TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

Đời thứ mười hai, dưới đời Thiền sư Đại Giám.

Đệ tử nối dõi dòng pháp của Thiền sư Hoài ở Thiên y, có tám mươi ba vị:

  1. Thiền sư Viên Chiếu ở Tuệ lâm
  2. Thiền sư Pháp Tú ở Pháp vân
  3. Thiền sư Giác Hải ở Tuệ lâm
  4. Thiền sư Ứng Phu ở Trường lô
  5. Thiền sư Trí Tài ở Phật Nhật
  6. Thiền sư Trọng Nguyên ở Thiên bát
  7. Thiền sư Tử Hồng ở Thụy nham
  8. Thiền sư Trí Thiên ở Thê hiền
  9. Thiền sư Phạm ngôn ở Tịnh chúng
  10. Thiền sư Xung Hội ở Tam tổ
  11. Thiền sư Tiệp ở Tư thọ
  12. Thiền sư Khải ở Quán Âm
  13. Thiền sư Nguyên Thiện ở Thiên đồng
  14. Thiền sư Thể Minh ở Trường lô
  15. Thiền sư Trí Tư ở Khai nguyên
  16. Thiền sư Tuệ Từ ở Trừng chiếu
  17. Thiền sư Tuệ Nguyên ở Pháp vũ
  18. Thiền sư Trí Trừng ở Sùng đức
  19. Thiền sư Hữu Bình ở Thê ẩn
  20. Thiền sư Vân ở Định tuệ
  21. Thiền sư Vượng ở Đại đồng
  22. Thiền sư Nhân ở Thiết Phật
  23. Thiền sư Pháp Tồn ở Báo bản
  24. Thiền sư Thê ở Khai Thánh
  25. Thiền sư Duy Lễ ở Hành sơn
  26. Thiền sư Thiện Tư ở Hiển minh
  27. Thiền sư Huệ An ở Khải hà
  28. Thiền sư Linh Khản ở Vân môn
  29. Thiền sư Nguyên Thản ở Thái bình
  30. Thiền sư Văn Tổ ở Phật Nhật
  31. Thiền sư Tông ở Vọng tiên
  32. Thiền sư Dụng Cơ ở Ngũ phong
  33. Thiền sư Xử Tường ở Phật túc
  34. Thiền sư Tuệ Vân ở Minh nhân
  35. Thiền sư Kỳ Biện ở Tây đài
  36. Thiền sư Trí Đàm ở Khai nguyên
  37. Thiền sư Trí Giác ở Vĩnh thái
  38. Thiền sư Văn Hỷ ở Long hoa
  39. Thiền sư Tự Nhân ở Vĩnh thái
  40. Thiền sư Pháp An ở Diên ân
  41. Cư sĩ Thị Lang Dương Kiệt (bốn mươi mốt vị trên hiện có ghi lục)
  42. Thiền sư Khánh Đang ở Từ vân
  43. Thiền sư Động Giai ở Linh nham
  44. Thiền sư Thuyên ở Đồng thành
  45. Thiền sư Khả Chứng ở Tịnh tuệ
  46. Thiền sư Quang Tịch ở Bảo lâm
  47. Thiền sư Đạo Tân ở Cảm từ
  48. Thiền sư Tông Thượng ở Tứ châu
  49. Thiền sư Hối ở Bạch pháp
  50. Thiền sư Hòa ở Báo ân
  51. Thiền sư Giản Gia ở Yển phong
  52. Thiền sư Nguyên Thái ở Đạo ngô
  53. Thiền sư Sơ Tiên ở Vô vi
  54. Thiền sư Ứng Đầm ở Báo ân
  55. Thiền sư Tông Bí ở Long môn
  56. Thiền sư Thuận Tông ở Hiển thân
  57. Thiền sư Tướng ở Trường nhĩ
  58. Thiền sư Huệ Hồng ở Phước tiến
  59. Thiền sư Ân ở Diên phước
  60. Thiền sư Phổ Tuấn ở Cảnh đức
  61. Thiền sư Minh Nhân ở Tiến phước
  62. Thiền sư Huệ Viên ở Khai hóa
  63. Thiền sư Hòa ở Vạn thọ
  64. Thiền sư Bản ở Định pháp
  65. Thiền sư Giám ở Trường lô
  66. Thiền sư Hữu Kỳ ở Mặc sơn
  67. Thiền sư Văn Đạt ở Thượng lam
  68. Thiền sư Lai Sơn ở Pháp hải
  69. Thiền sư Trí Tuân ở Đồng khánh
  70. Thiền sư Chân ở Thượng phương
  71. Thiền sư Ứng Đàm ở Vô tích
  72. Thiền sư Chủng ở Bảo lâm
  73. Thiền sư Như Bảo ở Báo ân
  74. Thiền sư Bí ở Phù dung
  75. Thiền sư Hữu ở Bạch vân
  76. Thiền sư Tuệ Thâm ở Pháp vũ
  77. Thiền sư Trạch Ngôn ở Tịnh chúng
  78. Hòa thượng Linh Tuyền
  79. Hòa thượng Năng ở Trà Đình
  80. Hòa thượng Vĩnh Thái
  81. Thiền sư Huệ Hồng ở Tứ châu
  82. Thiền sư Tuân ở Sùng hóa
  83. Hòa thượng Toàn Vịnh (bốn mươi vị trên hiện không ghi lục).

 

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ HOÀI Ở THIÊN Y.

1. Thiền sư Viên Chiếu ở Tuệ lâm.

Thiền sư Viên Chiếu – Tông bản ở Tuệ lâm tại Đông kinh, vốn dòng họ Quản ở Vô tích thuộc Thường châu, hình thể dung mạo to lớn, mọi việc làm thuần hậu. Năm mười chín tuổi, Sư mới đến nương tựa Thiền sư Đạo Thăng ở Vĩnh an – Thừa thiên tại Cô tô mà xuất gia. Theo hầu khăn nước suốt mười năm, xuống tóc thọ giới Cụ túc. Lại tiếp thêm ba năm nữa Sư mới giả từ rồi du phương tham phóng. Sư đến bái yết Thiền sư Chấn Tông ở Trì dương. Thiền sư Chấn Tông nêu cử về Tôn giả Thiên Thân tự nội cung của Bồ-tát Di-lặc mà xuống. Tôn giả Vô Trước hỏi: “Ở cõi nhân gian trải qua bốn trăm năm tức chỉ một ngày một đêm ở cõi trời ấy. Bồ-tát Di-lặc ở trong một thời giảng pháp khiến thành tựu năm trăm ức Thiên tử chứng đắc pháp nhẫn vô sinh. Chưa xét biết là giảng nói pháp gì?” Tôn giả Thiên Thân đáp: “Chỉ giảng nói pháp ấy”. Vậy thế nào là pháp ấy? Trải qua thời gian lâu sau mà Sư vẫn chưa khai ngộ. Một ngày nọ trong thất, Thiền sư Chấn Tông hỏi: “Lúc tức tâm tức Phật thì thế nào?” Sư đáp: “Giết người phóng lửa đốt có gì khó”. Từ đó tiếng tăm Sư vang vọng khắp nơi. Tào Sứ Lý Công Phục Khuê bảo Sư khai giảng pháp ở Thụy quang, Pháp tịch đó rất hưng thạnh. Võ Lâm Thú Trần Công Tương dẫn nêu hai chùa Thừa thiên và Hưng giáo bảo Sư nên chọn để ở. Mọi người ở Cô Tô chắn bít đường ngăn cản lưu giữ Sư lại. Lại vì Tịnh Từ cố cầu thỉnh. Dời đổi văn dụ, các hàng đạo tục đồng nói: “Nhờ Sư ba năm vì Bang châu này mà gieo trồng ruộng phước, không dám chiếm cứ dài lâu. Các hàng đạo tục mới vâng theo”. Đến năm Nguyên Phong thứ năm (1082) thời Bắc Tống, vua Thần Tông (Triệu Húc) ban sắc chiếu mở rộng chùa Tướng quốc, xây dựng sáu mươi bốn viện, làm nên tám thiền hai luật, thỉnh mời Sư làm vị Tổ thứ nhất ở chùa Tuệ lâm. Khi đã đến nơi, vua sai sứ sang hỏi công lao, qua ba ngày bèn ban truyền sắc chỉ đến nơi Tam môn của chùa, vì các hàng sĩ dàn diễn giảng giáo pháp. Ngày hôm sau, vua lại mời vào điện Diên hòa để hỏi đạo. Sư bảo ngồi, Sư liền ngồi kiết già. Vua hỏi: “Khanh thọ nghiệp tại chùa nào?” Sư tâu: “Ở chùa Vĩnh an – Thừa thiên ở Tô châu”. Vua rất hoan hỷ mời uống trà, Sư liền nâng bát hớp dài, lại vì nước nóng mà lay động đó. Vua bảo: “Thiền tông mới hưng thạnh, nên khéo khai giảng dẫn dắt”. Sư tâu rằng: “Bệ hạ biết có đạo này như mặt nhật soi chiếu, Thần đâu dám biếng lười”. Xong, Sư bèn giả từ mà lui ra. Vua đưa mắt tiểu chân Sư rồi nói cùng mọi người chung quanh rằng: “Thật xứng đáng là vị Tăng đầy đủ phước đức và trí tuệ”. Về sau vua đăng hà, bảo mời Sư vào điện Phước Ninh giảng pháp, Sư lấy cớ già yếu xin được trở về rừng và được chấp thuận và ban sắc mặc tình Sư vân du khắp các châu quận, không ai được ngăn cản bức ép trú trì. Bèn đánh trống giả từ đại chúng, Sư nói kệ tụng rằng:

“Vốn là khách không nhà
Nào kham mặc tình đi
Thuận gió thêm mái chèo
Thuyền con xuống Dương châu”.

Khi Sư ra khỏi Đô thành, các hàng Vương công quý nhân tiễn đưa, ngựa xe tấp nập. Đến lúc giả biệt, Sư dạy răn rằng:

“Tháng năm chẳng thể cầm vui
Già bệnh không hẹn cùng người
Nên siêng tu hành chớ biếng
Là thật cùng vì!”

Mọi người nghe đều cảm động rơi lệ buồn khóc.

Về sau, Sư đến Linh nham, đệ tử nối dõi dòng pháp hoằng truyền đông nhiều không thể tính kể. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Hàn Tín vào chầu”. Lại hỏi: “Với hàng căn cơ trung hạ làm sao lãnh hội?” Sư đáp: “Thây cúi vạn dặm”. Lại nói: “Sớm biết việc ngày nay, hận chẳng thận trọng lúc mới đầu!” Sư bảo: “Trên mộ Tam hoàng, cỏ lìa lìa”. Lại hỏi: “Trên là trời, dưới là đất, còn chưa xét rõ ở khoảng giữa là cái vật gì?” Sư đáp: “Núi sông đất liền”. Lại hỏi: “Thế nào là cảm tạ Sư giải đáp câu thoại?” Sư đáp: “Núi sông đất liền”. Lại hỏi: Hòa thượng sao được lừa dối người?” Sư đáp: “Tức là Lão Tăng có tội lỗi”.

Vào ngày mười lăm tháng giêng, có vị Tăng hỏi: “Ngàn ánh đuốc cùng soi chiếu lẫn nhau, tơ trúc giao hòa âm hưởng, chánh là lúc nào Phật pháp tại xứ nào?” Sư đáp: “Xin cảm tạ sự bố thí”. Lại hỏi: “Chẳng tiện là nơi Hòa thượng vì người không?” Sư đáp: “Lớn tợ chẳng trai hội đến”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một Hào đoan hiệu cõi nước Bảo vương, ngồi trong mảy trần chuyển vận đại pháp luân”. Xong, Sư nắm gậy chống dậy, tiếp bảo: “Cái này là mảy trần, làm sao sống nói cái đạo lý chuyển vận pháp luân? Ngày nay Sơn Tăng chẳng tiếc lông mày, cho các người nói phá. Nắm dậy thì nước biển vọt sóng núi Tu-di cao vời vợi, buông xuống thì bốn biển yên lặng đất trời chỉnh túc phẳng lắng. Dám hỏi cùng các người nắm dậy tức là phải buông xuống tức là phải, đáng dứt chẳng dứt, hai lớp công án ấy như thế nào?” Xong, Sư đánh xuống thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khán, khán, rực rỡ thụy quang chiếu khắp đại thiên thế giới, trăm ức vi trần cõi nước, trăm ức nước biển lớn, trăm ức Tu-di, trăm ức mặt nhật mặt nguyệt, trăm ức tứ thiên hạ, cho đến các cõi nước như số vi trần ở trong ánh sáng đồng một lúc phát hiện. Các nhân giả có thấy ư? Nếu thấy được tức hứa cùng các người thân gần nơi Thụy quang, còn thấy không được, chớ nói Thụy quang không tỏa chiếu. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đầu trên tợ trời, chân vuông tợ đất, dáng mạo xưa cũ lăng tầng ý khí trượng phu, nhảy nhót lộn ngược núi Tu-di, đạp băng nước biển. Trời Đế Thích và Long vương không nơi gá thân”. Và, Sư nắm lấy gậy chống, tiếp bảo: “Tức lại chống gậy lên trốn lánh. Ôi! Mặc tình các ông thần thông biến hóa, rốt cùng phải về trong đó”. Rồi Sư chống gậy xuống một cái.

Sau khi Sư thị tịch, an táng toàn thân dựng tháp ở Linh nham tại Tô châu.

2. Thiền sư Pháp Tú ở Pháp vân.

Thiền sư Pháp Tú – Viên thông ở chùa Pháp vân tại Đông kinh, vốn người dòng họ Tân ở Lũng thành thuộc Tần châu. Thân mẫu mộng thấy có vị Lão Tăng đến dừng nghỉ qua đêm, đến lúc tỉnh giấc bèn mang thai. Trước đó có vị Lão Tăng ở núi Mạch Tích cũng Hòa thượng Lỗ ở chùa Ứng càn làm bạn hiền lành, thường muốn theo Hòa thượng Lỗ du phương, sau khi đã dùng du phương rồi, Lão Tăng tiếp nói: “Ngày sau nên đến tìm tôi ở dưới ngọn núi Thiết tràng trước bờ Trúc phô”. Về sau, Hòa thượng Lỗ nghe nơi đó có trẻ nhỏ mới chào đời liền sang trông xem. Vừa gặp trẻ nhỏ liền mỉm cười, đến năm ba tuổi, muốn theo Hòa thượng Lỗ trở về, bèn lấy dòng họ Lỗ. Đến năm mười chín tuổi, khảo xét kinh pháp, thọ giới Cụ túc xong, Sư cố gắng chí nương tựa giảng tịch, tập học các kinh Viên Giác, Hoa Nghiêm, khéo thâm nhập tinh nghĩa. Nhân nghe pháp tịch của Thiền sư Hoài ở chùa Thiết Phật tại vô vi quân rất hưng thạnh, Sư bèn thẳng đến tham yết. Thiền sư Hoài hỏi: “Tòa chủ giảng kinh gì?” Sư đáp: “Kinh Hoa Nghiêm”. Lại hỏi: “Kinh Hoa Nghiêm lấy gì làm Tông?” Sư đáp: “Lấy Phật giáo làm Tông”. Lại hỏi: “Pháp giới lấy gì làm Tông?” Sư đáp: “Lấy tâm làm Tông”. Lại hỏi: “Tâm lấy gì làm Tông?” Sư im lặng không trả lời. Thiền sư Hoài bảo: “Mảy may có sai, trời đất cách biệt. Ông nên tự khán sẽ có phát sáng”. Về sau, nghe một vị Tăng nêu cử về Bạch Triệu tham hỏi Báo Từ là: “Lúc tình chưa sinh thì thế nào?” Báo Từ đáp: “Cách ngăn”. Bỗng nhiên Sư đại ngộ bèn đi thẳng vào phương trượng trình bày sở chứng. Thiền sư Hoài bảo: “Ông thật đáng là pháp khí! Tông của ta đây ngày sau do ông lưu hành hưng thạnh vậy”.

Mới đầu, Sư đến ở Long thư, Tứ viện, sau có sắc chiếu mời đến ở Pháp vân tại Trường lô và làm Thỉ tổ. Đến lúc vua Thần Tông (Triệu Húc 1068-1086) băng hà, có sắc ban mời Sư đến trước Ngự thần giảng pháp, ban tặng Sư hiệu là “Viên Thông”.

Có vị Tăng hỏi: “Chẳng lìa sinh tử mà đắc Niết-bàn, chẳng ra ngoài cảnh giới ma mà vào cảnh giới Phật. Lý ấy như thế nào?” Sư đáp: “Đất đỏ bôi thoa trâu mẹ”. Vị Tăng ấy thưa: “Cảm tạ Sư giải đáp câu thoại!” Sư hỏi: “Câu thoại đầu ngươi nói gì?” Vị Tăng ấy phỏng nghĩ bàn, Sư bèn hét mắng. Lại hỏi: “Tháng hai tháng ba mùa xuân, muôn vật đều nảy mầm, chưa xét rõ nói mầm ấy có tăng trưởng không?” Sư bảo: “Tự ở nhà khán lấy”. Lại hỏi: “Chẳng tiện là nơi chỉ bày ư?” Sư bảo: “Cây chuối cao ít nhiều”. Vị Tăng ấy nói: “Lửa đồng hoang thiêu đốt chẳng hết, gió xuân thổi đến sinh trưởng”. Sư bảo: “Cái đó là đáy của Bạch Công, Đáy Ông làm sao sống?” Lại nói: “Hãy đợi thời gian khác”. Sư bảo: “Xem thấy ông nói không ra”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trông nhìn gió xoay chuyển buồm là theo gợn đuổi sóng. Chuyển dứt các dòng, chưa khỏi rò rỉ như trước, lường tài năng bổ nhiệm chức vụ, sao vượt ngắn dài. Mua khăn cùng đầu khó được vừa đẹp, ngay nhiều, trên chẳng thấy trời, dưới chẳng thấy đất, Đông Tây chẳng rành, Nam Bắc chẳng phân, có nơi nào dùng. Nhậm lấy thì thuần thép đánh đến sinh sắt đúc thành cũng phải đầu trán toát mồ hôi. Tất cả chẳng là gì làm thương lượng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Lồng son mảnh mảnh ai được biết, cười giết Hoàng Mai con Thạch Nữ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sơn Tăng chẳng hiểu khéo nói, Đại để ứng với thời tiết, cùng kêu uống bát trà nóng, cũng không bí quyết huyền diệu của Tổ sư. Thiền nhân nếu cũng chưa cùng ngầm đạp dính, quả cân cứng tợ sắt”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mây thu nước thu núi xanh đầy mắt, trong đó sáng được ngàn chân muôn chân, hoặc là chưa như vậy thì Đạo sĩ cưỡi ngược trâu. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mưa tạnh nhỏ trông gió thổi cao cát chạy, đá nhổ cây kêu cành. Các người đều biết có. Hãy nói gió làm màu sắc gì? Nếu biết được thì hứa nhận các người đầy đủ mắt. Còn nếu không biết thì chớ quái lạ cùng lừa dối mù lòa. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thiếu lâm chín năm ngồi lạnh, tức bị Thần Quang đến thăm phá. Đến nay ngọc đá khó phân, chỉ được dây gai buộc trong giấy, có hiểu chăng? Người cười ta nhiều, người mỉm cười ta ít”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nhà nạp Tăng cao, chỉ kính bái Thích-ca, không bái Di-lặc chưa là bổn phận bên ngoài. Chỉ như nửa bài kệ thì mất thân, một câu ném vào lửa. Lại đồ họa cái gì?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Kia kia người ở núi, sao phải lại nói phá”.

Đến lúc Sư hiện tướng bệnh tật, bảo cùng đại chúng là: “Lão Tăng trú trì sáu nơi, có phiền các vị tri sự, thủ tòa, đại chúng. Nay lại bốn Đại chẳng bền chắc gió lửa sắp tan. Mỗi vị hãy nên lấy Đạo để tự an, chớ trái lời tôi căn dặn!” Và Sư bèn nói:

“Lúc đến không vật, lúc đi không
Đông Tây Nam Bắc mọi sự đồng
Sáu nơi trú trì không bổ ích”.

Sư ngừng giây lát, Sa-môn Huệ Đang là vị Giám tự đến thưa: “Sao Hòa thượng chẳng nói câu cuối?” Sư bảo: “Trân trọng! Trân trọng!” Nói xong, Sư liền thị tịch.

3. Thiền sư Giác Hải ở Tuệ lâm.

Thiền sư Giác Hải – Nhã xung ở viện Tuệ lâm chùa Tướng quốc tại Đông kinh, vốn dòng họ Chung ở phủ Giang ninh. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bích lạc lắng không mây, trời thu trăng sáng tỏ, Trường giang ngời như lụa, gió trong lại chẳng hết, dưới rừng Đạo nhân ẩn, cùng xem tình chung vui. Các Nhân giả vừa lại nói cái gió trong trăng sáng, còn là việc trong cửa kiến hóa, làm sao sống là phận việc trên của Đạo nhân?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Lúc đến trên đá nhìn dòng sông, muốn giặt áo thiền chưa có bụi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Biển nghĩa vô biên đều về trong nhìn liếc, hình dung muôn tượng thảy vào nơi chiếu soi. Các người dựng xây đá soang soảng, nhân gì liền không biết?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Chớ quái lạ Sơn Tăng quá nhiều việc, thời gian như tên bắn, gấp cùng thúc giục. Trân trọng!.

4. Thiền sư Ứng Phu ở Trường lô.

Thiền sư Ứng Phu – Quảng chiếu ở Trường lô tại Chân châu, vốn người dòng họ Tương ở Trừ châu. Có vị Tăng hỏi: “Người xưa nói Như Lai Thiền là Hứu Lão huynh hiểu, Tổ sư Thiền chưa mộng thấy đó. Chưa xét rõ là Như Lai Thiền và Tổ sư Thiền là đồng hay khác biệt?” Sư đáp: “Một mũi tên bắn qua Tân La”. Vị Tăng phỏng bàn nghị, Sư bèn quát mắng. Lại hỏi: “Lúc biết được trong áo có vật báu thì thế nào?’ Sư bảo: “Ông thử lấy ra xem”. Vị Tăng ấy bày một tay, Sư bảo: “Chẳng dùng chỉ Đông vẽ Tây. Vật báu tại xứ nào?” Vị Tăng ấy nói: “Vậy làm sao người học dùng được!” Sư bảo: “Ông thử dùng xem”. Vị Tăng ấy bèn phẩy tọa cụ xuống một cái. Sư bảo: “Mọi người cười ông kìa”. Có lúc lên giảng đường, Sư gọi đại chúng lại bảo: “Núi sông nhiễu quanh uyễn như bình phong thủy mặc, điện các lấn trời đẹp như động phủ thần tiên. Sum la vạn tượng hải ấn giao tham, một luồng thần quang lại không ngăn ngại. Các người hiểu chăng?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Xa xa giữa khoảng đất trời riêng đứng trông sao cùng? Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn đại chúng và bảo: “Cái này là gì? Gom chẳng nhóm, đánh chẳng tan, gió thổi không vào, nước rưới không dính. Lửa đốt chẳng được, dao chặt chẳng đứt, là cái gì ư? Trong chúng chẳng có mỏm đinh lưỡi sắt đến nạp Tăng, thử vì Sơn Tăng định đáng xem lại có ư?’ Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Nếu không, ngày nay Sơn Tăng mất lợi!” Đứng thời gian lâu.

5. Thiền sư Trí Tài ở Phật Nhật.

Thiền sư Trí Tài ở Phật Nhật tại Lâm an phủ, vốn người dòng họ

Kim ở Đài châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?’ Sư đáp: “Nước lạnh thành băng”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Tuyết mùa xuân dễ tan”. Lại hỏi: “Thế nào là đàm luận”. Sư gõ ngón tay xuống một cái. Lại hỏi: “Đông Tây kín cùng trao, làm sao mọi người đều biết?” Sư đáp: “Mùa xuân không ba ngày tạnh”. Lại nói: “Đặc biệt tỏ bày xin hỏi điều lợi ích”. Sư bảo: “Kéo bùn mang nước”. Lại nói: “Người học đến trong đó tức chẳng hiểu”. Sư bảo: “Thân giặc đã lộ bày”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong thành ồn náo nhiều, giữa núi yên tỉnh vắng lặng, tuy là như vậy, nhưng động tỉnh nhất như, sinh tử không hai, bốn mùa xoay chuyển, vật lý lắng yên, mùa hạ chẳng đi mà mùa thu tự lại, gió chẳng mát mà người tự sảng khoái, nay vậy xưa cũng vậy chẳng thay đổi mảy may, ai ít ai nhiều thân không hai dụng, chư vị thiền đức, đã là thân không hai dụng, làm sao long nữ hiện mười tám biến? Các ông không thấy. Đùa sóng phải là người đùa sóng. Trân trọng!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gió mưa tiêu tao lấp bít lỗ tai ngươi, lá rơi xen thêm lấp bít mắt ngươi, mùi hương xen tạp lấp bít lỗ mũi ngươi, thức ăn nóng lạnh ngọt ngon bít lấp đầu lưỡi ngươi, áo gấm ấm mát che lấp xác thân ngươi, điên đảo vọng tưởng bít lấp ý thức ngươi. Chư vị Thiền đức, ngay nhiều ngươi vụt chuyển được, cùng là đống hài cốt trên đất bằng phẳng. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gió rét cắt đất, đồng rộng trong lạnh, muôn dặm cỏ lìa suy, ngàn núi cây đen tối, chim săn được thế, chim cốt bay ngang, rất xứng với nạp Tăng bát đãy treo cao riêng bước phương xa, tợ như tướng mạnh ra bờ ải hoang, gặp cơ phải đánh địch, ngày nay còn có ư?” Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Kiếm báu trong hộp, dùi vàng trong tay áo, nay gặp thời thái bình, treo cao trên vách tường. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Các vị Thiền đức có biết chăng? Song thân của Sơn Tăng đồng một lúc mất hết, thật là không nơi nương tựa!” Rồi Sư đưa tay đánh vào ngực, tiếp bảo: “Trời xanh, trời xanh!” Sư lại trông nhìn đại chúng giây lâu, tiếp bảo: “Các người là sắt đánh vào tâm can”. Xong Sư bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử câu thoại về cây bách, Sư bảo: “Cây bách nơi sân Triệu châu nói cùng các thiền khách, sơn đen lặng gió, lưới tùng sáng cách”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là vô vi?” Sư đáp: “Trước núi tuyết tan một nửa”. Lại nói: “Xin Sư chỉ bày phương tiện”. Sư bảo: “Tiếng nước chảy kêu nghẹn”.

6. Thiền sư Trọng Nguyên ở Thiên bát.

Thiền sư Trọng Nguyên – Văn tuệ ở chùa Thiên bát tại Bắc kinh, vốn người dòng họ Tôn ở Thiên thừa thuộc châu. Thân mẫu Sư mộng thấy đối trước Đức Phật ăn nuốt một quả vàng sau mới sinh Sư. Tướng mạo dung nghi của Sư đặc biệt khác lạ bao trẻ thơ thường tình. Năm mười bảy tuổi xuất gia, năm hai mươi tuổi Sư thọ giới Cụ túc. Mới đầu, Sư vân du đến các giảng tứ rất thấu đạt về giáo tông, thường ngồi yên trong phòng thất cũ, bỗng nghe giữa không trung có tiếng bảo Sư rằng: “Người học pháp Thượng thừa không nên ngưng trệ nơi đây”. Sư kinh hãi bước ra trông xem nhưng mịt mờ chẳng thấy gì cả. Ngày hôm sau khách đến ra Hàn sơn nhóm tập, chỉ một lần trông xem đó, Sư bèn kính mộ tham huyền. Sư đến nơi pháp tịch của Thiền sư Hoài ở Thiên y, gặp lúc đại chúng đang thỉnh hỏi điều lợi ích, bỗng nhiên Sư đại ngộ. Thiền sư Hoài ấn chứng màbảo Sư: “Đây là ngựa non ngàn dặm của nhà ta vậy!”

Sau khi ra giữa đời hoằng hóa, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là hiền?” Sư đáp: “Vào lồng vào hạm”. Vì Tăng ấy vỗ tay, Sư bảo: “Nhảy ra được mới là khéo tay”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư bảo: “Xong”. Lại hỏi: “Thế nào là câu thấu pháp thân?’ Sư đáp: “Trên là trời, dưới là đất”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mùa Đông không chịu lạnh, mùa hè không chịu nóng, áo trên thân, cơm trong miệng ứng thời ứng tiết, tức chẳng phải trời, nhưng tự nhiên đều là máu mỡ của mọi người. Các vị Thiền đức, Sơn Tăng làm sao nói được câu thoại là pháp thế gian, hay là Phật pháp? Nếu chọn được rõ ràng thì muôn lượng vàng ròng cũng tiêu được”. Xong, Sư hét một tiếng. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phước thắng một mảnh đất, đi cũng mặc ngươi đi, ở cũng mặc ngươi ở, bước bước đạp vào mới biết nơi rơi. Nếu người nào chưa như vậy, thì nên rút bước chân xuống mà xem lấy. Ôi!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Xưa nay đất trời muôn trượng lắm nhiều, thường năm thu gom đông giấu, mọi người cho ta biết hết, kỳ thật mảy may đều không, ngay nhiều mảy may sánh với kia, trước núi Kê túc là việc gì nhàn rỗi?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Sáng nay đầu tuần tháng mười trời lạnh nên không mời cùng tham được!”

Sư trải qua bốn lượt thay đổi chốn danh lam, các hàng Tăng tục đều kính ngưỡng trọng vọng. Đến lúc Sư thị tịch vào giữa mùa nắng nóng dữ, nhưng lại có gió trong mát thổi đến nơi phòng, có mùi hương thơm khác lạ thoảng phất. Lúc trà tỳ, khói lửa tỏa đến nơi nào đều có xá-lợi năm sắc. Đại sư Văn Công Ngạn bác tấu trình, nhà vua ban tặng bình lưu ly sắc trắng để tôn trí xá-lợi, lại gởi thêm gấm lụa và đích thân đến an táng vào tháp. Cư sĩ Hà Chấn có được cốt xương đầu trán, răng và xá-lợi nên xây dựng ngôi Phù đề riêng để tôn thờ.

7. Thiền sư Tử Hồng ở Thụy nham.

Thiền sư Tử Hồng ở Thụy nham tại Đài châu, vốn người dòng họ Ngô ở Bản quận. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Mở mắt trông nhìn không thấy”. Lại hỏi: “Pháp nhĩ chẳng vậy, thế nào là chỉ Nam?” Sư đáp: “Câu thoại sai lạc rồi”. Vị Tăng ấy thưa: “Xin sư chỉ bày”. Sư liền cười lớn ha, ha”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một chẳng chấp giữ, hai chẳng hương theo, trên dưới bốn phía không lường bằng, đại dương trong biển sắt trôi, trên đỉnh Tu-di vụt sóng kình Lâm Tế rút co đầu lưỡi, Đức Sơn chống ngay cây gậy, ngàn xưa muôn xưa riêng vời vợi, để cho người đời làm bảng dạng”.

8. Thiền sư Trí Thiên ở Thê hiền.

Thiền sư Trí Thiên ở Thê hiền tại Lô sơn, vốn người dòng họ Cao ở Hàng châu. Có vị Tăng hỏi: “Một hỏi một đáp đều là sân cửa kiến hóa, chưa xét rõ hướng thượng còn có việc gì không?” Sư đáp: “Mây theo rồng, gió theo hổ”. Lại hỏi: “Thế nào là lúc rồng được nước thêm ý khí? Hổ gặp núi thì trướng oai nanh?” Sư bảo: “Ùn mây đến mưa lại làm sao sinh?” Vị Tăng ấy bèn quát hét Sư bảo: “Chẳng lại có đó”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị. Sư bảo: “Ối! Kẻ nghĩ câu thoại ngậm câm”. Lại hỏi: “Thế nào là tâm xưa nay?” Sư đáp: “Phá hàng rào phía Đông chắp vá vách tường Tây”. Lại hỏi: “Thế nào là một ngày trai yến?” Sư đáp: “Lui sau đứng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nghe hai chữ Phật pháp sớm là bẩn dơ tai mắt ta. Các người chưa tạp qua của pháp đường, dưới cẳng chân khéo cho ba mươi gậy. Tuy là như vậy, nhưng Sơn Tăng ngày nay cũng vì đại chúng mà dốc hết lực. Trân trọng!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Là vật gì được mặc tình ngoan ngu sáng tỏ?” Sư vỗ tay cười lớn “Ha, ha”. Tiếp bảo: “Sáng nay ba tỷ ngày là Cù-đàm mặt vàng, khắp thân là miệng, cũng phân sơ chẳng xuống”.

Đứng giây lâu.

9. Thiền sư Phạm ngôn ở Tịnh chúng.

Thiền sư Phạm ngôn ở Tịnh chúng tại Việt châu. Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Quốc Sư Nam Dương bảo: “Nói pháp có sở đắc đó là dã can kêu, nói pháp không sở đắc tức là sư tử rống” Sư bảo: “Quốc sư gì nói lớn tợ bít tai thâu lấy Linh khánh. Cớ sao nói có nói không đều là dã can kêu. Các người cần biết sư tử rống ư? Ôi!”

10. Thiền sư Xung Hội ở Tam tổ.

Thiền sư Xung Hội – Viên trí ở Tam tổ tại Sơn cốc; Thư châu, vốn là người Lam am phủ. Ngày khai mở giảng đường. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đệ nhất nghĩa đế?” Sư đáp: “Trăm thứ tạp toái”. Lại hỏi: “Thế nào là một hội Bao thiền chẳng khác Linh sơn?” Sư đáp: “Đem ky phẩn chổi quét lại”. Lại hỏi: “Sư lên pháp tòa vách đứng ngàn nhận Chánh bảo phải đi mười phương ngồi dứt. Chưa xét rõ lấy gì làm người?’ Sư đáp: “Chiếc nỏ nặng ngàn quân”. Lại nói: “Đại chúng đội nhờ Ân”. Sư bảo: “Lường tài sức bổ nhậm chức”. Lại hỏi: “Lý tuy đốn ngộ, Sư mượn tiệm trừ. Trừ tức chẳng hỏi, còn thế nào là Đạo lý đốn ngộ?” Sư đáp: “Trong lời nói có vang hưởng”. Lại hỏi: “Tiện gì lại tạm thế nào?” Sư đáp: “Sư tử lông vàng”. Lại hỏi: “Sống còn như mặc áo, chết lại đồng như cởi khố, chưa xét rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Thí như nhàn rỗi”. Lại hỏi: “Vì sao như vậy?” Sư đáp: “Nhân đi chẳng phòng ngại chống cánh tay”. Lại hỏi: “Thế nào là thiên đường?” Sư đáp: “Ở rất xa”. Lại hỏi: “Thế nào là địa ngục?” Sư đáp: “Tha ông chẳng được”. Lại hỏi: “Thiên đường và địa ngục xa cách nhau ít nhiều?” Sư đáp: “Bảy linh tám lạc”. Lại hỏi: “Mây trắng đầy nơi lầu các mở, Thiận tài làm gì từ ngoài mà vào?” Sư đáp: “Mở mắt tức lóa mờ”. Lại hỏi: “ “Chưa xét rõ rơi lạc vào xứ nào?” Sư đáp: “Lấp ngòi bít hang”. Lại hỏi:

“Thế nào là Bất động tôn?” Sư đáp: “Tấc bước ngàn dặm”.

11. Thiền sư Tiệp ở Tư thọ.

Thiền sư Tiệp ở viện Tư thọ tại Tuyền châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Trâu sắt sinh trứng đá”. Lại hỏi: “Thế nào là câu tiếp người?’ Sư đáp: “Chấp tay trước Tam môn”. Lại hỏi: “Thế nào là câu đại dụng?” Sư đáp: “Cửa ngực dính đất”. Lại hỏi: “Thế nào là câu vô sự?” Sư đáp: “Nằm ngả ngang giữa đường lớn”. Lại hỏi: “Thế nào là câu kỳ đặc?” Sư đáp: “Đích”.

12. Thiền sư Khải ở Quán Âm.

Thiền sư Khải ở Quán Âm tại Hồng châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Cây tùng cao, cây bách thấp”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Lá rơi về cội”.

13. Thiền sư Nguyên Thiện ở Thiên chương.

Thiền sư Nguyên Thiện ở Thiên chương tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Lớn không ngoài, nhỏ không trong. Đã không trong ngoài, rốt cùng là vật gì?’ Sư đáp: “Mở miệng thấy mật”. Lại hỏi: “Người học không hiểu?” Sư đáp: “Khổ trong khổ”. Lại nói: “Vì đại chúng dốc hết sức lực, họa sinh ra cửa riêng”. Sư liền đánh đó và bảo: “Đã bảo nghỉ mà chẳng chịu nghỉ, phải đợi mưa thấm ướt đầu”. Lại hỏi: “Thế nào là câu đầu tiên?” Sư đáp: “Sau cùng hỏi tương lai”. Lại hỏi: “Vì sao như vậy?” Sư đáp: “Trước đi chẳng đến”. Lại nói: “Vào nước thấy người dài vậy”. Sư bảo: “Tần Hoàng đánh phửu”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ông hỏi ý Tổ sư từ Tây vức lại, Mã Sư đạp nước ngập, nếu nhận được đầu mảy may, nào từng biết dậy ngã, kiếp lửa mới rành rỏi, kẻ ngu tìm cỏ khô, sao biết người sáng mắt, vì ông buồn thở dài”.

14. Thiền sư Thể Minh ở Trường lô.

Thiền sư Thể Minh – Viên giám ở Trường lô tại Chân châu. Lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn về bên tả rồi bảo: “Tướng trạng của sư tử đâu khỏi tần thân”. Sư ngoảy nhìn bên hữu, tiếp bảo: “Dung mạo của voi chúa sao quên xoay nhìn? Lấy đây trốn kia, bậc thượng sĩ sao kham nỗi, thức biến biết bao nhiêu hang ổ Dã hồ. Đến trong đó, phải biết có nơi Thánh phàm chẳng qua, nơi xưa nay chẳng đến. Hãy nói nơi nào có dấu người đi?’ Ngừng giây lát, Sư bảo: “Là trượng phu nên có chí xung lên trời, chớ hưởng theo nơi Như Lai đi lại”.

15. Thiền sư Trí Tư ở Khai nguyên.

Thiền sư Trí Tư ở Khai nguyên tại Đinh châu. Lúc lên giảng đường. Sư bảo: “Nạp Tăng đặt kim châm trong mắt giấu thân hơi rộng, trong biển lớn ngựa chạy hơi chật. Tướng quân chẳng lên cầu tiện, dõng sĩ nhọc treo áo giáp, ngày đi ba ngàn đêm đi tám trăm tức chẳng hỏi. Còn một câu chẳng động bước làm sao sống? Nói. Nếu nói được thì Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền chỉ tại trước mắt, còn nơi không được thì phải vén quần vải dây buộc giày cỏ cao. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trời lạnh rõ sáng, đất liền rộng dài, mây nổi từ cửa động, nước tuôn từ gò cao. Nếu nắm định thì mười phương thế giới rỗng rang, nếu buông đi thì Đông, Tây, Nam, Bắc thản nhiên. Vũ trụ mênh mông người vô số, mỗi mỗi lỗ mũi xa trời. Hãy nói các người nắm định tức phải, hay buông đi tức phải? Lại có người đoán được chăng? Nếu không có người đoán được thì ngoài ba cửa có hai cái Đại hán, một cái dương mày rút kiếm, một cái trừng mắt khua nắm tay. Tham”.

16. Thiền sư Tuệ Từ ở Trừng chiếu.

Thiền sư Tuệ Từ ở Trừng chiếu tại Bình giang phủ. Có vị Tăng hỏi: “Rõ ràng vô sở đắc, vì gì trời cao đất rộng?” Sư đáp: “Chật hẹp”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu luận việc này, lông mày trên nháy mắt sớm là nhảy qua, đâu kham tiến bước đến trước? Lại cầu Sơn Tăng nói phá, mà nay nói phá xong vậy, lại hiểu ư? Hôm qua trời mưa, ngày nay tạnh”.

17. Thiền sư Tuệ Nguyên ở Pháp vũ.

Thiền sư Tuệ Nguyên ở Pháp vũ tại Lâm an phủ. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu đầu tiên?” Sư đáp: “Vua Lương chẳng biết”. Lại hỏi: “Thế nào là câu cuối cùng?’ Sư đáp: “Đạt-ma vượt qua sông”.

18. Thiền sư Trí Trừng ở Sùng đức.

Thiền sư Trí Trừng ở Sùng đức tại Tư châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thăm mặt cùng bày lại không việc khác. Nếu cũng như vậy há chẳng tài tuấn thay! Sơn Tăng bởi chẳng đặng đứng con vì các người. Nếu đến trước mặt nạp Tăng một chấm cũng đính không được. Chư vị Thiền đức, hãy nói trước mặt nạp Tăng nói cái gì tức được?” Ngừng giây lát, Sư bảo: “Thu sâu màn rèm nhàn nhà mưa, tắm ngày lầu đài một gió sáo”.

19. Thiền sư Hữu Bình ở Thê ẩn.

Thiền sư Hữu Bình ở Thê ẩn tại Tuyền châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đạo bình thường?” Sư đáp: “Hóa thân chấp tay, Đạo sĩ chống tay”. Lại hỏi: “Trong mười hai thời, thú hướng thế nào?” Sư đáp: “Mặc áo ăn cơm”. Lại hỏi: “Riêng có việc gì nữa không?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào tức phải?” Sư đáp: “Thọ trai xong lại xin một bát nước trà”.

20. Thiền sư Vân ở Định tuệ.

Thiền sư Vân ở Định tuệ tại Bình giang phủ. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là một câu làm người?” Sư đáp: “Thấy đó chẳng lấy. Lại hỏi:

“Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Nghĩ đó ngàn dặm”.

21. Thiền sư Vượng ở Đại đồng.

Thiền sư Vượng ở viện Càn phù Đại đồng tại Kiến minh phủ. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Vào chợ quạ rùa”. Lại hỏi: “ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Lúc được lụa, tạm là lụa”.

22. Thiền sư Nhân ở Thiết Phật.

Thiền sư Nhân ở Thiết Phật tại Vô vi quân. Có vị tăng hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Sư đáp: “Một tầm gỗ lạnh từ là gần, ba sự thu mây lại ai hay”. Lại hỏi: “Gia phong của Hòa thượng đã được chỉ bày, còn vì người làm tiêu tức lại như thế nào?” Sư đáp: “Trăng mới có đêm tròn, tâm người không lúc đầy”.

23. Thiền sư Pháp Tồn ở Báo bản.

Thiền sư Pháp Tồn ở Báo bản tại An cát châu, vốn người dòng họ Lục ở Tiền Đường. Có vị Tăng hỏi: “Đàm nói vô vi bít dứt miệng người, vậy làm sao sống là một câu bít dứt miệng người?’ Sư bèn đánh. Lại hỏi: “Thế nào là một câu lưu thông tai điếc của trời người?” Sư đáp: “Chỉ sợ chẳng phải ngọc, thất ngọc cũng rất kỳ đặc”. Lại nói: “Chuyên vì lưu thông”. Sư bảo: “Một mặc loạn Đạo. Lúc ở tại Thiên y, nhận sự thỉnh mời, lên giảng đường, Sư bảo: “Thánh thọ ở Ngô giang hiện mời trú trì, tới lui chẳng vội tạm tùy duyên phận. Đây đều do Hòa thượng đương đầu dẫn tai dạy răn nuôi dưỡng, trước sau giúp đỡ dẫn dụ. Nếu căn cứ cho ngày nay Chánh khiến đáng đi, tiện khéo một gậy đánh chết, đâu kham lại dung thứ đứng tại trước tòa. Tuy là như vậy, nhưng nuôi con mới thấy cha hiền”.

24. Thiền sư Thê ở Khai Thánh.

Thiền sư Thê ở viện Khai Thánh tại Hòa châu. Ngày khai mở giảng đường, Sư ban lời rằng: “Mở trường chọn Phật, người trời đều tụ hội. Chớ có lâu trải qua trường giác ngộ, bãi khách tham thiền ra vào cùng thấy”. Khi ấy có vị Tăng bước ra. Sư bảo: “Tác gia. Tác gia”. Vị Tăng ấy nói: “Chớ đặt vội vàng”. Sư bảo: “Vốn từ trước lại chẳng là tác gia ư?” Vị Tăng ấy kéo tọa cụ dậy và nói: “Xem xem từ nước Ma-kiệt-đà thân hành lệnh này”. Sư bảo: “Chỉ nay làm sao sống?” Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Đầu rồng đuôi rắn”. Lại hỏi: “Đông Tây chẳng rành, Nam Bắc chẳng phân, người học từ trước đến xin Sư một lần tiếp?” Sư bảo: “Không tiếp”. Lại hỏi: “Vì sao không tiếp?” Sư đáp: “Vì ông Đông Tây không rành, Nam Bắc chẳng phân”. Lại hỏi: “Cớ sao đã nói là người Hồ râu đỏ lại cũng có nói là râu đỏ người Hồ?” Sư đáp: “Tô rô, tô rô”. Lại hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Tha cho ông ba mươi gậy”. Lại hỏi: “Vì sao như vậy?” Sư đáp: “Giết người có thể tha, vô lễ khó dung thứ”. Có lúc lên giảng đường, nắm chiếc gậy, Sư bảo: “Đại chúng hãy gấp nhìn núi Tu-di, họa vẽ một cái trăm thứ tạp toái, Nam thiệm bộ châu đánh một gậy Đông nghiêng Tây ngã, chẳng khỏi tạm lấy trong tay khai Thánh, bao nó hà hơi chẳng được”. Xong, Sư chống xuống một cái.

25. Thiền sư Duy Lễ ở Hành sơn.

Thiền sư Duy Lễ ở Hành sơn tại Phước châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu luận về việc này ngay đây khó rõ, hàng Tam hiền chẳng thể lường, hàng Thập Thánh không biết. Đến trong đó phải dất cao lệnh Tổ đè ngang mạc da, Phật cũng chẳng còn, thì mảy trần sao lập”Trực giáo Tu-di nát vụn, biển lớn khô cháy, thả buông một luồng chỉ cho các người thương lượng. Hãy nói thương lượng cái gì?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Muối quý gạo rẻ”.

26. Thiền sư Thiện Tư ở Hiển minh.

Thiền sư Thiện Tư ở Hiển minh tại Bắc sơn thuộc Lâm an phủ. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?’ Sư đáp: “Chín năm luống không xoay mặt vào vách tường ma-la, lại trở về Tây vức”. Lại hỏi: “Vì sao như vậy?” Sư đáp: “Thức ăn ngon chẳng trúng người no bụng ăn”. Lại hỏi: “Thế nào là vô tình thuyết pháp?” Sư đáp: “Lồng đèn treo lộ trụ”. Lại hỏi: “Người nào được nghe?” Sư đáp:

“Vách tường có lỗ tai”.

27. Thiền sư Huệ An ở Khải hà.

Thiền sư Huệ An ở Khải hà tại Minh châu. Có vị Tăng hỏi: “Chư Phật xuất hiện nơi đời là vì các hàng Quần sinh, vậy Hòa thượng xuất hiện nói đời đáng vì hàng người nào?” Sư đáp: “Chẳng vì Xà-lê”. Lại hỏi: “Vì sao đầm sâu gợn sóng lắng, học rộng nói tiếng nhỏ?” Sư đáp:

“Trên gậy chẳng thành rồng”.

28. Thiền sư Linh Khản ở Vân môn.

Thiền sư Linh Khản ở Vân môn tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Trong mười hai thời khắc dụng tâm như thế nào?” Sư đáp: “Đốt hương trong điện Phật”. Lại hỏi: “Người học không hiểu”. Sư đáp: “Chấp tay đầu Tam môn”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trần lao chưa phá xúc cảnh có ngàn sai, kiếng tâm tròn sáng mảy may chẳng lập, Linh quang sáng ngời riêng bày ở trước, xưa nay quên hết, Thánh phàm bặt lối. Đến trong đó mới có thể cuộn buông tự tại, ứng dụng không thiếu, vào ra qua lại trong nhân gian và Thiên thượng. Đại chúng tuy là như vậy, bỗng nhiên bị người nắm đứng. Thử hỏi các ông nói cây gậy đến nơi nào cắm, lại chỉ đối thế nào? Lại có người nói được chăng, bước ra nói xem?” Đại chúng im lặng không ai nói gì, Sư bèn đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

29. Thiền sư Nguyên Thản ở Thái bình.

Thiền sư Nguyên Thản ở Thái bình tại Thiên thai. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Pháp là không Tông, tùy duyên kiến lập, sắc động tỉnh chẳng khuất mờ sự thấy nghe, nêu dụng ngàn sai, như chuông chờ đợi gõ, khi đó dâng được, lại tùy thời mặc áo ăn cơm, nếu là Đức sơn Lâm Tế lại phải đánh giày cỏ hành khất. Tham”.

30. Thiền sư Văn Tổ ở Phật Nhật.

Thiền sư Văn Tổ ở Phật Nhật tại Lâm an phủ, có vị Tăng hỏi: “Căn cơ cao vợi, xin Sư chỉ bày?” Sư đáp: “Đầu ngã tư đường cái, đứng chữ bát”. Lại hỏi: “Chỉ như đáy biển đại dương đi thuyền, trên núi Tudi ngựa chạy lại làm sao sống?” Sư đáp: “Quạ rùa vào lửa”. Lại hỏi: “Thế nào thì có thể cưỡi đầu hổ, khéo nắm đuôi hổ?” Sư nắm cây gậy gỏ xuống một cái và bảo: “Lễ bái đi”.

31. Thiền sư Tông ở Vọng tiên.

Thiền sư Tông ở núi Vọng tiên tại Nghi châu. Có vị Tăng hỏi:

“Với bốn mùa tám tiết tức chẳng hỏi, một câu bình thường sự việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Hòa sơn đánh trống”. Lại hỏi: “Chẳng là nơi người học dốc sức phải không?” Sư đáp: “Quy tông kéo đá”. Vị Tăng ấy im lặng. Sư bảo: “Thật là nạp Tăng”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ô dược ở Nam đài, Thiên ma ở Bắc hải, Tân La có Phủ tử, Thần miên có Chu sa”. Ngừng giây lát, Sư tiếp bảo: “Đại chúng hiểu chăng?” Đứng giây lâu. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Các ngươi có chịu buông xuống chăng? Nếu chẳng buông xuống thì vác lấy đi”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa.

32. Thiền sư Dụng Cơ ở Ngũ phong.

Thiền sư Dụng Cơ ở viện Tịnh giác tại Ngũ phong, Thụy châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Đầu ngã tư đường cái đạp chẳng dính”. Lại hỏi: “Vây lúc đi thì thế nào?” Sư đáp: “Hãy chậm rãi”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “ bình qua nước, Đầu tử bán dầu, một năm ba trăm sáu mươi ngày, chẳng phải hướng trong đó mong cầu”. Xong, Sư nắm phất trần đánh xuống thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

33. Thiền sư Xử Tường ở Phật túc.

Thiền sư Xử Tường ở Phật túc tại Vô vi quân, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Thể của Bát-nhã?” Sư đáp: “Trong điện lưu ly đèn ẩn lạnh”. Lại hỏi: “Thế nào là Dụng của Bát-nhã?” Sư đáp: “Hoạt trác trúc địa”. Lại hỏi: “Một sắc không biến đổi khác kêu làm trâu trắng nằm đất, vậy có trở lại đầu mối chăng?” Sư đáp: “Đầu sừng mọc”. Lại hỏi: “Lúc đầu sừng chưa mọc thì thế nào?” Sư đáp: “Chẳng cần phạm đến lúa mạ của người’.

34. Thiền sư Tuệ Vân ở Minh nhân.

Thiền sư Tuệ Vân ở Minh nhân tại Bình an phủ. Lúc lên giảng đường, Sư đè ngang cây gậy và bảo: “Nếu cái gì đi thẳng được thì giữa trời không có hai mặt nhật, trong đất nước không có hai vua, Thích-ca, Lão tử uống khí hơi nước âm tiếng. Một đại tạng giáo điển như trùng mọc cây gỗ. Nếu như không xét ngưỡng kịp chánh là không dùi sắt lũng lỗ. Giả sử như nhiều thư tay gom lại cũng là canh thừa cơm cặn, đồng một lúc nhả ra mới có phần nhỏ tương ứng. Lại mới rơi lại không vang, y như cũ là kế sống của nhà quỷ. Cần muốn hiểu ư? Sau cơn mưa mới biết sắc núi xanh biếc, qua công việc khó mới biết tâm người Trượng phu”. Xong, Sư bèn chống cây gậy và xuống khỏi tòa.

35. Thiền sư Kỳ Biện ở Tây đài.

Thiền sư Kỳ Biện ở Tây đài tại Hưng hóa quân. Lúc lên giảng đường, Sư nêu cử ngữ thoại Lâm Tế vô vị chân nhân xong mới gọi đại chúng bảo: “Lão Lâm Tế tài tầm thường chỉ một xương sườn cứng tợ sắt. Đến lúc vào trong đó, phần lớn tợ như giữa ngày lạc mê đường đi, mắt thấy hoa đốm giữa hư không. Ngay nhiều người nói vô vị chân nhân là chuồng phẩn khô, chánh là rùa bùn lòi đuôi. Vị Tăng đó chỉ biết cuối mùa hạ rất nóng, không biết giữa mùa Đông rất lạnh. Nếu y cứ đương thời hợp đặt được ngữ thoại gì bít dứt đầu miệng lưỡi người trong thiên hạ. Tây đài chỉ mặc nghỉ đi, lại mới mắt không thấy bất tịnh, chẳng khỏi lòi ra một tay lẫn lộn đi vậy. Lâm Tế một vác, Tây đài một đống. Một vác một đống phân giao cho ai? Theo giáo bung ra các phương đi. Cười giết cái dùi già xưa lúc ấy”.

36. Thiền sư Trí Đàm ở Khai nguyên.

Thiền sư Trí Đàm ở Khai nguyên tại Đinh châu. Lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu không riêng tư?” Sư đáp: “Mảnh trăng tỏa chiếu sáng khắp muôn hình tượng”. Lại nói: “Cảm tạ Sư chỉ bày!” Sư bảo: “Chỉ bày cái gì?” Vị Tăng ấy nói: “Tránh sao lời nói còn ở tại lỗ tai?” Sư hỏi: “Lời nói gì?” Vị Tăng ấy đáp: “Mảnh trăng tỏa chiếu sáng khắp muôn hình tượng. Sư bảo: “Chỉ là hạng học nói”. Lại hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Bày xưa bày nay”. Lại nói: “Trước mắt không đường khác, tức các hàng Đạt giả cùng chung lối”. Sư bảo: “Ông làm sao sinh hiểu?” Vị Tăng ấy đáp: “Đạp dính quả cân cứng tợ bắt”. Sư bảo: “Còn bắt chước một ít”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Mùa xuân lạnh mùa thu nóng”. Lại nói: “Người học không hiểu”. Sư bảo: “Mùa thu nóng mùa xuân lạnh”. Lại hỏi: “Thế nào là gia phong của chư Phật xưa trước?” Sư đáp: “Tán thán chẳng cùng”. Lại hỏi: “Thế nào là tháp Vô phùng?” Sư đáp: “Gió thổi chẳng vào?” Lại hỏi: “Thế nào là người trong tháp?” Sư đáp: “Lỗ mũi đầu lớn hướng xuống”. Và Sư mới bảo: “Ta vật ngầm hợp, lộ bày có thật, pháp pháp linh thông, tâm tâm riêng sáng, cuộn buông tự tại ẩn hiện không bó buộc. Có lúc vắng vẻ không dấu vết, có lúc mở toáng khắp pháp giới. Trong ánh sáng Bát-nhã thảy đều ứng hiện. Mỗi mỗi trần đã, mỗi mỗi niệm đều Như. Nói gì Tôn giả Mục-kiền-liên, Xá-lợi-phất đầy đủ sức thần thông lớn, đến trong đó làm sao sống, mô phỏng lấy?”

37. Thiền sư Trí Giác ở Vĩnh thái.

Thiền sư Trí Giác ở Vĩnh thái huyện Tấn vân tại Xử châu. Có vị Tăng hỏi: “Tổ sư Đạt-ma ở Thiếu lâm một lần đi không tin tức, nay ân cần vì cử dương”. Sư đáp: “Trăng hoa tự chiếu ba ngàn cõi, mây nước không theo mười vạn trình”. Lại hỏi: “Suốt chín năm Tổ sư ngồi xoay mặt vách tường đáng vì việc gì?” Sư đáp: “Lại dất một chiếc giày mà tự trở về Tây vức”. Và Sư mới bảo: “Gió vàng róc rách, mốc ngọc lạnh trong, nơi nơi lên cao, người người vui thú. Chư vị Thiền đức, chỉ như giữa rừng Nạp Tử há chẳng biết thời, nếu cũng vui im quên hình mờ dạt cảnh quang kia, Thúy vi nơi sâu chẳng đuổi theo bốn mùa, một đám chiên đàn không ân gì chẳng báo đáp”. Xong, Sư vỗ vào thiền sàn một cái và xuống tòa.

38. Thiền sư Văn Hỷ ở Long hoa.

Thiền sư Văn Hỷ ở Long hoa tại Hàng châu. Mới đầu Sư ở tại am Lục Liên, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Lục Liên?” Sư đáp: “Cỏ trước một đường thềm, vài gốc tùng sau sương”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Mở ra đường Thánh phàm, đáp phá họa cửa lại”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng Tông thừa?” Sư đáp: “Một chiếc gậy Lang lật làm oai phong muôn dặm”. Và Sư mới bảo: “Các nhân giả hãy nói đáp cảnh ấy không đáp cảnh ấy. Nếu nói đáp cảnh ấy thì mắt của Sơn Tăng ở nơi nào? Còn nếu nói không đáp cảnh ấy sao lại nói cỏ trước một đường thềm vài gốc tùng sau sương? Lại cùng ủy tất ư?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Giờ giờ rõ ý Tổ, ngày ngày nổi gió trong. Trân trọng”.

39. Thiền sư Tự Nhân ở Vĩnh thái.

Thiền sư Tự Nhân ở Vĩnh thái tại Xử châu, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là trâu trắng nắm đất?” Sư đáp: “Rất khó xem giữ”. Lại hỏi: “Xem giữ tức dễ, còn chưa xét rõ làm sao để dùng?” Sư đáp: “Dùng được tức dùng”. Lại hỏi: “Người học mượn dùng được không?” Sư đáp: “Ngay nhiều dùng được vậy, chỉ là người khác đến”. Và Sư mới bảo: “Gió tùng lạnh lạnh, lá rụng lẫn lộn, bờ liễu gầy tàn, vượn kêu núi xa. Nếu cũng khéo giỏi xét xem thời tiết mới cùng các Thánh được gần, chưa ra được kế sống của nạp Tăng. Các Nhân giả, ngay lúc này chính là khéo vác ngang cây gậy, treo cao đãy bát, đến nơi khua mở cửa phương trượng, thì tạm cùng trông gặp lão người Hồ. Nếu nói một lời không khế hợp, rủ mở tọa cụ bén đánh, há chẳng khoái thích ư? Sơn Tăng từ lúc hành cước đến nay, chưa từng gặp một cái nửa cái, cớ sao như vậy?” Ngừng giây lát, Sư lại tiếp bảo: “Đất rộng người hiếm cùng gặp rất ít. Trân trọng”. Sư lại bảo: “Gió vàng chợt thổi, tùng trúc che râm, nước trăng rành rẽ, nạp Tăng chẳng lầm. Có hiểu chăng? Nếu có người hiểu được ra lại thông cái tin tức. Sơn Tăng sẽ vì người làm chứng cứ”. Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Cái dùi trong đãy vải chẳng lòi đầu, thật là khéo tay!” Xong, Sư xuống khỏi tòa.

40. Thiền sư Pháp An ở Diên ân.

Thiền sư Pháp An ở Diên ân tại Hồng châu, vốn người dòng họ Hứa ở Lâm xuyên. Thuở thiếu thời Sư phụng thờ Sa-môn Thừa Thiên, nhân mến mộ Nhàn mà xuất gia. Năm hai mươi tuổi, Sư thông rành kinh pháp nên được độ. Sư du phương tham vấn, đến bái yết Thiền sư Hiển ở Tuyết đậu. Đến sau khi Thiền sư Hiển thị tịch, Sư lại đến nương tựa Thiền sư Hoài ở Thiên y, đại chúng suy kính Sư là người rất có Sư nhận biết. Sư lại rảo bước khắp các nhà Lão túc kỳ đức, chỉ mục đích vì nó tham. Sư trở về lại Lâm xuyên, thấy viện Như ý ở Hoàng sơn phòng thất hư nát tường vách trống rỗng chẳng có gì để che đậy gió mưa, Sư mới cầu xin ở đó, chỉ trong vòng mười năm mà điện các Sư tạo dựng như Hóa thành. Sư lại từ giả nơi đó, đi xuống Giang hán Hàng nhị chế, đi lên Thiên thai, Nghi, Hoài, Vấn mà trở lại, phàm những nơi Sư đến, tiếp vật lợi sinh chưa từng mất lời nói, cũng chưa từng mất người nào. Đến lúc bạc đầu, mến mộ đạo, vụt nhiên không có bạn, Sư đến nương tựa ở Nam xương, Thượng lam, Sư lại đến ở chùa Diên ân tại Võ minh. Mới đầu, chùa ấy do cha con trao truyền cho nhau, nghèo khổ không thể gìn giữ nỗi mới đổi lấy làm của Thập phương. Chỉ có nhà tranh vài gian, giường chỏng nát hư, chiếu màn trống không, Sư vẫn an vui ở đó. Huyện lệnh đốc suất những nhà giàu có bàn tính làm một ngôi mới, Sư cười, bảo: “Đàn pháp vốn để độ người. Nay tôi chẳng phát tâm nguyện ấy mà cũng cố gắng. Đây chỉ gọi là tác nghiệp chẳng gọi là Phật sự vậy”. Sư dừng ở đó mười năm mà trở thành chốn Tùng lâm. Chư Tăng đến nương như trở về nhà xưa. Sư và Thiền sư Tú ở Pháp vân làm con em tạm tương đắc. Nói ở của Thiền sư Tú trang nghiêm mỹ diệu trong thiên hạ, giảng nói pháp như mây mưa. Với sức lực có thể lấy làm anh em, tiếp giúp mà bay giữa trời vậy, từng gởi thư thỉnh mời Sư. Sư đọc xem thứ một lần xong chỉ cười mà thôi, hoặc có người hỏi về nguyên do, Sư bảo: “Mới đầu, Tôi thấy Sa-môn Tú có khí thế anh tài, nghĩa là có thể vì nói Đạo, mà nay về sau mới biết đó là ngu si. Người si thì không thể cùng nói vậy. Sa-môn Tú đã chẳng thể như thế, lại đến đầu đường thông tám hướng tạo dựng phòng nhà lớn, theo người đời xin cơm để nuôi dưỡng vài trăm người nhàn rỗi tài giỏi. Há chẳng phải là ngu si ư?” Sư từng nói với mọi người là: “Muôn sự tùy duyên là pháp An lạc”.

Đến tháng bảy năm Giáp tý (?) thuộc niên hiệu Nguyên Phong (?) thời Bắc Tống, Sư bảo đệ tử đem tất cả văn thư trong phương trượng ra nhóm lửa thiêu đốt – hết – Đem mọi công việc của viện giao phó cho một vị Tăng. Qua đầu tháng tám, Sư thị tịch, hưởng thọ sáu mươi mốt tuổi, bốn mươi mốt hạ lạp.

41. Cư sĩ Lễ bộ Dương Kiệt.

Cư sĩ Lễ bộ Dương Kiệt tự là Thứ Công, hiệu là vô vi, mới đầu trải qua dự tham nơi các bậc danh túc, về sau lại theo Thiền sư Hoài ở Thiên y vân du. Thiền sư Hoài từng dẫn cơ duyên của Lão Bàng mà cùng nói và bảo Cư sĩ nghiên cứu sâu đến. Về sau, Cư sĩ phụng thờ đến Thái sơn. Một ngày nọ có một tiếng gà gáy, trông nhìn mặt nhật như chiếc mâm vọt lên, Cư sĩ bỗng nhiên đại ngộ, mới riêng có người con trai không cưới vợ và người con gái không lấy chồng, Cư sĩ mới làm kệ rằng: “Trai lớn phải lấy vợ, gái lớn phải lấy chồng, xét lắng nhàn công phu. Lại nói câu vô sinh”. Cư sĩ viết lại gởi Thiền sư Hoài. Thiền sư Hoài bèn ngợi khen đó.

Về sau, Cư sĩ gặp Thiền sư Giai ở Phù dung, bèn hỏi: “Cùng Sư cách biệt đã bao nhiêu năm rồi?” Thiền sư Giai đap: “Đã bảy năm”. Cư sĩ nói: “học đạo lại, tham thiền lại”. Thiền sư Giai bảo: “Chẳng đánh trống sáo ấy”. Cư sĩ nói: “Thế nào thì không vân du sơn thủy, trăm thứ không tài năng”. Thiền sư Giai bảo: “Riêng lại không bao lâu, khéo hay cao soi xét”. Cư sĩ bèn cười lớn. Cư sĩ có bài kệ tụng tạ từ thế sự là:

“Không một đáng tiếc
Không một đáng bỏ
Thái hư không trung
Đến ư ấy vậy
Sắp bày đến bày
Tây phương Cực lạc”.

TỤC TUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 8

(Hết)