TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Đời thứ mười một, dưới Thiền sư Đại Giám.

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Huyền ở Đại dương có hai mươi lăm vị:

  1. Thiền sư Nghĩa ở Đầu tử
  2. Thiền sư Phẩu ở Hưng dương
  3. Thiền sư Thẩm Thừa ở Phước nghiêm
  4. Thiền sư Hiển Như ở La phù
  5. Thiền sư Quy Hỷ ở Bạch mã
  6. Thiền sư Tuệ ở Đại dương
  7. Thiền sư Linh Vận ở Vân môn
  8. Thiền sư Hải Bằng ở Vân đảnh
  9. Thiền sư Cơ Thông ở Càn minh (chín vị trên hiện có ghi lục)
  10. Thiền sư Hải ở Tứ tổ
  11. Thiền sư Thừa ở Tư phước
  12. Thiền sư Đạo Tề ở Giác thành
  13. Thiền sư Viễn ở La phù
  14. Thiền sư Tồn ở Động sơn
  15. Thiền sư Bảo Ấn ở Vân môn
  16. Thiền sư Tuệ Không ở Thái bình
  17. Thiền sư Diên Phước ở An châu
  18. Thiền sư Hiền ở Phước nghiêm
  19. Thiền sư Tông ở Thừa thiên
  20. Thiền sư Long ở Phương quảng
  21. Thiền sư Trí Thông ở Sùng thắng
  22. Thiền sư Xử Nhân ở Tứ tổ
  23. Thiền sư Kỳ ở Đại dương
  24. Thiền sư Quy Xuân ở Bạch mã
  25. Thiền sư Vương Thự ở Hối thúc (mười sáu vị trên không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Hiển ở Tuyết đậu có tám mươi bốn vị:

  1. Thiền sư Nghĩa Hoài ở Thiên y
  2. Thiền sư Tỉnh Tông ở Xứng tâm
  3. Thiền sư Truyền Tông ở Thừa thiên
  4. Thiền sư Nhật Thận ở Nam minh
  5. Thiền sư Pháp Tông ở Đầu tử
  6. Thiền sư Uẩn Quán ở Bảo tướng
  7. Thiền sư Hiển Thăng ở Quân sơn
  8. Điển tòa Tuệ Kim ở Động đình
  9. Cư sĩ Tằng Hội ở Tu tuyển
  10. Thiền sư Hữu Lan ở Báo bản
  11. Thiền sư Trí Phước ở Trường lô
  12. Thiền sư Tuệ Viên ở Động sơn
  13. Thiền sư Tư ở Hương tích
  14. Thiền sư Tử Hoàn ở Bảo khánh
  15. Thiền sư Tại Hòa ở Thiên y
  16. Thiền sư Thủ Minh ở Xứng tâm
  17. Thiền sư Trọng Khanh ở Phụng thê
  18. Thiền sư Đức Sơ ở Linh nham
  19. Thiền sư Trí Tuyền ở Long hưng
  20. Thiền sư Tắc ở Càn minh
  21. Thiền sư Tri Ứng ở Càn minh
  22. Thủ tòa Nguyên Ích ở Vân phong (hai mươi hai vị trên hiện có ghi lục)
  23. Thiền sư Tông ở An Quốc
  24. Thiền sư Nguyên Sơ ở Vĩnh an
  25. Thiền sư Diễn ở Xứng tâm
  26. Thiền sư Thủ Hoàn ở Chứng Thánh
  27. Thiền sư Thủ Ân ở Thang viện
  28. Thiền sư Cảnh Tiên ở Quảng giáo.
  29. Thiền sư Hiền ở Đông thiền
  30. Thiền sư Đức Long ở Thượng sơn
  31. Thiền sư Đức Thiên ở Hóa thành
  32. Thiền sư Dụng Thư ở Quảng tuệ
  33. Thiền sư Duy Chính ở Nhân thắng
  34. Thiền sư Triệu ở Tư phước
  35. Thiền sư Đức Tuyên ở Bạch vân
  36. Thiền sư Đạo Mãn ở Hưng nguyên
  37. Thiền sư Động Nguyên ở Thừa thiên
  38. Thiền sư Hiển Xung ở Lộc uyển
  39. Thiền sư Tri Nhất ở Tiến phước
  40. Thiền sư Tông Thiện ở Nhạc lâm
  41. Thiền sư Tuệ Chiếu ở Vạn thọ
  42. Thiền sư Trạch Chi ở Hải hội
  43. Thiền sư Tự Chính ở Diệu quả
  44. Thiền sư Thuần ở Sơ sơn
  45. Thiền sư Ứng ở Đức sơn
  46. Thiền sư Quân ở Quân sơn
  47. Thiền sư Văn Chính ở Nam nhạc
  48. Thiền sư Chí Tuyên ở Khải hà
  49. Thiền sư Mông ở La sơn
  50. Thiền sư Thường ở Địa tạng
  51. Thiền sư Nhã ở Chân như
  52. Thiền sư Sùng ở Phụng đài
  53. Thiền sư cung ở Dược sơn
  54. Thiền sư Hãn ở Tây thiền
  55. Thiền sư Chính ở Báo ân
  56. Thiền sư Hy Bạch ở Ngọc trì
  57. Thiền sư Hoan ở Bảo tướng
  58. Thiền sư Nghị ở Vân môn
  59. Thiền sư Hiển ở Hoành kim
  60. Thiền sư Nguyên Độ ở Vân nham
  61. Thiền sư Đức ở Vạn thọ
  62. Thiền sư Nghi Liêm ở Hộ quốc
  63. Thiền sư Trùng Cáo ở Bạch vân
  64. Thiền sư Nghĩa Thân ở Tịnh độ
  65. Thiền sư Lợi Chân ở Đại giác
  66. Thiền sư Duy Đức ở Hộ quốc
  67. Thiền sư Trọng Hoa ở Thiên Thánh
  68. Thiền sư Khả ở Tiến phước
  69. Thiền sư Phổ ở Thúy phong
  70. Thiền sư Lợi Chương ở Thiên đồng
  71. Thiền sư Thùy Tắc ở Diệu quả
  72. Thiền sư Giác ở Long hoa
  73. Thiền sư Đức Cơ ở Hộ quốc
  74. Thiền sư Tông Bí ở Báo ân
  75. Thiền sư Khả Khái ở Kiến phước
  76. Thiền sư Tụ ở Tây phương
  77. Thiền sư Tỉnh Tông ở Tuyết đậu
  78. Thiền sư Hiểu ở Đại thừa
  79. Thiền sư Sùng Phạm ở Khải hà
  80. Thiền sư Hoài Tú ở Trượng tích
  81. Thiền sư Đạo Năng ở Báo ân
  82. Thiền sư Tông Phác ở Bạch y
  83. Thiền sư Trí Hoa ở Bạch y
  84. Thiền sư Thụy Vân ở Thủy lục (sáu mươi hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bảo Nguyệt – Trí Anh ở Bách trượng có hai vị:

  1. Thiền sư Hoài Trừng ở Huệ nhân
  2. Thiền sư Nghĩa Ninh ở Huệ nhân (hai vị trên hiện có ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bảo Duyên ở Nam hoa có mười bốn vị.

  1. Thiền sư Diên Khánh ở Hưng hóa
  2. Thiền sư Hạnh Đức ở Bảo thọ
  3. Thiền sư Thủ Thăng ở Bạch hổ
  4. Thiền sư Sùng Khâm ở Phật-đà
  5. Thiền sư Pháp Nghinh ở Diên tường
  6. Thiền sư Tuệ Bảo ở Thuấn phong (sáu vị trên hiện có ghi lục)
  7. Thiền sư Tự Duyên ở Cam lồ
  8. Thiền sư Tông Bảo ở Vĩnh thái
  9. Thiền sư Pháp Sùng ở Song phong
  10. Thiền sư Hải Nguyệt ở Bảo lâm
  11. Thiền sư Hiển ở La-hán
  12. Thiền sư Trí Tỉnh ở tòa
  13. Thiền sư Văn Bạch ở Ông sơn
  14. Thiền sư Pháp Mâu ở Diên thọ

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Kế Bằng ở Vân cái, có bốn vị:

  1. Thiền sư Nhân ở Báo ân (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Chân ở Pháp luân
  3. Thiền sư An ở Bạch hà
  4. Thủ tòa Phục ở Lâm ấn (ba vị trên không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tử Vinh ở Động sơn. Có hai vị:

  1. Thiền sư Cư Nột ở Viên thông (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Pháp Châu ở Diên khánh (hiện không ghi lục).

 

* ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ HUYỀN Ở ĐẠI DƯƠNG

1. Thiền sư Nghĩa ở Đầu tử.

Thiền sư Nghĩa ở núi Đầu tử tại Thư châu, vốn dòng họ Lý ở xã. Năm bảy tuổi, Sư thông minh dĩnh ngộ khác lạ, sang chùa Diệu tướng cầu xin xuất gia, thử khảo kinh Pháp mà được độ. Sư tập học luận Bách Pháp, sau đó không bao lâu, Sư tự than rằng: Ba A-tăng-kỳ kiếp đường dài tự khốn khổ đâu có ích gì? “Mới vào Lạc thành nghe giảng kinh Hoa Nghiêm, thấu hiểu nghĩa như xâu xỏ chuỗi châu ngọc. Sư từng đọc kệ tụng của Bồ-tát Gia Lâm, đến câu “tức tâm tự tánh”, mạnh dạng Sư tự tỉnh biết mà nói là: “Pháp lìa văn tự, sao có thể giảng ư?” Và Sư liền vất bỏ, vân du đến tông tịch. Bấy giờ Thiền sư Viên Giám đang ở tại hang núi Hội Thánh, một đêm nọ mộng thấy nuôi được con chim ưng sắc xanh, lấy đó làm điềm ứng tốt lành, vừa đến lúc sáng sớm thì Sư đến nơi, Thiền sư Viên Giám lễ tiếp mời ở. Bảo Sư khán ngoại đạo hỏi Phật không hỏi có nói không hỏi không nói Ấn Độ.

Trải qua ba năm, môt ngày nọ Thiền sư Viên Giám hỏi: “Ông nhớ được câu thoại đầu ư? Thử nêu cử xem?” Sư phỏng nghĩ sắp đối đáp, Thiền sư Viên Giám liền bịt miệng Sư, Sư vụt nhiên khai ngộ bèn lễ bái. Thiền sư Viên Giám lại hỏi: “Ông khéo ngộ Huyền có ư?” Sư đáp: “Nếu như có, tức nhả liền”. Khi ấy Thị giả tự đứng bên cạnh nói: “Hoa xanh nghiêm ngày nay như bệnh được toát mồ hôi”. Sư liền xoay nhìn lại đó bảo: “Ngậm lấy miệng chó, nếu cứ đau đáu tức ta liền mửa”. Từ đó lại trải qua ba năm nữa. Lúc Thiền sư Viên Giám ra động hạ Tông chỉ mà chỉ dạy đó, Sư thảy đều khế hợp, Thiền sư Viên Giám bèn đem đảnh tướng Đại dương, giày da, áo trực chuyết ban tặng mà phó chúc rằng: “Hãy thay ta tiếp tục Tông phong này, không bao lâu sẽ ứ trệ nơi đây, hạy khéo nên hộ trì”. Mới biết kệ tụng đưa cho rằng:

“Tu-di giữa Thái hư
Nhật nguyệt nương nhau xoay
Các núi tạm tựa kia
Mây trắng mới biến đổi
Thiếu lâm gió nỗi nhiều
Tào Khê rèm động cuộn
Kim phụng ngủ ổ rồng
Thần đài đâu xe nghiến”.

Và bảo Sư đến nương tựa Thiền sư Tú ở Viên thông. Sư đến đó không tham vấn gì, chỉ ăn ngủ mà thôi, vị Tăng trôngcoi mọi việc của chùa thưa cùng Thiền sư Thông rằng: “Trong Tăng đường có vi Tăng ngủ cả ngày, phải nên hành xử theo quy pháp”. Thiền sư Thông hỏi: “Người đó là ai?” Vị Tăng ấy đáp: “Thượng tọa Nghĩa ”. Thiền sư Thông bảo: “Chưa thể, hãy đợi ta xét qua”. Và Thiền sư Thông bèn kéo chiếc gậy bước vào tăng đường, thấy Sư đang ngủ, mới đánh gõ vào giường quở trách rằng: “Tôi đây không rảnh để ăn cơm, còn Thượng tọa ăn xong bèn ngủ là sao?” Sư hỏi: “Hòa thượng dạy tôi làm gì?” Thiền sư Thông bảo: “Sao chẳng tham thiền?” Sư đáp: “Thức ăn ngon chẳng trúng với người no ăn”. Thiền sư Thông bảo: “Tránh sao được có người chẳng chấp nhận Thượng tọa!” Sư thưa: “Đợi chấp thuận kham làm gì?” Thiền sư Thông hỏi: “Thượng tọa từng thấy người nào lại?” Sư đáp: “Phù sơn”. Thiền sư Thông bảo: “Quái lạ gì ngu dốt”. Bèn nắm tay cùng cười mà trở về phương trượng. Từ đó tiếng tăm đạo hạnh của Sư vang vọng rất lắm.

Mời đầu, Sư ở tại Bạch vân, sau chuyển dời đến núi Đầu tử. Lúc lên giảng đường, Sư vời gọi đại chúng nhóm tập mà bảo: “Nếu luận bàn việc nay như loan phụng vútbay giữa trời xanh không lưu lại dấu vết. Linh dương treo móc sừng đâu có tìm tông tích. Rồng vàng chẳng giữ nơi đầm lạnh, thỏ ngọc đấu gá ở bóng trăng? Trong hoặc chủ khách phân lập, phải ngoài đời Đức Phật oai âm dương lay đầu hỏi đáp nói bày, men bên cạnh đường huyền dẫn vì đề xướng, nếu có khả năng như vậy vẫn còn ở nửa đường. Nếu lại ngưng trừng mắt, chẳng nhọc cùng thấy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu nêu cử Tông thừa, Thánh phàm đều tuyệt dấu vết, lầu các mở cửa, nhà riêng cùng thấy. Giả sử cuộn rèm tỏ ngộ đâu khỏi bị bàn quan, mùa xuân gặp hoa đào lại tăng thêm bệnh ngủ. Do đó, người xưa nói “một đường hướng thượng, ngàn Thánh chẳng lưu truyền”. Cùng các nhân giả! Đã là chẳng lưu truyền làm sao trâu sắt chạy qua trong nước Tân La?” Sư bèn hét một tiếng, bảo: “Các hàng Đạt giả phải biết kinh sợ trong mờ tối”. Có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hạt khúc nhạc nhà ai? Tông phong ấy, ai người nối dõi?” Sư đáp: “Trước Phật oai âm một mũi tên bắn thấu hai lớp núi”. Lại hỏi: “Thế nào là việc tương truyền đến cùng?’ Sư đáp: “Toàn nhân trăng đất Hoài, soi chiếu xuân Dĩnh dương”. Lại hỏi: “Thế nào là vào nước thấy thân hình người dài?” Sư đáp: “Chỉ biết ngọc kinh khác, đâu rõ tâm vua Sở”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư nắm lấy phất trần mà đánh đó. Sư lại bảo: “Vậy còn có ai hỏi câu thoại nữa chăng? Nếu như không đây kia thì tiện vậy”. Có người hỏi: “Hòa thượng vừa lại niêm hương chúc Thánh thọ, vậy hãy tạm nói năm nay có được ít nhiều?” Sư đáp: “Trăng lồng đan quế xa, sao củng Bắc thần cao”. Lại hỏi: “Nam sơn vụt thẳng ngang thiên thọ, Đông hải sóng lớn sánh phước nguyên là thế nào?” Sư đáp: “Hai chim phụng chầu cung vàng, tùng xanh xưa cũ vút vận cao”. Lại hỏi: “Thánh thọ đã nhờ Sư chỉ bày việc trị hóa đất trời như thế nào?” Sư đáp: “Chẳng như ngậm miệng rút lui, tức là báo đáp ân vua”.

Đến lúc sắp tịch, Sư viết kệ để lại rằng:

Trú trì hai nơi
Không giúp gì đạo
Trân trọng các người
Chẳng phải tìm xét”.

Xong, Sư ném bút và liền thị tịch. Lúc trà tỳ có lắm điều linh dị không thể diễn nói – hết – Có được xá-lợi năm sắc và linh cốt, dựng tháp an táng tại am Tam phong thuộc phía Bắc của chùa.

2. Thiền sư Phẩu ở Hưng dương.

Thiền sư Phẩu ở Hưng dương tại Dĩnh châu. Lúc ở tại Đại dương, Sư làm vườn trồng đậu, tiếp đến trồng dưa, Thiền sư Huyền ở Đại dương hỏi: “Dưa ngọt lúc nào được có chín?” Sư đáp: “Ngày nay đã có chín mùi vậy”. Thiền sư Huyền bảo: “Chọn trái ngon ngọt hái đem lại”. Sư hỏi: “Cho người nào ăn?” Thiền sư Huyền đáp: “Người không vào vườn”. Sư hỏi: “Chưa xét rõ người không vào vườn có ăn không?” Thiền sư Huyền hỏi: “Ngươi lại biết như thế ấy ư” Sư đáp: “Tuy là không biết nhưng không thể không cho”. Thiền sư Huyền cười mà bỏ đi.

Ở lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Đại đạo lý từ Tây vức lưu truyền lại dứt tuyệt trăm phi , trong câu ném có toàn trái với diệu chỉ, chẳng đã mà đã khuất Tổ tông, há huống đau đáu đâu có ích gì? Tuy là như vậy nhưng sự việc không một hướng. Vả lại ở trong cửa xướng giáo thông một tuyến đường, mọi người thương lượng”. Có vị Tăng hỏi: “Sa kiệt ra biển, đất trời chấn động, thăm mặt cùng lộ bày việc ấy như thế nào?” Sư bảo: “Kim súy điểu vương đáng vũ trụ, trong ấy ai người lộ bày đầu?” Lại hỏi: “Như gặp lúc lộ bày đầu, lại làm sao sống?” Sư đáp: “Tợ như chim cốt kéo chim cưu ông chẳng tin, đầu lâu nghiệm trước mới biết thật”. Lại hỏi: “Thế nào là xoa tay ngang ngực, lùi thân ba bước?” Sư đáp: “Dưới tòa Tu-di quạ rùa con, chớ đợi gặp lại chấm trán xoay”. Lại hỏi: “Từ trên các Thánh hướng xứ nào đi?” Sư đáp: “Trăng soi ngàn sông lắng, một đèn đáy biển ngời”. Có Trịnh Kim Bộ hỏi: “Hòa thượng bao giờ mới khai đường giảng pháp?” Sư đáp: “Chẳng qua số Tăng kỳ, trước nhật nguyệt chưa sinh”.

Sư cảm mắc bệnh, Thiền sư Huyền đến thăm, hỏi: “Đã là tấm thân như bào huyễn, trong bào huyễn thành rõ ràng, nếu không có cái bào huyễn thì Đại sự chẳng do đâu rõ ràng. Nếu muốn Đại sự rõ ràng thì biết lấy cái bào huyễn làmsao sống?” Sư đáp: “Đó còn là việc bên này”. Thiền sư Huyền hỏi: “Vậy việc bên kia làm sao sống?” Sư đáp: “Cùng đất mặt nhật soi thấu, đáy biển chẳng trồng hoa”. Thiền sư Huyền cười, bảo: “Là ông kinh sợ đó ứ?” Sư quát hét, nói: “Cẩu thả cho tôi quên tức trọn ông”.

3. Thiền sư Thẩm Thừa ở Phước nghiêm.

Thiền sư Thẩm Thừa ở Phước nghiêm tại Nam nhạc, làm Thị giả đứng bên cạnh, Thiền sư Huyền lại bảo: “Có một người khắp thân mình rực hồng nằm tại trong rừng gai góc, chung quanh có lửa bao bọc. Nếu lại gần người đó được thì Đại sưởng lịch mở. Còn trong lúc đến gần không được thì lấy gì làm chứng cứ?” Sư đáp: “Sáu căn chẳng đủ đầy, bảy thức không hoàn toàn”. Thiền sư Huyền bảo: “Ngươi bảo người ấy ra đây, ta cần thấy người ấy”. Sư đáp: “Vừa lại, riêng không hai bên tả hữu chỉ đối cùng Hòa thượng”. Thiền sư Huyền bảo: “Quan chẳng dung tha châm ngươi”. Sư bèn kính lễ.

Về sau, đến nơi Hòa thượng Long ở Hoa nghiêm nêu bày câu thoại trước, Hòa thượng Long bảo: “Lạnh như lông vật, nhỏ như băng tuyết”. Có Lý tướng công đặc biệt lên núi hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư chỉ cách Bách trước sân. Tướng công hỏi như vậy đến ba lần. Sư cũng chỉ như vậy ba lần thay lời đáp lại. Tướng công vui vẻ tự nhiên, mới có bài kệ tụng rằng:

“Vào ra giữa mây đầy Thái hư
Xưa nay thật tướng không một trần
Lớp lớp thưa hỏi ý Tổ lại
Chỉ chỉ trong sân Bách một cây”.

4. Thiền sư Hiển Như ở La phù.

Thiền sư Hiển Như ở núi La phù tại Huệ châu, vốn người xứ Ích châu. Mới đầu, Sư đến nơi Thiền sư Huyền ở Đại dương. Thiền sư Huyền hỏi: “Ông là người xứ nào?” Sư đáp: “Ích châu”. Lại hỏi: “Từ đây đến đó cách bao nhiêu dặm?” Sư đáp: “Cách năm mươi dặm”. Lại hỏi: “Ngươi cùng ai lại đây từng đạp trải qua đâu chưa?” Sư đáp: Chưa từng đạp trải qua đâu”. Lại hỏi: “Người hiểu biết được đằng không ư?” Sư đáp: “Chẳng hiểu biết đằng không”. Lại hỏi: “Vậy làm sao đến được trong đó?” Sư đáp: “Từng bước chẳng lầm đường, thông thân không bày chốn”. Lại hỏi: “ Ngươi đã chứng đắc siêu phương Tam-muội ư?” Sư đáp: “Thánh tâm không thể đắc, Tam-muội há rõ tên”. Thiền sư Huyền bảo: “Đúng vậy! Ông nên tin chắc đó tức bản thể toàn rõ bàu, Lý sự không hai, khéo tự gìn giữ”.

Ở lâu sau, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh La phù?” Sư đáp: “Đột ngột lấn khoảng trời, vời vợi trốn bờ biển”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Trên đinh mây trắng tan, dưới chân khói đen tỏa”.

5. Thiền sư Quy Hỷ ở Bạch mã.

Thiền sư Quy Hỷ ở Bạch mã tại Tương châu. Mới đầu, Sư hỏi Thiền sư Huyền ở Đại dương rằng: “Người học mê mờ, xin Sư chỉ cho một con đường vào?” Thiền sư Huyền đáp: “Được”. Ngừng giây lát, Thiền sư Huyền gọi Sư lại. Sư đáp: “Dạ vâng!” Thiền sư Huyền bảo: “Ta đã chỉ cho ông con đường vào rồi đó”. Ngay lời nói ấy mà Sư có sự tỉnh ngộ.

Ở lâu sau, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Chó khéo giỏi đeo mang bia”. Lại hỏi: “Như rùa ẩn tàng sáu thời là thế nào?” Sư đáp: “Cung tên trong đãy vải”. Lại hỏi: “Chẳng hương về Phật để mong cầu, chẳng hường về pháp để mong cầu, vậy phải mong cầu ở nơi nào?” Sư đáp: “Người trong thôn quỳ lạy Sư tử đá”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy nta nào?” Sư đáp: “Dưới cây trong xã thiết trai hội”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bỗng nhiên chạy tức sai quá, mờ mịt đi bườc chẳng lên, chẳng lường đại nạp Tăng không biết tính thế nào? Có lắm miệng nhiều lưỡi cuối cùng ra lại”. Có vị Tăng hỏi: “Đối với một câu tức chẳng hỏi, còn thế nào là nửa câu?” Sư đáp: “Gieo ném thân mình xuống”. Vị Tăng ấy nói: “Đó tức là một câu vậy”. Sư đáp: “Nửa câu mò chẳng dính”. Lại hỏi: “Thế nào là cửa viên tịch?” Sư đáp: “Chớ ồn náo, chớ ồn náo”.

6. Thiền sư Tuệ ở Đại dương.

Thiền sư Tuệ ở Đại dương tại Dĩnh châu, có vị Tăng hỏi: “Vua Hán qua bảy mươi hai trận làm bá chủ hoàn cầu. Hòa thượng đến pháp diên, chẳng thí tấc mũi nhọn, ấy là tiếp thừa ân lực của ai?” Sư đáp: “Mặt nhật ca ngang hiên, sum la một dạng thấy”. Lại hỏi: “Thế nào là quạ vàng ngưng sắc đẹp, thỏ ngọc mấy tốt sâu?” Sư đáp: “Giọt giọt không ý riêng, khắp nói một niệm huyền”. Lại hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Sư đáp: “Vải thô trực chuyết lớp lớp dày, ngày dùng bừa xong lại mang vác”. Lại hỏi: “Như khách chợt đến, làm sao tiếp đãi?” Sư đáp: “Cần dùng bèn dùng”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Mặt nhật ló phương Đông, trăng rơi cửa phía Tây”. Và Sư lại chỉ bày bài tụng rằng:

“Sáng sớm mặt nhật hiện phương Đông
Đêm đêm trăng xuống cửa phía Tây
Như nay nhà Quan thời Đại Tống
Cành vàng lá ngọc thảy phô bày”.

7. Thiền sư Linh Vận ở Vân môn.

Thiền sư Linh Vận – Bảo Ấn ở núi Vân môn tại Việt châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đêm về mây mưa rơi giữa không, muôn tượng sum la trăng ở trong, Linh quang muôn tượng chẳng trong ngoài, phải rõ một câu mới làthông không thấy. Có vị Tăng hỏi: “Hòa thượng Đại Ca là “Lúc trăng mọc giữa khoảng mây thì thế nào?” Hòa thượng Đại Ca đáp: “Ba đứa trẻ con ôm trống hoa, chớ lại ngăn đường cửa cầu ta”. Là làm sáng tỏ việc gì? “Ba đứa trẻ con ôm trống hoa”. Bắt chước nghĩ ngợi tức xa cách “Chớ lại ngăn đường cửa cầu ta”. Cần phải có nơi thoát thân ra mới được. Nếu không có nơi thoát thân, thì kia cũng chỉ tợ con trâu đen nắm nước c- hết – Vậy một câu thoát thân làm sao sinh? Nói?

Chẳng nhọc đứng lâu”.

8. Thiền sư Hải Bằng ở Vân đảnh.

Thiền sư Hải Bằng ở Vân đảnh tại Hoài an quân, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đại nghi đến người?” Sư đáp: “Trong hang tất bát mặt mặt cùng thăm thấy”. Lại hỏi: “Thế nào là chẳng nghi đến người?’ Sư đáp: “Ta nghe nói là núi Tu-di nạt vụn”. Lại hỏi: “Có đồng với đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại chăng?” Sư đáp: “Tổ sư Đạt-ma gặp vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) thời Nam Lương, Ca-diếp Ma Đằng gặp vua Minh Đế (Lưu Trang (58-76) thời Đông Hán”.

9. Thiền sư Cơ Thông ở Càn minh.

Thiền sư Cơ Thông ở Càn minh tại Phục châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Câu hỏi này thật chẳng hư dối”. Lại hỏi: “Thế nào là cảnh Đông thiền?” Sư đáp: “Nước định chẳng lìa bờ xưa cũ, bụi Hồng tranh dám vào sóng lại”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ HIỂN Ở TUYẾT ĐẬU

1. Thiền sư Nghĩa Hoài ở Thiên y.

Thiền sư Nghĩa Hoài ở Thiên y tại Việt châu, vốn người dòng họ Trần ở Lạc , Vĩnh gia. Gia đình nhiều đời sống với nghề chài lưới. Thân mẫu mộng thấy có vì sao rơi nơi phòng nhà mới mang thai, đến lúc sinh Sư có lắm điều tốt lành. Thuở bé thơ, Sư ngồi ở đuôi thuyền, thân phụ đánh bắt được cá sai bảo Sư xâu lại thành chùm, bất nhẫn Sư mới ném lén xuống lại nước. Thân phụ Sư tức giận đánh Sư, nhưng Sư vẫn tự nhiên như cũ. Đến lúc trưởng thành, vân du đến kinh đô, Sư nương tựa ở chùa Cảnh đức làm kẻ trẻ con đi chơi, rồi Sư vào chùa Thiên Thánh xét khảo kinh điển mà được độ xuất gia, Sư đến bái yết các vị Kim Loan Thiện Diệp huyện tỉnh và đều được ấn khả. Sư bèn từ Lạc thành đến Long môn, sau lại đến dưới thành đô, muốn kế thừa Tông phong, nhưng trong tâm ý có điều chưa quyết định, bỗng gặp Ngôn Pháp Hoa vỗ vai Sư, bảo rằng: “Vân môn Lâm Tế”. Sư liền đi đến Cô tô, đảnh lễ Thiền sư Minh Giác ở Thúy phong. Thiền sư Minh Giác hỏi “Ông tên gì?” Sư đáp: “Tên Nghĩa Hoài”. Lại hỏi: “Sao chẳng gọi tên là Hoài Nghĩa?” Sư đáp: “Phải thời đến được”. Lại hỏi: “Ai vì ông mà đặt tên?” Sư đáp: “Thọ giới đến nay đã mười năm vậy”. Lại hỏi: “Ông đi bộ đã hao tốn bao nhiêu đôi giày cỏ?” Sư đáp: “Hòa thượng khéo chẳng là người mù”. Thiền sư Minh Giác bảo: “Ta chẳng lượng được tội quá. Ông chẳng lường được tội quá, khi ấy làm sao sống?” Sư im lặng không nói gì. Thiền sư Minh Giác đánh Sư và bảo: “Cởi bỏ cái tài nói dối ấy ra đi”. Lúc vào trong thất, Thiền sư Minh Giác bảo: “Gì cũng chẳng được, không gì cũng chẳng được, gì và không gì đều là chẳng được” Sư phỏng nghĩ bàn luận, Thiền sư Minh Giác lại đánh Sư và xua đuổi ra. Cứ như thế trải qua vài ba phen. Sau đó, Sư gánh múc nước, bỗng nhiên đòn gánh gãy, Sư bèn tỏ ngộ, làm bài kệ tụng đầu có rằng:

“Một hai ba bốn năm sáu bảy
Muôn nhân đầu non một chân đứng
Dưới cằm ly rồng đoạt minh châu
Một lời khám phá Duy-ma-cật”.

Thiền sư Minh Giác nghe thế, vỗ tay vào ghế ngợi khen hay khéo. Về sau Sư lên ngồi nơi bảy Đạo tràng, hành hóa khắp trong nhà, những vị nối dõi dòng pháp rất đông nhiều.

Ở lâu sau, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Trải tóc che bùn, nằm ngang thân trên đất”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Mặc tình Ba-tuần cau mày”. Lại hỏi: “Thế nào là cảm tạ Sư chỉ dạy?” Sư đáp: “Trời Tây đất đây”. Lại hỏi: “Người học từ trước lại đây muốn thỉnh Sư giảng nói Pháp”. Sư đáp: “Trong rừng chim hót, dưới nước cá bơi”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trên đỉnh núi Tudi chẳng đánh gõ chuông vàng trong hang Tất-bát không người nhóm tụ. Sơn Tăng ngã cưỡi điện Phật, các người mang trái dày cỏ, sáng vân du đến Đàm đặc, chiều tối tớ La phù, gậy chống cái kim mỗi nhà tự gom lấy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nạp Tăng nói ngang nói dọc, chưa biết có mắt trên cửa đảnh”. Khi ấy có vị Tăng hỏi: “Thế nào là mắt trên cửa đảnh?” Sư đáp: “Áo mặc xương gầy bày, nhà rách thấy sao ngủ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phàm là Tông Sư phải là xua đuổi trâu của người cày bừa cướp đoạt cơm của người đói. Gặp hèn tức quý, gặp quý tức hèn. Xua đuổi trâu của người cày bừa tức khiến lúa mạ của người kia tươi tốt, cướp đoạt cơm của người đói tức khiến họ trọn chấm dứt đói khát, gặp hèn tức quý tức là nắm đất thành vàng, gặp quý tức hèn biến vàng thành đất. Lạo Tăng đây cũng chẳng xua đuổi trâu của người cày bừa cũng chẳng cướp đoạt cơm của người đói. Sao gọi là trâu của người cày bừa? Ta lại dùng thế nào? Sao là cơm của người đói, ta lại ăn thế nào? Ta cũng chẳng nắm đất thành vàng và cùng chẳng biến vàng thành đất. Cớ sao vậy? Vàng tức vàng, đất tức là đất, ngọc là ngọc, đá là đá, Tăng là Tăng, tục là tục, trời đất xưa nay, nhật nguyệt xưa nay, núi sông xưa nay, nhân luân xưa nay tuy là như vậy, đánh phá đại tán quan cái mê gặp Đạt-ma.

Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nhạn bay ngang sông, ảnh không lắng nước, Nhạn không có ý lưu vết, sông không tâm niệm giữ hình. Nếu có khả năng như vậy mới mở hường đi trong loài khác, chẳng tiếp dùng chim kêu giết sạch chim nhạn non Nhạc đầy hóc hác, buông đi trăm dơ bẩn ngàn vụng về, thâu lại buộc buộc cuộn cuộn, dùng đó thì dám cùng tám Đại Long vương đấu tranh giàu quý, chẳng dùng đó thì chẳng giá trị bằng nửa phân tiền. Tham”. Có vị Tăng hỏi: “Trời không thể che, đất không thể chở, chưa xét rõ đó là người gì?” Sư đáp: “Đào đất chôn lấp sâu”. Lại hỏi: “Người ấy có chấp nhận an bài hay không?” Sư đáp: “Trên đất trác thêm bùn”. Lại hỏi: “Lúc Ngưu đầu chưa thấy gặp Tứ tổ thì thế nào?” Sư đáp: “Sông dài không sáu tháng”. Lại hỏi: “Sau khi thấy rồi thì thế nào?” Sư đáp: “Mỗi năm một độ xuân”.

Lúc vào trong thất, Sư hỏi vị Tăng: “Người không tay hay thực hành nắm đấm, người không lưỡi hiểu nói năng, bỗng nhiên người không tay đánh người không lưỡi, người không lưỡi nói cái gì?” Sư lại bảo: “Thục phách suốt đêm kêu, xuyết cưu trọn đêm réo, viên thông cửa lớn mở, việc gì cách mây bùn”. Qua năm sau, vì cảm mắc bệnh, Sư bèn ở tại am Sam sơn thuộc Trì dương, đệ tử của Sa-môn Trí Tài ở Phật Nhật tại Lâm bình nghinh đón Sư về để hầu hạ phụng dưỡng. Sa-môn Trí Tài đến Tô thành chưa trở về, Sư bảo: “Hãy gọi về gấp”. Đến lúc Sa-môn Trí Tài vừa đặt chân vào cửa, Sư bảo: “Thời khắc đã đến, Tôi đi đây vậy!” Sa-môn Trí Tài thưa: “Sư có lời gì chỉ dạy cho đồ chúng?” Sư mới nói kệ tụng rằng:

“Mặt nhật chiếu Phù tang
Mây tạnh bít Hoa nhạc
Cạnh ba qua sắt vây
Kéo bẻ sừng Ly long”

Sa-môn Trí Tài lại hỏi: “Noãn tháp đã thành, thế nào là việc cứu cánh?” Sư đưa nắm tay mà chỉ bày đó, xong bèn đến giường đẩy gối mà thị tịch, dựng tháp an táng toàn thân tại gò đồi phía Đông của chùa. Đến trong niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107) thời Bắc Tống, vua Huy Tông (Triệu Cát) truy phong Sư thụy hiệu là “Chấn Tông Thiền sư”.

2. Thiền sư Tỉnh Tông ở Xứng tâm.

Thiền sư Tỉnh Tông ở Xứng tâm tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Người đi nghĩ nhớ đường”. Lại hỏi: “Không hiểu”. Sư đáp: “Buộc nhanh giày cỏ”.

Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phật chủng theo duyên khởi, cho nên nói Nhất thừa”. Và Sư nắm lấy gậy chống, bảo tiếp: “Cái nào là Phật chủng? Gậy chống là Pháp Nhất thừa. Cái nào là duyên? Trong ấy tham thấy Thích-ca và Lão Tử. Rõ tức mua giày cỏ đi chân, không được hướng đến dưới cửa nạp Tăng, đánh bẻ eo người. Vậy hạy nói nạp Tăng y cứ cái gì?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Ba mươi năm chớ cô hụ người”. Rồi Sư chống gậy bước xuống khỏi tòa.

3. Thiền sư Truyền Tông ở Thừa thiên.

Thiền sư Truyền Tông ở Thừa thiên tại Tuyền châu. Có vị Tăng hỏi: “Đại dụng hiện tiền, lúc chẳng còn quy tắc thì thế nào?” Sư đáp: “Ngày nay Thừa thiên dựng cao cờ hàng”. Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Con cháu Lâm Tế”. Vị Tăng ấy lại hét. Sư bèn đánh, vị Tăng ấy hỏi: “Thế nào là Thể Bát-nhã?” Sư đáp: “Mây lồng núi biếc”. Lại hỏi: “Thế nào là Dụng Bát-nhã?” Sư đáp: “Trăng tại ao trong”.

4. Thiền sư Nhật Thận ở Nam minh.

Thiền sư Nhật Thận ở Nam minh tại Xử châu. Có vị Tăng hỏi: “Ý Tổ và ý kinh giáo là đồng hay khác?” Sư đáp: “Thủy Thiên ảnh giao sắc biếc”. Lại hỏi: “Rốt cùng là đồng hay là khác?” Sư đáp: “Tiếng tùng trúc cùng lạnh”.

5. Thiền sư Pháp Tông ở Đầu tử.

Thiền sư Pháp Tông ở Đầu tử tại Thư châu, người thời bấy giờ tên xưng là Đạo giả. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là gia phong của Đạo giả?” Sư đáp: “Giày cỏ trong áo ca sa”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Đồng thành dưới cẳng chân đỡ”.

6. Thiền sư Uẩn Quán ở Bảo tướng.

Thiền sư Uẩn Quán ở Bảo tướng tại Thiên thai. Có vị Tăng hỏi:

“Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Nhà nhà dài hơn tám thước”.

7. Thiền sư Hiển Thăng ở Quân sơn.

Thiền sư Hiển Thăng ở Quân sơn tại Nhạc châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đại khương không ngoài ngậm trong mười hư, chí lý chẳng hình viên dung ba tế, cao siêu danh tướng, diệu thể toàn rõ, chóng ra xưa nay, cơ thất riêng bày. Nắm lấy Ly châu mà soi mọi vật, vật vật lưu tỏa ánh sáng, ném kiếm báu khua giữa khoảng không, từng khoảng không tuyệt mất dấu vết. Nắm Định thì Ma Kiệt bít thất, Duy-ma ngậm miệng, buông đi thì Thập Đắc lay đầu, Hàm Sơn vỗ tay. Vậy hãy nói là cảnh giới người nào?” Và Sư nắm cây gậy gõ xuống một cái và tiếp nói:

“Nói máy mắt nhướng mày, nhờ quân tử xem kỹ”.

8. Điển tòa Huệ Kim ở chùa Thủy nguyệt.

Điển tòa Huệ Kim ở chùa Thủy nguyệt tại Bình giang phủ. Sư nương tựa Thiền sư Minh Giác ở Tuyết đậu, nghe nêu câu thoại về núi Tu-di, thầm lặng mà có sự khế ngộ. Một ngày nọ muốn sang thăm hỏi, bỗng gặp nói hiên điện, Thiền sư Minh Giác hỏi: “Ông tên gì?” Sư đáp: “Tên là Huệ Kim”. Thiền sư Minh Giác hỏi: “Ai cho ông vàng (Huệ Kim)?” Sư đáp: “Tha cho thời gian ngắn sẽ đến phương trượng cảm tạ”. Thiền sư Minh Giác lại bảo: “Tức là ngày nay…?” Sư đáp: “Trong đó dung thứ Hòa thượng không được”.

9. Cư sĩ Tằng Hội ở Tu tuyển.

Cư sĩ Tằng Hội ở Tu tuyển, thuở bé thơ cũng ở chung gia đình với Thiền sư Minh Giác, đến lúc trở thành mỗi người mới đi khác đường.

Trong khoảng niên hiệu Thiên Hy (1017-1022) thời Bắc Tống, Tằng Hội ra trấn thủ tại Trì châu, một ngày nọ ông đến chùa Cảnh đức, ông bèn dẫn nêu trung dung, Đại học, tham lấy Lăng Nghiêm hợp với ngữ cú của Tông phong mà cật vấn Thiền sư Minh Giác. Thiền sư Minh Giác bảo: “Cái ấy còn chưa thể hợp với giáo thừa, huồng gì là Trung dung Đại học ư? Học sĩ cần phải đi tắc nhanh nhẹn lý hợp với sự đây”. Và Thiền sư Minh Giác khảy móng tay một cái, tiếp bảo: “Chỉ cái gì dâng lấy?” Ngay lời nói đó mà Tằng Hội có sự lãnh ngộ ý chỉ. Đến đầu niên hiệu Thiên Thánh (1023) thời Bắc Tống, Tằng Hội ra trấn thủ tại Tứ minh, mới dùng thư và tiền của nghinh thỉnh Sư đến phô bày ở Tuyết đậu. Khi đã đến nơi, Tằng Hội nói: “Gần đây, tôi cùng Trưởng lão thương lượng Triệu Châu khám phá câu thoại của Bà Tử, chưa xét rõ đầu mối đích thực có nơi khám phá không”. Thiền sư Minh Giác hỏi: “Trưởng lão nói cái gì?” Tằng Hội nói: “Lại cùng cái gì đi?” Thiền sư Minh Giác bảo: “Trưởng lão tạm buông qua một trứ. Học sĩ lại phải biết Nạp Tăng trong thiên hạ ra chuồng buộc Bà Tử ấy không được ư?” Tằng Hội nói: “Trong ấy riêng có cái nơi nói, Triệu Châu nếu chẳng khám phá Bà Tử một đời chịu khuất”. Thiền sư Minh Giác bảo: “Khám phá xong vậy”. Tằng Hội cười lớn.

10. Thiền sư Hữu Lan ở Báo bản.

Thiền sư Hữu Lan ở Báo bản tại Hồ châu. Có vị Tăng hỏi: “Đường không tắc ngang, người đứng đều nguy ách. Vậy thế nào là Đường?” Sư đáp: “Mặt nhật tỏa rạng ánh sáng tốt lành lặng lẽ”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Gío lay sắc đẹp đượm nồng”. Vị Tăng ấy lễ bái. Sư bảo: “Còn khuyết thiết một trừ”. Lại hỏi: “Với lúc phủi bụi thấy Phật tức chẳng hỏi, còn việc khua kiếm báu giữa không trung thì thế nào?” Sư đáp: “Dưới cẳng chân, khán”. Lại hỏi: “Dưới cẳng chân tạm đặt, còn việc hướng thượng lại như thế nào?” Sư đáp: “Trời tạnh mặt nhật xuất hiện, mưa xuống mây nổi ùn”. Lại hỏi: “Pháp vốn không giảng thuyết, phải nên giảng thuyết thế nào cho sáng tỏ?” Sư đáp: “Vị mặn trong nước, keo xanh trong màu”. Lại hỏi: “Tiện lúc nào thì thế nào?” Sư đáp: “Ba mươi năm sau”. Và Sư mới tiếp bảo: “Vật quý báu trong áo, sao mượn phủ cát lên? Mỗi nên tự mang đến lại giúp dùng gì? Ánh sáng giao thoa vào ngà chẳng ẩn chẳng sáng tỏ. Tổ sư Đạt-ma suốt chín năm chẳng dám động đến vì sợ khuất phục cháu con. Báo Bản đây chẳng tiếc lông mày bảo khắp cùng đại chúng đồng nắm gậy chống dậy. Nếu đại chúng phỏng nghĩ bàn nghị thì đồng một lúc đánh tan”.

Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lớn không phương hướng, nhỏ không nơi chốn, nửa ngậm nửa mở chưa thể cùng hứa. Lảnh mai mới bẻ nhiều hoa tươitốt, mưa nhỏ tròng mắt nhỏ sức xuân khắp cùng. Sức xuân khắp cùng đến đầu, chớ hỏi Tổ Tào Khê”. Và Sư lại bảo: “Pháp không có vậy, Lý thấy khác thường, chí đạo vô phương, khắp nơi ứng vật, ngay được gió thổi cỏ rạp, tiếng hòa vang thuận, chẳng mảy may có thể ngang bằng, thấy bia dựng nơi chợ ồn nào, cần được chẳng thương tổn hòa khí, nhàn cùng Lộ trụ thương lượng, giả sự có thể tự khế hợp chấm đầu. Chớ cho là sơn Tăng lắm lời”.

11. Thiền sư Trí Phước ở Trường lô.

Thiền sư Trí Phước ở Trường lô tại Chân châu, vốn người xứ Giang châu, là con cháu thuộc dòng tộc của Hạ Văn Trang. Sau khi xuất gia thọ giới Cụ túc xong, Sư bèn đến dự tham nơi Thiền sư Hiển ở Tuyết đậu và chóng được tỏrõ ý Tổ. Đạo hạnh và tài trí của Sư sáng ngời vượt xa. Đến lúc ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Trường lô. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là một câu giáo ngoại biệt truyền?” Sư đáp: “Hỏi chẳng trứ”. Lại hỏi: “Vì sao hỏi chẳng trứ?” Sư đáp: “Mây trắng ngàn muôn dặm”. Lại nói: “Người học lui thân ba bước”. Sư bảo: “Lại chờ đợi đến lúc nào?” Lại hỏi: “Kiếm báu lúc xưa rút ra khỏi vỏ thì thế nào?” Sư đáp: “Rít”. Lại hỏi: “Sau khi đã rút ra thì thế nào?” Sư đáp: “Sắc bén”. Lại hỏi: “Thế nào là cơ thứ nhất?” Sư đáp: “Chẳng vì chuột con mà phát”. Lại hỏi: “Há không phương tiện?” Sư đáp: “Tỉnh xứ Tát-bà-ha”. Và Sư mới bảo: “Hỏi tại chỗ đáp, đáp tại hỏi Tông, mỗi một mặc tình các người chấm đầu, bỗng như hỏi chẳng tại chỗ đáp, đáp chẳng tại hỏi Tông. Lại tạm làm sao sống mò phỏng đòi lấy?” Và Sư bèn đưa nắm tay lên, bảo: “Không sót lại mảy lông tóc đồng một lúc phân giao, xin các người mỗi tự xét xem tử tế, thản như một niệm hồi quang, ngàn Thánh đồng dấu vết, chẳng trải qua số kiếm A-tăng-kỳ, đâu nhọc tu chứng, cắt tuyệt biển sinh tử, ngồi nơi ngôi vị của Phật Tổ, bèn mới vượt cao ngoài ba cõi, trọn ra khỏi bốn dòng, muôn đức tròn sáng, mười phương riêng bước, có thể chẳng đồng báo đáp ân Phật, cùng hiển bày vương hóa”.

12. Thiền sư Tuệ Viên ở Động sơn.

Thiền sư Tuệ Viên ở Động sơn tại Quân châu, đến dự tham nơi Thiền sư Hiển ở Tuyết đậu mà đắc yếu chỉ, tuổi Sư rất nhỏ mà tiếng tăm vang vọng. Về sau, Sư đến nương tựa nơi pháp tịch của Thiền sư Xiêm ở Khai tiên. Gặp ở Động sơn khuyết thiếu người, Thiền sư Xiêm mới đề cử Sư ứng đáp sự thỉnh mời của mọi người ở Quân châu. Sư bèn xuất hiện nơi đời giảng nói pháp. Có vị Tăng hỏi: “Xa lìa Lô phụ sắp đến Tân La, chẳng giẫm trải qua đường đi, xin Sư chỉ bày đường thuận tiện”. Sư đáp: “Ngày nay Sơn Tăng nhọc mệt”. Lại hỏi: “Thiện tri thức phương tiện tại xứ nào?” Sư đáp: “Kẻ mù”. Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Còn chưa tỉnh biết”. Và Sư mới bảo: “Học chẳng phải xét cổ, Đạo thẹn ở đương thời, cúi ngưỡng không cửa mới tùy theo ý chúng. Người xưa nói: “Nhàn rỗi lên núi đi một chuyến, nhờ hỏi người thời ấy có hiểu không. Chỉ như Lão Tăng cùng các người từ Lô phụ lại, gặp đêm dừng nghỉ, gặp ngày thì đi, thẳng đến nơi đây một cẳng chân tại trước một cẳng chân ở sau. Như nay mỗi mỗi đem đãy bát treo nơi các cao, và nắm gậy chống. Lại có việc gì có thể hợp. Tuy là như vậy, nếu chẳng lên lầu ngóng trông thì sao có thể biết được biển xanh sâu”.

Bấy giờ Thiền sư Nam ở Hoàng long đang ở tại Hoàng nghiệt, nhân ra nơi ấp cùng gặp Sư tại chùa Tịnh giới. Thiền sư Nam im lặng không nói năng gì, chỉ đốt hương cùng ngồi đối diện nơi tòa cao mà thôi, từ giờ thân cho đến lúc trống gióng báo đã canh ba, Sư bèn đứng dậy và nói: “Đêm đã khuya sợ ngại Hòa thượng yên nghỉ” rồi bèn đi ra. Đến sáng hôm sau, mỗi tự về lại núi. Tình cờ Thiền sư Nam hỏi Thủ tòa Vĩnh rằng: “Ở Lô sơn ông có biết lão Động Sơn (Tuệ Viên) ngày nay chăng?” Thủ Tòa Vĩnh đáp “Không biết, chỉ nghe tên vị đó thôi”. Ngừng giây lát, Thủ Tòa Vĩnh lại hỏi: “Hòa thượng gặp thấy vị đó thế nào?” Thiền sư Nam đáp: “Người kỳ đặc”. Thủ Tòa Vĩnh lui hỏi Thị giả rằng: “Ông theo Hòa thượng cùng gặp Động Sơn ban đêm đàm nói việc gì?” Vị Thị giả bèn đem sự thật mà nói đó, Thủ Tòa Vĩnh bèn cười, bảo:

“Nghi giết người trong thiên hạ”.

13. Thiền sư Tư ở Hương tích.

Thiền sư Tư ở Hương tích tại Lục hợp, Chân châu. Có vị Tăng hỏi: “Vớn bốn núi cùng ngăn cách thì chẳng hỏi, còn cửa Lục hợp mở việc ấy thế nào?” Sư đáp: “Bảy thông tám đạt”. Lại hỏi: “Thế nào là diệu dụng ngang dọc?” Sư đáp: “Ểnh ương ba chân nhảy lên trời”. Lại hỏi: “Thế nào là vị Tăng tọa thiền?” Sư đáp: “Muôn sự đều không thể”. Lại hỏi: “Thế nào là vị Tăng nhập định?” Sư đáp: “Bốn biển đều lắng ngưng”. Lại hỏi: “Thế nào là vị Tăng hành đạo?” Sư đáp: “Thể Lục hợp nhảy bay”. Lại hỏi: “Thế nào là vị Tăng ứng cúng?’ Sư đáp: “Ba luân đồng tánh không”.

Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đo Bồ-đề chẳng thể đo lường, muôn pháp vốn không, sao có chân giả. Vô vi là Tông, vô tướng là gốc. Lượng bao trùm sa giới, đức ngậm cả đất trời. Hoặc diễn nói Nhất thừa, hoặc rủ ban ba câu, hoặc khiến ngộ gốc thảy đều khiến trở ngược lại nguồn, rốt cùng trong đó thảy đều không việc ấy, rõ được bản tâm, tâm rành rẽ, núi sông đất liền cũng lặng yên”. Sư lại bảo: “Tâm bản hữu, mảy may chẳng ngăn cách, nhân một niệm sai nhầm đây dẫn đến sai quấy. Dơ bẩn hết, gặp người bèn sáng tỏ sự thấy biết của mình. Vậy làm sao sống là sự thấy biết của mình?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo:

“Bốn biển sóng lớn lắng, một vầng trăng thu tỏa đất trời”.

14. Thiền sư Tử Hoàn ở Bảo khánh.

Thiền sư Tử Hoàn ở Bảo khánh tại Bình dương, Ôn châu. Có vị Tăng hỏi: “Đại thì môn khai, xin Sư một quyết định”. Sư đáp: “Gió lướt cỏ rạp”. Lại hỏi: “Một câu cắt dứt dòng, làmsao sống?” Sư đáp: “Nước đến thành cừ”. Lại hỏi: “Mây trên đỉnh núi hoa cái, nước trong dòng sông Thuận giang là thế nào?” Sư đáp: “Gió trong lại chẳng hết”. Lại hỏi: “Sau khi đã lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Trăng sáng soi chiếu nhiều lớp thành”. Lại nói: “Thái thư đến pháp diên thỉnh cầu Sư một lần soi chiếu”. Sư bảo: “Là mặt mắt nào?” lại nói: “Ba mươi năm sau”. Sư bảo: “Lừa dối giết hại người”. Sư nắm chiếc gậy chống và bảo: “Sáng sớm đến Tây thiên, chiều tối về Đông độ, tức tạm đến cùng. Nắm bẻ một câu cốt yếu làm sao sống? Nói. Nếu nói được thì chẳng ra khỏi cửa mà biết việc khắp thiên hạ, còn nếu nói không được thì gậy chống đây cười các ngươi vậy”. Và Sư bèn đánh xuống Thiền sàn một cái

15. Thiền sư Tại Hòa ở Thiên y.

Thiền sư Tại Hòa ở Thiên y tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Tổ tổ tương truyền là truyền tổ ấn. Nay Hòa thượng đắc pháp nối dõi từ người nào?” Sư đáp: “Với người dùng ngôn ngữ thử, với nước dùng gậy thăm dò”. Lại hỏi: “Mở rộng khắp sa giới thì thế nào?” Sư đáp: “Một đêm mai nở hết, trăm hoa còn chưa hay”.

16. Thiền sư Thủ Minh ở Xứng tâm.

Thiền sư Thủ Minh ở Xứng tâm tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư bảo: “Nói cái gì?” Lại hỏi: “Thế nào là Pháp?” Sư bảo: “Nói cái gì?” Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư bảo: “Nói cái gì?” Vị Tăng ấy lại thưa: “Xin cảm tạ Sư đã lớp lớp cùng vì”. Sư bảo:

“Nói cái gì?”

17. Thiền sư Trọng Khanh ở Phụng thê.

Thiền sư Trọng Khanh ở Phụng thê tại Hán dương quân. Có vị Tăng hỏi: “Từ xưa chư Phật xuất hiện nơi đời vì một sự nhân duyên lớn. Nay Hòa thượng xuất hiện nơi đời sẽ làm việc gì?” Sư há mồm le lưỡi. Lại hỏi: “Ngoài cái ấy lại còn có gì không?” Sư đáp: “Sáng ba ngàn, chiều tám trăm”. Lại hỏi: “Trăm cốt đều tan hết, một vật trấn Trường linh, vậy thế nào là một vật?” Sư đáp: “Khổ thay Phật-đà-da”. Lại hỏi: “Hòa thượng lại còn có nơi làm người không?” Sư đáp: “Chỉ tài múa lộng tinh hồn”. Lại hỏi: “Sao lại như thế?” Sư đáp: “Kỵ người nói chấp trước”. Và Sư bảo: “Đạo không trước sau, Đạt giả do người. Tuy là căn tánh lợi độn mỗi có sai khác, rất sùng nguyên không có khác. Do đó, giáo pháp ba thừa dẫn tiếp người mê, kẻ chấp tướng trệ danh cuối cùng khó đến vào. Cho nên chư Phật thời quá khứ nhập Niết-bàn nơi đây, chư Phật thời hiện tại thành đạo ở nơi đây, chư Phật thời tương lai tu hành tại nơi đây. Không thấy Đại sư Đạt-ma nói: “Ta vốn đến xứ này, truyền pháp cứu mê tình, một hoa nở năm cành, kết quả tự nhiên thành”. Và Sư nắm lấy gậy chống, tiếp bảo: “Hiểu không? Kia một thời, đây một thời. Quả chín tại Tung sơn cũng mặc tình các người chọn hái”. Sư lại gõ gậy chống xuống một cái, tiếp bảo: “Nhà nhà vời vợi ba cõi chẳng sánh bằng. Lỗi lỗi lạc lạc mười phương xa rộng. Nghĩ phỏng bàn nghị thì tan thân mất mạng, nghĩ lường thì ngài sai muôn sai”. Rồi Sư hét một tiếng và xuống khỏi tòa.

18. Thiền sư Đức Sơ ở Linh nham.

Thiền sư Đức Sơ ở chùa Linh nham, tại Nhạn đãng, Ôn châu. Có vị Tăng hỏi: “Đại chúng đến Pháp diên cử xướng như thế nào?” Sư đáp: “Cảm tả đường cỏ xanh từng năm sinh trưởng, bọt bờ nổi lại ngày mỗi mới”. Lại hỏi: “Chẳng tiền là nơi vì người hay không?” Sư đáp: “Tạm chẳng lầm nhận”. Lại hỏi: “Gậy đánh tiếng hét đều gom thâu, xin Sư cùng trông thấy?” Sư đáp: “Lão Tăng chẳng như ông”. Lại hỏi: “Có phải là chuyên vì lưu thông?” Sư đáp: “Kham nhận làm gì”. Lại hỏi: “Tam sinh chủng chủng pháp sinh. Vậy thế nào là chủng chủng pháp sinh?” Sư đáp: “Ta cùng ngươi đồng là dây sắn leo cành”. Lại hỏi: “Ngày nay đã thấy nơi Sư vậy”. Sư bảo: “Hãy tạm mừng vui chớ giao thiệp”. Vị Tăng ấy lễ bái. Sư bảo: “Cô phụ giết người”. Và Sư mới bảo: “Hỏi được núi Tu-di cao vợi, nước biển sóng vọt lên, trong cửa Tổ đạo chưa có thiều phần, cớ sao từ cửa vào chẳng là nhà trân quý? Vốn tự viên dung sao phải đặc đất. Người người ngồi trên đỉnh núi Diệu cao, mỗi mỗi thấu suốt cội nguồn các pháp, chẳng nương gá lầu các của đức Từ thị. Ngày nay một thời rõ lấy, lại rõ được không? Nếu như rõ được thì xưng hiệu là Trượng phu, chẳng cô phụ ân sâu của ngàn Thánh, cũng là báo đap đức trị hóa của Quốc vương. Trân trọng!

19. Thiền sư Trí Tuyền ở Long hưng.

Thiền sư Trí Tuyền ở Long hưng tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Từ lâu ở tại Hồ tương, muốn được tỏ bày một vấn đề, Sư có giải đáp cho chăng?” Sư bảo: “Sao phải kéo bùn mang nước?” Vị Tăng ấy bèn quát hét. Sư bảo: “Một trận mưa một trận mát”. Vị Tăng ấy lễ bái. Sư bảo: “Có đầu mà không đuôi”.

Trong khoảng niên hiệu Trị Bình (1064-1068) thời Bắc Tống, Sư thị tịch, phàm những nới lúc bình sinh Sư từng đi đứng nằm ngồi đều tuôn vọt xá-lợi. Đồ chúng xướng được y vật, mỗi ngày xá-lợi phát sinh có ở nơi chân tiền người chí thành khẩn cầu thì thảy đều tùy theo ý nguyện mà ứng hiện.

20. Thiền sư Tắc ở Càn minh.

Thiền sư Tắc ở Càn minh tại Tín dương quân. Có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai? Tông phong ấy, ai người nối dõi?” Sư đáp: “Mảnh mây sinh mọc giữa biển, nơi núi kiệu một chim nhạn bay qua khoảng trời lạnh”. Lại hỏi: “Cùng gì thì là đích tử của Tuyết đậu?” Sư đáp: “Một đỉnh núi tốt tươi, sáu hoa rực rỡ”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Gió trong sinh bích lạc”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy thế nào?” Sư đáp: “Trăng tỏ sáng sông dài”. Lại hỏi: “Thế nào là Hải Ấn Tam-muội?” Sư đáp: “Chỉ hướng đến tìm cầu nơi chính mình”. Lại hỏi: “Người học không hiểu”. Sư đáp: “Chớ tìm cầu nơi người khác”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo nhật dụng?” Sư đáp: “Một mũi tên bắn đến trời Tây”. Lại hỏi: “Sau khi đã đến thì thế nào?” Sư đáp: “Khắp cùng pháp giới”.

21. Thiền sư Tri Ứng ở Càn minh.

Thiền sư Tri Ứng ở Càn minh tại Đảnh châu, có vị Tăng hỏi: “Lúc hoa sen chưa trồi ra khỏi mặt nước thì thế nào?” Sư đáp: “Nâng trời chống đất”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi mặt nước thì thế nào?” Sư đáp: “Lấp đầy hang hóc”. Và Sư mới bảo: “Mã Tổ lên giảng đường, Bách Trượng cuốn chiếu, lửa động khói sinh, mây kinh mưa sắc, thăm mặt cùng bày, một sao nhẹ ném, nặng thưởng ba ngàn nhẹ đáp tám trăm”.

22. Thủ tòa Nguyên Ích ở Vân phong.

Thủ tòa Nguyên Ích ở Vân phong tại Nam nhạc. Cư sĩ Lý Lâm Tông hỏi rằng: “Ý muốn thoát trần mà nay chưa thoát được, ngày nay xin Sư quyết dứt nghi tình?” Sư bảo: “Làm sao sống là thoát trần?” Lý Lâm Tông mờ tịt. Sư bảo: “Hiểu được chăng?” Bỗng nhiên Lý Lâm Tông tỉnh ngộ. Có làm kệ tụng rằng:

“Kiếng tâm xưa nay sáng
Sông lớn vốn tự sâu
Chỉ nhân sau hỏi thầy
Cát đá hóa thành vàng”.

Sư bảo: “Chánh là thẳng đến địa ngục”. Lý Lâm Tông nói: Nhân ngã không tướng, sao là địa ngục?” Sư bảo: “Nay ông hiện ở đâu?” Lý Lâm Tông đáp: “Nay hiện đang đối đáp”. Sư bảo: “Chỉ đó là vàng ròng”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BẢO NGUYỆT – TRÍ ANH Ở BÁCH TRƯỢNG.

1. Thiền sư Tường ở Huệ nhân.

Thiền sư Tường ở Huệ nhân tại Hàng châu. Có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai? Tông phong ấy, ai người nối dõi?” Sư đáp: “Trời tròn đất vuông”. Lại hỏi: “Đầu mối đích thực ấy xin Sư nói một lời”. Sư đáp: “Nếu đến các phương rõ ràng khắp tợ”. Và Sư mới bảo: “Nam sơn cao, Bắc sơn thấp, mặt nhật xuất hiện ở phương Đông, chiều tối lặn ở phương Tây. Trâu trắng lên cây tìm chẳng được, quạ gà vào nước mọi người hay. Hãy nói sau khi tìm được thì như thế nào?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Kham nhận làm gì?”

2. Thiền sư Nghĩa Ninh ở Huệ nhân.

Thiền sư Nghĩa Ninh ở Huệ nhân tại Lâm an phủ. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Phật chưa xuất hiện nơi đời thì thế nào?” Sư đáp: “Ma-gia phu nhân”. Lại hỏi: “Sau khi đã xuất hiện nói đời thì thế nào?” Sư đáp: “Thái tử Tất-đạt-đa”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DUYÊN Ở NAM HOA.

1. Thiền sư Diên Khánh ở Hưng hóa.

Thiền sư Diên Khánh ở Hưng hóa tại Tề châu. Lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lời đầu dâng được cô phụ bình sinh, câu sau gieo cơ toàn trái đạo thể. Lìa hai đường ấy, dưới cửa Tổ tông lại như thế nào?’ Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Trẻ nhỏ trong tròng mắt thổi sáo cây gỗ”.

2. Thiền sư Hạnh Đức ở Bảo thọ.

Thiền sư Hạnh Đức ở Bảo thọ tại Thiều châu, nhân mùa Đông ở tại Nam hoa nhận sự thỉnh mời, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Đông mới Bảo thọ mới, nói là nói lúc cũ, nếu hiểu ý Tổ ại, Ba tư lên thuyền bè”.

3. Thiền sư Thủ Thăng ở Bạch hổ.

Thiền sư Thủ Thăng ở Bạch hổ tại Thiều châu. Có vị Tăng hỏi:

“Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Có mắt không lỗ mũi”.

4. Thiền sư Sùng Khâm ở Phật-đà.

Thiền sư Sùng Khâm ở núi Phật-đà tại Thiều châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là một câu Hòa thượng cắt tiệt ngay vì người?” Sư đánh một phất trần rồi bảo: “Hiểu ư?” Lại nói: “Chưa hiểu?” Sư bảo: “Gặp người chớ nêu bày”.

5. Thiền sư Pháp Nghinh ở Diên tường.

Thiền sư Pháp Nghinh ở Diên tường tại Thiều châu. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Ngưu đầu chưa gặp thấy Tứ Tổ thì như thế nào?” Sư đáp: “Cây gậy chống”. Lại hỏi: “Sau khi đã gặp thấy thì thế nào?” Sư bèn đánh. Lại nói: “Ngày nay thân gần thấy Hòa thượng”. Sư bảo: “Tái phạm không dung tha”.

6. Thiền sư Tuệ Bảo ở Thuấn phong.

Thiền sư Tuệ Bảo ở Thuấn phong tại Thiều châu. Có vị Tăng hỏi: “Lúc bước bước lên cao thì thế nào?” Sư đáp: “Nguy hiểm”. Lại hỏi: “Lúc không tiến tới không thối lui thì thế nào?” Sư đáp: “Tang mất”. Lại hỏi: “Thế nào tức vậy?” Sư đáp: “Tô rô, Tô rô”.

– ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ KẾ BẰNG Ở VÂN CÁI 1. Thiền sư Nhân ở Báo ân.

Thiền sư Nhân ở Báo ân tại Gia kỵ, Chung sơn, Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Chí đạo không khó chỉ bởi chọn lựa. Vậy thế nào là chẳng chọn lựa?” Sư đáp: “Hôm qua mồng ba ngày nay mồng bốn”. Lại nói: “Đó còn là chọn lựa?” Sư đáp: “Rồng rắn dễ biện rõ, nạp Tăng khó dối lừa”. Lại hỏi: “Một hỏi một đáp còn rơi lạc nơi sân cửa Kiến hóa, chưa xét rõ ở trong Đệ nhất nghĩa cử xướng như thế nào?” Sư đáp: “Trước rèm mưa nhỏ giọt, tuyết đầy giữa khoảng không”. Lại hỏi: “Nếu vậy, đến đầu sương đêm, trăng mặc tình rơi trước khe Hán?” Sư đáp: “Làm nhà Thiền khách”. Lại nói: “Hòa thượng lừa dối người tốt lành”. Sư bảo: “Tức là ông lừa dối Ta”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạtma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Mang một chiếc giày đã trở về Thông lãnh từ lâu, mà nay tốt lành lại hỏi đến đầu mối”. Lại hỏi: “Tiện gì lúc đi thì thế nào?” Sư đáp: “Nam sơn nổi mây, Bắc sơn đổ mưa”. Lại hỏi: “Trượng tích đã ở nơi ngày nay, xin Sư một câu lợi người trời?” Sư đáp: “Lỗ mũi đầu lớn hướng xuống dưới”. Lại hỏi: “Hướng lên trên lại có việc gì không?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào thì phải?” Sư đáp: “Muốn thấy cùng ngàn dặm, mắt phải lên một tầng lầu”. Và Sư mới bảo: “Pháp thân không tượng, ứng vật mà hiện hình. Các Thiền đức làm sao sinh nói cái ứng vật mà hiện hình đến cùng đạo lý?” xong, Sư nắm lấy gậy chống, bảo tiếp: “Đức Thế Tôn thân cao trượngsáu cây gậy này cũng dài trượng sáu. Đức Di-lặc thân cao ngàn thước, cây gậy này cũng dài ngàn thước. Tròn vuông tùy vật, ẩn hiện theo kia. Lớn thì bao trùm cả trời đất, nhỏ thì ném bỏ vào trong mấy bụi, như lừa rình trông giếng, như giếng nhìn rình lừa. Được đó thì vận thể màn trướng, nắm dứt cốt yếu, mất đó thì mờ mịt xao nhãng, hư sinh lãng tử, được mất hai đường đồng một lúc bỏ ngay. Dám hỏi cùng các người hãy nói cây gậy của Sơn Tăng rốt cùng dài bao nhiêu?” Ngừng giây lát, Sư lại bảo: “Cười chỉ thong dong xứ nào lại”. Rồi Sư đánh vào đài hương một cái.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TỬ VINH Ở ĐỘNG SƠN.

1. Thiền sư Cư Nột ở Viên thông

Thiền sư Cư Nột – Tổ ấn ở Viên thông tại Giang châu, vốn người dòng họ Kiển ở Trung giang tại Tử châu. Lúc Sư mới chào đời có ánh sáng thần soi chiếu khắp phòng nhà. Năm mười một tuổi, Sư đến nương tựa Sa-môn Nguyên Phưởng ở chùa Trúc lâm tại huyện Thập phương thuộc Hán châu mà xuất gia. Năm Sư mười bảy tuổi xét khảo kinh Pháp Hoa mà được độ thọ giới Cụ túc. Vì Sư giảng học bao trùm cả Lưỡng xuyên nên các bậc Lão niên phần nhiều đều xuống đó.

Gặp có vị Thiền giả từ Nam phương trở về tự xưng là Tổ Đạo bao trùm thiên hạ, Đại sư Mã – người huyện Thập phương ứng sấm của Bát-nhã-đa-la. Các bậc hào tuấn ở đất Thục do từ kinh luận mà lừng danh như Lượng Công, mà Lượng Công vất bỏ Đồ chúng đến ẩn cư tại Tây sơn, như Giám Công, mà Giám Công lại thiêu đốt sớ sao, xứng giọt nước chẳng địch sánh với biển lớn. Sư bùi ngùi, ngừng giây lát rồi hỏi: “Ông biết thuyết ấy ư?” Thiền giả ấy đáp: “Tôi chẳng thể biết. Ông muốn biết đó sao lại tiếc một lần sang”. Khi ấy Sư bèn ra khỏi đất Thục, phóng lãng đến kinh sơ, giẫm trải qua thời gian năm tháng bèn không được gì. Sư lại theo hướng Tây đến Tương dương, dừng nương ở dưới pháp tòa của Thiền sư Tử Vinh tạo Động sơn suốt mười năm.đọc luận Hoa Nghiêm đến nói: “Núi Tu-di tại trong biển lớn cao tám vạn bốn ngàn do-tuần, chẳng có tay chân nào vin leo đến được, để làm sáng tỏ núi Tám vạn bốn ngàn trần lao ở trong biển lớn phiền não. Trong chúng sinh nếu ai có thể đến với tất cả các pháp không tư duy không tạo tác, tức phiền não tự nhiên khô cạn. Trần lao biến thành núi Nhất thiết trí, phiền não biến thành biển Nhất thiết trí. Nếu lại khởi tâm tư lự tức có phan duyên, tức trần lao càng cao và phiền não càng sâu, chẳng thể đến nói đảnh trí của chư Phật”. Ngay đó bỗng nhiên Sư liền có sự tỉnh ngộ, mới than rằng: “Thạch cũng nói không nơi hạ thủ và Mã Tổ nói Vô minh nhiều kiếp, ngày nay tất cả đều tiêu diệt, chẳng phải lời nói hư dối vậy”.

Về sau, Sư vân du đến Lô sơn, tiếng tăm Đạo hạnh của Sư ngày một tăng nhiều. Nam Khương Thái Thú Trình Sư Mạnh thỉnh mời Sư ở Quy tông, Sư bèn nối dõi dòng pháp từ Thiền sư Tử Vinh. Sư lại đến ở Viên Thông. Vua Nhân Tông (Triệu Trinh 1023-1064) nghe danh hiệu Ngài, nên khoảng đầu niên hiệu Hoàng Hựu (1049) thời Bắc Tống, vua ban sắc chiếu mời Sư đến ở thiền vịnh Tịnh nhân tại huyện Thập phương. Sư lấy cớ tật bệnh cố khước từ chẳng đến mà cử vị thư ký của bản viện là Thiền sư Hoài Liên tự thay thế. Khi ấy vua lại ban sắc chiếu mời Thiền sư Hoài Liên, Thiền sư Hoài Liên đến dẫn đối đáp đại ý của Phật pháp xứng hợp với Thánh chỉ. Vua bèn phong tặng Thiền sư Hoài Liên hiệu là “Đại Giác Thiền sư” và phong tặng sư hiệu là “Tổ Ấn Thiền sư”.

Sư trú trì tại đó hai mươi năm rồi chuyển dời đến ở hai chùa Tứ tổ và Khai tiên, Sư đến với đại chúng đơn giản nghiêm nghị, chẳng vọng nói cười. Sư thường nhập định mới đầu xoa tay tự như, nửa đêm dần lên đến ngực. Thị giả thường luôn trông thấy chờ đợi đến gà gáy. Sư tinh tấn như thế. Đến lúc đã già yếu, Sư trở về ở tại hang Bảo tích. Bấy giờ, Giang châu Mục Lưu Công thuật thường đến nơi Sư hỏi đạo. Một ngày nọ bỗng nhiên Sư giả biệt. Sau khi Lưu Công trở về, Sư tự tắm gội xong đoan tọa mà thị tịch. Lưu Công dẫn các hàng đạo tục sang nơi trà tỳ, trong ánh lửa dữ có khí trắng bay lên tỏa cùng Thái hư, đại chúng mọi người đều kinh sợ kính ngưỡng. Có Âu Dương Văn Trung Công là người dem pha dị giáo nhưng đặc biệt riêng tôn kính Sư, thường hỏi các bậc sĩ nhân từ phương Nam lại là: “Có từng thấy Thiền sư Cư Nột chăng?” Lại cùng Lão Tô Minh Duân vân du cùng tốt lành v.v…

TỤC TUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 6

(Hết)