TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

Đời thứ mười ba sau đời Thiền sư Đại Giám.

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tú ở Pháp vân, có năm mươi chín vị:

  1. Thiền sư Duy Bạch ở Pháp vân
  2. Thiền sư Tử Anh ở Bảo ninh
  3. Thiền sư Cảnh Thuần ở Tiên nham
  4. Thiền sư Thủ Nột ở Quảng giáo
  5. Thiền sư Thông ở Từ tế
  6. Thiền sư Khuê ở Bạch triệu
  7. Thiền sư Pháp Nhân ở Tịnh danh
  8. Thiền sư Thủ Sơ ở Phước nghiêm
  9. Thiền sư Nhân Hội ở Đức sơn
  10. Thiền sư Bảo Lâm ở Quang tuệ
  11. Thiền sư Quy Tài ở Hoắc khâu
  12. Thiền sư Tự Phương ở An quốc
  13. Thiền sư Dụng Bân ở Hương tích
  14. Thiền sư Tử Lai ở Thụy tướng
  15. Thiền sư Tùng Nhất ở Chân không
  16. Thiền sư Quảng ở Càn minh
  17. Thiền sư Trí Tuân ở Khai tiên
  18. Thiền sư Đức Ngung ở Cam lộ
  19. Thiền sư Lương Sách ở Tương sơn
  20. Thiền sư Nột ở Cát tường
  21. Thiền sư Xung Vân ở Quảng tuệ
  22. Thiền sư Nguyệt ở Thừa thiên
  23. Thiền sư Sư Tử Thắng ở An phước
  24. Thiền sư Đạo ở Chánh giác
  25. Thiền sư Nghĩa Đoan ở Trừng tuệ
  26. Thiền sư Vương Ích ở Bắc thiên
  27. Thiền sư Trí Nhu ở Thê hiền
  28. Thiền sư Vĩnh – Tuệ Nghiêm ở Thiên hy (hai mươi tám vị trên hiện có ghi lục)
  29. Thiền sư Pháp Tốn ở Minh thủy
  30. Thiền sư Diệu Trạm ở Đức sơn
  31. Thiền sư Như Chiếu ở Đại ngu
  32. Thiền sư Cư Hối ở Thạch sương
  33. Thiền sư Đương ở Hưng hóa
  34. Thiền sư Tịnh Chân ở Hưng hóa
  35. Thiền sư Kế Minh ở Khâm sơn
  36. Thiền sư ở Tam giác
  37. Thiền sư ở Thời ung
  38. Thiền sư Đạo Thường ở Đại biệt
  39. Thiền sư Tông Lượng ở Ba tiêu
  40. Thiền sư Pháp Tín ở An phong
  41. Thiền sư Hựu Nguyệt ở Vân phong
  42. Thiền sư Duy Giản ở Vĩnh khánh
  43. Thiền sư Toại ở Giác lâm
  44. Thiền sư Tuệ Nguyệt ở Bảo trì
  45. Thiền sư Nghĩa An ở Thiên vương
  46. Thiền sư Tiên ở Sùng đức
  47. Thiền sư Tế ở Hưng giáo
  48. Thiền sư Thuần ở Hộ quốc
  49. Thiền sư Tề ở La phù
  50. Thiền sư Vĩnh Kiên ở Tiến phước
  51. Thiền sư Hữu Bằng ở Phổ chiếu
  52. Thiền sư Tuệ Minh ở Linh thứu
  53. Thiền sư Pháp Ngung ở Khai hòa
  54. Thiền sư Phật Ấn ở Thiên phong
  55. Thiền sư Tông Đăng ở Nguyên phong
  56. Thiền sư Đạo Phương ở Thần quang
  57. Thiền sư Pháp Khâm ở Phước tuệ
  58. Thiền sư Cảnh Thường ở Đâu suất
  59. Cư sĩ Dĩnh Thúc Tương Chi Kỳ (ba mươi mốt vị hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tài ở Phật Nhật, có chín vị:

  1. Thiền sư Tự Linh ở Giáp sơn (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Duẫn Lương ở Thiên khoảnh
  3. Thiền sư Hữu Toàn ở Quảng giáo
  4. Thiền sư Linh ở Bảo nham
  5. Thiền sư Đạo tường ở Tuệ nhật
  6. Thiền sư Tỉnh Tư ở Thiên khoảnh
  7. Thiền sư Trọng Nhân ở Quy phong
  8. Thiền sư San ở Thiền quyền
  9. Thiền sư Như Thúy ở Long hưng (tám vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Ứng Phu ở Trường lô, có hai mươi lăm vị:

  1. Thiền sư Tông Di ở Hồng tế
  2. Thiền sư Tông Sơ ở Lang da
  3. Thiền sư Đạo Thành ở Long bàn
  4. Thiền sư Minh ở Phổ mãn
  5. Thiền sư Phổ ở Bao thiền
  6. Thiền sư Đạo Huy ở Bảo lâm
  7. Thiền sư Chí Nguyện ở Vân nham
  8. Thiền sư Pháp Tư ở Đẳng giác
  9. Thiền sư Pháp Ngạn ở Thọ xuân
  10. Thiền sư Văn Ngạn ở Định sơn
  11. Thiền sư Thiệu Thông ở Hộ quốc
  12. Thiền sư Đức Nhất ở Pháp bảo
  13. Thiền sư Bảo Tuệ ở Càn minh
  14. Thiền sư Giác ở Khai Thánh
  15. Thiền sư Đạo Vinh ở Tuyết đậu
  16. Thiền sư Trí Giác ở Tuệ nhật (mười sáu vị hiện có ghi lục)
  17. Thiền sư Trí Nhân ở Kiến long
  18. Thiền sư Hiến Chiêu ở Phổ quang
  19. Thiền sư Trí Cao ở Bảo lâm
  20. Thiền sư Thúc Tắc ở Ung hy
  21. Thiền sư Trọng Hồng ở Thọ Thánh
  22. Thiền sư Pháp Hải ở Phổ mãn
  23. Thiền sư Phổ Lương ở Ngũ phong
  24. Thiền sư Hỷ ở Đại ngu
  25. Hòa thượng Bảo Lâm ở Trừ châu (chín vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thiên ở Thê hiền, có năm vị:

  1. Thiền sư Đăng ở Vương ốc
  2. Thiền sư Duy Trấn ở Pháp vũ
  3. Thiền sư Tuệ Thiên ở Đông minh (ba vị hiện có ghi lục)
  4. Thiền sư Bảo Tuyền ở Chương giang
  5. Hòa thượng Văn Tố ở Chương pháp (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Trí Đàm ở Khai nguyên, có hai vị:

  1. Thiền sư Tông Hựu ở Khai nguyên (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Đạo Thành ở Nam thiền (không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Am chủ Diễn ở Thiện quả, có một vị:

  1. Thiền sư Xung Nghiễm ở Ngọc trì (hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Giai ở Thiên ninh, có hai mươi sáu vị:

  1. Thiền sư Pháp Thành ở Hương sơn
  2. Thiền sư Tề Liên ở Đại trí
  3. Thiền sư Thuần ở Đan hà
  4. Thiền sư Giác ở Tịnh nhân
  5. Thiền sư Nam ở Tư Thánh
  6. Thiền sư Tu Dĩ ở Bạch thủy
  7. Thiền sư Nguyên Dị ở Thạch môn
  8. Thiền sư Đạo Vi ở Động sơn
  9. Thiền sư Bô ở Thiều châu
  10. Thiền sư Pháp Đăng ở Lộc môn
  11. Thiền sư Duy Chiếu ở Bảo phong
  12. Thiền sư Thiện Tú ở Phổ hiền
  13. Cư sĩ Thái phó Cao Thế Tắc (mười ba vị trên hiện có ghi lục)
  14. Thiền sư Nam ở Long môn
  15. Thiền sư Bảo ở Chiêu đề
  16. Thiền sư Cung ở Đại hồng
  17. Thiền sư Đại Trí
  18. Thiền sư Ứng ở Linh nham
  19. Thiền sư Giám ở Hợp châu
  20. Thiền sư Giang ở Thiếu lâm
  21. Thiền sư Cư ở Cảnh sơn
  22. Thiền sư Nam ở Tuệ nhật
  23. Cư sĩ Triều Thỉnh Thôi Công
  24. Thiền sư Thiện Ứng ở Tề châu
  25. Ni sư Đạo Thâm ở Tây kinh
  26. Cư sĩ Đề Hình Dương (mười ba vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Báo Ân ở núi Đại hồng, có năm vị:

  1. Thiền sư Thủ Toại ở núi Đại hồng (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Trí ở núi Đại hồng
  3. Thiền sư Tấn ở Thiện quang
  4. Thiền sư Đán ở Đại gương
  5. Thiền sư Viễn ở Tây thiền (bốn vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thông ở Quy tông, có năm vị:

  1. Thiền sư Tố Nguyệt ở Tư phước
  2. Thiền sư Khánh Thông ở Đồng an (hai vị có ghi lục)
  3. Thiền sư Biện ở Tử lăng
  4. Thiền sư Pháp Y ở La-hán
  5. Hòa thượng Đạo Chương ở Khai Thánh (ba vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tín ở Phước xướng, có ba vị:

  1. Thiền sư Kỳ ở Pháp hưng (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Sơ Thăng ở Thiện khánh
  3. Thiền sư Hạo ở Quân khánh (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Khách Đang ở Từ vân, có hai vị:

  1. Thiền sư Đạo Truyền ở Quảng từ
  2. Hòa thượng Từ Vân ở Kiền châu (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nghiêu ở Tuệ nhật, có một vị:

  1. Thiền sư Đạo Khai ở Đại tùy (không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tuyền ở Phật tuệ, có năm vị:

  1. Cư sĩ Hiến Triệu Biến (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Hựu ở U cốc
  3. Thiền sư Pháp Vân ở Hưng quốc
  4. Thiền sư Thù phủ ở Cửu phong
  5. Thiền sư Trung Thật ở Tiến phước (bốn vị không ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TÚ Ở PHÁP VÂN.

1. Thiền sư Duy Bạch ở Pháp vân.

Thiền sư Duy Bạch – Phật Quốc ở Pháp vân tại Đông kinh vốn người xứ Tỉnh giang. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ly Lâu có ý sóng bạc nhọc tràn ngập trời, võng tượng không tâm ngọc sáng bỗng nhiên tại lòng bàn tay”. Xong, Sư đưa ta đánh một vòng tròn và gọi đại chúng, bảo: “Có thấy chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Xem tức có phần”. Lại có lúc lên giảng đường, nắm cây gậy và Sư dạy bảo đại chúng rằng: “Sơn Tăng trú trì hơn bảy mươi năm, chưa từng nắm động cái này, mà nay chẳng khỏi hiện chút ít thần thông để cúng dường các người”. Bèn gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Quá khứ đã qua rồi, vị lai hãy chớ tính toán, ngay ở việc hiện tại; sáng nay rằm tháng giêng trăng tỏ sáng tròn đầy, gióng trống thỉnh mời tất cả cùng xem. Đại chúng xem tức chẳng không rốt cùng gọi cái gi làm trăng? Nghỉ kiếm trên trời, chớ hướng tìm trong nước”.

Sư có bộ “Tạc Đăng Lục” ba mươi quyển được đưa vào đại tụng.

Về sau, Sư đến ở Thiên đồng tại Minh châu v.v…

2. Thiền sư Tử Anh ở Bảo ninh.

Thiền sư Tử Anh ở Bảo ninh tại phủ Kiến khương vốn người xứ Tiền Đường. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy và bảo: “Nhật nguyệt chẳng thể đồng thời tỏ sáng, sóng biển chẳng thể cùng tranh sâu, núi Tu-di chẳng thể đồng cao, đất trời chẳng thể đồng bền chắc, trí tuệ phàm Thánh chẳng thể kịp. Hãy nói cái này có nơi nào sinh trưởng?” Ngưng giây lâu, Sư bảo: “Tiết mục rành rẽ, sinh lại cành thớ thẳng ngay, băng tuyết đánh phá mảnh mảnh phân, mây trắng diểm phá nương sức ấy”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

3. Thiền sư Cảnh Thuần ở Tiên nham.

Thiền sư Cảnh Thuần ở Tiên nham tại Ôn châu. Có vị Tăng hỏi: “Đức Sơn thì dùng gậy đánh, Lâm Tế thì quát hét, còn Hòa thượng thì sử dụng như thế nào?” Sư đáp: “Ngày nay Lão Tăng khốn khó”. Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Tức là ông rõ ràng vậy”.

4. Thiền sư Thủ Nột ở Quảng giáo.

Thiền sư Thủ Nột (thời Viên Chiếu thượng tróc tôn xưng là Nột Thúc) ở Quảng giáo tại phủ Ninh quốc. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu xưa nay thường còn?” Sư đáp: “Trâu sắt ngang qua bờ biển”. Lại hỏi: “Thế nào là Chánh nhãn của nạp Tăng?’ Sư đáp: “Châm móc chẳng vào”.

5. Thiền sư Thông ở Từ tế.

Thiền sư Thông ở Từ tế tại phủ Hưng nguyên. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Từ đây cách Trường an ba mươi bảy đồ trình”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Khua đầu trán soang soảng”. Lại hỏi: “Chẳng là gió động hay là phướng động? Chưa xét rõ là nơi nào động?” Sư bảo: “Nói nhỏ, nói nhỏ”. Lại hỏi: “Thế nào là theo sắc ngọc ma-ni?” Sư đáp: “Xanh xanh trúc biếc, tốt um hoa vàng”. Lại hỏi: “Thế nào là chánh sắc?” Sư bảo: “Lui sau, lui sau”. Lại hỏi: “Đức Thích-ca đã diệt độ, Đức Di-lặc chưa ra đời. Chưa xét rõ ai là người dẫn đầu?” Sư đáp: “Trâu sắt cũng toát mồ hôi ra”. Lại hỏi: “Chẳng tiện là nơi vì người chăng?” Sư đáp: “Nhìn kỹ câu thoại trước”. Lại hỏi: “Thế nào là đàm nói: Vượt Phật quá Thánh?” Sư đáp: “Trâu sắt ở Thiểm phủ”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tam thừa giáo điển chẳng là chân thuyên, chỉ thẳng bản tâm chưa là khuôn phép cùng cực. Nếu là bậc thượng sĩ thông tâm thoát ra ngoài dòng cao rưới rải mới lại cùng thấy”. Sư trông nhìn khắp đại chúng và bảo: “Thôi nghỉ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trọn ngày chăm chăm cùng làm, vừa là dẫn trâu lên vách tường. Đại chúng cớ sao như vậy? Tham sống đuổi theo từng ngày khư khư đi. Gọi chẳng ngoáy đầu lại tránh làm sao”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một tức một, hai tức hai, nắm định cốt yếu nơi nào toát ra hơi”. Xong, nắm cây gậy, Sư tiếp bảo: “Kia tự thông vết sẹo chớ làm thương tổn nó vậy!” Rồi, Sư gõ xuống một cái và xuống khỏi tòa.

6. Thiền sư Khuê ở Bạch triệu.

Thiền sư Khuê – Thông Tuệ ở Bạch triệu tại An châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “May gặp hội tốt lành, phải gặt hái điều mới lạ. Đã gặp được núi báu, chớ để tay không trở về, chẳng thể đợi lúc khác ngày sau, cánh cửa vách tường sau đầu góc tự nói câu thoại lớn, khắp cùng trời đất phô bày xưa nay, thì là đáng một cái tự tánh của người. Giữa khoảng ấy lại không vật gì khác. Mỗi ngày các người lúc đi dừng đi, lúc nằm dừng nằm, lúc ngồi dừng ngồi, chỉ lúc đối đáp nói năng đầy miếng nói dính, cho đến nhướng mày nháy mắt, sân mừng thương ghét im lặng vui đùa chưa lúc gián . Nhân gì chẳng chịu nhận lấy nhà của chính mình hết đi? Bởi vì từ vô lượng kiếp lại, tình ái dục nặng đường sinh tử dài, trái với tánh giác hợp cùng cảnh trần tự sinh nghi hoặc. Thí như chim bay giữa không trung chẳng biết không trung là quê nhà, cá lội dưới nước chẳng biết sông nước là mạng sống. Sao được tự đè nén mà hỏi người bên cạnh, rất giống bưng cơm mà kêu đói, vào sông nước mà kêu khát. Các người cần được nghỉ chăng? Mỗi xin nên lập địa cắm định tinh thần, một niệm xoay lại tỏa sáng thì bỗng nhiên tự soi chiếu. Nào khác gì mặt nhật giữa không trung riêng xoay chuyển vô tư, ngọc bau trong mâm chẳng đánh mà tự chuyển. Tuy là như vậy, chỉ vì hàng sơ cơ hướng đến thượng cơ bế tắt chưa từng đạp dính. Hãy nói thế nào sống là hướng đến thượng cơ?” Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Ngã mặt nhìn trời chẳng thấy trời”.

7. Thiền sư Pháp Nhân ở Tịnh danh.

Thiền sư Pháp Nhân ở Tịnh danh tại Trường an, Lô châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trăng trên trời tròn đầy, trăng ở nhân gian khuyết nửa. Bảy tám là số việc tức khó tính toán, ẩn hiển chẳng biện rành tức tạm đặt, đen trắng chưa phân, một câu làm sao sống? Nói”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Cùng gặp trong sắc thu cùng trò chuyện trong trăng sáng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Diệu quyết của Tổ sư riêng không thể nói, ngay nhiều nẻo đinh lưỡi sắt, chưa khỏi khéo múa thành vụng. Tịnh danh đã nắm cơ trời tiết lậu”.

8. Thiền sư Thủ Sơ ở Phước nghiêm.

Thiền sư Thủ Sơ ở Phước nghiêm tại núi Phù tra. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Thọ dùng Tam-muội?” Sư đáp: “Nắm thìa buông đũa”. Lại hỏi: “Thế nào là một đường ngay thẳng?” Sư đáp: “Đạp chẳng dính”. Lại hỏi: “Sau khi đạp dính thì thế nào?” Sư đáp: “Bốn phương tám mặt”. Và Sư mới bảo: Nếu luận bàn về việc này, buông đi thì trên đường Tào khê trăng gió trong mát nắm định thì trước núi thiếu thất mây cuộn móc tan. Nói năng luận bàn như thế đã có lắm đường, chỉ do một niệm tương ứng mới tin chẳng từ người khác được. Đại chúng hãy nói từ xứ nào được?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Dòng nước vốn tại biển, trăng rơi chẳng lìa trời”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tức tướng của tánh một phô bày không trung trong tạnh, tức tánh của tướng ngàn sóng đua tranh dấy khởi. Nếu thấu triệt nguồn gốc xưa lại dòng trong không trở ngại. Do đó, nêu một niệm mà có vô lượng pháp môn chóng hiển, nắm một mảy mà có vô biên cõi nước rõ ràng. Hãy nói Văn Thù Phổ Hiền ở tại xứ nào? Xuống sườn núi chẳng chạy khoái tiện khó gặp”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa.

9. Thiền sư Nhân Hội ở Đức sơn.

Thiền sư Nhân Hội ở Đức sơn tại Đảnh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Bất động tôn?” Sư đáp: “Đến ngàn đi muôn”. Lại hỏi: “Thế nào là thì cẳng chân chẳng dính đất?” Sư đáp: “Tức là ngươi hiểu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chí đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, chỉ chớ thương ghét thông suốt rõ ràng. Sơn Tăng tức chẳng vậy. Chí Đạo rất khó phải là chọn lựa, nếu không thương ghét sao thấy được rõ ràng”.

10. Thiền sư Bảo Lâm ở Quang tuệ.

Thiền sư Bảo Lâm ở Quang tuệ – Đạo lâm tại Đàm châu, vốn người xứ Tô châu. Từ thuở thiếu thời, Sư đã tập học kinh luận khéo thông tinh nghĩa, thưa hỏi Thiền sư Viên Thông mà được phát sáng ý Tổ. Thừa tướng Vương Kinh Công rất mực quý trọng. Sau, ra hoằng dương giáo hóa, sư từng ở Hưng giáo – Quảng đức, tiếp chuyển dời đến Cảnh đức – Trì dương, Vạn sam – Lô sơn. Các hàng học giả quy tụ kính ngưỡng.

Có vị Tăng hỏi: “Đức sơn đánh gậy. Lâm Tế thì quát hét, chưa xét rõ Hòa thượng là người như thế nào?’ Sư bảo: “Gã tài điếc này”. Vị Tăng ấy im lặng không nói gì, Sư tiếp bảo: “Không chỉ cảm mắc bệnh điếc mà còn có cả bệnh câm”. Lại hỏi: “Nghe cạn hiểu sâu, nghe sâu chẳng ngộ, vân môn đạo rõ, Hòa thượng làm sao sống?” Sư đáp: “Đầu đội trời chân đạp đất”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?’ Sư bảo: “Có miệng mà chẳng thể tập quen”. Lại nói: “Nếu vậy thì đói lại ăn cơm mệt lại ngủ”. Sư bảo: “Chẳng phòng ngại hiểu được tốt lành”. Và Sư mới bảo: “Nhướng mắt nhày mày chưa đáng là Tông thừa, nêu cổ dẫn kim cơm thừa canh cặn, một gậy một hét chưa xứng với nạp Tăng, ngồi xổm nghĩ lường, kẻ bàng quan xấu bẩn. Hãy nói làm sao sống là việc bản phận của nạp Tăng? Thường nhớ tại Giang nam trong tháng ba, nơi chim chá cô kêu thoảng hương thơm của trăm hoa”. Và Sư lại bảo: “Mây cuộn mặt núi, vầng nhật trên Phù tang, vùn vụt gió lạnh, lẫn lộn lá rơi, trong sông Tiêu tương, sóng bạc ngập trời, trước cửa Quảng tuệ đất bằng như lòng bàn tay, nếu có biết đến nạp Tăng ngồi yên Thái bình. Nếu chưa phải vậy thì chẳng khỏi mò trời sờ đất”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gần đây gió xuân lạnh, xa xa đất trời rộng, núi sông không ngăn ngại, thế giới trong lòng bàn tay, không miệng Lô hành giả, lắm lời thấy phong can, một ngày chẳng cùng thấy, chớ hỏi thơ thời xưa”. Xong, Sư nắm lấy cây gậy và tiếp bảo: “Hiểu không? Đầu gậy có mắt sáng như mặt nhật, cần biết vàng thật, xem trong lửa”. Có lúc Sư lại bảo: “Sáng nay mồng 05 tháng 05, trăm hoa mầm linh ai chẳng thấy, Thiện Tài hái thuốc cùng Văn Thù, giết sống gặp cơ cùng làm chủ, nhà thiền lưu truyền chớ lỗ mãn, lông mày nháy mắt khéo trông lấy. Thư tay đem lại biết không biết, ngọt thì ngọt chừ, đắng đắng thôi!”.

11. Thiền sư Quy Tài ở Hoắc khâu.

Thiền sư Quy Tài ở Hoắc khâu tại Thọ châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là ý chỉ kín mầu của Tổ sư?” Sư đáp: “Mắt Phật không thấy”. Lại hỏi: “Vì sao nhìn không thấy?” Sư đáp: “Ý chỉ kín mầu”. Lại hỏi: “Lúc một lời cùng khế hợp thì thế nào?” Sư đáp: “Mang nước kèo bùn”. Lại hỏi: “Lúc phải bụi thấy Phật thì thế nào?” Sư đáp: “Lông mày dài ba thước”. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Nếu tại trong đó mà tỏ ngộ thì vụt nhiên căn trần chẳng bó buộc văn tự tiện mới ngồi dứt đầu Báo Hóa Phật. Sư tử lông vàng lên đỉnh núi Tu-di gầm rống một tiếng, gan mật các ma xé nát”. Xong, Sư sờ nắm lấy cây gậy và bảo: “Thôi đến trong núi lương chôn vùi căn, tạm tại dười thành Hoắc Khâu nhón lấy ra. Có hiểu chăng? Nếu dùng kiến để thấy đó là thường kiến, dùng không kiến để thấy đó là kiến. Từ xưa trở lại, dây sắn một thời vạch dứt, thấy tức không thấy, lại có thấy chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo:

“Thôn trước trong tuyết sâu, đêm qua một cành nở”.

12. Thiền sư Tự Phương ở An quốc.

Thiền sư Tự Phương ở An quốc tại Nhiêu châu. Có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn khắp đại chúng rồi bảo: “Có hiểu chăng? Hết thảy kiến thành, chẳng dùng mảy may tâm lực, chỉ dứt hết phàm tâm riêng không Thánh giải. Do đó nói Quán thân thật tướng, Quán Phật cũng vậy, khoảng trước chẳng lại, khoảng sau chẳng đi, nay thì không dừng ở. Gốc của không dừng ở lưu xuất muôn đầu mối, vạn tượng sum la đồng một lúc nghiệm lấy”.

13. Thiền sư Dụng Bân ở Hương tích.

Thiền sư Dụng Bân ở Hương tích – Thánh thọ tại Lễ châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngựa gỗ xung mở đường ngàn cưỡi, trâu sắt thấu qua ải muôn trùng. Ngựa gỗ trâu sắt ngày nay tại xứ nào?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Kinh dậy trời chiều Nhạn trên cát, cửa biển liệu đi vài ba hàng”.

14. Thiền sư Tử Lai ở Thụy tướng.

Thiền sư Tử Lai ở Thụy tướng tại Thụy châu. Có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn khắp đại chúng rồi bảo: “Phàm là Tông tượng phải tùy xứ dẫn cương, ứng cơ hỏi đáp, giết sống đến thời, tâm mắt tinh sáng nào dung yêu quái. Nếu tại đầu gậy mà chứng lấy, dưới tiếng hét mà nhận được, chôn vùi Tông phong, xấu hổ với người khác làm trước, chuyển thân một đường thẳng tại đợi nghi, một hơi không lại tức đồng kẻ c- hết – Đại chúng thẳng nhiều đến ruộng đất ấy, còn là câu nói chôn vùi, chưa có một đường thoát qua. Dám hỏi cùng các người làm sao sống là một đường thoát qua? Lại có người nào nói được chăng? Nếu không, Sơn Tăng chẳng khỏi cùng các người nói phá”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Ngọc lìa kinh tụ sáng lạnh động, kiếm ra phong thành khí tía giăng”.

15. Thiền sư Tùng Nhất ở Chân không.

Thiền sư Tùng Nhất ở Chân không tại Lô châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm kiếng sáng soi vô ngại. Chẳng kêu làm gậy cũng là ngại. Lìa ngoài đây ra rốt cùng thì thế nào? Cần hiểu chăng? Ngại và không ngại ai vì giải đáp, núi sông đất liền vụt nhiên vỡ vụn”.

16. Thiền sư Quảng ở Càn minh.

Thiền sư Quảng ở Càn minh núi Phụng hoàng tại Tương châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mặt nhật xuất hiện bờ Đông, mặt nguyệt ẩn lặng bờ Tây, đi lại nhanh như thoa, thúc giục người thành cốt trắng. Sơn Tăng có một pháp có thể làm thuật bảo trì thọ mạng, sinh tử chẳng cùng liên can, đánh phá hang tinh hồn. Ôi, ôi, ôi! Là vật gì? Chẳng là chúng sinh chẳng là Phật. Tham”.

17. Thiền sư Trí Tuân ở Khai tiên.

Thiền sư Trí Tuân – Tâm Ấn ở Khai tiên tại Lô sơn vốn người xứ Nhiêu sơn, nhân khảo xét kinh pháp mà được độ xuất gia. Chí ý Sư rất kính mộ Tông phong. Đến dự tham ở Thiền sư Viên Thông mà phát ngộ tâm yếu, đại chúng suy tôn là bậc thượng thủ. Sư bèn ở Diên xướng tại Hợp phì, sau dời đến Khai tiên. Thiền sư Phật Quốc lại tấu trình ban tặng pháp y phương bào sắc tía, Đô úy Trương Công tấu trình ban tặng Sư hiệu là Tâm Ấn. Có vị Tăng hỏi: “Hòa thượng xuất hiện nơi đời lấy gì làm người?” Sư đáp: “Núi hình cây gậy chống”. Lại nói: “Điêu đao tương tợ ngư lỗ sâm sai”. Sư bảo: “Sáng ba ngàn, chiều tám trăm”. Lại hỏi: “Triệu Châu ba lần tiếp người, chưa xét rõ hóa thân mấy lần tiếp người?” Sư đáp: “Tùy nhà giàu nghèo” Lại hỏi: “Căn cơ hướng thượng tuy đã hiểu, còn căn cơ trung hạ như thế nào?” Sư đáp: “Lãnh lấy ý đầu cần câu, chớ nhận sao Định bàn”. Lại hỏi: “Tu Bồ-đề xướng Vô Thuyết mà hiển bày đạo, còn Hòa thượng lấy gì để hiển bày đạo?” Sư đáp: “Sơn Tăng chỉ tợ sắt”. Và Sư mới bảo: “Hết tầm mắt nhìn trời xanh không mảnh mây, muôn tượng sum-la toàn thể bày. Nếu cũng phỏng bàn và thương lượng, trọn vút trở thành cái lộ bày”. Ngừng giây lát rồi Sư trở về nhà uống trà. Có lúc, Sư bảo: “Sáng sớm giờ Dần mặt nhật xuất hiện trên Phù tang soi chiếu người nào? Trong đó chưa hiểu rong ruổi Nam Bắc, ai biết khắp đại địa một mảy trần? Tuy là như vậy, hiểu được thì rất kỳ đặc, không hiểu được cũng rất thân gần”. Sư lại bảo: “Từ trước đánh trống đến nay, đại chúng đồng nghe thấy, pháp pháp hiển bày chẳng nhọc rèn luyện. Chư vị Thiền đức, vì sao như vậy? Những người kia là Đại trượng phu vì các ông thông một đường chỉ”. Sư lại bảo: “Động tĩnh chẳng thiền, đến đi thường định, muôn mạch đồng nguồn, mây biển tự khác. Có thể gọi là tâm cảnh nhất như, có gì chẳng thể. Tuy là như vậy, nhưng hãy nói nạp Tăng phân trên có được không? Ngừng giây lát, Sư bảo: “Thiên thai cây lang tiêu, Nam nhạc dây vạn tuế”. Sư lại bảo: “Năm núi Tu-di trong lòng bàn tay, xem cùng mười phương ngay trước mắt. Hãy nói là người nào phận việc trên? Do đó, Đại sư Vân Môn nói: “Tam Tạng Thánh giáo tại trên đầu lưỡi ông, chư Phật như mảy trần tại dưới cẳng chân ông. Chẳng như tỏ ngộ thì tốt lành, bỗng nhiên nếu đắp dính đặt để, Đông Tây chẳng rành Nam Bắc chẳng phân, lại làm sao sống?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Còn được trăng sáng tại Ngũ hồ, chẳng buồn không chốn xuống cần câu”. Sư lại bảo: “ Một pháp không thông, muôn duyên mới thấu, núi sông không cách ngại, Linh quang tỏa sáng khắp nơi. Hãy nói vì sao mắt không thấy lông mày? Chỉ vì nơi ở rất gần chưa khỏi nạp Tăng lấy cười. Đã chẳng là gì lại làm sao sống?” Bình bát không đáy là việc tầm thường, mặt không lỗ mũi cười giết người”.

18. Thiền sư Đức Ngung ở Cam lồ.

Thiền sư Đức Ngung ở Cam lồ tại Thư châu. Có vị Tăng hỏi: “Biết Sư đã chứng đắc yếu chỉ từ Viên Thông, nhưng chưa xét rõ chỉ bày người như thế nào?” Sư đáp: “Ban ngày trông mặt nhật”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư đáp: “Ban đêm nhìn muôn sao”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Ca hát phải lắc đầu, khóc than phải nhăn mày”. Lại hỏi: “Thế nào là một câu đầu tiên?” Sư đáp: “Lương Vương không biết”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ như thế nào?” Sư đáp: “Riêng tự thương lượng”. Có lúc Sư chỉ bày đại chúng rằng: “Trong rừng chiên đàn không gây gỗ gì khác, đếu là rễ mọc đất sinh trưởng xuất hiện nơi đời, hoa quả cành nhánh đều tươi tốt, hoa Ưu-bát-la một thời xuất hiện, ngay được Thánh phàm nhóm tụ, xa gần đồng quán sát thì chẳng không. Hãy nói nhân tiếp thừa ai mà che râm?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Phía Nam núi nổi mây, phía Bắc núi đổ mưa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sáng sớm đánh trống nhọc động các người, Phật kia tùng lâm phụng thờ chẳng được rồi. Ngay nhiều Đức Sơn một gậy tợ kiếm dài tựa trời. Lâm Tế một câu như đất nắng hạn táo sấm. Tất cả đều là cậy thế khinh người, không gió nổi sóng. Ngày nay Sơn Tăng xúc phạm quá trời, lưu lại cho các phương điểm kiểm”.

19. Thiền sư Lương Sách ở Tương sơn.

Thiền sư Lương Sách – Tuệ Cự ở Tương sơn tại phủ Giang ninh, vốn người xứ Phước châu. Nhân khảo xét kinh pháp mà được độ xuất gia, Sư tham phương phỏng Đạo, dự tham Thiền sư Tư ở Lục hợp hơi có chút phát minh, đến dưới pháp tịch của Thiền sư Viên Thông chóng được giải thích nghi trệ. Ra hoằng dương giáo hóa, Sư ở tại Hoa tạng rồi chuyển dời đến Chung sơn. Có vị Tăng hỏi: “Chư Phật xuất hiện nơi đời khắp về quần sinh, còn Hòa thượng xuất hiện nơi đời lại như thế nào?” Sư đáp: “Cây gậy chưa từng nắm đến”. Lại hỏi: “ Cho gì thì trời người đều được lợi?” Sư đáp: Khéo lẽnh hội câu thoại trước”. Lại nói: “Kính vâng”. Sư bảo: “Cái ấy nạp Tăng còn rõ rệt chút nào”. Và Sư bảo rằng: “Gió thu yên lặng, cảnh thu tiêu điều, nhạn bay qua trời, yến lìa Đại hạ. Thiền khách du phương chọn nơi an cư, eo Đông đãy nhẹ, tay cầm gậy ngắn, bên sông mé tùng, đi ở không bó buộc. Tuy là như vậy, bỗng nhiên có người hỏi làm sao sống là việc hành khất cuối cùng? Người sáng mắt trước đối đáp như thế nào? Nếu là người có sở đắc thì muôn một không nghi, hàng hậu học sơ tâm còn phải tử tế. Có hiểu chăng? Muốn biết đường trên sông, phải hỏi người từng qua”. Sư lại bảo: “Tuyết sắp tàn phần ngoài lạnh, đến lửa dễ dàng, qua đường khó khăn, khéo là đắp y yên ngủ mặc tình ngày khác lên lan can, Tổ sư chẳng cần chặt cánh tay, học trò tôi chẳng làm nhàn rỗi, dầm dề thời gian, việc người lắm mối. Bên ấy nước biếc, bên nào trời xanh, khó khó trăm năm vạn sáu ngàn ngày nhìn nhìn bèn thấy lông sâu bồm xồm. Sơn Tăng cùng gì nói năng kéo bùn mang nước? Tuy là như vậy, nhưng nuôicon mới biết công khó của phụ tử”.

20. Thiền sư Nột ở Cát tường.

Thiền sư Nột ở Cát tường tại huyện phủ Hồ, Thái bình châu. Có vị Tăng hỏi: “Ngày xưa nơi bờ đài phụng hoàng đã được cơ yếu của Viên Thông, ngày nay ngồi dứt cốt lõi, mong xướng hát khúc nhạc Tây lai”. Sư bảo: “Mặt nhật xuất hiện lúc giờ mão, chỗ dùng chẳng phải sinh khéo léo”. Lại hỏi: “Ngày nay người học được nghe điều chưa từng nghe”. Sư bảo: “Tâm chẳng phụ người, mặt không vẻ thẹn”. Lại nói: “Có thể gọi là tiếng trong thông Bích hán, khúc nhạc xưa thảy đều nghe”. Sư bảo: “Gặp người chỉ mặt tình lưu thông”. Và Sư mới bảo: “Chư Phật chẳng ra đời cũng không có Niết-bàn, Tổ sư chẳng từ Tây vức lại, cũng không điều trao truyền. Nếu một hướng mặc tình đi. Thích-ca Lão Tử uống khí nuốt lời, buông một luồng chỉ qua bên ấy lại, bèn thấy có Phật có Tổ có Sư có sự tiếp nối truyền thừa. Sơn Tăng đến trong ấy, tiến tới trước không được, thụt lùi sau chẳng có lối, không khỏi lộ bày cái tin tức, cũng cần mọi người biết đến và ủy thác, lại ủy thác chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Một tiếng sấm sét đánh vũ trụ, mấy người còn tại trong mộng hồn”. Sư đến ẩn tỉnh, có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong ảnh Ngũ phong, trong tiếng hai khe, cỏ cây thông xanh, mây khói im lìm, phong quang tràn mắt khắp chốn khả quan. Tuy là như vậy chỉ tợ khua dính bên cạnh đường một câu làm sao sống? Nói. Lại có biết nơi rơi lạc chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Linh lông tám mặt tự xoay hợp, cao vợi một phương ai dám nhìn”. Sư lại bảo: “Thổi trăng ngâm gió nước đá hỏi, quên cơ bể lớn được tâm nhàn rỗi. Không đầu mối đánh phá trống rỗng nghênh ngang. Thẹn đối mây trắng về núi cũ”.

21. Thiền sư Xung Vân ở Quảng tuệ.

Thiền sư Xung Vân ở Quảng tuệ tại Lô châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Quảng tuệ?” Sư đáp: “Bách xưa ngậm khói biếc, tùng cao vướng mây lạnh”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Một bình nước sạch một lồng đèn, Đồng tử tụng kinh, Tăng tọa thiền”. Và Sư mới bảo: “Biển tánh pháp giới chẳng phải Tam giới khả quan, pháp môn giải thoát, hết sạch mảy trần có thể thấy. Bởi vì tánh linh chẳng ngang bằng, căn khí có sai khác. Chư Phật xuất hiện giáo hóa nơi đời,tùy duyên thiết giáo, hoặc nơi phường trà quán rượu, theo khí gieo cơ, hoặc hẻm liễu đường hoa thong dong tự tại, các thứ thi vi đều vào biển Tát-bà-nhã, nghĩ gì nói năng xấu hổ với Tiên Thánh. Chẳng thấy người xưa nói: Trên vách tường một cục thịt đỏ đứng cao ngàn nhận, đầu sào trăm thước làm sao bước tới”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Buông tay về nhà người không biết, lại không một vật dâng hiến Tôn đường.

Trân trọng!”.

22. Thiền sư Nguyệt ở Tư phước.

Thiền sư Nguyệt ở Tư phước tại Thừa thiên, Lô châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Lô châu?” Sư đáp: “Ngàn dặm phong oai túc, lắm thành giác vận ”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Ca liêm tuy nổi áo quần vịnh, mược mũ khó để lại trụ thạch tài”. Và Sư mới bảo: “Tin biết việc này, Tây trúc thủ truyền Ca-diếp, trong khu vức Tổ lệnh cương hành tại Trung Hoa sau giao phó cho Lô Công. Phong hóa chân thật của ngoại giáo chẳng rơi lạc, phân đèn chia phái, theo khí gieo cơ, từ xưa đến nay Thánh hiền xuất hiện,đâu có thể là hàng tiều căn tiểu trí mà có thểtiếp nối được Tổ tông, phát bày mưu thật xưng dương việc ấy. Tuy là như vậy nhưng sự việc không một hướng. Há chẳng thấy các bậc tiên đức nói: “Người nói pháp đầu tiên chẳng biết có câu cuối cùng, người nói pháp cuối cùng chẳng biết có câu đầu tiên. Câu đầu tiên tức tạmđặt vậy, còn làm sao sống là câu cuối cùng?

Có nói được chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Trân trọng!”.

23. Thiền sư Sư Tử Thắng ở An phước.

Thiền sư Sư Tử Thắng ở An phước tại Ninh lăng – Nam kinh. Có vị Tăng hỏi: “Nếu lập một mảy trần thì nước nhà hưng thạnh, còn lúc chẳng lập một mảy trần thì thế nào?” Sư đáp: “Động kẻ có mắt không tai, tháng sáu ngồi bên lửa”. Vị Tăng ấy bèn trở về trong chúng. Sư bảo: “Trong ba mươi sáu kế, bỏ chạy là trên hết, theo sau bèn đánh”. Và Sư mới bảo: “Hỏi nơi gió vút điện cuốn, đáp nơi biển nhận các dòng là sao? Vả lại đại đạo rỗng thoáng ai dùng lời tuyên. Pháp không đi lại vốn chẳng ẩn hiện, từ nay và xưa nào từng có khác, Linh quang chẳng mờ thể bày chân thường, tâm vốn vắng lặng cảnh tự chẳng sinh. Cảnh đã chẳng sinh tánh vốn thường trú. Có thể gọi là tất cả các pháp thảy đều viên thành. Cho nên với bậc Tiên giác có nói: “Pháp vốn pháp không pháp, pháp không pháp cũng pháp. Nay lúc trao pháp không, pháp pháp nào từng pháp”. Các vị nhân giả, kia không nghĩ gì bảo báo các người, sao chẳng ngay đó nhận lấy? Nếu cũng nhận lấy được thì có thể ở trong trí sáng Bát-nhã vân du khắp thế giới Hoa tạng, ngang dọc tự tại, diệu dụng vô biên, phỏng nghĩ suy lường vụt thành bày biện, mảy may tình niệm, sự tướng chẳng quên đi lại xoay vần nào có dừng nghỉ, rất chẳng biết phàm đến cùng với Thánh, đều là hư danh, dị tướng hình kém xưa nay huyễn sắc. Nếu hay tự tin đã nhiều kiếp khổ nhọc, băng tan ngoái vỡ. Như vậy thì mười phương thế giới một ngày nuốt hết, nơi nào lại có một mảy may làm chướng làm ngại? Tuy là như vậy, dám hỏi cùng các người: Chỉ như Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại chín năm ngồi lạnh cái gì?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Chẳng cần nghi ngờ chấp trước”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Muôn cây tươi tốt, các núi Thố lạc, Tùng nghiêm Bách cổ bốn mùa lớn xanh, dưới rừng cùng gặp lại nói gì? Nếu cũng nhướng mày nháy mắt, cũng là quỷ lộng tinh hồn. Lại hoặc nhón nắm phất trần đánh gõ sàn tòa rất tợ gảy ngứa ngoài giày, đắp dính dập dính, đầu súng mặt đỏ, đến trong đó làm sao để vừa tốt?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Mượn các ông một mảnh ruộng đất hoang trống, riêng đồi núi cao làm cử dương. Tham”.

24. Thiền sư Đạo ở Chánh giác.

Thiền sư Đạo ở Chánh giác tại Kim lăng. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Bày kho cơm gạo đạm bạc dưa muối vàng”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi cấp thiết?” Sư đáp: “Nửa nhà kho thành nền chân phương trượng’.

25. Thiền sư Nghĩa Đoan ở Trừng tuệ.

Thiền sư Nghĩa Đoan ở Trừng tuệ tại Lô châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Nắn bùn thếp vàng”. Lại hỏi: “Thế nào là pháp”. Sư đáp: “Cửa biển khó tuyên bày”. Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư đáp: “Cạo đầu nhuộm bát”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại có việc gì không?” Sư đáp: “Chẳng phòng ngại rõ ràng”. Và Sư mới bảo: “Núi xuân sắc xuân xanh nước biếc, theo gợn đuổi sóng Thánh rỗng ném, nếu hay trở lại tìm nguồn gốc, muốn phái phân dòng tiếng rẽ rành. Hỏi cùng các người biết hay không biết? Nếu như biết thì khỏi xét điểm đang năm mặt vách trống”.

26. Thiền sư Vương Sùng – Thắng Ích ở Bắc thiên.

Thiền sư Vương Sùng – Thắng Ích ở Bắc thiên tại Lô châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Linh nguyên vắng lặng động tĩnh nhất như, muôn pháp vốn không tùy duyên mà chiếu, vuông tròn tùy vật ứng dụng không riêng, bày cổ bày kim rõ ràng tự tại. Do đó, tại trời xoay lại đó chẳng động, tại sông rót xuống đó chẳng chảy, vắng lặng mà chẳng ngưng, động mà chẳng loạn, vận dụng muôn thuyền ẩn không trệ ngại. Tuy là như vậy, tránh sao Tổ tông môn hạ tất cả đều dùng chẳng nhằm. Dám hỏi cùng các người Nạp Tăng có nơi nào kỳ đặc?” Xong, Sư nắm cây gậy đặt ngang trên đầu gối và tiếp bảo: “Hiểu chăng? Ánh sáng thất tinh sáng rỡ cử động ngời soi đất trời”. Rồi, sư chống xuống một cái, lại bảo: “Tông phong Tổ lệnh nhọc tự ngậm lời, ngồi dứt diệu cao một miệng nuốt hết, Hoàng hà đổ ngược Côn lôn, trâu sắt chạy ngang vũ trụ. Đến trong ấy tức phải có một đường xuất thân. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Ngựa ngọc lúc hý đấu vàng chuyển, gà vàng nói gáy mặt nhật bày. Tham”.

27. Thiền sư Trí Nhu ở Thê hiền.

Thiền sư Trí Nhu ở Thê hiền tại Lô sơn, đến dự tham nơi Thiền sư Viên Thông mà có tỉnh ngộ, mới dâng hiến gieo cơ với bài tụng rằng:

“Hai mươi năm lại hành cước
Chạy khắp Đông kinh Tây lạc
Như nay tức đến Thê hiền
Một bước chẳng từng đời trước”.

28. Thiền sư Vĩnh – Tuệ Nghiêm ở Thiên hy.

Thiền sư Vĩnh – Tuệ Nghiêm ở Thiên hy tại Kim lăng. Có vị Tăng hỏi: “Tổ sư chín năm xoay mặt vách tường mưu tính cái gì?” Sư đáp: “Trời che đất chở”. Lại nói: “Ngày xưa Đạt-ma, ngày nay Thiên hy”. Sư bảo: “Lắm năm nhiều ngày”. Lại hỏi: “Chánh ngay lúc nào, Phật pháp tại xứ nào?” Sư đáp: “Trong lỗ mũi ông”. Lại hỏi: “Thế nào thì hơi thở gấp giết người?” Sư đáp: “Cũng có chút ấy”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TRÍ TÀI Ở NÚI PHẬT NHẬT TẠI HÀNG CHÂU.

1. Thiền sư Tự Linh ở Giáp sơn.

Thiền sư Tự Linh ở Giáp sơn tại Lễ châu, vôn dòng họ Chu, người xứ Nghi hưng. Sư xuất gia thọ học tại chùa Phước Thánh ở Bản châu. Năm mười tám tuổi, Sự thọ giới Cụ túc, vân du các chốn Tùng lâm, đến dưới pháp tịch Thiền sư Trí Tài ở Phật Nhật mà được tỏ ngộ tâm yếu, bèn ở hầu hạ qua nhiều năm. Đến lúc Thiền sư Trí Tài thị tịch, Sư lại vân du khắp các phương, cùng với Thiền sư Lâm ở Thạch sương đồng đi. Nhẫn đến trong pháp hội của Thiền sư Nam ở Hoàng long. Thiền sư Lâm không hiểu Tông chỉ của Hoàng Long mà đầu thành nhập thất, Sư tức giện đánh Thiền sư Lâm rồi tuyệt giao mà bỏ đi. Sư đến dưới pháp hội của Thiền sư Như Triết ở Đại quy và làm Thủ tòa, bèn khai pháp hoằng hóa. Có vị Tăng hỏi: “Lúc hỗn độn chưa phân thì thế nào?” Sư đáp: “Gió xuân phẩy phẩy”. Lại hỏi: “Sau khi đã phân thì thế nào?” Sư đáp: “Ngày xuân chầm chậm”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có việc gì không?” Sư đáp: “Một năm ba trăm sáu mươi ngày”. Có lúc lên giảng đứng giâh lát, trông nhìn khắp đại chúng rồi Sư bảo: “Quạ đen chạy trong mặt nguyệt, ai bảo một vật không. Triệu châu trên vách tường phía Đông treo cái hồ lô lớn. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường đứng giây lát, Sư đánh một vòng tròn và bảo: “Đại chúng! Hơn năm ngàn quyển thuyên giải chẳng hết, chư Phật ba đời tán thán chẳng cùng. Khiến người liền nhớ ông bán dầu, lang mang chạy dưới giường chỏng. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tiện mới quên có giữ im lặng, đã bị mè vàng chiếm trước, phỏng muốn trình bày ngôn từ bén nhọn, rơi lạc ở sau Cù-đàm. Lìa hai đường đó làm sao sống là một đường nạp Tăng thoát qua?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Khéo cười Nam tuyền nơi dẫn khởi, cắt cỏ liềm con thế cong cong. Tham”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ ỨNG PHU – QUẢNG CHIẾU Ở TRƯỜNG LÔ.

1. Thiền sư Tông Di ở Hồng tế.

Thiền sư Tông Di ở Hồng tế tại phủ Chân định, vốn dòng họ Tôn, người xứ Chiểu châu. Thuở thiếu thời sư tập học Nho nghiệp, thông giỏi hơn hẳn mọi người. Thiền sư Mãn ở Nguyên phong thấy thế, bèn khuyên Sư kính tin phụng Phật. Sư bèn đến nơi Thiền sư Viên Thông xuất gia và thọ giới Cụ túc. Đến dự tham nơi pháp tịch của Thiền sư Quảng Chiếu và thường mở hỏi tông du mà chưa được mở phát, một ngày nọ Sư vừa bước chân đến thềm cấp, bỗng nhiên tỉnh ngộ, bèn thuật bài tụng gieo cơ rằng: “Dất chân trên thềm gạch, rõ rành cái pháp ấy. Cây bờ Hoàng dương cười ha ha, muôm dặm trời xanh một vầng nguyệt”. Và Sư bèn trình sở ngộ của mình và được Thiền sư Quảng Chiếu hứa khả cho đó. Đợi đến lúc Chế Dương công úy thỉnh mời Sư ra đời giảng pháp hoằng hóa. Có vị Tăng hỏi: “Đài tinh đến tòa báu, ý Tổ nguyện tuyên dương”. Sư đáp: “Muôn dặm chẳng treo mảnh mây”. Lại nói: “Ân sâu chuyển không lời”. Sư bảo: “Chỉ có gió tốt lành đến trên sàn tòa, lại không rảnh nói lạc người đời”. Lại nói: “Thuần phong ngàn xưa đặt đất trong lành”. Sư bảo: “Thật sư tử con khéo rống tiếng sư tử” Lại hỏi: “Bốn chung đến pháp diên, xin sư giảng nói pháp”. Sư bảo: “núi Tu-di, nước biển lớn”. Lại nói: “Tôi nghe một lời xướng, ba nghi thảy dứt trừ, sen xanh mở mắt nhìn Đầu đà”. Sư bảo: “trong hang Tất -bát nói hiểu thế nào?” Lại nói: “Mặt nhật giữa không trung, gió trong lành khắp tiòa”. Sư bảo: “Chỉ nói được một nửa”. Lại hỏi: “Tổ sư Đạtma ngồi xoay mặt vách tường, nghĩa lý ấy như thế nào?” Sư ngừng giây lát, vị Tăng ấy lễ bái, Sư bảo: “Ngày nay bị vị Tăng này hỏi một câu câm miệng”. Và Sư mới bảo: “Đông đi lạnh ăn, một trăm lẻ năm người sống, trên đường người chết vô số, đầu đâm rừng gai góc, rồi mới gọi là chúng sinh khổ, việc lạy quét thế nào? Trên đống cốt thêm đất, chỉ có người xuất gia chẳng đạp đường vô sinh. Đại chúng hãy nói hướng đường nào đi? Có hiểu chăng? Nam Thiên thai, Bắc Ngũ đài. Tham”. Sư lại bảo: “Trấn châu đầu La-bặc, tiếng tăm truyền khắp thiên hạ, tuy là những bậc lão túc ở các phương hết sức dẫn dắt, nhưng mà lắm miệng nạp Tăng cắn gặm chẳng phá. Trước ở Thiền sư buông xuống lại phân giao Sơn Tăng, như nay bửa chẻ tương lai cúng dường cùng khắp”.

Ngừng giây lát, Sư bảo: “Chớ hiềm lạnh nhạt không béo bổ, Liển biểu nhà thiền một mảnh tâm”. Sư lại bảo: “Gió vàng lặng lẽ, cảnh vật tiêu điều, lá rơi sân hảm, mây bay trên non, chẳng trốn lánh nắng mà nắng tự lùi, không ý mong mát mà mát tự đến, chánh ngay lúc nào, nếu cho là cảnh giới duy tâm, chánh là trên đầu lại găn thêm đầu, nếu nói tất cả bình thường thì rất giống chém đầu mà tìm sự sống”. Sư lại bảo: “Tân La riêng không Diệu quyết, ngay lời chẳng lánh cắt lưỡi, chỉ hay tâm miệng tương ưng, một đời thọ dụng chẳng suốt. Hãy nói thế nào là câu tâm miệng tương ưng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Gạch cháy đánh dính liền đáy đông lạnh”.

2. Thiền sư Tông Sơ ở Lang da.

Thiền sư Tông Sơ ở núi Lang da tại Trừ châu. Có vị Tăng hỏi: “Triều Tề thỉnh Sư ngồi bệ báu, dùng phương tiện thế nào để chỉ bày ý Tây lai?” Sư đáp: “Ít nhiều rõ ràng”. Lại hỏi: “Thế nào là mưa pháp cao thấm rõ rõ nhà?” Sư đáp: “Nghèo không Đạt sĩ đem vàng giúp, bệnh có người rỗi nói phương thuốc”. Lại nói: “Mây tan mới biết sông trăng tỏ, ngôi không mới thấy có Lão lô”. Sư bảo: “Riêng ở việc người”. Lại hỏi: “Thế nào là cảng Lang da?” Sư đáp: “Mặt trời hồng chiếu thành cảnh sắc vàng ròng, khói thu nhuộm ra ngọc lưu ly”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Lay đầu núi muôn đá, tựa tay một cây gậy”. Và Sư mới bảo: “Nếu y cứ môn hạ Tổ sư nhướng mắt thì ngàn núi muôn sông, cúi đầu mới mười vạn tám ngàn. Lại như phô bày lời sắc bén , tìm lời nghiên cứu huyền diệu cũng thí như đánh băng tìm kiếm lửa, leo cây bắt cá, nhọc phí tinh thần, xa đó lại càng xa vậy. Nói năng như thế, còn giẫm trải qua hóa môn. Tạm hỏi cùng các người một câu chẳngrơi lạc hóa môn làm sao sống? Nói”. Ngừng giây lát, Sư bảo:

“Một câu không riêng tư ứng đó cả muôn dặm”.

3. Thiền sư Đạo Thành ở Long bàn.

Thiền sư Đạo Thành ở núi Long bàn tại Trừ châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Long bàn?” Sư đáp: “Mây tan ngàn núi biếc, khói sâu cách mưa chuông”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Một cành Lang tiêu, ba kiện áp nạp”. Lại hỏi: “Hướng thượng còn có việc gì không?” Sư đáp: “Kẻ tài ngủ gật”. Lại hỏi: “Nghe Sư đã đắc yếu chỉ của Hoàng mai, vậy một pháp thế nào để chỉ bày mọi người?” Sư đáp: “Hoa nở một đóa xinh, gió động một sông lạnh”. Lại nói: “Trúc gầy có tiết cao, mây tản không định vết”. Sư bảo: “Một khúc sở ca buồn giết người”. Lại hỏi: “Nắng xuân đã phát thấy cây mới tốt tươi, tòa báu đã lên, xin Sư vì giảng pháp”. Sư bảo: “Bờ liễu đón gió múa”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Hoa khe hướng mặt nhật nở”. Và Sư mới bảo: “Thư tay mang lại, không gì chẳng là diệu dụng. Linh tri tự tánh, nhiều kiếp thường như. Động tĩnh tùy duyên như hang đáp hưởng, phân thân trăm ức do quần sinh, rưới Cam lồ rót tiêu nha, trải mây lành, đàm thật tướng đều kết quy chí đạo xưa nay trạm nhiên. Lại phải đánh bày tinh thần rõ ràng nhìn lấy. Các nhân giả có thấy chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Nước thu tràn cùng thấy tận đáy, khe tùng ngàn thước chẳng đâm cành”.

4. Thiền sư Minh ở Phổ mãn.

Thiền sư Minh ở Phổ mãn tại Hấp châu. Có vị Tăng hỏi: “Mỗi Đức Phật xuất hiện nơi đời đều ngồi một hoa. Ngày nay Sư xuất hiện nơi đời vì gì mà lên ngồi tòa đây?” Sư đáp: “Một mảnh mây hồng nổi, ngàn núi đất trải vàng”. Vì Tăng ấy nắm tọa cụ lên và hỏi: “Hãy nói có này là gì?” Sư đáp: “Chẳng dùng tơ đen chỉ gai”. Lại hỏi: “Thăm mặt cùng gặp tức chẳng hỏi, còn Thần quang sau đầu lược mượn xem?” Sư đáp: “Chẳng vay mượn”. Lại hỏi: “ Vì sao chẳng vay mượn?” Sư đáp: “Giặc là tiểu nhân”. Lại hỏi: “Xa vượt núi sông tức chẳng hỏi, còn ý Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại, việc ấy thế nào?” Sư đáp: “Ma-la trở về Tây vức giả từ Chấn đán đến nay còn tự cười cháu con”. Lại hỏi: “Thế nào là các Thánh vào đất ly rất không lợi tế?” Sư đáp: “Mặt xoay vách tường chín năm không phí sức, đượcda được tủy rất không đầu mối”. Và Sư mới bảo: “Gia phong Tổ ta đâu giẫm trải qua đường, mất tông tùy chiếu dụng tâm thô, một lời vì báo người tri âm, gần đây Nam Năng chẳng họ Lô”. Lại có lúc lên giảng đường, Trông nhìn cả đại chúng xong, Sư bảo: “Ngà móng một nắm cốt, lỗ tai hai mảnh da, từ đầu mãi đến nay, Thiền nhân còn chưa biết. Các nhân giả, chỉ gì hiểu được? Bên là xuất trần La-hán Anh linh trượng phu, nếu chưa như vậy thì Giang bắc Giang nam hỏi Vương Lão, một Hồ nghi trọn hồ nghi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn đại chúng và bảo: “Một tay Phật, hai cẳng lừa, duyên sinh mỗi mỗi tự châm chước, ban ngày xuất hiện phương Đông ban đêm rơi lặng phương Tây, đầu gạch rất dày, ngoáy mỏng manh, bày bày trước ba ba cùng sau cũng ba ba, chớ nói Văn Thù Vô Trước”.

5.Thiền sư Phổ ở Bao thiền.

Thiền sư Phổ ở Bao thiền tại Hòa châu. Có vị Tăng hỏi: “Sáng nay may gặp lên Tổ vị, Sư dùng pháp gì chỉ dạy kẻ mê tình?” Sư đáp: “Độc diệu không riêng, đối dương có chuẩn”. Lại nói: “Hoa đàm mới đầy khắp nơi tỏa hương”. Sư bảo: “Phần trên ông làm sao sống?” Lại nói: “Cự Linh lắc tay không lắm con, phân phá hoa sơn ngàn muôn lớp”. Sư bảo: “Hãy yên lặng”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Mẫu đơn phải là ba xuân nẩy”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Cúc vàng lại nở ngày mồng 09 tháng 09 năm khác”. Lại hỏi: “Thế nào tức tiện là nơi Hòa thượng vì người”. Sư đáp: “Sai nhầm”. Và Sư mới bảo: “Hồng cơ mới cắt, Đại thí môn khai, phát sáng tuệ nhật ở trước núi, mở ngọc ly ở câu sau, toàn mở kho báu, đặt quyết các nghi ngờ, cắt thẳng muôn đường, tâm theo vạn hóa, hiện sực tự tại, tỏa lớn oai quang, khiến một ánh đèn phân chiếu khắp mười phương, mảnh trăng tỏa sáng cả muôn sông. Làm căn bản của Thánh phàm, làm nguyên do của mê ngộ. Diễn xướng một tiếng chóng trừ lưới nghi, bao hàm vạn hữu, kín trao các cơ. Tâm mắt đã mở, tròn sáng tự hiển bày, trí cùng sâu tối soi xét ứng dụng ngàn sai. Buông cuộn hiện tiền không gì chẳng là diệu dụng. Các nhân giả, hướng đến trong đó tiến cử được, gầm rống âm của sư tử, phấn phát thế của tượng vương. Vén dị kiến sai biệt, rõ khác đường buộc mở, làm bến bờ nơi biển khổ, nắm ấn báu của Pháp vương. Quyền hành trong tay, kiếng sáng trên đài, có thể dùng để dẹp tà giáp Thánh, có thể dùng để dứt ngụy còn chân, hiện một đường mà trong suốt, mở các tà mà thể diệu, tròn sáng chẳng phải ngoài, hiển bày một Linh, mở rộng nguồn vạn hóa, thẳng bày Lý chân không. Các nhân giả có hiểu chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Ngời sáng đất trời không riêng chiếu, một đường tỏa sáng nơi nơi thông. Trân trọng”.

6. Thiền sư Đạo Huy ở Bảo lâm.

Thiền sư Đạo Huy ở Bảo lâm tại Trừ châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Đại mai nói đến”. Lại hỏi: “Vì gì mà đèn đèn tương tục tiếp nối?” Sư đáp: “Đổi tướng độn đặt”. Lại hỏi: “Nước lưu xuất từ cao nguyên làm sao rõ hiểu?” Sư đáp: “Xưa nay chảy chẳng cạn”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Ranh giới phá núi xanh”. Lại nói: “Đáy biển bụi hồng nổi, đầu non sóng bạc trào”. Sư bảo: “Bít giết ngươi”. Lại hỏi: “Nghe cạn hiểu sâu là việc tầm thường, còn Đạt-ma mê gặp ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Đầu đội trời, chân đạp đất”. Lại hỏi: “Bỗng gặp ba nhà, người trong thôn chỉ đối đáp như thế nào?” Sư đáp: “Buồn thì cùng lo, vui thì đồng mừng”. Lại hỏi: “Nếu chẳng từ trước lại, sao biết như vậy?” Sư đáp: “Chẳng được thô suất”. Lại hỏi: “Lúc ngưu đầu chưa thấy gặp Tứ tổ thì như thế nào?” Sư đáp: “Bình nước nóng”. Lại hỏi: “Sau khi đã thấy gặp thì thế nào?” Sư đáp: “Bình nước”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Tình đời xem ấm lạnh, việc người theo cao thấp”. Lại hỏi: “Lúc Hòa thượng chưa thấy gặp Trường lô thì thế nào?” Sư đáp: “Mây mọc mơi núi xưa”. Lại hỏi: “Sau khi đã thấy gặp thì thế nào?” Sư đáp: “Nước lưu xuất từ gò cao”. Lại hỏi: “Thấy và chưa thấy cùng cách nhau ít nhiều?” Sư đáp: “Nước chảy cuối cùng đến biển, mây nổi hẳn mưa râm”. Lại hỏi: “Trên núi đao rừng kiếm lúc thành Chánh giác như thế nào?” Sư đáp: “Mổ ruột moi tim”. Lại hỏi: “Hòa thượng làm sao được như vậy?” Sư đáp: “Tâm chẳng phụ người”. Và Sư mới bảo: “Bước bước lên cao, ý khí của nạp Tăng, tâm tâm buông xuống, Đạt sĩ quên lòng, ý khí chẳng ở ngôi vị của Phật Tổ, quên lòng thường rảo cửa Trí bi. Có niệm đầu thành công, không biết mới lợi lớn”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Cỏ điềm lành mọc vận tốt, rừng mai buông xuân sớm. Tham”. Sư lại bảo: “Nước trí ánh trong, ngọc tâm riêng sáng, muôn tượng rực rỡ, mười phương sáng ngời. Mắt thấy hạt cây vô ảnh, tai nghe điệu đàn không dây. Nếu là bản phận nạp Tăng, bất chợt cúi đầu cười nhạt, hãy nói cười cái gì? Không dùi lỗ sắt”.

7. Thiền sư Chí Nguyện ở Linh nham.

Thiền sư Chí Nguyện ở Linh nham tại Chân châu. Có vị Tăng hỏi: “Giữa núi dưới rừng rất xứng gia phong của Đạo nhân, nước biếc bên đình lại rõ việc Nạp tử. Đó còn là không gió nổi sóng, chẳng lội qua sóng trào, xin Sư đáp câu thoại?” Sư đáp: “Mây bủa núi xa, mưa giọt sườn cao”. Lại nói: “Vài iếng khánh trong là chẳng ngoài, một cái người rỗi giữa đất trời”. Sư bảo: “Thạch nhân vỗ tay, Mộc nữ cười ha ha”. Lại nói: “Nằm cao nhà trống không một việc, mặc tình ngày nay cùng sáng sớm”. Sư bảo: “Bốn biển lắng trong Vương đạo tấu, nào phải lại dùng khổ đau đáu”. Lại hỏi: “Sáu lần sáu là ba mươi sáu, gió xuân động trúc dài, mới chẻ đàn không dậy, xin Sư khảy một khúc ?” Sư đáp: “Chẳng rơi lạc cung thương chủng giác vũ”. Lại nói: “Một tiếng xướng rõ ràng, mười ngón nổi gió trong”. Sư bảo: “Chẳng là trung lang soi xét lại đồng củi nhà quê”. Lại hỏi: “Thế nào là chẳng nghe, nghe đến việc đại chúng đều nghe?” Sư đáp: “Người biết âm ít”. Và Sư mới bảo: “Xem xem mây núi, lớp lớp đồng muôn cỏ xanh ùm tươi tốt. Khói bãi y y thuyền đơn vắng vẻ, lầu đài cao vợi điện tháp ánh ngời, pháp pháp không riêng, xưa nay ngầm suốt, chánh là lúc nào lại cùng giao phó ư?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Chẳng tại cúi đầu nghĩ lường khó được”. Sư lại bảo: “Kế sống của Sơn gia không lắm việc, ngay đó rành rẽ chẳng dùng thường, bày tòa nào dung biết và thấy, mặc tình quạ thỏ đi rồi lại. Các người có giao phó ư? Nếu giao phó được thì tâm vượn bỏ nhảy nhót, biển tánh ngừng sáng. Mây trắng núi xanh mặc tình tự nhiên, bờ tía bụi hồng, tùy duyên thỏa sướng. Nếu như là chưa hiểu rõ cội nguồn, rất kỵ tìm huyền xét diệu ngay nhiêu xét được thích thơm rõ ràng, dám bảo người ấy chưa thấu triệt”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Mặc giáo biển xanh biến, ứng chẳng đáp ông thông”. Sư lại bảo: “Móc cuộn mây tan, mặt nhật lên mặt nguyệt lặng, giữa rừng sâu chim ngâm nỉ non, trên đnh núi tiều phu. Hát ca bày biện. Đông Nam Tây Bắc người xưa lại”. Sư hét một tiếng rồi bảo: “Chớ hướng bên ngoài sinh bói độ”.

8. Thiền sư Pháp Tư ở Đẳng giác.

Thiền sư Pháp Tư ở Đẳng giác tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Pháp vương thịnh Phật bởi vì quần sinh an ủi, thỉnh Sư sẽ làm việc gì?” Sư đáp: “Trắng ánh ngàn sông bạc, mây tan muôn cốc rõ”. Lại hỏi: “Thế nào là một câu không riêng tư?” Sư đáp: “Xưa nay không khác lối, Đạt giả cùng chung đường”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Lồng đèn treo đầu trụ”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Điện Phật đối xứng Tam môn”. Lại hỏi: “Hướng thượng còn có việc gì chăng?” Sư đáp: “Nếu biển lớn biết đủ, trăm sông chảy ngược dòng”. Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Nếu cũng ngay đây dâng cử được, trên không vin ngửa, dưới dứt chính mình, Linh quang hiện tiền sáng ngời kim cổ, gặp được tri âm mà tùy duyên Phật sự, ở núi đồng mà riêng chọn quy. Cũng có thể cành cây theo thân, gặp trường đùa bởn. Tuy là như vậy, nhưng hãy nói câu đầu tiên làm sao sống? Nói”. Sư trông nhìn khắp đại chúng rồi tiếp bảo: “Rất kỵ đương đầu”.

9. Thiền sư Pháp Ngạn ở Thọ xuân.

Thiền sư Pháp Ngạn ở Thọ xuân tại Thọ châu. Có vị Tăng hỏi: “Vì nước nhà ngày nay khai mở giảng đường, Sư dùng pháp gì để báo đáp ân vua?” Sư đáp: “Khói hương ngùn ngụt khí lành lan tỏa”. Lại hỏi: “Thế nào là hoa lá thời xưa của Đạt-ma mà nay thư tay đem lại?” Sư đáp: “Hàn Sơn vỗ tay, Thập Đắc cười ha ha”. Lại nói: “Ngày nay người học ra nhỏ gặp lớn”. Sư bảo: “Kẻ hành khất được chút lợi”. Và Sư mới bảo: “Nếu luận bàn về pháp thể vốn tuyệt hẳn nói bày, ứng dụng không thiếu oai quang rực rỡ, Anh linh Thượng sĩ chung cùng chứng minh. Hàng hậu học sơ cơ khổ nhọc đợi nghĩ lường, tuy là như vậy nhưng việc không hai hướng. Ngày nay Sơn Tăng chẳng tiếc lông mày cho các người nói phá”. Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Người từ Trần châu lại, chẳng được tin Hứa châu”.

10. Thiền sư Văn Ngạn ở Định sơn.

Thiền sư Văn Ngạn – Châu như ở Định sơn tại Chân châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bồ-đề Liễu biếc ngầm diễn chân không.

Trên non vượn ngâm, rõ đám pháp yếu. Nếu hướng trong đó đề cử được thì đầu đầu Viên giác bước bước Đạo tràng. Nếu là chưa như vậy, hãy đợi thời gian khác rõ ràng nói phá. Trân trọng!”

11. Thiền sư Thiệu Thông ở Hộ quốc.

Thiền sư Thiệu Thông ở Hộ quốc tại phủ Kinh nam. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Sư đáp: “Một bình một bát”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có viêc gì không?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là phải?” Sư đáp: “Cây gậy chống”. Lại hỏi: “Nếu chẳng từ trước lại tranh sao biết như vậy?” Sư bèn đánh. Vị Tăng ấy nói: “Sai nhầm”. Sư bảo: “Miệng còn tự lầm rầm”.

12. Thiền sư Đức Nhất ở Pháp bảo.

Thiền sư Đức Nhất ở Pháp bảo tại Nam kinh. Có vị Tăng hỏi: “Đại chúng nhóm tụ, xin Sư giảng nói pháp”. Sư bảo: “Lắng nghe, lắng nghe”. Lại nói: “Một hồi nghe được một hồi mới”. Sư bảo: “Ông làm sao sinh hiểu?” Vị Tăng ấy nói: “Lắng nghe, lắng nghe”. Sư bảo: “Cũng là cơm thừa canh cặn”. Lại hỏi: “Thế nào là cảnh Tuy dương?” Sư đáp: “Trên nhà không bụi dính”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Lúc mời khách Tam đảo, tiếp dài Tăng Ngũ hồ. Trân trọng”.

13. Thiền sư Bảo Tuệ ở Càn minh.

Thiền sư Bảo Tuệ ở thiền viện Càn minh tại Trì châu. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm góc áo ca sa mà chỉ dạy đại chúng rằng: “Đây là Phật Phật trao tay, Tổ Tổ tương truyền, ngày nay lại không che giấu, khắp chỉ cho các người, có hiểu chăng?” Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo:

“Nếu cũng chưa như vậy, tạm đợi thời gian khác lại nói phá”.

14. Thiền sư Giác ở Khai Thánh.

Thiền sư Giác ở Khai Thánh tại Hòa châu, qua thời gian lâu dài dự tham tại Trường lô nên có sở đắc. Sư vân du khắp các Tùng lâm đến trong pháp hội của Thiền sư Diễn ở Ngũ Tổ. Thiền sư Diễn hỏi: “Thíchca và Di-lặc còn là đứa ở kia. Kia ấy là ai?” Sư đáp: “Hồ Trương ba Mặc lý bốn”. Thiền sư Diễn rất hoan hỷ đó, đem nói cùng Thủ tòa ngộ. Thủ tòa ngộ nói: “Sợ chưa thật, lại phải sưu xét xem”. Thiền sư Diễn sau đó lại hỏi Sư: “Thích-ca Di-lặc còn là Đức ở kia. Kia ấy là ai?” Sư đáp: “Hồ Trương ba, Mặc Lý bốn”. Thiền sư Diễn bảo: “Chẳng phải, chẳng phải?” Sư hỏi: “Hôm qua là phải, nhân gì ngày nay chẳng phải?” Thiền sư Diễn bảo: “Hôm qua là phải, ngày nay chẳng phải”. Nhân đó, Sư mới Đại ngộ. Sau ra hoằng hóa, Sư ở khai Thánh, nối dõi dòng pháp Thiền sư Ứng Phu. Sư đến nơi Lò hương, bỗng nhiên như có vật gì đâm vào nơi ngực nhân đó thành vết sẹo, không bao lâu sau, Sư thị tịch.

15. Thiền sư Đạo Vinh ở Tuyết đậu.

Thiền sư Đạo Vinh – Giác Ấn ở Tuyết đậu tại Minh châu, vốn người dòng họ Trần. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Hàn Sơn gặp Thập Đắc thì như thế nào?” Sư đáp: “Nhướng mày bay lánh ánh chớp”. Lại hỏi: “Còn có việc gì chăng?”. Sư đáp: “Mở miệng phóng hào quang”. Lại hỏi:

“Thế nào là một đường hướng thượng?” Sư đáp: “Bảy sáu tám”.

16. Thiền sư Trí Giác ở Tuệ nhật.

Thiền sư Trí Giác – Quảng Đăng ở Tuệ nhật tại phủ Bình giang, vốn người dòng họ Mai tại Bản quận. Có lúc lên giảng đường, ngừng đứng giây lát, Sư mới bảo: “Thôi, thôi, thôi nhọc lo lắng, cần câu dài tại tay, cá lạnh chẳng đớp mời”. Rồi Sư hét một tiếng và xuống khỏi tòa.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THIÊN Ở THÊ HIỀN.

1. Thiền sư Đăng ở Vương ốc.

Thiền sư Đăng – Sùng Phước ở núi Vương ốc tại Thư châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trời không thể che, đất không thể chở, một nhà không riêng, nơi nào chẳng ở. Đại chúng ngay nhiều làm sao hiểu đi? Cũng là Quỷ múa tinh hồn, Nghĩ sống nói cái thường tại nơi Đạo lý”. Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Hôm qua gió vàng nổi, khắp đất đều hoa vàng”.

2. Thiền sư Duy Trấn ở Pháp vũ.

Thiền sư Duy Trấn ở Pháp vũ tại Nam sơn, Hàng châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh pháp vũ?” Sư đáp: “Chùa cửa tre cùng đều, núi Hồ đường tiếp liền”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Cỏ thơm trồng lẫn hoa, rễ tre mang mưa dời”. Và Sư bèn ngoảy nhìn đại chúng, tiếp bảo: “Có biết chăng? Trên đảnh Nam sơn mây trắng chầm chậm, trên bờ Tây hồ Liễu biếc y y, một lúc nghiệm lấy chẳng dùng dùi châm”. Xong, Sư hét một tiếng và xuống khỏi tòa”.

3. Thiền sư Tuệ Thiên ở Đông minh.

Thiền sư Tuệ Thiên ở Đông minh tại Đàm châu. Mới đầu, Sư ở tại Nam nguyên, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Nam nguyên?” Sư đáp: “Năm đỉnh núi cao vút trời xanh, ba gốc cây vượt ngoài khói biếc”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Đốt hương mở quyển mây mọc xếp, cuốn rèm ngầm tâm trăng tại hồ”. Và Sư mới bảo: “Không thể dùng trí để biết, không thể dùng thức để hay. Đại chúng hãy nói hay cái gì?” ngừng giây lát, Sư bảo: “Lộ trụ là đầu cây gỗ làm cân”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TRÍ ĐÀM Ở KHAI NGUYÊN.

1. Thiền sư Tông Hựu ở Khai nguyên.

Thiền sư Tông Hựu ở Khai nguyên tại Đinh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: thuyền con xung mây sóng”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ như thế nào?” Sư đáp: “Một bè vượt Kim lăng”. Và Sư mới bảo: “Môn hạ Tổ sư nước rỉ chẳng thông, trong cửa Phật sự gió thổi cỏ rạp. Ngay đó thấy được khoái sướng bình sinh, phỏng bàn nghĩ ngợi ngàn núi muôn sông”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI AM CHỦ DIỄN Ở THIỆN QUẢ.

1. Thiền sư Xung Nghiễm ở Ngọc trì.

Thiền sư Xung Nghiễm ở chùa Quang giáo – Ngọc trì tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Dùng tâm truyền tâm, vô thuyết có thể thuyết tức chẳng hỏi. Thế nào là có thể thuyết?” Sư đáp: “Thạch cú gặp thời lớn”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ như thế nào?” Sư đáp: “Hoa quỳ hướng mặt nhật nở”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý đích thực của tổ sư?” Sư đáp: “Trâu đất chẳng ăn cỏ bên lan can”. Lại hỏi: “Hòa thượng an thân lập mạng tại xứ nào?’ Sư đáp: “Lên thẳng đỉnh núi ngủ”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ ĐẠO GIAI Ở THIÊN NINH.

1. Thiền sư Pháp Thành ở Hương sơn.

Thiền sư Pháp Thành ở Hương sơn tại Nhữ châu. Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Biết có Phật Tổ, người hướng thượng mới có phần nói năng. Các vị Thiền đức hãy nói cái nào là việc hướng thượng của Phật Tổ. Có con cái nhà người nào, sáu căn chẳng đủ, bảy thức chẳng toàn là đại xiển đề không chủng tánh Phật, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ. Thiên đường không thâu nhận được, địa ngục không cửa nhiếp nạp, đại chúng có biết người ấy chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Đối mặt chẳng Tiên đà, ngủ nhiều lắm nói mớ”. Sư lại bảo: “Chỉ cái ấy phụ nhiều giết người, nhận làm chính mình ở thời kiếp không, rõ ràng trên đầu lại gắn thêm đầu, lại nói rơi lạc ở thời nay, nào khác thêm sương trên tuyết. Ngay được thuần phong tuyệt điểm còn có giọt rót chân thường, giả sử đổi vị xoay cơ rất tợ trốn lánh bóng giữa ngày. Hai do từ một có, một cũng chẳng giữ, Nhất tâm không sinh khởi, muôn pháp chẳng chuyển dời”. Rồi, Sư hét một tiếng và tiếp bảo: “Là chén rất chín kêu tiếng há chẳng kiến đạo? Văn Thù đứng dậy Phật thấy Pháp thấy, gạt bỏ đến hai bờ núi Thiết vi. Nạp Tăng đứng dậy Phật thấy Pháp thấy xếp đặt tại dưới ba hen rui”. Xong, Sư dựng cây phất trần dậy và bảo: “Ban đêm cây phất trần dựng dậy Phật thấy pháp thấy. Hãy nói sáng nay phê phán thế nào?” Sư đánh vào thẳng sàn một cái, rồi bảo: “Phân giao cho Đức Sơn, Lâm Tế”. Sư lại bảo: “Linh cơ riêng sáng ngời, kiếng trí trong suốt, nhướng mày nháy mắt đã bày vết sẹo. Nắm cây dùi dựng đứng phất trần há thoát khỏi thềm thang. Người tỏ ngộ đó thì tâm vượt số lượng nói nín đều Như bên Tả buông, bên Hữu gom đều không nhờ cậy. Kẻ mê đó mỗi mỗi làm mở lấy bỏ có tâm. Giả sử nhiều hết được bên ấy, chưa khỏi bên ấy ngăn ngại. Do đó nói nhà Nạp Tăng nói cái giải kết bỏ trói buộc nhổ cọc rút đinh đã là xúc chạm bén nhọn tổn thương tay. Lại nói Thể ấy cùng với dụng, chánh đó cùng với thiên, vừa tợ ba nhà trong thôn dạy thư lang, chưa nghĩ nhớ được một bản thái công gia giáo, bèn nói Văn chương so sánh quá Lý bạch, Đổ phủ. Các vị Thiền đức, nhà ấy tự có đồng phong. Chẳng cần mở bày quyển sách khác”.

Có lúc Sư hỏi một vị Tăng: “Người ở xứ nào?” Vị Tăng ấy đáp: “Tây xuyên”. Sư hỏi: “Xa quê hương lúc nào?” Lại đáp: “Tháng hai năm trước”. Sư hỏi: “Một câu chưa rời nước gốc làm sao sống? Nói”. Lại đáp: “Thông thân là miệng khó vì chỉ đáp”. Sư bảo: “Còn là câu lìa khỏi nhà thất nghiệp”. Vị Tăng ấy im lặng không nói gì. Sư đánh bằng một cây phất trần và tiếp bảo: “Uổng phí mang đạp giày cỏ”.

Mới đầu, Sư cùng chiếu xiển đề đồng nối dõi Phù Dung mà chẳng biết nhau. Nhân có bằng thượng nhân nêu cử bài tán thán chân tượng Phù Dung của chiếu xiển đề là “Mưa rửa mỏng Đào hồng mầm non, gió lay cạn liễu biếc tơ nhẹ, mây trắng trong ảnh quái thạch lộ, nước biếc trong sáng cây khô trong. Ôi đây là người gì?” Sư mới bảo: “Ngày nay mới biết kia (chiếu xiển đề) thân gần diện kiến tiên sư”. Bằng thượng nhân bèn thỉnh hỏi điều lợi ích. Sư bảo: “Há chẳng thấy pháp nhãn nhơn nắm câu thoại của Giáp Sơn, nói Ta ba mươi năm chỉ làm cảnh câu thoại hiểu”. Bằng thượng nhân liền cò chút tỉnh ngộ. Về sau, Sư có sắc chiều thỉnh mời đến ở chùa Tịnh nhân tại Đông kinh.

2. Thiền sư Tề Liên ở Đại trí.

Thiền sư Tề Liên ở Đại trí tại Thành đô, vốn người dòng họ Mâu ở Trung giang; Đồng châu. Từ thuở thiếu thời Sư đã có chí muốn thoát khỏi cảnh trần vẩn đục. Năm mười ba tuổi, Sư xuống tóc xuất gia nương ở Hộ Thánh thọ giới Cụ túc. Qua thời gian sau, sư đến thành đô nương tựa các giảng tịch Pháp Hoa, Bách Pháp. Lại thông rành Duy thức, đến đây thì vô lậu giới bất tư nghì thiện thường an lạc giải thoát đại mâu ni danh pháp. Sư liếc nhìn đó như có tỉnh ngộ. Vị Pháp sư ở đó chẳng thể khuất phục. Ở đó thời gian, Sư bùi ngùi thở dài mà bảo: “Ta bỏ nhà vì Đại sự, câu nói trên giấy đây chỉ thí như họa vẽ mắt nhật mặt nguyệt đâu có ánh sáng ư?” Sư bèn bỏ đó theo hướng Nam vân du phỏng đạo, đến thỉnh hỏi Đạo giả Tý ở khê. Tý rất mến trọng Sư, Sư lại đến bái yết các Thiền sư Diễn Chơn Như Triết ở Ngũ tổ, Túc Hối – Đường Tâm ở Bách trượng. Ngày đêm tham khấu nhưng chưa có sự tỉnh phát. Có ngày đang ở tại Hối đường, có người từ đại chúng đến, nêu cử lời chỉ dạy đại chúng của Phù Dung. Nghe đó, Sư sinh lòng vui thích kính phục, bèn sang nương theo. Mới lần đầu tiên gặp gỡ mà như đã quen biết từ xưa trước. Một ngày nọ vào lúc sáng sớm, nghe tiếng Bảng, bỗng nhiên Sư đại ngộ, liền vội trình bày cùng Phù Dung, Phù Dung hứa khả đó, và bảo Sư trông coi kinh tạng, phân tòa giảng pháp, đãy dùi chóng thoát, mọi người ở các Tùng lâm quy hướng kính trọng, tiếng tăm Sư vang vọng. Sau đó không bao lâu, Sư trở về thăm thân thích. Nghe Phù Dung đến ở Tịnh Nhân, Sư lại sang nương tựa bèn dẫn đầu đại chúng, xuống Phù Dung đã ở tại dưới Liễu cốc, mà Phù Dung lấy Long tượng để ở vậy. Người đến hỏi pháp có đến muôn chỉ mà Sư mang giày cỏ ở ngoài cửa cũng như thế. Phù Dung từng nói với mọi người là: “Thủ tòa Liên là trâu đi hổ nhìn tài cơ sắc bén bung ngang, ngày sau sẽ hoằng dương Đạo quyết của Tôi vậy”.

Bấy giờ trong thiên hạ đang phát triển ở chùa Sùng hưng, tinh chọn người truyền pháp, Vĩnh hưng kinh lược sứ vương công tường tự, Đô chuyển vận sử tiết công Thiệu Bành cho là Sư rất hợp nghi ở đó nên lễ kính thỉnh đặt. Sư mới chấp thuận sự cầu thỉnh ấy. Ở đó năm năm mà tiếng tăm Sư vang khắp, mọi người xa gần đều kính mộ. Xong, Sư chuyển dời ở Phổ ninh tại Tương dương. Đầu niên hiệu Chính Hòa (1111) thời Bắc Tống, Sư theo hường Tây trở về quê cũ, xây dựng am Diệu phong Tướng lão. Thế rồi Thiên Bành thỉnh mời Sư đến ở Năng nhân. Lại cải đổi gọi là Đài Tùy, Vô Vi ở Quảng hán, Siêu Ngộ ở Thành đô. Sau cùng đến ở Đại trí. Ngày ở tại Đại tùy, trong đồ chúng có người vọng tố cáo Sư lên Châu, Sư vẫn tự nhiên đến chờ đợi Hữu ty tra xét việc ấy, lúc sắp gia hình đánh đập, khi ấy bỗng nhiên đất trời tối mịt, chim nhóm từng đàn kêu réo trên cành cây, có con tự ném mình xuống đất. Châu tướng vô cùng kinh dị sợ hãi, Sư bèn được thoát khỏi nạn. Siêu ngộ ở tại hiên vũ chùa Đại từ xếp bày như khu cửa hàng, thường đóng cửa ngồi yên, mọi chỉ động đều tuân theo giới luật, mọi người đều kính trọng. Nhưng Đạo giá vốn đã quý trọng, các hàng tăng tục mong cầu biết mặt đều xoay lưng cùng trông nhìn. Khi ấy tuổi tác Sư đã lớn già và rất nhàm chán khổ nên bèn vất bỏ đó, đại chúng dốc sức níu kéo nhưng không thể lưu giữ được. Sư đó Đại trí ở tại Tây giao Lâm Việt sầm uất có thể lấy làm nơi ẩn dật tuổi già, mới sắp bày tấu trình quan phủ. Khi ấy chế đặt sứ tịch công luôn dùng lễ khách tiếp đón Sư, Sư hoan hỷ chấp thuận đó. Qua tám năm, bạn thiền theo bóng đông nhiều thành Bảo xã. Nhưng từ đó, Sư ứng tiếp lại giản đơn vậy.

Bỗng nhiên, Sư hiện tướng bệnh, có người đến thăm hỏi, Sư liền nói là “Tôi không khổ”. Rồi bỗng nhiên, Sư bảo cùng vị Tăng chủ sự rằng: “Hãy vì tôi mà thiết đặt chiếc kiệu lam, Tôi sắp đi đây”. Đến sáng ngày, Sư dậy ngồi kiết già, nắm bút viết kệ, xong rồi lặng lẽ thị tịch. Lúc đó là ngày mồng 04 tháng 11 năm Thiệu Hưng thứ mười lăm (1145) thời Nam Tống, qua sau sáu ngày trà tỳ, thâu nhặt được hơn trăm viên xá-lợi đều có đủ năm sắc. Sư hưởng thọ bảy mươi ba tuổi, sáu mươi hạ lạp.

3. Thiền sư Tử Thuần ở Đan hà.

Thiền sư Tử Thuần ở Đan hà tại Đặng châu, vốn người dòng họ Giả ở Kiếm châu. Đến tuổi hai mươi, Sư xuất gia làm Tăng, thấu suốt chứng đắc yếu chỉ của Phù Dung. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong đất trời, giữa vũ trụ, trong đó có một vật báu giấu kín tại Hình sơn. Pháp sư Triệu nói gì, chỉ mở bày dấu vết chỉ thoại, vả lại, chẳng thể nắm ra chỉ bày cho mọi người. Ngày nay Đan Hà bổ mở vũ trụ, đánh phá Hình sơn, vì các người rút lấy ra. Người có đủ mắt sáng hãy biện rõ lấy”. Xong, Sư nắm cây gậy gõ xuống một cái, tiếp bảo: “Có thấy chăng? Chim lộ chim loan đứng trên tuyết chẳng đồng sắc màu, trăng sáng ở Lô hoa chẳng tợ các nơi khác”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử Đức Sơn chỉ dạy đại chúng rằng: “Tông ta không câu nói, thật không một pháp cho người. Vậy Đức Sơn nói năng cái gì? Có thể gọi là chỉ biết vào cỏ tìm người, chẳng biết thông thân trong bùn nước, kỹ càng trông xét lại chỉ đầy đủ một mắt sáng. Còn với Đan Hà thì không như vậy, mà Tông ta có câu nói, dao vàng chẳng ra, sâu xa yếu chỉ huyền diệu, Ngọc nữ ban đêm hoài thai”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Dừng dừng giữa giờ ngọ còn khuyết nữa, lặng vắng cách ba còn chưa tròn. Sáu cửa chưa từng biết ý ấm, qua lại thường tại trước trăng soi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trăng báu tỏa ngời đầm lắng dàn ảnh. Nước không ý chấm trăng, trăng không tâm phân chiếu, trăng nước cả hai đều quên mới có thể xứng đoán. Do đó nói viện lên trời ngay phải vút đi, việc mười thành ngay phải bỏ tiền, tiếng vàng ném đất chẳng phải đoái hoài, nếu có khả năng như vậy mới hiểu đi đến trong dị loại. Các người đến trong ấy có cùng giao phó chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Thường đi chẳng dất bước nhân gian, mang lông đội sừng lấm đất bùn”. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Ngưu đầu chưa gặp thấy Tứ Tổ thì như thế nào?” Sư đáp: “Cúc vàng chợt nở ong đua hái”. Lại hỏi: “Sau khi đã gặp thấy thì thế nào?” Sư đáp: “Mầm khô hoa rụng trọn không nương”.

Đến mùa xuân năm Kỷ Hợi (1119) thuộc trong niên hiệu Tuyên Hòa (1119-1126) thời Bắc Tống, Sư thị tịch, dựng tháp an táng toàn thân tại phía Nam Hồng sơn.

4. Thiền sư Tự Giác ở Tịnh nhân.

Thiền sư Tự Giác ở Tịnh nhân tại Đông kinh, vốn người dòng họ Vương ở châu. Thuở bé thơ, Sư chuyên tập học Nho nghiệp, thấy biết vang vọng đến Tư Mã Ôn Công, nhưng Sư chuyên việc cao thượng chẳng để ý đến công danh. Một sáng sớm nọ xuống tóc xuất gia, Sư nương theo Phù dung vân du, giẫm trải tinh mất, khế ngộ siêu tuyệt. Ra đời hoằng dương giáo hóa, Sư ở tại Đại thừa. Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107) thời Bắc Tống, Vua Hy Tông ban sắc chiếu mời Sư đến ở chùa Tịnh nhân tại Đông kinh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tổ Sư từ Tây vức lại đặc biệt đề xướng việc này. Từ đó mọi người chẳng chịu giao phó, hướng ngoại rong ruổi tìm cầu, ném và nước đỏ đục tìm châu đến núi gai (Kinh sơn) mà kiếm ngọc, rất chẳng biết từ cửa trở vào chẳng là quý báu của nhà, nhận ảnh mê đầu, há chẳng là sai nhầm lớn, ngay như được Tông môn đề xướng thể tĩnh lặng không nương theo, tâm niệm khác chẳng sinh xưa nay không gián, sum-la vạn tượng tiếp mắt gia phong, đường chim ẩn giữa hư không chẳng phòng ngại dất bước, gà vàng báo sáng, phụng đỏ liệng bay. Cây ngọc nở hoa cành khô kết hạt. Chỉ có môn hạ Thái dương ngày ngày ba thu, trăng sáng trước nhà thời thời chín hạ, cần hiểu chăng? Cây không ảnh trăng rủ khe lạnh, sóng biển Đông rót Đông dời Tây”.

5. Thiền sư Nam ở Tư Thánh.

Thiền sư Nam ở Tư Thánh tại Kiến xương quân. Nhân Thánh tiết, lên giảng đường, Sư ngoảy nhìn hai bên rồi bảo: “Các người có biết chăng? Đêm sáng ngoài rèm chúa muôn hóa chẳng đổi, trên điện lưu ly tồn Tứ thần chẳng mờ, khoanh tay mà trị, chẳng bảo mà làm, thọ quá trăm ức Tu-di, hóa đượm đại thiên sa giới. Hãy nói chánh lúc nào làm sao đi lại? Lão nhà quê chẳng biết Hoàng ốc quý, đường thông sáu ngã nghe lắng tiếng roi”.

6. Thiền sư Tu Dĩ ở Bạch thủy.

Thiền sư Tu Dĩ ở Bạch thủy, tại Mai sơn, phủ Đồng xuyên. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là việc bên cạnh pháp thân?’ Sư đáp: “Cây khô hoa hạt chẳng phạm xuân”. Lại hỏi: “Thế nào là việc pháp thân hướng thượng?” Sư đáp: “Thạch nữ chẳng tô điểm my này”.

7. Thiền sư Nguyên Dị ở Thạch môn.

Thiền sư Nguyên Dị ở Thạch môn tại Tương châu, vốn người dòng họ Thuế ở Đồng châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mười phương đồng tụ hội, mỗi mỗi học vô vi. Đây là trường chọn Phật, tâm không đỗ đạt về. Đại chúng chỉ như nghe thấy hay biết chưa từng có gián, làm sao sống nói cái Đạo lý Tâm không? Chẳng là thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe, cho đó là tâm không ư? Sai nhầm. Chẳng là quên có nghĩ ngợi, muôn pháp đều dứt, tiêu sạch năng sở để vào Huyền tông, sạch cả tánh tướng mà quy về pháp giới. Cho đó là tâm không ư? Sai nhầm. Gì cũng chẳng được, không gì cũng chẳng được, gì và không gì đều là chẳng được, chưa xét rõ rốt cùng làm sao sống. Có hiểu chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Nếu thật vô vi mà không gì chẳng làm, Thiên đường địa ngục lớn cùng theo, cây gậy ba thước quẩy Hoàng Hà, Na-tra tám tay lạnh mắt nhìn, không hạn cá rồng đều bỏ chạy, bắt được theo sông rùa ba cẳng, lột lấy cái dùi bọc vỏ sắt. Tốt xấu đưa điềm bèn phân tỏ, gá hỏi thôn Đông Lão bạc đầu, tốt xấu chưa điềm làm thế nào? Thôi, thôi, thôi, xưa đi nay lại, xuân đến thu. Bạch nhật vọt cao theo phần quá, lại hiềm xứ nào không gió thoảng. Ôi!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trăng bạc giữa không, đầm lắng chẳng ảnh, Thúy vi đổi chỗ tịnh dương sáng ngời, sắc phụng lúc về trời muốn sáng, trời biếc ngoài mây, thạch câu giăng ngang không, trong gợn nước xanh trâu đất cưỡi sóng, mang thai thỏ ngọc hiểu qua Tây sầm ôm con gà vàng đêm ngủ Đông lãnh. Từ đó rõ được mới biết, đêm sáng ngoài rèm riêng là gia phong, trong điện không vương, Thánh phàm dứt vết. Hãy nói làm sao sống là việc đêm sáng ngoài rèm? Có giao phó chăng? Chánh gặp gió thu lại vào cửa, một tiếng gõ chày lạc nhà ai”. Có vị Tăng hỏi: “Kiến xưa lúc chưa lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Tinh linh nhăng mày”. Lại hỏi: “Sau khi đã lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Người khéo việc chẳng ra ngoài cửa”. Đến ngày 25 tháng 07 năm Đinh Sửu (1157) thuộc niên hiệu Thiện Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư an tọa mà thị tịch, sau khi trà tỳ, thâu nhặt xá-lợi, dựng tháp an táng tại núi Học xạ.

8. Thiền sư Đạo Vi ở Động sơn.

Thiền sư Đạo Vi ở Động sơn tại Thụy châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trời ấm gió hòa mắt liễu xanh, băng tan cá nhảy sóng hoa sinh. Đang bén khéo được ấn không vương, nửa đêm mang tuyết đến Côn lôn”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là việc lẳng lặng tương ứng?” Sư đáp: “Kẻ câm ăn khổ qua”.

9. Thiền sư Hy Bô ở Thiều châu.

Thiền sư Hy Bô ở Thiên minh tại Tây kinh, Thiều châu, vốn người dòng họ Tống ở Thái châu. Mới đầu, Sư ở tại Thiều sơn, sau chuyển dời đến Thiên ninh, Đan hà. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gần đây Thiều sơn bít lấp lỗ mũi, trong mắt nghe tiếng, lỗ mũi nếm mùi vị, có lúc cảm giác đến Thiên minh, chẳng tại trên dàn chẳng rơi dưới đất, đại chúng hãy nói ở tại nơi nào? Ngay đó các người nói được một lời, chẳng chỉ cứu được Thiều sơn mà cũng chẳng cô phụ hành cước. Nếu như chưa được vậy, thì ba cấp sóng cao cá hóa rồng, người ngu còn kéo nước đêm đường”. Có người hỏi: “Thế nào là vua?” Sư đáp: “Vũ trụ không hai mặt nhật, đất trời chỉ một người”. Lại hỏi: “Thế nào là Tôi?” Sư đáp: “Đức rành rẽ, chủ chỉ dạy khế hợp cơ tình các vật”. Lại hỏi: “Thế nào là Tôi đến với vua?” Sư đáp: “Lòng son về ngày Thuấn dốc tiết đáp thời Nghiêu”. Lại hỏi: “Thế nào là vua trông nhìn tôi?” Sư đáp: “Mắt huyền ngưng chẳng máy, diệu thể soi bên cạnh lại”. Lại hỏi: “Thế nào là vua tôi hợp đạo?” Sư đáp: “Trướng phù quý giặc cách, tin dạt qua lại thông”.

Đến ngày mồng 04 tháng 09 năm Chánh Hòa thứ năm (1115) thời Bắc Tống, bỗng nhiên Sư gọi vị Tăng chủ sự bảo đem phân túi đãy vì chư Tăng bốn chúng thường trú, cúng dường mỗi người một phần. Thế rồi, Sư lại bảo: “Đan Hà có cái Công án từ trước thôi thúc đến nâng dậy, sáng nay khắp chỉ bày cùng mọi người, tạm nói là cái rất rốt cùng”. Xong, Sư ngoáy nhìn hai bên và tiếp bảo: “Có hiểu chăng?” Chư Tăng đáp: “Không hiểu”. Sư bảo: “Lớn thay đại Trượng phu chẳng hiểu câu cuối cùng”. Xong, Sư bèn đến giường, nằm nghiêng phía hữu mà thị tịch.

10. Thiền sư Pháp Đăng ở Lộc môn.

Thiền sư Pháp Đăng ở Lộc môn tại Tương châu, vốn người dòng họ Lưu ở Thành đô. Sư nương theo Bảo Phạm chùa Đại từ mà xuất gia làm Tăng, nhờ nghe giảng kinh Hoa Nghiêm mà chứng đắc yếu chỉ. Sư bèn bỏ đó mà đến bái yết Phù Dung. Phù Dung hỏi: “Thế nào là chính mình ở thời kiếp không trở về trước?” Ngay lời hỏi ấy mà vết tâm Sư sạch hết và thong dong bước tới đáp: “Một câu linh nhiên vượt các tượng chóng ra ngoài ba thừa chẳng gá tu”. Phù Dung vỗ về mà ấn chứng đó. Sư ra hoằng pháp tại Lộc môn. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Hư huyền chẳng phạm, kiếng báu sáng lạnh thì thế nào?” Sư đáp: “Khắp thân cháy đỏ chẳng thể đỡ nâng”.

11. Thiền sư Duy Chiếu ở Bảo phong.

Thiền sư Duy Chiếu – Xiển đề ở Bảo phong tại Hồng châu, vốn người dòng họ Lý ở Giảng châu. Từ thuở thơ bé, Sư đã nổi trội mà chán nhàm thế tục, một ngày nọ trao sách cho đọc đến câu “Tánh cùng gần mà dần tập thành xa”, Sư bèn nói: “Phàm Thánh vốn một thể chỉ cho tập quen nên dần sai biệt. Ta biết được đó vậy”. Và Sư liền đến đô thành nương tựa Thiền sư Thái ở Lộc uyển cầu xin xuất gia thọ giới Cụ túc lúc mười chín tuổi. Thiền sư Thái bảo Sư đến nghe giảng luận khởi tín ở Đại từ, Sư bỏ về phòng nằm, Thiền sư Thái hỏi về nguyên do. Sư đáp: “Đã xưng là Chánh tín Đại thừa thì đâu thể nói năng rõ được”. Rồi Sư mới rỗng tâm đến bái yết Phù Dung ở Đại hồng, hằng đêm thường ngồi nơi đường lên xuống các, vừa lúc phong tuyết chấn động, nghe có tiếng cảnh tỉnh kẻ trộm truyền hô qua đó, theo sự đạt được, Sư bèn bỏ đi.

Đến trong khoảng niên hiệu Đại Quán (1107-1111) thời Bắc Tống, Phù Dung bị mắc nạn, Sư từ Tam ngô muốn rảo bước đến Nghi thủy, kẻ tớ lạc mê đường, Sư nắm cây gậy đánh vào đó, bỗng nhiên đại ngộ, mới than rằng: “Đây chẳng là Niết Sơn ư?” Sư theo hướng Bắc đến Nghi thủy, Phù Dung trông thấy mà vui mừng bảo rằng: “Tiếp nối Tông phong của Ta hẳn là con và vài bạn nữa vậy”. Nhân đó lưu lại tự thân ở trên bờ hồ qua nhiều năm, trí chứng thành tựu, Sư mới ra nhận lãnh Chiêu đề, dời đổi Cam lồ, Tam tổ.

Đến năm Nhâm dần (1122) thuộc niên hiệu Tuyên Hòa (11191126) thời Bắc Tống, vua Huy Tông (Triệu Cát) ban sắc chiếu giao bổ Sư đảm nhận Viên Thông. Nhưng Sư vất bỏ đến ở Lặc Đàm. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phật xưa kia nói, mới đầu ta thành Đạo Chánh giác đích thân thấy tất cả chúng sinh khắp đại địa đều thành Chánh giác. Đến sau cùng lại nói sâu chắc xa tối không người nào có thể đến được, chẳng có thể thấy biết tài giỏi đầu rồng đuôi rắn”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chư Phật ở thời quá khứ đã nhập Niết-bàn rồi, các người chẳng nên truy niệm. Chư Phật ở thời vị lai chưa xuất hiện nơi đời, các người chẳng cần phải vọng tưởng, Chánh ngay ngày nay là người nào? Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bá Di hẹp hòi, Liễu Hạ Huệ không cung kính. Quân tử chẳng do vậy. Lúc hai bên chẳng lập, ngay trung đạo chẳng an làm sao sống?” Sư nhóm nắm cây gậy và tiếp bảo: “Uyên ương thêu ra từ ông thấy, chẳng nắm kim vàng trao cho người”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Môn hạ Thái dương khéo xướng càng cao, trăng sáng trước nhà biết tiếng hiếm ít, chẳng khơi thuyền rong ngang bến bãi mái chèo vẫy sóng trong, xướng vui mừng năm nghiêu, hòa vui nhạc bình, báo cáo như vậy, xin khắp nhận lấy, khoảnh khắc nghĩ bàn mây trắng muôn dặm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Vốn tự chẳng sinh nay cũng không diệt, là chết chẳng được, ngay chỗ phát sinh theo đó diệt hết, là mẫu mực của Hàm sinh nhận thọ. Bậc đại Trượng phu tài giỏi phải ngay nơi sinh tử, yên nằm rừng gai góc, cúi ngưỡng co duỗi, tùy cơ thi vi. Nếu hay như vậy thì vô lượng phương tiện trang nghiêm Tam-muội đại giải thoát môn chóng mở. Còn như chưa vậy thì vô lượng phiền não, hết thảy địa ngục trần lao dựng đứng trước mặt bít lấp đường xưa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Người xưa nói: Rơi đọa chi thể, gạt bỏ thông minh, lìa hình bỏ trí đồng với Đại đạo, chánh ngay lúc nào, hãy nói? Là người nào sau Thi thơ định Lễ nhạc? Lại có giao phó chăng? Lễ nói lễ nói. Ngọc gấm nói gì thay, Nhạc nói nhạc nói chuông trống nói gì thay!” Có vị Tăng hỏi: “Tiếp theo Sư có nói nơi mây đen sẫm riêng đỉnh núi xinh nổi trội, trong trăng lờ mờ, nước Lặc Đàm phát sáng, há chẳng là cảnh núi báu ư?” Sư bảo: “Nếu là cảnh núi báu là nhờ ông kỹ càng xem”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Xem lấy lệnh lúc đi”. Lại hỏi: “Chỉ như tiếp nhận lời phải hiểu Tông chớ tự lập khuôn phép. Vậy thế nào là Tông chỉ của Hòa thượng?” Sư đáp: “Phải biết mây ngoài trên ngàn núi, riêng có tùng linh mang móc lạnh”. Đang lúc tuyết xuống, có vị Tăng hỏi: “Với Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại thì không hỏi, còn thời tiết nhân duyên, việc ấy thế nào?” Sư đáp: “Một mảnh hai mảnh ba bốn mảnh rơi tại trong mắt còn chẳng tiến cử được”.

Đến ngày mồng bảy tháng giêng năm Kiến viêm thứ hai (1128) thời NamTống, Sư thị tịch, trà tỳ có được xá-lợi như ngọc bội, chiếc lưỡi và răng không rã hoại, dựng tháp tôn thờ tại ngọn núi phía Tây của chùa.

12. Thiền sư Thiện Tú ở Phổ hiền.

Thiền sư Thiện Tú ở Phổ hiền tại Phước châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Thiên trong Chánh?” Sư đáp: “Đầu đêm rồng ngâm sau hổ hú trước canh năm”. Lại hỏi: “Thế nào là Chánh trong thiên?” Sư đáp: “Lồng khói nhẹ trăng bạc mốc mỏng tỏa hang lạnh”. Lại hỏi: “Thế nào là lại trong Chánh?” Sư đáp: “Tùng gầy nào từng già, hoa nở tràn chưa nẩy”. Lại hỏi: “Thế nào là Đến trong Liêm?” Sư đáp: “Tiếng vượn hú khó phân, lời Hạc ngâm khó rõ”. Lại hỏi: “Thế nào là Đến trong Liêm?” Sư đáp: “Đánh mở đường ngoài mây, thoát đi trước trăng sáng”.

13. Cư sĩ Thái phó Cao Thế Tắc.

Cư sĩ Thái phó Cao Thế Tắc, tự là Trọng Di, hiệu là Vô Công, mới đầu đến dự tham ở Phù Dung cầu chỉ tâm yếu. Phù Dung bảo bỏ điều đang trọng gõ đó mà tham, một ngày nọ bỗng đến Vi mật, Cư sĩ bèn trình bài kệ tùng rằng:

“Vực thẳm buông tay mặc tung hoành
Hư không đất liền tự thản nhiên
Chiếu hang soi hóc chẳng nhờ trăng
Đầu am riêng có một rèm sáng”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BÁO ÂN Ở NÚI ĐẠI HỒNG.

1. Thiền sư Thủ Toại ở núi Đại hồng.

Thiền sư Thủ Toại ở núi Đại hồng tại Tùy châu, vốn người dòng họ Chương ở Toại ninh. Có lúc lên giảng đường, Sư gọi đại chúng đến bảo: “Một tay đấm đấm ngã Hoàng hạc lâu, một chân đạp đạp bay oanh Võ châu. Quen đến lầu cao rong ngựa ngọc, từng ở cấp thủy đánh cầu vàng, tuy là như vậy nhưng tranh làm sao có. Dây thao năm sắc buộc chân Tăng, khóa vàng ba du khóa cổ họng, ngay nhiều dùi đánh nát khóa vàng cắt đứt dây thao, phải biết còn có một lớp ngăn ngại ông ở. Hãy nói thế nào là một lớp ấy? Có hiểu chăng? Thiện Cát, Duy-ma đàm nói chẳng đến, Mục Liên, Thu Tử xem như mù. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử về Lý thứ sử hỏi Dược Sơn: “Người dòng họ gì?” Dược Sơn đáp: “Chánh là Thời”. Lý thứ sử chẳng thể lường biết, mới hỏi viện chủ: “Tôi vừa lại xin hỏi Trưởng lão dòng họ gì?” Viện chủ đáp: “Đạo Chánh là Thời”. Lại hỏi: “Đích đáng là dòng họ gì?” Viện chủ đáp: “Chỉ là dòng họ”. Hàn Sơn nghe thế bảo: “Nếu lúc tháng sáu mà trả lời với kẻ ấy thì tiện nói là dòng họ Nhiệt”. Lại nữa, Nham Đầu hỏi giảng Tăng: “Đại đức hiện nói là Hội giáo phải chăng?” Giảng Tăng (Hội giáo) đáp: “Không dám”. Nham Đầu bèn đưa tay hỏi: “Là cái gì?” Hội giáo đáp: “Là Quyền giáo”. Nham Đầu bảo: “Khổ thay nếu ta đưa cẳng chân để hỏi ông thì không thể nói là cẳng chân giáo”. Sư bảo: “Quái lạ thay hai bậc Lão Túc, có dao giết người có kiếm sống người. Một câu nói như trồng hoa trên đá, một câu nói tợ treo kiếm giữa hư không. Ngay lúc nếu không có lời nói sau, một Tông Đạt-ma quét đất mà – hết – Các ông cần thấy hai lão túc ấy chăng? Thà có thể cắt lưỡi chứ chẳng phạm Quốc húy”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THÔNG Ở QUY TÔNG.

1. Thiền sư Tố Nguyệt ở Tư phước.

Thiền sư Tố Nguyệt – Quảng chiếu ở Tư phước tại Tương châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là tâm Phật xưa trước?” Sư đáp: “Chẳng đắm trung gian tức dứt hai đầu”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi đích xác Hòa thượng vì người?” Sư đáp: “Trương Công uống rượu, Lý Công say”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Sau đỉnh đầu không tướng vòng tròn”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Hòa phong phát mầm non”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo chân thường?” Sư đáp: “Mặc áo ăn cơm”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Đạo chân thường”. Lại nói: “Chớ lừa dối người học”. Sư bảo: “Tưởng ông chẳng thấy thể quan chầu, chỉ biết giày da chẳng biết hài”.

2. Thiền sư Khánh Thông ở Đồng an.

Thiền sư Khánh Thông ở Đồng an tại Lô sơn. Có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạ nhà ai, Tông phong ấy ai người nối dõi?” Sư đáp: “Yến con chẳng lìa hang ổ cũ”. Lại hỏi: “ Lúc đức Thế Tôn chưa thành Phật thì thế nào?” Sư đáp: “Phật”, lại hỏi: “Sau khi đã thành Phật thì thế nào?” Sư đáp: “Phật”. Lại hỏi: “Rốt cùng thì thế nào?” Sư đáp: “Phật”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THI TÍN Ở PHƯỚC XƯỚNG

1. Thiền sư Kỳ ở Pháp hưng.

Thiền sư Kỳ ở Pháp hưng tại An châu. Có vị Tăng hỏi: “Người học không hỏi, xin Sư chẳng đáp”. Sư bảo: “Ý cá kình nuốt thuyền vọt sóng lớn, người không tin tức qua bể khơi”. Lại hỏi: “Thế nào là rơi hai lạc ba”. Sư đáp: “Nhiều ông hiểu đến ngàn lớp hỏi, không tự lắm lời nói chuyển tặng”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TUYÊN Ở TƯƠNG SƠN (PHẬT TUỆ)

1. Cư sĩ Hiến Triệu Biến.

Cư sĩ Hiến Triệu Biến, tự là Duyệt Đạo. Năm ngoái 40 tuổi, cư sĩ vất bỏ sắc, buộc tâm với Tông giáo, gặp Phật Tuệ đến ở Nam thiền gần đường thông. Hằng ngày cư sĩ đến thân gần, nhưng Phật Tuệ (Thiền sư Tuyền) chưa từng dung chỉ cho một từ. Về sau, đến trông coi châu, ngoài chánh sự, phần nhiều Cư sĩ thường ngồi yên, bỗng có tiếng sấm lớn chấn động, Cư sĩ bèn khế ngộ, làm bài kệ tụng rằng:

“Lặng ngồi công đường ghế rỗng ẩn.
Nguồn tâm chẳng động lắng nước trong.
Một tiếng sấm vang đầu cửa mở.
Kêu dậy từ trước tại cuối nhà.

Phật Tuệ nghe vậy, cười bảo: “Triệu vui đạo khua rửa tai”. Có Phú Trịnh Công mới đầu ở Tông môn chưa chỗ thú hưởng, Trịnh Công cố gắng đó mà viết rằng: “Cúi đầu chấp sự, giàu sang như vậy là cùng, đạo đức như vậy là lớn, phước thọ phương sinh như vậy là đủ, lui nghỉ nhàn ẩn như vậy là cao. Còn chỗ rất chưa lưu ý là một đại sự nhân duyên của Như Lai mà thôi. Nếu có khả năng chuyên chú thành cầu chứng ngộ thì ngày sau sẽ là tốt lành của môn hạ”.

Năm 72 tuổi, Cư sĩ vì Thái tử thiếu phó đặt quan mà về thân gần dân chúng làng quê xưa gặp gỡ vẫn như cũ. Cư sĩ thiết trai hội cao đệ tự thích ý, đề bài kệ nói về ý nghĩ mình rằng:

“Em mang vàng ròng đã lui bỏ.
Tin tức trong đó cũng tầm thường.
Người đời muốn biết trai cao lão.
Chỉ là thân kha Triệu Tử Lang”.

Cư sĩ lại bảo: “Rất kỵ làm nhận”. Đến lúc sắp qua đời, cư sĩ ghi thư gởi đến Phật Tuệ rằng: “Nếu chẳng nhờ Sư bình lắng cảnh răn, đến nay hẳn chẳng đắc lực vậy”. Phật Tuệ làm bài kệ viếng điếu rằng:

“Phận quan nước nhà.
Thôi về đời làm trình.
Vàng lật nhân gian bỏ.
Lầu ngọc trên trời thành.
Kiến tuệ không màn khuyết.
Hồ băng suốt đáy trong.
Gió xuân đường cốt thủy.
Trăng lẽ sáng chiếu mây.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC – Quyển 12
(Hết)