TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 27

Đời thứ mười sáu sau đời Thiền sư Đại giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần ở Chiêu giác, có hai mươi sáu vị:

  1. Thiền sư Tông Cảo ở Kính sơn
  2. Thiền sư Thiệu Long ở Hổ khâu
  3. Thiền sư Đoan Dụ ở Dục xương
  4. Thiền sư Pháp Thái ở Đại quy
  5. Thiền sư Cảnh Nguyên ở Hộ quốc
  6. Thiền sư Tăng Chiêu ở Huyền sa (sáu vị có ghi lục)
  7. Thiền sư Phụng Thắng ở Phổ chiếu
  8. Thiền sư Tông Đạt ở Hổ khâu
  9. Thiền sư Hóa Xung ở Chánh pháp
  10. Thiền sư Thường ở khê
  11. Thiền sư Nhàn tịnh ở Phổ tuệ
  12. Thiền sư Đạo Thành ở Thiên ninh
  13. Thiền sư Đạo Trí ở Bảo tướng
  14. Thiền sư Hiểu ở Trường tùng
  15. Thiền sư Viên ở Tín tướng
  16. Thiền sư Hy Vấn ở Cửu đảnh (mười vị không ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VIÊN NGỘ – KHẮC CẦN Ở CHIÊU GIÁC

1. Thiền sư Tông Cảo ở Kính sơn.

Thiền sư Tông Cảo – Đại Tuệ – Diệu Hỷ ở Kính sơn tại phủ Lâm an, vốn người dòng họ Khê ở Ninh quốc – Tuyên châu. Năm mười ba tuổi, Sư mới tập học vỡ lòng, chưa đầy nửa tháng, Sư bèn vất bỏ tất cả mà xuất gia. Năm mười bảy tuổi, Sư xuống tóc, thọ giới Cụ túc. Tuy tuổi còn nhỏ, mà Sư đã biết có việc trong Tông phong. Đọc xem ngữ lục của chư gia, Sư ra vui thích ngữ lục của Vân Môn – Mục Châu. Sư từng nghi rằng Ngũ gia tông phái mới đầu chỉ là một Tổ sư Đạt-ma, mà lắm nơi có nhiều sân cửa. Nhưng tánh tình Sư trội vượt chẳng bó buộc, song thân khuyên bảo Sư nên du phương tham phỏng.

Bấy giờ tại Tuyên châu có Thiền sư Thiệu Trình là hàng cháu của Thiền sư Giác ở Lang da là nối dõi dòng pháp Thiền sư Thản ở Hưng hóa, Sư nghe đó đã no đủ dự tham nên bèn dốc tâm tôn thờ, Sư từng thỉnh hỏi bài tụng niêm cổ và nhân duyên xưa trước của Tuyết Đậu. Thiền sư Trình chỉ dạy chỉ cần ngay đó tự thấy tự nói, chẳng thiếu mượn ngôn ngữ đó, Sư thấu đạt ý chỉ tinh vi của các bậc tiên đức. Thiền sư Trình rất lấy làm lạ đó, từng ngợi khen là: “Tông Cảo người tái sinh vậy”. Sư lại vân du đến Dĩnh châu gặp Thủ tòa Nguyên ở Đại dương, Hòa thượng Vi và Thị giả Kiên ở Động Sơn. Lúc Thiền sư Vi làm Thủ chúng ở Phù dung, Thiền sư Kiên làm Thị giả suốt mười năm, Sư dự tham nơi ba vị đó qua thời gian rất lâu, chứng đắc thấu đạt tông chỉ của Tào Động. Một ngày nọ thấy Hương từ cánh tay truyền trao để biểu thị chẳng vọng phó chúc. Trong tâm Sư chẳng chấp thuận như vậy, cho là “Thiền có sự truyền trao, chẳng phải là pháp mà chư Phật tổ tự ngộ tự chứng”, nên Sư bèn giã từ đó, đến dự tham dưới pháp tịch của Thiền sư Triết ở Chân như vào thất của Tạng Chủ Khánh – Hiền Bồng Đầu. Lại cùng Tạng Chủ Khánh đến Hoàng lòng bái yết Hối Đường, đến Đông lâm dự tham Chiếu giác nhưng đếu không khế hợp. Sư lại đến bái yết Thiền sư Tuân ở Ấn tâm. Thiền sư Tuân là đệ tử lớn của Thiền sư Diện ở Tú Thiết, cùng Sư đàm nói rất kỳ đặc, muốn lưu giữ Sư ở lại trong chúng hội, mà Sư không vui thích. Nhân đó, Thiền sư Tuân chỉ Sư đến Bảo Phong bái yết Thiền sư Chuẩn. Thiền sư Chuẩn tức là Trạm đường. Vừa mới đến mà Sư đàm nói cơ biện tung hoành. Thiền sư Chuẩn bảo: “Vì sao lỗ mũi ông không một nửa bên?” Sư đáp: “Dưới cửa Bảo Phong”. Thiền sư Chuẩn bảo: “Đổ Tuyển Thiền Hòa”. Lại nhân thể trang thập vương lần lượt, Thiền sư Chuẩn chỉ đó mà hỏi Sư: “Quan nhân ấy dòng họ là gì?” Sư đáp: “Dòng họ Lương”. Trạm Đường = Chuẩn vốn dòng họ Lương. Thiền sư Chuẩn xoa đầu bảo: “Làm sao dòng họ Lương mà lại thiếu cái khăn trùm đầu?” Sư nói: “Đầu tuy chẳng đồng lỗ mũi lờ mờ”. Thiền sư Chuẩn bảo: “Đổ Tuyển Thiền Hòa.” Lại nhân đọc xem kinh Kim Cang, Thiền sư Chuẩn hỏi: “Các pháp bình đẳng, không có cao thấp, vì gì núi Vân cư cao, núi Bảo phong thấp?” Sư đáp: “Các pháp bình đẳng, không có cao thấp”. Thiền sư Chuẩn bảo: “Ông làm được kẻ tớ tòa chủ”. Lại một ngày nọ, Thiền sư Chuẩn nói cùng Sư: “ta có cái thiền đây, ông mỗi mỗi rõ hiểu được chăng?” Sư đáp: “Rõ hiểu được”. Thiền sư Chuẩn bảo: “Bảo ông nói nói cũng được, dạy ông làm cũng làm được. Niêm cổ tụng cổ, nói bày khắp cùng thảy đều được. Chỉ có một sự kiện không phải, ông có biết chăng?” Sư đáp: “Chưa xét rõ là việc gì?” Thiền sư Chuẩn bảo: “Ông chỉ khuyết thiếu hòa địa xuống một cái. Do đó, lúc nói thì có, lui chẳng nói thì không, lúc vào phương trượng thì có, lúc ra phương trượng bèn không, lúc tỉnh rõ thì có, lúc ngủ nhắm bèn không, làm sao đánh nỗi được sinh tử”. Sư nói: “Đó chánh là điều nghi của Tôi.” Đến lúc Thiền sư Chuẩn cảm bệnh, Sư bèn hỏi: “Tiếp vọng hưởng sau đây, tôi nên đến diện kiến người nào?” Thiền sư Chuẩn bảo: “Có Cần – Ba Tử, Ta chẳng biết hắn, ông có thể đến đó diện kiến, sẽ có thể biện rành việc của ông, nếu trọn chẳng xong thì bèn có thể tu hành đọc xem một Đại tạng kinh, đời sau sinh lại nơi đời dự tham thiền quyết là cái Thiện tri thức vậy”. Đến lúc Thiền sư Chuẩn: Trạm Đường thị tịch, Sư đến bái yết thừa tướng Trương Thiên Giác cầu xin thiết đặt bia minh nơi tháp. Sân cửa Thiên Giác cao vời với hàng nạp tử ít được hứa khả, nhưng vừa gặp thấy Sư, chỉ qua một lời đàm nói bèn được khế hợp, bèn xuống khỏi giường, sớm tối cùng Sư đàm nói. Đặt tên nơi am ấy là Diệu Hỷ, tự hiệu là Đàm Hối. Thiên Giác nói: “Ông ắc muốn diện kiến xuyên cần, tôi sẽ giúp ông đến bờ bến ấy”. Cần tức là Thiền sư Viên Ngộ vậy.

Bấy giờ Thiền sư Viên Ngộ (Khắc Cần) mới từ Tương sơn, vừa vâng phụng sắc chiếu đến ở Thiên ninh tại Đông kinh. Chưa đến nơi ở, Sư đã đến chùa Quải tháp, tham yết Tổ đường xong. Thiền sư Cần mới vào viện, Sư bèn sớm tối tham thỉnh. Thiền sư Cần nêu cử: “Có vị Tăng hỏi Vân Môn: “Thế nào là nơi chư Phật xuất thân?” Vân Môn đáp: “Động Sơn nước lên hàng”. Khiến Sư mở lời, Sư tham quán đến suốt một năm, trải qua bốn mươi chín lần chuyển ngữ nhưng đều không khế hợp. Một ngày nọ, Thiền sư Cần đến nhà một vị Đạt quan, lên pháp tòa, nêu cử: Có vị Tăng hỏi Vân Môn: “Thế nào là nơi chư Phật xuất thân?” Vân Môn đáp: “Động Sơn nước lên hàng”. Nếu là Thiên Ninh đây tức không như vậy. Nếu có người hỏi “Thế nào là nơi chư Phật xuất thân?” Thì chỉ hướng nhìn kẻ ấy mà bảo: “Gió ùn từ phương Nam lại, điện các sinh mát nhẹ”. Nghe nêu cử như thế, bỗng nhiên tỉnh ngộ, bèn đem sở ngộ của mình trình bày với Thiền sư Cần. Thiền sư Cần quán sát thấy Sư tuy ở khoảng trước và sau dứt được tướng động chẳng sinh, nhưng hiện ngồi nơi sạch làu làu, do đó bảo cùng Sư rằng: “Chưa phải vậy, ông tuy có sở đắc nhưng đại pháp chưa tỏ sáng”. Một ngày nọ vào thất, Thiền sư Cần bảo: “Cũng không dễ ông đến trong ruộng đất ấy, chỉ nên tiếc chết rồi không được sống. Chẳng nghi ngôn cú là đại lệnh. Há không thấy nói vực thẳm buông tay tự chịu nhận lấy, chết đi sống lại ngờ ông chẳng được. Phải nên biết có cái đạo lý ấy”. Sư nói: “Tôi chỉ y cứ chở được ở ngày nay, đó đã là khoái sống. Lại không thể hiểu rõ được vậy”. Thiền sư Cần không chấp nhận, nhân đó bảo Sư ở tại Liêu trạch mộc, chẳng lìa công việc Thị giả. Thường ngày các hàng đồng sĩ đại phu lúc nhàn rỗi vào thất đàm nói có đến ba bốn lược. Thiền sư Cần nhân nêu cử câu có câu không như dây leo bám tựa cây mà Cật hỏi Sư. Sư vừa mới mở miệng, Thiền sư Cần liền bảo: “Chẳng phải, chẳng phải”. Cứ như thế trải một nửa năm mà Sư chưa được thầy ấn chứng, trong mỗi niệm chẳng quên nói tự tâm. Một ngày nọ cùng các quan khách đồng ăn cơm, Sư nắm đũa trong tay mà quên cả mở miệng. Thiền sư Cần cười bảo: “Gã này tham thiền gỗ Hoàng Dương tức vẽ ngược đi vậy”. Sư bèn nói thí dụ rằng: “Cái đạo lý ấy của Hòa thượng vừa tợ như chó nhìn chỏ dầu sôi nóng, tương tợ muốn liếm lại liếm chẳng được, muốn vất bỏ lại vất bỏ chẳng được”. Thiền sư Cần bảo: “Ông thí dụ được rất hay khéo. Chỉ vì cái ấy bèn là vòng Kim cang mà gai góc phủ bọc vậy”. Một ngày khác, Sư lại hỏi rằng: “Nghe nói Hòa thượng đương lúc ở tại Ngũ tổ cũng từng hỏi câu thoại ấy, không biết Ngũ tổ đáp như thế nào, xin Hòa thượng dủ lòng chỉ bày?” Thiền sư Cần im lặng không đáp. Sư lại nói: “Bấy giờ Hòa thượng không riêng tự hỏi, phải đối trước đại chúng mà hỏi, đến nay nói, đâu có gì phải phòng ngại?” Thiền sư Cần bèn bảo: “Ta hỏi: Câu có câu không như lúc dây leo nương tựa cây thì thế nào?” Ngũ Tổ đáp: “Miêu tả đó, miêu tả không không thành, họa vẽ chẳng được”. Ta lại hỏi: “Bỗng gặp lúc cây gãy ngã dây leo khô thì thế nào?” Ngũ tổ bảo: “Cùng theo lại vậy”. Nghe nêu cử đến đó bỗng nhiên Sư đại ngộ, bèn nói: “Tôi hiểu rồi vậy”. Thiền sư Cần bảo: “Chỉ sợ ông lại thấu công án ấy chưa được”. Sư nói: “Xin Hòa thượng nêu cử”. Thiền sư Cần bèn liền nêu cử ngữ thoại lừa dối chằng chịt của tiền bối mà cật nạn, Sư đều tùy theo tiếng, đối đáp không nghe trệ ngăn ngại. Thiền sư Cần vỗ tay ngợi khen, lại đối trước đại chúng tán thưởng rằng: “Tông cảo chẳng phải một đời hai đời trở lại đây làm Thiện tri thức”. Từ đó, Sư tung hoành ngang dọc, giẫm trải khắp các pháp tứ, Sư giảng nói như dựng xây máng nước, như chuyển viên đá tròn nơi bờ sườn cao ngàn nhận. Các bạc Lão túc thảy đều kính lạy, không thêm vào sức bén nhọn của mình vậy. Mới đầu, Sư đã triệt ngộ, trái lại đối với vài vị Thiền khách có điều nghi, Sư mới đem hỏi Thiền sư Cần. Thiền sư Cần bảo: “Ta có Đạo thiền tương tợ như biển lớn, ông đem biển lớn lại nghiêng đổ lấy đi mới được. Nếu chỉ đem cái bình bát lại đầy tràn được chút ít đi bèn thôi. Đó là khí lượng của ông chỉ như thế, bảo ta nghĩ làm sao! Người đến trong đất ruộng ông được thì xưa trước chỉ có Thượng tọa Cảnh tức cùng ông một ban nhưng đã thị tịch rồi vậy”. Sau đó không bao lâu bèn cử Sư làm thủ chúng.

Bấy giờ các hàng quan sĩ đại phu luôn luôn tranh nhau cùng Sư vân du. Nhã vì Hữu thừa Là Công Thuấn vốn mến trọng Sư nên tấu trình ban tặng Sư pháp y sắc tía và xưng hiệu là “Phật Nhật Đại Sư”. Nữ chân khó làm, Tù Trưởng muốn lấy mười vị Thiền Tăng, Sư được thoát khỏi trong số chọn lựa ấy. Bởi như có người cùng đó, bèn qua sông mà đến hướng Nam. Bấy giờ Thiền sư Khắc Cần được sắc ban tặng hiệu là Viên Ngộ và nhậm chư pháp tịch ở Vân cư, bảo Sư là Đệ nhất tòa. Một ngày nọ, vào thất bải, Sư liền thẳng đến phương trượng, cùng Thiền sư Viên Ngộ đồng ngồi. Thiền sư Viên Ngộ (Khắc Cần) bảo: “Ta có cái đạo thiền Hòa Tử được tợ Lão Tăng, ông lại làm sao phân khiến?” Sư nói: “Sao đến như vậy? Chánh như Tô Đông Pha nói làm tay chém kẻ tù, một đời được gặp gã béo phì róc thịt”. Viên Ngộ cười lớn, bảo: “Ông đẩy ngã cho ta vào thất, ép được ta lên trên tường vách”. Thiền sư Viên Ngộ thường nói: “Gần đây các phương hết lỗ hang. Dưới Ngũ tổ, ta cùng với Phật Giám và Phật Nhãn ba người kết xã tham thiền, đến nay sớm thấy lọt dừng ra lại, dưới Phật Giám có một giống làm chó con kêu làm chim bột cưu hót lấy cười người. Dưới Phật Nhãn có một giống xem nhìn đèn lồng, lộ trụ, chỉ Đông vẽ Tây, như mắt thấy Quỉ một ban. Ở trong đó, ta tạm không có hai ban bệnh khổ ấy”. Sư nói: “Rất tốt, không bệnh khổ”. Thiền sư Viên Ngộ bảo: “Cớ sao nói vậy?” Sư nói: “Đánh đá, lửa chớp sáng, dẫn được vô hạn người đùa lộng nghiệp thức, cử rồi bèn hiểu rồi, há chẳng là lỗ hang lớn của Phật pháp ư?” Thiền sư Viên Ngộ bất chợt thè lưỡi, mới bảo: “Thôi quản kẻ khác, thôi quản kẻ khác. Ta chỉ đem khế chứng làm mong mỏi. Nếu chẳng khế chứng, đoán định chẳng buông qua”. Sư nói: “Nói khế chứng tức được. Lần lượt sợ sau lại chỉ nghĩ gì truyền đem đi. Cử xong bèn hiểu xong, cứng ngạnh chủ trương đánh đá lửa xoẹt sáng, nghiệp thức mịt mờ chưa có ngày rõ hiểu”. Thiền sư Viên Ngộ rất lấy làm vừa ý.

Sau đó không bao lâu Thiền sư Viên Ngộ trở về lại đất Thục, Sư mới giã từ trở về ở lại chỗ cũ tại Vân môn, các hàng học giả cùng nhau tu tập. Lại phải lánh loạn chạy đến Hồ nam, chuyển sang Giang hữu vào đất Mân, tạo lập am ở đảo biển Trường lạc. Khi ấy đồ chúng mới chỉ có năm mươi ba vị, chưa đầy năm mươi ngày mà có được mười ba vị đắc pháp. Trước đó bởi chưa mới có vậy, sau đều đứng góc. Sư mới đáp ứng sự thỉnh mời của cấp sự Giang Công Thiếu Minh đến ở am Vân môn – Tiểu khê. Khi ấy Thừa tướng Trương Nguy Công đang ở tại đất Thục, Thiền sư Viên Ngộ vì nói bày Sư (Tông Cảo) thật là người đắp pháp tủy, kịp lúc đến triều, bèn đem Kính Sơn – Lâm An mà thỉnh mời Sư đến ở, pháp tịch đồ chúng đông đúc hơn cả ở đương thời. Trăm nhà lại nhập đến chỉ sợ về sau đó, đến nỗi không nơi dùng chứa lượng người. Sư mới xây dựng đại các để ngàn vị Tăng ở đó, tại đó thường luôn có hơn hai ngàn thính chúng.

Mới đầu, ngày khai đường giảng pháp, hỏi đáp chưa xong, bỗng có vài vị Tăng đua nhau ra tranh hỏi. Sư mới ước dừng mà bảo: “Thôi, thôi, giả sử đem cỏ cây ở khắp Đại địa đều nghiền nát làm bụi trần, mỗi bụi trần có một miệng, mỗi một miệng có đủ tướng lưỡi rộng dài vô ngại, mỗi một tướng lưỡi rộng dài phát ra vô lượng âm sai biệt, mỗi một âm phát ra vô lượng ngôn từ sai biệt, mỗi một ngôn từ có vô lượng nghĩa sai biệt. Với số bụi trần như trên nạp Tăng mỗi mỗi có đủ miệng như thế, lưỡi như thế, âm như thế, ngôn từ như thế và Diệu nghĩa như thế, đồng một lúc có đến trăm ngàn vấn nạn, mỗi mỗi vấn nạn riêng biệt chẳng tiêu một tiếng khạc nhổ của Trưởng lão Kính sơn, đồng một lúc đáp xong, nhân lúc ở trong khoảng thời gian ấy làm vô lượng vô biên Phật sự rộng lớn, mỗi một Phật sự khắp cùng pháp giới, chỗ gọi là một sợi lông hiện thần biến, hết thảy Phật đồng giảng nói kinh pháp, ở vô lượng kiếp chẳng được ngằn mé ấy, tiện nghĩ gì đi, ồn náo sân cửa tức được. Nếu dùng mắt chánh mà quán sát đó, chánh là nghiệp thức mênh mông không gốc có thể nương cứ. Dưới cửa Tổ sư một điểm dùng cũng chẳng nhằm, huống lại là móc chương ràng cú phô bày ngôn từ bén nhọn, chẳng chỉ chôn vùi mất Tông thừa từ trước, cũng mới là cười phá nát lỗ mũi nạp Tăng. Do đó nói mảy may buộc niệm, nghiệp nhân ba đường, liếc thấy đó tình sinh muôn kiếp trói buộc xích xiềng. Tên Thánh hiệu phàm đều là tiếng rỗng, tướng khác hình kém đều là sắc huyễn. Ông muốn cầu đó được không lụy ư? Đến như nhàm chán đó lại thành hoạn lớn. Nhìn các bậc tiên đức kia nghĩ gì báo cáo. Như binh khí của nước nhà bất đắc dĩ mà dùng đó, việc bổn phận trên cũng không cái tin tức ấy. Ngày nay sơn Tăng cử xướng như vậy, rất tợ như không mộng nói mộng, thịt lành khoét sẹo, kiểm điểm tương lai, hợp đáng ăn gậy.

Chỉ nay chẳng có kẻ xuống được tay độc ư? Nếu có kham nhận báo đáp ân không báo đáp, cùng hỗ trợ hóa cảm vô vi, như không ngược hành này đi vậy”. Bỗng nhiên sư nắm lấy cây gậy và tiếp bảo: “Đè ngang kiếm dài toàn chánh lệnh, hoàn vũ thái bình chém ngu si” Sư gõ xuống một cái và hét một tiếng.

Lại có lúc Sư chỉ dạy đại chúng: “Điên đảo tưởng sinh thì sinh tử tương tục, đầy đủ tưởng diệt, thì sinh tử dứt. Nơi sinh tử dứt là Niết-bàn không, nơi Niết-bàn không là mạt bụi trong mắt. Niết-bàn đã là không, gọi gì làm mạt bụi trong mắt? Mây trắng chợt có thể lại núi xanh, trăng sáng khó bảo trời biếc”. Sư lại bảo: “Nước Ma-kiệt-đề còn ở nửa đường, trước núi Thiếu thất toàn không lỗ mũi. Đàm Huyền nói diệu, thịt lành khoét vết, cử xưa rõ nay, vấy cát tung bụi, sao tợ đói ăn khát uống rảnh ngồi mệt nghĩ, theo bốn lớp giáo điển đầy dời toàn chẳng liên can đến việc ta. Tuy là như vậy, cũng phải thật đến trong ruộng đất ấy mới được. Chỉ như thật đến trong ruộng đất đến tận cùng làm sao gần gũi?” Sư hét một tiếng và bảo: “Trên vết thẹo bỏng lửa lại đặt thêm ngải cứu đốt đi vậy”. Sư lại bảo: “Tông ta không ngữ cú, thật không một pháp cho người. Sớm là thông thân trầm ẩn trong hầm phẩn rồi vậy, nào kham đạp bước hướng tới trước. Như đến làm sao hỏi hướng thượng hướng hạ Tam huyền tam yếu, trong bát đựng đầy tuyết, trong Bắc đầu ẩn tàng thân, ý chỉ ấy như thế nào? Há chẳng phải là bên cạnh hầm phẩn lại đào thêm hầm phẩn. Tuy là như vậy, nếu ở trong hầm phẩn biết được chút hơi tin, mới biết chư Phật ba đời, các đời Tổ sư, chư vị Hòa thượng trong thiên hạ xưa đi nay lại, hết thảy các Thiện tri thức đều ở tại trong hầm phẩn chuyển đại pháp luân. Nếu như chưa được vậy rất kỵ hướng đến trong hầm phẩn làm kế sống”.

Lại có lúc lên giảng đường, hỏi đáp xong, Sư mới bảo: “Hỏi được cũng tốt, không hỏi lại càng thân gần. Cớ sao trước tiếng một đường ngàn Thánh chẳng truyền, người học nhọc hình như vượn bắt bóng, trong đó có cái gã anh linh, nghĩ gì chẳng nghĩ gì, hãy nghe cử nhằm, chọn nhặt dậy tiện đi, còn tại trong lỗ hang dây leo. Ngay như được trong không sở chứng, ngoài không sở tu, tợ đất chống núi như đá ngậm ngọc, cũng chưa phải là nơi nạp Tăng buông xả thân mạng. Dám hỏi cùng đại chúng: Làm sao sống là nơi nạp Tăng buông xả thân mạng? Nếu cũng biết được, mỗi mảy trần mỗi một niệm đều không cửa không, bẻ xoay cúi ngưỡng đều ở trong đó. Chánh lúc nghĩ gì, rốt cùng là nhà ai gió trăng lại ủy thác ư? Ngàn Thánh chẳng biết nơi nào đi. Cậy trời kiếm dài ép người lạnh”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa.

Sư giảng nói pháp, chẳng lập hang lỗ, chẳng giữ khuôn vết, đại khái như vậy, không thể bao quát. Sư từng buông lời hỏi người học: “Ta ở trong đó không pháp cho người, chỉ y cứ như thực mà kết án, vừa như ông đem cái bình lưu ly giữ gìn mến tiếc, tợ như cái gì ư? Ta chỉ một lần thấy bèn cho ông đánh phá xong. Ông lại đem cái ma ni châu lại, Ta lại cho ông đoạt lấy xong. Đợi ơng chỉ nghĩ gì lại, Ta lại cùng ông hai tay cắt đứt xong. Do đó, Hòa thượng Lâm Tế nói: Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La-hán giết La-hán. Đã xưng là Thiện tri thức, vì gì tức cần giết người đi? Hãy nói đó là đạo lý gì?” Sư lại từng nói với hàng Tăng tục rằng: “Tham được Thiền rồi, phàm đọc kinh xem văn tự, như đi từ trong nhà đi một lần gặp tương tợ, lại như người cùng quen biết từ thời xưa trước cùng thấy một ban. Nếu dùng văn tự ngữ ngôn cặn bả mà tìm cầu, tức không có điều đó”.

Có người tham thiền thỉnh cầu Sư nhỏ nhiệm giảng nói về bệnh thiền. Sư bảo: “Thiền có bệnh gì có thể nói? Thiền lại chẳng từng cảm mắc bệnh đau đầu, lại chẳng từng cảm mắc bệnh đau chân, lại chẳng từng cảm mắc bệnh điếc tai, lại chẳng từng cảm mắc bệnh mờ mắt. Chỉ là bởi người tham thiền tham được khác biệt, chứng đắc khác biệt, dụng tâm khác biệt, nương tựa thầy khác biệt. Nhân các thứ khác biệt đó nên nói là bệnh, chẳng có nghĩa Thiền là bệnh vậy. Thế nào là Phật? Tức tâm là Phật. Có bệnh gì? Con chó lại có Phật tánh hay không? Không có bệnh gì, gọi làm lược tre thì xúc chạm, không gọi làm lược tre thì trái lại. Có bệnh gì? Thế nào là Phật? Ba cân gai. Có bệnh gì? Thế nào là Phật? Chuồng phẩn khô. Có gì là bệnh? Ông chẳng thấu rồi mới làm đạo lý cần thấu tiện ngàn dặm muôn dặm chìm mất giao thiệp vậy, phỏng tâm nhóm họp vào kia, phỏng tâm nghĩ lường về kia, hướng đến nơi cử dậy, hiểu nơi đánh đá xoẹt lửa, cái ấy mới bắt đầu là bệnh. Thầy thuốc thế gian khoanh tay, nhưng rốt cùng chẳng liên can đến việc Thiền. Triệu Châu bảo: “Muốn cùng làm đệ tử của Không Vương, chớ nói tâm bệnh rất khó chữa trị”. Sư từng nêu cử: “Nam Viện hỏi Phong Huyệt rằng: “Một gậy phương Nam làm sao sống thương lượng?” Phong Huyệt đáp: “Làm thương lượng kỳ đặc”. Và Phong Huyệt liền hỏi: “Vậy một cây gậy ở nơi này làm sao thương lượng?” Nam Viện giăng ngang cây gậy, đáp: “Dưới cây gậy, vô sinh nhẫn, vào có chẳng thấy Sư”. Sư nêu cử xong, bảo: “Bấy giờ Phong Huyệt khéo bày trải tọa cụ lớn, lễ bái kia ba lạy, chẳng vậy thì cùng kia đẩy ngã thẳng sàn”. Sư mới xoay lại hỏi nạp Tăng Xung Mật rằng: “Ông nói khi ấy Phong Huyệt lễ bái là phải hay đẩy ngã thẳng sàn là phải?” Xung Mật đáp: “Giặc cỏ đại bại”. Sư bảo: “Ông thấy gã mù ấy thì nên đánh”. Sư lại nêu cử: “Phàm thấy có vị Tăng nào đến thờ Mục Châu bèn bảo: “Thấy thành công án thì tha cho ông ba mươi gậy”. Còn Thiền sư Duyệt ở Vân phong bảo: “Làm giặc, lòng người trống rỗng. Lại nhục bị một cái đạo xong”. Sư lại hỏi Xung Mất rằng: “Ông nói Ta nghĩ đạo gì lại có quá không?” Xung Mật đáp: “Làm giặc, lòng người trống rỗng”. Sư bảo: “Ba cái vậy”. Sư lại nêu cử có vị Tăng hỏi Đại Long: “Sắc thân bại hoại, thế nào là pháp thân kiên cố?” Đại Long đáp: “Hoa núi nở tợ gấm, nước khe lắng như lam, làm sao sống hiểu?” vì Tăng ấy đáp: “không hiểu”. Sư nêu cử xong, chỉ vào chiếc chiếu bái lạy mà hỏi vị Tăng bên cạnh rằng: “Thấy chăng?” vị Tăng ấy đáp: “Thấy”. Sư bảo: “Lại nói chẳng hiểu”. Sư lại bảo: “Gần đây, nhân gì lại chẳng hiểu?” Vị Tăng ấy chẳng nêu bày. Sư bảo: “Chỉ vì rành rẽ hết mực vụt khiến chỗ biết chậm chạp”.

Lúc ở trong thất, phần nhiều Sư hay hỏi các nạp Tử rằng: “Gọi làm lược tre tức xúc chạm, chẳng gọi làm lược tre trái lại. Chẳng được mở lời, chẳng được không mở lời, chẳng được nghĩ lường, chẳng được phỏng bàn, chẳng được nơi ý căn buông xuống bói lường, chẳng được nơi nâng dậy dựng lấy, nói nhanh, nói nhanh”. Có vị Tăng định tiến tới trước mở miệng nói, Sư liền đánh và xua đuổi ra. Khi ấy hiếm ít người khéo biết được có của Sư vậy. Sư lại bảo: “Gọi làm lược tre tức xúc chạm, không gọi làm lược tre tức trái lại, không được mở lời, không được không nói, không được chần chừ lâu, không được bói lường, không được làm người nữ bái lạy nhiễu quanh thiền sàn, không được rù tay áo bèn đi, hết thảy đều không được. Ông bèn đoạt ngay lược tre ta tạm hứa cho ông đoạt ngay. Ta gọi làm cuộn đầu thì xúc chạm, chẳng gọi làm cuộn đầu thì trái lại. Ông lại đoạt như thế nào? Càng nhiều thì ông nói xin Hòa thượng buông xuống một trứ, Ta tạm buông xuống một trứ. Ta gọi làm lộ trụ thì xúc chạm, chẳng gọi làm lộ trụ thì trái lại. Ông lại đoạt như thế nào? Ta gọi làm núi sông đại địa thì xúc chạm, chẳng gọi làm núi sông đại địa thì trái lại. Ông lại đoạt như thế nào?”

Bấy giờ có Trưởng lão Thu Phong bảo: “Tôi xem câu thoại cái lược tre của Hòa thượng, như sổ sách khỏa lấp ngay tài sản nhà người rồi lại cần người làm việc nhận nạp vật”. Sư bảo: “Ông thí dụ được rất hay khéo. Ta thật muốn cần ông làm việc nhận nạp vật, ông không chỗ theo ra, bèn phải xét tính đường chết đi vậy. Hoặc ném xuống sông, hoặc lao vào lửa, lật lại được mạng mới bắt đầu chết. Được chết rồi tức vỗ về sống trở lại, gọi ông làm bố thí tức bèn hoan hỷ, gọi ông làm kẻ giặc tức liền phát ác, y như trước chỉ là người thời xưa. Do đó, người xưa nói vực thẳm buông tay tự đương nhận lấy, chết đi sống lại khinh ông chẳng được. Đến trong ấy mới khế hợp được câu thoại cái lược tre”. Sư lại nói kệ tụng rằng:

“Một chữ Phật còn chẳng mừng
Nào có sống chết đáng liên quan
Ngay cơ xem mặt không cùng giúp
Nói lắm Lăng Nghiêm tám nghĩa rồi”.

Lúc, Sư xiển dương Tông giáo, có đồng lúc xưng gọi là Tông sư giảng pháp dùng Tịch chiếu vắng lặng làm Tông, thấy các hàng Quan sĩ đại phu bị trần lao làm chướng ngăn phân tấc chẳng an mới bèn vì nói, khiến tro lạnh cây khô đi, một cây lụa trắng đi, lò hương miếu xưa đi, đất lạnh mát rượi đi, có nghĩa là pháp môn ấy có thể thôi nghỉ thân tâm con người. Sư cho rằng kiến giải như thế tức rơi lạc trong hang Quỷ dưới Hắc sơn. Trong giáo điển gọi đó là hôn trầm, rất chẳng biết nói con khỉ chẳng chết, làm sao được dừng nghỉ? Lại làm bén nhọn trước đi, sau điện đến cùng tột chẳng chết, làm sao được dừng nghỉ? Nên Sư có bài bác đó, cho đó là Thiền tà Sư tịch chiếu, là mất tuệ mạng Phật pháp ngàn Đức Phật xuất hiện nơi đời cũng không cho sám hối.

Một ngày nọ, Sư ở trong thất, có Trịnh Ngang Thượng Minh mang một lò hương đến, khí giận có thể chết lấy, sắc đều gắng gỏi bảo: “Ngang tôi có một mảnh hương chưa đốt, muốn cùng Hòa thượng giải rõ một sự việc. Chỉ như im lặng không nói, là nơi thôi hết thứ nhất trong pháp môn. Hòa thượng tỏ ý quở trách, tâm Ngang tôi nghi rằng Hòa thượng chẳng đến ruộng đất ấy, chỗ gọi là tin không kịp. Vả lại, như Thích-ca Lão Tử ở tại nước Ma-kiệt-đề trong hai mươi mốt ngày đóng thất chẳng mở lời, đâu phải là Phật im lặng. Tại trong thành Tỳ-da-ly, ba mươi hai vị Bồ-tát mỗi mỗi giảng nói pháp môn không hai, cuối cùng Cư sĩ Duy-ma-cật không mở lời, Bồ-tát Văn Thù ngợi khen tốt lành, đâu chẳng phải Bồ-tát im lặng? Tại trong hang, Tôn giả Tu Bồ-đề ngồi yên không mở miệng nói năng, đâu chẳng phải văn im lặng? Trời Đế-thích thấy Tôn giả Tu Bồ-đề ngồi yên trong hang, mới tung mưa hoa cúng dường, cũng không nói năng gì, há chẳng phải phàm phu im lặng? Tổ sư Đạt-ma vân du đến đất Nam Lương, rảo bước vào đất Ngụy ở nơi thiếu thất ngồi lạnh chín năm, há chẳng phải là Tổ sư im lặng? Lỗ Tổ thấy vị Tăng bèn xoay mặt vào vách tường, há chẳng phải là Tông sư im lặng? Hòa thượng nhân vì gì mà bài bác Tịch Chiếu cho là tà quấy?” Sư bảo: “Ông từng đọc Trang Tử chăng?” Trịnh Ngang đáp: “Sao là không đọc?” Sư bảo: “Trang Tử nói: Nói mà đủ, trọn ngày nói mà hết đạo, nói mà chẳng đủ, trọn ngày nói mà hết vật. Cùng cực của đạo và vật, nói nín chẳng đủ để chuyển tải. Chẳng nói chẳng nín, nghĩa có chỗ cùng cực, ta cũng chẳng từng xem Quách Tượng giải và các nhà chú giải, chỉ căn cứ vào nơi ta dứt chọn lựa mà nói phá cái im lặng ấy của ông. Há chẳng thấy Khổng Tử một ngày nọ rất kinh ngạc tiểu quái nói, tham đến Ta nói một để xâu suốt cùng đó. Tăng Tử nói “Duy”. Ông chỉ mọi người vừa mới nghe cái chữ “Duy”, bèn lại trong đó mở miệng xấu ác, tức nói một chữ “Duy” ấy cùng đất trời đồng căn, muôn vật một thể, đặt để ông ở trên Nghiêu Thuấn thành nhà lập nước ra dẫn vào cung, đến nỗi lúc mở tay chân chẳng ra một chữ “Duy” ấy. Vả lại, mừng vui không giao thiệp. Rất không biết cái đạo lý ấy, bèn là Tăng Tử nói mà đủ, Khổng Tử nói mà đủ. Các học trò chẳng hiểu tức hỏi cớ sao nói vậy? Tăng Tử thấy kia giải hiểu chẳng được, liền hướng đến đầu thứ hai đáp câu thoại ấy. Nghĩa là đạo của Phu Tử không thể không nói. Do đó nói đạo của Phu Tử trung thứ mà thôi vậy. Cốt yếu là Đạo và vật đến chỗ cùng cực chẳng ở trên ngôn ngữ, chẳng ở nơi im lặng. Nói cũng chuyển tải không được, nín cũng chuyển tải không được. Nên điều nói của ông (Trịnh Ngang) còn chẳng khế hợp ý của Trang Tử, huống gì muốn được khế hợp với ý của Thích-ca LÃo Tử, Đại sư Đạt-ma ư? Ông cần muốn giải hiểu được Trang Tử, chẳng phải nói, chẳng phải nín, nghĩa ấy có khổ cùng cực ư? Tiện là Đại sư Vân Môn nắm cây quạt lên và bảo: “Cây quạt nhảy vọt trên tầng trời thừ ba ba đắp nhằm lỗ mũi Đế-thích, biển Đông cá chép đánh một gậy tợ nghiêng chén”. Nếu ông hiểu được cái câu thoại ấy của Vân Môn, bèn là chỗ nói cùng tột của Trang Tử, chỗ nói cùng tột của Trang Tử và chỗ nói cùng tột của Khổng Tử đồng một ban”. Trịnh Ngang bèn im lặng không nói gì. Sư bảo: “Tuy ông chẳng nói gì nhưng tâm chưa chịu phục đó, nhưng người xưa quyết định chẳng ở nơi im lặng ngồi đất rõ vậy. Lúc ông vừa đến, nêu cử Đức Thích-ca đóng thất, Cư sĩ Duy-ma nín lặng. Hãy nhìn thời xưa có Tọa chủ là Pháp sư Triệu (Tăng Triệu) nắm nơi nào không nói năng, nói ra lại cho người rằng: “Đức Thích-ca đóng thất ở Ma-kiệt, Cư sĩ Tịnh Danh ngậm miệng tại Tỳ-da, Tôn giả Tu Bồ-đề xướng không nói để hiểu biết đạo, trời Đế-thích dứt tuyệt lắng nghe mà mưa hoa, đó đều là lý làm thần ngự, nên miệng lấy đó mà im lặng. Đâu thể gọi là không biện rành biện chỗ chẳng thể nói vậy. Cái ấy là lý và Thần bỗng nhiên cũng khua nhằm, chẳng thấu suốt đến nơi nói không được, tuy là không nói nhưng tiếng ấy như sấm. Nên nói “đâu thể gọi không biện rành biện chỗ chẳng thể nói vậy”. Ở trong đó, tất cả mọi người thông minh tài biện ở thế gian dùng một điểm không được. Đến được nghĩ gì ruộng đất, mới bắt đầu là nơi buông thân xả mạng, ban cảnh giới ấy phải là người tự chứng tự ngộ mới được. Do đó, trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Cung điện của Đức Như Lai không có ngằn mé, tự nhiên người giác ngộ ở trong đó”. Đó tức là pháp môn đại giải thoát của các Thánh giã từ xưa trước, vô biên vô lượng, không được không mất, không im lặng không nói năng, không đi không lại, mỗi mỗi trần như vậy, mỗi mỗi cõi như vậy, mỗi mỗi niệm như vậy, mỗi mỗi pháp như vậy, chỉ vì căn tánh chúng sinh chất hẹp yếu kém, chẳng đến nơi cảnh giới của Thánh nhân trong tam giáo. Do đó, phân đây chia kia, rất không biết cảnh giới rộng lớn như thế, tức hướng vào trong hang quỷ dưới Hắc sơn mà ngồi đất. Nên các bậc Tiên Thánh chê trách đó là hầm hố giải thoát, là nơi rất đáng kinh sợ. Dùng mắt tuệ mà quán xét đó, thì là ngồi đất trong vạc sôi lò đỏ núi đao cây kiếm ngồi một ban, chủ nhà còn chẳng kẹt ở nơi im lặng, huống gì là khách dưới cửa Tổ sư! Tức nói vừa mới mở miệng bèn rơi lạc đến thời nay, tạm vui mừng không giao thiệp”. Trịnh Ngang bất chợt lễ bái. Sư bảo: “Ông tuy lễ bái nhưng có việc ở lại”. Đến chiều, Trịnh Ngang lại vào thất, Sư hỏi: “Năm nay ông bao nhiêu tiểu?” Trịnh Ngang đáp: “Sáu mươi bốn tuổi”. Sư lại hỏi: “Sáu mươi bốn năm trước, ông từ nơi nào đến?” Trịnh Ngang lại im lặng, không nói gì. Sư bèn nắm cái lược tre đánh Trịnh Ngang và xua đuổi ra. Ngày hôm sau, Trịnh Ngang lại vào trong thất nói: “Sáu mươi bốn năm trước, còn chưa có Ngang tôi ở đây, cớ sao Hòa thượng hỏi Ngang tôi từ xứ nào lại?” Sư bảo: “Sáu mươi bốn năm trước, ông không thể vốn ở nhà họ Trịnh tại Phước châu, chỉ đến nay nghe pháp nói pháp một rành rành riêng sáng đến cùng tận trước lúc chưa sinh rốt cùng ở nơi nào?” Trịnh Ngang đáp: “Không biết”. Sư bảo: “Nếu ông không biết bèn là sinh đại đời nay tạm hạng định trăm năm. Vậy sau trăm năm ông đợi cần bay ra ngoài ba ngàn đại thiên thế giới ngồi đi, phải là cùng kẻ khác vào trong quan tài mới được. Ngay lúc đó, bốn đại năm uẩn đồng một lúc tan rã, có mắt chẳng thấy vật, có tai chẳng nghe tiếng, có con tim phân biệt chẳng được, có xác thân mà lửa thiêu đốt, dao búa chặt chém đều không biết đau. Đến trong đó rành rành riêng sáng tỏ đến cùng tận, tức hướng nơi nào đi?” Trịnh Ngang đáp: “Ngang tôi cũng không biết”. Sư bảo: “Ông đã không biết bèn là chết đại, nên nói vô thường mau chóng, sống chết việc lớn, tức là cái đạo lý ấy. Ở trong đó, giả sử thông minh cũng không được, nghĩ nhớ cũng không được. Ta lại hỏi ông, lúc bình sinh ông làm việc được lắm nhiều như ấy vậy, ngày ba mươi tháng chạp lấy một câu gì đánh lại sinh tử kia? Phải là biết được nơi sinh lại chết đi rõ ràng mới được, nếu như không biết tức là người ngu”. Trịnh Ngang mới tỏ tâm phục, mới bắt đầu biết nơi không nói không năng, hết thảy phải quấy. Nhân đó, riêng tham thỉnh không bao lâu, bèn chóng có sở đắc.

Bấy giờ có Trưởng lão Đàm Ý và Thiền giả Tuân Phác ở Tường vân hai người làm đồng bạn, mới đầu theo hầu Thiền sư Viên Ngộ. Khắc Cần lúc ở Tương sơn đã có chỗ vào. Sau lại có tùy thuộc Chân Hiết Liễu an cư kết hạ, tự chỉ vào ngực mình mà cho là trong đời không ai qua mặt nỗi. Sư rõ biết Đàm Ý chưa thấu triệt về nghiệp mà đã khai đường giảng pháp, nên lo lắng hẳn lừa dối hậu học, bèn viết thư gởi đến Đàm Ý và bảo hãy tạm đến nơi Sư. Đàm Ý xấu hổ đó, chầm chậm mà đi, nhân lúc tiểu tham, Sư bèn đau xót nêu chỉ điểm quấy của Đàm Ý, và niệm yết bảng ở cửa để báo cho bốn chúng bết rõ. Đàm Ý nghe thế, bất đắc dĩ phải phá hạ mà đến dưới pháp hội của Sư. Sư cật vấn về sở chứng của Đàm Ý, mà bảo rằng: “Ông nghĩ gì kiến giải nào từng mộng thấy Lão nhân Viên Ngộ? Quả thật muốn rốt ráo việc ấy, tạm lui ngay viện con lại”. Từ đó, Đàm Ý bèn trở về, đến lúc mãn Hạ, quả nhiên cùng Tuân Phác đồng đến. Hai người đồng vào trong thất, Sư hỏi Tuân Phác: “Tam Thánh nói: “Ta gặp người thì ra, ra thì chẳng vì người”. Còn Hưng Hóa nói: “Ta gặp người thì chẳng ra, ra thì bèn vì người”. Ông hãy nói hai Lão hán ấy có nơi xuất thân không?” Tuân Phác bèn đánh trên đầu gối Sư một đấm Sư bảo: “Một đấm ấy của ông, vì Tam Thánh ra hơi hay vì Hưng Hóa ra hơi? Nói nhanh, nói nhanh?” Tuân Phác bỗng bàn nghị, Sư chộp ngay cột sống mà đánh, và bèn vì đó bảo rằng: “Thứ nhất ông không được quên xong một gậy ấy”. Bèn ra khỏi cửa, lâu sau không được vào cửa. Một ngày nọ nhân có vị Tăng khác vào thất, hai người (Đàm Ý và Tuân Phác) lắng nghe đó, Sư hỏi vị Tăng ấy: “Với Đức Sơn hễ thấy có vị Tăng vào cửa bèn đánh, với Lâm Tế thấy có vị Tăng vào cửa bèn hét. Với Tuyết Phong thấy có vị Tăng vào cửa bèn nói là gì. Với Mục Châu thấy có vị Tăng vào cửa bèn nói thấy thành Công Án tha cho ông ba mươi gậy. Vậy ông hãy nói bốn Lão hán ấy lại có nơi vì người không?” Vì Tăng ấy đáp: “Có”. Sư bảo: “Tâu”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bèn quát hét xua đuổi ra. Tuân Phác nghe thế bỗng nhiên có tỉnh ngộ. Đàm Ý cũng lần lượt ngay dưới một lời nói bèn có sự tỉnh phát, mọi kiến giải xấu ác xưa trước đồng một lúc tiêu mất. Về sau, đều nối dõi dòng pháp của Sư.

Sư thường vì chúng nhập thất. Thấy có vị Tăng vừa mới vào cửa, Sư bèn hỏi: “Chư Phật, Bồ-tát, súc sinh lừa ngựa, cây bách trước sân, tớ gái ba cân, chuồng phẩn khô, ông phải là một cành tướng trạng không phải kẻ giặc?” Vị Tăng ấy nói: “Từ lâu đã biết Hòa thượng có cơ yếu ấy”. Sư bảo: “Ta đã không đầu mối vào cỏ hoang, là phẩn của ông mùi hôi thối cũng không biết”. Vị Tăng ấy bèn rủ áo đi ra. Sư bảo: “Khổ thay Phật-đà-da!” Lại có vì Tăng khác vừa mới vào cửa, Sư bèn bảo: “Chẳng phải ra đi”. Vị Tăng ấy liền đi ra, Sư bảo: “Không lường Đại nhân bị chuyển kiếp trong ngữ mạch”. Tiếp theo lại có một vị Tăng khác vào. Sư bảo: “Chẳng phải ra đi”. Vị Tăng ấy liền đến gần phía trước. Sư bảo: “Vừa nói với ông là chẳng phải, ông lại đến gần ở trước tìm cái gì?” Và Sư bèn đánh xua đuổi ra. Lại có một vị Tăng khác vào thưa: “Vừa rồi hai vị Tăng ấy chẳng hiểu ý Hòa thượng”. Sư cúi thấp đầu thở dài một hơi. Vị Tăng ấy chẳng hiểu gì. Sư bèn đánh và bảo: “Tức là ông hiểu ý Lão Tăng?” Lại có một vị Tăng khác vừa mới vào, Sư bảo: “Ông chẳng hiểu, ra đi”. Vị Tăng ấy cũng đi ra. Lại có một vị Tăng khác vào. Sư bảo: “Vừa lại hai Thượng tọa, một vị hiểu thâu không hiểu thả, một vị hiểu thả không hiểu thâu. Ông lại có biện rõ được chăng?” Vị Tăng ấy đáp: “Một trạng lãnh qua”. Sư bảo: “Sau lãnh qua, riêng có lắm tin tức tốt lành”. Vị Tăng ấy vỗ tay xuống một cái và bèn đi ra. Sư bảo: “Ba mươi năm sau tỏ ngộ đi”. Sư lại hỏi một vị Tăng khác rằng: “Nói chẳng dùng tu, chỉ chớ nhiễm ô. Thế nào là nói chớ nhiễm ô?” Vị Tăng ấy đáp: “Tôi không dám nói”. Sư hỏi: “Vì gì ông không dám nói?” Vị Tăng ấy đáp: “Sợ nhiễm ô”. Sư bèn lớn tiếng kêu rằng: “Hành giả đem sọt phẩn chổi quét lại”. Vị Tăng ấy mịt mờ, Sư bèn đánh và xua đuổi ra. Lại có vị Tăng khác vừa mới vào. Sư bảo: “Thích-ca Lão Từ lại vậy”. Vị Tăng ấy đến gần phía trước, Sư bảo: “Vốn là chẳng phải”, và bèn đánh. Lại Tăng khác vào, Sư cũng bảo: “Thích-ca Lão Từ lại vậy”. Vị Tăng ấy thẳng mặt thăm hỏi rồi bèn đi ra. Sư bảo: “Tức tợ cái thật”. Sư lại hỏi vị Tăng khác: “Chẳng phải tâm, chứng pháp Phật, chứng pháp vật, ông làm sao sống?” Vị Tăng ấy đáp: “Lãnh”. Sư bảo: “Lãnh trong nhà ông bảy đời tiên linh”. Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Vừa lại thì lãnh, đến nay sao lại hét? Liên can kia chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là việc gì?” Vị Tăng ấy im lặng không đáp. Sư bèn đánh. Sư lại hỏi một vị Tăng khác: “Lúc đi đường gặp người đạt đạo chẳng cùng nói nín đối đáp thì thế nào?” Vị Tăng ấy trân trọng bèn đi. Sư cười lớn ha ha. Tiếp có một vị Tăng khác lại. Sư bảo: “Ta vừa hỏi vị Tăng ấy lại lúc đi đường gặp người đạt đạo, chẳng cùng nói nín đối đáp thì thế nào? Vị Tăng ấy trân trọng bèn đi. Ông thử nói vị Tăng ấy hiểu hay không hiểu?” Vị Tăng ấy định thăm hỏi, Sư bèn đánh xua đuổi ra. Sư lại hỏi vị Tăng khác: “Kẻ chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người nào?” Vị Tăng ấy đáp: “Gã không mặt mắt “. Sư bảo: “Vừa rồi có Sư Tăng nói như vậy. Ta đánh đuổi ra đi vậy”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bèn đánh. Sư lại hỏi vị Tăng khác: “Đại sư Mã nói từ sau khi Hồ loạn ba mươi năm chưa từng thiếu tương muối. Ý ấy muốn làm gì?” Vị Tăng ấy đáp: “Theo nhà đầy đủ tiết kiệm”. Sư bảo: “Khéo cái theo nhà đầy đủ tiết kiệm, chỉ là ông chẳng hiểu. Vị Tăng ấy phòng bàn nghị, Sư bèn quát hét xua đuổi ra. Sư lại hỏi vị Tăng khác: “Câu thoại trên cây của Hương Nghiêm, ông làm sao sống?” Vị Tăng ấy đáp: “Khéo đối gió xuân chá cô”. Sư bảo: “Thượng tọa Hổ đầu nói trên cây tức chẳng hỏi, chưa lên cây xin Hòa thượng nói. Lại làm sao sống?” Vị Tăng ấy đáp: “Vừa rồi Hòa thượng nói đã xong vậy”. Sư bảo: “Khéo đối phó xuân xướng chá cô, là nói trên cây hay nói dưới cây?” Vị Tăng ấy im lặng không đáp, Sư bèn đánh. Sư lại hỏi Thị giả rằng: “Có nhiều người vào thất, mấy người nói được nhằm, mấy người nói không nhằm?” Thị giả đáp: “Tôi chỉ nhìn tổng quát”. Bỗng nhiên, Sư trải bàn tay và hỏi: “Tay ta sao tợ tay Phật?” Vị Thị giả đáp: “Trời lạnh, tạm xin Hòa thượng rủ suốt tay áo đi”. Sư bèn đánh bằng một cái lược tre và bảo: “Hãy nói là thưởng cho ông hay phạt cho ông?” Thị giả im lặng không trả lời. Có vị Tăng vào thỉnh hỏi điều lợi ích rằng: “Không biết tôi chết rồi, hướng nơi nào đi?” Sư bảo: “Ông chỉ nay đây là sống hay là chết?” Vị Tăng ấy đáp: “Sống cũng không nói, chết cũng không nói”. Sư bảo: “Ông làm được kẻ tớ Tiệm Nguyên”. Vị Tăng ấy phòng bàn nghị, Sư bèn đánh xua đuổi ra. Lại có một vị Tăng khác đến. Sư bảo: “Vừa rồi vị Tăng ấy nhận lấy một trường bại quyết, ông có biết chăng?” Vị Tăng ấy đáp: “Biết”. Sư cũng đánh và xua đuổi ra. Lại có vị Tăng khác vào thưa hỏi câu thoại về cảnh Giáp Sơn. Chưa dứt tiếng hỏi, Sư bèn quát hét, vị Tăng ấy mịt mờ, Sư bảo: “Ông hỏi gì?” Vị Tăng ấy phòng nêu cử, Sư liền đánh, quát hét xua đuổi ra. Lại có vị Tăng khác vào thưa hỏi: “Tôi tham thiền không được. Bịnh tại nơi nào?” Sư đáp: “Bệnh ở trong ấy”. Lại hỏi: “Tôi vì gì tham không được?” Sư bảo: “Đồ mở mắt, giường nước tiểu, ta đánh ông đi”. Sư ở trong thất, cơ duyên xoáy xoay, biện bày không thể nắm đùa. Nếu không phải hàng căn khí thượng thượng thì không thể thấu hợp.

Lúc Sư ở Kính sơn, tiếng tăm vang động một thời, như Thị Lang Trương Công, Tử Thiều Trạng Nguyên Uông Công, Thánh Tích Thiếu Khanh Phùng Công Tế Xuyên đều đến thưa hỏi đạo. Ngoài ra đều là các hàng danh sĩ đại phu một thời. Sư đều tùy cơ khai ngộ, không chỗ hồi hổ, mà người cầm nắm cân trục đương thời cho rằng sự bàn nghị của Sư chính mình chán ghét đó, bèn hễ gặp thì nhặt nhạnh phá hủy pháp y. Sư bèn lắng đến ẩn lánh tại Hành châu suốt mười năm, lại dời chuyển đến Mai châu. Tại Mai châu gặp phải gió chướng bệnh dịch, đất lắng yên, mà trong nạp Tử thuế theo đó tuy chết chẳng hối tiếc. Lại trải qua tám năm, vua Cao Tông (Triệu Cấu 1127-1163) thời Nam Tống) ban đặc ân tha trở về. Năm sau trở lại y phục Tăng chúng, các pháp tịch trống vắng ở các nơi thỉnh mời mà Sư chẳng đến. Sau cùng vì có sắc chỉ triều đình nên Sư đến ở Dục vương, Đồ chúng nhóm tụ đông nhiều, thực phẩm không đủ tiếp tục, Sư bèn khai khẩn ruộng đất có vài mươi khoảnh, vua ban sắc trang điền đó tên là Bát-nhã. Lại trải qua hai năm sau, có sắc chiếu Sư chuyển dời đến Kính sơn. Sư trở lại ở Kính sơn, các hàng đạo tục hâm mộ như gặp thấy được thân thích. Tuy già yếu nhưng Sư dẫn dắt hàng hậu học không thiếu nhọc mệt, Sư lui ở Minh Nguyệt đường. Trước kia, lúc Hiếu Tông Hoàng đế (Triệu Thận) làm Phổ An quận vương đã từng nghe tên Sư, thường sai Nội Đô giám đến Kính sơn bái yết Sư, Sư có làm kệ tụng dâng tặng rằng:

“Căn lớn khí lớn sức lực lớn
Mang vác việc lớn chẳng tầm thường
Trên đầu mảy lông rành tin tức
Khắp nơi rành rẽ chẳng giấu che”.

Hiếu Tông rất thỏa ý thích lòng. Đến lúc tới ở Kiến để lại sai phái Nội tư khách thỉnh mời Sư ở trong núi vì đại chúng giảng nói pháp, tự thân Hiếu Tông viết chữ lớn “Diệu Hỷ Am” và chế thuật chân tán ban tặng Sư rằng:

Sinh diệt chẳng diệt
Thường trú chẳng tru
Viên giác rỗng sáng
Tùy vật hiện ở”.

Sư diễn thành bốn bài kệ để dâng tặng Hiếu Tông. Hiếu Tông đọc xem rất vui thích. Lại qua hai năm nữa, Hiếu Tông lên ngôi (11631190) thời Nam Tống, bèn ban tặng Sư hiệu là “Đại Tuệ Thiền sư”. Lại lấy đến nơi chỗ ban tặng dùng ngự bảo biết đó, ân sủng rất sâu đậm, muốn thỉnh mời cùng đối đáp mà Sư đã cảm bệnh vậy. Đến ngày mồng 10 tháng 08 năm Long hưng thứ nhất (1163) thời Nam Tống, Sư thị tịch tại Minh nguyệt đường ở Kính sơn. Vua Hiếu Tông nghe tin rất mực than tiếc không thôi, ban chiếu lấy Minh nguyệt đường làm am Diệu hỷ, phong tặng Sư húy là “Phổ Giác”. Lúc sắp thị tịch tự tay Sư viết thư để lại tấu vua, niêm phong xong, vị Tăng thị giả thỉnh cầu Sư lưu lại kệ tụng, Sư gằng tiếng bảo: “Không kệ tụng bèn chết không được vây”. Sư đòi ấy giấy bút viết chữ lớn rằng:

“Sống cũng chỉ nghĩ gì
Chết cũng chỉ nghĩ gì
Có kệ cùng không kệ
Phải là gì nóng lớn”.

Xong, Sư buông bút mà thị tịch. Hưởng thọ bảy mươi lăm tuổi, năm mươi tám hạ lạp. Các môn nhân đệ tử nghinh thỉnh toàn thâu Sư an táng tại phía sau am, vua ban sắc hiệu tháp là “Bảo Quang”.

Các hàng đạo tục theo Sư tham học đắc pháp triệt ngộ chẳng những vài mươi vị, đều có tiếng tăm nơi đời. Như các vị Đảnh Nhu, Âm Nhạc, Di Quang, Ngộ Bản, Thủ Tịnh, Đạo Khiêm, Tuân Phác, Tổ Nguyên, Xung Mật v.v… cả thảy chín vị đều khế ngộ rộng lớn, thị tịch trước Sư, ngoài ra mỗi vị đều hoằng hóa Đạo giáo một phương. Tông chỉ của Lâm Tế càng được phấn phát vậy.

2. Thiền sư Thiệu Long ở Hổ khâu.

Thiền sư Thiệu Long ở Hổ khâu tại phủ Bình giang, vốn người ở Hàm sơn – Hoài chi. Năm chín tuổi, Sư giã từ song thân đến ở viện Phật Tuệ, sáu năm sau, Sư được độ, thọ giới Cụ túc. Lại trải qua năm năm, Sư đến bái yết Thiền sư Tín ở Trường lô, lược đượm nhuần pháp vị. Có người trao truyền ngữ lục của Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần đến đó Sư đọc xem mà than rằng: “Tưởng rót mời sinh nước dãi, tuy chưa rót ruột tưới lòng, cốt yếu lại khiến người vui thích, Đệ hận chưa hiểu cười nói vậy”. Sư bèn từ Bảo Phong nương tựa Trạm Đường, lại làm khách Hoàng Long đến khấu tham Thiền sư Tử Tâm, tiếp đến bái yết Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần. Một ngày nọ, Sư vào thất, Thiền sư Viên Ngộ nêu cử: “Lúc tánh thấy thấy, chẳng phải là thấy. Thấy còn lìa thấy, thấy không thể kịp”. Rồi đưa nắm tay lên và hỏi: “Có thấy chăng?” Sư đáp: “Thấy”. Thiền sư Viên Ngộ bảo: “Trên đầu lại gắn thêm cái đầu”. Nghe thế, bỗng nhiên Sư khế ngộ chứng đắc. Thiền sư Viên Ngộ quát hỏi: “Thấy cái gì?” Sư đáp: “re kín chẳng phòng ngại nước chảy qua”. Thiền sư Viên Ngộ chấp thuận đó, bèn bảo Sư trông coi Tạng giáo. Có người hỏi Thiền sư Viên Ngộ: “Tạng chủ Long mdềm mại dễ dàng như thế, sao có thể làm ư?” Thiền sư Viên Ngộ bảo: “Hổ ngủ gật vậy”.

Về sau, Sư trở về quê hương, lúc ra hoằng hóa, Sư ở tại Khai Thánh, đến lúc gặp nạn loạn trong niên hiệu Kiến Viêm (1127-1131) thời Nam Tống, Sư mới lập am ở dưới Đồng phong, Quận thú Lý Công Quang thỉnh mời Sư đến ở Chương giáo. Tiếp sau đó, sư chuyển dời đến ở Hổ khâu. Đồ chúng nhóm tụ đông nhiều, Đạo phong vang vọng. Có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Bỗng mở cửa sổ, muôn dặm chẳng treo mảnh mây, mặt nhật vọt giữa không trung, bốn phía gió trong mát đầy tòa, ánh sáng Hồ mênh mông, sắc màu đồng nội lắng tỏ, muôn tượng sum-la toàn hiện Hải Ấn, ngay như được mỗi mỗi diệu dụng, vật vật thật có, tâm cảnh nhất như, mảy trần chẳng lập. Chánh nghĩ gì là muôn cơ thôi nghĩ, ngàn thành chẳng dắt, ngồi ngay trên đỉnh Tỳ-lô, chẳng bẩm nhận Thích-ca Văn, thấp hèn nhìn đứa ở văn kêu làm Bồ-tát, Đức Sơn, Lâm Tế, ngay được mắt trợn miệng cắn, có đánh có hét, một điểm cũng dùng không được. Hãy nói bỗng nhiên lúc gặp người trong đó lại, nói năng như thế nào? Nghiêng che cùng gặp vốn xưa cũ, sao phòng ngại lại uống trà Triệu Châu”. Có lúc Sư lại bảo: “Trước mắt không pháp, muôn tượng tự nhiên, ý ở trước mắt, bỗng ra khó rành, chẳng phải pháp trước mắt, nơi chạm gặp hắn chẳng phải nơi đến của tai mắt, chẳng lìa thấy nghe hay biết. Tuy là như vậy, cũng phải là then chốt cửa hướng thượng kia mới được. Do đó, nói lưới lồng chẳng chịu ở, kêu réo chẳng xoay đầu, Phật tổ chẳng an bài đến nay không nơi chốn, như vậy thi chẳng nhọc kiểm niệm, cửa lầu các mở, tấc bước chẳng dời, trăm thành đều đến”. Bỗng nhiên Sư nắm cây gậy họa vẽ một đường, tiếp bảo: “Đi đường gặp rắn chết chớ đánh giết, Lam Tử không đáy đầy đem về”. Lại có lúc Sư bảo: “Ánh sáng chẳng phải chiếu, cảnh cảnh chẳng phải còn. Ánh sáng và cảnh đều quên, lại là vật gì? Trên đầu trăm cỏ thôi bải tức ở giáo mác thì tạm yên đặt, bỗng như tượng lớn ở Gia châu cưỡi ngược trâu sắt Thiểm phủ, năm núi Tu-di đánh một cái trăm thừ vỡ vụn, ngựa chạy trong nước Tân-la, nói Thiền ở Nam Thiệm bộ châu, lại làm sao sống? Trên núi Ngũ đài mây nấu cơm, trước thềm điện Phật chó tiểu ngày, trên đầu sát can nấu dùi con, ba con Hồ tôn đêm rây tiền”. Có lúc, Sư lại bảo: “Phàm có bày gá đều rơi lạc thời nay, chẳng bày chẳng gá rơi hầm lạc hố, ngay như gió thổi chẳng vào, nước rưới chẳng dính, kiểm điểm đem lại tự cứu chẳng xong. Há chẳng thấy nói ngay tợ bóng trăng đầm lạnh, tiếng chuông đêm lắng, tùy gõ đánh mà không khuyết mất, chạm sóng xao mà không tan biến, còn là việc ở đầu bờ sinh tử. Sư nắm cây gậy họa vẽ một đường, tiếp bảo: “Cắt đứt dây leo nhiều năm của người xưa, chấm đầu đá bất chợt vỗ tay chẳng cười. Hãy nói cười cái gì? Sau đầu não thấy tai chẳng cùng qua lại”.

Đến năm Bính Thìn (1136) thuộc trong niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư hiện tướng cảm chút bệnh mà thị tịch, dựng tháp an táng toàn thân tại góc Tây Nam của chùa.

3. Thiền sư Đoan Dụ ở Dục xương.

Thiền sư Đoan Dụ – Phật Trí ở Dục xương tại Minh châu, vốn người dòng họ Tiền ở phủ Thiệu hưng. Từ sau khi chứng đắc yếu chỉ nơi Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần, Sư vân du ở khắp các chùa lớn. Lại vâng phụng sắc chiếu thỉnh mời đến ở Kinh sơn, nhà vua ban sắc Sư hiệu là “Phật Trí Đại Sư”, sau Sư lại chuyển dời đến ở Dục vương.

Sư từng chỉ dạy đại chúng rằng: “Một pháp nếu có thì lớp lớp vách sát núi bạc, muôn pháp nếu không, nơi nơi trầm không lắng tịch. Mắt mình nếu chánh, thấy gai chích cũng trừ, một pháp chẳng rơi lạc duyên trần, muôn pháp vốn không quái ngại, núi là núi, nước là nước, tục là tục, Tăng là Tăng, chẳng khác chẳng đồng. Ngay như nghĩ gì, còn là tạo xe ở nhân môn, chưa phải là hợp vết ra cửa, lại phải biết có một trứ trên đảnh, làm sao sống rõ? Nay xưa đoàn loạn không chằm vá sứt mẽ, sức lực của Na-la-diên bổ chẳng ra”. Có lúc Sư lại bảo: “Lúc đi tuyệt vết đi, lúc nói dứt vết nói. Đi và nói nếu đến thì ùn đời sống với tên bắn, đi và nói chưa rõ thì thần bén nhọn vót dứt, bèn khiến nói không rỉ lọt, đi không hướng mê, còn dính vỏ xác rò rỉ ở, như là chim đại bàn cánh vàng vỗ cánh trăm ngàn do tuần, mười ảnh thần châu rong ruỗi bốn phương tám cực, chẳng lấy lần lượt ăn mổ, chẳng theo nơi chôn vùi thân. Vả lại, tất cả chẳng nương tựa, lại có phần giẫm đạp không? Nơi nơi cõi cõi là bến bờ cốt yếu”. Lại có lúc chỉ dạy đại chúng, Sư nêu cử Nam Tuyền nói: “Lão Tăng từ mười tám tuổi trở lên bèn biết làm kế sống”. Còn Triệu Châu nói: “Mười tám tuổi trở lên, ta biết phá tán vườn nhà, phá tán vườn nhà đến tận cùng mới hiểu kế sống, giả sử dùng vàng ròng làm thành bạc trắng làm vách, Thiền Duyệt làm thức ăn, giải nghĩa làm nước tương, ban sắc nạp Tử chẳng chịu xoay đầu”. Cớ sao vậy! Há chẳng thấy nói gã sáng mắt ném vào hang lỗ, giả sử ngay như muôn dặm không xa vời, chánh khéo một dùi đều đánh nát. Hãy nói một câu chẳng rơi lạc tấn tu làm sao sống? Nói”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Xư bồ nếu biết sắc mặt gốc, hết bảo Đầu Tử đầy mâm hồng”. Xong, Sư đánh cây phất trần xuống một cái. Lại có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Lúc chưa nghĩ gì, một câu siêu Thíchca vượt Di-lặc, kịp đến lúc rõ phá chẳng ngay nửa phần. Cớ sao vậy? Chỉ vì thấy suốt như cắt vuông đến tròn, như đầu hổ mang sừng, lưng rồng chắp cánh, làm tốt làm lành, giường bằng lót đất, ngủ lại nhắm mắt, ăn cơm mở miệng. Hãy nói cắt vuông đến tròn tức là phải, giường bằng lót đất tức là phải, lại biện rõ ra được chăng? Ngay như biện rõ ra được cũng là chén bát khỏi gò đống”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Khắp đại địa là mắt Sa-môn, khắp đại địa là ánh sáng của chính mình. Vì gì Đôngphất-vu-đãi đánh trống, Tây-cù-da-ni chẳng nghe, Nam-thiệm-bộ-châu đốt đèn mà Bắc-uất-đơn-việt đen tối? Ngay như hướng đến trong đó nói được mười phân vẹn mười, còn là bóng ánh sáng kế sống”. Sư nắm cây phất trần phẩy một cái, tiếp bảo: “Trăm thứ tạp toái làm sao sống là một đường xuất thân? Nếu quả thật không thấy thì theo đường ném tung hoa”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Một dùi bèn thành chẳng phải là tánh tháo tài giỏi, một bước nhảy ngàn dặm chưa phải là ngựa non đổ máu. Ngay phải sau khuỷu tay treo phù Dạ Minh, nơi cửa đảnh đủ mắt Kim cang, suốt đầu triệt đuôi sống chết giao nhau rong ruỗi, mặc tình kia ma Phật hiện tiền, bèn khéo dao bén cắt ngay. Hạy nói y cứ cái gì như vậy? Cần biết chăng? Chuôi ngọc nhẹ nâng núi biển tối”.

4. Thiền sư Pháp Thái ở Đại quy.

Thiền sư Pháp Thái – Phật Tánh ở Đại quy tại Đàm châu. Vốn người dòng họ Lý ở đất Thục. Từ nhỏ Sư tập học theo Nho giáo làm văn chương rất có tiếng tăm, bỗng nhiên nhàm chán thế tục, Sư xuất gia được độ thọ giới Cụ túc. Vân du khắp chốn tùng lâm, thân gần các bậc Lão túc. Đối với Ngũ gia tông phái, Sư đều khéo thấu đạt gia phong đó, riêng đối với Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần, Sư chứng đắc pháp tủy. Lúc Thiền sư Viên Ngộ đang ở Đạo Lâm – Tương Sơn đều bảo Sư làm Thủ tòa. Đến lúc ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Đức Sơn.

Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Tổ sư nói muốn được hiện tiền chớ còn thuận nghịch. Thích-ca Lão Tử là gì phá rách giày cỏ, một Đại Tạng kinh giáo là giấy cũ lau chùi đồ bất tịnh. Đạt-ma suốt chín năm ngồi xoay mặt vách tường ngủ gật chưa tỉnh. Các người, dưới da không máu, trong mắt không gân, bèn hướng đến trong đó tìm cái chén gì? Xin mỗi vị nên về nhà đi”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Thôi, thôi, chẳng phải nói, pháp ta diệu khó lường, Thích-ca Lão Tử không nguyên do gì hướng đến trên đất sạch mà ỉa bừa bải, các kệ Tăng thượng mạn nghe thế thảy đều chẳng kính tin. Kia, kia là gã Trượng phu con, các người hướng đến nơi nào thấy Thích-ca Lão Tử? Nếu cũng thấy được vào cửa Đức Sơn, chưa vào được thất của Đức Sơn. Hãy nói thất của Đức Sơn làm sao vào?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ba mươi năm sau”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Mở miệng có lúc hay chẳng mở miệng có lúc phải, lời thô và lời tế đều kết quy về Đệ nhất nghĩa, Thích-ca Lão Tử chén bát phát tiếng, Đạt-ma từ Tây vức lại tỏa mùi phẩn dơ, chỉ có trâu bò nước trước núi, thân phóng ra hào quang soi chiếu Đại địa”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Pháp chẳng vậy mà vậy, tối đi sáng lại. Đạo chẳng phải vậy mà vậy, sấm vụt mưa tuông, ngay như được ngàn sông đua nhau rót, muôn hóc tranh nhau đổ, đầu núi sóng bạc tràn ngập trời, đất bằng người cá chung ở. Chớ hỏi mầm Đạo tăng trưởng, đến nay trên đầu mênh mông, tuy là nước cừ thành, làm sao qua còn chẳng kịp? May mà mây cuộn mưa tan gió ngưng sóng dừng. Mặt nhật ngay giữa trời, muôn tượng đồng tốt mừng. Hãy nói một câu Đại Công chẳng cắt làm sao sống? Nói. Ông lão miền quê chẳng biết sức Nghiêu Thuấn, tung tung đánh trống tế thần sông”. Có lúc Sư lại chỉ dạy: “Kiếm báu nắm lại bèn dùng, đâu có chậm nghi ngờ, lông mày bức dậy bèn đi, lại không xoay giúp, tất cả mọi nơi vọt nay rực xưa, hết thảy mọi nơi cắt đứt lưới lồng, chẳng phạm mũi nhọn cũng chẳng xoay lại soi xét. Riêng vưọt ngoài vật thì tạm đặt đó, lúc muôn cơ tan hết thì thế nào? Tháng tám mùa thu nơi nào nóng”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Nghe tiếng ngộ đạo chưa khỏi nước dính trong lỗ tai, thấy sắc rõ tâm cũng là tung cát trong tròng mắt, ngay như được mảy may không chướng ngại, không hữu ngang bằng không bình, dưới tuyệt tự thân mình, trên không vin ngưỡng, riêng chóng chóng dứt tình trần, vút cao cao lìa phân biệt. Còn là việc bên kia, hãy nói việc bên này lại làm sao sống?” Thôi luyến đầm lạnh cây không ảnh, tạm nhìn tháng sáu hoa tuyết bay. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Động thì ảnh hiện, giác thì băng sinh, chẳng động chẳng giác cây đất không khác. Nạp Tăng đến trong đó phải có một đường chuyển thân mới được. Nếu cũng chuyển được phân ba thành sáu, xướng chín làm mười, nhận nạp núi Tu-di nơi Hạt cải, ném Đại thiên đến phương ngoài. Còn nếu chuyển không được đến hang quỷ núi khác chẳng khỏi là tinh linh”. Lại có lúc Sư chỉ dạy: “Thấu đạt nhân không pháp không, chưa xứng là gia phong Phật tổ. Hiểu được toàn dụng toàn chiếu, cũng chẳng phải yếu diệu của nạp Tăng. Ngay như phải đánh phá tù ngục, biết lấy một huyệt hướng thượng. Thế nào là một huyệt hướng thượng? Xuân lạnh lường cao lạnh cóng giết tuổi trẻ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Niết-bàn không khác lối, phương tiện có nhiều môn”. Sư nắm lấy cây gậy, tiếp bảo: “Nhìn nhìn cây gậy của sơn Tăng, một miệng hớp hết nước Tây giang, biển Đông cá chép nhảy vọt lên tấng trời ba ba, Đế-thích tức giận nắm núi Tu-di đánh một cái vỡ vụn, Kiên lao Địa thần chấp tay tán thán rằng: “Trông xét kỹ pháp của Pháp vương, pháp của Pháp vương như vậy”. Sư nắm cây gậy đánh vào thiền sàn một cái rồi xuống khỏi tòa. Lại có lúc Sư bảo: “Với Đức Sơn, hễ vào cửa bèn đánh đất bằng chất đống. Với Lâm Tế, hễ vào cửa bèn quát hét, không gió nổi sóng. Câu Chi chỉ dựng một ngón tay, chưa khỏi mập mờ, Tuyết Phong trục ra ba cầu rủ mưa lành đượm khắp, nước đủ Đông cao, lúa xanh Nam điện, Nông phủ vỗ bụng, tiều phu cao ca. Gia phong Phật xưa nghiễm nhiên như cũ, ngay đó hiểu được cùng vui bình, giả như chưa được vậy chỉ biết việc đuổi qua trước mắt, bất chợt già từ trên đầu lại”.

5. Thiền sư Cảnh Nguyên ở Hộ quốc.

Thiền sư Cảnh Nguyên ở Hộ quốc tại Đài châu, vốn người dòng họ Trương ở Lạc , Ôn châu. Mới đầu xuất gia, vân du khắp chốn tùng lâm, đến Tương sơn bái yết Thiền sư Viên Ngộ – Khắc Cần, trải qua thời gian lâu dài ở trong chúng hội. Một ngày nọ nhân có hai vị Tăng đọc xem ngữ lục của Thiền sư Tử Tâm, có viết: “Lúc đã mê phải đợi cái ngộ, đã ngộ rồi phải biết mê trong ngộ, mê và ngộ cả hai đều quên mất, tức từ nói mê ngộ kiến lập hết thảy pháp”. Trong tâm Sư chẳng chấp thuận như thế, bèn rủ áo mà đứng dậy, đi được vài bước bỗng nhiên thầm khế ngộ, bèn chạy đến báo cùng Thiền sư Viên Ngộ. Thiền sư Viên Ngộ ấn chứng cho đó. Về sau, Sư giã từ, Thiền sư Viên Ngộ hỏi: “Sắp đi như có người hỏi, ông làm sao sống?” Sư bèn vỗ vào lưng vị Tăng bên cạnh và bảo: “Hòa thượng hỏi ông, sao chẳng chỉ đối?” Thiền sư Viên Ngộ cười lớn, và từng nói với mọi người rằng: “Ta có chút đạo thiền, bị huynh Nguyên đựng đầy một đãy vải mang đi”. Khắp chốn tùng lâm nhân đó mà xưng gọi Sư là “Nguyên Đãy Vải”. Đạo hạnh Sư khế ngộ tỏa sáng. Long Đồ nhân đó thỉnh mời Sư ra đời hoằng hóa, ở Nam minh tại Xử châu.

Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng: “Thích-ca chẳng hiểu đạo, Đạt-ma chẳng hiểu thiền, các Tổ không có quan, nạp Tăng ngập lỗ mũi, phải thì phải, làm sao sống nhận lấy? Nếu hướng đến trong đó nhận lấy được đi, Phật pháp và thế gian pháp đánh thành một mảnh, trong mười hai thời khắc chẳng đổi dời mảy may. Nếu chưa được vậy chớ giữ cỏ xanh khác lạ trong hang lạnh, ngồi ngay Bạch vân tông chẳng diệu”. Lại có lúc Sư chỉ dạy đại chúng, Sư nâng cây phất trần lên và bảo: “Đại chúng có thấy chăng? Đánh nát núi bạc vách sắt, nhấc nổi hang hổ cung ma, cắt đứt cô quan Phật tổ, phủi hết đường trải các phương, ngay như bị Đức Sơn liền bước, Lâm Tế nuốt tiếng, nạp Tăng trong thiên hạ chẳng dám thở gằng. Giả sử như Mục Châu thân gần tự vào cửa, đinh ninh lại cũng một tráp tâu. Hạy nói Liên Vân Tiết Giác tại nơi nào? Có biết chăng? Nếu đến các phương rất kỵ bày chọn”. Lại có lúc Sư bảo: “Dã can sủa, sư tử gầm gừ, mở được mắt, trương được miệng, động Nam tinh đạp Bắc đẩu. Đại chúng lại có biết nơi rơi lạc chăng? Ngồi xổm dưới thềm Kim cang, chạy quanh trong lửa thần quy”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Lâm Tế tông?” Sư đáp: “Giết người không nháy mắt”. Lại hỏi: “Thế nào là Vân Môn tông?” Sư đáp: “Đảnh cửa ba mắt sáng rực đất trời”. Lại hỏi: “Thế nào là Quy Ngưỡng tông?” Sư đáp: “Đẩy không tới trước, ước chẳng lui sau”. Lại hỏi: “Thế nào là Pháp nhãn Tông?” Sư đáp: “Mũi tên bén nhọn cùng đánh chẳng cùng nhiều”. Lại hỏi: “Thế nào là Tào Động tông?” Sư đáp: “Tay nắm phù Dạ Minh, mấy ai biết trời sáng”.

Sư ở tại Nam Minh được hai năm, nhàm chán sắp muốn đi, một ngày nọ Sư nêu cử bài tụng mặt sắt rằng:

“Viện là viện trong nước Đại Tống
Châu là châu trong nước Đại Tống
Trong châu có viện không dung ở
Nào phòng một bát bơi Ngũ hồ”.

Nêu cử xong rồi, Sư bảo: “Phải thì phải, đi ở tự do, sai lầm giết bày phong cốt”. Nhân đó, Sư làm bài kệ tụng rằng: “Thôi, thôi, thôi chiều tàn về Tây nước chảy về Đông, chỉ có Ngưỡng Sơn thế mây xa, đánh gió ngàn muôn qua Nam châu”. Sau đó, Sư đến ở Hộ quốc tại Đài châu, và thị tịch tại bản sơn.

6. Thiền sư Tăng Chiêu ở Huyền sa.

Thiền sư Tăng Chiêu ở Huyền sa tại Phước châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trên trời không có Di-lặc, dưới đất không có Di-lặc. Hãy nói Di-lặc ở tại nơi nào?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đi đêm chớ đạp vết trắng, nếu không phải nước cũng là đá”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 27
(Hết)