TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

Đời thứ mười bốn, sau đời Thiền sư Đại giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thuần ở Đan hà, có chín vị:

  1. Thiền sư Chánh Giác ở Thiên đồng
  2. Thiền sư Liễu ở Trường lô
  3. Thiền sư Khánh Dự ở Đại hồng
  4. Thiền sư Ngẫu ở Trị bình (bốn vị hiện có ghi lục)
  5. Thiền sư Phật Nham ở Võ đang
  6. Thiền sư Thăng ở Đại thừa
  7. Hòa thượng Tu Sơn ở Tùy châu
  8. Thiền sư Mãn ở Đại dương
  9. Thiền sư Minh ở Quy tông (năm vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thành ở Tịnh nhân, có mười một vị:

  1. Thiền sư Tử Quy ở Thiên phong
  2. Thiền sư Pháp Tuyên ở Cát tường
  3. Thiền sư Thủ Xướng ở Hộ quốc
  4. Thiền sư Phổ Nguyệt ở Đan hà
  5. Thiền sư Tuê Quang ở Diệu tuệ (năm vị có ghi lục)
  6. Thiền sư Vân ở Diệu phong
  7. Thiền sư Kiên ở Kim sơn
  8. Thiền sư Kha ở Thiên ninh
  9. Thiền sư Dự ở Long trì
  10. Thiền sư Nguyệt ở Song tuyền
  11. Thiền sư Vân ở Long vương (sáu vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Chiếu ở Bảo phong, có chín vị:

  1. Thiền sư Đức Chỉ ở Viên thông
  2. Thiền sư Đạo Hội ở Chân như
  3. Thiền sư Cảnh Thâm ở Trí thông
  4. Thiền sư Trí Bằng ở Hoa dược (bốn vị có ghi lục)
  5. Thiền sư Như Ý ở Ô cự
  6. Thiền sư Quý ở Ngưỡng sơn
  7. Thiền sư Thông ở Báo ân
  8. Thiền sư Trăn ở Tiến phước
  9. Tạng chủ Thông ở Thiên vương (năm vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Dị ở Thạch môn, có năm vị:

  1. Thiền sư Tề ở nguyên
  2. Thiền sư Thông ở Thiên y
  3. Thiền sư Ni Phật Thông ở Hương sơn (ba vị có ghi lục)
  4. Thiền sư Từ Phổ ở Cửu đảnh
  5. Thiền sư Nghĩa Tung ở Vô vi (hai vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bô ở Thiên ninh, có một vị:

  1. Thiền sư Từ ở Hùng nhĩ (hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Triết ở Đại quy, có ba mươi vị:

  1. Thiền sư Đạo Bình ở Trí hải
  2. Thiền sư Cảnh Tường ở Lặc đàm
  3. Thiền sư Tuệ Lan ở Quang hiếu
  4. Thiền sư Nhân Tiên ở Đông minh
  5. Thiền sư Hiểu Khâm ở Phổ chiếu
  6. Thiền sư Tự Tuân ở Đông lâm
  7. Thiền sư Trí ở Phước nghiêm
  8. Thiền sư Thiên ở Đông minh
  9. Thiền sư Nhữ Năng ở Đạo ngô
  10. Thiền sư Tuệ Thuần ở Hưng giáo
  11. Thiền sư Hy ở La phù
  12. Thiền sư Hiền ở Hưng dương
  13. Thiền sư Diệu Hỷ ở Vĩnh an (mười ba vị hiện có ghi lục)
  14. Thiền sư Tuệ Hiểu ở Hòa sơn
  15. Thiền sư Trí Nguyên ở Trung phong
  16. Thiền sư Đạo Kiên ở Linh tuyền
  17. Thiền sư Văn Triết ở cư
  18. Thiền sư Tử Thăng ở Vạn thọ
  19. Thiền sư Chánh ở Sùng nhân
  20. Thiền sư Biện ở Gia hữu
  21. Thiền sư Hải ở Nhạc lộc
  22. Thủ tòa Vân Ái ở Quy sơn
  23. Thủ tòa Tề Vinh
  24. Am chủ Vĩnh ở Quy sơn
  25. Thiền sư Tuệ Văn ở Tịnh phước
  26. Thiền sư Đạo Tông ở Thụy phong
  27. Thiền sư Sư Phạm ở Chiêu giác
  28. Thiền sư Đạo Tông ở Vạn thọ
  29. Thiền sư Ngộ ở Vân phong
  30. Thiền sư Tử Chân ở Tượng nhĩ (mười bảy vị hiện không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nhã ở Tuyết đậu, có bốn vị:

  1. Thiền sư Phổ Ấn ở Quang hiếu (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Vận ở Long du
  3. Thiền sư Vĩnh Hy ở Thạch môn
  4. Thiền sư Vĩnh Giác ở Thiền lâm (ba vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tông Chấn ở Khánh thiện, có một vị:

  1. Thiền sư Phổ Năng ở Khánh thiện (hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tư ở Tịnh độ, có hai vị:

  1. Thiền sư Pháp Thuyên ở Vạn thọ
  2. Thiền sư Thủ Long ở Khánh thiện (hai vị có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nguyệt ở Hộ quốc, có một vị:

  1. Thiền sư Tuệ Bản ở Hộ quốc (hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Hựu ở Hộ quốc, có một vị:

  1. Thiền sư Tắc Viên ở Tư Thánh (hiện không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tuệ ở Nam thiền, có hai vị:

  1. Thiền sư Pháp Thuyên ở Tiêu sơn
  2. Thiền sư Đạo Phương ở Bảo lâm (hai vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Viên ở Vạn thọ, có ba vị:

  1. Thiền sư Chiếu ở Quốc
  2. Thiền sư Giác ở Tuệ nghiêm
  3. Thiền sư Vinh ở Vĩnh hoài (ba vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Đoan ở Phước xướng, có một vị:

  1. Thiền sư Tư ở Vương ốc (hiện không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Vĩnh ở Thiên hy, có một vị:

  1. Thượng tọa Thiêm (không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Đăng ở Lộc môn, có một vị:

  1. Thiền sư Hy ở Bạch mã (không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Ni Đạo Thâm ở Tây kinh, có hai vị:

  1. Thiền sư Thiệu Tài ở Phụng Thánh
  2. Thiền sư Trí An ở Diệu tuệ (hai vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thủ Toại ở Đại hồng (hiện có ghi lục)

  1. Thiền sư Khánh Hiển ở Đại hồng (hiện có ghi lục) 2. Công An Mẫn ở Kinh châu (một vị không ghi lục)

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THUẦN Ở ĐAN HÀ

1. Thiền sư Chánh Giác ở Thiên đồng.

Thiền sư Chánh Giác – Hoằng Trí ở Thiên đồng tại Minh châu, vốn người dòng họ Lý ở Thấp châu. Thân mẫu Sư mộng thấy có vị Tăng ở Ngũ đài cởi vòng chuỗi mà đeo cho vào cánh tay phải của mình, mới mang thai Sư và khiết trì trai giới. Đến lúc sinh Sư, bên cánh tay phải có tướng trạng đặc biệt như vòng chuỗi. Năm bảy tuổi, mỗi ngày Sư đọc thông rành cả vài ngàn lời. Tổ phụ và thân phụ Sư sùng đạo từ lâu từng dự tham nơi Thiền sư Tốn – Phật Đà. Thiền sư Tốn từng chỉ Sư mà nói với thân phụ Sư rằng: “Đứa trẻ này đạo vận ưu thắng, rất chẳng phải người trong trần tục. Nếu xuất gia hẳn sẽ là pháp khí”. Năm mười một tuổi, Sư được độ, đến ở Bản tông – Tịnh minh. Năm mười bốn tuổi, Sư thọ giới Cụ túc. Năm mười tám tuổi, Sư du phương tham học. Sư khẳng khái phán quyết cùng tổ phụ là: “Nếu chẳng tỏ rõ đại sự, thề chẳng trở về”. Kịp đến lúc Sư đến Hương sơn ở Nhữ châu, thành cây khô, người trông thấy rất mực kính trọng. Một ngày nọ nghe vị Tăng tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa đến “mắt của cha mẹ sinh ra hẳn thấy ba ngàn cõi”. Bỗng nhiên Sư có sự tỉnh ngộ, liền đến nơi trượng thất tỏ bày sở ngộ. Hương Sơn chỉ ẩn hương trên đài mà bảo: “Mặt trong là vật gì?” Sư nói: “Là tâm hạnh gì?” Hương Sơn hỏi: “Nơi ông ngộ lại làm sao sống?” Sư đưa tay họa vẽ một tướng vòng tròn mà trình bày đó, lại kéo rút lui sau. Hương Sơn bảo: “Gã tài quậy bùn nhóm tụ có hạng gì?” Sư nói: “Sai nhầm”. Hương Sơn bảo: “Riêng phải thấy người mới được”. Sư liền ứng tiếng đáp: “Kính vâng”. Và Sư liền đến nơi Thiền sư Thuần ở Đan hà. Thiền sư Thuần hỏi: “Thế nào tự chính mình ở không kiếp trở về trước?” Sư đáp: “Đáy giếng Ểnh ương nuốt vầng nguyệt, canh ba chẳng mượn rèm sáng đêm”. Lại bảo: “Chưa ở lại nói”. Sư phỏng bàn nghị, Thiền sư Thuần bèn đánh một cây phất tử và bảo: “Lại nói chẳng mượn”. Ngay lời nói ấy Sư được mở toan, bèn đảnh lễ. Thiền sư Thuần lại bảo: “Sao chẳng nói lấy một câu?” Sư nói: “Ngày nay tôi mất tiền lại gặp tội”. Lại bảo: “Chưa rảnh đánh được, người tạm đi”. Thiền sư Thuần ra nhận lãnh Đại hồng, Sư nắm giữ mốc ghi. Sau lại được bảo làm thủ chúng. Đắc pháp đã có được vài người. Bốn năm sau, Sư đến Viên thông. Bấy giờ Thiền sư Chân Hiết mới đến ở Trường lô, sai vị Tăng thỉnh mời Sư đến, đại chúng ra nghinh đón. Thấy Sư vận mặc y phục rách xấu mới lấy làm lạ đó. Thiền sư Chân Hiết bảo thị giả đổi giày mới cho Sư, Sư liền bảo: “Tôi vì giày mà đến đây ư?” Đại chúng nghe thế, tâm sinh kính phục, khẩn cầu Sư giảng pháp. Sư ở tòa thứ nhất suốt sáu năm.

Đến lúc ra hoằng hóa, Sư đến ở Phổ chiếu tại Tứ châu. Tiếp lại bổ nhậm ở Viên thông – Năng nhân tại Thái bình. Và ở Thiên đồng tại Trường lô nhà cửa phòng ốc chật hẹp, Sư bèn đến mở mang làm mới tất cả. Đại chúng cùng nhau nhóm tụ. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Cửa vàng rèm rủ ai truyền tin thư nhà, màn tía trướng rủ mờ tối tung chân chân. Chánh lúc nào thấy nghe có nơi chẳng đến, nói bày có chỗ chẳng kịp. Thế nào thông được cái tin tức đi. Mộng hồi đêm sắc nương hiếm hiểu, cười chỉ gia phong cháy rực xuân”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm chẳng thể duyên, miệng chẳng thể bàn, ngay như lùi bước mang vác, rất kỵ đương đầu phạm húy. Gió trăng trong lạnh xưa qua đầu, thuyền đêm đánh chuyển đất lưu ly”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ở kiếp không có Chân tông, trước tiếng hỏi tự thân, lột trần mới kế sống, trong trắng gia phong xưa, đích thực ngoài ba thừa, xa xa trong một ấn, tức lại hành khác loại, muôn phái tự rạng đông”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nay chính là ngày giáng đản của Đức Thích-ca và Lão Tử. Trường lô đấy chẳng giải nói thiền, cùng các người họa vẽ cái dạng con. Chỉ như lức tại trong bào thai Ma-gia làm sao sống?” Sư nắm cây phất trần họa vẽ tướng một chấm trong vòng tròn ž rồi bảo: “Chỉ như dùng nước tịnh tắm gội thân vàng ròng, lúc ấy lại làm sao sống?” Sư lại họa vẽ tướng nước trong vòng tròn (??) rồi bảo: “Chỉ như đi khắp các hướng bảy bước, mắt nhìn về bốn phương, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, rồi thành đạo, giảng pháp, thần thông biến hóa, trí tuệ biện tài, trong suốt bốn mươi chín năm gồm hơn ba trăm hội, nói xanh nói vàng chỉ đông họa tây, đến lúc nhập Niết-bàn lại làm sao sống?” Sư lại họa vẽ hình chữ thập trong vòng tròn sắc rồi bảo: “Nếu là nạp Tăng có đủ mắt sáng, hẳn cũng làm hẹn, còn chưa như vậy thì mỗi mỗi phải trải qua mới được”.

Lại có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là người hướng đi?” Sư đáp: “Mây trắng vào hang hết, núi xanh dựa trời cao”. Lại hỏi: “Thế nào tức người lại?” Sư đáp: “Đầy đầu tóc bạc lìa hang cốc, nửa đếm xuyên mây vào phố chợ”. Lại hỏi: “Thế nào là người chẳng đi chẳng lại?” Sư đáp: “Thạch nữ kêu hồi ba cõi mộng. Người gỗ ngồi chốt sáu cửa”. Và Sư mới bảo: “Trong câu rõ tông thì dễ, trong tông biện đích là khó”. Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Có hiểu chăng? Gà lạnh chưa báo nhà rừng sáng, ẩn ẩn người đi qua núi tuyết”. Có vị Tăng hỏi: “Lúc một sợi tơ chẳng nhằm thì thế nào?” Sư đáp: “Khoái dao khoái búa chẻ chẳng vào”. Lại hỏi: “Lúc mở đầu đãy vải thì thế nào?” Sư đáp: “Mặc tình lấp ngòi bít hang”. Lại hỏi: “Lý hư rốt cùng lúc không thân thì thế nào?” Sư đáp: “Văn vẻ mới đầu chưa thành sẹo, tin tức khó truyền khắp”. Lại hỏi: “Một bước kín dời đường huyền chuyển, thông thân buông xúong cướp hồ không”. Sư bảo: “Lúc Đản sinh đến cha, hợp lễ không để chiếu”. Lại hỏi: “Lý tức như vậy, sự làm sao sống?” Sư đáp: “Rành rành mới xoay việc phân hóa, mười phương cơ ứng lại ngại gì?” Lại hỏi: “Thế nào là trần trần đều hiện thân xưa nay?” Sư đáp: “Thấu hết thảy sắc vượt hết thảy tâm”. Lại hỏi: “Như lý như sự làm sao sống?” Sư đáp: “Đi đường gặp rắn chết chớ đánh giết, xách con không đáy đầy đem về”. Lại nói: “Vào chợ hay huýt dài, về nhà mặc áo sam cụt”. Sư bảo: “Trên non người gỗ ca, bên khe Thạch nữ vũ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chư vị Thiền đức! Người nuốt hết chư Phật ba đời, vì sao mở miệng không được? Người chiếu phá cả bốn thiên hạ, vì sao nhằm mắt không được? Có rất nhiều bệnh đau hẹn cùng độm lúc rút bỏ đi. Hãy làm sao sống được mười thành thông sảng khoái? Có hiểu chăng? Ngón tay cái mở hoa nhạc liền sắc trời, buông ra tiếng Hoàng hà đến biển”. Từ lúc Sư đến trú trì trở lại nhận thọ không tham mà cúng thí không chán. Gặp năm khó khổ thức ăn hết cả, chính tự mình có và trông nhìn đến đại chúng mọi sự dư thừa, có thể nương nhờ làm kế sống cả vài muôn. Mỗi ngày quá ngọ, Sư hẳn không ăn.

Đến tháng chín năm Đinh sửu (1157) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư đi thăm viếng các vị quận liêu và đànviệt, tiếp đến thăm viếng Việt soái Triệu Công Lệnh ngận và cùng đó nói lời giã biệt. Đến ngày mồng 07 tháng 10, Sư trở về lại núi. Hôm sau vào khoảng giờ thìn giờ tỵ, Sư tắm gội thay y phục xong, ngồi kiết-già bảo gọi đại chúng, đòi thị giả lấy bút mực viết thư gởi Thiền sư Đại Tuệ ở Dục vương, thỉnh mời chủ trì việc hậu sự. Và Sư bèn viết kệ rằng:

“Hoa đốm huyễn mộng
Sáu mươi bảy (67) năm
Chim trắng khói tan
Nước thu liền trời”.

Xong, Sư bèn ném bút, thị tịch. Nhập pháp lưu lại bảy ngày mà dung mạo nhan sắc Sư vẫn như lúc sinh tiền, nghinh thỉnh toàn thân an táng dựng tháp tại Đông cốc. Truy phong Sư thụy hiệu là “Hoằng Trí”, tháp hiệu là “Diệu Quang”.

2. Thiền sư Liễu ở Trường lô.

Thiền sư Liễu – Chân Hiết ở Trường lô tại Chân châu, vốn người dòng họ Ung ở Tả miên. Từ ngày còn lót tả, đưa Sư vào chùa thấy Phật, tự nhiên Sư vui mừng máy động chân mày, mọi người đều lấy làm lạ. Đến lúc mười tám tuổi, khảo xét kinh Pháp Hoa mà Sư được độ, Sư sang ở Đại từ tại Kinh đô, tập học kinh luận lãnh hội được đại ý. Sư bèn ra đất Thục đến Cái hán, gõ thất Thiền sư Thuần ở Đan hà, Thiền sư Thuần hỏi: “Thế nào là chính mình ở kiếp không trở về trước?” Sư phỏng trả lời, Thiền sư Thuần bảo: “Ngươi ồn náo nơi đây, tạm đi đi”. Một ngày nọ, Sư lên núi Bát vu, bỗng nhiên khế ngộ, bèn đi thẳng về Đan hà đứng hầu, Thiền sư Thuần vỗ tay bảo: “Sắp gọi là ông biết có”. Sư vui mừng mà kính bái đó. Ngày hôm sau lên giảng đường, Thiền sư Thuần bảo: “Mặt nhật soi chiếu Cô phong xanh biếc, trăng soi khe nước lạnh, quyết ấn huyền diệu của Tổ sư chẳng hướng tấc lòng an”. Xong, bèn xuống khỏi tòa. Sư đến ngay trước mặt thưa: “Ngày nay lên tòa lại không làm mù lòa tôi được”. Thiền sư Thuần bảo: “Ông thử nêu cử ngày nay ta lên tòa xem?” Sư chần chừ giây lát. Thiền sư Thuần bảo: “Sắp gọi là ông liếc đất vậy”. Sư bèn đi ra.

Sau đó, Sư vân du Ngũ đài, tới kinh đô, Phù biện, thẳng đến Trường lô bái yết Tỏ chiếu, một lời khế hợp cùng gieo, bèn bảo làm thị giả, một năm sau phân tòa, sau đó không bao lâu lấy cớ bệnh cáo lui, bảo Sư kế thừa pháp tịch ấy, học giả đến nương tựa như trở về.

Khoảng cuối niên hiệu Kiến Viêm (1127-1131) thời Nam Tống, Sư vân du đến Tây minh. Làm chủ Thiên phong ở Bồ-đà-đài, Vân phong ở đất Mân. Có chiếu ban mời đến ở Dục vương, rồi chuyển dời đến Long tường ở Ôn châu, Kinh sơn – Từ ninh ở Hàng châu. Hoàng thái hậu ban lệnh khai sơn Sùng tiên ở Cao minh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trước kia ở nơi tiên sư dưới một tiếng vỗ tay mà mọi kỹ lưỡng của tôi đều hết, tìm cái nơi mở miệng không thể được. Như nay lại có cái gì khoái sống gã tài giỏi nào chẳng thấu triệt ư? Nếu không thì ngậm sắt mang yên mỗi tự nhằm tiện”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đã lâu im lặng, cốt yếu ấy chẳng phải nhanh nói. Thích-ca, Lão Tử đợi yếu thực khúc nhạc bán đùa vui. Tranh làm sao lúc chưa ra khỏi thai đã bị người khác trông nhìn quấy phá. Hãy nói trông nhìn quấy phá cái gì? Mù lòa Tuyết phong không thể được”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lên đỉnh Cô phong, qua cầu Độc mộc, chợt thẳng đi đâu? Còn là nơi chân cao thấp của người đương thời. Nếu thấy được thấu suốt thì thân chẳng ra khỏi cửa mà khắp cùng mười phương, chưa vào cửa mà thường ở trong thất. Nếu là chưa được như vậy rảo mát đánh lấy một lần chuyển củi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nói được câu thứ nhất chẳng bị cây gậy làm mù lòa, biết được cây gậy còn là việc trong đường đi. Làm sao sống là một câu đến đầu đất?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nơi nơi tìm không được, chỉ có một nơi chẳng tìm kiếm mà tự được. Hãy nói là nơi nào?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Giặc thân đã lộ bày”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bên khóc miệng nổi meo trắng, mới biết vào cửa. Khắp thân cháy đỏ mới biết việc trong cửa. Lại phải biết có chẳng ra cửa đến cùng”. Sư mới bảo: “Kêu cái gì làm cửa?”

Có vị Tăng hỏi: “Chư Phật ba đời hướng vào trong lửa dữ chuyển Đại pháp luân, có đích thực như vậy không?” Sư cười lớn bảo: “Ta tức nghi nhằm”. Lại hỏi: “Hòa thượng làm gì tức nghi nhằm?” Sư đáp: “Hoa hương đồng nội đầy đường, chim ở rừng sâu chẳng biết quân”. Lại hỏi: “Chẳng rơi lạc phong thái lại hứa chuyển thân không?” Sư đáp: “Nơi người đá đi chẳng đồng công”. Lại hỏi: “Việc hướng thượng làm sao sống?” Sư đáp: “Khéo tại trước một bọt nước, nào dung mắt ngàn Thánh”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Chỉ sợ chẳng nghĩ gì”.

Một ngày nọ, Sư vào nhà trù, thấy nấu bún, bỗng nhiên thùng bún lũng đáy, đại chúng đều thất kêu: “Thật đáng tiếc!” Sư bảo: “Đáy thùng lủng thoát, đáng nên vui mừng, cớ gì mà sinh phiền não?” Một vị Tăng thưa: “Hòa thượng tức đắc”. Sư bảo: “Đốt nấu đáng tiếc một thùng bún”. Xong, Sư hỏi một vị Tăng: “Sau khi ông chết thiêu đốt thành tro bụi tung rải đi rồi, hướng đến nơi nào đi?” Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Khéo một tiếng hét chỉ là chẳng được lật lại thành thực”. Vị Tăng ấy lại hét. Sư bảo: “Công án chưa tròn lại hét mới được”. vị Tăng ấy không nói năng gì. Sư bèn đánh và bảo: “Gã chết này”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Rêu bít đường xưa chẳng rơi hư ngưng, móc chấm rừng lạnh chịu bày phong yếu, móc kim ẩn kín, ai bảo ngu phụ nương náu hang ổ, chỉ gì nhận lấy, tự là khoái sống bình thường, lại có đủ mắt sáng qua thấu quan ải chăng?” Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Ngay như nghe sớm tiện về đi, tranh tợ từ trước lại chẳng ra cửa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chợt mưa chợt tạnh chợt lạnh chợt nóng. Sơn Tăng chỉ cái sơn Tăng tự biết, các người chỉ cái các người tự nói. Hãy nói miệng Tuyết Phong trừ ăn cơm ra cần làm cái gì?” Sư bèn hỏi một vị Tăng: “Trên điện Lưu ly, Ngọc Nữ ném thoa, rõ bên việc gì?” Vị Tăng ấy đáp: “Xoay cùng chẳng đáng có”. Sư hỏi: “Lại có dứt hay tiếp tục gì không?” Vị Tăng ấy đáp: “Xưa nay chẳng từng nghe”. Sư hỏi: “Chánh ngay lúc chẳng từng nghe ấy như thế nào?” Vị Tăng ấy thưa: “Trân trọng”, bèn lui ra. Lại có lúc lên giảng đường, Sư lay lắc cây gậy mà bảo: “Xem xem ba ngàn Đại thiên thế giới đồng một lúc lay động. Đại sư Vân Môn tức được, còn Tuyết Phong đây không như vậy”. Sư bèn gõ cây gậy một cái tiếp bảo: “Ba ngàn Đại thiên thế giới hướng nơi nào đi. Có hiểu không? Chẳng được mưa trùng mai, mầm mạ tranh thấy xanh”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thân không, huyễn hóa tức pháp thân”. Và Sư bèn làm thế múa vũ và tiếp bảo: “Thấy gì? Thấy gì? Thấy được qua cầu thôn rượu đẹp”. Sư lại làm thế múa vũ mà tiếp bảo: “Thấy gì? Thấy gì? Gì chẳng thấy cách bờ hương hoa đồng nội”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lại có chẳng bị huyền diệu làm ô nhiễm chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Một điểm ấy nghiêng nước bốn biển, đã là tẩy rửa khỏi chẳng xuống”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là chính tự mình ở kiếp không trở về trước?” Sư đáp: “Ngựa trắng vào hoa lau”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Cùng mảy trần chôn mất gốc, diệu thể mất tông, một câu cắt dứt dòng, cao sâu hết cả, là vì kim vàng nơi kín chẳng bày sáng nhọn, chỉ ngọc thông thời, ngầm buông khác thể. Tuy là như vậy, nhưng còn là hỗ tương cả hai tỏ rõ. Hãy nói khéo vụng chẳng đến làm sao sống cùng ủy thác?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Vân la nơi đẹp xanh râm hợp, cây hang cao thấp biếc tỏa sâu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chuyển công đến vị là hướng người đi, ngọc giấu kinh sơn quý. Chuyển vị đến công tức người lại, lò hồng mãnh tuyết xuân. Công vị đều chuyển, thông thân chẳng ứ trệ, buông tay mất nơi nương tựa, Thạch nữ đêm lên cơ, thất kín không người quét, chánh lúc nào một câu dứt hơi thở làm sao sống cùng ủy thác?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Về cội gió theo lá, soi khắp trăng đầm không”.

Sư thị tịch tại Sùng tiên – Cao ninh, dựng tháp tại gò Hoa đồng ở phía Tây của chùa, truy phong thụy hiệu là “Ngộ Không Thiền sư”.

3. Thiền sư Khánh Dự ở Đại hồng.

Thiền sư Khánh Dự – Tuệ Chiếu ở Đại hồng tại Tùy châu, vốn người dòng họ Hồ ở Dĩnh châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tiến một bước đạp cỏ nước vua nước khác, lùi một bước đạp ruộng vườn cha ông kẻ khác. Chẳng tiến chẳng lùi chánh ở trong nước chết. Lại có đường thoát thân ra không? tiêu tao tiếng muộn trâm tùng ngắn, bơi lội gió xuân chỉ liễu dài”. Có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử: “Thuyền Tử căn dặn Giáp Sơn rằng: “Ngay phải nơi ẩn tàng thân không dấu vết, nơi không dấu vết chớ ẩn tàng thân. Tôi ở tại Dược sơn ba mươi năm chỉ rõ được việc ấy. Người thời nay vì gì vội vàng, núi son không hình phụng, điện báu chẳng lưu lại quan niệm, có lúc ngu có lúc si, chẳng phải trong đường ta tranh được biết”.

4. Thiền sư Ngẫu ở Trị bình.

Thiền sư Ngẫu ở Trị bình tại Xử châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ưu du thật tế khéo rõ nhà, chuyển bước dời thân chỉ ráng rơi, không hạn mây trắng còn chẳng thấy, đêm nhân trăng tỏ ra hoa lau”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THÀNH Ở TỊNH NHÂN

1. Thiền sư Tử Quy ở Thiên phong.

Thiền sư Tử Quy ở Thiên phong tại Đài châu. Có lúc lên giảng đường, sư nắm cây gậy gõ xuống một cái, gọi đại chúng và bảo: “Tám vạn bốn ngàn pháp môn. Tám chữ đánh mở xong vậy, thấy được chăng?

Phụng vàng đêm đậu cây vô ảnh, núi cuộn mời bày mây biển ngăn”.

2. Thiền sư Pháp Tuyên ở Cát tường.

Thiền sư Pháp Tuyên ở Cát tường tại Thái bình châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Nắng hạn lâu, không được cơn mưa nào, trong ruộng lúa đơm bông khô”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Năm nay gạo giá mắc, đổi chác chớ hiềm thô xấu”.

3. Thiền sư Thủ Xướng ở Hộ quốc.

Thiền sư Thủ Xướng ở Hộ quốc tại Đài châu. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy gõ một cái bảo: “Mở đầu của ba mươi sáu tuần, khởi nguyên của bảy mươi hai thời hầu, muôn nước nghinh đón thời tiết khí hòa. Đông Đế ban hành lệnh sinh thành, ngay được trời rủ sắc thái tốt lành, đất un đúc điềm tốt. Nho nhỏ mưa mịn tẩy trời lạnh, mong mỏng sáng xuân lồng sắc quê. Có thể gọi là ứng thời nạp vận tốt lành, không gì chẳng thích nghi. Khắp đất liền mọi người đều thêm một tuổi. Dám hỏi cùng các người, hãy nói một người nào tuổi ít nhiều?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ngàn năm lão nhi nhan sắc tợ ngọc ấy, muôn năm Đồng tử tóc mai như tơ”.

4. Thiền sư Phổ Nguyệt ở Đan hà.

Thiền sư Phổ Nguyệt ở Đan hà tại Đặng châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Từ thời Đức Phật oai âm trở về trước, ai đáng biện tích, từ thời Đức Phật Nhiên Đăng trở về sau, ai là tri âm? Ngay như bờ ấy nhận lấy, chưa khỏi đánh làm hai cọc. Giả sử hướng đến bên ấy đi lại, cũng nên chưa được vẹn mười. Bởi vì ngậm miệng Tỳ-da. Đã là cơ trời rò rỉ, mặc khiến thất ma-kiệt. Rốt cùng phải vá nức rẽ lìa, thôi bảo thể bày chân thường, ngay là thuần tuyệt chấm, nói rất da dẻ thoát rơi, tự nhiên riêng vận sáng lẽ, tuy nhiên tợ mới đẹp thế, chưa xứng ý khí nạp Tăng, phải được năm mắt đều mở, ba sáng đồng tỏa, từ đó đầu sào tơ chỉ tự nhiên chẳng phạm sóng cả, phải rõ chuyển vị đồng cơ, mới hiểu vào chợ thỏng tay. Do đó nói mặc khiến bảng xỉ mọc lông, chớ dạy mắt mắt trông nhìn nhằm. Nhận dính nhằm thì hoa đốm hư không nhiễu loạn, nói đó thì lời bày sâm sai. Đã là như vậy, dám hỏi cùng các người một câu chẳng phạm bén nhọn làm sao sống? Nói”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Nửa đêm quạ rùa mắt bỗng mở, muôn tượng sáng lại đồng một màu”.

5. Thiền sư Ni Tuệ Quang ở Diệu tuệ.

Thiền sư Ni Tuệ Quang – Tịnh Trí ở Diệu tuệ tại Đông kinh. Có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử câu thoại Triệu Châu Khám Bà. Và Sư mới bảo: “Đầu lưỡi Triệu Châu liền trời, lông mày sáng của lão bà phủ đất, rõ ràng khánh phá về lại, không hạn người thường ngủ gật”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ CHIẾU Ở BẢO PHONG

1. Thiền sư Đức Chỉ ở Viên thông.

Thiền sư Đức Chỉ ở Viên thông tại Giang châu. Sư vốn là con út của Kim Tử Từ Hoành Trung, gia đình nhiều đời ở tại Lịch dương. Sư có hai tròng mắt sắc màu xanh biếc thần quang bắn tóc người. Đến mười tuổi, Sư con chưa biết chữ, phần nhiều thời gian chỉ ham thích ngủ. Thân phụ Sư trông thấy vậy rất mực xót thương. Kịp đến lúc thành đồng mạnh giỏi ghi nhớ hơn người, học văn có lắm lời kỳ đặc. Đến tuổi hai mươi, Sư mộng thấy có vị dị Tăng trao cho bốn câu kệ, và có đem hình tượng Nam An kham chủ trao cho Sư, tức bên cạnh ghi viết kệ thông minh, từ đó Sư ghi nhớ không quên. Sau đó năm năm, Sư theo Kim Tử đi đường sông nước đến Tây lạc. Một đêm nọ bỗng đạo ngộ liền làm vài bài kệ, trong đó có bài viết rằng:

“Chẳng nhân câu lời chẳng nhân người
Chẳng nhân vật sắc chẳng nhân tiếng
Nửa đêm gọi đèn vừa đến gối
Bỗng nhiên trong đó đã sáng trời”.

Và Sư thường ngâm ca tự nhiên, mọi người chẳng lường biết ra làm sao. Và Sư mới dốc lòng mong cầu xuất gia. Thân phụ chẳng hứa thuận, muốn đem quan nghiệp trao truyền cho Sư. Sư thưa: “Con mới sắp thoát lưới đời, chẳng đắm trước ba cõi, há lại găm đầu vào trong danh lợi ư? Xin cha đời trao cho anh Giác”. Thế rồi, Sư bèn xuất gia, thọ giới Cụ túc. Sau đó không bao lâu, tiếngtăm vang vọng khắp chốn kinh đô. Mùa xuân năm Tuyên Hòa thứ ba (1121) thời Tống, vua Huy Tông (Triệu Cát) ban sắc phong tặng Sư hiệu là “Chân Tế”. Và giúp đỡ mời Sư đến ở Viên thông.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hai mươi năm trước, hai con mắt của sơn Tăng trọn mù lòa không trông thấy gì, chỉ được nghe mọi người nói năng, trên trời xanh có vầng nhật luôn lớn soi chiếu cả ba ngàn Đại thiên thế giới, không nơi nào chẳng cùng khắp, trú thê muôn mối trọn chẳng thể thấy. Hai mươi năm sau mắt sáng dần mở, lại gặp sắc trời liền râm, mây nồng loạn giăng, quán sát bốn phương, suy cùng trên dưới. Lúc thấy mây đi bèn từ nơi đi mà lường tính. Khi thấy mây dừng, bèn tại nơi dừng lập cái hang hóc. Chánh như là ở giữa đời bỗng gặp gã tài giỏi biết nhiều. Hỏi. Nói: “Chẳng là muốn thấy Nhật luân ư? Sao chẳng hướng đỉnh núi cao mà lên đi?” Sơn Tăng liền trưng bày hỏi kia là: “Nơi nào là trên đỉnh núi cao?” Kia bảo: “Nơi bụi hồng chẳng đến”. Các Nhân giả hãy khéo giữ cái tin tức đích xác, có hiểu chăng? Nằm dài trông sàn giường Phật-đà-da”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đêm qua, lão Cù-đàm mặt vàng đem ba ngàn Đại thiên thế giới lại trong một miếng nuốt hết, như người uống nước nóng ấm, dấu vết chẳng lưu lại, ứng thời tiêu tan. Ngay lúc ấy chư vị Đại Bồ-tát, văn, Lahán và hết thảy chúng sinh thảy đều chẳng hay chẳng biết, chỉ có Văn Thù và Phổ Hiền liếc mắt nhìn thấy, tuy nhiên, được thấy xa xa dạt mờ chỉ tợ hướng vào trong biển lớn trồi đầu sụp đầu. Các người hãy nói là cái tin tức gì? Nếu kiểm điểm được phá ra thì hứa cho các người trên cửa đảnh mỗi mỗi đều có đủ một mắt sáng”.

Đến lúc Sư thị tịch, trà tỳ, hơi khói bay đến đâu thảy đều thành Xá-lợi. Dựng tháp tại núi Tư không, phần táng sắp đá gò.

2. Thiền sư Đạo Hội ở Chân như.

Thiền sư Đạo Hội ở Chân như tại Đài châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Việc trong kiếp không tự chịu nhận lấy, thường ngày sử dụng rõ rành có gì tiết rỉ. Chánh nên khéo về nhà ngồi yên, mặc kia tuyết phủ núi xanh, chẳng lưu lại một chữ “Nguyên” treo lòng. Ai ngoảy nhìn sóng vụt trên mặt nước, hãy nói: chánh chẳng lập huyền, riêng không phụ vật, một câu làm sao cử tợ việc cơ tơ chẳng treo đầu con thoa, văn thể dọc mang ý tự khác”.

3. Thiền sư Cảnh Thâm ở Trí thông.

Thiền sư Cảnh Thâm – Đại Tử Công ở Trí thông tại Hưng quốc công, vốn người dòng họ Vương ở Đài châu. Từ nhỏ, Sư đã khác đàn trẻ con. Đến năm mười tám tuổi, Sư tới nương tựa Sa-môn Đức Chi ở viện Quảng độ mà xuống tóc xuất gia. Bắt đầu, Sư đến bái yết Thiền sư Tượng ở Tịnh từ. Một ngày nọ nghe Thiền sư Tượng nói: “Nghĩ mà biết, lắng suy mà hiểu, đều là kế sống nhà quỷ dấy động chẳng tự ngăn cấm”. Sư bèn đến nơi Thiền sư Chiếu ở Bảo phong mà cầu xin nhập thất. Thiền sư Chiếu bảo: “Ngay phải dứt niệm khởi diệt, hướng đến kiếp không trở về trước, quét sạch đường huyền, chẳng giẫm trải qua chánh và thiên hết ngay lúc này, toàn thân buông xuống, buông hết lại buông mới có phần tự do”. Sư nghe thế, chóng lãnh hội quyết chỉ. Thiền sư Chiếu gióng trống, báo cùng đại chúng rằng: “Rất được Đạo Xiển Đề Đại Tử, các hàng hau học nên nương tựa theo đó. Nhân đó, xưng hiệu Sư là Đại Tử Công.

Đầu niên hiệu Kiến Viêm (1127) thời Nam Tống, Sư khai đường giảng pháp tại Trí thông. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lại chẳng vào cửa, đi chẳng ra cửa. Lại đi không dấu vết làm sao đề xướng. Ngay được đường xưa rêu phủ, linh dương tuyệt dấu, ngô xanh trăng tỏa, phụng son chẳng đậu. Do đó nói: Nơi ẩn tàng thân không dấu vết, nơi không dấu vết chớ ẩn tàng thân. Nếu hay như vậy, đi ở không nương tựa, trọn không hướng bối, lại có ủy thác chăng? Mà nay phân tán như mây hạc, các người và ta cùng quên xúc phạm nơi huyền”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Chánh, Trung và Thiên?” Sư đáp: “Lão bà mặt đen mặc lụa trắng”. Lại hỏi: “Thế nào là Thiên, Trung và Chánh?” Sư đáp: “Ông con bạc đầu mặc áo sam đen”. Lại hỏi: “Thế nào là Chánh, Trung lại?” Sư đáp: “Trong phẩn vụt gân đấu”. Lại hỏi: “Thế nào là kiêm Trung đến?” Sư đáp: “Côn lôn trong đêm đi”. Lại hỏi: “Hướng thượng còn có việc gì không?” Sư đáp: “Vào núi gặp hổ nằm, ra cốc quỷ lại kéo”. Lại hỏi: “Sao được can qua cùng tiếp đợi?” Sư đáp: “Vài ba đường chỉ một mảnh gai”. Đến đầu niên hiệu Thiệu Hưng (1131) thời Nam Tống, Sư trở về ở hang Bảo tạng, vì việc dân chúng ấy kính phục.

Tháng hai năm Nhâm thân (1152), Sư hiện tướng chút bệnh, mới bảo là: “Nhân duyên ở đời đã hết vậy”. Qua ngày 13 tháng 03, vì chúng tiểu tham, Sư bèn nói bài kệ tụng rằng:

“Chẳng cần cạo đầu
Sao phải tắm gội
Một đống lửa hồng
Ngàn đủ muôn đủ”.

Tuy là như vậy nhưng hướng thượng, lại còn có việc gì không?” Xong, Sư bèn nhắm mắt mà thị tịch.

4. Thiền sư Trí Bằng ở Hoa dược.

Thiền sư Trí Bằng ở Hoa dược tại Hàng châu, vốn người dòng họ Hoàng ở Tứ minh. Sư nương tựa Thiền sư Chiếu ở Bảo phong có mấy năm mà không tỉnh ngộ. Nhân vì đại chúng trì bát, Thiền sư Chiếu tự đề ghi nơi hình tượng mình rằng: “Mưa tẩy dạt đào hồng hé nở, gió lay cạn liễu biếc cành mềm, mây trắng trong ảnh quái đá bày, trong ánh nước biếc cây xưa sạch. Ôi! Ấy là người nào?” Sư đến tiêu sương, Thiền sư Thành – Khô Mộc trông thấy Sư mới tán thán rằng: “Ngày nay mới biết lão này thân thấy tiên sư đến”. Sư bèn thỉnh hỏi điều lợi ích về bài tán ấy. Thiền sư Thành bảo: “Há chẳng thấy pháp nhãn nắm câu thoại cảnh Giáp Sơn mà bảo: “Suốt hai mươi năm ta chỉ làm cảnh hiểu”. Sư bèn liền khế ngộ. Theo Quán Hồ Lục: “Thiền sư Thành chỉ đó mà hỏi Sư rằng: “Ông hiểu chăng?” Sư đáp: “Không hiểu”. Thiền sư Thành bảo: “Ông nhớ được Pháp Đăng phỏng theo Hàn Sơn chăng?” Sư bèn tụng, đến : “Ai, người biết ý này, khiến ta nhớ Nam tuyền”. Sư vừa đọc đến nơi chữ “Nhớ” (ức), Thiền sư Thành bèn đưa tay bít miệng Sư và bảo: “Dừng, dừng”. Bỗng nhiên Sư tỉnh ngộ, mới nói: “Xưa nay nghĩ Địa gì?” Thiền sư Thành bảo: “Ông làm sao sinh hiểu?” Sư nói: “Mùa xuân sinh mọc, mùa hạ lớn tốt, mùa thu gom thâu, mùa đông cất giấu”. Thiền sư Thành bảo: “Ngay phải gìn giữ”. Sư ứng tiếp đáp: “Kính vâng”.

Đến đầu niên hiệu Thiệu Hưng (1131) thời Nam Tống, Sư ra ở Hoa dược, tiếp đến Thiên ninh ở Vụ châu, sau lại chuyển dời đến ở lương. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gió biển thổi mộng, vượn núi kêu trăng. Dám hỏi cùng các người là thời tiết nào?” Nghĩ gì hiểu được dưới cây vô ảnh mặc tình ngao du. Nếu thưa được vậy thì dưới ba cây rui thẳng phải đánh suốt”. Về sau, Sư lui về Cư minh rồi đến Thụy nham. Kiến Khương lại đem lương mà níu kéo Sư lại. Minh Thủ cũng cố gắng làm theo đó, Sư chẳng hứa thuận, bèn viết kệ đưa tiễn sứ giả rằng: “Cùng phiền chuyên sứ vào khói mây, tro lạnh không nước ấm chẳng điểm trà, gởi lời Dõng Đông Hiền thái thú, khó nói cây khô lại nở hoa”. Sau đó không lâum Sư thị tịch.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DỊ Ở HẠCH MÔN

1. Thiền sư Tề ở nguyên.

Thiền sư Tề ở nguyên tại Cát châu, vốn người dòng họ Trần ở Phước châu. Năm hai mươi tám tuổi, Sư giã từ thân phụ và anh trai theo Thiền sư Trí ở Vân cái mà xuất gia, lo việc hầu hạ thủ tòa. Một ngày nọ thủ tòa lo việc phất trần đã bãi, Sư bèn hỏi: “Điều thủ tòa nói tôi nghe được nhưng chẳng hiểu nghĩa ấy thế nào? Cúi mong rủ lòng từ bi mà chỉ bảo”. Thủ tòa bèn đinh ninh dẫn dụ, khiến rốt cùng không nhằm nói cái pháp ấy. Qua hai ngày sau, Sư có sự tỉnh ngộ, bèn làm kệ tấu bày rằng: “Nói pháp chẳng như thân gần đó, mười phương cõi nước một mảy trần, nếu hay ở đó rõ chân lý, đại địa nào từng thấy một người”. Thủ tòa kinh ngạc, nhân nói cùng Thiền sư Trí mà Sư được độ. Sư lại vân du tham vấn khắp các phương. Sau, đến nơi Thạch môn, rất được Thiền sư Dị mến quý mà ẩn chứng cho. Lúc ra hoằng hóa, Sư ở tại nguyên chỉ được một năm. Đến ngày thị tịch, Sư nói kệ tụng lưu lại cho đại chúng rằng:

“Đêm qua canh ba qua khe gấp,
Đầu khe mưa móc đen mịt mờ,
Chỉ một cây gậy làm tri kỷ,
Đánh nát ngàn ải cùng muôn ải”.

2. Thiền sư Pháp Thông ở Thiên y.

Thiền sư Pháp Thông ở Thiên y tại Việt châu, vốn người xứ Cao bưu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thất sâu đèn lạnh chẳng mượn khêu, hư không trăng tỏ suốt mây xanh, cần biết thường ngày dùng không nghỉ, trong ánh lửa dữ phát mầm lạ”. Nhân chỉnh trang tôn tượng Đại sĩ Phổ Hiền, đến lúc khai điểm quang minh, Sư bước lên thềm cấp nắm bút, ngoảy trông nhìn đại chúng mà bảo: “Nói được tức vì hạ bút”. Đại chúng im lặng, không ai đối đáp gì. Sư bèn gọi thị giả và bảo: “Cho lão Tăng cái nhà tù nâng đỡ thang”. Xong, Sư bèn điểm quang.

3. Thiền sư Ni Phật Thông ở Hương sơn.

Thiền sư Ni Phật Thông ở Hương sơn tại phủ Toại ninh. Nhân trì tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà có sự tỉnh ngộ, bèn đến nơi Thiền sư Dị ở Thạch môn và Sư nói rằng: “Thành đô ăn chẳng được, Toại ninh ăn chẳng được”. Thiền sư Dị nắm cây gậy đánh và đuổi Sư ra, bỗng nhiên Sư đại ngộ, nói rằng: “Tốt tươi tự tốt tươi, rơi rụng tự rơi rụng, sương thu gió xuân khéo chẳng dính tiện”. Thiền sư Dị rủ tay áo trở về phương trượng, Sư cũng chẳng đoái hoài, bỏ đi ra. Từ đó các hàng đạo tục rất hâm mộ theo sự đắc pháp ấy lắm nhiều.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BÔ Ở THIÊN NINH

1. Thiền sư Từ ở Hùng nhĩ.

Thiền sư Từ ở Hùng nhĩ tại Tây kinh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bát-nhã vô tri, ứng duyên mà chiếu, ngày nay sơn Tăng buông phẩn xả giải, bên nào phóng bền nào ỉa, đông tây non núi cười ha ha, may thay một mảnh đất mát sạch, cứng khắp Hùng phong dơ bẩn kia. Dơ bẩn kia chớ tỉ tê, trâu đất ngựa gỗ quát mắng hết, quá phạm Di thiên tạm chớ bàn. Lại được minh lại ngày nào. Có hiểu chăng? Năm sau lại có nơi cành mới, não loạn gió xuân rất chưa thôi”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TRIẾT Ở ĐẠI QUY

1. Thiền sư Đạo Bình ở Trí hải.

Thiền sư Đạo Bình – Phổ Dung ở Trí hải tại Đông kinh, vốn người ở Xử châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sơn Tăng chẳng hiểu Phật pháp. Vì người tất cả mất nguyên do, hoặc có lúc nửa khai nửa hợp, hoặc có lúc toàn buông toàn gom. Lại như muôn người ở trong rừng, đất lạnh gõ cái đầu đá, bỗng nhiên đánh nhằm một cái, mới biết nơi xúc chạm khắp cùng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Triệu Châu có bốn cửa, mỗi cửa thông đường lớn. Ngọc Tuyền có bốn đường, mỗi đường thấu Trường an, mỗi cửa thông đường lớn rốt cùng ai đích thân đến? Mỗi đường thấu Trường an, rõ ràng tiến bước xem”. Sư vỗ xuống đầu gối một cái, tiếp bảo: “Cuối năm khách chưa về, gió tây ngoài cửa lạnh”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử về Bàn Sơn chỉ dạy đại chúng rằng: “Tợ đất chống núi chẳng biết núi cao vút, như đá ngậm ngọc, chẳng biết ngọc không vết. Người xưa nghĩ gì nói năng rất tợ ôm của đút lót kêu khuất phục? Dưới cửa Trí hải, người người khẳng khái, sinh bắt hổ hủy, sống bắt rồng dữ, trong mắt dính được núi Tu-di, trong tai dính được nước biển lớn”. Sư bèn nắm cây gậy và bảo: “Chẳng là hướng đến các người khoe kỹ lưỡng, trượng phu nêuđặt hợp như đây”.

Xong, Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa.

2. Thiền sư Cảnh Tường ở Lặc đàm.

Thiền sư Cảnh Tường ở Lặc đàm tại Hồng châu, vốn người dòng họ Phó ở Nam thành, Kiến xương. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Mười đầu ngón tay tám ngón xong”. Lại hỏi: “Tay ta nào tợ tay Phật?” Sư đáp: “Vàng thau khó biện rành”. Lại hỏi: “Chân ta nào tợ cẳng lừa?” Sư đáp: “Đường Hoàng long nguy hiểm”. Lại hỏi: “Mỗi người có cái duyên sinh. Thế nào là duyên sinh của Hòa thượng?” Sư đáp: “Nắm dừng cốt yếu chẳng thông Thánh phàm”. Nhân tiết Trung thu, lên giảng đường, Sư bảo: “Câu thoại nơi Linh sơn, chỉ điểm của Tào Khê, phóng qua sơ sinh chẻ trán cùng, chưa hỏi rồng ngủ dùi lão xưa, đêm qua canh ba lại chuyển về hướng Tây, chánh ngay lúc nào? Có người hỏi: “Thế nào là trăng hướng đến nơi sáng tối chưa phân? Nói được một câu tiện cùng người xưa đưa ra một cánh tay. Nếu chưa được vậy thì Bảo phong cũng chưa khỏi nương mẫu vẽ dạng ứng cái thời tiết”. Xong, Sư mới đánh tướng một đường tròn tiếp bảo: “Sáng sạch muôn xưa lại ngàn xưa, đâu chỉ nhân gian một đêm xem”. Có lúc ở trong thất, sư hỏi một vị Tăng rằng: “Đạt-ma trở về Tây vức tay mang theo một chiếc giày. Lúc ấy tại sao hai chiếc đều chẳng đem đi?” Vị Tăng ấy đáp: “Phương này cũng cần lưu lại cái tin tức”. Sư bảo: “Một chiếc giày ở trời tây, một chiếc giày ở đất đông, nhằm nguyên do gì?” Vị Tăng ấy im lặng không nói gì. Sư lại hỏi vị Tăng ấy là: “Chỉ một thân kín chắc, hiện trong hết thảy trần. Vậy thế nào là thân hiện trong hết thảy bụi trần?” Vị Tăng ấy chỉ vào lò hương, nói: “Cái ấy là lò hương”. Sư bảo: “Mang lụy chư Phật ba đời, đọa sinh vào địa ngục”. Vị Tăng ấy mờ mịt. Sư bèn đánh. Sư chưa an, tiếp có vị Tăng hỏi: “Ngày gần đây Tôn hầu Hòa thượng như thế nào?” Sư đáp: “Trước thổ địa đốt hai trăm giấy”. Sư thường bắt tréo tay ngồi như đối diện khách lớn. Mới đầu ngồi, tay cùng mười chân tiếp liền nhau, đến trống canh năm gióng vang, thì tay đã lên ngang ngực. Nhân đó, xưng gọi Sư là: “Tường Xoa Thủ” (Bắt tréo tay) vậy.

3. Thiền sư Tuệ Lan ở Quang hiếu.

Thiền sư Tuệ Lan ở Quang hiếu tại Hòa châu. Không rõ Sư là người xứ nào. Tự xưng hiệu là “Bích Lạc đạo nhân”. Sư thường viết danh hiệu bảy Đức Phật nói áo mặc. Khắp chốn tùng lâm đều xưng gọi Sư là “Lan Bố Cổn”. Sư phỏng làm một thiên “Thảo am ca” lưu hành nơi đời, có ghi chép đầy đủ trong Phổ Đăng. Khoảng cuối niên hiệu Kiến Viêm (1131) thời Nam Tống, nghịch từ xâm phạm đến đất Hoài, bắt Sư đến gặp vị tù trưởng. Tù trưởng hỏi: “Có nghe biết tên ta chăng?” Sư đáp: “Ta chỉ nghe tên thiên tử ở thời Đại Tống thôi”. Tù trưởng tức giận bảo mọi người chung quanh nắm dùi đánh Sư. Dùi vừa đánh đến liền nát gãy, tù trưởng rất kinh lạ, kéo cờ hiệu xuống, tôn kính phụng thờ Sư. Trải qua được mười ngày, Sư đòi lấy củi để tự thiêu đốt. Không người nào dám cung cấp. Sư bèn tự đi gom nhặt củi chất thành khám, rồi an nhiên vào ngồi bên trong, đến lúc khói lửa bốc cháy tỏa phát bốn đường sáng, tù nghịch đều quỳ rạp, bị đốt cháy da dẻ lắm nhiều. Sau khi lửa tắt, gom nhặt được Xá-lợi năm sắc và di cốt của Sư, mang đưa về phương Bắc, các Tăng Ni bị bắt giữ thẩy đều được thả tự do cùng mọi người đến nay ca vịnh đó.

4. Thiền sư Nhân Tiên ở Đông minh.

Thiền sư Nhân Tiên ở Đông minh tại Đàm châu. Ngày khai mở giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Đức Thế Tôn xuất hiện nơi đời, Phạm Thiên dẫn trước, Đế-thích theo sau, còn Hòa thượng xuất hiện nơi đời có điềm lành gì?” Sư đáp: “Mặc tình cả trăm ngàn Đức Phật một lúc chạy theo, đến trong lan can trâu nước”. Lại hỏi: “Có điềm lành gì đâu?” Sư đáp: “Sơn Tăng chẳng từng hoa mắt”.

5. Thiền sư Hiểu Khâm ở Phổ chiếu.

Thiền sư Hiểu Khâm – Minh Ngộ ở Phổ chiếu tại Tứ châu. Có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai? Tông Phong ấy là người nối dõi?” Sư đáp: “Bên đông lại gần bên đông”. Lại nói: “Đích tử của Quy sơn là thân tôn của Trí Hải vậy”. Sư bảo: “Tức cười bên cạnh nắm cần câu”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đưa tay nhúm lấy khoảng không triển chuyển chẳng cùng. Vụt thân buông ảnh, nhọc tự khổ hình. Thẳng mặt nắm lại tức thành sai quá, rốt cùng như thế nào?” Sư vỗ thiền sàn một cái và bảo: “Cha hợp bày thương lượng”.

6. Thiền sư Tự Tuân ở Đông lâm.

Thiền sư Tự Tuân – Chánh Giác ở Đông lâm tại Lô sơn. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mười lăm ngày trở về trước phóng qua một trứ, mười lăm ngày trở sau chưa thể thương lượng. Chánh ngay trong mười lăm ngày thử nói một câu xem?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Sắc núi xanh biếc đậm, mưa xuân hết, cây bách giữa sân tỏa hương thơm ngát, mộc lan nở”.

7. Thiền sư Trí ở Phước nghiêm.

Thiền sư Trí ở Phước nghiêm tại Đàm châu, vốn người xứ Đông xuyên. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mây trên núi Phước nghiêm, buông cuộn mặc sớm chiều, bỗng nhiên rơi đất bằng, khách đến khó xét đường”.

8. Thiền sư Thiên ở Đông minh.

Thiền sư Thiên ở Đông minh tại Đàm châu. Sư sớm đến nương hầu Chân Như, sau già đến ở am Chân Như tại Quy sơn. Trung Đạo Cao quý đạo phong Sư nên thường đến khấu hỏi. Mỗi ngày đọc xem kinh Thủ Lăng Nghiêm một lần. Trung Đạo hỏi: “Như tôi án chỉ Hải ấn phát sáng, ý Phật như thế nào?” Sư bảo: “Thích-ca, Lão Tử khéo cho hai mươi gậy”. Lại hỏi: “Vì sao như vậy?” Sư bảo: “Dùng án chỉ làm gì?” Lại hỏi: “Ông tạm nêu cử tâm trần lao nổi trước, lại làm sao sống?” Sư đáp: “Cũng là Hải ấn phát sáng”.

9. Thiền sư Nhữ Năng ở Đạo ngô.

Thiền sư Nhữ Năng ở Đạo ngô tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Hủy nhục chẳng sân”. Lại hỏi: “Thế nào là Pháp?” Sư đáp: “Ngợi khen chẳng mừng”. Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư đáp: “Cạo bỏ râu tóc”. Và Sư mới bảo: “Ba lần Chuyển pháp luân ở nơi Đại thiên. Pháp luân ấy xưa nay vốn thường tịnh. Đức Phật Tỳ-bà-thi đã sớm lưu tâm, ngay đến như nay chưa thấu đạt diệu. Vì sao như vậy? Vì Nhất thiết trí, trí tịnh. Có hiểu chăng? Đối trước lừa khảy đàn cầm, chẳng vào tai trâu”. Bỗng nhiên Sư chuyển dời đến ở núi Đại quy. Sau đó chưa đầu hai tháng, Sư cạo tóc tắm gội xong, ngồi kiết-già mà thị tịch.

10. Thiền sư Tuệ Thuân ở Hưng giáo.

Thiền sư Tuệ Thuân ở Hưng giáo, núi Đại an tại An châu. Ngày khai đường giảng pháp, vị thủ tòa bạch chùy xong, Sư mới bảo: “Từ khi chưa bạch chùy trở về trước gọi làm gì? Từ khi bạch chùy trở về sau gọi là Đệ nhất nghĩa đế. Chẳng có người chẳng cam gì ra cùng thấy ư?” Có vị Tăng hỏi: “Trước lúc bạch chùy là thế nào? Xin Sư nói?” Sư đáp: Ở trong phương trượng”. Lại hỏi: “Sau khi bạch chùy lại như thế nào?” Sư đáp: “Lên trên pháp tòa”. Lại nói: “Cảm ân sư đã chỉ bày”. Sư bảo: “Chớ giao thiệp. Lại hỏi: “Thế nào là câu thứ nhất?” Sư đáp: “Dưới chân”. Lại hỏi: “Thế nào là câu thứ hai?” Sư đáp: “Trong miệng”. Lại hỏi: “Thế nào là câu thứ ba?” Sư đáp: “Trên đầu não”. Và Sư mới bảo: “Trên hội Linh sơn, Tôn giả Ca-diếp thân gần được nghe. Trước nhà Ngũ tổ, lão Lô đắc ý chỉ, đến nay ương lụy cháu con, huyết mạch chẳng ngưng dứt. Há học nhiều biết nhiều, phụ năng phụ thắng, chẳng lấy phần nói người khác, bèn có thể ra sinh vào tử, mới có thể báo đáp ân đức của Phật. Cử xướng như thế, cười người bàng quan. Lại có gã nào đồng chết đồng sống chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Nếu không, ngày nay sơn Tăng mất lợi”.

11. Thiền sư Hy ở La phù.

Thiền sư Hy ở La phù tại Trung phong, Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Vì nước nhà, ngày nay khai đường giảng pháp. Sư lấy pháp gì để báo đáp ân vua?” Sư đáp: “Trước sân tuyết đẹp rơi lộn xộn”. Lại hỏi: “Ân vua như vậy, báo Tổ, ý chỉ như thế nào?” Sư đáp: “Tạm lãnh câu thoại trước”. Lại hỏi: “Thế nào là bảng vàng mãi đẹp, lá ngọc thơm lâu?” Sư đáp: “Mặc tình mọi người trông xem”. Và Sư mới bảo: “Mây mọc giữa đồng rộng sương tỏa trong không gian, ba cỏ hai cây đều về sư tử rống. Giọt sương, cát sân đều xứng vô biên diệu tướng. Vượn hú chim hót đều đàm viên âm không hai.” Sư mới nắm lấy cây gậy, tiếp bảo: “Vô biên diệu nghĩa đều tại trên đầu cây gậy sơn Tăng. Nếu như hiểu được, có thể gọi là ứng thời ứng tiết. Còn nếu chẳng hiểu thì là tùng vạn năm ở núi Chúc dung”. Xong, Sư gõ xuống một cái.

Đến ngày mồng 08 tháng 02, tự nhiên không bệnh, Sư ngồi an nhiên mà thị tịch. Trà tỳ, các căn không rã hoại, mọi người cầu Xá-lợi, có thể chọn lọc.

12. Thiền sư Hiền ở Hưng dương.

Thiền sư Hiền ở Hưng dương tại Dĩnh châu, vốn người xứ Giang

châu. khắp chốn tùng lâm mọi người đều xưng gọi Sư là “Hiền Bồng đấu” vậy. Sư ở trong Pháp hội của Thiền sư Chân Như – Triết được xưng gọi là “Giác lập”. Sư kiến địa rành rẽ, cơ phong bén nhạy, có những việc làm vượt qua thầy, mà hạnh nghiệp chẳng cẩn mật, cả đại chúng đều lấy làm lạ đó. Thiền sư Triết kết am sau phương trượng, bảo Sư ở một mình, chỉ có một con đường nhỏ thẳng qua trước phương trượng, không cho chúng Tăng qua lại. qua sau hai năm, bèn đề cử Sư lập Tăng nắm coi phất trần, luận nghị vượt đến. Cả chúng mới đượm phục lớn. Sư đến ở Hưng dương chỉ vài năm mà pháp đạo rất hiển trước. Đến lúc Sư thị tịch, nhục thân không rã hoại. Thiền sư Cần – Viên Ngộ ở Quy sơn tận mắt thấy việc ấy. Thiền sư Quả – Diệu Hỷ lúc vân du đến Hưng dương còn kịp thấy nhục thân của Sư.

13. Thiền sư Diệu Hỷ ở Vĩnh an.

Thiền sư Diệu Hỷ ở Vĩnh an tại Đảnh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Quốc sư ba lần gọi thị giả?” Sư liền gọi: “Đại Đức!” Vị Tăng ấy ứng tiếp đáp: “Dạ!” Sư bảo: “Gã độn căn”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có việc gì chăng?” Sư bảo: “Ông xem hư không từng có mở miệng chăng?” Vị Tăng ấy khế ngộ bèn lễ bái cảm tạ, Sư ban cho một bài kệ tụng:

“Hư không mở miệng gọi Tu-di
Tiếng ẩn gió xuân, sâu trùng biết
Nếu chẳng tiên đà không phỏng nghị
Phụ tôi phụ ngươi tự gió dời”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NHÃ Ở TUYẾT ĐẬU

1. Thiền sư Phổ Ấn ở Quang hiếu.

Thiền sư Phổ Ấn – Từ Giác ở Quang hiếu tại Cù châu, vốn người dòng họ Hứa ở Tuyền châu. Có lúc trong thất, Sư hỏi một vị Tăng rằng: “Trước lúc cha mẹ chưa sinh, đi lại ở nơi nào?” Vị Tăng ấy phỏng đáp. Sư liền đánh và đuổi ra. Sư lại bảo vị Tăng khác: “Tổ sư Đạt-ma tại dưới cẳng chân ông”. Vị Tăng ấy phỏng trông nhìn, Sư cũng đánh và đuổi ra. Lại bảo một vị Tăng khác: “Nói! Nói”. Vị Tăng ấy phỏng mở miệng, sư cũng lại đánh và đuổi ra.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TÔNG CHÂN (THẦN?) Ở KHÁNH THIỆN

1. Thiền sư Phổ Năng ở Khánh thiện.

Thiền sư Phổ Năng ở Khánh thiện tại Hàng châu, vốn người dòng

họ Lã ở Bản quận. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Việc chẳng được thôi, đã cùng các người men leo. Hết thảy chúng sinh chỉ tâm trần chưa thoát, tình lượng chẳng trừ, thấy sắc nghe âm , tùy gợn theo sóng, lưu chuyển trong ba cõi, nổi chìm giữa bốn loài. Đến nỗi khiến chánh kiến chẳng rõ ràng, chạm đường thành ngưng trệ. Nếu là phải quấy đều hết, thiện ác đều quên, ngồi dứt đầu báo hóa Phật, cắt ngay được Thánh phàm, đến trong ấy mới có chút ít tương ưng. Ngay như phần trên của nạp Tăng như vậy, chưa là kỳ đặc. Vì sao vậy? Bởi mới có phải quấy rối ren, bèn mất tâm. Ôi!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy, bảo: “Chưa vào trong tay sơn Tăng, muôn pháp vẫn uyển nhiên. Đã vào trong tay của sơn Tăng, lại có việc gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Lúc có ý khí thêm ý khí, nơi chẳng phong lưu cũng phong lưu”. Xong, Sư gõ cây gậy xuống một cái.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TƯ Ở TỊNH ĐỘ

1. Thiền sư Pháp Thuyên ở Vạn thọ.

Thiền sư Pháp Thuyên ở Vạn thọ núi Linh phụng tại Hàng châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Ôm cọc đánh vỗ nỗi”. Lại hỏi: “Thế nào là Pháp?” Sư đáp: “Cây cung đất vàng”. Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư đáp: “Cạo bỏ râu tóc”. Lại hỏi: Ngoài Tam bảo, lại còn có nơi vì người không?” Sư đưa lên một ngón tay. Vị Tăng ấy lại nói: “Không hiểu”. Sư bảo: “Nương ngón tay chỉ để trông nhìn Tăng, gió lại chẳng động phướng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đức Sơn đánh gậy, Lâm Tế quát hét, đều là không gió sóng vây quanh, đèn lồng nhảy vọt qua trời xanh, trụ bày hồn kinh, đầu loạn xé. Tuy là như vậy, rất tợ ăn muối thêm bị khát”. Xong, Sư hét một tiếng.

2. Thiền sư Thủ Long ở Thiện khánh.

Thiền sư Thủ Long ở Thiện khánh, tại Hàng châu. Ngày khai đường giảng pháp, có vị Tăng hỏi: “Biết Sư từ lâu cất giấu vật báu trong đãy, nay tại pháp diên lược xin mượn xem?” Sư bảo: “Nhiều ít rõ ràng”. Lại hỏi: “Lúc sư tử rống toàn thân hiện, Văn Thù tựa kiếm lại như thế nào?” Sư đáp: “Kinh hãi giết lão Tăng”. Lại hỏi: “Ngàn Đức Phật xuất hiện nơi đời mỗi mỗi đều có điềm lành kỳ đặc, ngày nay Hòa thượng lấy gì làm chứng nghiệm?” Sư đáp: “Người gỗ nắm bảng gỗ trong mây”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Thạch nữ cầm sênh thổi đáy nước”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hoa tụm, tụm gấm, tụm tụm muối tương, nhón lại mọi sự đủ, lưu lại được cái nồi Nam tuyền đánh phá, phân giao cho Sa-di nấu cháo sáng sớm, cháo sáng sớm mặc tình các người ăn. Một câu rửa bát làm sao sống hiểu? Ít nhiều người nghi nhằm”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NGUYỆT Ở HỘ QUỐC

1. Thiền sư Tuệ Bản ở Hộ quốc.

Thiền sư Tuệ Bản ở Hộ quốc tại phủ Giang lăng. Có vị Tăng hỏi: “Có vật trước trời đất, không hình vốn lắng xa. Chưa xét rõ đó là vật gì?” Sư đáp: “Một chóe mực”. Lại hỏi: “Thế nào là sáng xưa chiếu nay đi?” Sư bảo: “Làm gì sống là sáng xưa chiếu nay đến cùng?” Vị Tăng ấy bèn hét. Sư liền đánh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khéo cái thời tiết, ai chịu kham nhận. Giả sử hoặc không có người chẳng như tiếc lấy”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đánh chim sẻ đêm ngọc sáng”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THỦ TOẠI Ở ĐẠI HỒNG

1. Thiền sư Khánh Hiển ở Đại hồng.

Thiền sư Khánh Hiển ở Đại hồng tại Tùy châu, vốn người dòng họ Dương ở Quảng an. Có vị Tăng hỏi: “Tôn giả Tu-bồ-đề an tọa trong hang núi, trờ Đế-thích rải mưa hoa. Hòa thượng mới đến ở Đại hồng có điềm lành gì?: Sư đáp: “Trâu sắt cày phá nước Phù Tang, chạy ra Kim ô chiếu cửa biển”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ là Tông chỉ gì?” Sư đáp: “Hâm thuốc nấu trà soang chẳng đồng”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 17

(Hết)