TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Đời thứ mười dưới Thiền sư Đại Giám.

Đệ tử nối dõi dòng pháp của Thiền sư Thủ Sơn niệm ở Nhữ châu có mười sáu vị:

  1. Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần dương.
  2. Thiền sư Quy Tỉnh ở Diệp huyện.
  3. Thiền sư Hồng Nhân ở Thần đảnh.
  4. Thiền sư Uẩn Thông ở Cốc ẩn.
  5. Thiền sư Nguyên Liên ở Quảng tuệ.
  6. Thiền sư Trí Tung – Tam giao
  7. Thiền sư Trí tung ở Thiết Phật.
  8. Thiền sư Hoài Chí ở Thủ sơn.
  9. Thiền sư Xứ Bình ở Nhuận vương.
  10. Thiền sư Hồi Hãn ở Trí môn.
  11. Sơn chủ Tuệ Chiêu ở Lộc môn
  12. Cư sĩ Thừa tướng Vương Tùy (Mười hai vị trên có ghi lục)
  13. Thiền sư Trọng Mật ở Huỳnh nghiệt.
  14. Thiền sư Thiện Thao ở Phước Thánh.
  15. Thiền sư Khế Khoáng ở Nam đài.
  16. Thượng tọa Khế Thông (Bốn vị này không ghi lục).

 

1. Thiền sư Thiện Chiêu ở viện Thái tử tại Phần dương.

Thiền sư Thiện Chiêu ở viện Thái tử tại Phần dương vốn con dòng họ Du ở Thái nguyên, khí độ nhận biết trầm lắng sâu xa, ít duyên phù sức, có trí tuệ lớn, đối với tất cả các thứ văn tự chẳng do thầy chỉ dạy mà tự thông hiểu. Năm mười bốn tuổi, song thân lần lượt qua đời, Thiện Chiêu đơn chiếc khổ não, nhàm chán thế tục trần lao, nhân đó mà xuống tóc xuất gia thọ giới cụ túc, đeo mang trượng sách du phương, đến đâu cũng ít dừng ở lại, không thích tham quan, tùy cơ gõ mở, giẫm trải tham tầm Tri thức ở các phương có cả thảy bảy mươi mốt vị. Cuối cùng đến Thủ Sơn.

Một ngày nọ, Thủ Sơn lên pháp tòa, Thiền sư Thiện Chiêu bước ra thưa hỏi rằng: “Bách Trượng cuốn chiếu, ý chỉ ấy như thế nào?” Ngài Thủ Sơn đáp rằng: “Áo rồng phẩy mở, toàn thể hiện”. Thiện Chiêu lại hỏi rằng: “Ý Sư đó là thế nào?” Ngài Thủ Sơn đáp: “Hành xứ của Tượng vương, tuyệt không vết tích”. Thiện Chiêu nhân lời nói ấy mà đại ngộ, bèn kính bái mà nói rằng: “Muôn xưa đầm xanh trăng giữa trời, ba phen mò lặn mới nên hay”. Có người hỏi rằng: “Ông thấy đạo lý gì mà bèn tự bằng lòng như vậy?” Thiện Chiêu đáp: “Chính là nơi ta buông xả thân mạng vậy”.

Về sau, đến Hành Tương và Tương Cái, từng vì Quận thú dùng danh lợi và sức lực thỉnh mời trước sau tám lầu, song Thiện Chiêu cố nằm yên không ứng đáp. Mãi đến lúc Thủ Sơn thị tịch, các hàng Đạo tục ở Tây hà đề cử Sa-môn Khế Thông đến nghinh thỉnh Thiện Chiêu về trú trì. Thiện Chiêu đóng cửa nằm yên, Sa-môn Khế Thông vén cửa bước vào mà trách rằng: “Phật pháp là đại sự, tỉnh nghỉ là tiểu tiết, Phong huyệt sợ ứng sấm lo tông chỉ diệt mất, may có được Tiên sư, nay Tiên sư đã xả bỏ cuộc đời, ông là người có khả năng gánh vác Đại pháp của Đức Như Lai, vậy mà nay là lúc nào mà muốn ngủ yên ư?” Thiện Chiêu vụt nhiên ngồi dậy nắm tay Khế Thông nói rằng: “Chẳng phải ông thì không được nghe lời nói ấy. Thú biện nghiêm là hạnh của tôi vậy”. Thế rồi nằm yên nơi một chiếc giường, suốt ba mươi năm, chân chẳng vượt qua đố cửa. Các hàng Đạo tục đều xưng gọi là Phần Dương mà không dám gọi tên Thiện Chiêu.

Lúc lên giảng đường, Thiện Chiêu bảo đại chúng rằng: “Dưới cửa Phần dương có sư tử Tây hà đang ngồi xổm giữa cửa, chỉ cần có người lại tức liền cắn giết hại. Vậy có phương tiện gì để được vào cửa Phần dương, thấy được người Phần dương? Nếu thấy được người Phần dương tức có thể cùng Phật Tổ làm thầy, không thấy được người Phần dương thì đều là đứng chết đất Hán. Vậy nay có người vào được đó ư? Chẳng phải vào lấy để khỏi bị cô phụ bình sinh. Còn không như vậy thì khách Long môn đều kỵ gặp điểm ngạch?” Chỉ chốc lát, khách Long môn một loạt đồng điểm xuống. Thiện Chiêu đứng dậy chống tích trượng bảo rằng: “Nhanh lui, nhanh lui, vô cùng trân trọng!” Sau đó lại lên giảng đường Thiện Chiêu bảo rằng: “Phàm một câu nói phải đầy đủ ba Huyền môn, mỗi một Huyền môn đủ ba yếu điểm. Thế nào là câu có đủ ba Huyền môn và ba yếu điểm? Khéo nhanh hiểu lấy tốt lành, mỗi tự tư duy, lại được ổn đáng đó chưa? Các bậc Cổ đức xưa trước hành cước, nghe một nhân duyên ngay giữa khoảng thời gian chưa thấu rõ thì ăn uống không cảm biết mùi vị, ngủ nghỉ không yên, lửa gấp thúc giục chẳng cho là việc nhỏ. Do đó, đấng Đại Giác Lão nhân vì đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời. Nghĩ tưởng Lão nhân từ trên lại chẳng vì rảo núi chơi sông, trông xem mọi xa hoa châu phủ, mảnh áo miếng ăn đều vì chưa thông Thánh tâm, do đó rong ruổi hành cước, tìm chọn nơi sâu mầu, truyền xướng phu dương, rộng hỏi các bậc tri thức, thân gần cao đức, bởi vì nối tiếp đèn tâm chư Phật, sáng ngời các đời Tổ, sùng hưng Thánh chủng, tiếp dẫn hàng hậu có, tự lợi lợi tha. Như nay có người thương lượng ư? Có tức ra lại Đại gia thương lượng”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu tiếp nối dẫn dắt hàng sơ cơ?” Thiện Chiêu đáp: “Ông là vị Tăng hành ước”. Lại hỏi: “Thế nào là câu Biện nạp Tăng?” Thiện Chiêu đáp: “Mặt trời xuất hiện ở phương Tây lúc giớ Mão”. Lại hỏi: “Thế nào là câu Chánh lệnh hạnh?” Thiện Chiêu đáp: “Ngàn dặm mang lại trình mặt xưa”. Lại hỏi: “Thế nào là câu lập càn khôn”. Thiện Chiêu đáp: “Bắc câu lô châu phát triển giống gạo canh, người ăn không sân cũng không mừng”. Thiện Chiêu mới nói rằng: “Đem bốn chuyển ngữ này chiêm nghiệm nạp Tăng trong thiên hạ, mới thấy người từ khi xuất hiện trở lại nghiệm được trọn vậy”. Lại hỏi rằng: “Thế nào là nơi người học dốc hết sức lực?” Thiện Chiêu đáp: “Gia châu đánh voi lớn”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học chuyển thân?” Thiện Chiêu đáp: “Thiểm phủ tưới trâu sắt”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học thân thiết?” Thiện Chiêu đáp: “Hà tây bông đùa sư tử”. Thiện Chiêu mới bảo rằng: “nếu người hiểu được ba câu này tức là biện rõ ba Huyền môn, lại có ngôn ngữ ba cốt yếu tại đó. Thiết tưởng phải dâng lấy, chẳng là ngang bằng”. Và vì đại chúng tụng kệ rằng:

“Ba Huyền ba yếu sự khó phân
Được ý quên lời, Đạo dễ gần
Một câu rành rành gồm muôn tượng
Ngày chín tháng chín cúc rộ bày”.

Thiện Chiêu vì ở tinh phân rét lạnh mới bỏ sự tham xét ban đêm. Có vị Tỳ-kheo khác lạ chống tích trượng đến bảo rằng: “Trong chúng hội có sáu vị Đại sĩ, cớ sao lại không vì giảng nói pháp?” Nói xong bèn bỏ đi. Thiện Chiêu mới kín ghi với kệ tụng rằng:

“Phạm Tăng gậy vàng sáng
Vì pháp đến Phần dương
Sáu người thành Đại khí
Khuyên thỉnh vì tuyên dương”.

Lúc lên giảng đường, phàm một câu nói phải đầy đủ ba Huyền môn, mỗi một Huyền môn phải đầy đủ ba cốt yếu, có chiếu có dụng, có trước chiếu sau dụng, có trước dụng sau chiếu, hoặc chiếu dụng đồng thời, hoặc chiếu dụng không đồng thời, trước chiếu sau dụng, thả cốt yếu cùng ấy mà thương lượng. Trước dụng sau chiếu, ấy cũng phải là một cá nhân mới được, chiếu dụng đồng thời, ấy làm sao sinh đáng đến, chiếu dụng chẳng đồng thời, ấy lại làm sao sinh ghé họp. Có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là nguồi Đại đạo?” Thiện Chiêu đáp: “Đào bới đất tìm Trời”. Lại hỏi: “Làm sao được như vậy?” Thiện Chiêu đáp: “Không nhận biết sâu cao”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Thiện Chiêu đáp: “Chấp tay trước am hỏi Thế Tôn”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trọng khách?” Thiện Chiêu đáp: “Mêy trận giăng ngang trên biển, rút kiếm quẩy cửa rồng”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Thiện Chiêu đáp: “Ba đầu sáu tay chống đất trời, giận thương Na-tra gõ chuông vua”. Hàm những lúc lên pháp đường, tại Phần dương có ba yếu quyết, các nạp Tăng khó rành phân biệt, lại càng phỏng hỏi thế nào. Thiện Chiêu chống tích trượng bỗng nhiên đầu chống đỡ. Khi ấy có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là ba yếu quyết?” Thiện Chiêu bèn đánh vị Tăng ấy lễ bái. Thiện Chiêu bảo răng: “nay vì ông mà đồng một lúc nói bày. Yếu quyết thứ nhất là tiếp dẫn không thời tiết, khéo nói chẳng thể giải. Mây đầy trăng trời xanh. Yếu quyết thứ hai là Thư Quang biện Hiền triết, hỏi đáp Tâm lợi sinh, nhổ bỏ nêu trong mắt. Yếu quyết thứ ba là người Hồ ở nước phương Tây nói vượt nước đến Tân La, đất Bắc dùng khóa sắt”. Lại bảo rằng: “Vậy có người hiểu chăng? Nếu hiểu thì từ trước xuất hiện trở lại thông hiểu tiêu tức, cần phải biết gần xa, chớ chỉ mặc tình ghi lời ghi ngữ, vì ngay đời này có lợi ích gì chẳng dùng. Đứng lâu trân trọng”. Có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là ý chỉ của Tổ sư (Bồ-đề Đạt-ma) từ Tây vức lại?” Thiện Chiêu đáp: “Quạt lụa quyên xanh đủ gío mát”. Lại hỏi: “Bố cổ đáng treo hiên, ai là người biết âm?” Thiện Chiêu đáp: “Dừng bữa cơm mạch, nằm cỏ chẳng nâng đầu”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo tràng”. Thiện Chiêu đáp: “Hạ gót chân chẳng được”. Lại hỏi: “Thế nào là ý chỉ của Tổ sư từ Tây vức lại?” Thiện Chiêu đáp: “Triệt cùng cốt tủy”. Lại hỏi: “Ý ấy như thế nào?” Thiện Chiêu đáp: “Khắp trời cùng đất”. Lại hỏi: “Người chân chánh tu đạo chẳng thấy lỗi quá ở thế gian, chưa xét chưa thấy cái gì lỗi quá?” Thiện Chiêu đáp: “Tuyết chôn trăng đêm sâu ba thước, đất liền đi thuyền dài muôn dặm”. Lại hỏi: “Hòa thượng là tâm hành gì?” Thiện Chiêu đáp: “Tức là tâm hành của ngươi vậy”. Lại hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Thiện Chiêu đáp: “Ba Huyền môn mở chánh đạo, một câu phá tà tông”. Lại hỏi: “Thế nào là kế sống của Hòa thượng?” Thiện Chiêu đáp: “Bình thường chẳng nắm tay, cúng dường năm Phạm Tăng”. Lại hỏi: “Chưa xét biết là ăn vật gì?” Thiện Chiêu đáp: “Cơm trời Tô-la chẳng phải thức ăn ngon lành, một chút mùi vị ngon lành no liền nghỉ”.

Lúc lên giảng đường, Thiện Chiêu bảo đại chúng rằng: “Phàm người nói pháp phải đầy đủ mười Trí đồng chân. Nếu chẳng đủ mười Trí đồng chân thì tà chánh chẳng biện rành, trắng đen không phân rõ, chẳng thể cùng người trời mà làm mắt mũi, quyết đoán phải quấy, như chim bay giữa khoảng không mà bẻ gãy cánh, như tên bắn đến đích mà đứt dây, dây đứt nên bắn không trúng đích, cánh bẻ gãy nên chẳng bay được giữa khoảng không. Dây mạnh cánh bền, khoảng không và mục đích đều thấu triệt, làm sao sinh là mười trí đồng chân, cùng các Thượng tọa mà nêu bày: Một là đồng một chất. Hai là đồng đại sự. Ba là tất cả đồng tham. Bốn là đồng chân trí. Năm là đồng khắp cùng. Sáu là đồng đầy đủ. Bảy là đồng được mất. Tám là đồng sinh sát. Chín là đồng tiếng rống. Mười là đồng được vào”. Thiện Chiêu lại bảo: “Cùng hạng người nào đồng được vào? Cùng với ai đồng tiếng rống? Làm sao sống là đồng sinh sát? Với vật gì là đồng được mất? Cái gì đồng đầy đủ? Cái gì khắp cùng? Người nào đồng chân trí? Ai có thể gần đồng tham? Cái gì đồng việc lớn? Vật gì đồng một chất? Có nêu ra được hết cả chăng? Nếu người nêu được hết cả thì chẳng keo lậu từ bi. Nếu nêu cúng dường ra thì từ trước trở lại chưa có mắt tham học, thiết tưởng phải biện biệt rành rẽ lấy, cần phải nhận thức mặt mắt phải quấy sao không thấy được? Đứng lâu trân trọng!”

Long đức phủ doãn Lý Hầu cùng Thiện Chiêu có quen biết xưa cũ, nhân rảnh rỗi từ chùa Thừa thiên đến, kẻ sứ ba lần trở về mà Thiện Chiêu chẳng đến. Kẻ sứ bị trách phạt lại sang thưa cùng Thiện Chiêu rằng: “Hẳn muốn được Sư cùng đến, nếu không như vậy thì chỉ có chết mà thôi”. Thiện Chiêu cười đáp: “Nghiệp lão bệnh đã chẳng ra khỏi núi. Nhờ đến, đáng nên đi trước hay sau, sao hẳn đều tà?” Kẻ Sứ thưa: “Chỉ cần Sư vâng thuận thì trước hay sau chỉ tùy sự quyết chọn”. Thiện Chiêu mới bảo thiết trai tiếp đãi, vả lại chuẩn bị hành trang tề chỉnh xong, bảo cùng đại chúng rằng: “Lão Tăng đi đây, ai là người có thể cùng theo được?” Có một vị Tăng ra thưa: “Con đây có thể theo được!” Thiện Chiêu đáp: “Ông theo ta không thể được”. Lại có một vị Tăng khác ra thưa rằng: “Con đây có thể theo được”. Thiện Chiêu hỏi: “Một ngày ông đi được mấy dặm?” Vị Tăng ấy đáp: “Bảy mươi dặm”. Thiện Chiêu bảo: “Ông theo ta chưa thể được”. Khi ấy vị Thị giả bèn bước ra thưa rằng: “Con đây có thể theo được! Chỉ cần Hòa thượng đến đâu thì con đến đó”. Thiện Chiêu bảo: “Ông có thể theo kịp Lão Tăng”. Nói xong, Thiện Chiêu bèn bảo kẻ sứ rằng: “Tôi đi trước vậy!” Bèn dựng đưa mà thị tịch. Vị Thị giả cũng đứng bên cạnh cùng đồng thị tịch. Đại chúng trà tỳ thâu nhặt xá-lợi dựng tháp tôn thờ!

2. Thiền sư Quy Tỉnh ở viện Quảng giáo, Diệp huyện.

Thiền sư Quy Tỉnh ở viện Quảng giáo tại Diệp huyện, Nhữ châu, vốn dòng họ Giả ở Ký châu. Năm hai mươi tuổi đến nương tựa viện Bảo thọ ở Dịch châu xuất gia và thọ giới Cụ túc. Về sau, du phương tham phỏng , đến Thủ Sơn. Một ngày nọ Thủ Sơn đưa chiếc lược bí bằng tre mà hỏi rằng: “Gọi làm lược bí bằng tre tức xúc chạm, không gọi làm lược bí bằng tre tức trái lại, vậy gọi là cái gì?” Quy Tỉnh chế được, ném trên đất mà nói là: “Ông là vật gì?” Thủ Sơn bảo: “Kẻ mù mắt”. Nhân lời nói đó mà Quy Tỉnh hoát nhiên đại ngộ.

Lúc lên giảng đường khai pháp, có vị Tăng hỏi rằng: “Tổ Tổ tương truyền là truyền tổ ấn. Nay Sư đắc pháp nối dõi từ người nào?” Quy Tỉnh bảo: “Thiên tử ở trong đất liền, Tướng quân ở nơi bờ cõi”. Lại hỏi: “Như giọt nước trên biển, nay được Sư chỉ, hướng thượng Tông thừa, việc ấy như thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Cao Tổ trước điện rồi nuốt giận, phải biết muôn dặm dựt khói bụi”. Lại hỏi: “Trượng thất của Duy-ma không cần nhờ mặt nhật mặt nguyệt soi sáng, vậy trượng thất của Hòa thượng lấy gì để soi sáng?” Quy Tỉnh đáp: “Lông mày phân tám chữ”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Hai trái tai duỗi xuống trên vai”. Lại hỏi: “Thế nào là việc làm của Thiền sư Siêu?” Quy Tỉnh bảo: “Lông mày Lão Tăng dài nhiều ít”. Lại hỏi: “Thế nào là Thân độc lộ trong bụi trần?” Quy Tỉnh bảo: “Bờ cõi phía Bắc che ngàn người, sông nước phía Nam thuyền muôn hộc”. Lại hỏi: “Thế nào tức chẳng phải bụi trần?” Quy Tỉnh đáp: “Các hàng học nói, một phác muôn hàng”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi sâu xa của Hòa thượng?” Quy Tỉnh bảo: “Mèo có công uống máu, Hổ có đức khơi thây”. Lại hỏi: “Chớ khiến ấy kà không?” Quy Tỉnh đáp: “Cối giả Đông nam, mài chà Tây bắc”. Lại hỏi: “Thế nào là Thân Kim cang bất hoại?” Quy Tỉnh bảo: “Trăm thứ táp toái”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Chung cùng chỉ là một đống tro”. Lại hỏi: “Chẳng rơi lạc các duyên ư? Xin Sư tiện nói”. Quy Tỉnh bảo: “Rơi lạc”. Lại hỏi: “Thế nào là Pháp thân tịnh?” Quy Tỉnh bảo: “Thẻ tính đầu hầm xí”. Lại hỏi: “Thế nào là Giới định tuệ?” Quy Tỉnh bảo: “Ấy là dụng cụ phá nhà”.

Môt ngày nọ, Quy Tỉnh lên pháp tòa, có vị Tăng hỏi rằng: “Mới lên pháp đường, lúc đến như thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Vỗ nhịp xuống thiền sàn”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Không người qua, đáng giá phải đánh ba trăm trượng”. Lại hỏi: “Chợt gặp người Đại xiển đề đến, lại cùng vì họ không?” Quy Tỉnh bảo: “Pháp lâu thành tệ”. Lại hỏi: “Từ bi tại đâu?” Quy Tỉnh bảo: “Tuổi già thành ma”.

Lúc lên giảng đường, đối với huyết mạch của Tông sư, hoặc phàm hoặc Thánh, Mã Minh, Long Thọ, Thiên đường, địa ngục, vạt sôi, lò đỏ, đầu trâu lính ngục v.v… Quy Tỉnh đưa tay họa vẽ qua một lược và bảo rằng: “Đều tại Tông đây. Trong Tông môn này cũng hay giết người, cũng hay cứu sống người. Giết người phải được dao giết người cứu sống người, làm sao là dao giết người, và cầu cứu sống người? Người nói được tận cùng tức từ khi xuất hiện trở lại đối trước chúng nói xem, còn nếu nói không được tức tự cô phụ cuộc đời này của chính mình. Vô cùng trân trọng!” Có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là tứ vô lượng tâm của Hòa thượng?” Quy Tỉnh bảo: “Phóng lửa giết người”. Lại hỏi: “Từ bị tại đâu?” Quy Tỉnh bảo: “Gặp người mắt sáng cùng tương tợ”. Lại hỏi: “Chẳng tại trong chẳng tại ngoài, chẳng tại khoảng giữa, chưa xét rõ là tại nơi nào?” Quy Tỉnh bảo: “Nam đẩu có sáu, Bắc đẩu có bảy”. Lại hỏi: “Thế nào là Tỳ-lô-sư Pháp thân chủ”. Quy Tỉnh bảo: “Tăng bày Hạ lạp, tục nêu tuổi già”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có vị gì chăng?” Quy Tỉnh bảo: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Quy Tỉnh bảo: “Muôn dặm Nhai châu ông tự đi, cất bước buồn bã hận ai chứ”.

Lại, có lúc lên giảng đường, giây lâu bảo rằng: Phàm các Thiền giả hành cước, ngay phải nghĩ trước, tham học phải đủ mắt tham học, thấy đất phải được thấy câu đất, mới có cùng gần, phân mới được, chẳng bị các cảnh làm mê hoặc, chẳng bị rơi lạc vào ác đạo, rốt cùng thế nào là giao phó tất cả? Có lúc câu đến mà ý không đến, quên duyên tiền trần phân biệt ảnh sự. Có lúc ý đến mà câu không đến, như các người mù sờ voi, mỗi tự diễn nói khác nhau, có lúc ý và câu đều đến, đánh phá cảnh giới hư không, Quang minh soi chiếu khắp mười phương, có lúc ý và câu đều chẳng đến, như người không mắt đi dọc ngang, bỗng nhiên bất chớt rơi xuống hầm hố sâu”. Có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là đường xưa nay không khác?” Quy Tỉnh đáp: “Xà-lê không chiếu màn”. Lại hỏi: “Việc mình chưa rõ, lấy gì làm ứng nghiệm”. Quy Tỉnh bảo: “Trong chợ ồn náo, đánh kiền chùy tĩnh lắng”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy thế nào?” Quy Tỉnh bảo: Giữa trưa châm đuốc vàng”. Lại hỏi: “Bố cổ, Đáng hiên, đánh ai là biết tiếng?” Quy Tỉnh bảo: “Trong mắt có đinh dính”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Kiều ông đáp tạ Nam Thần”. Có vị Tăng thỉnh hỏi điều lợi ích qua câu hỏi của Bách thọ tử, Quy Tỉnh bảo: “Ta chẳng từ, cùng người nói lại có gì tin?” Lại hỏi: “Hòa thượng nói lại, tranh dám không tin?” Quy Tỉnh bảo: “Ông có nghe tiếng giọt nước đầu rèm chăng?” Vị Tăng ấy bỗng nhiên mất tiếng, âm ở nói: “Vậy ư?” Quy Tỉnh hỏi: “Ông thấy Đạo lý gì?” Vị Tăng ấy bèn dùng kệ tụng đáp rằng:

“Giọt nước đầu rèm
Rõ ràng rành rẽ
Đánh phá đất trời
Ngay đó Tâm dứt”.

Quy Tỉnh vui vẻ, lại hỏi vị Tăng ấy rằng: “Chiều tối vào rừng đến sáng sớm lìa khỏi nơi nào?” Vị Tăng ấy đáp: “Mới thọ giới chưa từng học thiền”. Quy Tỉnh bảo: “Ngay thân đời này sẽ đi vào dưới địa ngục”.

Về sau, có vị Tăng đề cử đến nơi Hòa thượng Trí Môn không, Trí Môn bảo rằng: “Sao không nói chìa khóa tại trong tay Hòa thượng?” Quy Tỉnh nhân đó đi giúp nghĩ tự liệu chăm sóc bệnh vị Tăng. Vị Tăng ấy hỏi: “Đối với Hòa thượng thì Tứ Đại vốn không, vậy bệnh từ đâu lại?” Quy Tỉnh bảo: “Từ chỗ hỏi của Xà-lê lại”. Vị Tăng ấy thở gằn, lại hỏi rằng: “Vậy lúc chẳng hỏi thì thế nào?” Quy Tỉnh bảo: “Bỏ tay nằm dài giữa không”. Vị Tăng ấy nói: “Vậy ư?” Bèn thoát đi.

3. Thiền sư Hồng Nhân ở Thần đảnh.

Thiền sư Hồng Nhân ở Thần đảnh, Đàm châu, vốn dòng họ Hổ ở Ương thủy. Từ lúc du phương than phỏng, chỉ mặc một áo nạp để che nóng lạnh, từng cùng vài bậc Lão túc đi đến tương cái. Có vị Tăng nêu bày Luận tông thừa rất mẫn tiệp, gặp cùng biện luận trong quán núi Dã phạn, và vị Tăng ấy luận nói chẳng thôi, Hồng Nhân nói: “tam giới duy tâm, vạn pháp Duy thức, Duy tâm Duy thức, mắt tiếng tai sắc, là người nào nói?” Vị Tăng ấy đáp: “Là Phán nhãn nói”. Hồng Nhân hỏi: “Nghĩa ấy như thế nào?” Vị Tăng ấy đáp: “Duy tâm nên căn cảnh chẳng cùng đến, Duy thức nên tiếng () sắc tung hoành”. Hồng Nhân hỏi: “Đầu lưỡi và thức ăn có phải là căn cảnh chăng?” Vị Tăng ấy đáp: “Đúng vậy”. Hồng Nhân bèn dùng thìa gắp cặp tất cả rau ăn đưa vào trong miệng, hàm hồ mà hỏi rằng: “Thế nào nghĩa là cùng vào ư?” Mọi người chung quanh đều kinh sợ, vị Tăng ấy trọn không trả lời được. Hồng Nhân bảo: “Vui thú trên đường, trọn chưa đến nhà, kiến giải vào nhỏ nhiệm, chưa thể gọi là kiến đạo. Tham phải thật tham, ngộ phải thật ngộ, Diêm la đại vương chẳng sợ nhiều lời”. Vị Tăng ấy khoanh tay mà rút lui.

Về sau, Hồng Nhân lại đến Trường sa, ẩn cư tại Hành nhạc tam sinh tàng, có nhà giàu sang ở tương âm rảo bước đến Phước nghiêm, tức là nơi am thất của Hồng Nhân, trông thấy Hồng Nhân khí mạo nhàn tĩnh, chỉ một bình bát treo trên vách tường ngoài ra chẳng tích chứa vật gì khác, nên dốc lòng mến mộ đó, bèn bái quỳ mà thưa thỉnh rằng: “Thần Đảnh mới là nhà tôi, là nơi chốn gieo trồng phước mà từ lâu thiếu bậc tông tượng, xin mời Sư cùng sang ở đó, thế nào?” Hồng Nhân cười mà vâng thuận đó. Người ấy bèn dùng ngựa của mình để chở Hồng Nhân cùng sang. Trải suốt mười năm mới hoàn thành Tùng tịch, chỉ một chiếc giường khô làm tòa giảng pháp. Hồng Nhân cam khổ đạm bạc chẳng ai sánh cùng. Lại vì đức hạnh hạ lạp cùng cao nên mọi người ở các phương đều tôn trọng như Triệu Châu xưa kia vậy.

Có vị Tăng hỏi rằng: “Các pháp lúc chưa nghe thì thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Gió thổi vù vù, mưa tuôn vùn vụt”. Lại hỏi: “Sau khi nghe rồi thì thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Nhận lãnh lời tốt lành”. Lại hỏi: “Trống cá lúc chưa gióng thì thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Trông trời nhìn đất”. Lại hỏi: “Sau khi đã gióng thì thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Bưng bình bát lên trai dường”. Lại hỏi: “Khe xưa lúc suối lạnh thì thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Chẳng là nơi Nạp Tăng giẫm bước giày”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi Nạp Tăng giẫm bước giày?” Hồng Nhân đáp: “Chẳng thấy có suối lạnh khe xưa”. Lại hỏi: “Hai tay lúc kính dâng Tên đường thì như thế nào?” Hồng Nhân bảo: “là cái gì?” Lại hỏi: “Người học đến núi bàu, lúc trở về tay không thì thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Ngày ba mươi tháng chạp”. Lại hỏi: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Hồng Nhân đáp: “Đói chẳng chọn lựa thức ăn”. Lại hỏi: “Thế nào là câu Hòa thượng vì người?” Hồng Nhân đáp: “Nhóm củi chọn rau”. Lại hỏi: “Chẳng chỉ ngăn ngại bèn là không?” Hồng Nhân đáp: “Lại càng phải tử tế”. Lại hỏi: “Lúc phủi bụi thấy Phật thì như thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Phật cũng là bụi trần”. Lại hỏi: “Thế nào là kế sống của Đạo nhân?” Hồng Nhân: “Sơn Tăng từ thuở nhỏ chẳng từng vào chốn Học đường”.

Có vị Quan chỉ mộc ngư (Bảng) mà hỏi: “Ấy là cái gì?” Hồng Nhân đáp: “Đánh tỉnh ít nhiều người ngủ say”. Vị Quan ấy nói: “Kịp chẳng đến đó”. Hồng Nhân bảo: “Vô tâm đánh vô tâm”. Lại hỏi: “Thế nào là Pháp thân tịnh?” Hồng Nhân đáp: “Đầu tro mặt đất”. Lại hỏi: “Làm gì như vậy?” Hồng Nhân đáp: “Tranh quái lạ được Sơn Tăng”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ pháp thân, lại còn có việc ấy không?” Hồng Nhân đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Hồng Nhân đáp: “Mũ vàng trên đảnh Tỳ-lô”. Lại hỏi: “Bồ-đề vốn không gốc, từ đâu có được hạt?” Hồng Nhân đáp: “Kêu làm không được gì?” Lại hỏi: “Bồtát Trì Địa sửa sang đường sá ngang bằng như Phật. Hòa thượng làm cầu ngang bằng người nào?” Hồng Nhân đáp: “Gần sau”. Lại hỏi: “Hòa thượng lúc chưa thấy tiên đức thì như thế nào?” Hồng Nhân đáp: “Đi Đông, đi Tây”. Lại hỏi: “Sau khi đà thấy thì thế nào?” Hồng Nhân đáp:

“Vác ngang cắm gậy”.

Có lúc lên giảng đường, Hồng Nhân nêu câu Động Sơn nói là:

“Tham sân si rất không nhận biết
Sáng nay nhờ ta mới được hay
Đi tiện đánh, ngồi cũng tiện đánh
Phân tấc tâm vương nhỏ nhiệm suy
Vô lượng kiếp lại không giải thoát”.

Có người hỏi: “Đối với ba người, ngươi có biết chăng?” Hồng Nhân bảo: “Người xưa cho là Đạo gì? Chư Thần Đảnh đây thì chẳng vậy. Tham sân si thật không biết, trong mười hai thời khắc mặc tình chung, đi tức sang, ngồi tức tùy, phân tấc tâm vương phỏng làm chi, vô lượng kiếp lại nguyện giải thoát, cần gì phải hỏi biết hay không”.

4. Thiền sư Uẩn Thông ở Cốc ẩn.

Thiền sư Uẩn Thông – Từ chiếu ở núi Cốc ẩn tại Tương châu, vốn người họ Trương ở Quảng châu. Mới đầu đến tham học ở Hòa thượng Bách Trượng Hằng, nhân mùa an cư kiết hạ, Bách Trượng lên giảng đường, nêu bày luận Trung Quán nói rằng: “Chánh giác không danh tướng, tùy duyên tức Đạo tràng”. Uẩn Thông bèn ra thưa hỏi rằng: “Thế nào là Chánh giác không danh tướng?” Bách Trượng đáp: “Ông có thấy sương mốc ở đầu trụ chăng?” Lại hỏi: “Ngày nay kiết hạ”.

Về sau, đến tham học ở Thủ Sơn, Uẩn Thông hỏi rằng: “Người học thân gần đến núi báu, lúc trở về tay không là thế nào?” Thủ Sơn đáp: “nhà nhà trước cửa bó lửa con”. Nhân câu nói ấy, Uẩn Thông bèn đại ngộ, mới tình kệ rằng:

“Con nay hai bảy (27) tuổi
Phỏng Đạo từng kiếm tìm
Sáng nay mừng được gặp
Cốt là chẳng cùng hay”.

Sau đó, Uẩn Thông lại đến Đại Dương, Hòa thượng Huyền hỏi rằng: “Gần xa lìa xứ nào?” Uẩn Thông đáp: “Tương châu”. Đại Dương hỏi: “Làm sao là sâu sống mà chẳng lìa cách?” Uẩn Thông đáp: “Hòa thượng trú trì không thay đổi”. Đại Dương bảo: “Vậy tạm ngồi uống trà”. Uẩn Thông tiện thăm chúng rồi đi. Vị thị giả hỏi Đại Dương rằng: “Người ấy vừa lại mới đến đối đáp là Hòa thượng trú trì không thay đổi, cớ sao Hòa thượng lại bảo cùng ngồi uống trà?” Đại Dương bảo: “Ta tặng cho người ấy Tân la phủ tử, người ấy đáp lại ta bằng Hồi hương tên thuyền. Ngươi đi hỏi người ấy có nói vậy chăng?” Thị giả bèn mời Uẩn Thông trà mà hỏi rằng: “Vừa mới lại, chỉ đối đáp Đạo Hòa thượng trú trì không thay đồi, vậy ý chỉ ấy như thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Thật thau chẳng lấy vàng”.

Ở đó lâu sau, có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là Phật?” Uẩn Thông đáp: “Ngang châu là nơi sản sinh nhiều gậy chín mắc”. Vị Tăng ấy thưa: “Kính tạ sự chỉ bày của sư”. Uẩn Thông bảo: “Thả chẳng vì đáp câu hỏi về Phật liền hiểu”. Lại hỏi: “Lúc đến không vật, khi đi không hai đường, tất cả đều mê, vậy làm sao đề được không mê đi?” Uẩn Thông đáp: “Đầu cán cân được nửa cân, đuôi cán cân được tám lượng”. Lại hỏi: “Thế nào là Tâm Phật xưa trước?” Uẩn Thông đáp: “Đạp dính cán cân cứng tợ sắt”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Ngày mai sẽ nói cho cùng ông”. Lại hỏi: “Núi xanh nước biếc tức không hỏi; gấp cần một câu làm sao sống đạo?” Uẩn Thông đáp: “Tuy duỗi quá đầu gối, tai rũ tới vai”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo?” Uẩn Thông đáp: “Xe nghiến ngựa đạp”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong Đạo?” Uẩn Thông đáp: “Ngũ phong ngồi dọc”. Lại hỏi: “Ngày qua tháng lại đổi thay chẳng biết tuổi già suy yếu, vậy có người chẳng già yếu ư?” Uẩn Thông đáp: “Thế nào là người không già yếu?” Uẩn Thông đáp: “Cầu Long gân sức cao tiếng rống, muộn sau tinh linh chuyển càng nhiều”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi sâu xa của người học?” Uẩn Thông đáp: “Rùa đen đáy nước sâu sáu tàng”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ việc trong ấy như thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Người đi trên đường chẳng cho biết”. Lại hỏi: “Người xưa cần đòi lửa, ý chỉ ấy thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Mặc tình người ấy tắt”. Lại hỏi: “Sau khi tắt rồi thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Mới đầu ba mươi mốt nhân làm đê đập sông trong mát”. Có vị Tăng hỏi: “Chợt gặp nước lớn tràn ngập trời,lại đắp đê đập được không?” Uẩn Thông đáp: “Trên chống trời, dưới chống đất”. Lại hỏi: “kiếp lửa rỗng cùng làm sao sống?” Uẩn Thông đáp: “Ra ngang vào dọc”. Lại hỏi: “Hang núi sâu xa trong vười có Phật pháp không?” Uẩn Thông đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật pháp trong sườn hang núi suy xét?” Uẩn Thông đáp: “Kỳ quái đầu đá, hình tợ hổ, lửa đất gốc tùng, thế như rồng”. Lại hỏi: “Người xưa nói thấy sắc tức thấy tâm, vậy trụ bày là sắc, cái gì là Tâm?” Uẩn Thông đáp: “Liễu trồng tiết cấp ngang trên thềm”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo?” Uẩn Thông đáp: “Chó giỏi đeo mang bia”. Lại hỏi: “Làm gì như vậy?” Uẩn Thông đáp: “Khiến người sợ thấy”.

Có lúc lên giảng đường, Uẩn Thông bảo rằng: “Ngày mười lăm trở về trước là chư Phật sinh, ngày mười lăm trở về sau là chư Phật diệt. Trước ngày mười lăm, chư Phật sinh, ngươi chẳng được lìa nơi Ta đây (nếu lìa nơi ta đây, ta có móc câu móc lấy ngươi). Sau ngày mười lăm chư Phật diệt, ngươi chẳng được ở nơi Ta đây, nếu ở nơi Ta đây. Ta có dùi, dùi đánh ngươi. Thả, Đạo ngay ngày mười lăm, dùng nước câu tức là phải, dùng dùi đánh tức là phải”. Bèn có lời kệ rằng:

“Ngay trong ngày mười lăm
Móc dùi đồng lúc dứt
Lại phỏng hỏi thế nào
Ngày xoay đầu lại qua”.

Có người hỏi: “Thế nào là không vá bổ tháp?” Uẩn Thông đáp: “Trông nhìn ngay đó”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong thap?” Uẩn Thông bảo: “Lui sau, lui sau”. Lại hỏi: “Nhân người xưa có nói: Chỉ ngăn như nay, ai động miệng. Ý chỉ ấy như thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Chớ nhận cầu lô yên làm A-da dưới cằm”.

Trương Mậu Tông Thái Bảo hỏi rằng: “Tôn giả Ca-diếp Ma-đằng mới vào đất Hán, đã giẫm trải qua phần từ, Tổ sư Đạt-ma chỉ hoằng truyền đơn giản. Vậy cầu xin Sư chỉ thẳng”. Uẩn Thông đáp rằng: “Mùa Đông chẳng tháng lạnh, xem sau”. Có người hỏi là: “Nếu hay chuyển vậttức đồng Như Lai, muôn tượng là vật, làm sao chuyển được?” Uẩn Thông đáp: “Ăn cơm xong, không chút ý trí nhỏ”. Lại hỏi: “Tấc tơ chẳng treo, lưới pháp vô biên, làm sao liền có mê ngộ?” Uẩn Thông đáp: “Hai thùng một gánh”. Lại hỏi: “Hữu tình hữu dụng, vô tình vô dụng, thế nào là vô tình ứng dụng?” Uẩn Thông đáp: “Riêng cánh cửa con trọn đêm mở”.

Lúc lên giảng đường, cảnh xuân ôn hòa, mưa xuân khắp nhuần, muôn vật sinh mầm, nơi nào chẳng đượm ân. Vả lại, Đạo nhân sức ân một câu làm sao sinh Đạo. Giây lâu, Uẩn Thông bảo rằng: “Mưa xuân một giọt trơn như dầu”. Có người hỏi: “Thế nào là Pháp thân của chính tự người học”. Uẩn Thông đáp: “Mỗi ngày dọn củi không đổi thay”. Lại hỏi: “Như vậy là đại chúng đến, còn thế nào là người học đến?” Uẩn Thông đáp: “ba đời sáu mươi kiếp”. Lại hỏi: “Theo từng ngày mở đón bày Bát, lấy gì để báo đáp ân của thí chủ?” Uẩn Thông đáp: “Bị một câu hỏi ấy, cùng Ta buồn giết”. Lại hỏi: “Làm sao thì tạ được cúng dường?” Uẩn Thông đáp: “Được khí lực của người nào?” Vị Tăng ấy lễ bái, Uẩn Thông bảo: “Ngày mai lại ăn một cách nhanh chóng”. Vị Tăng ấy hỏi: “Người xưa gấp cầu lông đầu thác nước, ý chỉ ấy như thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Mây tan trăng sáng”. Lại hỏi: “Gấp nước đầu thác liền đá đáy, ý chỉ ấy như thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Phòng nhà rách phá, thấy trời xanh”. Lại hỏi: “Phòng nhà rách phá, thấy trời xanh, ý chỉ ấy thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Thông trên suốt dưới”. Lại hỏi: “Một nơi lửa bốc cháy, mặc tình theo ông cứu. Cả tám phương đồng bốc cháy một lúc thì thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Khoái”. Lại hỏi: “Vậy có cầu được ra không?” Uẩn Thông đáp: “Nếu cầu ra, tức thiêu đốt chết ông”. Vị Tăng ấy lễ bái, Uẩn Thông lại bảo: “Ngay sự khoan dung ông chẳng cầu ra ấy thiêu đốt giết ông”.

Uẩn Thông dạy bảo đại chúng rằng: “- Câu thứ nhất là Đạo được trong đá tuông ra. – Câu thứ hai là Đạo bị bức bách sắp lại. – Câu thứ ba là Đạo được tự cứu chẳng xong. Lên giảng đường năm con mèo con sắc trắng trương móng chống cự mạnh dữ, nuôi lại trên giảng đường dứt tuyệt trùng loại đi lại, rõ ràng trên cây an pháp thân, thiết kỵ đề lời hứa cháu ngoại. Làm sao sống là câu hứa cháu ngoại chẳng nêu bày”. Có vị Tăng vào thất hỏi rằng: “Chánh ngay cùng lúc nào lại có Sư không?” Uẩn Thông đáp: “Đèn sáng soi chiếu thâu đêm, nơi nào chẳng rõ ràng”. Lại hỏi: “Rốt cùng sự việc thế nào?” Uẩn Thông đáp: “Lại”. Lại nói: “Là ăn lạnh”.

4. Thiền sư Nguyên Liên ở Quảng tuệ.

Thiền sư Nguyên Liên ở viện Quảng tuệ tại Nhữ châu, vốn dòng họ Trần ở Tuyền châu. Đến tham học nơi Thủ Sơn. Thủ Sơn hỏi: “Gần xa lìa xứ nào?” Nguyên Liên đáp: “Hán thượng”. Thủ Sơn dựng đứng tay đấm bảo: “Hán thượng lại có cái ấy ư?” Nguyên Liên nói: “Cái ấy là cái bát gì mà phát tiếng?” Thủ Sơn bảo: “Kẻ mù”. Nguyên Liên nói: “Vừa tốt vậy”. Thủ Sơn bèn đánh một tát tai, Nguyên Liên liền ra. Ngày khác, Nguyên Liên lại hỏi: “Người học thân gần đến núi báu, lúc trở về tay không là thế nào?” Thủ Sơn đáp: “Nhà nhà bó lửa nhỏ”. Ngay đó, Nguyên Liên liền đại ngộ, nói rằng: “Con đây không nghi thiên hạ nói đầu chót lưỡi Lão Hòa thượng”. Thủ Sơn bảo: “Nơi ngươi gặp làm sao sống, cùng Ta nói lại xem?” Nguyên Liên nói: “Chỉ là nước Cương sa trên đất vậy”. Thủ Sơn bảo: “Ông đã hiểu vậy”. Nguyên Liên bèn lễ bái.

Ở đó, lâu sau có vị Tăng hỏi rằng: “Thế nào là ý chỉ của Tổ sư từ Tây vức lại?” Nguyên Liên đáp: “Đầu cành trúc treo cờ hồng”. Dương Ức Thị Lang hỏi rằng: “Trên trời không Di-lặc, dưới đất không Di-lặc, chưa xét rõ là ở tại xứ nào?” Nguyên Liên đáp: “Đánh gạch đập ngoái”. Lại hỏi: “Đường phong huyệt cát vàng, đầu thác vợ mã lang, ý chỉ ấy thế nào? “ Nguyên Liên đáp: “Càng nói là chẳng kịp”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Vô vị chân nhân?” Nguyên Liên đáp: “Trên gỗ dưới sắt”. Lại hỏi: “Thế nào là tội kết quy có nơi?” Nguyên Liên đáp: “Phán quan ném dưới bút”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Nguyên Liên bảo: “Kéo ra”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Nguyên Liên đáp: “Hai cái chẳng là nhiều”.

Lúc lên giảng đường, thủ tòa hai giảng đường của Lâm Tế cùng thấy đồng thời xuống quát mắng: “Các ngươi thả tạm nói lại có khách chủ không?” Nếu nói là có, chỉ là cái tài mù, nếu nói là không cũng là cái tài mù. Chẳng có chẳng không muôn dặm Nhai châu. Nếu hướng đến cái ấy nói được, khéo thọ ba mươi gậy, nếu nói không được cũng thọ ba mươi gậy”. Nhà nạp Tăng đến như vậy làm sao sống ra được, sơn Tăng cuộn tròn… đi. Giây lâu, Nguyên Liên lại bảo: “Khổ thay ểnh ương và trùng giun nhảy nhót trên tầng trời thứ ba mươi ba, khua trước núi Tu-di trăm thứ tạp toái”. Rồi nhóm lấy chống gậy bảo rằng: “Một đội không chày sắt rỗng, mau lui, mau lui!”.

5. Thiền sư Trí Tung – Tam giao

Thiền sư Trí Tung – Tam giao ở viện Thừa thiên tại Tinh châu, vốn người xứ Phạm dương, đến tham học nơi Thủ Sơn mà hỏi rằng: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Thủ Sơn đáp: “Nửa thành Sở vương, Nhữ thủy xuôi dòng phương Đông”. Nhân đó mà Trí Tung có sự tỉnh ngộ, chóng hợp ý Phật, mới làm kệ tụng Tam Huyền rằng:

“Phải dùng ngay phải dùng
Tâm ý chớ định động
Ba năm sư tử rống
Mười phương mất giống chồn”.
“Ta có tánh chân như
Như đồng ẩn trong màn
Đánh phá sáu cửa ải
Bày biện Ấn Tỳ-lô”.
“Thật cốt Kim cang thể đáng khoe
Sáu trần một phẩy trọn không ngăn
Mở toan Thế giới, không làm thể
Trên thể vô vi thật đến nhà”.

Thủ Sơn nghe xong, bèn mời cùng uống trà mà hỏi rằng: “Ba bài tụng ấy là do ngươi làm ư?” Trí Tung đáp: “Thật đúng vậy”. Thủ Sơn hỏi: “Hoặc lúc có người chỉ dạy ngươi hiện ba mươi hai tướng, thì như thế nào?” Trí Tung đáp: “Con đây chẳng là cầm tinh Dã Hồ”. Thủ Sơn bảo: “Tiếc lấy lông mày”. Trí Tung nói: “Hòa thượng rơi trọn ít nhiều”. Thủ Sơn bèn lấy lược bí bằng trên đầu vừa đánh vừa bảo rằng: “Tài ấy về sau loạn làm đi ở”.

Ở đó, lâu sau lên giảng đường, Trí Tung bảo rằng: “Văn Thù cậy kiếm đi ngang Ngũ đài, Đường Minh một lối giữ dứt yêu ngọa. Chư Phật ba đời chưa nêu xuất giáo thừa, đáy lưới cá lội khó qua cửa rồng, quả cân bón biển chỉ cân rồng dữ. Ngoài cách huyền Đàm vì cầu tri thức. Nếu vậy thì nêu bày Tông chỉ, Tu-di ngay hải bể nát. Nếu vậy thì nói Phật nói Tổ, nước biển bèn phải khô cạn, kiếmbáu lúc khua lóe sáng muôn dặm, cả cho ngươi một đường cùng các phương nói bàn, chặt dứt cổ họng, các ngươi từ nơi nào ra hơi”. Vó vị Tăng hỏi rằng: “Kẻ Độn căn vui thích pháp nhỏ chẳng tự tin làm Phật, sau khi làm Phật như thế nào?” Trí Tung đáp: “Bắt kỳ lân trong nước”. Lại hỏi: “Cùng với gì thì tiện lên tòa cao?” Trí Tung đáp: “Cưỡi trâu lên tầng trời thứ ba mươi ba”. Lại hỏi: “Người xưa nhón lấy dùi, dựng phất trần, ý chỉ ấy thế nào?” Trí Tung đáp: “Cưỡi lừa chẳng mang giày”. Lại hỏi: “Thế nào là Đoạt người không đoạt cảnh?” Trí Tung đáp: “Nhà quê có đường, người đến”. Lại hỏi: “Thế nào là đoạt cảnh không đoạt người?” Trí Tung đáp: “Ngầm truyền lệnh Thiên tử, vội đi trăm lộ trình”. Lại hỏi: “Thế nào người và cảnh cả hai đều đoạt?” Trí Tung đáp: “Ểnh ương không đầu, cẳng chân chỉ trời”. Lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh đều chẳng đoạt?” Trí Tung đáp: “Đền thờ nhà Tấn tại bờ phía Nam hẻm Trường Liễu”. Lại hỏi: “Người xưa, ở núi Đông non Tây xanh, ý làm sao sống?” Trí Tung đáp: “Người xứ Ba Tư lỗ mũi to”. Lại hỏi: “Cùng gì Ca-diếp ở Tây thiên, thầy ta ở Đông độ?” Trí Tung đáp: “Kim cang thủ bảng…” Lại hỏi: “Đại bi ngàn tay mắt, cái gì là mắt chánh?” Trí Tung đáp: “Khai hóa Phật đá vỗ tay cười. Đền thờ nhà Tấn nương tử âu ca”. Lại hỏi: “lâm tế xô ngã Huỳnh nghiệt, nhân gì Duy-na ăn gậy?” Trí Tung đáp: “Chánh báo chẳng trộm Dầu, gà ngậm chén đèn chạy”. Lại hỏi: “Thế nào là cắt dứt có người?” Trí Tung đáp: “Cần dùng bèn dùng”. Lại nói: “Xin Hòa thượng dùng”. Trí Tung bảo: “Kéo thây chết tái giỏi ấy ra”. Trịnh Công Bộ hỏi rằng: “Trăm thước đầu sao riêng đánh cầu, muôn trượng sườn cao tơ buộc eo, lúc ấy thế nào?” Trí Tung đáp: “U châu dính cẳng, Quảng nam đánh bẻ”. Trịnh Công Bộ không nói gì nữa. Trí Tung bảo: “Khám phá Hồ Hán ấy”. Trịnh Công Bộ nói: “Hai mươi năm trong biên giới Giang nam xoay lại liền thấy Thiền sư”. Trí Tung bảo: “Lão bà mù phun lửa”.

Có vị Tăng hỏi rằng: “Nhị biên thuần chẳng lập, Trung Đạo chẳng nên an, chưa rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Trí Tung bảo: “Quảng nam sinh sản ngà voi”. Lại hỏi: “Chẳng hiểu, xin Sư chỉ thẳng?” Trí Tung bảo: “Phiên quốc da cầu, giá sao”.

Lúc lên giảng đường, Trí Tung bảo: “Bờ cõi ôn hòa, lạnh nóng mặc áo ăn cơm, tự chẳng thiếu thốn, sóng dậy trên đất tìm cái gì, chỉ bởi các người chẳng chịu nhận lấy, như nay lại có nhận lấy đến đâu. Có thì không được cô phụ núi sông Đại địa. Trân trọng!” Có người hỏi: “Tổ sư từ Tây vức lại, Tam Tạng từ Đông độ đi đáng làm sáng tỏ việc gì?” Trí Tung đáp: “Bộ thư sửa điện Phật, Lão Tăng che Tăng đường”. Có vị Tăng hỏi: “Cùng với gì thì toàn sáng tỏ việc ngày nay?” Trí Tung bảo: “Việc ngày nay làm sao sinh?” Vị Tăng ấy bèn quát mắng, Trí Tung bèn đánh. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học dụng tâm?” Trí Tung đáp: “Sáng tỏ cạo đầu sạch, tẩy rửa bình bát”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học giẫm bước?” Trí Tung đáp: “Tăng đường ở trước, điện Phật ở sau”.

Lúc lên giảng đường, Trí Tung nêu kệ của Pháp nhãn rằng: “Thấy núi chẳng là núi, thấy sông đâu khác gì. Núi sông cùng đại địa, đều là một vầng trăng. Đại tiểu pháp nhãn chưa thấy ra nhà Niết-bàn. Tam giao đây thì chẳng vậy. Thấy núi sông đại địa, dùi dao mỗi tự dùng.

Trân trọng”.

6. Thiền sư Trí tung ở viện Thiết Phật.

Thiền sư Trí tung ở viện Thiết Phật tại Hân châu. Có bạn đồng tham đến, Trí Tung thấy bèn hỏi rằng: “Lại nhớ được cùng biết chăng?” Đồng bạn tham đầu phỏng bàn nghị, vị Tăng thứ hai đánh đồng bạn tham đầu một tọa cụ, bảo rằng: “Sao chẳng khoái thích, chỉ đối đáp Hòa thượng?” Trí Tung bảo: “Một mũi tên, bắn trúng hai ụ đất”. Trí Tung hỏi vị Tăng rằng: “từ đâu lại?” Vị Tăng ấy đáp: “Từ Đài sơn lại”. Trí Tung hỏi: “lại thấy Long vương chăng?” Vị Tăng ấy nói: “Hóa thân thử nói xem”. Trí Tung bảo: “Nếu ta nói tức ngoái vỡ băng tan”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị. Trí Tung bảo: “Không tin Đạo”. Vị Tăng ấy hỏi: “Tăng thị tịch đi đến xứ nào?” Trí Tung bảo: “Dưới sườn núi chẳng chạy, khoái thích bèn khó gặp”.

7. Thiền sư Hoài Chí ở Thủ sơn.

Thiền sư Hoài Chí ở Thủ sơn tại Nhữ châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là ý chỉ của tổ sư từ Tây vức lại?” Hoài Chí đáp: “Gậy con ba thước đập bể bátsứ”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Hoài Chí đáp: “Lọt đáy thùng”. Lại hỏi: “Từ trên các Thánh có lời nói gì?” Hoài Chí đáp: “Ta nghe như vầy”. Lại hỏi: “Không hiểu?” Hoài Chí đáp: “Tin nhận vâng làm”.

8. Thiền sư Xứ Bình ở viện Nhuận vương.

Thiền sư Xứ Bình ở viện Nhuận vương tại Trì châu, hỏi Thủ Sơn rằng: “Thế nào là Đại ý của Phật pháp?” Thủ Sơn bèn quát mắng. Xứ Bình lễ bái. Thủ Sơn nhón lấy gậy. Xứ Bình nói: “Lão Hòa thượng lấy hết thế giới ư?” Thủ Sơn vất xuống, chống gậy bảo rằng: “Người mắt sáng, khó lừa dối”. Xứ Bình nói: “Giặc cỏ đại bại”.

9. Thiền sư Hồi Hãn ở Trí môn.

Thiền sư Hồi Hãn ở Trí môn tại Tùy châu, làm Bắc tháp, có vị Tăng sai điểm trà lần lượt, Hồi Hãn đứng dậy tiếp lấy và nói: “Tăng sai gần lên tòa”. Kẻ Sứ nói: “Trên đầu chim Diêu tranh nhau dám yên ổ”. Hồi Hãn nói: “Bưng lên chẳng thành rồng”. Và theo sau đánh một tọa cụ. Kẻ sứ dâng trà xong, đứng dậy nói: “Vừa lại liền thành xúc chạm trái nghịch Hòa thượng”. Hồi Hãn bảo: “Giang nam hết Thiền khách, tìm cái gì làm chén thứ hai?”

10. Sơn chủ Tuệ Chiêu ở Lộc môn.

Sơn chủ Tuệ Chiêu ở Lộc môn tại Tương châu. Dương ức thị lang đến hỏi rằng: “Vào núi chẳng sợ hổ, ngay đường phòng ngại người, khi ấy thì thế nào?” Tuệ Chiêu đáp: “Quân tử chỉ bình thản”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là núi Lộc môn?” Tuệ Chiêu đáp: “Thạch đầu lớn lên lớn, nhỏ đến nhỏ” Lại hỏi: “Thế nào là người trong núi?” Tuệ Chiêu đáp: “Ngủ ngang nằm dọc”.

11. Cư sĩ Thừa tướng Vương Tùy.

Cư sĩ Thừa tướng Vương Tùy đến bái yết Thủ Sơn, chứng đắc yếu chỉ ngôn ngoại. Từ đó giẫm trải vào sâu Đại pháp, đến lúc lâm chung, viết lại kệ tùng rằng:

“Vẽ nhà đèn đã tắt
Khảy tay đến ai nói
Đi ở vốn tầm thường
Gió xuân quét tuyết tàn”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 1
(Hết)