân duyên đánh gậy, quát hét của Đức Sơn, Lâm Tế, đại khái thiền là chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, vượt tối thượng thừa chẳng có ai hơn được thiền”. Ngôn từ ý chỉ rõ bày có hơn hai ngàn (2.000) lời. Vua lại tuyên bảo: “Đến trước giường cùng người sàm tấu phản phúc luận nạn. Kẻ sàm tấu ấy bị bẻ gãy cụt lời. Nhà vua rất vui vẻ, Thiền tông trở lại an bình như mới đầu. Xong, đến trước thềm giã từ trở về phương Nam. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Ta vốn ẩn trốn sâu xa nơi hang hốc, lánh né qua thời gian, chẳng thể gọi là mặt nhật soi chiếu đất trời quan lâm, khó ẩn trốn đến đất bắc”. Sư lại bảo: “Vá choàng che đầu muôn sự nghĩ, thời này sơn Tăng đều chẳng hiểu”. Kính sơn lại bị tay biến một lần nữa, Sư bảo cùng đại chúng rằng: “Xưa trước ta cô phụ nên núi này trách vậy”. Và bèn dốc sức tạo dựng lại, xây quanh bờ điện làm hồ, phòng ốc khác lần lược lạc thành. Đến ngày 17 tháng 06 năm Quý tỵ (1293), Sư viết kệ tụng lưu lại mà thị tịch. Sư sinh ngày 17 tháng 02 năm Kỷ mão (1219) thuộc niên hiệu Gia Định (1208 – 1225) thời Nam Tống, hưởng thọ bảy mươi lăm tuổi, năm mươi chín hạ lạp, an táng tại sườn núi phía Tây của chùa.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ QUÁN Ở DỤC VƯƠNG

1. Thiền sư Nguyên Hy ở Kính sơn

Thiền sư Nguyên Hy – Hối Cơ – Phật Trí ở Kính sơn, vốn người dòng họ Đường ở Dự chương. Gia đình nhiều đời nối nghiệp Nho giáo, Sa-môn Minh ở viện Minh giác tại Tây sơn là người chú cùng họ của Sư – Thân phụ Sư nhóm tập con em trong tông tộc để chỉ dạy học tập theo sách vở thế gian. Sư cùng người anh là Nguyên Linh đều theo nghiệp tiến sĩ, Nguyên Linh đã đỗ đạt, khi ấy Sư vừa mười chín tuổi bèn theo Sa-môn Minh mà cầu xin xuất gia. Lúc sắp du phương thân mẫu Sư rất mến thương, riêng lấy bạch kim làm trang sức Sư cho là của cải đầy đủ là táng mất, bèn khéo từ chối giả biệt thân mẫu ra đi chẳng theo một tiền. Đến đất Ngô, một thời các bậc danh túc đều muốn ra. Sư ở dưới tòa chẳng hề đoái hoài. Nghe Thiền sư Quán – Vật sơ đang xiển hóa tại Ngọc kỷ, Sư bèn đến nương tựa. Thiền sư Quán cũng đàm nói, rất kinh ngạc về Sư – Sư ở lại theo hầu gần gũi, sớm tối thưa hỏi, mở hết ẩn bí. Thiền sư Quán bèn đặt tên tự cho Sư là “Hối Cơ” và khuyên răn Sư bằng bài kệ tụng. Về sau đến Tiền đường bái yết Thiền sư Dĩnh – Đông Sưu ở Nam bình, bèn mời Sư trông coi chuyên việc thư ký. Trong khoảng niên hiệu Chí Trung (1264 – 1295) thời nhà Nguyên, tổng thống Dương Liên Chân vâng phụng sắc chỉ đi thỉnh lấy xá lợi từ tháp vua A Dục cúng tạo đưa vào cúng dường mới đến thình cầu Sư ghi thuật về đầu đuôi sự tích Xá-lợi như thế nào, nhân đó thỉnh mời Sư đồng đi, Sư chối từ và bảo: “Tôi có mẹ già sau chiến trận còn mất như thế nào chưa rõ biết”. Rồi Sư bèn trở về Giang tây thì Nguyên Linh trước vì làm Lâm giang thông thán nên theo Văn thừa tướng dấy binh mà qua đời, riêng còn thân mẫu Sư ở tại nhà. Sư dốc lòng phụng dưỡng, do tâm hiếu hạnh mà tiếng tăm vang vọng. Sư ẩn cư tại Tiềm sơn trong quê nhà. Đến năm Nguyên Trinh thứ hai (1296) thời nhà Nguyên, ra đời hoằng hóa. Sư đáp ứng sự thỉnh mời đến ở Bách trượng. Ở đó mười hai năm mà pháp tịch hưng thạnh đồ chúng đông nhiều. Đến đầu niên hiệu Chí Đại (1308) thời nhà Nguyên, Sư lại ứng đáp sự thỉnh mời đến ở Tịnh từ. Ngày nhập tự, Hàng trung – thư – tỉnh, hàng – tuyên – chánh – viện cùng các quan thuộc đồng phủ phục nghinh thỉnh Sư phát dương Tông chỉ. Các bậc nạp Tăng anh kiệt ở bốn phương đồng nhóm tập. Lên giảng đường Sư bảo: “Vân Môn nói:” Cái chữ “Phổ” khắp đại địa mọi người chẳng biết làm sao”. Rất không biết Vân Môn, tứ lăn xả bỏ đất, lúc ấy nếu có người gằn giọng hét một tiếng, đợi lão ấy phát tuôn xấu ác, từ từ mà đánh cái thăm hỏi đạo, chớ quái ngại xúc nghịch tốt lành, chẳng chỉ nâng đỡ dạy lão ấy, quản lấy câu thoại lưu hành khắp thiên hạ”. Sư ở đó bảy năm, lại trở về Kính sơn, ở qua ba tháng, Sư lại cụ bị trượng sách về ở dưới Nam sơn. Lại thỉnh mời Sư nhưng Sư chẳng đến. Các bậc học giả ở Giang tây nghe Sư rút lui nhàn tỉnh đều nhóc lòng Chí thành thỉnh cầu pháp vị. Đồ chúng Đại ngưỡng – Bách trượng tranh nhau lại thỉnh mời Sư, Sư chối từ không được bèn trở lại ở Ngưỡng sơn. Ở đó ba năm, đến lúc sắp tịch, Sư viết thư tay trao truyền qua lại, viết kệ tụng chỉ dạy đại chúng, xong Sư buông bút mà tịch. Lúc đó là ngày 17 tháng 08 nhuần năm Diên Hựu thứ sáu (1319) thời nhà Nguyên, Sư hưởng thọ tám mươi hai tuổi. Dưới Đại ngưỡng có tảng đá kim kê, theo Đại sư ứng mã huyền sấm, nên an táng nhục thân Sư tại đó, mà đồ chúng của Sư ở tại Hàng châu lại dựng tháp vọng thờ tại Tây ẩn của Tịnh Từ để lưu tồn nơi tôn kính. Đệ tử nối dõi dòng pháp của Sư có Thiền sư Ân ở Tiếu ẩn, Thiền sư Anh ở Thạch thất, Thiền sư Luân ở Trọng phương, v.v…

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THIỆN TRÂN Ở KÍNH SƠN

1. Thiền sư Hạnh Đoan ở Kính sơn.

Thiền sư Hạnh Đoan – Nguyên Sưu ở Kính sơn tại Hàng châu, vốn người dòng họ Hà ở Lâm hải. Gia đình nhiều đời nối nghiệp Nho giáo. Sư vừa mới sinh đã tỏ vẻ thông minh tú phát, từ bé thơ đã không ăn dùng các thứ tanh nồng. Năm mười hai tuổi, Sư theo người chú trong họ là Sa-môn Mậu cầu xin xuất gia, bèn được độ ở viện Hóa thành tại Dư hàng. Năm mười tám tuổi, Sư thọ giới Cụ túc. Tất cả mọi thứ văn tự chẳng do thầy chỉ dạy mà tự nhiên Sư có khả năng thông rành. Mới đầu đến dự tham nơi Hòa thượng Tạng Sưu ở Kính sơn. Hòa thượng Tạng Sưu – Thiện Trân hỏi: “Ông là người xứ nào?” Sư đáp: “Người xứ Đài châu”. Hòa thượng Thiện Trân hét một tiếng, Sư trải toạ cụ ra. Lại hét một tiếng, Sư gấp toạ cụ lại, Hòa thượng Thiện Trân bảo: “Tha cho ông ba mươi gậy, tham đường đi”. Ngay lời nói ấy bỗng nhiên Sư chóng ngộ, Thiền sư Thiện Trân liền mời Sư vào hầu ty. Đến lúc Thiền sư Thiện Trân thị tịch, Sư đến tịnh từ nương tựa Củng Công – Thạch Lâm, liền bảo Sư làm ký thất. Sau đó Sư cho Linh ẩn là nơi non nước tú ưu thắng, bèn đến treo tích trượng tại đó. Sư từng tự xưng là “Hàn Thập” có Củng Công – Hoành Xuyên, người ở trong làng quê đang ở tại Dục vương, viết kệ tụng thỉnh mời Sư là:

“Xa xa khoản đất trời,
Riêng có Hàn sơn tử”.

Sư trọn chẳng qua sông, mà đến bái yết Chân Công – Giác Am đang ở Thừa thiên, lại đến tham yết Khâm Công – Tuyết Nham tại Ngưỡng sơn, Khâm Công hỏi: “Ông từ xứ nào lại?” Sư đáp: “Hợp lấy ngưỡng miệng”. Khâm Công bảo: “Cầu lại kính cao, núi tập vân vút, chưa biết thư ký ở tại đâu?” Sư vỗ tay đáp: “Vịt nuốt con ốc trồng mắt chợt lồi ra”. Khâm Công cười xoay lại bảo Thị giả: “Khéo rót trà mang lại”. Sư nói: “Cũng chẳng tiêu đựơc”. Sư ở đó ba năm thì Khâm Công thị tịch. Sư mới trở về ở Chế hữu, Kính sơn thỉnh mời Sư đến ở Đệ nhất tòa.

Đến năm Canh tý (1300) thuộc niên hiệu Đại Đức (1297 – 1308) thời nhà Nguyên, ra đời hoằng hóa Sư đến ở Tư phước tại Hồ châu, học chúng đua nhau kéo đến, tiếng tăm vang vọng đến tận kinh đô. Nhà vua đặc biệt ban sắc tặng Sư hiệu là “Tuệ Văn Chánh Biện Thiền sư “. Trung – thư – bình – chương – sự – Trương Lư Công đang nhậm giữ Hành tuyên chánh xứ, mới đầu đề cử thỉnh mời Sư đến làm chủ Trung thiên trúc. Ngày khai đường giảng pháp, các hàng công suất liêu thuộc đều đến dự tham dưới tòa. Đến năm Nhâm tý (1312) thuộc niên hiệu Hoằng Khánh (1312 -1314) thời nhà Nguyên, Sư chuyển dời đến ở Linh ẩn. Lại có sắc chỉ thiết lập đại hội Thủy lục tại Kim sơn. Thỉnh mời Sư lên tòa giảng pháp, xong việc Sư lại vào thăm hầu, vua lại ban tăng Sư hiệu là “Phật Nhật Phổ Chiếu”. Sư giã từ theo hướng Nam trở về dưỡng cao tại am ở phía tây Lương chữ, đến năm Nhâm tuất (1322) thuộc niên hiệu Chí Trị (1321 – 1324) thời nhà Nguyên, tại Kính sơn pháp tịch trống vắng, Tuyên chánh hàng viện thỉnh mời bổ nhậm Sư đến ở đó. Sư đến nói là có ba lần ban tặng pháp y ca-sa kim lan. Suốt hai mươi năm, chân Sư chẳng bước ra khỏi ngạch cửa, mà các hàng kính mộ đạo phong của Sư nhóm tụ đến không nơi dung chứa. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là chánh pháp nhãn tạng?” Sư đáp: “Đầu ngả tư đường, đá dám cản chận”. Lại hỏi: “Chẳng chỉ dừng ấy bèn là phải?” Sư đáp: “Vầng nguyệt tợ cung cong, ít mưa nhiều gió”. Có lúc lên giảng đường, nêu cử: “Có vị Tăng hỏi Triệu Châu: “Con chó có Phật tánh không ?” Triệu Châu đáp: “Không”. Lại có vị Tăng khác hỏi: “Con chó có Phật tánh hay không?” Triệu Châu đáp: “Có”. Xong, Sư bảo: “Nếu lấy “Không” làm rốt ráo, sau lại nhân gì nói là “Có”? Nếu lấy “Có” làm đích xác, trước mặt nhân gì mà nói “Không”? Ở trong đây bắt giặc Triệu Châu, hứa cho các người trên trời dưới trời”. Lại có lúc lên giảng đường Sư bảo: “Gió thu mát, đêm thu dài, khách chưa về, nghĩ nhớ quê hương”. Sư vỗ xuống thiền sàn một cái tiếp bảo: “Tự là chẳng về, về bèn được, cảnh khói Ngũ hồ có ai tranh”. Sư từng khám xét hỏi vị Tăng mới đến: “Thánh giả ở phương nào, Linh kỳ ở xứ nào?” Vị Tăng ấy đáp: “Lâm trẫm châm”. Sư bảo: “Dứt chọn thiền hòa như vừng tợ thóc, tham đường đi”. Sư lại khám một vị Tăng khác: “Bàn thờ đá chẻ phá cửa ngực ông, bồn chén ao ngâm nát bảng chân ông”. Vị Tăng ấy định mở miệng đáp. Sư liền quát hét. Sư lại khám xét một vị Tăng khác: “Đánh mở hoa nhạc liền trời xinh, phóng ra Hoàng hà suốt đáy trong, tức tạm để đó, còn trên thật địa nói đem lại một câu xem?” Vị Tăng ấy định mở miệng đáp, Sư bèn đánh, Sư dùng mắng chửi quát hét vì môn nhân đệ tử mà tha thiết dạy răn, vì chẳng gần tình người thực hành đạo đại công trong thiên hạ. Việc lợi tha của Sư đều ngầm mà làm đó, không rằng chẳng nói. Sư sinh năm Ất mão (1255) thuộc niên hiệu Bảo Hựu thời Nam Tống (1255 1259), đến ngày mồng 04 tháng 08 năm Tân Tỵ (1341) thuộc niên hiệu Chí Chánh (1341 -1368) thời nhà Nguyên, Sư viết kệ tụng giã biệt đại chúng rằng:

“Vốn không sinh diệt,
Sao có đến đi.
Sông băng phát lửa,
Cây sắt nở hoa”.

Xong, Sư buông bút, duỗi một chân mà thị tịch, hưởng thọ tám mươi tám tuổi, bảy mươi sáu hạ lạp. Đến ngày 11 tháng đó, nghinh đưa toàn thân Sư an táng tại viện Tháp tịch chiếu. Sư có các đệ tử như Trúc Tuyền, Lâm Cổ, Đảnh Minh, Mộng Đường, Ngạc Sở, Thạch Kỳ, Dùng Trung Cập v.v… đều đủ để làm cao lớn Tông ấy.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TRỌNG DĨNH Ở TỊNH TỪ

1. Thiền sư Liễu Vạn ở Giang tâm.

Thiền sư Liễu Vạn – Nhất Sơn ở Giang tâm tại Ôn châu, vốn người dòng họ Kim ở Lâm xuyên. Sư dáng mạo gậy ốm. Năm mười lăm tuổi, Sư học nghiệp trình văn rất có tiếng tăm, nhưng chí khí muốn xuất gia, chẳng đoạt, bèn đến nương tựa Sa-môn Tư ở viện Thường lạc tại Kim khê mà cầu xin xuất gia, bỗng nhiên có Linh Chi Sản Hộ Xu chiêm đoán, Sư bảo là điềm tốt. Đến lúc du phương, Sư vào bái yết Thiền sư Văn – Yển Khê, Thiền sư Giác – Kinh Sưu, Thiền sư Kính – Giản ông đều cùng hợp ngữ. Khi Thiền sư Trọng Dĩnh – Đông Sưu nhận lãnh Nam bình, chọn Sư làm chưởng ký. Chợt đi qua đền thờ thần Sư thấy tro giấy theo gió xoay nổi bỗng nhiên quên bậc sở chứng, bèn trình bày cùng Thiền sư Trọng Dĩnh. Thiền sư Trọng Dĩnh hỏi vặn lại Sư trọn không ngưng trệ. Nhân đó mà Sư ấn chứng. Sau, Sư vân du đến Thiên thai, và cảnh chúng thỉnh mời khai đường giảng pháp tại Hàn nham. Sư trọn nối dõi dòng pháp của Thiền sư Trọng Dĩnh – Đông Sưu. Qua ba năm sau, Sư chuyển đến ở Tiên cư, Tử trạch. Lại qua mười năm sau, Sư chuyển đến ở Sơ sơn đang lúc bàn nghị nếu chẳng hợp tức liền đánh lui. Sau đó không bao lâu, Giảng Hoài tổng thống nhóm tập Chư sơn đến Trực chỉ đường ở Linh ẩn cùng bàn luận lấy Khai tiên để thỉnh mời Sư đến ở. Sư đến chăm việc tùng lâm đảnh tân. Lại trải qua mười năm lên ở Giang tâm, hơi có việc chẳng vừa ý Sư bèn bỏ đi. Chúng Tăng trong chùa có vài trăm vị khẩn cầu lưu lại, cùng theo Sư đến nơi của Bằng Công nhưng Sư vẫn không chấp thuận, mỗi tự khóc than giả biệt tan về mà Sư vẫn tự nhiên như thoát được gông cùm. Gặp lúc Thiền sư Minh – Nguyệt Giản ở Đông khê đưa thuyền đến thỉnh đón Sư về ở đó. Đến lúc Thiền sư Minh thị tịch, đại chúng ở Khai tiên lại đến cầu thỉnh Sư trở về. Sư quyết sức chối từ. Đại chúng khẩn thiết bức bách vài ba phen, nguyện chẳng vì việc chùa phiền lụy đến Sư, chỉ xin Sư dạy răn đồ chúng mà thôi vậy. Đến ngày 26 tháng 11 năm Hoàng Khánh thứ nhất (1312) thời nhà Nguyên, Sư cảm mắc bệnh, ngồi nơi tòa cao, chẳng cần thuốc thang. Qua bảy ngày, đòi tắm gội thay y phục rồi ra ngồi nơi án sách viết lời giã biệt đại chúng. Xong, Sư ngồi mà thị tịch. Sau khi trà tỳ gom nhặc được Xá-lợi năm sắc bằng hạt đậu nhiều vô số, hai tròng mắt không tiêu hoại, lại nung đốt lửa mạnh, thì càng sáng rỡ hơn, răng và đảnh cốt cứng chắc va chạm nhau có tiếng leng keng. Bấy giờ cải đổi làm tháp Ô-già ở Dự chương. Giang tây hàng tỉnh thừa tướng Cán Xích bảo lấy nơi tôn trí Xá-lợi của Đức Thế Tôn xưa cũ mà tôn trí Xá-lợi của Sư vào đó, đồng thời bảo kẻ sứ phân chia tròng mắt, Xá-lợi của Nhất Sơn tôn trí trong hợp bạc mà an táng, ngoài ra các cốc Xá-lợi còn lại thì an táng tại Đông khê.

2. Thiền sư Ích ở Nhạc lâm.

Thiền sư Ích – Úc Đường ở Nhạc lâm tại Phụng hóa, vốn người xứ Ôn châu. Sư khai đường giảng pháp ở Thiên ninh tại Vụ châu, rồi lên Chương Thánh, đến Nhạc lâm. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Người xưa nói: “Trong ta không có pháp cho người, chỉ là y cứ như thực mà kết án”. Trong Chương Thánh cũng không có pháp cho người, cũng chẳng y cứ như thực mà kết án”. Sư nắm cây gậy tiếp bảo: “Thế nào là chân không của Phật đạp trên hoa sen? Thế nào là việc Phật hướng thượng? Khắc hoạ cột xà”. Sư ném cây gậy xuống rồi trở về phương trượng. Nhân ngày 15 tháng 02, lên giảng đường, Sư đánh cây phất trần xuống một cái, bảo: “Ngày nay Chương Thánh gần ba mươi năm trước, trong tro lạnh nướng rang ra một hạt đậu đen, kéo tròng mắt lão hồ đi”. Sư hét một tiếng tiếp bảo: “Giả sử có một pháp quá hơn Niết bàn thì một tiếng hét của ta đây chẳng làm dụng của một tiếng hét vậy”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BẰNG Ở SONG LÂM

1. Thiền sư Tổ Ngân ở Linh ẩn.

Thiền sư Tổ Ngân – Duyệt Đường ở Linh ẩn tại Hàng châu, vốn người dòng họ Chu ở Nam khương, Sư ra đời ngày mồng 01 tháng 08 năm Đoan Bính thứ nhất (1234) thời Nam Tống. Năm mười tuổi tuổi, Sư vâng lời chỉ dạy của song thân, đến nương tựa chùa Gia Thuỵ mà cầu xin xuất gia. Sư lễ bái một mình Thiền sư Yển mà xuống tóc thọ giới Cụ túc. Một ngày nọ đọc xem kinh Hoa Nghiêm đến “Chỉ một thân kính chắc hiện trong hết thảy mảy trần”, bỗng nhiên có sự tỉnh ngộ. Sư đến bái yết Trí Công – Biệt Sơn ở tại Tương sơn. Trí Công hỏi: “Ông vừa rời nơi nào đến đây?” Sư đáp: “Từ Giang tây”. Trí Công tiếp bảo: “Mã Đại sư có an lạc chăng?” Sư kéo tay bước tới gần đáp: “Hòa thượng dậy đi” Trí Công bèn bảo Sư hầu hương. Sau đó không bao lâu, Sư đến Hàng châu bái yết Luân Công – Kiều đang ở tại Tịnh từ, Luân Công hỏi: “Lâm Tế ba lần gặp Hoàng Nghiệt đau cây gậy, phải vậy chăng?” Sư đáp: “Được của người một trâu, trả cho người một ngựa”. Luân Công gật đầu chấp thuận. Luân Công thị tịch thì Thiền sư Bằng – Giới Thạch – Bách Sơn vừa được bổ nhậm đến đó. Một ngày nọ trong thất, nêu cử câu thoại cây bách, Sư định mở miệng bàn nghị thì Thiền sư Bằng gằn giọng bảo: “Sao chẳng nói Hoàng hạc lâu trước Oanh vũ châu?” ngay lời nói đó, Sư chóng tỏ ngộ. Thiền sư Bằng liền bảo Sư hầu hương. Lâu sau, Sư trở về Đông nham tại Lô sơn, Nhật Công ở Viên thông thỉnh mời Sư đến phân tòa. Cửu giang thú tiền châu tôn thỉnh mời Sư ra đời hoằng hóa, đến ở Tây lâm nối dõi dòng pháp của Thiền sư Bằng – Giới Thạch.

Năm Chí Nguyên thứ hai mươi lăm (1288) thời nhà Nguyên, Sư chuyển dời đến ở Khai tiên, lại tuyển chọn đến ở Đông lâm. Đến đầu niên hiệu Nguyên Trinh (1295) thời nhà Nguyên. Sư vân phụng sắc chiếu vào nội cung, bàn luận đối đáp, xứng hợp Thánh chỉ, được ban tặng ấn thư đề hiệu Sư là “Thông Tuệ Thiền sư” và pháp y bằng kim lan. Đến năm đại đức thứ chín (1305) thời nhà Nguyên, Sư lên ở Linh ẩn. Sư từng khám xét một vị Tăng rằng: “Chư Phật như số vi trần tại trên đầu lưỡi ông, ba tạng Thánh giáo tại dưới cẳng chân Ông, vì sao chẳng liếc đất?” vị Tăng ấy mịt mờ, Sư bèn hét. Lại khám xét một vị Tăng khác: “Thích-ca, Di-lặc là đứa ở của người kia, vậy người kia ấy là ai?” vị Tăng ấy định trả lời, Sư bèn đánh. Có vị Tăng mới đến, Sư hỏi: “Ông ở xứ nào lại?” vị Tăng ấy đáp: “Ở đất Mân”. Sư hỏi: “Xứ đó Phật pháp trú trì như thế nào?” Vị Tăng ấy đáp: “Đói thì ăn cơm, nhọc thì nằm ngủ”. Sư bảo: “Sai nhầm” Vị Tăng ấy thưa: “Chưa xét rõ Hòa thượng ở nơi đây trú trì như thế nào?” Sư bèn phủi tay áo trở về phương trượng, vị Tăng ấy bèn thôi đi. Sư ở đó bốn năm thì thị tịch, lưu lại kệ tụng giã biệt đại chúng rằng:

“Duyên hợp thì lại,
Duyên tan thì đi,
Khua ngả Tu-di,
Hư không riêng bày”.

Sư hưởng thọ bảy mươi lăm tuổi, năm mươi hai hạ lạp.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VÂN NGOẠI Ở THIÊN ĐỒNG

1. Thiền sư Đại Chứng ở Tuyết đậu.

Thiền sư Đại Chứng – Vô Ấn ở Tuyết đậu tại Minh châu Sư ở Phan dương, Sư ra đời ngày hai mươi bốn tháng giêng Đinh dậu (1297) thuộc niên hiệu Đại Đức (1297 – 1308) thời nhà Nguyên. Từ thủa bé thơ Sư đã dĩnh ngộ khác thường, song thân biết không thể lưu giữ ở đời được, nên bảo Sư nương Thiền sư Trí Tiết ở chùa Xướng quốc tại trong châu mà học pháp xuất thế. Năm mười bốn tuổi, Sư xuống tóc, thọ giới Cụ túc. Sau ra bái yết Thiền sư Uyển – Kinh Thạch ở Viên thông tại Lô châu, có duyên đàm nói không khế hợp. Bấy giờ Thiền sư Tuyền – Tư Am ở phòng bên cạnh, thường ngày Sư sang thân gần rèn luyện. Gặp lúc Thiền sư Tụ – Vân Ngoại vừa mới xướng đạo của Tào Động ở Thiên đồng. Sư bèn đến nương tựa đó. Một ngày nọ vào trong thất, Thiền sư Tụ hỏi: “Ngày nay Thiên Đồng gặp nạn chết lớn, các người làm sao cứu?” Sư đáp: “Xin Hòa thượng ăn cơm”. Lại hỏi: “Ngày nay Thiên đồng gặp nạn chết lớn, chẳng cần các người cùng vì cứu giúp”. Sư thưa: “Cứu kẻ khác làm gì?” Lại hỏi: “Ngày nay Thiên đồng gặp nạn chết lớn, ai là người cùng ta đồng đi?” Sư đáp: “Hòa thượng đi trước tôi sẽ đi theo sau”. Thiền sư Tụ cười lớn ha ha. Từ đó tình đồng như cá với nước. Như Quy sơn cùng với Tịch tử vậy, bèn bảo Sư trông giữ giáo tạng. Thế rồi Sư đến bái yết Thiền sư Bản – Trung Phong ở núi Thiên mục, Thiền sư Bản nhã cùng mến quý. Đến trong khoảng niên hiệu Chí Trị (1321 -1324) thời nhà Nguyên, triều đình ban chiếu nhóm tập mọi người khéo giỏi viết chữ trong thiên hạ để cùng viết tạng kinh bản chữ vàng. Sư cùng Diệu Công Quốc sư đồng đến phương Bắc lên vào hầu. Sau khi công việc hoàn tất, ban tặng Sư áo rủ che mắt dệt bằng vàng. Khoảng đầu niên hiệu Thái Định (1324) thời nhà Nguyên, theo hướng nam Sư trở về lại Giang chế. Thừa tướng Thoát Hoan đang đảm lãnh Hành tuyên chánh viện sự, bèn thỉnh mời Sư đến làm chủ ở Nam thiền, giảng đạo nối dõi dòng pháp, từ Thiền sư Tụ – Vân Ngoại. Thiền sư Tụ là nối dõi từ Thiền sư Cử – Trực Ông, Thiền sư Cử nối dõi Thiền sư Quang – Đông Cốc, Thiền sư Quang nối dõi Thiền sư Tộ – Minh Cực, Thiền sư Tộ nối dõi Thiền sư Vựng – Tự Đắc, đó là sáu đời của cổ Phật tại Tháp châu. Tiếp theo, Sư đến nhận lãnh Quang hiếu, lại chuyển dời đến ở Tường phù tại Tín châu, rồi sang Thúy Nham ở Hồng châu, Chi sơn ở Nhiêu châu đều lấy Hành viện mà thỉnh mời. Sư lấy cớ bệnh mà cố chối từ. Đến năm Chí Chánh thứ bảy (1347) thời nhà Nguyên, Sư đến làm chủ ở Định thủy, tại Khánh nguyên. Qua chín năm, Sư lại dời lên ở Tuyết đậu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngàn nói muôn nói chẳng như thăm mặt một lần thấy, hôm qua là hai mươi chín, ngày nay là mồng 01 tháng 07, báo cùng các người tham huyền nhân, thời gian như tên bay, mẹ sinh hai tròng mắt, mỗi một đen như sơn. Gấp, gấp, gấp xoay đầu nhìn lấy Phật Thiên Chân lâu nay là mặt mắt gì? Xong, Sư xuống khỏi tòa, tuần đường và uống trà. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Diệu chẳng diệu, mũi nạp Tăng phần nhiều không lỗ huyền chẳng huyền trên đầu sát can không trời xanh. Hàng Chí sĩ sao dung dễ xủ tay áo, ngựa khéo tốt, há đợi vút roi, siêu nhiên đánh gậy quát hét chẳng rơi lạc nơm lưới. Trăm chim chẳng đến mùa xuân lại đi. Hang phòng đầy được mặt nhật ngủ cao”. Ở đó bốn năm rồi lui ở am viên Minh tại Định thủy. Qua năm sau, ngày 21 tháng 09 Tân sửu (1361) Sư thị tịch, hưởng thọ sáu mươi lăm tuổi. Nghinh thỉnh khám trà tỳ, lửa tàn, răng ngà chuỗi hạt không cháy rã, có Xá-lợi ánh ngời. Môn nhân đệ tử như Sa-môn Cảnh Vân v.v… gom nhặc di cốt không rã hoại, dựng tháp an táng tại sau am Viên minh.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ SÙNG NHẠC Ở LINH ẨN

1. Thiền sư Thiện Khai ở Kim sơn.

Thiền sư Thiện Khai, tự là Yểm Thất ở Kim sơn tại Trấn giang.

Có lúc lên giảng đường, nêu cử câu thoại Mật am phá bể chậu cát, xong Sư đọc bài tụng rằngrằng

“Pháp nhãn nắm lại sớm có thừa,
Tự nhiên bày đáp phá chậu cát,
Mà nay khắp nơi khó ngăn bít,
Ương lại tùng lâm, lụy cháu con.”

2. Thiền sư Phổ Nham ở Đạo tràng.

Thiền sư Phổ Nham – Vận Am ở Đạo tràng tại Hồ châu. Sư có đề bài kệ nói tôn tượng Triệu Châu larõ ràng

“Không đâu dất lại áo bảy cân,
Ít nhiều Thiền nhân chú ý tham,
Đến tận châu làm hang ổ,
Chẳng biết sắc xuân tại Nam giang”.

Sư có các đệ tử nối dõi như Thiền sư Ngu – Hư Không, Thiền sư Diễn – Thạch Phàn v.v…

3. Thiền sư Giác Thông ở Hoa Tạng.

Thiền sư Giác Thông, tự là Vô Đắc ở Hoa tạng. Nhân ngày hội miêu (Mầm xanh) lên giảng đường Sư bảo: “Phá một mảy trần ra Đại kinh, chim bay cá nhảy lại phân minh, chẳng đem mắt xem dùng tâm ngắm, đã là lớp đánh băng trong lửa, ngâm đậu đen mê mờ bình sinh, ngày phải ngoài kiếp nói được mùa, dệt thành mây trắng dâu lại biếc, cắt hết mây vàng lúa chánh xanh” Sư có đệ tử là Thiền sư Độ – Hư Chu nối dõi dòng pháp v.v…

4. Thiền sư Hy Liên ở Long tường.

Thiền sư Hy Liên – Thạch Nham ở Long tường tại Ôn châu, vốn người dòng họ Mã ở Triều dương. Nhân trong thất, có vị Tăng hỏi: “Ngày xưa Thiền sư Quang – Phật Chiếu, nhân vua Hiếu Tông (Triệu Thận 1163 – 1190) thời Nam Tống tuyên hỏi: “Đức Phật Thích-ca vào núi sáu năm, thành đạt việc gì?” Thiền sư Quang đáp: “Sắp gọi là bệ hạ quên mất”, là thế nào?” Sư dùng kệ tụng đáp:

“Căn lớn khí lớn huân tu lớn,
Liếc chuyển xoay có hướng lên đầu,
Muôn đức năm nay chỉ một Phật,
Núi Tuyết chẳng cách lầu rồng”.

5. Thiền sư Quang Mục ở Thụy nham.

Thiền sư Quang Mục – Thiếu Thất ở Thụy Nham. Có lúc lên giảng đường nêu cử: “Thiền sư Hà – Tào Sơn nhân có vị Tăng đứng hầu bên cạnh, bèn hỏi: “Đạo giả có thể giết nóng chăng?” Vị Tăng ấy đáp: “Phải”. Lại hỏi: “Chỉ như nóng hướng đến nơi nào lánh né?” Vị Tăng ấy đáp: “Lánh né trong vạc sôi là đỏ”. Lại hỏi: “Chỉ như vạc sôi lò đỏ lại làm sau sóng lánh né?” Vị Tăng ấy đáp: “Các khổ không thể đến”.

Xong, Sư nói bài tụng rằng:
“Mù ngay ba mắt ở Đảnh môn,
Ưu du trong vạc sôi lò đỏ,
Nếu nói các khổ chẳng thể đến,
Đích xác nào từng có địa đầu”.

6. Thiền sư Văn Lễ – Thiên Mục.

Thiền sư Văn Lễ – Thiên Mục ở Thiên đồng tại Minh châu, hiệu là Diệt Ông, vốn người dòng họ Nguyễn ở Lâm an tại Hàng châu, gia đình Sư ở sườn núi Thiên mục, nhân đó mà xưng gọi Sư là: “Thiền mục”. Lúc vừa mới sáu tuổi, Sư xách giỏ theo mẹ đi hái dâu, bỗng nhiên tỉnh ngộ, nghĩ tưởng, người dẫn dắt mình là ai? Bèn có chí ý muốn xuất gia. Năm mười sáu tuổi Sư đến nương tựa Sa-môn Trí Nguỵêt ở chùa Chân tướng tại trong làng quê mà cầu xin xuống tóc. Sau đó, Sư đến Tịnh từ dự tham nơi Thiền sư Hỗn Nguyên, Thiền sư Hỗn Nguyên nêu cử câu thoại. Hiện thành công án, tha cho ngươi ba mươi gậy, nhưng Sư chẳng khế ngộ, bèn đến bái yết Thiền sư Quang – Phật Chiếu ở Dục vương. Thiền sư Quang hỏi: “Nghĩ gì lại, cái gì là chư nhân ông của ngươi?” Bỗng nhiên Sư lãnh ngộ ý chỉ. Ngày khác, Thiền sư Quang lại hỏi: “Là gió động, hay là phướng động, vị Tăng ấy như thế nào?” Sư đáp: “Vật hiện trông mắt dựng đứng”. Lại hỏi: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướng động, nơi nào thấy được Tổ sư?” Sư đáp: “Dựng liền não che”. Thiền sư Quang vui mừng Sư nhạy bén vượt qua của Sư , bèn kéo làm thư ký. Lâu sau, Sư trở về lại Chế tây, nghe yếu chỉ “Nhất tâm tam quán ở Thượng Thiên trúc. Thiền sư Nhạc – Tùng Nguyên trong xứ đạo ở Tiến phước tại Nhiêu châu, trong thất hỏi một vị Tăng rằng: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướng động, phỏng định bàn luận, tức cây gậy gậy ra”. Nghe thế Sư chóng quên ngay mọi sự hiểu biết, mới đến dự tham và được ẩn khả chứng đắc rốt ráo yếu chỉ đó. Xong, Sư giã từ Thiền sư Nhạc – Tùng Nguyên, vân du tham lễ các tháp Tổ ở xứ Giang hoài. Bấy giờ Thiền sư Diễm – Chế Công đang làm chủ tại Tương sơn, kéo mời Sư đến mong làm vị Tăng thủ tòa. Tấn Lăng Vưu Công Dục vài lần đến núi, đọc lời Sư đề xướng, bèn rất vui thích đượm nhuần. Đến năm Gia Định thứ năm (1212) thời Nam Tống, Ước trai Cư sĩ Triệu Công Tư thỉnh mời Sư khai đường giải pháp tại Tuệ vân ở Lâm an. Một nén hương làm nối dõi dòng pháp từ Thiền sư Nhạc – Tùng Nguyên. Thế rồi Sư chuyển dời đến ở Năng nhân tại Ôn châu, sau đó không lâu, Sư lại giã từ về ở Tây khâu, bấy giờ Tiết trai Triệu Công rất mến mộ hạnh cao của Sư, dần đượm nhuần qua đến ở Tây khâu. Sư chẳng hỏi về họ tên chỉ cùng nhau đàm nói trọn ngày mà thôi. Ngày hôm sau, Triệu Công tấu trình thỉnh mời Sư đến ở Tịnh từ. Ở trong thất, mỗi lần nêu cử câu thoại măng tre Nam sơn, cá mực Đông hải, các học giả phỏng định bàn nghị, Sư liền thúc ngà xuống ba cái. Chẳng có ai ghé họp được. Sau đó Sư lại chuyển dời về ở Phước tuyền lên ở Thiên đồng.

Nhân lên giảng đường, nêu cử: “Trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Các người có thể lại chẳng phải là ngươi – Chẳng phải ngươi ở lại, chẳng phải ngươi thì ai?” Xong, Sư đọc bài tụng rằng:

“Chẳng phải ngươi trở lại là ai?
Hồng dạc chảy ở đá câu cá,
Mặt nhật lường gió định không người quét,
Chim yến ngậm đen khoảng nước bay”.

Nhân ngày đông chí, lên giảng đường Sư bảo: “Chuông vàng lúc mới dậy, chín số theo đầu đếm, cùng dẫn cốc sâu oanh hót, lần lược xà sườn yến ca, điền phụ tế cứu mang, tùng từ đánh trống xả. Nông phụ quen Ngưu lang. Gái thôn dạy kén tằm, thời gian già hết người trong đời. Đông chí hàn thực một trăm năm”. Lại nhân ngày húy kỵ Thiền sư Hoằng Trí, lên giảng đường, Sư bảo: “Đêm sáng ngoài rèm, kiếng bán trước nhà, vốn không gồm mang, đâu có thiên viên, chánh lúc nghĩ gì rốt cùng ai ở chánh vị. Xưa trước không người sương trăng lạnh. Hoa lau gió lắng cò trắng ngủ”. Có Thượng tọa đến, vào thẳng nơi phương trượng thưa: “Tôi có cáo trạng, xin báo cùng Hòa thượng”. Sư bảo: “Đối đầu tại nơi nào?” Thượng tọa ấy thưa: “Hòa thượng bên phải”. Sư bảo: “Lão tăng cùng ông có oán thù gì?” Thượng tọa ấy im lặng. Sư bèn bắt dừng lại và bảo: “Oan gia, oan gia, mới đến cùng xem”. Sư hỏi: “Ông tên là gì?” Thượng tọa ấy đáp: “Tên là Trí Hổ”. Sư rút lùi thân mình làm thế sợ hãi, vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bèn trở về phương trượng. Lại có Thiền sư Pháp Chiếu – Phật Quang, mới đầu đến nương tựa nơi Sư lúc ở Lương chữ, Sư bảo đến Hạ trúc mà dự tham nơi Thiền sư Ấn – Bắc Phong. Và Sư làm hai bài kệ tụng tiển đưa Pháp Chiếu rằng: “Đưa ông tham tìm có Thứu sơn, các phương lắm phải lạc trước ba, từ sau mở khác đồng về lại, viên chỉ đến nay cũng nhọc bàn, chọn cảnh rõ ràng phương thuốc khéo, ngoài ra phân biệt lại phải quên. Gió chiều thổi rơi mảnh hồng tàn, thôi hướng đầu rừng tìm hương cũ”. Khắp chốn tùng lâm đến nay vẫn lưu truyền đọc tụng không ngưng dứt. Sư rất thấu hiểu sâu sắc về dịch học. Trong niên hiệu Càn Thuần (?), các nho sĩ mạnh dạng xiển dương đạo học. Sư cùng họ đem tâm pháp mà chỉ thẳng, chẳng gì quên ngữ thế gian theo vui vậy. Chu Hối Am hỏi về chớ bất kính, Sư bắt tréo tay mà chỉ bày đó. Dương Từ Hồ hỏi về sức chẳng lừa dối:” Sư dùng kệ tụng mà trả lời rằng:

“Sức này rõ ràng là chẳng dối,
Chẳng dối có được mấy người hay,
Muốn rõ voi thỏ câu toàn đề,
Nhìn lấy Chánh Hốt lúc lên thềm”.

Sư thấu hiểu nhân loại như thế đó. Sư giẫm trải qua năm ngôi chùa nhưng chẳng quá chín năm, mà năm tháng được nhàn rỗi, phần nhiều Sư tiêu dao tại Tây khâu, Lương chữ. Các nạp Tăng đến tham khấu đông nhiều không khác lúc Sư đang lãnh chúng. Sư là người cao đơn giản kiệm ước, chẳng bó buộc bởi nói cười. Lúc sắp thị tịch đang trong cơn bệnh, Sư hỏi thị giả rằng: “Ai có thể cùng ta đến tháp Vô Phùng?” Thị giả thưa: “Xin Sư cho biết dạng tháp?” Sư bảo: “Dốc sức họa vẽ chẳng ra”. Xong, Sư bèn điềm nhiên thị tịch. Sau khi trà tỳ, các đệ tử gom nhặc Xá-lợi và di cốt Tôn Trí an táng tại bên tả tháp của Thiền sư Ứng Am. Sư hưởng thọ tám mươi bốn tuổi, sáu mươi tám hạ lạp, đệ tử nối dõi hoằng triền dòng pháp của Sư có Thiền sư Củng (????) – Hoành Xuyên, và Thiền sư Củng (????) Thạch Lâm, được tôn xưng là hai cam lồ môn.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 36
(Hết)