TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

Đời thứ mười hai, dưới đời Thiền sư Đại Giám.

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Chi ở Đại ngu, có mười ba vị:

  1. Thiền sư Văn Duyệt ở Vân phong
  2. Thiền sư Nguyệt ở Thụy quang
  3. Thiền sư Tử Viên ở Động sơn (ba vị trên hiện có ghi lục)
  4. Thiền sư Thủ Nghĩa ở Khai phước
  5. Thiền sư Khải Chu ở Hưng dương
  6. Thiền sư Khải San ở Hưng dương
  7. Thiền sư Giản Nam ở Đại võ
  8. Thiền sư Thông ở Pháp luân
  9. Thiền sư Kế Lan ở Vân đảnh
  10. Thiền sư Ứng ở Thừa thiên
  11. Thiền sư Sư Tấn ở Long vương
  12. Thiền sư Thủ Cần ở Thừa thiên
  13. Thiền sư Quang Ứng ở Khuê phong (mười vị trên hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Vĩnh ở Thạch sương, có tám vị:

  1. Thiền sư Bảo Tông ở Phước nghiêm
  2. Thiền sư Như Hán ở Đại dương (hai vị trên hiện có ghi lục)
  3. Thiền sư Trí Tăng ở Thắng nghiệp
  4. Thiền sư Thừa thái ở Bảo ninh
  5. Thiền sư Ngọc Viên ở Đại quang
  6. Thiền sư Hạo Thuyên ở Thạch sương
  7. Thiền sư Tuệ Trí ở Hưng quốc
  8. Thiền sư Văn Đoàn ở Viên thông (sáu vị trên hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Viễn ở Phù sơn, có mười chín vị:

  1. Thiền sư Đạo Trăng ở Tịnh nhân
  2. Thiền sư Nhân Nhạc ở Hưng hóa
  3. Thiền sư Vị Phương ở Ngọc tuyền
  4. Thiền sư Tuệ Sâm ở Định lâm
  5. Thiền sư Nhã châu ở Bản giác
  6. Thiền sư Phổ Tư ở Hoa nghiêm
  7. Thiền sư Duy Thục ở ẩn
  8. Thiền sư Phụng Năng ở Hành nhạc (tám vị trên hiện có ghi lục)
  9. Thiền sư Phổ An ở Quy tông
  10. Thiền sư Cảnh Vân ở Bạch mã
  11. Thiền sư Khánh Dư ở Cam lộ
  12. Thiền sư Hồng Thức ở Quy tông
  13. Thiền sư Hồng Liên ở Phù sơn
  14. Thiền sư Pháp Nhãn ở Cam lộ
  15. Thiền sư Kế Đồ ở Tây thiền
  16. Thiền sư Nhân Chiếu ở Đông thiền
  17. Thiền sư Hiền ở Thái bình
  18. Thiền sư Hoạt Tu ở Vạn sam
  19. Thiền sư Hiểu Vân ở Khê sơn (mười một vị trên hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Chiêu ở Bảo ứng, có hai vị:

  1. Thiền sư Phương Duyệt ở Lang da
  2. Thiền sư Hy Ẩn ở Hưng dương (hai vị hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tấn ở Thạch môn, có một vị:

  1. Thiền sư Trí Tài ở Thụy nghiêm (hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Dĩnh ở Kim sơn, có hai mươi vị:

  1. Thiền sư Kế Chân ở Quảng giáo
  2. Thiền sư Sùng Trân ở Phổ từ
  3. Thiền sư Trọng Hòa ở Thụy trúc
  4. Thiền sư Hoài Hiền ở Kim sơn
  5. Thiền sư Hiển Trung ở Thạch Phật
  6. Thiền sư Cư Duyệt ở Tịnh trụ
  7. Thiền sư Củng Thần ở Tây sư
  8. Thiền sư Thiện Đoan ở Bát-nhã
  9. Cư sĩ Tiết sứ Lý Đoan Nguyện (chín vị trên hiện có ghi lục)
  10. Thiền sư Liễu Tố ở Thừa thiên
  11. Thiền sư Tự Thông ở Nam thiền
  12. Thiền sư Hy Nguyên ở Thượng phương
  13. Thiền sư Tuệ Quán ở Ẩn tỉnh
  14. Thiền sư Thiệu Minh ở Pháp tánh
  15. Thiền sư Liễu Xiêm ở Ô nhai
  16. Thiền sư Trọng Hi ở Ngũ phong
  17. Thiền sư Thuyên ở Tuyết đậu
  18. Thiền sư Duy Ngộ ở Thụy trúc
  19. Thiền sư Dụng Chương ở Pháp tánh
  20. Thiền sư Như Đạo ở Nhân thắng (mười một vị trên hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nguyệt ở Động đình, có ba vị:

  1. Thiền sư Lượng ở Tiến phước (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Tung ở Thụy quang
  3. Thiền sư Thế Trân ở Thừa thiên (hai vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Dĩ ở Tích trượng, có hai vị:

  1. Thiền sư Bảo Hiên ở Hoàng nham (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Chí ở Linh nham (hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nhạc ở Long hoa, có hai vị:

  1. Thiền sư Tịnh Đoan ở Tây dư (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Hiển Trù ở Thúy nham (hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Cử ở Pháp hoa, có sáu vị:

  1. Thiền sư Văn ở Vĩnh khánh
  2. Thiền sư Văn ở Hải hội
  3. Thiền sư Quy ở Hưng hóa
  4. Thiền sư Ngung ở Long đàm
  5. Thiền sư Khương ở Giác hoa
  6. Thiền sư Hải ở Hải hội (cả sáu vị đều không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thái ở Thiên Thánh, có sáu vị:

  1. Thiền sư Bẩm Trân ở Thường thục
  2. Thiền sư Bảo Thật ở Tây dư
  3. Thiền sư Linh Nhiên ở Thường thục
  4. Thiền sư Xử Thành ở Phước nghiêm
  5. Thiền sư Hiển Ngọc ở Trung thiền
  6. Hòa thượng Tri Văn ở Thái châu (sáu vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nhất ở viện Thái tử, có một vị:

  1. Thiền sư Đồng Quảng ở Thái tử (không ghi lục).

 

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ CHI Ở ĐẠI NGU

1. Thiền sư Văn Duyệt ở Vân phong.

Thiền sư Văn Duyệt ở Vân phong tại Nam nhạc, vốn người dòng họ Từ ở Nam xương. Mới đầu Sư đến nơi pháp tòa Đại ngu, nghe Thiền sư Chi chỉ dạy đại chúng rằng: “Mọi người cùng nhóm tụ ăn rau hành dưa muối, nếu ăn một cọng rau hành dưa muối thì vào địa ngục nhanh như tên bắn”. Rồi xuống khỏi tòa. Sư rất kinh sợ, ban đêm Sư tìm đến nơi phương trượng. Thiền sư Chi hỏi: “Ông đến mong cầu gì?” Sư đáp: “Cầu tâm pháp”. Thiền sư Chi bảo: “Pháp luân chưa chuyển vận. Thực luân chuyển vận trước, sau sẽ sinh theo sắc lực mạnh khỏe, sao chẳng vì chúng cầu xin thức ăn? Ta đây nhẫn chịu đói còn chưa rảnh, thì đâu rảnh để vì ông mà nói Thiền ư?” Sư không dám trái lời. Sau đó không bao lâu, Thiền sư Chi từ Đại ngu lại đổi chuyển đến Thúy nham. Sư nhận sớ xong, lại qua Thúy nham cầu chỉ dạy. Thiền sư Chi lại bảo: “Phật pháp chưa đến sáng liền, tuyết đang lạnh nên vì chúng tìm cầu than lửa”. Sư cũng vâng theo lời, công việc hoàn tất, Sư trở vào lại nơi phương trượng. Thiền sư Chi lại bảo: “Đường tuy khuyết thiếu người, nay vì làm phiền ông”. Sư cũng vâng lời đó nhưng không được vui, Sư hận Thiền sư Chi chẳng dứt trừ tâm địa, bèn ngồi sau giá, bỗng nhiên có thùng sơn tan rơi từ trên giá xuống, và Sư cũng vụt nhiên khai ngộ, chóng thấy điều sử dụng của Thiền sư Chi, liền chạy đắp y Già-lê và vào ngay trên nhà ngủ. Thiền sư Chi nghinh đón Sư, mỉm cười bảo: “Duy-na hãy vui mừng việc lớn đã hoàn tất. Sư lại lễ bái và nói một lời giả từ mà đi. Sư chuyên cần phục vụ ở đó tám năm.

Sau đó, ra đời hoằng pháp, Sư ở tại Thúy nham, khi ấy vị Thủ tọa dẫn chúng ra nghinh hỏi rằng: “Với Tông thừa của Đức Sơn tức không hỏi, còn thế nào là đại dụng của Lâm Tế?” Sư bảo: “Ông ở xứ nào lại?” Thủ tọa phỏng bàn nghị, Sư liền chấp tay, Thủ tọa phỏng nghĩ đối đáp, Sư liền quát bảo: “Dẫn chúng về đi”. Từ đó cả đại chúng đều rất khiếp sợ kính phục Sư. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Đi đường chớ lượm vật”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Giặc cỏ Đại bại”. Vị Tăng ấy lễ bái, Sư thở dài một hơi. Lại hỏi: “Muôn pháp kết quy về một, một kết quy về đâu?” Sư đáp: “Sông Hồng chín khúc cong”. Lại hỏi: “Thế nào là câu thứ nhất?” Sư đáp: “Duỗi tay quá đều gối”. Lại hỏi: “Thế nào là câu thứ hai?” Sư đáp: “Muôn dặm Nhai châu”. Lại hỏi: “Thế nào là câu thứ ba?” Sư đáp: “Ky phẩn chổi quét”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật pháp nơi núi sâu rừng rậm?’ Sư đáp: “Con khỉ đến trên cây”. Lại hỏi: “ Thế nào là việc dưới nạp y?” Sư đáp: “Cốt nằm trong da”. Lại nói: “Chẳng giẫm qua màn rèm, xin Sư nhanh nói”. Sư bảo: “Núi Tu-di”. Lại hỏi: “Thế nào là tịnh pháp thân?” Sư đáp: “Đàn củi cỏ địch”.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nói chẳng lìa đường hang ổ, sao có thể ra khỏi được sự ngăn che ràng buộc, mảnh mây vắt ngang cửa hang. Mê tức là nguồn của bao nhiêu người. Do đó nói: Lời lẽ không bày sự việc, nói năng chẳng gieo ném cơ căn. Người tiếp nhận lời lẽ tang mất kẻ ngưng trệ nơi câu thì mê mờ. Các người đến trong đó nhờ câu thoại nào mà được hiểu?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Muốn được chẳng rước nghiệp vô gián, chớ nên phỉ báng chánh pháp luân của Đức Như Lai”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chư Phật thời quá khứ đã diệt độ, chư Phật thời vị lai chưa xuất hiện nơi đời. Do đó, ngay ngày nay, Phật pháp ủy thác ở Thúy nham. Buông đi thì tùy cơ lợi vật, nắm ở thì ngoái sỏi vỡ tan. Hãy nói nắm ở tốt hay buông đi tốt?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Ôi! Dã hồ tinh”. Rồi đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Các người cùng gì lên đến? Phần nhiều tợ như chích não đưa vào chén keo. Cùng gì xuống đi? Cũng là đất bằng ăn giao. Ngay nhiều chẳng đến chẳng đi, sáng sớm đánh ba ngàn, chiều tối đánh tám trăm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đạo xa vời ấy thay! Xúc sự mà thật, Thánh xa vời ấy thay! Hiểu đó thì thần. Do đó, ở thế giới Ta-bà lấy âm làm Phật sự. Ở thế giới hương tích dùng cơm thơm làm Phật sự. Trong Thúy nham ta đây chỉ ra vào hơi thở, cúng dường phụng thờ chưa Phật nhiều như số cát sông Hằng từ thời quá khứ đến hiện tại và cả vị lai không bỏ luống qua một vị nào. Chư Phật như số vi trần ở từ thời quá khứ đến hiện tại và cả thọ lãnh đều là Thúy nham làm Thị giả không một nơi chẳng đến. Nếu có một nơi không đến thì đáng cho ba mươi gậy. Chư vị Thượng tọa có hiểu chăng? Đem thâm tâm này mà phụng sự trần sát, đó chính là báo đáp ân sâu dày của chư Phật”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gốc của hữu tình nương tựa biển trí lấy làm nguồn. Dòng của Hàm thức, đều lấy pháp thân mà làm thể. Chỉ vì Tình sinh nên Trí ngăn cách, Tưởng biến nên Thể đổi khác. Thấu đạt gốc (Bản) thì Tình mắt, biệt được Tâm thì Thể hợp. Chư vị Thiền đức có hiểu chăng?’ Chư Phật xưa trước cùng với Lộ trụ có sự tương giao. Phật điện và lồng đèn đấu ngạch, như cũng chẳng hiểu đơn kép có giao chiết”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tre cây theo thân gặp Trường làm đùa vui. Tuy là như vậy nhưng mà một tay không thể riêng vỗ. Trong chúng chớ có tác gia bản phận thiền khách. Nạp Tăng ra lại cùng xướng hòa. Có ư?” Khi ấy có vị Tăng bước ra lễ bái. Sư bảo: “Y cứ hiếm có tợ như khúc nhạc mới có thể nhận nghe, lại bị gió thổi riêng điều trong”. Rồi Sư xuống tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trời trong lúc sáng sớm muôn sự đều rõ ràng, Bắc-câu-lô châu cơm gạo canh dài”. Và Sư xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nơi có Phật, không được ở, nơi không Phật phải gấp chạy qua. Các người vác ngang cây gậy hành cước đến xứ nào?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Đông thắng thần châu trì bát, Tây-cù-da-ni ăn cơm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Giả sử tâm thông suốt vô lượng thời, trải vô lượng kiếp nào khác gì ngày nay. Hãy nói việc ở ngày nay làm sao sinh?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Quạ rùa đục phá vách tường”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thấy nghe hay biết không chướng ngại, sắc, hương, vị, xúc thường Tam-muội. Nạp Tăng đạo hợp vậy, núi là núi, sông là sông, đói thì ăn cơm, mệt nhọc thì nằm ngủ. Bỗng nhiên núi Tu-di nhảy nhót vào trong lỗ mũi các ông, cá Ma-kiệt xuyên vào trong tròng mắt các ông, làm sao sống thương lượng? Ngừng giây lát, Sư bảo: “Tham đường đi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một con dao hai , chưa xứng với Tông sư. Xuống dưới cao bằng hẳn chưa phải là tác gia. Thúy nham đến trong đó, miệng tợ như gánh dẹp, vậy các người làm sao sống thương lượng?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Muốn được không rước nghiệp vô gián, thì chớ nên phỉ báng chánh pháp luân của Đức Như Lai”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu thấy được các tướng là phi tướng, tức núi sông đất liền đều không lỗi quá. Chư vị Thượng tọa, trọn ngày mặc áo ăn cơm, chưa từng ăn dính một hạt gạo, chưa từng treo dính một mảy tơ lụa, bèn có thể biến đất liền thành vàng ròng, khuấy động nước sông làm thành váng sữa. Tuy là như vậy nhưng mặt áo ăn cơm tức chẳng không. Môn hạ của nạp Tăng làm dơ bẩn hơi khí cũng chưa mộng thấy đó”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hạnh Phổ Hiền, Trí Văn Thù, trên núi Phổ-đà gió trong mát thổi, lừa mùa theo đội qua Tân La, cát liêu đầu lưỡi ba ngàn dặm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm chiếc gậy và bảo: “Mang ôm bình bát đến thế giới hương tích, vì gì mà không có đường xuất thân? Khêu nhật nguyệt trên đầu chiếc gậy lên, vì gì mà có mắt vẫn như mù? Ngay được gió thổi cỏ rạp, tiếng hòa âm thuận, không mảy may có thể giữ lại, còn là giao tranh đến pháp. Làm sao sống là không giao tranh đến pháp?” rồi Sư gõ chiếc gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lâm tế trước bén nhọn phóng qua một trữ, Đức Sơn sau khiến tạm ở một bên, riêng bày vô tư một câu làm sao sống? Nói”. Ngừng giây lát, Sư bảo: “Kham thán, chuông dưới sở lìa mùi vị!” Rồi Sư nắm phất trần đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong giáo điển nói: “Các thứ thủ xả đều là luân hồi, chưa ra khỏi luân hồi mà bàn biện viên giác thì tánh viên giác ấy tức đồng lưu chuyển, nếu thoát khỏi luân hồi, hẳn không có như thế. Các người đến trong đó hãy làm sao sống để biện bàn viên giác?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Lá sen tròn tròn tròn tợ kiếng, sừng ấu nhọn nhọn nhọn như dùi”. Rồi, Sư nắm phất trần đánh xuống thiền sàn một cái. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Người xưa nói: Núi sông vách đá chẳng ngăn ngại ánh sáng của mắt”. Và Sư bảo: “Làm sao sống là mắt?” Xong, Sư nắm chiếc gậy đánh vào vào thiền sàn một cái, tiếp bảo: “Núi Tu-di trăm thứ tạp toái tức không hỏi. Còn các ông hãy nói vua rồng Ta-kiệt-la tuổi ít nhiều?”

Có vị Sĩ tục hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Mặc áo ăn cơm lường việc nhà”. Lại hỏi: “Thế nào thì lùi thân ba bước, chấp tay ngang ngực đi?” Sư đáp: “Sau khi tỉnh say thêm một cốc chẳng như không”. Có lúc tiểu tham, nêu cử Bách Trượng đêm cuối năm dạy răn đại chúng rằng: “Các ông là một đội hậu sinh, kinh luật luận hẳn là không biết, vào chúng tham thiền, thiền lại không hiểu. Ngày ba mươi tháng chạp hãy làm sao sống chiết hợp đi?” Sư bảo: “Đốt đèn các Thiền đức, cách Thánh thời gian lâu xa, tâm người dợt dạt. Xem ngay các tùng lâm ngày nay càng là chẳng có nơi được. Hoặc nhóm tụ đồ chúng ba trăm, năm trăm vị đông nhiều đầy đất, chỉ vì cơm ăn no đủ, phòng nhà yên ẩn, bèn cho là vượng hóa. Trong đó chăm chăm làm Đạo thì không có một người, giả sử như có mười vị, năm vị chạy trên chạy dưới, nửa xanh nửa vàng. Hiểu tức tất cả nói ta hiểu. Mỗi mỗi tự cho là nắm được châu ngọc của rắn linh, ai chịu biết là mình trái, đến lúc bị bức ép đánh đòn đem lại, ngay lúc ấy trong muôn vàng chẳng có một. Khổ thay! Khổ thay! Do đó nói Tùng lâm Bát-nhã mỗi năm một điêu tàn, cỏ hoang vô minh mỗi năm một tươi tốt. Tóm lại, ngày nay các hậu sinh mới vào trong chúng tiện tự ngồi yên khoanh tay, nhận sự cúng dường của người khác. Đến như, rau chẳng nhặt cọng, củi không bửa một bó, mười ngón tay chẳng dính đến nước, trăm việc chẳng liên can đến nỗi lòng. Tuy là một thời gian an vui thỏa ý, nhưng tránh sao khỏi lụy thân trong ba đường xấu ác. Há chẳng thấy nói trong kinh giáo là thà dùng sắt nóng buộc thân chứ không nhận áo mặc của người tín tâm. Thà đem nước đồng sôi rưới vào miệng chứ không ăn vật phẩm của người tín tâm. Các vị Thượng tọa nếu được như vậy thì biến đổi đất liền làm thành vàng rồng, khuấy động nước sông làm thành váng sữa, cúng dường Thượng tọa chưa là việc ngoài bổn phận. Nếu chưa như vậy thì đến như giọt nước tấc tơ, cũng phải mang lông đội sừng mang cày kéo bừa để đền tả lại mới được! Không thấy Tổ sư nói: “Vào Đạo không thông lý, mang thân đến tín thí”. Đó là việc quyết định cuối cùng trọn không hư dối vậy! Cùng các vị Thượng tọa, tấc bóng rất đáng quý tiếc, thời gian chẳng đợi chờ người. Chớ đợi một mai mắt sáng rơi giữa đất. Ruộng phước không một chút công, thành sắt thống khổ vây hãm trăm thứ tội hình! Chớ bảo là tôi không nơi. Trân trọng!”

2. Thiền sư Nguyệt ở Thụy quang.

Thiền sư Nguyệt ở Thụy quang tại Tô châu. Có vị Tăng hỏi: “Câu chi một chỉ, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Canh ba trăng rơi xuyên qua chợ”.

3. Thiền sư Tử Viên ở Động sơn.

Thiền sư Tử Viên ở Động sơn tại Thụy châu. Lúc lên giảng đường, có vị Tăng bước ra vất tọa cụ xuống. Sư bảo: “Một lần câu tức bèn lên”. Vị Tăng ấy kéo tọa cụ lên. Sư bảo: “Khéo đùa bởn thành vụng”. Vị Tăng ấy nói: “Từ xưa không phát sinh khúc nhạc, phải là gặp người biết âm”. Sư bảo: “Dân Ba Tư và nước Đường (Trung Quốc)”. Vị Tăng ấy cười lớn, trở vào lại trong đại chúng.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VĨNH Ở THẠCH SƯƠNG.

1. Thiền sư Bảo Tông ở Phước nghiêm.

Thiền sư Bảo Tông ở Phước nghiêm tại Nam nhạc. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đức Thế Tôn đi khắp các hướng bảy bước, dắt chân toàn trái, mắt nhìn bốn phương, xúc chạm các đường thành trệ. Áo vàng trao đi ương hại cháu con, kệ ngọc truyền lại treo môi mép người. Gió phướng tỏ ngộ tánh chưa lìa sắc trần, bát nước ném kim toàn thành thấy hẹp. Tổ Sư chín năm xoay mặt vách tường chẳng thấy mảy may. Lông Công sáu đời truyền y toàn tính người khác ít lợi, Giang tây một tiếng hét chẳng hiểu thận trọng ban đầu, Đức kiệu thí hết chưa biết hộ trì chưa. Nam Sơn lỗ mũi ba ba lừa chỉ Tông do, Bắc viện tùng khô nhọc bày phong thái. Vân môn soi xét lại rơi hai rơi ba. Lâm Tế dẫn hết lầm bảy lầm tám. Nếu nói về năm vị của quân thần ngay như ngựa giấy qua cầu, lại đẩy khách chư giao tham, vừa tợ người bùn tắm rửa, riêng vượt ngoài hình tượng. Vả lại, chẳng phải chim ưng bắt thỏ, lẫn vết trong bụi trần, chưa là chó cắn heo, sao khác nhảy hố rớt hầm. Chánh là lánh chìm mà ném đặt. Kiến giải như thế chánh tại đường thường, Đạo nhân vượt ngoài khuôn phép làm sao nói câu thoại hiểu. Há chẳng thấy Đào tiềm là kẻ tục tử còn tự thấy việc thấy có, mà nay con cháu trong nhà Tổ không thể dưới da không chút máu!” Xong, sư hét quát một tiếng.

2. Thiền sư Như Hán ở Đại dương.

Thiền sư Như Hán ở Đại dương tại Dĩnh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu ngang cứng soang soảng?” Sư đáp: “Ngoài cửa trúc lay gió rung thức tỉnh người ngủ nơi sâu tối”. Lại nói: “Cửa lớn Quán Âm mở”. Sư bảo: “Sư tử cắn người”. Và Sư mới bảo: “Nghe tiếng mà ngộ Đạo, mất liền tròng mắt Quán Âm. Thấy sắc mà minh tâm, tịt ngay lỗ mũi Văn Thù. Một ra một vào, nửa mở nửa hộp. Đêm qua trâu bùn lội trong biển lớn mãi đến giờ này chẳng thấy trở về. Ôi!”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VIỄN Ở PHÙ SƠN.

1. Thiền sư Đạo Trăng ở Tịnh nhân.

Thiền sư Đạo Trăng – Tịnh chiếu ở Tịnh nhân tại Đông kinh, vốn người dòng họ Đới ở Cổ điền thuộc Phước châu. Thân phụ Sư mộng thấy người mặc xiêm y đội mão vàng như lửa dữ dẫn theo đến nhà, thân mẫu Sư bèn mang thai. Lại mộng thấy nhạc trời phướng vàng phạm bối dẫn một vị Tăng mắt biếc mày dày đến tức liền sinh Sư. Từ bé thơ, Sư chẳng ăn dùng các thứ tanh nồng. Năm mười bốn tuổi, vào viện Thượng sinh cầu xin xuất gia, Sư hành trì hạnh Đầu Đà. Năm mười chín tuổi, sư làm vị đại Tăng, đọc xem các kinh luận Đại thừa Tiểu thừa, xong Sư đặt để xuống không đọc nữa mà nói: “Phương đây tiến nói như vậy”. Rồi Sư mang một bình bát chạy đến Giang hoài, tham vấn phỏng học rất nhiều vị Thiện tri thức, mà chứng đắc yếu chỉ từ Thiền sư Viễn ở Phù sơn. Tại Giang châu có pháp tịch ở Thừa thiên muốn thỉnh mời Sư ở, song đó chẳng phải điều muốn của Sư, Sư mới vân du đến Đang Dương ngụ ở tại chùa Nhân Thánh. Một ngày nó đi trên sông, ngoảy nhìn lại thuyền mà Sư im lặng nghĩ tính rằng: “Phải nên tùy chỗ đến tin là duyên của Ta vậy”. Sư bèn nói với chủ thuyền: “Chở tôi ở cuối đuôi thuyền được không?” Chư thuyền cười hỏi: “Sư muốn đi đâu, Tôi sẽ đưa thuyền vào cặp bến?” nhân đó, Sư nói: “Tôi chợt muốn đi đến kinh đô”. Chư thuyền bèn chở Sư xoay chuyển đến hướng Bắc. Sư vào bái yết Thiền sư Liên – Đại giác ở Tịnh nhân. Thiền sư bảo Sư làm Thủ chúng ở dưới tòa. Đến lúc Thiền sư Liên trở về đất Ngô, đại chúng thỉnh mời Sư kế thừa pháp tịch đó.

Ngày khai đường giảng pháp, vua Anh Tông (Triệu Thự 10641068) sai Trung sứ giáng hương dâng tặng Sư áo phương bào sắc tía và phong tặng sư hiệu là “Giác Chiếu”, khắp chốn kinh Sư đô hội tốt xấu muôn mối. Các hàng quý nhân đạt quan đến đầy cửa, mà Sư một mực trông nhìn bình đẳng đó, muôn miệng một ngôn từ đều lấy làm bản sắc đạo nhận, không ai chẳng thêm kính trọng. Trải qua thời gian, đến mùa xuân năm Nguyên Phong thứ ba (1080) thời Bắc Tống, từ Thánh Quang Hiến qua đời, vua Thần Tông (Triệu Húc 1068-1086) ban sắc chiếu mời sư đến cung Khánh thọ giảng pháp. Có vị Tăng hỏi: “Từ Thánh vân du cảnh tiên, định về xứ nào?” Sư đáp: “Nước chảy nguyên tại biển, trăng rơi chẳng lìa trời”. Vua rất vui lòng, ban chiếu thiết đặt tòa cao lớn cho mọi người đến hỏi đáp, mọi người chung quanh trên dưới đều cho đó là việc chưa từng có. Tiếng hoan hô hưởng ứng vang động cả cung điện, ban tặng mọi thứ rất nồng hậu. Lại nói đến sự chấp chỉnh, Sư vốn là người rất có đức hạnh, nên chọn lấy một mỹ hiệu để tấu trình, vua mới phong tặng Sư hiệu là “Tịnh Chiếu Thiền sư”. Tại Kinh đô tạo dựng các ngôi thiền sát, mở mang chùa Tướng quốc làm thành hai ngô Thiền tự là Tuệ lâm và Trí hải, đặt cử chư Tăng làm chủ coi sóc đó hẳn là do Sư chọn lựa. Các bậc Lão túc đều tùy phong hóa mà theo, từ nước Cao Ly có sai phái ba vị Tăng đến nơi chỗ Sư thọ học, Sư tùy thuận căn cơ khai mở dẫn dắt đều được khế hợp với Tông chỉ. Sư làm người có cung cách tự đắc, lẳng lặng tợ như chẳng thể nói, tánh từ hòa an lạc rất thuần cẩn, phụng dưỡng tự thân rất kiệm ước, mặc một chiếc quần vải bố suốt hai mươi năm chẳng đổi thay, không ham thích tốt đẹp gì, thường tẩy rửa vách tường phía Tây của phương trượng, viết văn và mặc trúc có thể quét chùi vào đó. Sư bảo mọi người rằng: “Tôi muốn khiến những người ngang qua đây trông thấy đó mà tâm tự trong mát, quân cái tán này là tôi nói pháp vậy”. Sư ở góc phía Tây Đô thành có hơn bốn mươi vị Nạp tử, sống tự nhiên chẳng ra khỏi phòng nhà, suốt ba mươi năm mà chỉ như một ngày.

Đến ngày 17 tháng 08 năm Nguyên Hựu thứ tám (1093) thời Bắc Tống, bỗng nhiên Sư bảo cùng đệ tử là Sa-môn Tịnh Viên rằng: “Ba ngày nữa, Tôi sẽ đi vậy”. Đến kỳ hạn, tắm rửa thay y phục xong, sư nói bài kệ tụng rồi, ngồi kiết già mà thị tịch, hưởng thọ tám mươi tuổi sáu mươi mốt hạ lạp. Hoàng Lỗ Trực từng đề nơi tôn tượng Sư rằng:

“Hổ già không răng, rồng nằm chẳng ngâm
Ngàn rừng trăng tối, Lục hợp mây che
Núi xa làm mây hồng má hạnh
Lấy chồng cùng gió xuân chẳng dùng mai mối
Lão bà ba năm, ngày niên thiếu
Cũng hiểu Đông bôi Tây thoa lại”.

Có thể nghĩ tưởng thấy được điểm cao cùng của Sư vậy.

Mới đầu xuất hiện giữa đời hoằng hóa, có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai, Tông phong ấy ai người nối dõi?” Sư đáp: “Có tiền sai sử tiền, không tiến giữ phận nghèo”. Lại hỏi: “Ai là đích tử của trăng hoa, cháu con của Lâm Tế?” Sư bảo: “Tha cho ngươi ba mươi gậy”. Lại hỏi: “Thế nào là cảnh tịnh nhân?” Sư đáp: “Văn bia điện Pháp quảng, đích thân vua Nhân Tông ghi tả”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Sáu đời Tổ sư khắp thiên hạ đều nghe”. Lại hỏi: “ Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Ngoài khói lửa của muôn nhà, một chiếc gối giữa khoảng nước mây”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Buổi sáng bôi thoa hương, buổi chiều kéo lửa”. Lại hỏi: “Thế nào là Quán Âm diệu trí lực?” Sư đáp: “Hà nam chó sủa, Hà bắc lừa kêu”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Gậy chống vác ngang chẳng đến vai”. Vị Tăng ấy nói: “Cảm tạ Sư giải đáp câu thoại!” Sư bảo: “Lầm nhận sao định bàn”. Và Sư mới bảo: “Một hỏi một đáp, không có lúc hết, người xưa gọi là biển vô tận tạng, cũng gọi là cửa phương tiện. Ở trước mặt nạp Tăng mà xa vời vậy. Cớ sao quyền bính tại trong tay, phóng đoạt tự do, ngồi đoán Tỳ-lô, vách đứng cao ngàn nhận. Lầu các Thiện tài, ai chịu nhàn du, hộp ngọc Hoa tạng đâu thể xem lấy. Trượng phu mạnh nhanh vốn hợp như vậy, qua sàn nghĩ lường sẽ thành vầng trăng thứ hai. Trừ ném cơ mất khí đây dừng ở am tranh, xuống đến bằng cao cong thành muôn vật, khắp cùng không ngưng trệ, xúc xứ đều thông, giả sử chẳng hết mảy may tự chuốc lấy lỗi lầm ấy, đàm nói như vậy tức cười giết nạp Tăng. Hãy nói ai hiểu được người cười?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Khán lấy”. Rồi Sư bèn xuống khỏi tòa.

Lại nữa, Sư chỉ dạy đại chúng nắm cây gậy mà bảo là: “Gây gậy gỗ lang lật khéo hay đàm nói Phật tổ, người điếc đã được nghe, người câm cũng hiểu lời. Chỉ vào đá trắng làm ngọc, gõ vào vàng rõng làm đất. Tiên gì hiểu đi. Nhà khác chưa cùng hứa. Chẳng cùng hứa chớ khinh suất, đường thông phía Nam đánh trống, đường thông phía Bắc múa vũ”.

Xong, Sư gõ xuống một cái.

2. Thiền sư Nhân Nhạc ở Hưng hóa.

Thiền sư Nhân Nhạc ở Hưng hóa tại Lô châu, vốn người xứ Nam tuyền. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Lâm Tế hỏi Hoàng Nghiệt”. Lại hỏi: “Người học không hiểu?” Sư đáp: “Ba lần lại ăn gậy”. Lại hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Sư đáp: “Cây gậy chống”. Lại hỏi: “Một đại tạng kinh đều là danh ngôn, lìa danh ngôn ấy thì chỉ dạy như thế nào?” Sư đáp: “Ngựa mắc bệnh hủi mẫu liễu khô”. Lại hỏi: “Người học không hiểu?” Sư đáp: “Lạc đà thích ăn muối”. Lại hỏi: “Rốt cùng như thế nào?” Sư đáp: “Roi sắt chỉ mời ngựa không hý”.

3. Thiền sư Vị Phương ở Ngọc tuyền.

Thiền sư Vị Phương ở Ngọc tuyền tại Kinh môn quân, vốn người đất Thục. Có vị Tăng hỏi: “Từ xưa đến nay chư vị Thánh giả dùng pháp gì để giáo hóa người?” Sư bèn nắm chiếc gậy lên. Lại hỏi: “Người học không biết”. Sư bảo: “Hai tay phân giao”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bèn đánh.

4. Thiền sư Tuệ Sâm ở Định lâm.

Thiền sư Tuệ Sâm ở Định lâm tại Túc châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Chỉ tại trước mắt”. Lại hỏi: “Vì sao không thấy?” Sư đáp: “Mù”.

5. Thiền sư Nhã châu ở Bản giác.

Thiền sư Nhã châu ở Bản giác tại Tú châu, vốn người dòng họ Trác ở Phước châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đưa nắm tay lên. Lại hỏi: “Người học không hiểu”. Sư bảo: “Đầu nắm tay cũng không biết”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nói Phật nói Tổ chôn vùi Tông thừa, nêu cổ giảng kim nhận chìm nạp tử. Đánh mở đường lên ai dám đương đầu, đứng ngang dưới gió chẳng nhọc rút ra. Nếu không hoa câu làm sao biện rõ cân lượng? Nếu cũng biện rõ được thì núi Tu-di chỉ nặng nửa Thù, nếu như biện không rõ được thì bẻ gãy cán cân đưa đến nước Nhật Bản cho mọi người cùng xem.

6. Thiền sư Phổ Tư ở Hoa nghiêm.

Thiền sư Phổ Tư ở Hoa nghiêm tại Đông kinh, vốn người danh hiệu Tạ ở Kiến dương thuộc Kiến châu. Từ thuở nhỏ bé, Sư tập học Nho nghiệp, thi cử đỗ đạt Tiến sĩ rất có tiếng tăm. Về sau, nhân đọc xem kinh Phật đến câu “Thức tự tâm nguyên”, căn tánh xưa trước tự nhiên bộc phát, Sư bèn đến nương tựa Sa-môn Khả Sùng ở Luật viện tại phía Tây chùa Thái bình hưng quốc xin xuất gia, và được độ thọ giới Cụ túc. Sư du phương phỏng tham, đến nơi pháp tịch Thiền sư Viên Giám ở Phù sơn; Long thư, vào thất thưa thỉnh tâm thần dung hội. Mọi người ở Long thư thỉnh mời Sư đến ở hai chùa Cam lồ và Thái bình. Tiếng tăm đạo hành Ngài lại lan tỏa khắp xa. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Sư đáp: “Khách đường như trời xa”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong khách?” Sư đáp: “Hầu cửa tợ biển sâu”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Sư đáp: “Thiên tử ban sắc trong nước nhà”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong chủ?” Sư đáp: “Tướng quân ra lệnh ngoài biên ải”. Rồi Sư tiếp bảo: “Trong khách hỏi chủ càng kéo có bén nhọn, trong chủ hối khách đồng sinh đồng tử, trong chủ biện chủ uống khí nuốt lời, trong khách tìm khách mây trắng muôn dặm. Nên trong câu không ý, ý tại trong câu. Từ đó rõ được, một đôi nhạn lẻ phẩy đất bay cao, từ đó chưa rõ. Một đôi uyên ương riêng đứng bên khe. Biết âm thiền khách, đồng cùng chứng minh, ảnh hưởng tuy khác dòng nhưng cần thiết phải tử tế”. Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Như là Đào Uyên Minh cuộn mày tức trở về”.

Về sau, Sư trở về tại Tịnh nhân, đức hạnh vang vọng mọi người. Càng kính trọng. Năm Nguyên Phong thứ năm (1082) thời Bắc Tống, mọi người ở Kinh đô thỉnh mời Sư đến ở Hoa nghiêm, lại càng chấn phát Tông phong, trong ngoài kinh thành tự nhiên đều quy hướng. Ngày mồng 10 tháng 04 năm Nguyên Phong thứ tám (1085) thời Bắc Tống, vua Thần Tông (Triệu Húc) ban sắc chiếu mời Sư vào trong cung cấm giảng pháp. Sau khi trở về, Sư không bệnh tật gì đi đứng vẫn như thường. Qua ngày mười bốn, bỗng nhiên Sư giảng trống, lên tòa giả biệt đại chúng mà thị tịch.

Sư là người tú kiệt xuất, xướng tam huyền cửu đái dưới Lâm Tế, tạo Ngũ vị Thập huyền ở Tào động, đều khéo được yếu chỉ của gia phong ấy. Sư sở học đã thông bác nên những nơi ghé đến chỉ trông mong biết được khuôn phép mà thôi. Mới đầu lúc đắc pháp tuổi Sư còn trẻ nhỏ, lâu ngày làm thị giả hầu Thiền sư Viên giám ở Phù sơn. Bấy giờ, Thiền sư ở Hoa nghiêm đã có phần tỉnh ngộ tỏ phát, mà Thiền sư Viên giám biết đó chưa thấu triệt hẳn mới bảo sư khơi dậy đó. Sư vâng theo sự chỉ giáo ấy dùng phương tiện khải phát, Thiền sư bèn khế chứng, về sau nối tiếp Tông phong dưới Động sơn. Nói ở truyện Thiền sư.

7. Thiền sư Duy Thục ở ẩn.

Thiền sư Duy Thục ở viện ẩn tại Nam khương quân. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Đường vẹo hẻm hẹp”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Trăm nghề đều biết hết”.

8. Thiền sư Phụng Năng ở Hành nhạc.

Thiền sư Phụng Năng ở chùa Hành nhạc tại Đàm châu, lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tông phong vừa mới cử, muôn dặm mây tan, pháp lệnh nếu ban hành ngàn núi toàn sắc lạnh. Trên đảnh Tu-di sóng bạc ngập trời, song trong biển lớn, bụi hồng đầy đất. Nên nghĩ Hoàng mai ngày xưa, thiếu thất ngày nay, chẳng thể lùi mình nhường người, bèn khiến giả gạo để đáp chí khí, cắt cánh tay để đáp tâm tư. Sau đó trong Hành nhạc, một thùng cơm gạo lật ruộng núi ngon không canh muối, khổ vui cùng ở tùy cao đến thấp, vả lại chẳng là đầu Nam mua quý, đầu Bắc bán hèn, dạy ngay Văn Thù cúi đầu, Ca-diếp cuộn mày, Long thọ Mã Minh nuốt tiếng uống hơi, Mục-kiền-liên Xá-lợi-phất lại chẳng thể làm. Vì sao vậy? Hãy quán sát kỹ pháp của Pháp vương, Pháp của Pháp vương như vậy”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ CHIÊU Ở BẢO ỨNG.

1. Thiền sư Phương Duyệt ở Lang da.

Thiền sư Phương Duyệt ở Lang da tại Trừ châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tạo vật không tâm sinh vật mà vật vật tự thành, mưa móc chẳng ý thấm vật mà mầm linh tự nẩy. Do đó thuốc tể chẳng ăn mà bệnh tự mất, thầy giỏi chẳng thân gần mà tâm tự sáng. Nêu biết Diệu tuệ Linh quang chẳng từ duyên mà được. Đến trong đó mới hứa cho các ông tiến bước. Lang da đây cùng các ông riêng làm cái tương kiến. Có vậy chăng? Nếu không thì chẳng thể nhàm chán tốt làm xấu”.

2. Thiền sư Hy Ẩn ở Hưng dương.

Thiền sư Hy Ẩn ở Hưng dương tại Dĩnh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu núi cao buông tay?” Sư đáp: “Trăng sáng chiếu cốc sâu tối”. Lại hỏi: “Thế nào là câu chết đi sống lại?” Sư đáp: “Mây trắng mọc giữa trời”. Lại hỏi: “Thế nào làTiều phu ra rừng đồi mới nói ca xuân sắc?’ Sư đáp: “Là người đắc đạo”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Rõ thấy chẳng thấy, thấy rõ chưa thấy. Người đi trên đường, chim ngủ giữa rừng. Tháp trong trăng cao mười hai tầng. Sao ngoài trời giẫm năm trăm diễu. Cần hiểu ư? Tay nắm minh phù ban đêm, cái nào biết trời sáng? Tham”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TẤN Ở THẠCH MÔN.

1. Thiền sư Trí Tài ở Thụy nham.

Thiền sư Trí Tài ở Thụy nham tại Minh châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu cắt dứt các dòng?” Sư đáp: “Tốt”. Lại hỏi: “Thế nào là theo gợn đuổi sóng?” Sư đáp: “Theo”. Lại hỏi: “Thế nào là câu hộp đậy đất trời?’ Sư đáp: “Hợp”. Lại hỏi: “Ba câu đã được Sư chỉ bày, vậy thế nào là biện rành xưa nay?” Sư bảo: “Về sau không được nêu bày”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trời bình đẳng nên thường che, đất bình đẳng nên thường chở. Nhật nguyệt bình đẳng nên quanh năm thường tỏa sáng, Niết-bàn bình đẳng nên Thánh phàm không hai, tâm người bình đẳng nên cao thấp không tranh”. Và Sư nắm gậy chống xuống một cái, tiếp bảo: “Chư vị Thiền giả, cây gậy này họa đêm ngày vì các người nói pháp môn bình đẳng. Có nghe chăng? Nếu nghe được thì dám bảo hộ việc hành cước các người hoàn tất, nếu nói không nghe cũng hứa cho các người mắt chánh cửa đảnh. Cớ sao? Vì pháp bình đẳng, không có cao thấp, gọi đó là A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề”. Và ngừng giây lát, Sư tiếp cười và bảo: “Về sau, văn còn dài”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DĨNH Ở KIM SƠN.

1. Thiền sư Kế Chân ở Quảng giáo.

Thiền sư Văn Giám – Kế Chân ở Quảng giáo tại Tuyên châu. Mới đầu đến dự tham ở Thiền sư Đạt Quán, bèn hỏi: “Tôi ngoài giảng thuyết ra còn nghiên tầm giáo điển quảng đại của chư Phật giảng nói, vậy thế nào là thấy được biên tế?” Thiền sư Đạt Quán bảo: “Bình thường nương tựa gì để giảng thuyết?” Sư đáp: “Y cứ giáo điển để giải nghĩa”. Thiền sư Đạt Quán bảo: “Y cứ giáo điển nghĩa là oan chư Phật ba đời”. Sư nói: “Lìa giáo điển một chữ tức đồng các ma nói”. Thiền sư Đạt Quán bảo: “Không hỏi ông về giáo nghĩa, vậy người nào giải nói?” Sư đáp: “Chỉ thấy nói năng động tỉnh, không thể thấy được hình tướng ấy”. Thiền sư Đạt Quán bảo: “Chỉ không hình tướng ấy bèn là quảng đại, nếu ngộ được tâm đây tức thấy được biên tế”. Từ đó, Sư bèn có sự tỉnh ngộ. Sư ở tại Quảng giáo, lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phàm muốn làm Tông sư phải thấu rõ câu tối sáng, dán mắt trong nửa đêm, hỗn thành trải đất không. Thích-ca Văn lắm sư, lúc sinh gắng trông nhìn bốn hướng, chỉ vào ngực riêng tự xưng tôn quý, lại đi khắp các phương bảy bước. Sáng lại ai biết, tối khiến người nào ngộ? Từ đó sau trăm ngàn năm, khuất chỉ số hà sa, một người mù dẫn cả chúng mù, mọi người mù cùng nhau nâng đỡ, ngày khác thấy Lão Diêm, gắng mắt không tướng thăm, lúc ấy nghỉ kêu đạo, vạc sôi không nơi lạnh, nghĩ ruột trống cao tâm, chỉ mâm cao chuyển đưa, gởi lời người đời sau, chớ bị từ lục lầm”.

2. Thiền sư Sùng Trân ở Phổ từ.

Thiền sư Sùng Trân ở viện Phổ từ tại Nhuận châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Phổ từ?” Sư đáp: “Ra cửa bèn thấy núi Hạc lâm”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Vào cửa tức thấy Trưởng lão Trân”.

3. Thiền sư Trọng Hòa ở Đoan trúc.

Thiền sư Trọng Hòa ở Đoan trúc tại Thái bình châu. Có vị Tăng hỏi: “Người được tòa đắp y đều giao – hết – Còn việc hướng thượng Tông thừa thì thế nào?” Sư đáp: “Chỉ biết băng là nước”. Lại hỏi: “Vậy còn có việc gì không?” Sư bảo: “Thôi hỏi nước thành băng”. Lại nói: “Lộng trào phải là người lộng trào”. Sư bảo: “Vị Tăng ấy từ Chế trung lại”.

4. Thiền sư Viên Thông ở Kim sơn.

Thiền sư Viên Thông – Hoài Hiền ở Kim sơn tại Nhuận châu. Có vị Tăng hỏi: “Sư xiển dương tông chỉ người nào đắc pháp?” Sư nắm dựng cây phất trần dậy. Vị Tăng ấy nói: “Bình sắt đầu thành từng ấn chứng, khe biếc bờ sườn đèn Tổ soi. Sư liền phẩy một cái và bảo: “Nghe việc chẳng thật kêu chuông làm bát”.

5. Thiền sư Hiển Trọng ở Thạch Phật.

Thiền sư Hiển Trọng – Tổ Ấn ở chùa Thạch Phật tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Bất động tôn?” Sư đáp: “Lò lửa trên đầu khỉ”. Lại hỏi: “Thế nào là trăm ngàn ức hóa thân?” Sư đáp: “Thêm hương thay nước châm đèn quét đất”. Lại hỏi: “Thế nào là Tỳ-lô Sư pháp thân chủ?” Sư đáp: “Cột trụ buộc ngựa”. Lại hỏi: “Có gì giao thiệp?” Sư đáp: “Buộc giết cái tài giỏi ấy”. Lại hỏi: “Gặp giết Phật Tổ mơi là Tác gia. Vậy thế nào là kiếm giết Phật Tổ?” Sư đáp: “Chẳng chém kẻ tài giỏi ấy chết”. Lại hỏi: “Thế nào là kiếm của Hòa thượng?” Sư đáp: “Khiến chẳng thực hành lại”. Lại hỏi: “Thế nào là tướng sinh?” Sư đáp: “Núi sông đất liền”. Lại hỏi: “Thế nào là tưởng sinh?” Sư đáp: “Thỏ con ngóng trông trăng”. Lại hỏi: “Thế nào là Lưu chú sinh?” Sư đáp: “Không gián ”. Lại hỏi: “Thế nào là sắc không?” Sư đáp: “Bình phong năm sắc thái”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ôi! Ôi! Ôi! Cá rồng đáy biển đều khô – hết – Ểnh ương ba chân bay lên trời. Quạ rùa thoát xác sống trong lửa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thời điểm chưa đến, trắng đen chưa phân. Đến thời chẳng điểm hòa bùn hợp nước. Lộ Trụ nhảy nhót vào trong lồng đèn tức tạm theo kẻ khác. Lông mày các ngươi nhân gì mà kéo xuống dưới cẳng chân, ngay nhiều khi ấy tức rõ được, cũng là con khỉ đội đeo khăn ở đó tức chưa rõ, nào khác gì nhện càng mang giày. Tuy là như vậy, nhưng người cười ta thì nhiều, còn người mỉm cười ta thì ít”.

6. Thiền sư Chân Tịnh ở Tịnh trụ.

Thiền sư Chân Tịnh – Cư Thuyết ở viện Tịnh trụ tại Hàng châu. Sư đến dự thâm ở Thiền sư Đạt Quán, bèn hỏi: “Với tôi thì kinh luận có rõ biết phần nào, riêng đối với Thiền thì không tin, xin Sư giải quyết nỗi nghi?” Thiền sư Đạt Quán bảo: “Đã không tin Thiền thì đâu có thể rõ kinh. Vì Thiền là lưới giềng của kinh, kinh là giềng lưới của Thiền, nâng giềng lưới chánh giềng lưới, rõ thiền tức thấy kinh”. Sư nói: “Xin vì tôi mà giảng nói Thiền xem”. Thiền sư Đạt Quán bảo: “Phần sau văn dài”. Sư nói: “Như kinh gì thì cùng với Thiền đồng một thể?” Thiền sư Đạt Quán đáp: “Phật và Tổ chẳng hai tâm, như tay xoa nắm tay, nắm tay cầm lấy tay”. Nhân đó mà Sư có chút tỉnh ngộ, mới làm thành kệ tụng rằng:

“Hơn hai mươi năm dụng ý sai
Mấy phen từng nắm tâm tro đây
Mà nay vất vả gặp tri kỷ
Lý Bạch xưa nay là Lý Tài”.

7. Thiền sư Củng Thần ở Tây sư.

Thiền sư Củng Thần ở núi Tây sư tại An cát châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Linh vân hoa đốm trong mắt che mờ, huyền sa kiểng tay trên mình vướng vết, chẳng như tạm qua thời ấy, tự nhiên thân tâm An lạc. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lý nhân sự mà có, tâm đuổi theo cảnh sinh, sự cảnh đếu mất ngàn núi muôn sông. Làm sao sống được vừa tốt?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Hãy chớ mổ xẻ thịt thành vết sẹo”. Sư có bộ “Tổ Nguyên Thông Yếu” ba mươi quyển, lưu hành ở đời.

8. Thiền sư Thiện Đoan ở Bát-nhã.

Thiền sư Thiện Đoan ở chùa Bát-nhã tại Côn sơn thuộc Tô châu.

Có vị Tăng hỏi: “Có sinh có diệt đều là thường nghi. Vậy lúc không sinh không diệt thì như thế nào?” Sư đáp: “Côn lôn mang giày đứng giữa không trung”. Lại hỏi: “Chẳng tiện là nơi làm người không?” Sư đáp: “Thạch nữ cài trâm hoa ngủ trong lửa”. Lại nói: “Đại chúng chứng minh”. Sư bảo: “Lại là trâu bùn đánh đấu vào biển”.

9. Cư sĩ Tiết sứ Lý Đoan Nguyện.

Cư sĩ Tiết sứ Lý Đoan Nguyện, thuở nhỏ ở tại Quán xá thường xem đọc sách Thiền, đến lúc trưởng thành tuy cưới vợ ra làm quan nhưng Cư sĩ dốc chí với Tổ đạo, bèn xây dựng phòng thất riêng sau vườn thuộc loại như Lan Nhã, thỉnh mời Thiền sư Đạt Quán đến ở đó, sớm tối tham vấn thưa hỏi quên cả ăn ngủ. Một ngày nọ Thiền sư Đạt Quán trông thấy Cư sĩ mà nói là: “Nếu chẳng phải do sứ thị hiện thì đâu được như thế ư? Sao không có cái nơi vào?” Cư sĩ nói: “Thiên đường, địa ngục rốt cùng là có hay không? Xin Sư chỉ bày”. Thiền sư Đạt Quán đáp: “Chư Phật nhìn giữa không trung nói người có mắt thấy hoa đốm giữa hư không. Thái úy có tầm trong ấy không? Tay nhóm bắt trăng nước, đủ cười trước mắt thấy lao ngục mà chẳng lánh. Nghe thiên đường ở ngoài tâm mà muốn sinh đến, rất là không biết mừng sợ tại tâm thiện ác thành cảnh. Thái úy chỉ cần chỉ rõ được tự tâm thì tự nhiên không lầm hoặc”. Cư sĩ lại hỏi: “Tâm làm sao rõ?” Thiền sư Đạt Quán đáp: “Thiện ác đều chớ nghĩ lường”. Cư sĩ lại hỏi: “Sau khi không nghĩ lường, tâm quy hướng về đâu?” Thiền sư Đạt Quán đáp: “Tạm xin mời Thái úy trở về lại nhà”. Cư sĩ lại hỏi: “Chỉ như người sau khi chết, tâm quy hướng về đâu?’ Thiền sư Đạt Quán bảo: “Sinh tử đâu đến?” Cư sĩ bèn không chỉ được. Thiền sư Đạt Quán đứng dậy đánh vào ngực mình và bảo: “Chỉ tại trong này, lại nghĩ lường cái gì?” Cư sĩ nói: “Con đã có hiểu được”. Thiền sư Đạt Quán hỏi: “Làm sao phát sinh hiểu?’ Cư sĩ đáp: “Chỉ biết đường tham, chẳng hay lối sai”. Thiền sư Đạt Quán ấn mở bảo: “Trăm năm một giấc mộng, sáng nay mới tỉnh ngộ”. Thế rồi, Cư sĩ nói bài kệ là:

“Ba mươi tám năm
Mịt mờ không biết
Đến lúc có biết
Nào khác không biết
Mênh mông sông biện
Ẩn ẩn bờ tùy
Sư trở về vậy
Tên sóng rong Đông”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NGUYỆT Ở ĐỘNG ĐÌNH.

1. Thiền sư Lượng ở Phước tiến.

Thiền sư Lượng ở Phước tiến tại Tô châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là chẳng nương gá ngôn thuyên, xin Sư chỉ dạy?” Sư đáp: “Đại chúng đều thấy ông chăng?’ Lại hỏi: “Chẳng chỉ ấy bèn là phải không?” Sư đáp: “Hiếm gặp khách xỏ xuyên tai”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DĨ Ở TÍCH TRƯỢNG.

1. Thiền sư Bảo Hiên ở Hoàng nham.

Thiền sư Bảo Hiên ở Hoàng nham tại Thai châu. Có vị Tăng hỏi: “Chẳng muốn không nói, lúc lược nhờ thi thiết thì thế nào?” Sư đáp: “Biết mà cố phạm”. Vị Tăng ấy đảnh lễ, Sư bèn đánh”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NHẠC Ở LONG HOA.

1. Thiền sư Tịnh Đoan ở Tây dư.

Thiền sư Tịnh Đoan – Sư Tử ở Tây dư tại An cát châu, vốn người dòng họ Khâu ở Bản quận. Mới đầu Sư thấy múa Sư tử mà phát minh tâm yếu, sang bái kiến Thiền sư Nhạc ở Long hoa mà được ấn khả, bèn trở về làng gom nhặt vải lụa làm da áo sư tử và thường luôn đắp mặc, nhân đó mà xưng gọi “Đoan Sư Tử”. Thừa tướng Chương Công mến mộ đạo hạnh của Sư đích thân đến thỉnh mời Sư khai mở giảng đường có vị Tăng quan tuyên sớ, đến đẩy ngược xoay đầu nhảy nhót vụt chẳng gá bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa bảy quyển, có ngư phụ chưa từng tụng một tiếng, trước nghe Sư ở đó, bèn lên tòa, niêm hương chúc Thánh thọ xong mới cất tiếng ngâm rằng:

“Vốn là một khách chài lưới Tiêu Tương Tự Đông tự Tây tự Nam Bắc”.

Đại chúng tạp nhiên đều khen hay giỏi. Sư trông nhìn đó, cười mà bảo: “Quán xét kỹ pháp của Pháp vương, pháp của Pháp vương như vậy”. Bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tháng hai có hai Thiền ông, có gì gọi là gió xuân chạm mắt trăm hoa nở, công tử vương tên ngày ngày vui vẻ say, chỉ có trước điện trần triều cối, chẳng vào lúc ý người. Nhà thiền để lại chỉ cái là chẳng nghĩ toan, thản nhiên ăn xong một bát trà, thả mình trên giường duỗi chân ngủ”. Sư đến hoa đình, đại chúng cầu thỉnh. Sư lên giảng đường bảo: “Sư tử Linh sơn lúc gầm rống, Phật pháp không thể thương lường, chẳng như đánh cái thìa đẩu”. Rồi Sư bèn xuống khỏi tòa. Có người hỏi: “Linh dương lúc chưa treo sừng thì thế nào?” Sư đáp: “Sợ”. Lại hỏi: “Đã là Thiện tri thức nhân gì mà sợ?” Sư đáp: “Sơn Tăng chẳng từng thấy cái gì khác biệt súc sinh”.

TỤC TUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 9

(Hết)