TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 31

Đời thứ mười bảy, sau đời Thiền sư Đại giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Long ở Hổ khâu, có một vị:

  1. Thiền sư Đàm Hoa ở Thiên đồng (hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Dụ ở Dục vương, có chín vị:

  1. Thiền sư Thản ở lương
  2. Thiền sư Sư Nhất ở Tịnh từ
  3. Thiền sư Pháp Toàn ở Đạo tràng
  4. Thiền sư Tuệ Thăng ở Diên phước (bốn vị hiện có ghi lục)
  5. Thiền sư Pháp Tú ở Vân nham
  6. Thiền sư Hạnh Đôn ở Liên vân
  7. Thiền sư Triệu ở Thiên mục
  8. Thiền sư Cổ ở An nham
  9. Thiền sư Vịnh ở Thượng nham (năm vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thái ở Đại quy, có bốn vị:

  1. Thiền sư Đán ở Tuệ thông
  2. Thiền sư Trọng An ở Linh nham
  3. Thiền sư Hạo ở Chánh pháp
  4. Thiền sư Biện ở Chiêu giác (bốn vị hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nguyên ở Hộ quốc, có năm vị:

  1. Thiền sư Hạnh Cơ ở Quốc
  2. Thiền sư Sư Thể ở Tiêu sơn
  3. Thiền sư Trí Thâm ở Hoa tạng
  4. Cư sĩ Tham Chính Tiền Đoan Lễ (bốn vị hiện có ghi lục)
  5. Thiền sư Viên Trí ở Thượng trúc (không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Viễn ở Linh ẩn, có chín vị:

  1. Thiền sư Tề Vĩ ở Đông sơn
  2. Thiền sư Như Bản ở Sơ sơn
  3. Thượng nhân Giác A
  4. Cư sĩ Nội Hàng Tăng Khai
  5. Cư sĩ Tri Phủ Cát Đàm (năm vị hiện có ghi lục)
  6. Thiền sư Thư Ký ở Tế điên
  7. Thiền sư Thủ tòa Nghiêu
  8. Thiền sư Liễu Thừa ở Thượng lam
  9. Thiền sư Tuệ Xung ở Công an (bốn vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Dân ở Hoa tạng, có một vị:

  1. Thiền sư Bảo Ấn ở Kính sơn (hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tộ ở Hoa tạng, có một vị:

  1. Thiền sư Quang ở Đông cốc (hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nguyên ở Chiêu giác, có một vị:

  1. Thiền sư Tuệ Quán ở Phụng thê (hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Đạo ở Văn Thù, có ba vị:

  1. Thiền sư Tuệ phương ở Sở an
  2. Thiền sư Tư Nghiệp ở Văn Thù (hai vị hiện có ghi lục)
  3. Thiền sư Quỳnh ở Văn Thù (không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tuân ở Phật Đăng, có bốn vị:

  1. Thiền sư Liễu Vân ở Trù nham
  2. Cư sĩ Đãi Chế Phan Lương Quý (hai vị hiện có ghi lục)
  3. Thiền sư Đạo Như ở Thiên tỉnh
  4. Cư sĩ Trịnh Tích ở Song hòe (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Minh ở Lặc đàm, có một vị:

  1. Thiền sư Thủ Duyên ở Vô vi (hiện có ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ LONG Ở HỔ KHÂU

1. Thiền sư Đàm Hoa ở Thiên đồng.

Thiền sư Đàm Hoa ở Ứng am – Thiên đồng tại Minh châu. Vốn người dòng họ Giang ở Kỳ châu. Lúc vừa mới sinh mà Sư đã có tướng kỳ đặc, tuấn kiệt. Năm mười bảy tuổi, Sư đến Đông thiền cầu xin xuống tóc xuất gia. Mới đầu, Sư đến bái yết Thiền sư Toại ở Thúy nam, được nhuần pháp chỉ đạo vị, nhân đó vân du khắp giang hồ, cùng các bậc Lão túc kích khơi đều khế hợp. Sư đến vân du lễ bái Thiền sư Viên Ngộ, vừa một lần thấy gặp mà Thiền sư Viên Ngộ tha thiết răn dắt Sư. Đến lúc ra đất Thục, Sư đến bái yết Thiền sư Long – lúc đang ở Phương giáo. Về sau, Thiền sư Long chuyển dời đến Hổ khâu, Sư cũng đi theo hầu. Chưa đầy nửa năm mà Sư chóng tỏ rõ đại sự. Sư giã từ đi đến Ứng am, phân tòa tại Liên vân, khai đường giảng pháp tại Diệu nghiêm, sau đó Sư lại chuyển dời đến ở các chùa lớn. Ngày ở tại Quy tông, khi ấy Thiền sư Đại Tuệ đang ở tại Mai dương, có vị Tăng rao truyền ngữ cú chỉ dạy của Sư đến đó. Thiền sư Đại Tuệ trông thấy, mà hết lời tán thán, lại dùng kệ tụng gởi đến Sư rằng: “Ngồi dứt Kim luân núi thứ nhất, ngàn yêu trăm quái, tông vết tiêu. Năm sau lại được tin tức Phật. Báo đáp Dương Kỳ chánh mạch thông”. Thiền sư Đại Tuệ mến trọng quy ngưỡng Sư đến như vậy.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chín năm ngồi xoay mặt vách tường, nát hoại cháu con ở Đông độ, một chiếc giày mang trở về Tây vức, độn đặt Lão Tử mặt vàng”. Sư nắm cây gậy, họa vẽ một đường, tiếp bảo: “Trâu đá giang ngang đường xưa, một con ngựa sinh ba con hổ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lão Đức Chương mù lòa hối ngốc, từ trước lại không đượm mùi vị, nắm được miệng, mất liền lỗ mũi, canh ba hai điểm xướng ba ca, không mối chống dấc Phạm vương ngủ”. Sư hét một tiếng, tiếp bảo: “Ta đi trong cỏ hoang, ông lại vào thôn sâu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lâm Tế ở nơi Hoàng Nghiệt, ba lần ăn gậy thấu đạt ý chỉ. Các người lại thấy được thấu chưa. Ngay như mt lần cắn bèn đứt, cũng chưa phải là Đại trượng phu tài giỏi. Chư Phật ba đời miệng treo trên vách tường, các lão Hòa thượng trong thiên hạ lấy gì ăn cơm?” Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Từ ngày mười lăm trở về trước, nước dâng thuyền cao, từ ngày mười lăm trở về sau, đất bùn nhiều Phật lớn, ngay ngày mười lăm, các chép biển đông đánh gậy mưa tợ nghiêng đổ bồn. Ngay như được tất cả chúng sinh trong khắp tam thiên đại thiên thế giới thảy đều hoan hỷ cho đó là đánh một gậy chẳng phòng ngại ứng thời ứng tiết, báo ân bất chợt thông thân nhảy nhót, bèn làm một bài thơ cử tợ đại chúng. Chuồn chuồn hứa phải chuồn chuồn xinh, bay đi bay lại chẳng từng dừng, bị ta bắt lại ngắt hai cánh, vừa tợ một cái đinh sắt lớn”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu làm một câu thương lượng, ăn cháo ai người chẳng hiểu, chẳng làm một câu thương lượng, trùng con trong hầm phẩn cười giết chết Xà-lê”. Sư nắm cây gậy, tiếp bảo: “Cây gậy tội phạm quá trời, đè nén đến hai núi Thiết vi. Hãy nói Tiến phước lại có quá phạm không?” Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Chậm một khắc”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sáng không thấy tối, tối không thấy sáng, sáng tối cả hai đều mất, không khác A Sư thế tục. Dã can sủa, sư tử rống. Sư tử rống, Dã can sủa ba nhà trong thôn ngửi mùi khỉ giá tăng gấp mười lần. Hạt châu minh nguyệt dưới cằm Ly long phân vằn chẳng thẳng, nếu làm lỗ mũi nạp Tăng nơi nào được lại, ba mươi năm sau kéo tay đấm ngực chưa phải là khổ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bên rá cơm trong thùng sơn, cùng khạc nhổ nhiều ông tát nước, cùng mắng chửi nhiều ông tiếp mổ, nước Hoàng hà ba ngàn năm một lần trong, Bàn đào năm trăm năm một lần nở hoa. Hạc-lặc-na cắn nhằm răng miệng, Chu Đảnh Vương cười lớn ha ha. Năm mươi năm trước, Quy Tông có một tắc công án, ngày nay nêu cử tợ các người. Hãy nói là công án gì? Vương Tiết cấp mất ngay tấm thiếp”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ăn cháo ăn cơm bất chợt cắn nhầm đầu lưỡi, máu vấy lên đến Phạm thiên, dưới bốn thiên hạ mưa dàn dụa có thừa, Ngọc hoàng đại đế phát đuổi hỏi Long vương ở Đông hải, đến trên đỉnh núi Kim luân xét hỏi. Chỉ trong khoảnh khắc truy tìm các người vì làm chứng kiến. Vả lại, mỗi mỗi xin y như thật tỏ bày, rất kỵ xoay lánh. Nếu như không thật, thì vui chôn tánh mạng các người”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Năm trăm lực sĩ nâng đá nghĩa, đầu vực muôn nhận buông tay đi, mười phương thế giới một nắm sắt, trên lưng hư không lông trắng mọc, ngay như nắm liền chức khăn phấn, buông thoát áo vải mùi chim cốt, đến dưới cửa Báo ân, chánh khéo ăn gậy. Cớ sao nửa đêm dậy lại cong gối ngồi, đầu cờ sao hiện trước nạp Tăng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong mắt chư Phật ba đời không đường gân, dưới da Tổ sư sáu đời không có máu, rõ ràng cắn nhằm môi nếu, nhạy vọt ra kia quay vọng chẳng được, cớ sao Nam Tuyền chém mèo con?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Người tham thiền rất kỵ nhầm dụng tâm, tỏ ngộ kiến tánh là nhầm dụng tâm, thành Phật thành Tổ là nhầm dụng tâm, đi đứng nằm ngồi là nhầm dụng tâm, ăn cháo ăn cơm là nhầm dụng tâm, tả phẩn đái vãi là nhầm dụng tâm, một động một niệm một đi một lại là nhầm dụng tâm.

Lại có một nơi nhầm dụng tâm. Quy Tông chẳng dám cùng các người nói phá. Cớ sao một chữ vào cửa công, chín năm xe chẳng ra?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thợ tài khéo chưa ra tay, ngọc đá chẳng phân, không người giỏi đúc, vàng cát lẫn lộn. Giả sử không Thầy tự tỏ ngộ, đến dưới cửa Thiên đồng, chánh khéo sáng đánh ba ngàn gậy chiều đánh tám trăm gậy”. Chợt nhiên Sư nắm cây gậy, tiếp bảo: “Gọi làm cây gậy, ngọc đá chẳng phân, không gọi làm cây gậy, vàng cát lẫn lộn. Trong đó một cái nửa cái khéo phân rành đầu mối, quản lấy bước bằng đan tiêu, hoặc chưa như vậy”. Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Gấp đặt mắt trông xem”.

Có vị Tăng hỏi: “Bà Tử hỏi Nham Đầu: “Với Trình mùa mái chèo cong thì chẳng hỏi, hãy nói đứa con trong tay Bà Tử từ đâu được lại?” Nham Đầu gõ vào mạn thuyền ba cái Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Mung gặp đánh nhằm liền đáy lạnh cóng”. Lại hỏi: “Lúc ấy nếu hỏi thì Hòa thượng đối đáp như thế nào?” Sư đáp: “Một cây gậy đánh giết”. Lại nói: “Lão Hòa thượng ấy rất giống mua khăn trùm đầu”. Sư bảo: “Ông đến nơi nào mà thấy được Nham Đầu?” Vị Tăng ấy đáp: “Tráp tâu”. Sư bảo: “Đổ Tuyển Thiền Hòa”. Lại hỏi: “Bà sinh được bảy người con, sáu đứa chẳng gặp tri âm, chỉ còn một đứa ấy cũng không tiêu được, vất bỏ vào trong nước lại tạm như thế nào?” Sư đáp: “Thiếu bán đùa vui”. Lại hỏi: “Lúc ấy bất chợt Nham Đầu nhả thè lưỡi, ý làm sao sống?” Sư đáp: “An vui thì đồng hoan hỷ”. Lại hỏi: “Có vị Tăng hỏi Vân Môn: “Thế nào là tịnh pháp thân?” Vân Môn đáp: “Hành lan hoa thuốc”. Ý ấy như thế nào?” Sư đáp: “Cát sâu nỏ tròng mắt”. Lại hỏi: “Chỉ vậy là chôn vùi chính mình, chỉ vậy là cô phụ tiên Thánh, lìa hai tướng ấy nơi nào hòa bùn kéo nước, xin Sư chỉ bày?” Sư đáp: “Đũa ngọc chống miệng hổ”. Lại nói: “Một lời vàng đá đàm nói lại nặng, muôn sự lông hồng, thoát đi nhẹ nhàng”. Sư bảo: “Chớ lừa dối Lào Tăng tài khéo”. Lại hỏi: “Mọi người đều sợ lửa đốt nóng, tôi thích ngày hạ kéo dài, ùn gió từ phương Nam lại, lầu các lúc thoáng chút gió mát thì thế nào?” Sư đáp: “Dáo ngã mặc giáp”.

Nhân ngày húy kỵ tại Hổ khâu, Sư niêm hương rằng: “Bình sinh chẳng dấy khua nhằm cái không ý trí. Lão Hòa thượng làm hết kỹ lưỡng, ghé hợp không được, từ đây ngự đi can qua, tùy phần mặc áo ăn cơm, hai mươi năm lại, ngồi nơi cái sàn khúc lục, treo đầu heo bán thịt chó, biết kia có lắm chứng cứ, tuy là một năm qua một ngày đốt hương. Ngàn xưa khiến người chuyển hận thêm sâu”. Ở trong thất, Sư hay rèn luyện kỳ ngải, nên người đời xưng gọi nơi Sư và Đại Tuệ là hai môn Cam lồ.

Sư từng răn dạy đồ chúng rằng: “Nhà nạp Tăng mang giày cỏ ở tại viện, chẳng giống như rắn hổ mến nhớ hang huyệt ư?”

Đến ngày 13 tháng 06 năm Long Hưng thứ nhất (1163) thời Nam Tống, Sư an nhiên thị tịch, dựng tháp an táng toàn thân tại Bản sơn.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DỤ Ở DỤC VƯƠNG

1. Thiền sư Thản ở lương.

Thiền sư Thản ở lương tại Phước châu. Có vị Tăng nêu cử câu thoại cái lược tre của Thiền sư Đại Tuệ mà thỉnh hỏi. Sư dùng bài kệ tụng chỉ dạy rằng: “Kính Sơn có cái lược tre, chỉ vậy riêng không đạo lý gì. Điện Phật nhà trù, Tam môn. Xuyên qua tai mắt nạp Tăng”. Ngay lời nói đó, vị Tăng ấy bèn có sự tỉnh ngộ.

2. Thiền sư Sư Nhất ở Tịnh từ.

Thiền sư Sư Nhất – Thủy Am ở Tịnh từ tại phủ Lâm an, vốn người dòng họ Mã ở Vụ châu. Năm mười sáu tuổi, Sư xuống tóc xuất gia. Mới đầu đến dự tham nơi Thiền sư Tuệ Chiếu tại Tuyết phong. Thiền sư Tuệ Chiếu nêu cử câu thoại tàng thân không dấu vết mà hỏi Sư, qua vài ngày, Sư mới tỏ rõ, bèn trình kệ tụng rằng: “Tàng thân không dấu lại không tàng, thoát thể không nương bèn ở đợ, gương xưa chẳng nhọc lại tự chiếu, lắng khói cùng sương thấm thu quang”. Thiền sư Tuệ Chiếu lại chất vấn Sư rằng: “Rốt cùng trong nào là nơi tàng thân không dấu vết? Sư đáp: “Ứa nghẹn”. Thiền sư Tuệ Chiếu lại hỏi: “Nơi không dấu vết, nơi nào chẳng ẩn tàng thân?” Sư đáp: “Hổ đá nuốt ngay con dê gồ”. Thiền sư Tuệ Chiếu chấp thuận đó. Ở lâu sau, lên giảng đường, Sư bảo: “Sư ông Viên Ngộ nói: “Tham thiền tham đến nơi không tham, tham đến không tham mới suốt cùng. Với Thủy am thì không như vậy. Tham thiền, tham đến chỗ không tham. Tham đến không tham chưa suốt cùng. Nếu cùng muốn cùng ngàn dặm mắt, lại phải bước lên một tầng lầu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mây đông muốn thành tuyết mà chưa thành, Phổ Hiền cưỡi tượng cao vợi. Lãnh mai nửa hợp nửa mở, cảnh tượng thiếu thất tiết bày, tiện nghĩ gì đi còn là nửa nâng dắc, làm gì sống là việc của toàn nâng dắc, trước người vô trí chớ nói, đánh đầu các người phá rách trán”. Có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử pháp nhãn chỉ dạy đại chúng: “Khắp mười phương thế giới các cõi nước sáng rực rỡ, nếu có một đầu mảy tơ tức là một đầu một đầu mảy tơ”. Sư bèn dựng đứng cây phất trần, tiếp bảo: “Có thấy chăng?” Xuyên qua đầu lâu còn chưa tỉnh giác. Còn Pháp Đăng nói: “Khắp mười phương thế giới các cõi nước tự nhiên sáng rực rỡ nếu có một đầu mảy tơ, chẳng phải đầu một mảy tơ”. Và Sư bảo: “Đêm lại sắc trăng mười phần đẹp, ngày nay núi thu xanh vô hạn”.

3. Thiền sư Pháp Toàn ở Đạo tràng.

Thiền sư Pháp Toàn – Vô Am ở Đạo tràng tại An cát châu, vốn là người dòng họ Trần ở Cô tô. Mới đầu, Sư đến nương tựa Hòa thượng Xuyên ở Đông trai xuống tóc xuất gia. Rồi Sư đến nương tựa Thiền sư Phật Trí qua thời gian dài. Mỗi lần vào thất, Thiền sư Phật Trí đem câu thoại con chó không Phật tánh hỏi. Sư mịt mờ không trả lời được. Một ngày nọ nghe vị Tăng nêu cử bài tụng của Ngũ tổ nói là “Triệu Châu lộ bày dao kiếm”. Bỗng nhiên Sư đại ngộ, có làm bài tụng rằng: “Cổ xúy ầm ầm bày nửa vai, lầu rồng hương nhả thuyền Ích châu, có lúc gót son đùa trăng sáng, đạp phá Ngũ hồ sóng gợn trời”. Ở lâu sau, lên giảng đường Sư bảo: “Muốn được hiện tiền chớ còn thuận nghịch”. Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Đại sư Tam Tổ biến làm Dạ-xoa mặt ngựa, hướng Đông Phất-vu-đãi, Tây Cù-da-ni, Nam Thiệm-bộ, Bắc Uất-đơnviệt, tức lại trong tay sơn Tăng trình bày thân, xưa nay vốn chỉ là một cây gậy sơn đen. Lại có thấy chăng? Nếu như thấy được vào địa ngục như tên bắn”. Rồi, Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy và bảo: “Các người mỗi mỗi đội trời đứng đất, lông may giăng ngang lang lật. Đến nơi đi chân khám nghiệm các phương. Lại đến trong đó tìm cái gì, mới nhẹ nhạ rút nhằm, bèn nói: “Thiên thai mời khắp, Nam nhạc du phương, Ta tạm hỏi ông đã từng thâu gom được bao báu trong nước Đại thực chăng?” Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Rất kỵ miệng ngậm sừng dê”. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Ngưu Đầu chưa thấy gặp Tứ Tổ thì thế nào?” Sư đáp: “Trong thiên hạ không người bần khổ”. Lại hỏi: “ Sau khi thấy gặp rồi thì thế nào?” Sư đáp: “Bốn biển không kẻ giàu sang”.

Đến ngày 25 tháng 07 năm Kỷ sửu (1169) thuộc niên hiệu Càn Đạo (1165-1174) thời Nam Tống, lúc Sư sắp tịch, đại chúng thỉnh cầu Sư lưu lại kệ tụng, Sư trừng mắt nhìn xuống, đại chúng cố nài cầu thỉnh, Sư bèn viết hai chữ “vô vô”. Xong, Sư ném bút mà thị tịch. Sau khi trà tỳ có được xá-lợi năm sắc, dựng tháp an táng tại núi Kim đẩu.

4. Thiền sư Tuệ Thăng ở Diên phước.

Thiền sư Tuệ Thăng ở Hàng nham – Diên phước tại Tuyền châu, vốn người xứ Kiến ninh. Có lúc lên giảng đường, Sư hét một tiếng rồi bảo: “Khắp mười phương thế giới hợp mười đời xưa nay thành đô nhà cửa, ở trong đó bức bức bít bít rồi vậy, nếu buông mở một kim châm bén nhọn, thì biển lớn chảy ngược dòng về phía Tây, núi lớn đổ ngã, các loài cá rồng ngoan đà tôm cua giun dế đều lên đất bằng vọt ra sóng cả bơi lội nhảy múa. Tuy là như vậy, phải đến trên đầu sào trăm thước tiến thêm một bước, thì bước bước đạp chuyển vô tận tạng luân, mới biết nói lỗ mũi treo tại trên môi, lông mày không ở dưới mắt, lại có cùng ủy thác chăng?” Sư lại hét một tiếng và tiếp bảo: “Rất kỵ chuyển hơi xúc phạm húy”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THÁI Ở ĐẠI QUY

1. Thiền sư Đán ở Tuệ thông.

Thiền sư Đán ở Tuệ thông tại Đàm châu, vốn người dòng họ Nghiêm ở Bồng châu. Mới đầu ra quan ải, Sư thẳng đến Đức Sơn gặp ngay Thiền sư Thái đang ở tại đó lên giảng đường nêu cử “Triệu Châu bảo: “Bà Tử ở Đài sơn đã vì ông khám phá xong rồi. Hãy nói ý chỉ tại nơi nào?” Ngưng giây lát, tiếp bảo: “Đến đất gom cả lá vàng đi, vào núi đẩy ra mây trắng lại”. Nghe vậy, bỗng nhiên Sư tỏ rõ. Ngày hôm sau vào thất. Thiền sư Thái hỏi: “Trước, Bách Trượng không lạc nhân quả, nhân gì rơi đọa Dã hồ? Sau, Bách Trượng chẳng mê mờ nhân quả, nhân gì thoát khỏi Dã hồ?” Sư đáp: “Khéo cùng một hố chôn lấp ngay”. Ở, lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Nói Phật nói Tổ chánh như thịt lành mổ thành vết sẹo, cử xưa nêu nay giống như cơm thừa canh cặn. Một lần nghe bèn ngộ đã là rơi lạc vào đầu thứ hai. Một nêu cử bèn thực hành, sớm là chẳng nhằm tiện. Phải biết mỗi việc như trời che khắp, tợ đất chở cùng. Sư tử lúc đi chẳng cần bè bạn, tráng sĩ dấc tay không nhờ sức kẻ khác. Phật tổ nhón liền chẳng dậy, nạp Tử mong thấy không đường. Mê ngộ cả hai đều mất, Thánh phàm dứt tuyệt lối. Hãy nói từ xa xưa các Thánh dùng pháp gì để chỉ dạy người”. Sư bèn hét một tiếng, tiếp bảo: “Chớ vọng tưởng”.

Nhân ngày húy kỵ Hòa thượng Phật tánh, lên giảng đường, Sư bảo: “Lừa con ba chân đùa nhảy đi, bước bước cùng theo chẳng cùng đến. Đầu cây kinh dậy từng cặp cá, bắt lại một già một chẳng già, vì mến tùng trúc dẫn gió trong lành, kia sao ra cửa lại bèn là cỏ. Nhân gọi Đàn Lang biết được hắn, Đại cơ đại dụng đều đẩy ngã, lò hương khám chứng thấy cội nguồn, phẩn quét đầu đống lượm vật báu, tùng lâm mênh mông dối thương lường, khuyên ông chớ phỉ báng thiên sư khéo tốt”.

2. Thiền sư Trọng An ở Linh nham.

Thiền sư Trọng An ở Linh nham tại Lễ châu. Từ thuở thiếu thời, Sư làm Tỳ-kheo, đến lúc tráng niên, vân du các giảng tứ. Sau đó, đến bái yết Thiền sư Viên Ngộ ở Tương sơn. Bấy giờ Thiền sư Phật Tánh (Thái) đang là thủ tòa ở đó, Sư vào bái yết tham hỏi, bèn lãnh ngộ yếu chỉ. Đến lúc Thiền sư Thái (Phật Tánh) đến ở Đức Sơn bảo Sư đến Chung phụ, đề thông sách nối dõi. Thiền sư Viên Ngộ hỏi: “Ngàn dặm rảo bước lại chẳng nhục Tông phong, công án hiện thành làm sao thông tin?” Sư đáp: “Trông mặt cùng trình lại không đỡ giúp”. Lại hỏi: “Đây là tận cùng cùa Đức Sơn, cái nào là tận cùng của Thượng tọa?” Sư đáp: “Đâu có người thứ hai?” Lại hỏi: “Sau lưng mang cái gì?” Sư bèn đưa sách ra Thiền sư Viên Ngộ cười, bảo: “Tác gia thiền khách thiên nhiên có ở”. Sư thưa: “Giao cho Tương Sơn”. Tiếp đến trước Tăng đường, Sư bưng sách mà thưa hỏi Thủ tòa, Thủ tòa hỏi: “Giấy trắng Huyền sa đây từ đâu lại?” Sư đáp: “Từ lâu im lặng cốt yếu này chẳng chuyên vội nói. Ngày nay bái trình, may mắn mong một lần xem”. Thủ tòa bèn hét. Sư bảo: “Thủ tòa tác gia”. Thủ tòa lại hét. Sư nắm sách bèn đánh, Thủ tòa định bàn nghị, Sư bảo: “Chưa rõ ba tám chín, chẳng khỏi tự trầm ngâm”. Sư nắm sách lại đánh xuống một cái và nói: “Lúc tiếp Thiền sư Viên Ngộ cùng Thiền sư Thái – Phật Nhãn thấy. Thiền sư Viên Ngộ bảo: “Đánh Thủ tòa ta chết rồi vậy”. Thiền sư Thái bảo: “Quan Mã Tư Tích có lắm bằng cứ”. Sư nói: “Nói lắm Quan Mã Tư Tích chính là Long tượng giẫm đạp”. Thiền sư Viên Ngộ gọi Sư lại bảo: “Ta có năm trăm vị Thủ tòa. Ông vì gì đánh kia?” Sư thưa: “Hòa thượng phải ăn một nhanh chóng mới được”. Thiền sư Viên Ngộ ngoảy nhìn lại Thiền sư Thái – Phật Nhãn mà nhả thè lưỡi. Thiền sư Thái – Phật Nhãn bảo: “Chưa nhằm”. Và liền ngoảy nhìn Sư mà bảo: “Tay không nắm đầu bừa, bước đi cưỡi trâu nước, người từ trên cầu qua, cầu trôi nước chẳng chảy, ý làm sao sống?” Sư khom mình thưa: “Mọi thứ cúng đều là đến thật”. Thiền sư Thái cười, bảo: “Xưa nay là người trong phòng nhà”. Lại đến ra mắt Hòa thượng Tự ở Ngũ tổ thông giao sách pháp quyến. Thiền sư Tự hỏi: “Trong sách nói cái gì?” Sư đáp: “Văn thể đã rõ bày”. Lại hỏi: “Rốt cùng nói cái gì”. Sư đáp: “Đang Dương khua kiếm báu”. Lại hỏi: “Gần trước lại đây trong ấy không biết bao nhiêu chữ?” Sư đáp: “Chớ lừa dối bại hoại”. Thiền sư Tự ngoảy nhìn Thị giả và hỏi: “Đó là vị Tăng nào vậy?” Thị giả thưa: “Thượng tọa ấy từng ở dưới tòa của Hòa thượng đi”. Thiền sư Tự bảo: “Quái lạ nghĩ gì cốt đầu”. Sư thưa: “Bị Hòa thượng độn đặt lại”. Thiền sư Tự mới đem sách đến trên lò lửa xông, và bảo: “Nam Mô Tam mãn đà một đà nam”. Sư đến gần phía trước chỉ khảy móng tay mà thôi”. Thiền sư Tự bèn mở sách đọc xem. Ngày Sư trở lại Đức Sơn, Thiền sư Phật Quả, Phật Nhãn đều có kệ tụng tiễn đưa Sư. Sau đó không bao lâu, pháp tịch của Linh nham bị trống vắng, các hàng nạp Tử dâng điệp văn thỉnh mời Sư đến trú trì. Sư bèn nối dõi dòng pháp của Thiền sư Thái ở Đại quy.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tham thiền chẳng cứu cùng vực sâu. Chạm đường đều vì lưu ngại. Do đó; giữ sự tỉnh lặng, lắng đọng rỗng nhàn rơi nơi biển độc, dùng yếu hơn mạnh, mình phải người khác quấy, lập lượng nhân ngã, thấy nơi sai khô, bèn khiến hơn kém chẳng phân, soi chiếu chẳng tạo dùng, dùng chẳng lìa hang tổ, đó mới là chỗ học, chẳng cao hết vì lưu tục. Đến trong đó phải biết có thấu thoát trong chết ẩn có nơi sống. Phật không thể biết, Tổ chẳng thể lừng. Do đó, người xưa nói: Có lúc trước chiếu sau dụng. Vả lại, cần cùng ông thương lượng. Có lúc trước dụng sau chiếu. Ông lại là gã tài giỏi mới được. Có lúc chiếu dụng đồng thời, ông lại làm sao sống phải đáng. Có lúc chiếu dụng chẳng đồng thời, ông lại hướng đến nơi nào ghé hợp? Lại có biết chăng? Xuyên Dương tiển cùng câu kinh ngại người chẳng phải đến lúc học được lại”.

3. Thiền sư Hạo ở Chánh pháp.

Thiền sư Hạo ở Chánh pháp tại phủ Thành đô, có lúc lên giảng đường, nêu cử nhân duyên của Vĩnh gia đến Tào khê, rồi Sư bảo: “Cần biết Vĩnh gia chăng? Dấc vụt núi biển tìm tri kỷ. Cần biết Tổ sư chăng? Đánh động đất trời tạo lập thái bình. Hai lão ấy chẳng biết đi đến nơi nào”. Sư gõ cây gậy một cái một cái, tiếp bảo: “Tông phong ngàn xưa lưu bá tiếng tốt lành”.

4. Thiền sư Biện ở Chiêu giác.

Thiền sư Biện ở Chiêu giác tại phủ Thành đô, có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mảy may có sai đất trời cách biệt, cách sông người xướng bài từ chim chá cô, lầm nhận tiếng kèm người Hồ có mười tám vỗ. Cần hiểu chăng? Muốn được hiện tiền, chớ còn thuận nghịch, khói sóng ngũ hồ có ai tranh, từ đó chẳng về, về bèn được”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NGUYÊN Ở HỘ QUỐC

1. Thiền sư Hạnh Cơ ở Quốc.

Thiền sư Hạnh Cơ – Giản Đường ở Quốc tại Đài châu, vốn người dòng họ Dương ở Bản quận. Sư có phong thái dáng vẻ nổi trội khác thường, tài năng hơn hẳn cả rừng nho. Năm hai mươi tuổi, Sư giã từ vợ con tôi tớ tầm học pháp xuất thế, về sau đến am ấy, thầm có khế hợp nhận biết. Sư ra ở núi Ứng hoàn, dùng dao cày bổ giống lửa một mình suốt mười bảy năm. Sư từng làm kệ tụng rằng: “Đất lô không lửa đãy khách trống, tuyết tợ trung hoa rơi cuối năm, nhặt được gai khâu áo rách, chẳng biết thân ở trong quạnh hiu. Sư từng nói với mọi người rằng: “Tôi còn chưa ẩn yên, đâu vì ở núi vui việc tôi ư?” Một ngày nọ chợt nhìn đến cây ngã nơi đất, bỗng nhiên Sư đại ngộ, bình sinh mọi điều nghi ngại trước đều tiêu mất. Sau đó không bao lâu, bèn có sắc mạng mời đến ở Viên thông tại Giang châu. Sư mới bảo: “Đạo tôi sắp hành hóa vậy”. Và Sư mừng vui kéo gậy mà đi.

Lên giảng tòa, Sư giảng pháp rằng: “Viên Thông không mở bày thuốc sống, Đơn Đơn chỉ bán con mèo chết, chẳng biết cái nào không tính lường, uống nhằm khắp thân lạnh toát mồ hôi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đơn rõ tự mình vui là nhân khổ, hướng đến Tông thừa địa ngục tức ở, năm ngày một lần tham, ba tám tự nói chung cùng tự vung dơ bẩn nhà mình. Lại nếu hỏi lý hỏi sự, hỏi tâm hỏi tánh, đầy nguyên do chẳng thể được, nếu là anh tinh tài giỏi, lén nhìn bờ rào chẳng vào, y cứ đảnh chẳng thường. Bèn từ khi chưa có Phật và chúng sinh trở về trước chuyển được thân, tức ở ngày nay trên đường Quan lớn nhanh đi rộng bước, trọn chẳng hướng đến hang chuột già, cỏ trong hang đầu nổi đầu chìm. Nếu cũng là căn tánh kém yếu, cần đi đến nơi có mùi vị giấm giáp, gặp ngay A Sư nghĩa học vội cùng hàn gắn, ngay như nói được mây ùn mưa đổ, cũng là ểnh ương hóa rồng được cột nêu y như cũ ăn bùn ăn, kham làm được gì?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đầu tháng tám trung thu, sân nhà vào mới mát, chẳng câu cốt gió sương, người buồn biết đêm dài”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Không cách ân xưa trước có thể tham thiền Lâm Tế, có chịu vâng theo ý khó tiếp nối Dương Kỳ, khốn khổ đứa ở nấu đốt, đói khát cùng đùa bởn nhau. Biển lớn chỉ đem bẻ gãy gân quấy rối, ông chết ta sống, lửa dữ nung đốt chỏ vạc nấu Phật lem lém, nghĩ gì tác dụng mới có thể chống cửa đỡ nhà, lại nói tiếng hòa vang thuận, hình thẳng bóng ngay, lừa ngựa cũng chưa mộng thấy”.

Có vị Tăng hỏi: “Tam Thánh hỏi Tuyết Phong: “Thấu lưới vãy vàng chưa xét rõ lấy gì làm thức ăn?” Tuyết Phong đáp: “Đợi ông ra khỏi lưới lại, sẽ vì ông nói”. Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Đồng đường chẳng đồng vết”. Lại hỏi: “Tam Thánh nói: “Câu thoại đầu của một ngàn năm trăm vị Thiện tri thức cũng không biết”. Tuyết Phong bảo: “Việc Lão Tăng trụ trì ràng buộc”. Lại làm sao sống?” Sư đáp: “Mũi tên trước còn nhẹ, mũi tên sau mới sâu”. Lại hỏi: “Chỉ như Tuyết Đậu nói: “Đáng tiếc thả qua, khéo cho ba mươi gậy, gậy ấy một gậy cũng sánh không được, phải là ít gặp tác gia”. Ý ấy lại làm sao sống?” Sư đáp: “Thu trận nói binh thư “. Lại hỏi: “Cái gậy ấy là Tam Thánh đáng nên ăn hay Tuyết Phong đáng nên ăn?” Sư nắm phất trần đánh vào thiền sàn một cái và bảo: “Trong ấy, dâng cử lấy”.

Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Cây gậy của nạp Tăng chẳng dùng thì thôi, dùng thì như lông chim chẩm rơi vào nước, cá, ba ba đều chết, chánh đặt bên cạnh dấc lên gió thổi vùn vụt đất, riêng bước giữa phương lớn, chết sống đều tại nơi ta. Do đó nói: Ngàn người bày xếp cửa, chẳng một người nhổ chốt cửa, ngàn người muôn người được đến an lạc ruộng đất. Lại có biết chăng? Uyên ương thêu vẽ theo ông xem, chẳng nắm kim vàng đo cho người”. Lại có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng: “Quán sắc tức không, thành đại trí nên chẳng dừng sinh tử. Quán không tức sắc, thành đại bi nên chẳng chứng Niết-bàn. Sinh tử chẳng dừng, Niết-bàn chẳng chứng. Đất Hán chẳng gom, đất Tần chẳng Quản. Hãy nói an thân lập mạng tại nơi nào? Chớ phải rõ ràng nơi tâm mắt mà cùng chẳng thể thấy, rành rành trong sắc trần mà lý chẳng phân ư? Chớ phải dậy ngồi trấn cùng theo nói nín đồng ở dừng ư? Nếu nghĩ gì tất cả đều là đảnh xoản trước đầu lâu, phải biết quá lượng người tự có dùng quá lượng. Vả lại, làm gì sống là dùng quá lượng? Bắc đẩu ẩn tàng thân tuy có nói, tin tức ra đàn ít người hay”.

2. Thiền sư Sư Thể ở Tiêu sơn.

Thiền sư Sư Thể ở Tiêu sơn – Hoặc am tại phủ Trấn giang. Vốn người dòng họ La ở Đài châu. Có lúc lên giảng đường, nêu cử Công án bốn câu kệ của Lâm Tế chỉ dạy đại chúng. Xong Sư mới gọi đại chúng, bảo: “Cái Công án ấy các bậc Lão túc trong thiên hạ niêm liền lắm nhiều, em sợ đều chưa hết sự hay khéo, Tiêu Sơn chẳng khỏi Tứ lăng đặt đất, nên cùng các người chú giải rõ ràng một lần. Thế nào là Sư tử ngồi nơi đất? Ôi! Thế nào là kiếm báu Kim cang vương? Ôi! Thế nào là mò tìm bóng cỏ đầu sào? Ôi! Thế nào là một tiếng hét không làm tác động của tiếng hét? Ôi! Nếu cũng chưa hiểu cây gậy cùng Tiêu Sơn nhả bày xem?” Sư gõ xuống một cái, bảo: “Trong tiếng cười có dao”. Lại gõ xuống một cái, bảo: “Rắn độc không mắt”. Lại gõ xuống một cái, bảo: “Tài giỏi nhẫn nhịn không cấm”. Lại gõ xuống một cái, bảo: “Ra cửa là đường. Lại có một cơ nêu cử câu thoại, Trưởng lão cũng giải hiểu không được”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thường năm tắm Phật tại ngày nay, mắt trông ca Duy đường chẳng xa, nếu là đương thời từng thị hiện, nên chặng nước bẩn chợt rưới đầu?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tháng nóng phải lay quạt, lạnh phải mặc thêm áo, nếu nói ngày qua không, rất tợ không biết thời”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đạo sinh một, trâu sắt không sừng ngủ thiếu thất, một sinh hai, cha ông mở ruộng nói đại nghĩa. Hai sinh ba, sàn nhà yến tía hót nỉ non, ba sinh muôn vật, kế sống con trai lìa hang tổ, nhiều nơi thêm, ít nói bớt, trùng lớn sợ ăn mật người sống. Có như không, thật như hư, tranh bít châu ngọc minh nguyệt của ly long. Phải thì phải, chỉ như một câu Tiêu Sơn ngồi ngay đầu lưỡi các phương làm sao sống? Nói. Bụng không bệnh hẹp hòi chẳng sợ lạnh dầu dưa muối”. Sư gõ vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là tức tâm tức Phật?” Sư đáp: “Đảnh châu ra thần nanh tranh”. Lại hỏi: “Thế nào là phi Phật phi tâm?” Sư đáp: “Mân Thục đồng phong hóa”. Lại hỏi: “Thế nào là chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật?” Sư đáp: “Tận cùng hầm hố khó đầy”. Lại hỏi: “Lúc sinh diệt chẳng dừng thì như thế nào?” Sư đáp: “Cảm tạ sự cúng dường”. Lại hỏi: “Ta có đàn không dây, lâu ở trong đồng trống, chẳng phải không biết đàn, vì chưa gặp tri âm, đã gặp được người tri âm, chưa xét biết tác phẩm đùa múa như thế nào?” Sư đáp: “Chuông làm tiếng chuông ngân, trống làm tiếng trống dội”. Lại hỏi: “Vân Môn tha cho Động Sơn ba gậy nhanh chóng, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Hòa thân đổ ngã, hòa thân chuyển đỡ”. Lại hỏi: “Đãy cơm Giang tây Hồ nam tiện nghĩ gì đi lại làm sao sống?” Sư đáp: “Lệ đổ đau lòng”. Lại nói: “Vàng thật phải là luyện lò hồng, ngọc bạch lại kia khéo tay mài”. Sư bảo: “Thêm một chấm cũng khó làm”. Lúc ở trong thất, Sư từng đưa cây chổi quét mà hỏi các Học giả rằng: “Cán chổi Y Hy quét, phảng phất rắn khoang đỏ”. Đại chúng đều mở lời không khế hợp. Có vị Tăng hỏi: “Sư dùng kệ tụng mà chỉ dạy rằng: “Cán chổi Y Hy quét, phảng phất rắn khoang đó, dưới gậy vô sinh nhẫn, gần cơ chẳng biết cha”.

Đến ngày rằm tháng tám năm Kỷ hợi (1179) thuộc niên hiệu Thuần Hy (1174-1190) thời Nam Tống, Sư hiện tướng cảm mắc chút bệnh, nhấm bút viết thư giả biệt Quận Thú Tăng Công. Đến nửa đêm, Sư viết kệ tụng giả biệt đại chúng là: “Cây sắt nở hoa, gà trống sinh trứng, bảy mươi hai năm, lay xách dây đứt”. Xong, Sư ném bút mà tịch.

3. Thiền sư Trí Thâm ở Hoa tạng.

Thiền sư Trí Thâm – Trạm Đường ở Hoa tạng tại Thường châu vốn người xứ Võ lâm. Nhân ngày Đức Phật nhậm Niết-bàn, lên giảng đường, Sư bảo: “Đâu suất giáng sinh, song lâm tịch diệt, đào đất xét trời, hư không đóng cọc, suốt bốn mươi chín năm vãi đất tung bụi, hơn ba trăm hội nhận hết bại khuyết, dốc sức bủa lưới trương giềng, chưa khỏi gọi rùa làm ba ba. Cuối cùng đến bờ thành Câu thi, từ trong hòm quách lộ bày hai bàn chân, người bên cạnh lạnh mắt nhìn lại, rất tợ như khéo múa thành vụng”. Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Nếu không có cái đạo lý ấy, từ ngàn xưa trong thiên hạ ai vả miệng nói. Hãy nói là đạo lý gì? Trước mặt người ngu si rất kỵ tiết lộ”.

4. Cư sĩ Tham Chính Tiền Đoan Lễ.

Cư sĩ Tham Chính Tiền Đoan Lễ, tự là Xử Hòa, hiệu Tùng Song. Từ am ấy (Thiền sư Nguyên) phát minh việc của chính mình. Sau, đối với chỉ thú của Tông môn mỗi mỗi đều thấu đạt cùng cực. Mùa đông năm Bính thân (1176) thuộc niên hiệu Thuần Hy (1174-1190) thời Nam Tống. Thiền sư Giản Đường – Hạnh cơ về ở Bình điền, bèn cùng qua lại. Qua mùa thu năm Đinh dậu (1177), có mắc chút bệnh, Cư sĩ bèn viết thư mời Thiền sư giảng đường cùng hai vị Tăng chủ trì ở Quốc và Thụy nham đến, có lời giả biệt. Thiền sư Giản Đường và hai Thiền sư ấy đồng đến nơi giường chỏng viếng thăm, Cư sĩ vụt dậy, ngồi kiết già cùng trò chuyện cười nói giây lâu, Cư sĩ bèn viết lời rằng: “Cuộc đời nổi trôi hư huyễn, vốn không đi lại. Bốn đại năm uẩn hắn không cùng tận. Tuy Phật tổ có đủ sức đại oai đức, cũng chẳng thể khỏi một trứ ấy. Các lão Hòa thượng, hết thảy các Thiện tri thức trong thiên hạ lại có nhảy qua được không? Bởi vì đất nước gió lửa khi nhân duyên hòa hợp thì tạm thời ghé hợp, không thể lầm nhận là của chính mình có. Các bậc Đại trượng phu lỗi lỗi lạc lạc phải dùng nơi nắm định, lập nơi đều thật, thuận theo gió mà căng buồm theo nước lên xuống. Đều có thể nhân trai hội mừng vui tán thán, đi ở tự tại. Đây là cửa Niết-bàn một đường giải thoát lớn mà các Thánh từ xưa lại khai mở. Xưa nay tịnh rỗng lắng, cảnh giới đại đạo vô vi. Nay tôi được như vậy há chẳng vui thích thay, tất cả trần lao ngoại duyên đồng một lúc quét hết, được chư vị đoái thương đều nguyện chứng minh. Cúi mong, trân trọng?” Cư sĩ viết xong đặt bút xuống, ngoảy nhìn Thiền sư Giản Đường mà hỏi: “Tôi ngồi mà qua đời là tốt hay nằm mà qua đời là tốt?” Thiền sư Giản Đường đáp: “Tướng Công đi tiện xong, giải hợp ngồi hay nằm làm gì ư?” Cư sĩ cười, nói: “Pháp huynh sẽ là tổ đạo tự mừng vui”. Xong, Cư sĩ bèn nhắm mắt mà qua đời.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VIỄN Ở LINH ẨN

1. Thiền sư Tề Vĩ ở Đông sơn.

Thiền sư Tề Vĩ ở Đông sơn tại phủ Khánh nguyên, vốn người dòng họ Tạ ở Ngang châu. Có lúc lên giảng đường, nêu cử kệ tụng của Sơn chủ Tu rằng: “Là cột trụ chẳng thấy cột trụ, không phải cột trụ chẳng thấy cột trụ, phải và không phải đã bỏ xong, hay cử tiến lấy trong phải và không phải”. Xong, Sư gọi đại chúng, bảo: “Cử tiến được phải dời hoa và bướm đến, cử tiến được chẳng vác suối mang trăng về, phải cũng tốt. Trịnh Châu có lê hơn Châu có táo, chẳng phải cũng tốt, đường Tượng sơn vào đảo Bồng lai, phải cũng không giao thiệp đạp nhằm dùi cân cứng tợ sắt. Không phải cũng không giao thiệp, kiếm báu Kim cang ngay đầu chặt. A! Ha, ha, hiểu được chăng? Ít lúc biết việc, phiền não ít, lắm nơi biết người lắm phải quấy. Nhân đạo bạn trong Liên xã thỉnh mời, lên giảng đường, Sư bảo: “Dần dần da gà tóc hạc, cha trẻ mà con già, nhìn nhìn đi bước lung tung, nghi giết Thượng tọa Mộc. Ngay như vàng ngọc đầy nhà, soi chiếu trông nhìn bạch bắt, đâu khỏi suy tàn già bệnh. Chánh khéo mặc tinh thể, mặc tình các người ngàn thứ khoái lạc. Cự nông hợp tự do, vô thường trọn phải đến lại, về nhà uống trà đi. Chỉ có đường thẳng tắc tu hành, y như cũ đánh đó vòng quanh. Chỉ xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà, niệm được không việc cứu tế”. Sư lại bảo: “Câm cái đường sống ấy, đã bị Hòa thượng Thiện Đạo cắt thẳng chỉ ra rồi. Các người sớm tối ở trong đường thẳng tắc qua lại, nhân gì ngay mặt sai quá Phật A-di-đà? Trong ấy cử tiến được, bèn có thể trừ mê đẩy ngả chướng, nhổ mũi tên do dự, cắt đứt lưới nghi hoặc, sông si ái, chặt rừng tâm trù, tẩy tâm cấu bẩn, sửa tâm qua nịnh quanh co, dứt tuyệt tâm sinh tử. Sau đó chuyển vào bên nào? Nhắc cẳng chân lên hướng theo Phật tổ giẫm đạp nơi không đến tiến thêm một bước, mở miệng hướng đến nơi Phật tổ giải bày không tới, nói một câu, kêu lại Hòa thượng Thiện Đạo riêng tìm cầu đường thẳng tắc tu hành. Nếu chuẩn cứ theo trước bỏ cho chạy nhảy, lưu lạc quê người, khua Đông nhằm Tây, khổ thay, Phật A-di-đà!”

2. Thiền sư Như Bản ở Sơ sơn.

Thiền sư Như Bản – Quy Vân ở Sơ sơn tại Phủ châu, vốn người xứ Đài châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mưa lâu chẳng tạnh đất trong lửa, khắp thân bùn nước bày ra tròng mắt. Hãy nói là tròng mắt gì?” Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Giữa rừng bùn trơn trợt, lúc gọi vài ba tiếng”.

3. Thượng nhân Giác A.

Thượng nhân Giác A vốn người dòng họ Tất ở nước Nhật Bản. Năm mười bốn tuổi, Sư được độ thọ giới Cụ túc, tập học kinh điển Đại Tiểu thừa rất có tiếng tăm. Năm hai mươi chín tuổi, gặp có thương buôn từ Trung đô đến nói bày sự hưng thạnh của Thiền tông, Sư mạnh dạng lôi kéo Pháp đệ là Sa-môn Kim Khánh theo thuyền biển mà đến, tay bưng lò hương lễ bái Thiền sư Phật Hải (Thiền sư Viễn) ở Linh ẩn. Thiền sư Viễn – Phật Hải hỏi Sư từ đâu đến, Sư bèn viết chữ để đối đáp. Sư lại viết rằng: “Nước tôi (Nhật Bản) không có Thiền tông, chỉ giảng các kinh luận của năm Tông. Quốc chủ không có dòng họ, hiệu là Kim Luân Vương. Đến năm Gia Ứng thứ nhất (?) xả bỏ ngôi vua mà xuất gia tu học, tên là Hạnh Chân, lúc ấy vua vừa bốn mươi bốn tuổi, Vương tử vừa mới bảy tuổi, được lệnh nhận ngôi vua, đến nay đã năm năm, độ Tăng không tiến cử dâng nạp, mà chỉ là người giảng nghĩa cao sâu thì được ban cấp. Chúng tôi ngưỡng phục Thánh triều, nghe tên Thiền sư Viễn Công, nên đặc biệt đến nơi trượng thất lễ bái xin được truyền tâm ấn để độ bến mê. Vả lại, nêu tâm, Phật và chúng sinh là ba thứ không khác biệt, lìa tướng lìa ngôn, mượn ngôn từ mà hiển bày đó, thì Thiền sư khai thị như thế nào?” Thiền sư Viễn – Phật Hải đáp: “Chúng sinh hư vọng thấy Phật thấy thế giới”. Sư lại viết: “Vô minh nhân gì mà có?” Thiền sư Viễn – Phật Hải bèn đánh, Sư liến thỉnh mời Thiền sư Viễn – Phật Hải lên pháp tòa quyết nghi. Đến mùa thu năm sau, Sư giã từ đến Kim lăng. Vừa đến bờ sông Trường lô, nghe tiếng trống, bỗng nhiên đại ngộ, mới chứng biết chỉ thú dạy răn của Thiền sư Viễn – Phật Hải, bèn xoay trở lại Linh ẩn, thuật năm bài kệ tụng nói về chỗ thấy của mình rồi mới giã từ trở về Đông hải. Các bài kệ tụng đó là:

– Thuyền biển đến cầu giáo ngoại truyền
Muốn lìa thấy biết thoát lưới nôm
Các phương tham khắp giày cỏ rách
Đầm lắng nước trong trăng tại trời.

– Quét sạch dây leo và thấy biết
Thư tay mang lại toàn thể hiện
Sau đầu vừng sáng suốt Thái hư
Ngàn cơ muôn cơ một lúc chuyển.

– Điểm Diệu làm sao nói cùng người
Té đất bật dậy tự rẽ rành
Chợt nhiên đạp nhằm ruộng đất cũ
Lấy áo trùm đầu riêng bước đi.

– Câu chân diệt vọng vốn chẳng diệu
Ngay vọng rõ chân thảy đều nhầm
Đáng cười Linh sơn dù lão già
Đang Dương vất xuống nát thìa gỗ.

– Dựng tay quát hét thiếu bán đùa
Nói phải nói quấy vào sình bùn
Cắt đứt muôn sai thôi chỉ thú
Một tiếng sáo về la la ly”.

Thiền sư Viễn – Phật Hải ngợi khen giỏi, viết kệ tụng tặng cho Sư đi. Về đến nước Nhật Bản, Sư ở chùa Duệ sơn, kịp đến lúc Sư gởi thư thông báo nối dõi dòng pháp đến Trung Hoa thì Thiền sư Viễn – Phật Hải đã thị tịch.

4. Cư sĩ Nội Hàng Tăng Khai.

Cư sĩ Nội Hàng Tăng Khai, tự là Thiên du, trải qua thời gian lâu dài dự tham nói Thiền sư Viên Ngộ, kịp đến lúc qua lại nơi cửa của Thiền sư Đại Tuệ – Tông Cảo có lắm ngày tháng. Đến năm Tân mùi (1151) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Thiền sư Viễn – Phật Hải được nhậm đến ở Quang hiếu tại Tam cù. Cư sĩ bèn cùng Cư sĩ Siêu Nhiên Triệu Công đến tham phỏng hỏi rằng: “Thế nào là Thiện tri thức?” Thiền sư Tuệ Viễn đáp: “Lồng đèn, lộ trụ, con mèo, con chó”. Cư sĩ lại hỏi: “Vì sao ngợi khen thì hoan hỷ, chê trách thì phiền giận?” Thiền sư Tuệ Viễn bảo: “Ông từng thấy Thiện tri thức chăng?” Cư sĩ đáp: “Tôi đã bam mươi năm tham phỏng sao nói là không thấy?” Thiền sư Tuệ Viễn lại hỏi: “Vậy ông thấy với sự hoan hỷ hay thấy với sự phiền giận?” Cư sĩ định bàn nói, Thiền sư Tuệ Viễn gằn hét một tiếng. Cư sĩ lại định bàn nói. Thiền sư Tuệ Viễn tiếp bảo: “Mở miệng tức không phải”. Cư sĩ bèn mịt mờ. Thiền sư Tuệ Viễn gọi lại bảo: “Thị Lang định đi đến nơi nào vậy?” Cư sĩ mạnh mẽ tỉnh ngộ bèn gật đầu. Và nói kệ tụng rằng: “Ôi! Thay lừa mù. Tùng lâm yêu nghiệt, rống đất một tiếng, cơ trời rò rỉ. Có người lại hỏi ý như thế nào? Nắm cây phất trần dậy cắt ngang miệng”. Thiền sư Tuệ Viễn – Phật Hải bảo:

“Cũng chỉ được một cọc”.

5. Cư sĩ Tri Phủ Cát Đàm.

Cư sĩ Tri Phủ Cát Đàm, tự là Khiêm Vấn, hiệu là Tín Trai, từ thuở thiếu thời đã vất bỏ lên trường lớp, thích ý với thiền duyệt. Mới đầu Cư sĩ đến bái yết Thiền sư Toàn – Vô Am xin cầu chỉ nam. Thiền sư Toàn bảo nghiên cứu câu thoại tức tâm tức Phật, qua thời gian lâu mà không khế ngộ, Cư sĩ mới thưa: “Sư có phương tiện gì khiến tôi được vào?” Thiền sư Toàn bảo: “Cư sĩ rất không chán sống rồi”. Bấy giờ Thiền sư Tuệ Viễn – Phật Hải vừa đến Kiếm trì. Nhân đó, Cư sĩ bèn tìm đến, mới nêu cử điều dạy của Thiền sư Toàn, cầu xin vì cả đại chúng mà giảng nói. Thiền sư Tuệ Viễn – Phật Hải phát huy câu thoại ấy rằng: “Tức tâm tức Phật lông mày kéo rủ đất, phi tâm phi Phật hai tròng mắt giang ngang, Hồ Điệm trong mộng nhà muôn dặm, trên cành Tử quy trăng canh ba”. Cư sĩ lưu ở lại mười ngày sau trở về. Một ngày nọ nêu cử chẳng phải tâm chẳng phải Phật chẳng phải vật, bỗng nhiên Cư sĩ chóng tỏ sáng, bèn làm kệ tụng rằng: “Phi tâm phi Phật cũng phi vật, trước lầu ngũ phụng núi cao ngất, trong cảnh Diễm Dương ngã liền thân, Dã hồ nhảy vào hang Kim sư”. Thiền sư Toàn chấp thuận đó, và liền bảo Cư sĩ viết kệ tụng trình cùng Thiền sư Tuệ Viễn – Phật Hải. Thiền sư Tuệ Viễn bảo: “Việc này giấy bút không thể kịp. Nếu Cư sĩ qua đây, hẳn sẽ có điều nghe vậy”. Cư sĩ bèn lại đến Hổ khâu. Thiền sư Tuệ Viễn nghinh đón mà bảo rằng: “Chỗ thấy của Cư sĩ chỉ có thể vào cảnh giới của Phật, vào cảnh giới của Ma còn chưa nhằm”. Cư sĩ bèn lễ bái không thôi. Thiền sư Tuệ Viễn nghiêm sắc mặt bảo: “Sao không nói lông vàng nhảy vào hang Dã hồ”. Cư sĩ mới thống thiết lãnh hội. Cư sĩ từng hỏi các Thiền giả rằng: “Vợ chồng hai người đánh nhau, chung gọi đứa con ra làm chứng. Hãy nói làm chứng cho người cha là phải? Hay người mẹ là phải?” Thiền sư Thể – Hoặc Am, có nói là: “Nhỏ ra lớn gặp”.

Đến năm Thuần Hy thứ sáu (1179) thời Nam Tống, Cư sĩ đến trấn thú Lâm xuyên, qua năm Thuần Hy thứ tám (1181) thời Nam Tống, Cư sĩ cảm mắc bệnh, một đêm nọ bỗng nhiên đòi lấy giấy bút viết kệ tụng rằng: “Trong biển sâu rộng đánh trống, trên núi Tu-di nghe chuông, kiếng nghiệp bỗng nhiên đánh phá, vụt thân nhảy ra hư không”. Xong, Cư sĩ bèn gọi các Quan liêu quyến thuộc lại mà chỉ dạy rằng: Sống cùng với chết như ngày cùng với đêm, không đáng lấy làm quái lạ. Nếu lấy đạo mà luận bàn thì sao bị sống chết, nếu làm sống chết hợp thì cách đạo vời xa”. Nói xong, Cư sĩ ngồi ngay thẳng mà qua đời.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DÂN Ở HOA TẠNG

1. Thiền sư Bảo Ấn ở Kính sơn.

Thiền sư Bảo Ấn – Biệt Phong ở Kính sơn tại phủ Lâm an, vốn người dòng họ Lý ở Gia châu. Từ thuở bé thơ, Sư đã học thông sáu kinh, mà nhàm chán việc thế tục, mới đến nương tựa Thiền sư Tố ở Đức sơn cầu xin xuất gia, đắc độ thọ giới Cụ túc, tiếp đó nghe học kinh Hoa Nghiêm, luận Khởi tín đã xong hết, Sư giã từ tiếp đến nương tựa Thiền sư Mật Ấn ở Trung phong. Một ngày nọ, Thiền sư Mật Ấn nêu cử: “Có vị Tăng hỏi Nham Đầu: “Lúc khởi diệt không ngưng dứt thì thế nào?” Nham Đầu bảo: “Là ai khởi diệt?” Ngay lời nói ấy, Sư bèn mở mang tỏ ngộ liền gật đầu. Gặp lúc Thiền sư Viên Ngộ về ở Chiêu giác. Thiền sư Mật Ấn bảo Sư đến đó tỉnh xét. Sư nhân theo chúng vào thất, Thiền sư Viên Ngộ hỏi: “Từ xưa trước các Thánh lấy gì đãi tiếp người?” Sư dựng đứng nm tay. Thiền sư Viên Ngộ tiếp hỏi: “Đó là chỗ dùng của Lão Tăng, còn làm sao sống là chỗ dùng của các Thánh từ xưa trước?” Sư đưa nắm tay vung một cái. Thiền sư Viên Ngộ cũng đưa nắm tay lên, cùng giao nhau cười lớn mà thôi. Sau đó đến Kính sơn, Sư bái yết Thiền sư Đại Tuệ (Tông Cảo). Thiền sư Đại Tuệ hỏi: “Ông từ đâu đến?” Sư đáp: “Từ Tây xuyên đến”. Thiền sư Đại Tuệ bảo: “Chưa ra ải Kiếm môn, cho ông ba mươi gậy rồi vậy”. Sư thưa: “Hòa thượng chẳng hợp khởi động”. Thiền sư Đại Tuệ vui vẻ tự nhiên quét thất mời Sư vào. Sau đó, Thiền sư Đại Tuệ dời về phương Nam, Sư mới về lại phương Tây, liên tiếp làm chủ vài ngôi chùa. Sau lại ra giáp, đến ở các chùa Bảo ninh, Kim sơn, Tuyết đậu, Kính sơn.

Ngày khai đường giảng pháp, lên tòa Sư bảo: “Đức Thế Tôn lúc mới thành Đẳng Chánh giác, ở trong vườn Lộc dã chuyển pháp luân giảng pháp Tứ đế, Tỳ-kheo Kiều Trần Như ngộ đạo đầu tiên. Về sau, Thiền sư Chân Tịnh lúc mới đến ở Động Sơn, niêm rằng: “Ngày nay trong động Tân phong chỉ chuyển cái cây gậy”. Bèn nắm cây gậy bên tả tiếp hỏi: “Lại có người ngộ đạo đầu tiên chăng? Nếu không thì bậc Trượng phu phải tự có chí xung thiên, chớ thực hành theo chỗ Như Lai hành”. Và hét một tiếng rồi xuống khỏi tòa. Nếu là Thượng tọa Mật Ấn thì không như vậy. Ngày nay hướng đến trong núi Phụng hoàng, mới đầu không công phu chuyển pháp luân bốn đế, cũng không sức lực chuyển cây gậy, chỉ dạy các người là đi nên nước thư thả, nói phải nhỏ lời. Sao vậy? Nếu muốn chẳng vời nghiệp vô gián, thì chớ phỉ báng chánh pháp luân của Đức Như Lai”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chư Phật ba đời dùng một câu diễn nói trăm ngàn muôn ức câu, gom thâu trăm ngàn muôn ức câu chỉ ở tại một câu. Môn hạ Tổ sư nửa câu cũng không. Chỉ nghĩ gì đáng ăn nhiều ít cày gậy đau. Các Nhân giả! Phật là phải? Hay Tổ tư là phải? Nếu nói Phật là phải, Tổ chẳng phải. Tổ là phải, Phật chẳng phải thì lấy bỏ chưa quên mất. Nếu nói Phật và Tổ đồng một lúc là phải, Phật và Tổ đồng một lúc chẳng phải là mập mờ không ít. Hãy cắt đứt dây leo một câu làm sao sống? Nói. Trùng lớn trong khăn giấy khéo cười lại kinh người”. Sư lại nêu cử: “Có vị Tăng hỏi Nham Đầu: “Mênh mông giữa trần làm sao biện rành chủ?” Nham Đầu đáp: “Trong la Đồng cát đựng đầy dầu”. Xong, Sư bảo: “Lớn nhỏ Nham Đầu đánh mất lỗ mũi”. Bỗng có người hỏi Bảo Ninh: “Mênh mông trong Trần làm sao biện rành chủ?” Chỉ nên đáp với người đó là: “Trời lạnh chẳng kịp trùm khăn”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngày mồng 01 tháng 06 thiêu đốt giữa không trung đỏ rực mặt nhật. Đầu đường ngã tư tuyết sâu một thước. Quét dọn không xong, tránh né chẳng kịp. Lạnh cóng Hổ Tử trong thôn đông quạnh vắng, nửa đêm mang giày nước lên đứng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đem tâm trừ vọng, vọng khó trừ, tức vọng minh tâm đạo chuyển xa, đáy thùng vọt xuyên không húy kỵ, đẳng nhàn một bước một hoa sen”.

Sư đến Kính sơn, đượm hợp khắp xa, Hiếu Tông Hoàng đế (Triệu Thận 1163-1190) thời Nam Tống, mời Sư đến điện Tuyển đức cùng đàm đạo Sư ứng sắc chỉ vào đối đáp, mỗi ngày được sắc ban kiệu khiêng đến trong cửa Đông hoa. Đến tháng hai năm (?) thứ mười, vua chú giải kinh Viên Giác, sai sứ đưa lại thỉnh mời Sư viết lời tựa. Lúc Sư tuổi tác đã già lớn càng nhàm chán việc trú trì, vào mùa đông năm (?) thứ mười lăm, Sư tấu trình xin được về am yên tỉnh. Đến tháng mười một năm Thiệu Hy thứ nhất (1190) thời Nam Tống, Sư đến thăm Thiền sư Trí Sách ở giao thừa, và cùng tỏ bày giả biệt. Thiền sư Trí Sách hỏi ngày đi. Sư đáp: “Nước đến cừ thành”. Trở về, Sư đòi lấy giấy bút viết chín chữ: “Lúc gà gáy đêm mồng 07 tháng 12”. Đến kỳ hạn Sư bèn thị tịch. Nghinh thỉnh di thể Ngài trở về lại pháp đường ở chùa lưu lại bảy ngày, nhan sắc Sư vẫn sáng nhuần, tóc dài ra, tên đỉnh đầu ấm nóng, qua bảy ngày bèn nghinh đưa an táng tại sườn núi phía Tây của am, tôn phong Sư thụy hiệu là “Từ Biện Thiền sư”, tháp hiệu là “Trí Quang”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NGUYÊN Ở CHIÊU GIÁC

1. Thiền sư Tuệ Quán ở Phụng thê.

Thiền sư Tuệ Quán ở Phụng thê. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thôn trước lá rơi hết, sau viện hoa quế tàn, đêm nay đầu tiết đông, từ đây đặt đất lạnh. Do đó nói, muốn biết nghĩa Phật tánh, phải quán xét thời tiết nhân duyên. Thời tiết nếu đến, lý ấy tự rõ ràng”. Sư hét một tiếng, tiếp bảo: “Nghĩ gì nói năng thành người ít, người thất bại lắm nhiều”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ ĐẠO Ở VĂN THÙ

1. Thiền sư Tuệ phương ở Sở an.

Thiền sư Tuệ phương ở Sở an tại Đàm châu, vốn người dòng họ Hứa ở Bản quận. Sư đến dự tham nơi Thiền sư Đạo ở Đại biệt, sau đó không lâu đổi chùa làm thành cung Thần tiêu, bèn nương thuyền buôn qua Tương nam. Đang ở trong thuyền nghe tiếng người trên bờ thoát vượt quê hương, gằn tiếng gọi: “Nào?” Từ đó, có chút tỉnh ngộ, Sư liền nói kệ tụng rằng: “Giữa sông cái thủy gọi môt tiếng. Lúc này mới được hợp bình sinh, nhiều năm xa cách lại đồng thấy, ngàn Thánh chung về đi một đường”. Ở, lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Gần già mới xứng trú trì, toàn không chút ít Huyền cơ, mở miệng mười chữ hết chín sai. Hỏi Đông bèn mời đáp Tây. Ra đời hoằng hóa như vậy xét lắm huyền vi. Có lúc nắm ba buông hai, có lúc đến bảo mà thực hành. Tuy là như vậy, đồng đạo mới biết. Hãy nói: Biết việc làm sao sống? Phải liền đánh bay lỗ mũi mới được. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tổ sư Đạt-ma tại dưới cẳng chân, đạp chẳng nhằm chừ, nhấc chẳng dậy, kỹ càng nhận lấy buông xuống xem, bệnh tại lúc này trong tay ai? Trương Công biết xem mạch, Lý Công biết bổ thuốc. Cả hai tranh nhau trị liệu một lúc, dùng chẳng nhằm, thuộc chẳng cùng trao. Nhầm, nhầm, uống trà đi”.

2. Thiền sư Tư Nghiệp ở Văn Thù.

Thiền sư Tư Nghiệp ở Văn Thù tại phủ Thường đức. Gia đình nhiều đời làm nghề đồ tể, một ngày nọ cắt giết heo, bỗng nhiên thấu suốt nguồn tâm, Sư bèn bỏ nghề nghiệp xuất gia thọ giới làm Tỳ-kheo. Sư thuận kệ tụng rằng: “Ngày qua tâm Dạ-xoa, sáng nay mặt Bồ-tát, Bồ-tát và Dạ-xoa chẳng cách một đường tơ”. Sư đến bái yết Thiền sư Đạo ở Văn Thù. Thiền sư Đạo hỏi: “Lúc ông làm nghề giết heo thấy cái gì bèn bỏ mà xuống tóc hành cước?” Sư bèn làm cái thế đang bổ dao. Thiền sư Đạo hét một tiếng, bảo: “Gã mổ giết tham đường đi”. Sư bènm xuống tham đường. Ngày ở Văn Thù, có lúc lên giảng đường, nêu cử câu thoại Triệu Châu Khám Bà, xong, Sư mới bảo: “Khám phá Bà Tử, mặt xanh mắt đen, Lão già Triệu Châu, dối ta không được”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TUÂN Ở PHẬT ĐĂNG

1. Thiền sư Liễu Vân ở Trù nham.

Thiền sư Liễu Vân ở Trù nham – Nghĩa ô tại Vụ châu, có lúc lên giảng đường, nêu cử câu thoại con chó không có Phật tánh của Triệu Châu, xong, Sư mới bảo: “Con chó Triệu Châu không Phật tánh, muôn lớp núi xanh che kiếng xưa, Ba Tư gót đỏ vào Đại Đường, Na-tra tám tay hành chánh lệnh. Ôi!”

2. Cư sĩ Đãi Chế Phan Lương Quý.

Cư sĩ Đãi Chế Phan Lương Quý, tự là Nghĩa Ninh. Năm bốn mươi tuổi, Cư sĩ mới xoay tâm về cửa Tổ, phàm đến đâu đều treo bát theo chúng tham khấu. Sau đó, nương tựa Thiền sư Phật Đăng qua thời gian lâu mà không khế ngộ, nhân đó, Cư sĩ mách bảo rằng: “Lúc tôi chỉ muốn chết đi thì thế nào?” Thiền sư Phật Đăng đáp: “Khéo cái phong bì da tạm lưu đặt tiện dụng, mà nay không rõ chẳng đáng. Về sau đi bỗng bị kẻ khác kéo ngay phong bì da, rốt cùng không nơi chỉnh lý”. Cư sĩ lại đem câu thoại Nam Tuyền chém mèo mà hỏi: “Tôi kháng câu thoại ấy rất lâu mà trọn chưa thấu triệt. Xin Hòa thượng rủ lòng từ bi chỉ dạy”. Thiền sư Phật Đăng (Tuân) đáp: “Ông chỉ quản giải hiểu riêng con mèo nhà người, không biết chạy tức từ nhà con chó”. Ngay lời nói đó, Cư sĩ như từ cơn say tỉnh lại. Thiền sư Tuân lại bảo: “Chẳng dễ ông tiến một bước này, lại phải biết có việc hướng thượng mới được. Như nay, Quan sĩ đại phu nói Thiền nói Đạo chỉ y cứ chấp trước nghĩa lý bèn khoái sống. Đại khái tợ như đem tiền mua bánh dầu, ăn xong bèn chẳng đói, ngoài ra bèn nói là lừa dối kẻ khác cũng đáng cười vậy”. Cư sĩ bèn:

“Duy, Duy!”

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ MINH Ở LẶC ĐÀM

1. Thiền sư Thủ Duyên ở Vô vi.

Thiền sư Thủ Duyên – Tùy Am ở Vô vi tại Hán châu, vốn người dòng họ Sử ở Bản quận. Năm mười hai tuổi, bị mắc bệnh mắt, Sư bèn bỏ thế tục, đến nương tựa Thiền sư Năng – Tuệ Mục ở Thê thiền xuất gia thọ giới Cụ túc, sau đó ra giáp đến Bảo Phong. Gặp lúc Bảo Phong lên giảng đường nêu cử: “Vĩnh Gia nói: “Một vầng nguyệt hiện khắp các dòng nước. Hết thảy các dòng nước chỉ một vầng nguyệt nhiếp lấy”. Nghe thế, tự nhiên Sư lãnh ngộ. Ở, lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Đem một bao gồm muôn vạn, chỉ một vầng nguyệt hiện khắp tất cả các dòng sông. Hợp muôn vạn kết quy về một, tất cả các dòng sông, chỉ một vầng nguyệt thâu nhiếp. Dàn bày thì khắp cùng pháp giới, gom thâu lại thì một mảy tóc chẳng còn. Tuy là thâu hay dàn bày có khác đường, nhưng việc này vẫn không khác cùng cực. Chỉ cần có thể ngay trên căn bản dán được một tròng mắt đi, mới thấy chư Phật ba đời, các Tổ sư qua các thời đại thảy đều từ trong đó mà thị hiện. Ba tạng, mười hai bộ loại phần giáo, hết thảy kinh điển đều từ trong đó mà lưu xuất. Trời đất, nhật nguyệt, muôn tượng sum-la đều từ trong đó mà kiến lập, ba cõi, chín địa, bảy thú, bốn loài đều từ trong đó mà ra vào. Trăm ngàn pháp môn, vô lượng Diệu nghĩa. Cho đến hết thảy các kỹ nghệ khéo léo của thi đều hiện hành việc này. Do đó, Đức Thế Tôn nắm cành hoa, Tôn giả Ca-diếp bèn mới mỉm cười. Tổ sư Đạt-ma ngồi xoay mặt vách tường, Nhị Tổ từ đó được an tâm, hoa đào rộ nở Linh vân hết sạch nghi tình, gõ tre phát tiếng, Hương nghiêm nhân đó chóng quên điều biết.

Cho đến Bàn sơn ngay đầu bàn án thịt mà ngộ đạo, Di-lặc đến trong chợ cá mà tiếp người. Thật đáng gọi là vội văn hoạn nạn hẳn ở đó. Kinh hành tọa thiền tại trong đó, đã có kỳ đặc như vậy, lại có ngời sáng như vậy. Đã có rộng lớn như vậy, lại có khắp cùng như vậy. Các người nhân gì mà có mê có ngộ? Cần biết chăng? May không nơi riêng soi chiếu, chắc chắn có lúc không tỏ sáng.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 31

(Hết)