TU TRONG CÔNG VIỆC
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Đôi nét về Hòa thượng Thánh Nghiêm

Hòa thượng Thánh Nghiêm sinh nâm 1930, xuât gia đâu Phật năm lên 13 tuổi. Ngài từng nhập thất sáu nâm ở núi Cao Hùng, Đài Loan, từng du học ở Nhật và đã nhận bằng tiến sĩ vân học, từng giữ chức tổng biên tập cho tạp chí Phật học, làm giảng viên, viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch Kinh Phật.

Ngài là người sáng lập sở Nghiên cứu Phật học Trung Hoa, Pháp cổ Sơn, Tâng Già Đại Học, Pháp Cổ Đại Học, Xã Hội Đại Học… Trong nước, ngài tổ chức, thành lập các khóa tu thiền, vân hóa giáo dục, quỹ từ thiện… Các đạo tràng trực thuộc có mặt khắp châu Á, châu Ấu, châu Mĩ, châu Đại Dương.

Ngài là nhà giáo dục, nhà vân nhưng trước hết ngài là một danh tăng Phật giáo nổi tiếng thế giới. Những nâm tháng cuối đời ngài dổc hết sức mình vào việc đề xướng phong trào “bảo vệ môi trường tâm linh”, “hòa hợp chủng tộc” và “hòa bình thế giới”.

Trong những giải thưởng mà các tổ chức, nhà nước phong tặng cho ngài có giải thưởng văn hóa của Tổng thống Đài Loan, giải thưởng văn hóa của Viện Hành chính, giải thưởng sáng tác vân nghệ Trung Sơn, giải thưởng tác phẩm hay của Hội Học thuật Trung Sơn…

Ngài có hơn 100 tác phẩm hiện đã được dịch thành nhiều thứ tiếng. Ngài từng nhận lời mời tham gia viết cho các tờ báo lớn như “Trung Hoa nhật báo”, “Trung ương nhật báo” “Liên hợp báo” “Trung Quốc thời báo” “Tự do thời báo”…

Chương trình truyền hình hoằng pháp “Đại Pháp cổ” của ngài đd thành lộp và duy trì hơn 10 năm nay rất được khán giả chào đón bởi nội dung thiết thực, dễ áp dụng vào đời sống thực tế. Cuốn sách các bạn có trong tay chính là nội dung của những chương trình đó với mục đích đưa ra phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong môi trường làm việc công sở theo trí tuệ Phật giáo.

Lời giới thiệu

Bạn có biết trí tuệ cổ xưa của Phật giáo đủ giúp bạn thuận lợi để dễ dàng vượt qua các cuộc cạnh tranh khốc liệt trong môi trường công sở hiện đại? Hơn 2.500 năm trước, đức Phật đã thống lĩnh thành công một đại chúng hơn nghìn đệ tử, với số lượng chúng đệ tử đó có thể sánh với số lượng công nhân của một xí nghiệp, nhà máy lớn hiện nay, vậy triết lí lãnh đạo ấy của ngài là gì?

Trong cuốn sách này, Hòa thượng Thánh Nghiêm chia sẻ về việc ứng dụng trí tuệ của giáo lí Phật giáo vào đời sống, nói rõ cho chúng ta biết về ý nghĩa của công việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một số nguyên tắc hợp tác đoàn thể, đề xuất quan điểm tìm việc theo tinh thần “tuỳ thuận nhân duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, lấy “cạnh tranh lành mạnh” thay thế cho cạnh tranh một mất một còn mang đậm “động vật tính”; lấy “nghệ thuật chỉnh dây đàn” theo tinh thần trung đạo không rơi vào cực đoan để giữ thăng bằng tâm lí trong cuộc sống. Cuối cùng, hòa thượng còn đưa ra sáu nguyên tắc chung sống hoà thuận, sáu nguyên tắc đó cũng là sáu nguyên tắc đã giúp đức Phật “thống lí đại chúng (thống lĩnh và quản lí đại chúng) thích hợp.”

Bất luận bạn là người đang đi tìm việc hay là người đã có việc làm ổn định, bạn là doanh nhân, trưởng phòng hay người sáng nghiệp… đều có thể tìm thấy được nhiều điều gợi mở bổ ích trong cuốn sách này!

Giờ các bạn hãy xem Đức Phật và Hòa thượng Thánh Nghiêm là người cố vấn cho công việc của mình để không những bạn có thể gặt hái thành công nhiều hơn mà bạn còn lĩnh hội được nhiều yếu quyết trong việc tu tập qua công việc.

Lời tựa

Nhiều người cảm thấy dường như toàn bộ thời gian của mình đều vướng hết vào công việc nên không có thì giờ “tu tập” và họ cho rằng, tu hành là việc của người nhàn rỗi; một số người lại cho rằng, khi dốc hết tâm sức vào việc tu hành thì không còn thời gian để tham gia các công việc “thế tục”! Thực ra đấy là hai trạng thái tâm lí mất thăng bằng vì tu hành là luyện tâm, mà môi trường luyện tâm tốt nhâ’t không gì hơn là hợp tác làm việc với người khác; trong quá trình hợp tác làm việc với người khác, chúng ta cần phải trang bị cho mình tinh thần cống hiến và chú tâm vào công việc đang làm, được như thế chính là cốt tuỷ tinh tuý của việc tu tập.

Đây là cuốn sách tìm hiểu công việc theo tinh thần tu tập Phật pháp. Trong khi đọc, chúng ta cần gạt bỏ quan niệm cứng nhắc về một “việc làm tốt” như lương bổng cao thấp, các chế độ đãi ngộ phúc lợi, quy mô lớn nhỏ của công ty. Theo sự hướng dẫn của hòa thượng, chúng ta học cái nhìn cao rộng hơn với tiền đề lớn là tu tập lợi mình, lợi người, cùng nhau phát triển, trưởng thành; ngài sẽ chia sẻ với chúng ta cái nhìn xuyên suốt của ngài về công việc. Những phép ứng xử công sở mà hòa thượng Thánh Nghiêm nêu ra trong cuốn sách là những định nghĩa mới mẻ về các chủ đề mà mọi người hiện nay đều quan tâm như ý nghĩa công việc, lương bổng, chế độ ưu đãi, chỉ số cảm xúc (EQ)…. Ví dụ như ngài nói: Một công việc có lợi cho số đông là công việc tốt; chỉ số EỢ cao nhất chính là biết gìn giữ lòng từ bi, sự đồng tình, đồng cảm, lòng quan tâm người khác và lòng hoan hỉ; tiền lương không phải là toàn bộ giá trị ý nghĩa của công việc mình làm mà nó chỉ mang ý nghĩa cảm ơn của người thuê mình làm việc; an nhàn mới là sự hưởng thụ đích thực, trong đó, thân tâm bình thản an lạc là sự hưởng thụ cao nhât.

Làm thế nào để khắc phục những phiền muộn do áp lực công việc mang lại? ở đây thầy đã lây tinh thân của Thiền đê hoá giải, tức là ngài khuyên chúng ta cân quan tâm đến những gì “đang là”, những công việc hiện có trước mắt nhằm giúp tâm mình phát huy hết công suất và vượt qua giới hạn nhỏ bé của mình, nhìn và hành xử với người, với việc bằng một góc độ khác, về mặt hợp tác đoàn thể, thây đê nghị chúng ta nên vận dụng lục hoà 1 — của tăng đoàn, đưa “lục hoà” vào đời sống thực tiễn đê giúp đoàn thê có sự gắn bó cao độ như hoà thuận về lời ăn tiếng nói, hoà thuận vê cách nghĩ, vê hiểu biết, vê nguyên tắc chung, hoà thuận về quyền và lợi ích.

Thời gian làm việc chiếm đến một phân ba đời sông chúng ta, vậy cớ sao chúng ta lại không mượn môi trường, con người trong công việc đê rèn luyện nhằm nâng cao cảnh giới tâm linh của mình và thực hiện công hạnh tự lợi lợi tha 2? Sau khi thâm nhuần tư tưởng “tu trong công việc” rồi, nếu bạn thây có người sắp bỏ việc đê bê quan tu tập hay sắp nhập thât tu hành thì bạn chớ vội ngưỡng mộ họ, bạn cũng đừng vì mình không có thời gian tu tập mà phiền muộn! Nếu bạn hiểu sâu và vận dụng ngay những lời giáo huấn bổ ích của hòa thượng Thánh Nghiêm, bạn sẽ phát hiện niềm vui bất ngờ rằng: hoàn thành tốt công việc chính là sự tu tập, tu tập có mặt trong công việc, tu và làm việc là hai mặt của một vấn đề không còn có sự phân biệt nữa!