TỪ THỊ BỒ TÁT LƯỢC TU DŨ NGA NIỆM TỤNG PHÁP

Chùa Thanh Long, viện Sơn Lâm, tất cả Kinh

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn THIỆN VÔ ÚY phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn và Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THƯỢNG

TỪ THỊ BỒ TÁT LƯỢC TU DŨ NGA NHẬP PHÁP GIỚI NGŨ ĐẠI QUÁN MÔN

_PHẨM THỨ NHẤT (và) TỰA_

Cúi lậy Vĩ Lỗ Tả Nẵng Phật (Vairocana)

Nhất Sinh Bổ Xứ Muội đát-lợi gia (Maitreya)

Bốn Trí (Jnàna), bốn Ba La Mật Đa (Pāramitā)

Tám Đại Hữu Tình Ma Ha Tát (Bodhisatva-mahāsatva)

Năm Bộ (Kulàya):các Minh (Vidya) tướng Định Tuệ

Các Ba La Mật, tượng Nam Nữ

Mười phương Chúng Hộ Thế Thiên Vương (Lokapāla-devarāja)

Nay con cúi đầu đều lễ hết

 

Vì lợi tất cả tu Dũ Kỳ (Yogi)

Mau thành Từ Thị Đại Tất Địa (Maitreya-mahāsiddhi)

Vì tu Vô Sinh nói Dũ Nga (Yoga)

Vui cầu Hữu Tướng kèm nói Tướng (Lakṣana)

Hai tướng Hữu Vô đồng một Thể

Văn tự quán chiếu Trí Thật Tướng

Ba loại Ba La (Bala: sức mạnh) hoại Vô Tướng

Nghiệp Thân Khẩu Ý thành ba Mật (Tri-gùhya)

Ba Mật tức thành Pháp Ứng Hóa

Năm Luân (Panca-Cakra), năm Trí (Pañca-jñāna) là năm phần

Năm phần nhiếp hết Pháp Giới Luân (Dharmadhātu-cakra)

Vì thế nay con lễ Dũ Nga (Yoga)

Dũ Nga (Yoga) tức là Từ Thị Tôn (Maitreya-nātha)

Vì thế nay con tu Dũ Nga (yoga)

Mau chứng Từ Thị (Maitreya) đồng một Thể

 

Nếu muốn đời này chẳng bỏ Sắc Thân mau chứng Từ Thị Cung (Maitrye-pūra), đồng Hội nói Pháp, được Đại Tất Địa (Mahā-siddhi) thì y theo Dũ Nga Niệm Tụng ắt được Đại Tất Địa vô thượng

Nếu muốn y theo Pháp Niệm Tụng này, trước hết quán Tịnh Pháp Giới Tâm Tam Muội Gia , Luân Trí Hỏa trên đỉnh đầu có dáng như mặt trời mới xuất hiện, màu sắc hách dịch, hình Tam Giác

Mạn Đồ La (Maṇḍala) có hình như bên dưới:

Tịnh Pháp Giới Tâm Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Lãm

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ RAṂ

Như trên đỉnh đầu, quán Tam Giác Trí Hỏa thiếu đốt hết toàn thân, năm Uẩn (Pañca-skandha) đều trống rỗng (Śūnya) chỉ có sự vắng lặng trống rỗng (Không Tịch) trong đó quán Tòa Kim Cương (Vajrāsana) từ eo lưng trở xuống, Phương Tử Ma Kim Cương Luân (Vajra-cakra) có hình như sau

Kim Cương Luân Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Át (2_một biến)

Hiệu là Kim Cương Luân Tòa (Vajra-cakrāsana)

Từ bên trên Kim Cương Luân , quán Thủy Luân (Varuṇa-cakra) màu trắng như thương khư (Śaṅkha:trắng óng ánh như vỏ ốc), hình như trăng tròn đầy Hình như bên dưới

Thủy Luân Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Vảm (2_một biến)

Hiệu là Thủy Luân (Varuṇa-cakra)

 

Lại từ bên trên Thủy Luân, ngay trong trái tim, tưởng Trí Hỏa Luân (Jñānaagni-cakra) hình Tam Giác màu đỏ với đầu hướng lên trên, hiệu là Nhất Thiết Trí

Tâm (Sarva-jñāna-citta) Hình ấy như bên dưới:

Hỏa Luân Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Lãm (2_một biến)

 

Lại ở trên lông mày, quán hình Bán Nguyệt có dạng vành xe ngửa như Hắc

Phong kéo mây mù mịt tuôn mưa Lại hình ấy như bên dưới:

Phong Luân (Vāyu-cakra) Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Hàm (2_một biến)

 

Lại ở trên đỉnh đầu, quán chữ Khiếm (丈_KHAṂ) làm hư không , đủ tất cả màu sắc

Hình ấy như bên dưới:

Hư Không Luân (Gagana-cakra) Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Kiểm (2_một biến)

 

Đồ Ngũ Luân có hình như sau:

Quán năm Luân với dùng Pháp Giới Nhãn Đồ như trên, dùng năm Trí Luân nghiêm thân, Phổ Thông Chân Ngôn, Tất cả Phật Tâm Ấn gia trì 5 chi tức thành Kim Cương Bất Hoại Vô Lậu Trí Thanh Tịnh Pháp Thân. Dùng Định Tuệ làm mặt trời, mặt trăng an trí ở Nhãn Giới xong, dùng Pháp Giới Nhãn quán con mắt chiếu khắp Giới ở mười phương, được thân như vậy Mạn Noa La (Maṇḍala) này cũng thế , dùng Pháp Giới Quán Ngữ Luân Trước tiên quán lửa Trí thiêu trừ tất cả uế ác trong đất của Mạn Noa La. Hình ấy như bên dưới:

Trí Hỏa Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Lãm (2_một biến)

Thiêu trừ sự dơ uế của đất xong, bên dưới chỉ có hư không. Ở trong hư không quán Không Luân (Gaganā-cakra). Luân ấy có hình như bên dưới

Quán Hư Không Luân Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Kiểm (2_một biến)

 

Lại từ bên trên Hư Không Luân quán Phong Luân (Vāyu-cakra) có hình như vành trăng ngửa, màu đen. Hình ấy như bên dưới

Quán Phong Luân Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Hàm (2_một biến)

 

Lại từ bên trên Phong Luân, tưởng Hỏa Luân (Agni-cakra) có hình Tam Giác màu đỏ. Hình ấy như bên dưới:

Quán Trí Hỏa Luân Chân Ngôn là: 

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Lãm (2_một biến)

 

Lại từ bên trên Hỏa Luân, tưởng Thủy Luân (Varuṇa-cakra), hiệu là Đại Bi Thủy Luân có màu trắng như sữa tuyết, hình như vành trăng tròn. Hình ấy như bên dưới

Quán Thủy Luân Chân Ngôn là: 

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) Vảm (2_một biến)

 

Lại từ bên trên Thủy Luân, quán Kim Cương Luân (Vajra-cakra) có hình vuông, màu vàng. Hình ấy như bên dưới:

Quán Kim Cương Luân Chân Ngôn là: 

Nạp mãng tam mãn đa một đà nam (1) At (2_một biến)

 

Như trên quán năm Luân xong. Liền dùng Phổ Thông Chân Ngôn với Ấn gia trì ở trên đất tức thành Kim Cương Luân chân thật

Lại quán Dũ Nga Hải Hội Thánh Chúng Mạn Noa La. Đồ hình như bên dưới

Như trên quán năm Luân với Mạn Noa La Hải Hội xong, liền tụng Phổ Thông

Chân Ngôn, dùng Phổ Thông Ấn gia trì đất tức thành Kim Cương Luân chân thật Đại Dũ Nga Mạn Noa La Hải Hội Phổ Thông Chân Ngôn là:

Nạp mãng tam mãn đa một đà nạm (1) tát-la va tha, khiếm , ốt nại-nghiệt đế

(2) tát-phá la, hề hàm, nga nga nẵng kiếm, tát-va hạ (3)

 

Chân Ngôn này cũng ở trong Cúng Dường thành Phổ Thông Chân Ngôn cúng dường, ở trong năm Bộ làm Phổ Cúng Dường

Tướng của Phổ Thông Thủ Ấn là: Đem mười luân (10 ngón tay) của hai tay Định Tuệ cùng cài chéo nhau, các Độ (ngón tay) bằng nhau tức là Phổ Thông Ấn.

Nếu dùng Ấn này gia trì thân tức thành thân Kim Cương bất hoại. Nếu gia trì đất liền thành Kim Cương Địa Mạn Noa La (Vajra-bhūmi-maṇḍala)

Như năm Luân này, như trên lược quán Từ Thị Bồ Tát tu Dũ Nga Mạn Noa La (Yoga-mandala)

Bên trong Đại Viên Minh (ánh sáng tạo thành vòng tròn lớn) liền quán 09 Viên Minh (ánh sáng tạo thành vòng tròn), 08 Giới Đạo Kim Cương. Viên Minh ở giữa có Từ Thị Bồ Tát (Maitreya-Bodhisatva) màu thịt trắng, đầu đội mão Ngũ Trí Như Lai, tay trái cầm hoa sen hồng, ở trên hoa sen vẽ Pháp Giới Tháp Ấn (Stūpa-dharmadhātu-mudra), tay phải: ngón cái đè trên móng Hỏa Luân (ngón giữa), duỗi bung các ngón còn lại, hơi co Phong Tràng (ngón trỏ), mọi loại ánh sáng báu, ngồi Bán Già trên hoa sen báu. Mọi thứ Anh Lạc, áo khoác ngoài (thiên y), dây đai trắng, vòng, xuyến trang nghiêm

Ở trong 08 Viên Minh an đặt nhóm 04 Trí Tam Muội Gia. Bên dưới, trong Mạn Noa La Phẩm, mỗi mỗi rõ ràng

Như trên, quán xong liền làm các việc: Tam Muội Gia (Samaya) tịch trừ , hộ thân, kết Giới theo thứ tự mà làm

 

_ Tiếp nói Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

Ố-hàm, va-đam la, đam lý, tam mãng dã

OṂ VAJRĀ-JALI (? VAJRĀṂJĀLI) SAMAYA

Tướng của tay Ấn ấy là: Đem mười Luân (10 ngón tay) của hai tay Trí Định cùng cài chéo nhau rồi chắp tay (hợp chưởng)

Tụng Minh 05 biến gia trì 05 nơi liền thành thân Tam Muội Gia (Samaya-kāya)

Đây gọi là Nhất Thiết Phật Tâm Tam Muội Gia Ấn (Sarva Buddha-hṛdayasamaya-mudra)

 

_ Liền tác Tam Muội Gia Ấn (Samaya-mudra)

Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

Ố-hàm, va đam-la, mãn đà, đát-lạt tra

Tướng của Ấn ấy là: Tác Kim Cương Hợp Chưởng Ấn lúc trước, liền thành hợp làm Quyền

Cột buộc để trên trái tim, nên cột buộc trái tim thời tụng Minh (vidya) 07 biến rồi bung Hợp Quyền ấy, đưa cả hai xuống dưới cột buộc ba lần. Đây gọi là kết Kim Cương Giới Ấn, ba lần cột buộc tim xong, do sức của Chân Ngôn với Ấn ấy cho nên hay tịnh ba Nghiệp, Mẫu Địa Tâm (Bodhi-citta:Tâm Bồ Đề) bền chắc

Tiếp ở nơi Trì Tụng, khiển trừ Uế Húc (va chạm với vật ô uế) với loài gây chướng

Phàm hiến hương , hoa, hương xoa bôi, hương bột và các vật cúng thì tịch trừ khử dơ bẩn, hiện ánh sáng thanh tịnh, tăng uy kết Kim Cương Giới (Vajradhātu), kết các phương giới hộ thân mình với đồng bạn, hộ nơi cư trú… như trên đã nói

_ Nếu có việc đến mà chưa rõ, cần yếu nên mỗi mỗi đều tụng Chân Ngôn tác Ấn hộ trì, hay khiến thành tựu không có chướng nạn. Nên dùng Chân Ngôn với tay Ấn của Giáng Tam Thế Tôn Minh Vương (Trailokya-vijaya- vidyarāja) mà làm gia trì đều hay thành biện các sự nghiệp

Tiếp tụng Chân Ngôn của Giáng Tam Thế Tôn Minh Vương là:

Ô-hàm, ninh tam bà (1) va đam-la (2) hổ-hồng (3)

Đây gọi là Giáng Tam Thế Minh Vương Chân Ngôn, thành biện các việc

Tướng của Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định đều nắm quyền, dựng thẳng Phong Tràng (ngón trỏ) co Đại Không Luân (ngón cái) vào trong lòng bàn tay, đem ba Luân Địa (ngón út), Thủy (ngón vô danh) Hỏa (ngón giữa) đè lên liền thành

Ấn ấy, đem Định Thủ Ấn (Ấn của tay trái) đặt ngay trên trái tim, đem Trí Thủ Ấn (Ấn của tay phải) dùng chạm các vật với kết Địa Giới, bốn phương, bốn góc cho đến phương trên, phương dưới. Chuyển theo bên phải ba lần chỉ trên dưới liền thành.

_ Kết mười phương Giới xong. Tiến cảnh giác Bản Tôn với tất cả các Thế Tôn, bốn Trí, bốn Ba La Mật Đa. Từ Tam Muội Gia (Samaya) khởi quán chiêm ngưỡng Dũ Nghi Tôn (Yogi-nātha), thương xót cần khổ, nhớ lại Bản Nguyện xưa kia mà giáng phó Đạo Trường

Chân Ngôn Cảnh Giác là:

Ô-hàm, va đam-la (1) để sắt-tra (2)

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay Trí Định: Địa Luân (ngón út) cùng móc khóa nhau, co Đại Không (ngón cái) vào trong lòng bàn tay, đem Thủy Luân (ngón vô danh) cùng với Hỏa Luân (ngón giữa) song song đè Đại Không Luân (ngón cái), đem Phong Tràng (ngón trỏ) hướng về phía trước cùng dính nhau, đưa lòng bàn tay hướng lên trên

Liền tụng Chân Ngôn bảy biến, đưa Ấn từ bên dưới phát khởi thỉnh Bản Tôn.

Đây gọi là An Phát Khởi Bản Tôn

_ Chân Ngôn Phát Thỉnh Bản Tôn là:

Ô-hàm, va đam-lãm, tảm mang đam

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay Trí Định cùng cài chéo nhau rồi tác Kim Cương Quyền, chẳng giải quyền này dựng Trí Phong Tràng (ngón trỏ phải) khều bới Trí Đại Không (ngón cái phải). Tay Định (tay trái) cũng vậy.

Như vậy búng ngón tay ba lần, tụng Minh bảy biến liền thành Phát Thỉnh.

Phàm Thỉnh Chư Tôn Định Pháp. Tâm tưởng Bản Tôn tại cung Đổ Sử Đà Tuṣita), trên điện San Hô khởi Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội Gia, từ Đạo Trường của thềm bậc màu trắng trên điện San Hô, giáng xuống Đạo Trường. Hình ấy như bên dưới

Bên trong Viên Minh lớn có năm Viên Minh, bốn góc có bốn vành bán nguyệt, tám cái Tháp báu, bốn bánh xe Kim Cương, bốn cái chày Kim Cương, lối đi (giới đạo). Bản Tôn Từ Thị Bồ Tát ở chính giữa Viên Minh ấy, bốn mặt có Trí Ba La Mật Đa Bồ Tát, bốn góc có bốn Bồ Tát của nhóm Nội Cúng Dường. Bên ngoài Viên Minh ấy có Trí Hỏa xoay chuyển rực lửa sáng. Các Thánh Giả từ trên Không giáng xuống, đều đội mão Ngũ Trí Như Lai, đều cầm Bản Ấn Khế, ngồi Bán Già.

Tôn của nhóm Từ Thị ấy cũng như bên trên đã nói, tay trái cầm hoa sen hồng, ở trên hoa để Pháp Giới Tháp Ấn; tay phải tác Ấn Thuyết Pháp giống như trên, trang nghiêm như trên.

Tưởng xong, liền nghinh thỉnh Bản Tôn Thỉnh Bản Tôn Chân Ngôn là:

Ô-hàm va đam-lãng câu xả đam (1) nhược

Tướng của Thủ Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định đều nắm Kim Cương Quyền, dựng hai Phong (2 ngón trỏ) như cây phướng, để cổ tay phải trên cổ tay trái, hướng ra ngoài làm hình móc câu. Tác Ấn này xong, tụng Minh bảy biến, ba lần Triệu Thỉnh mong đến phó hội.

 

_ Tiếp thỉnh vào Đạo Trường

Thỉnh Nhập Đạo Trường Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la bá xả, hổ-hồng

Tướng của Thủ An ấy là: Đem hai tay Trí Định nắm Kim Cương Quyền, dựng hai Địa Luân (2 ngón út), hai Đại Không (2 ngón cái) giao kết, bên phải đè bên trái.

 

Đã phụng thỉnh vào xong, tụng Minh bảy biến, liền tịch trừ Vĩ Nẵng Dạ Ca (Vināyaka), bày Tam Muội Gia (Samaya) y thỉnh mà trụ.

Thỉnh Trụ Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la kiện tra, ác [Linh]

Tướng của Thủ Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định nắm Kim Cương Quyền, dựng hai Địa Luân (2 ngón út), co hai Đại Không Luân (2 ngón cái) kèm song song vào trong lòng bàn tay.

_ Bên trên đã Phát Thỉnh cho đến vui vẻ khiến kiên cố mà trụ, Chân Ngôn bảy biến.

Kiên Cố Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la tắc-bố tra, vảm [Tỏa]

Tướng của Thủ An ấy là: Hai tay Trí Định cùng vỗ nhau, liền thành Kiên Cố Ấn.

_ Tiếp nên rưới tắm Bản Tôn với thân của mình. Quán Đỉnh Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la mưu ca xá

Tướng của Thủ Ấn ấy là: Tay Trí (tay phải) Thủy Luân (ngón vô danh) và Đại Không Luân (ngón cái) cùng vịn nhau, dựng thẳng các ngón còn lại, đè trên vật khí chứa nước.

Tưởng tắm gội Bản Tôn xong, ấn rưới trên đỉnh đầu của Bản Tôn với thân của mình, dâng hiến nước thơm A La Già (ārgha) tưởng rưới đỉnh đầu của Bản Tôn, dùng An này kèm tụng Chân Ngôn 21 biến.

 

MUỘI ĐÁT-LỢI BỒ TÁT TU DŨ NGA PHÁP PHỤNG HIẾN BẢN TÔN HƯƠNG HOA ĐẲNG PHẨM THỨ HAI

Lại nữa, hết thảy hương, hoa, đèn báu, hương xoa bôi, bột hương, hương đốt, rải hoa… được sinh ra ở dưới nước, trên mặt đất…. đều dùng Bản Tôn Chân Ngôn gia trì

bảy biến xong đem phụng hiến. Trước tiên dâng hương đốt Phụng Hiến Thiêu Hương Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la , dộ bế, ác

Tướng của tay Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định tác Kim Cương Quyền đè trên lò hương ấy.

Trì tụng Chân Ngôn trải qua 21 biến, liền thành mây hương chân thật tràn khắp tất cả Thế Giới ở mười phương, không có chỗ nào không đến, rộng làm Phật Sự.

Tiếp phụng hiến hoa màu nhiệm

Phụng Hiến Diệu Hoa Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la , bổ sáp-bế, án

Tướng của tay Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định tác Kim Cương Hợp Chưởng, dùng gia trì, tụng Chân Ngôn trải qua bảy biến, liền thành hoa báu chân thật tràn khắp Thế Giới ở mười phương làm đại Phật sự, thành thân của Bảo Hoa Tam Muội Gia

Tiếp Phụng Hiến Bảo Đăng Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la , nễ bế, nễ

Tướng của tay Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định tác Kim Cương Quyền, dựng hai Đại Không (2 ngón cái) để ở trên trái tim, trì tụng Chân Ngôn trải qua bảy biến, liền thành đèn báu, đèn bơ, đèn hương hoa tràn khắp tất cả Thế Giới ở mười phương, hiến khắp Trí Đăng (đèn Trí nhằm chỉ Đức Phật), cúng dường

Tiếp Phụng Hiến Đồ Hương Chân Ngôn là:

Ô-hàm, va đam-la ,hiến độ, ngược

Tướng của tay Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định , úp lòng bàn tay bung duỗi tám Luân (8 ngón tay), đem Đại Không Luân (ngón cái) của tay phải đè trên Đại Không Luân (ngón cái) của tay trái.

Trì tụng Chân Ngôn trải qua bảy biến, liền đồng với Đồ Hương Tam Muội Gia Bồ Tát vòng khắp Pháp Giới, không có chỗ nào không đến, cúng dường tất cả chư Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát

Như trên, các cúng dường: hương, hoa, đèn, hương xoa bôi…. đều đồng với Thân của Bản Tam Mãng Gia, không có chỗ nào không đến.

Tiếp nên Quy Y Tam Bảo

Tiếp tên Xuất Tội Sám Hối

Tiếp nên Tùy Hỷ Công Đức

Tiếp nên Khuyến Thỉnh Công Đức Thường Trụ

Tiếp nên phát Mẫu Địa Tâm (Bodhi-citta: Tâm Bồ Đề)

Tiếp nên khen ngợi Công Đức của Phật, nên khen ngợi phát Thượng Nguyện Thù Thắng

Tiếp nên vận tâm cúng dường.

_ Quy Y Tam Bảo nói rằng: “Nguyện con từ thân này cho đến khi ngồi ở Mẫu Địa Đạo Trường (Bồ Đề Đạo Trường) quy y ba thân Vô Thượng của Như Lai, quy y Pháp Tạng của Phương Quảng Đại Thừa (lễ ba bái), quy y tất cả chúng Đại Hữu Tình của Bồ Tát Bất Thoái Chuyển” (lễ ba bái)

Cần phải như vậy quy y Tam Bảo

Xuất Tội Sám Hối, nói rằng: “Con từ vô thủy cho đến ngày nay , do phiền não quấn che, lại trôi lăn trong sinh tử, ba loại Nghiệp Chướng gây tạo tội vô biên. Ngày nay thành tâm tỏ bày sám hối. Cần phải rộng ăn năn hối lỗi khiến cho tội được tiêu diệt” (lễ ba bái)

Tùy Hỷ Công Đức, nói rằng: “Như Lai với các Bồ Tát trong ba đời vì chúng sinh cho nên tu vô lượng Công Đức. Hết thảy Công Đức có được, con sẽ tùy hỷ” (lễ ba bái)

Khuyến Thỉnh Thường Trụ, nói rằng: “Nguyện xin chư Phật trụ lâu ở Thế Gian, y theo Lý Thú của Dũ Nga (Yoga:Du Già) không có trụ Không-La (lưới trống rỗng). Lại thỉnh chuyển bánh xe Đại Pháp khắp Tịnh Độ ở mười phương”

Phát Mẫu Địa Tâm (Phát Tâm Bồ Đề): Bắt đầu từ ngày hôm nay cho đến khi ngồi ở Chính Giác Đạo Trường, thề phát Tâm Vô Thượng Đại Mẫu Địa, thề độ vô lượng các loại hữu tình đều khiến được lìa hẳn biển khổ sinh tử. Nay đã phát tâm, lại nên xa lìa hai tướng Ngã Pháp. Do Ngã Pháp bình đẳng không có Tự Tính cho nên cần phải biết phát Tâm Mẫu Địa. Dùng Chân Ngôn gia trì khiến cho Tâm Mẫu Địa (Tâm Bồ Đề) bền chắc chẳng thoái lui.

Mẫu Địa Tâm Bất Thoái Kiên Cố Chân Ngôn là:

Ổ-hàm, mẫu địa chất đa (1) mộ đát-bá nẵng, dạ nhĩ

Tướng của tay Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định tác Kim Cương Hợp Chưởng, dùng Phát Mẫu Địa Tâm Chân Ngôn gia trì, tụng bảy biến.

 

Tiếp nên Tán Thán (khen ngợi), tụng Tán Thán Chân Ngôn là:

1_ Ca mãng la một khư

2_ Ca mãng la , lỗ tả nẵng

3_ Ca mãng la tát nẵng

4_ Ca mãng la, ha tát-đá

5_ Ca mãng la bà-hồng

6_ Mãng ninh, ca mãng la, ca mãng la, tảm bà va

7_ Tát ca la, mãng la, cật-sái ca

8_ Nạp mưu tứ-đố để

 

Tiếp nên Phát Nguyện Thắng Thượng là: “Nguyện cho các chúng sinh được nhiều tài bảo, khởi lòng thương thường nên dũng mãnh bố thí, đầy đủ Trí Tuệ, thường ôm Đại Nhẫn làm nhân duyên lành, được Túc Mệnh Trí, thương nhớ hữu tình. Nguyện cho các chúng sinh ở nơi sinh ra đều được mọi loại thắng sự như vậy”

Tiếp nên Vận Tâm Cúng Dường. Dùng tâm vận tưởng, lấy các thứ hoa không có chủ ở dưới nước, trên mặt đất…. đầy khắp hư không tận mười phương giới với dùng mọi thứ thượng diệu của cõi Người, Trời như: mây biển hương xoa bôi, mây biển hương đốt, mây biển đèn sáng, của phan, phướng, lọng báu, mọi loại trống nhạc, ca múa, hát xướng, lưới võng chân châu, treo các chuông báu, vòng hoa, phất trần trắng, khánh mõ vi diệu, lưới võng dây báu, viên ngọc Như Ý, mây quần áo, các nhà bếp của cõi Trời với món ăn thơm ngon thượng diệu, cung điện, lầu gác, cột báu trang nghiêm; các thứ Anh Lạc, mão báu nghiêm thân chư Thiên

Như vậy Dũ Nghi (Yogi:người tu Du Già) vận Tâm tràn khắp hư không, dùng tâm chí thành cúng dường như vậy rất ư thù thắng.Chính vì thế cho nên Hành Giả dùng Tâm Định mà hành Pháp này, vận tâm cúng dường, tụng trì Chân Ngôn với tác tay Ấn, thời mọi thứ đã như trên thảy đều thành tựu

Vận Tâm Phổ Thông Cúng Dường Chân Ngôn là:

Ổ-hàm (1) tát-la va tha , khiếm , ốt nại-nghiệt đế (2) tát-phả la, hề hàm, nga nga nẵng kiếm, tát-va hạ (3)

Tướng của một tay Ấn ấy là: Đem hai tay Trí Định tác Kim Cương Hợp Chưởng để ở trên đỉnh đầu.

Tụng Chân Ngôn này trải qua bảy biến, liền thành tựu các vật cúng dường. Dùng Chân Ngôn với tay Ấn hộ năm nơi trên thân.

Lại ở trên tay Ấn tưởng một hoa sen báu, trên hoa tưởng chữ chủng tử cúng dường phổ thông là chữ Kiểm (KAṂ), mỗi một thứ đã tưởng như trên đều từ chữ này tuôn ra. Đem Ấn để trên đỉnh đầu, tưởng chữ có màu vàng rực phóng ra ánh sáng lớn năm màu, gọi là Cúng Dường Chủng Tử Tự Môn

 

TỪ THỊ BỒ TÁT TU DU NGA PHÁP TRÌ TỤNG CHÂN NGÔN PHẨM THỨ BA

Nếu muốn cầu Từ Thị Bồ Tát (Maitreya) mau chứng Tất Địa, chẳng biến đổi mặt thân màu thịt, Đức Từ Thị đó xoa đỉnh đầu thọ ký, ngộ Vô Sinh Pháp Nhẫn, nhập vào Tam Muội Phổ Sắc Thân. Dùng Muội Đát-Lị Dã Bồ Tát Pháp Giới Ấn gia trì Bản Tôn với năm chi trên thân của mình, liền thành Chân Thể của Từ Thị

Pháp Giới Thủ Ấn là: cài chéo hai luân Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) ở trong lòng bàn tay, đem hai Phong tràng (2 ngón trỏ) đều để tại lưng Hỏa Luân (ngón giữa) khiến đầu ngón dính dưới móng Hỏa Luân (ngón giữa), đem dựng hai Đại Không (2 ngón cái) vịn vằn lóng trên của Hỏa Luân (ngón giữa), hai Hỏa Luân ấy (2 ngón giữa) cùng cách nhau khoảng một Thốn rưỡi (1/2 dm), mở hai Không Luân (2ngón cái) đưa qua lại liền thành.

Lại Từ Thị Bồ Tát dùng Pháp Thân Ấn Chân Ngôn gia trì Bản Tôn với người tu Du Già (Dũ Nghi Giả), gia trì năm chi, liền thành Pháp Thân thanh tịnh.

Từ Thị Bồ Tát Pháp Thân Ấn là: Đem hai luân Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) cùng cài chéo nhau vào trong lòng bàn tay, mở hai Hỏa Luân (2 ngón giữa) dựng hai Phong Luân (2 ngón trỏ) chung lưng, co hai Không Luân (2 ngón cái) song song nhau đè vằn giữa của Hỏa (ngón giữa), mở Hỏa (ngón giữa) khoảng một Thốn rưỡi (1/2 dm), đưa Phong Tràng (ngón trỏ) qua lại, tức là Từ Thị Bồ Tát Pháp Thân Ấn.

Từ Thị Bồ Tát Căn Bản Chân Ngôn là:

Nạp mưu lạt đát-nẵng đát-la dạ gia (1)

Nạp mạc a lý-dã va lô cát đế thấp-va la gia (2) mẫu địa tát đát-va gia (3) mãng hạ tát đát-va gia (4) mãng hạ ca lỗ ninh ca gia (5)

 

Đát niết tha (6)

Ổ-hàm, muội đát-lợi, muội đát-lợi (7) muội đát-la mãng nẵng tẩy (8) muội đátla tảm bà vĩ (9) muội đát-lỗ nạp-bà vĩ (10) mãng hạ tảm mãng dã, tát-va hạ (11)

 

Chân Ngôn trên cùng dùng chung cho hai Ấn

Dùng Chân Ngôn Ấn gia trì năm chi của Bản Tôn với năm nơi của Dũ Nga Giả (người tu Du Già) liền thành Pháp Thân. Sau đó nhập vào Đại Từ Sinh Tâm Tam

Muội Gia. Chân Ngôn Ấn tức là Thể của Bản Tôn

Tiếp quán Bản Tôn Từ Thị Bồ Tát trụ Phát Sinh Phổ Biến Đại Bi Tâm Tam Muội Gia.

Chân Ngôn là

Nạp mãng tảm mãn đa một đà nạm (1) át trệ đan đam gia (2) tát la-va tát đátva xả dã, nỗ nghiệt đa (3) tát-va hạ (4)

 

Tướng tay Ấn của Tâm ấy là: Đem hai tay Trí Định tác Hư Tâm Hợp Chưởng (chắp tay lại, giữa rỗng) co hai Phong Luân (2 ngón trỏ) ngay bên dưới hai Hỏa Luân (2 ngón giữa), còn lại y như cũ.

 

Dùng Ấn gia trì năm chi, liền thành Chân Thân của Từ Thị Bồ Tát

Đem Ấn ấn năm nơi của Bản Tôn với người tu Du Già. Sau đó cầm tràng hạt, chắp tay lại đỗi trên đỉnh đầu, hai tay cầm tràng hạt để ngang trái tim, niệm tụng , quán Bản Tôn. Trong ánh sáng tạo thành vòng tròn (viên minh) trên trái tim an bày chữ Chân Ngôn của Bản Tôn, mỗi mỗi rõ ràng đều phóng ra ánh lửa đuổi theo sự di chuyển của mặt trời , như đồ hình bên dưới.

Quán chữ Át (A) biến thành cái Tháp Pháp Giới ngay ở trong Viên Minh, lại chuyển biến cái tháp thành thân của Từ Thị Bản Tôn, tức Tôn Thân này tức là thân của người tu Du Già. Chính vì thế cho nên ba Mật chuyển thành ba Thân, cho nên dùng Tâm để ở trái tim, dùng tâm quán tâm, như thật biết tâm của mình, tức là Mẫu Địa Tâm (Tâm Bồ Đề)

Lúc mới phát tâm liền thành Chính Giác. Tâm này phát thời liền thành thân của Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội Gia.

Như vậy trụ tâm, an bày Tự Luân (bánh xe chữ) luân chuyển Tự Luân mỗi mỗi thật rõ ràng. Từ miệng người tu Du Già tuôn ra mỗi một chữ của Chân Ngôn an bày trong vành trăng trên trái tim của Bản Tôn. Từ trong Viên Minh ở trái tim của Bản Tôn tuôn ra chữ của Chân Ngôn nhập vào trên đỉnh đầu của người tu Du Già tràn khắp các lỗ chân lông, tuôn ra Cam Lộ Nhũ Quang Tam Muội Gia , tức Tam Muội Gia này biến thành Đại Viên Minh (ánh sáng tạo thành vòng tròn lớn).Người tu Du Già ở ngay trung tâm ấy, như vậy quán tưởng làm giới hạn .

Trước tiên quán chữ Át (A) ở chính giữa Viên Minh, gọi là Chủng Tử tức là thân của Bản Tôn. Sau đó tụng Chân Ngôn, hoặc quán thân của mình tức là Bản Tôn ngồi ở trong Đại Viên Minh, trên trái tim của mình lại bày Viên Minh (ánh sáng tạo thành vòng tròn). Như trên an bày Chân Ngôn luân chuyển dần dần lớn rộng vòng khắp Pháp Giới làm một Thể Tính

Từ trong Viên Minh ở trái tim của người tu Du Già tuôn ra chữ Át (A) nhập vào trên Viên Minh ở trái tim của Bản Tôn. Từ trên Viên Minh ở trái tim của Bản Tôn tuôn ra chữ Át (A) nhập vào trong trái tim của người tu Du Già. Như vậy dần dần lắng lọc trong suốt liền đồng một Thể, mỗi một chữ đều thành các hình tượng của Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Tam Muội Gia

Lại chữ Át (狣- A) trên Viên Minh ở trái tim của Bản Tôn biến thành thân của

Bản Tôn xem xét trên đỉnh đầu của người tu Du Già. Lại chữ Át (A) trên Viên Minh ở trái tim của người tu Du Già biến thành thân của người tu Du Già xem xét trên đỉnh đầu của Bản Tôn. Như vậy triển chuyển vòng khắp Pháp Giới thành Thân Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội Gia của Pháp Giới không tận, dùng bánh xe Chân Ngôn (Chân Ngôn Luân) an bày luân chuyển đến lúc mệt mỏi. Thường tác Quán như vậy Nếu Niệm Tụng muốn xong thì dần dần thu nhỏ lại quay về Bản Thân, dùng Chân Ngôn Ấn gia trì năm Chi. Sau đó lại theo lúc ban đầu cúng dường hương, hoa, Át La-Già (Ārgha:nước thơm Át Già)…. Chân Ngôn, tay Ấn mỗi mỗi như Pháp, thứ tự rộng làm, phát Hoằng Thệ Nguyện, Xuất Tội, Hồi Hướng…. mỗi một y như phương tiện ban đầu, rộng làm Phát Lộ Sám Hối…. tận sức mà làm xong, sau đó tùy ý.

Bản Tôn, y theo lúc trước vận tưởng thềm bậc bảy báu từ Đạo Trường trải dài đến trên Điện San Hô của Thiện Pháp Đường trong cung Trời Đô Sử Đa (Tuṣita), dùng xe cộ đưa tiễn Từ Thị Bồ Tát với các quyến thuộc, vô lượng Thiên Chúng vây quanh rồi đi

Phụng Tống Bản Tôn Chân Ngôn là:

Ổ-hàm, va đam-la mưu cật-sái mưu

Giải Giới Tống Bản Tôn Ấn là: Đem hai tay Trí Định cài chéo nhau rồi tác Kim Cương Quyền, hướng trên đỉnh đầu giải tán.

Đây gọi là Năng Sở Kết Giới Giải cũng hay thành biện Phát Khiển Phụng Tống Bản Tôn

Tùy ý đưa tiễn Bản Tôn xong lại kết Ấn Hộ Đạo Trường với hộ thân của mình lần nữa

Lại lược quán thân của mình làm thân của Bản Tôn ở trong Đại Viên Minh mà trụ tọa

Lại quán chữ Át (A) trong Viên Minh ở trái tim của mình có nghĩa là không có sinh (Vô Sinh)

Nếu quá mệt, sau đó ra khỏi Đạo Trường làm các sự nghiệp. Dùng gỗ ấn làm Tháp, ấn cát, ấn nước… Hoặc tắm rửa Tượng, tiếp mười việc của người, chuyển đọc

Kinh Muội Đát-La Dã với Kinh Từ Thị Bản Nguyện, Kinh Đại Bát-La Chưởng (Mahà-prajna: Đại Bát Nhã)của ba Thừa cho đến nhóm Pháp của Bản Tôn. Mỗi ngày ba Thời niệm tụng, làm việc của nhóm Pháp Quán Hạnh….

Nói ba Thời là: Từ sau đêm (3 giờ _ 5 giờ sáng) đến Thời Trai (11 giờ _01 giờ trưa), từ giờ Ngọ (11 giờ _01 giờ trưa) đến giờ Mùi (3 giờ _ 5 giờ chiều), từ đầu đêm (5 giờ_7 giờ tối) đến canh ba (11 giờ_ 01 giờ đêm)… thường làm như vậy chẳng được gián đoạn. Nếu không sẽ sinh chướng ngại

Chân Ngôn đã nói có tám nghĩa

1_ Nghĩa: một Thể của Chân Như Tính. Ấy là không có sinh, không có diệt, không có đến, không có đi, lìa lời nói, lìa tướng, chặt đứt đường ngôn ngữ, tâm hành vắng lặng , xưa nay thanh tịnh

2_Nghĩa: tùy Tưởng tuôn ra Tướng thành. Tại sao thế ? Do Tính trong sạch cho nên ứng hóa tương ứng nghĩa.

3_ Nghĩa: gia bị hộ niệm. Tại sao thế ? Do sức chẳng thể nghĩ bàn của bốn loại là: sức của Nghiệp, sức của Đức Phật, sức của Chân Ngôn, sức của thuốc… hộ niệm thành thục

4_ Nghĩa: tùy theo sự mong cầu chẳng đồng của chúng sinh. Tại sao thế ? Vì Bản

Nguyện như thuốc Thần, tùy uống , ứng niệm thành tựu

5_ Nghĩa: Từ Bi. Tại sao thế ?Vì Từ Bi chứng Pháp này

6_ Nghĩa: dùng Nguyện của Phật cứu độ hữu tình. Tại sao thế ? Vì tùy tâm ứng tượng

7_ Nghĩa: dùng các Bồ Tát cứu độ hữu tình

8_ Nghĩa: Tất cả chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Tại sao thế ? Vì sức chẳng thể nghĩ bàn của Chân Ngôn, cũng thành Quả Vô Thượng chẳng thể nghĩ bàn

Luôn đủ tám nghĩa, thường thuận Chân Ngôn, Pháp Như Ý như viên ngọc báu, mong cầu đều được. Tất Địa Hữu Tướng, Vô Tướng đều được thành tựu . Chính vì thế cho nên gọi là Chân

Dùng không có lời nói (vô ngôn) của Chân như nói như tướng… là Chân Ngôn vậy. Tướng của tay Ấn là Pháp Thệ Giáo tức như quốc vương sắc cấp Ấn Văn, nghiệm tùy theo nơi đã ban hành, không có người nào dám trái ngược. Nương vào Pháp Ấn Thệ Giáo của Như Lai này cũng lại như vậy. Tất cả Phàm, Thánh với các Trời, Rồng, Ma ác, Quỷ Thần đều chẳng thể chống trái vượt qua.

Lại nữa như Phụng Sắc sai khiến một người đi, tuy có lỗi lầm nhưng do phụng Tiến Chỉ nên không có người nào dám chống trái. Giáo Sắc của Như Lai này cũng lại như vậy. Chư Phật dạy co Từ Thị Pháp Ấn thâm sâu, tức do kẻ Phàm phu chẳng biết chẳng hiểu, tuy có chút phần chẳng thuận Pháp Xứ. Do Pháp Lực này, các Thánh gia bị nên dần dần lìa phiền não, tùy theo Pháp Ấn này, tùy theo nơi đã làm cho đến chư Phật với các Kim Cương của Phật đều chẳng dám chống trái vượt qua, huống chi là hàng Trời, Người, các Quỷ Thần…

Lại nữa, Pháp này như cây thuốc Thần, tùy tiếp chạm tùy lấy … liền lìa các bệnh với thân bay trên hư không tùy ý tự tại. Pháp này cũng vậy , do Pháp Lực gia bị đồng chứng tự tại như Thánh Bản Tôn. Chính vì thế cho nên gọi là Pháp Giáo Ấn vậy

Lại nữa nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện… nếu y theo Pháp Ấn này, hành trì cúng dường thì từ đời này cho đến khi thành Phật sẽ lìa hẳn nẻo thấp kém (Hạ Đạo), nơi sinh ra chẳng bị đọa vào ba nẻo ác. Do Pháp Ấn gia bị cho nên luôn được hộ niệm khiến cho cắt đứt phiền não, dần dần chứng được Bờ kia

 

QUYỂN HẠ

TRÌ TỤNG BẢN TÔN CHÂN NGÔN PHÁP PHẨM THỨ TƯ

Lại nữa, Pháp này có sức chẳng thể nghĩ bàn như báu Như Ý. Báu Như Ý tuy không có chỗ nói nhưng tùy theo chỗ ước nguyện ắt chẳng có gì dám trái ngược Nguyện. Pháp Ấn của Như Lai này cũng lại như vậy, tuy không có lời nói, không có tướng nhưng làm tất cả Pháp đều được thành tựu. Đây là Pháp Lực chẳng thể nghĩ bàn vậy

Lại nữa Pháp này nếu có người phụng trì. Tuy ở địa vị của Phàm Phu chưa chặt đứt phiền não nhưng do sức của Pháp cho nên tùy theo chỗ đã làm đều được Thánh Lực sai khiến các Hiền Thánh với tám Bộ Trời Rồng, tất cả Quỷ Thần đều chẳng dám trái ngược… tức do Pháp Ấn có sức chẳng thể nghĩ bàn vậy.

Lại nữa Pháp này tùy theo chỗ đã hành. Hoặc ấn thân của mình thành thân của Bản Tôn ấy, hoặc ấn thân của người khác cũng tùy theo thân của người khác, tùy làm mà thành. Ví như người vụng về (chuyết nhân), tay cầm Ấn của chư Phật Bồ Tát; ấn vào bùn, cát với chỗ trống vắng… tùy theo ấn, thành các hình tượng

Sức của Pháp Ấn này cũng lại như vậy. Tuy chưa được Tất Địa, do cầm giữ sức của chư Phật Pháp Ấn, y theo giáo mà hành liền thành Bản Pháp. Nếu cầm Pháp Giới Ấn ấn vào thân của mình liền thành Thể Chân Ngôn của Bản Tôn Từ Thị.

Nếu dùng Tỳ Lỗ Tả Nẵng Pháp Ấn (Vairocana-dharma-mudra) ấn vào thân của mình cũng thành thân của Tỳ Lỗ Tả Nẵng (Vairocana) cho đến ứng sinh thân của các Bồ Tát Mãng Hạ Tát Đỏa (Bodhisatva Mahā-satva), các tám Bộ Trời Rồng cho đến người, Phi Nhân (Amanuṣya)….tùy theo tướng đã ấn, liền thành bản thân. Ấn vào mình, ấn vào người khác đều thành thân của Bản Thể Tam Muội Gia. Tuy phàm phu chẳng nhìn thấy nhưng tất cả Thánh Hiền, tám Bộ Trời Rồng, các Quỷ Thần với Vĩ Na Dạ Ca (Vināyaka) đều nhìn thấy chân thân của Bản Tôn. Các hàng Hộ Pháp (Dharmapāla), Minh Vương (Vidya-rāja) vì người này, gần gũi đều cùng tương trợ thành Tất Địa, mau được thành tựu.

Nếu người trì Chân Ngôn hoặc thấy, nghe, hiểu, biết… cho đến cúng dường, gần gũi, thừa sự, bạn lữ…. tức đồng cúng dường tất cả chư Phật với các Hiền Thánh.

Pháp của Chân Ngôn với Ấn Khế như vậy, chẳng thể trình bày đủ… dù một kiếp, hai kiếp cho đến vô lượng kiếp … cũng chẳng thể nói hết.

Nếu người tu Du Già y theo Pháp Ấn này, cúng dường, trì tụng, hương hoa, thức ăn uống tùy theo chỗ đã cúng dường Tịnh Sát của chư Phật, các hàng Trời Rồng, Quỷ Thần… các loài hữu tình. Tùy theo chỗ ấy, vận Tâm cũng thuận Ấn Pháp ắt được Tất Địa. Dựa theo cúng dường này, tùy Tâm thuận ấn khiến thành việc ấy. Như vậy nên biết tất cả Hành đồng với vạn hạnh của sáu Độ, bốn Tâm vô lượng, bảy Giác Phần, tám Thánh Đạo Phần với các tám vạn bốn ngàn hằng hà sa Pháp Môn, tùy theo chỗ đã làm liền thuận ấn ấy tức thành Pháp ấy. Chính vì thế cho nên nghĩa của Pháp Ấn này rất khó tin khó giải, chỉ trừ Phật Bồ Tát mới có thể biết

Tạm luận về Bất Động Minh Vương Đao Ấn. Tay trái ứng với tướng nữ, ứng với Tam Muội, nghĩa của tướng Từ Bi. Tay phải ứng với tướng nam, ứng với Trí Tuệ, sự lựa chọn Thiện Ác, nghĩa của tưởng hùng mạnh. Đem cây đao Trí Tuệ của tay phải nhập vào cái bao Tam Mãng Địa (Samādhi:Định) Môn của tay trái, khiến thành Ấn.

Tùy theo chỗ đã ấn khiến thành Pháp Sự, các Độ Môn… Chân Ngôn Ấn Khế như vậy dù hết Kiếp cũng chẳng thể nói hết, chỉ có Phật với Phật mới có thể nói, dẫu là Bí Mật Chủ Bồ Tát cũng chẳng thể biết

 

TỪ THỊ BỒ TÁT TU DŨ NGA PHÁP VẼ TƯỢNG PHẨM THỨ NĂM

Lại nữa, nay Ta lược nói. Người tu Du Già muốn được mau chóng thành tựu Tất Địa cần phải biết Pháp. Cho người vẽ tượng thọ nhận Tam Muội Gia Quán Đỉnh, ra vào tắm rửa, mặc áo sạch mới. Lấy vải trắng với lụa vải mịn mà cho đến tơ lụa mỏng… đều khiến thật trong sạch. Dùng bột Long Não Hương hòa với Xạ Hương trộn với nước rồi ngâm giặt. Lại đem màu sắc sẽ dùng đều hòa với Long Não Hương, chất keo dính thơm , chẳng được dùng keo nấu bằng da thú… lớn nhỏ tùy ý .

Chọn ngày có Cát Tú (sao tốt) trực, Quỷ Tú (Puṣya) là tốt nhất, y như trên làm tượng để cầu Tất Địa ắt được thành tựu, chỉ trừ chẳng chí tâm Đồ hình như bên dưới (?). Người vẽ tượng ấy lấy vải trắng, lụa vải…. tùy ý lớn nhỏ cũng chẳng được trả giá. Chính giữa vẽ vòng tròn sáng lớn (đại viên minh), ở trong Đại Viên Minh phân chia làm chữ Tỉnh (井). Chính giữa có năm Viên Minh (vòng tròn sáng), bốn góc vẽ bốn hình Bán Nguyệt (nửa vành trăng) [ND:chia vòng trón sáng lớn làm chín phần, 5 phương:Trung Ương, Đông, Nam, Tây, Bắc là 5 vòng tròn sáng(viên minh). Bốn góc là 4 hình bán nguyệt]. Khoảng giữa Viên Minh (vòng tròn sáng) dùng 12 Kim Cương Giới Đạo, mỗi mỗi như Pháp thường, trên đầu mỗi Kim Cương để Ấn của Tốt Đổ Bà Pháp Giới (Stūpa-dharma-dhàtu mudra :Pháp Giới Tháp Ấn)

Chính giữa để Bản Tôn Từ Thị Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva), đầu đội mão năm Như Lai, tay trái cầm hoa sen, ở trên hoa để Pháp Giới Tháp Ấn (Stūpa-dharma-dhātu- mudra), tay phải tác Ấn Thuyết Pháp, ngồi kiết già

Ở bên phải Bản Tôn, trong vòng tròn sáng (viên minh) vẽ Sự Nghiệp Ba La Mật  Đa Bồ Tát (Karma-pāramita)

Trong Viên Minh bên trái, vẽ Thất Bảo Ba La Mật Đa Bồ Tát (Ratna-pāramita)

Trong Viên Minh phía trước, vẽ Pháp Ba La Mật Đa Bồ Tát (Dharma- pāramita)

Trong Viên Minh phía sau, vẽ Kim Cương Ba La Mật Đa Bồ Tát (Vajra- pāramita)

Trong hình bán nguyệt ở góc Đông Bắc, vẽ Hoa Ba La Mật Đa Bồ Tát (Puṣpapāramita)

Trong hình bán nguyệt ở góc Đông Nam, vẽ Đăng Ba La Mật Đa Bồ Tát (Dīpapāramita)

Trong hình bán nguyệt ở góc Tây Nam, vẽ Hương Ba La Mật Đa Bồ Tát (Gandha-pāramita)

Trong hình bán nguyệt ở góc Tây Bắc, vẽ Thiêu Hương Ba La Mật Đa Bồ Tát (dhūpa-pāramita)

Lại bên dưới vòng tròn sáng lớn (đại viên minh), phía bên phải, vẽ Giáng Tam Thế Minh Vương (Trailokya-vijaya-vidya-rāja) trong Bán Nguyệt Luân Mạn Noa La (Đàn hình nửa vành trăng), thân màu xanh đậm. Mặt có ba mắt bốn nanh, hình đại sân nộ, co bàn chân phải hướng về phía trước, kéo lê bàn chân trái hướng về phía sau, ở trong Luân như thế chạy. Thân có bốn tay, hai tay kết Tam Muội Gia Tâm Câu Ấn hướng trên tim ngực, một tay bên trái co lại hướng trên lỗ tai, cầm Kim Cương Câu Phủ (cây búa móc câu Kim Cương); tay bên phải hướng cao hơn đỉnh đầu, hạ xuống cấm Ngũ Cổ Vũ Đam-La (Chày Kim Cương Ngũ Cổ) chung quanh sinh lửa, đầu đội mão năm Trí, ngậm miệng

Phía bên trái vẽ Tam Giác Hình Mạn Đồ La (Đàn có hình tam giác), ở trong vẽ Bất Động Tôn (Acala-nātha), đỉnh đầu có bảy lọn tóc, rũ một lọn tóc ở vành tai trái. Cắn môi bên phải, giận mở mắt trái, mắt phải hơi hợp lại, đầu hơi cúi về bên phải, ngồi bán già tại núi vàng bảy báu trên bàn đá, tay phải cầm cây đao Kim Cương chung quanh sinh ánh lửa Tam Muội, co ở trên đầu gối phải; tay trái co cánh tay hướng ra ngoài cầm sợi dây Kim Cương, xung quanh trên thân sinh ánh lửa Tam Muội

Hai vị Minh Vương bên trên đều dùng Thiên Y (áo khoác ngoài), quần đỏ, Anh

Lạc, vòng, xuyến, dây lưng trắng… để trang nghiêm

Lại ở khoảng giữa hai Minh Vương, vẽ lò hương Bảo Tử (?)

Bên phải, phía dưới Tam Thế Minh Vương, vẽ vòng tròn sáng (viên minh), ở trong để người tu Du Già, quỳ gối, tay cầm lò hương đốt.

Ở trên vòng tròn sáng lớn (đại viên minh) vẽ tán lọng bảy báu, hai bên đều vẽ ba vị Thủ Đà Hội Đồng Tử với nửa thân ẩn trong mây ngũ sắc, đem hoa thơm, cành hoa của bình Lô Đồ … rải ở bên trên Đức Phật

Pháp vẽ tượng như trên, mỗi mỗi đều cầm Bản Ấn Khế, hình dạng, màu sắc, diện mạo… đừng khiến cho trái ngược.

Lại nữa, nay Ta nói tiếp. Người tu Du Già vì mau khiến cho thành tựu Đại Tất Địa. Trước tiên quán tượng Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát Tối Thắng Đại Tam Muội Gia, hiệu là Mãng Hạ Muội Đát-Lợi Gia Tam Muội Gia (Mahā-maitreya-samaya), cũng có tên gọi là Từ Sinh Tam Muội Gia. Tượng đoan chính vi diệu bậc nhất, màu sắc như màu Đàn Kim (vàng đỏ lợt) của cõi Thiệm Bộ Châu. Vẽ tượng có màu vàng đỏ đậm là đúng nhất. Đầu đội mão bảy báu của năm Phật Trí, mọi loại Anh Lạc trang nghiêm, áo khoác ngoài, vòng xuyến, vòng hoa, sợi dây Chú, chân châu, giải áo buông thả, dây lưng trắng, cái đãi cột tóc….

Ở trong đại viên minh, vẽ hoa sen trăm báu lớn. Vẽ tượng ngồi Kiết Già ở trên hoa sen, nhập Tam Muội Ngưng Định, diện mạo Từ Bi mỉm cười, có đủ 30 cánh tay đều cầm hoa sen báu, ở trên hoa sen đều nắm giữ Bản Ấn Khế, đều biểu thị cho Tam Muội Gia chẳng giống nhau. Có mọi loại hào quang ở thân, đỉnh đầu, sau lưng cũng vậy

Đầu tiên, tay thứ nhất bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa vẽ Pháp Giới Tháp Ấn. Tay thứ nhất bên phải nắm Kim Cương Quyền, duỗi Phong Tràng (ngón trỏ) chỉ gò má phải khiến chẳng đến ba phân

Tiếp, tay thứ hai bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa dựng thẳng vẽ Thất Bảo Kim Luân (bánh xe vàng bảy báu). Tiếp tay thứ hai bên phải tác Kim Cương Quyền, cũng duỗi Phong Tràng (ngón trỏ) xoay ngang múa giỡn Tam Cổ Va Đam-La (chày Kim Cương Tam Cổ)

Tiếp tay thứ ba bên trái dựa theo tay bên phải dựng xoay múa giỡn chày Kim Cương Ngũ Cổ. Tay thứ ba bên phải cầm móc câu Kim Cương

Tiếp tay thứ tư bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen để sợi dây Kim Cương. Tay thứ tư bên phải lật úp xuống vẽ cái loa báu như xoay múa giỡn hình chày Ngũ Cổ

Tiếp tay thứ năm bên trái cầm phướng phan báu. Tay thứ năm bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ cung điện bảy báu

Tiếp tay thứ sáu bên trái cầm tràng hạt. Tay thứ sáu bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen để Yết Ma Kim Cương

Tiếp tay thứ bảy bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen để Bảo Kim Cương. Tay thứ bảy bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen để Pháp Kim Cương

Tiếp tay thứ tám bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Lai Hào Tướng Tam Muội Gia. Tay thứ tám bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Lai My Hình Tam Muội Gia

Tiếp tay thứ chín bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Lai Nhãn Tam Muội Gia. Tay thứ chín bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ hình Như Lai Tỵ Tam Ma Địa

Tiếp tay thứ mười bên trái cầm Như Lai Nhĩ Căn Tam Muội Gia với Tam Mãng Địa Ấn. Tay thứ mười bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Lai Thiệt Căn Tam Muội Gia

Tiếp tay thứ mười một bên trái cầm Như Lai Khẩu Tam Mãng Địa. Tay thứ mười một bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Phật Tâm Tam Muội Gia

Tiếp tay thứ mười hai bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Lai Tề Tam Ma Địa. Tay thứ mười hai bên phải cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Lai Mã Âm Tàng Tam Ma Địa

Tiếp tay thứ mười ba bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ Như Ý Ma Ni (Cintà-mani). Tay thứ mười ba bên phải cầm cây gậy Như Ý (Như Ý Bổng)

Tiếp tay thứ mười bốn bên trái cầm cây kiếm báu Như Ý. Tay thứ mười bốn bên phải cầm cái gương báu của Như Lai (Như Lai Bảo Kính)

Tiếp tay thứ mười lăm bên trái cầm hoa sen, ở trên hoa sen vẽ sư tử báu. Tay thứ mười lăm bên phải cầm chuông chày Kim Cương (Kim Cương Xử Đạc)

Phần bên trên, 32 tay như vậy đều dùng Kim Cương Quyền cầm hoa sen báu, ở trên hoa sen để Ấn Khế đều dùng dây đai của cõi Trời để cột buộc, lửa rực sáng vây quanh với dùng áo khoác ngoài, mỗi loại trang nghiêm Tượng.

Hai bên trái phải đều vẽ mười Bát-La Chưởng Ba La Mật Đa Bồ Tát (Prajñapāramitā-bodhisatva: Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát).

Phía trước phía sau lại vẽ tám Nội Ngoại Cúng Dường Bồ Tát (4 Bồ Tát Nội Cúng Dường, 4 Bồ Tát Ngoại Cúng Dường) đều cầm Bản Khế trụ ở vòng tròn sáng (viên minh) đều hướng về Đức Từ Thị Bản Tôn với tướng cung kính.

Bên trên bên dưới, các vật cúng dường trang nghiêm và vẽ người trì Chân Ngôn đều như Pháp thường.

Ta đã lược nói Mãng Hạ Đát-Lợi Gia Tam Muội Gia Tượng Pháp xong

Lại nữa, nay nói về cách nhập vào Tam Ma Địa. Giảm lược một tượng của Tôn Từ Thị.

Lấy một tấm lụa, vẽ vòng tròn sáng (viên minh), ở trong viên minh vẽ Bản Tôn Từ Thị Như Lai, ngồi Kiết Già như hình nhập vào Tam Mãng Địa (Samādhi), có hai cánh tay, lại từ lòng bàn tay phải cầm một đài hoa sen báu, ở trên đài hoa sen vẽ Tỳ Lỗ Tả Nẵng Phật Tháp (cái tháp của Tỳ Lô Giá Na Phật), ở trên tháp Phật vẽ ánh sáng báu thông khắp thân của Đức Đại Nhật Như Lai (Vairocana-tathāgata) đều từ trong ánh sáng lại hóa ra chư Phật Thế Tôn như tượng Bát-La Chưởng Phật Mẫu Bồ Tát (Bát Nhã Phật Mẫu Bồ Tát), dùng chư Phật làm hào quang, trên dưới trang nghiêm, mỗi mỗi giống như trước. Đối trước Tượng, trì tụng sẽ mau được Tất Địa vậy

 

TỪ THỊ BỒ TÁT LƯỢC TU DŨ NGA ĐẠI MẠN NOA LA PHẨM THỨ SÁU

Lại nữa, nay Ta vì người tu Pháp Muội Đát-Lợi Gia mau khiến chứng được Đại Tất Địa (Mahā-siddhi) cho nên lược nói Pháp Tất Địa Mạn Noa La

Trước tiên chọn lấy ngày có sao tốt (Cát Tú) trực cùng với Bản Pháp tương ứng.

Lựa chọn Thắng Địa để Bình Trị, lấy đất sạch lấp đầy, nện cho thật bẳng phẳng, dùng Cổ Mãng Mẫu (Gomayī: phân bò) với Cổ Mãng Mẫu Đát La (Gomūtra:nước tiểu của bò) hòa chung với bột Trầm Thủ Hương, nước … gia trì rồi xoa tô. Khi khô xong, tiếp lấy Long Não, Uất Kim Hương hòa chung, dùng Chân Ngôn gia trì. Khi xoa tô chính giữa đều dùng Chân Ngôn gia trì , rộng khoảng mười khuỷu tay, hoặc tám khuỷu tay, năm khuỷu tay cho đến tối thiểu là bốn khuỷu tay.

Nếu rộng mười khuỷu tay thì năm khuỷu tay làm vòn tròn sáng (viên minh) ở chính giữa, năm khuỷu tay chia làm hai bên

Nếu rộng tám khuỷu tay thì lấy bốn khuỷu tay làm hai bên, bốn khuỷu tay làm viên minh ở chính giữa

Nếu rộng bốn khuỷu tay thì chia hai khuỷu tay làm chính giữa, hai khuỷu tay chia làm hai bên

Hai viện bên ngoài là vị trí của chư Thánh. Lại bốn mặt, hai khuỷu tay chia làm hai Viện

Vòng tròn lớn ở chính giữa, lại chia ra làm chín vòng tròn, trong mỗi vòng tròn đều vẽ Phật, Bồ Tát.

Vòng tròn ở chính giữa với bốn vòng tròn ở bốn mặt vẽ Bản Tôn với Phật làm trung tâm, đều có Bồ Tát của nhóm bốn Ba La Mật. Bốn góc có Bán Nguyệt Luân (vành xe hình bán nguyệt) đều vẽ bốn Cúng Dường Bồ Tát

Tốt nhất là Bản Tôn ở chính giữa, bốn mặt là bốn Ba La Mật, bốn vòng tròn ở bốn mặt là bốn phương Phật đều y theo bốn Trí Ba La Mật Bồ Tát của Bản Bộ, bốn góc là bốn Nội Cúng Dường, bốn vòng tròn đều y theo bốn Ấn Mẫu Địa Bồ Tát của Bản Bộ, bốn góc tùy theo bốn phương vẽ bốn Nhiếp của bốn Bộ với Ngoại Cúng Dường Ấn. Dùng tám Kim Cương Giới Đạo, trên mỗi Kim Cương Giới Đạo vẽ Pháp

Giới Tháp Ấn với tám cái bình báu, mỗi mỗi y như thường, đem hoa tươi cắm vào bình Lại viện thứ hai chia làm ba con đường, viện thứ ba cũng như vậy

Giới Đạo của hai Viện, từ bên ngoài, thứ nhất an vị trí là Tòa ngồi cho Thánh Chúng. Vị trí thứ hai, bên dưới là vị trí bày nhóm thức ăn uống….cúng dường.Viện thứ ba chia làm hàng bày mâm (án hành), vị trí để người đi đến ăn , lối đi

Viện thứ hai, từ bên ngoài vẽ ba lối đi vây quanh có màu trắng, màu vàng, màu đỏ biểu thị cho ba nghĩa của Giới, Định, Tuệ. Cũng biểu thị cho nghĩa của ba Thân, cũng là nghĩa của ba Giải Thoát

Viện thứ ba, tận cùng bên ngoài có năm lối đi vây quanh có màu trắng, màu vàng, màu đỏ, màu xanh, màu đen biểu thị cho nghĩa của năm Trí. Cũng là nghĩa của năm Phận (5 phần Pháp Thân) cũng là nghĩa của năm Luân, cũng là nghĩa của năm Bộ. Thông với lúc trước thành nghĩa của tám Giải Thoát

Trung Thai biểu thị cho Địa thứ mười một (Thập Nhất Địa), phương tiện làm Trí cứu cánh, nghĩa của chữ Át (狣_A)

Viện thứ hai: Thẳng hướng Đông vẽ Tỳ Lỗ Tả Năng Như Lai (VairocanaTathāgata), bên trái vẽ Hư Không Nhãn Tam Mãng Địa Bồ Tát, bên phải vẽ Như Lai Hào Tướng Tam Mãng Địa Bồ Tát. Lại bên trái vẽ Diệu Cát Tường Đồng Tử Bồ Tát, bên phải vẽ Phổ Hiền Bồ Tát. Lại hai bên trái phải vẽ tám Phật Đỉnh Luân

Vương đều y theo vị trí, theo thứ tự mà vẽ

(Phần trên là vị trí của 12 Tôn , như Pháp mà vẽ)

Mặt Bắc.Thẳng hướng Bắc vẽ Quán Tự Tại Vương Bồ Tát, bên trái vẽ Đắc Đại Thế Chí Quán Tự Tại Bồ Tát, bên phải vẽ Bộ Mẫu Bạch Xứ Tôn Quán Tự Tại Vương Bồ Tát. Lại bên trái vẽ Phẫn Nộ Quán Tự Tại Vương Bồ Tát, bên phải vẽ Tùy Tâm Quán Tự Tại Vương Bồ Tát. Lại bên trái vẽ Nhất Kế Quán Tự Tại Kim Cương, bên phải vẽ Mã Đầu Quán Tự Tại Kim Cương. Lại bên hai bên trái phải chia ra vẽ bảy vị Cát Tường Quán Tự Tại Bồ Tát đều y theo thứ tự như Pháp mà vẽ

(Phần trên vẽ vị trí của 13 Tôn , như Pháp mà vẽ)

Mặt Nam vẽ Chấp Kim Cương Tạng Vương Bí Mật Chủ Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cương Mẫu Bồ Tát, bên phải vẽ Kim Cương Câu Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cương Quyền Bồ Tát, bên phải vẽ Kim Cương Giáp Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cương Tỏa Bồ Tát, bên phải vẽ Kim Cương Sóc Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cương Nha Bồ Tát, bên phải vẽ Kim Cương Phẫn Nộ Nguyệt Yểm Vương Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cương Cam Lộ Bình Bồ Tát, bên phải vẽ Kim Cương Linh Bồ Tát  (Phần trên là vị trí của 13 Tôn, như Pháp mà vẽ)

Mặt Tây mở cửa, bên trái của cửa vẽ Giáng Tam Thế Tôn Minh Vương, bên phải vẽ Bất Động Tôn Minh Vương, bên trái vẽ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát, bên phải vẽ Như Ý Luân Quán Tự Tại Bồ Tát, bên trái vẽ Hư Không Tạng Bồ Tát, bên phải vẽ Địa Tạng Bồ Tát, bên trái vẽ Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát, bên phải vẽ Thập Nhất Diện Bồ Tát

Lại hai bên trái phải của cửa vẽ Nan Đà Long Vương (Nanda-nāga-rāja) với Bạt Nan Nại Dũ Long Vương (Upananda-nāga-rāja) dùng làm bậc Thủ Hộ Môn đều y theo hai bên trái phải, thứ tự mà vẽ Bản Ấn

(Phần trên là tám Tôn, một bên để bốn Tôn)

Như trên, bốn mặt bốn góc, ở không gian vẽ bốn Ngoại Cúng Dường Bồ Tát, Tôn của các hàng Minh Vương đương Bộ … đều y theo Sứ Giả của Bản Bộ, như Pháp an trí mà vẽ theo thứ tự

Tiếp Viện Thứ Ba. Mặt Đông: từ góc Đông Bắc vẽ Đại Tự Tại Thiên Vương và quyến thuộc

Tiếp phương Nam vẽ Đông Phương Thiên dùng bảy Diệu vây quanh. Tiếp vẽ Đại Hỏa Đức Thiên Vương, tiếp cửa chính vẽ Năng Nhân Thiên Vương, tiếp vẽ

Nhật Thiên Tử có bảy Diệu vây quanh Tiếp góc Đông Nam vẽ Tượng Hỏa Tiên

Phía Tây vẽ Na La Diên Thiên Vương, tiếp vẽ Vĩ Lỗ Đồ Ca Thiên Vương (Tăng Trưởng Thiên Vương), tiếp cửa chính vẽ Diệm Ma Pháp Vương, tiếp vẽ Đại Hắc Thiên, tiếp vẽ Quỷ Tử Mẫu Nữ Thiên

Tiếp góc Tây Nam vẽ La Cật-Sái Toa Vương (Rākṣasa-rāja : La Sát Vương)

Tiếp phía Bắc vẽ Vĩ Lỗ Bác Cật-Sa Thiên Vương (Quảng Mục Thiên Vương) có bảy Diệu vây quanh, tiếp vẽ Nguyệt Thiên Tử có bảy Diệu vây quanh

Tiếp phía Nam của cửa vẽ Thủy Thiên Vương

Tiếp phía Bắc của cửa vẽ Địa Thần Thiên, tiếp cửa chính vẽ Địa Thần Thiên  Vương , tiếp vẽ Đại Biện Tài Thiên Nữ, tiếp vẽ A Tố La Vương (Asura-rāja)

Tiếp Tây Bắc ve Phong Thiên Nữ

Tiếp phía Đông vẽ Nghiệt Đan Noa Vương, tiếp vẽ Dược Cật Sa Vương (Yakṣa-rāja:Dạ Xoa Vương)

Tiếp Chính Bắc vẽ Đa Văn Thiên Vương, tiếp vẽ Đại Công Đức Thiên Nữ, tiếp vẽ hàng Thanh Mục Thiên Nữ

Như trên đã nói chúng Thiên Vương ở mười phương, chúng Thần của Pháp Giới mỗi mội bày hàng mà vẽ, đều cầm Bản Tam Mãng Địa Khế, hình dạng mặt mắt: sân nộ, vui cười, Từ Bi, nhu thuận… hình thế với áo khoác ngoài, chuỗi ngọc, giáp trụ, vòng, xuyến… một lần nhìn xem thời đều ở trong bốn loại Pháp

Phật, Bồ Tát, Kim Cương, Thiên Chúng như trên, mỗi mỗi y theo Bản Pháp, tương ứng mà làm. Tùy theo bốn loại Mạn Noa La: vuông, tròn, tam giác, bán nguyệt….tùy theo Pháp mà làm. Mạn Noa La ấy lớn nhỏ tùy ý làm, chia một nửa làm vòng tròn ở giữa, một nửa làm hai bên, mỗi mỗi y theo thứ tự đặt để.

Lại ở một nửa, lấy hai bên chia làm hai Viện. Lại ở trong hai Viện , mỗi Viện chia làm ba lối đi. Từ bên ngoài, phần thứ nhất an trí Thánh Chúng. Phần thứ hai bên dưới cúng dường thức ăn uống, hương, hoa, đèn, hương xoa bôi, quả trái… Phần thứ ba là phần biện sự bên dưới để thức ăn…., vị trí cho người đi lại . Mở cửa ở một mặt (phía Tây), ba phương kia (Bắc, Đông, Nam) đóng lại

Nếu rộng mười khuỷu tay thì dùng cửa bên trên (thượng môn), bốn cửa , 21 cái bình báu. Trung Viện an lập năm cái bình. Hai Viện bên ngoài đều an tám cái với mỗi Viện: bốn góc, bốn phương đều an một cái. Nến đuốc đều dựa theo số này, an để lò hương cũng dựa theo số bình, dùng chín chén đèn bơ an trí ở Trung Viện. Hai Viện bên ngoài đều có 49 chén đèn , tổng cộng là 98 chén. Quả trái với chén đực ba loại thức ăn màu trắng (tam bạch thực)…. Trung Viện có 9 cái, Ngoại Viện đều dựa theo số lò hương giống như vậy. Dùng lụa ngũ sắc trấn tọa năm phương, nhóm vật bố thí ở chính giữa năm phương, Ngoại Viện đều được an trí ở bốn phương bốn góc.

Đối với Bản Tôn thì tăng thêm thức ăn uống, vật thí để cúng dường. Vật đã hiến đều đã tịch trừ cấu uế, hiển ánh sáng vàng trong sạch, sau đó cúng dường. Nếu chẳng làm nổi Thượng Pháp cúng dường thì làm Trung, Hạ cũng được

Hoặc Trung Mạn Noa La, vẽ Ấn Khế. Hoặc Hạ Man Noa La, vẽ riêng đài hoa sen, bên trên vẽ chữ Chủng Tử .Nếu gặp việc cấp bách thì chẳng được rộng làm Mạn Noa La, chỉ vẽ riêng Danh Tự (tên gọi) cũng được

Bình ấy chẳng thể rộng làm, đều dùng năm cái cũng được. Hoặc làm Ngũ Sắc Phấn Đàn cũng được

Cúng dường đều hòa bột Long Não, Uất Kim Hương rồi gia trì tác Pháp. Sau đó lấy dùng. Việc còn lại đồng dựa theo Pháp trên

Ta đã nói xong Pháp Từ Thị Đại Mạn Noa La

 

TỪ THỊ BỒ TÁT LƯỢC TU DŨ NGA PHÁP QUÁN NHẤT SINH BỔ XỨ CHƯ PHẬT TẬP HỘI QUÁN ĐỈNH MẠN NOA LA

PHẨM THỨ BẢY

Nay Ta lược nói Quán Nhất Sinh Bổ Xứ. Ở trên Trời Tri Túc (Tuṣita), chư Phật tập hội quán trên đỉnh đầu của Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát có mười phương Nhất Bổ Xứ Bồ Tát chư Phật tập hội cũng lại như vậy

Lại quán một Thế Giới làm một Mạn Noa La Hội. Ở đỉnh núi Di Lô (Sumeru: núi Tu Di), bên trên đến cõi Hữu Đỉnh, bên dưới đến bờ mé của Kim Cương Luân làm một cung Đạo Trường, cung Tri Túc (Tuṣita) làm trung tâm

Trung tâm có ba lớp làm Mạn Noa La hình tròn, hai lớp bên ngoài làm Mạn Noa

La hình vuông

Trung Tâm: bên trong vòng tròn thứ nhất chia làm năm vòng tròn, bốn góc, bốn hình bán nguyệt đều để năm Tôn, mỗi một Giới Đạo đều dùng cây trụ báu, bên trên để Pháp Giới Tháp Ấn. Trong đó, bên ngoài Viên Minh (vòng tròn sáng) có Đức Phật hướng ra ngoài lễ Pháp Thân Phật vốn có của mười phương. Lại bên trong viên minh có Từ Thị Như Lai lễ Pháp Thân Phật vốn có của Ta (Ngã)

Viện thứ hai để Tượng vân tập của chư Phật mười phương, đều có Ấn cầm góc áo Cà Sa

Viện thứ ba để tượng vân tập của các Đại Bồ Tát. Đức Phật ấy (? Các Bồ Tát ấy) đều dùng tay trái cầm góc áo cà sa, tác Kim Cương Quyền để dưới rốn, tay phải cong cánh tay đưa lên duỗi năm ngón tay dương lòng bàn tay

Viện thứ tư làm Đàn hình vuông có mười phương chư Phật kèm Bồ Tát với hai Thị Giả; tám Đại Bồ Tát đều có hai Thị Giả, Tám Đại Minh Vương kèm các Thị Giả, Tất Địa Tiên Chúng kèm Thị Giả, tám Đại Thanh Văn với chúng của bốn Đại Duyên Giác… đều y theo Bản Pháp mà vẽ

Viện thứ năm dựa theo Mạn Noa La trên để 28 Thiên với Tam Thập Tam Thiên, hàng Kết Hộ Thiên Thần Vương của mười phương. Lại để 28 Tú, 12 Cung Thần, mỗi mỗi y theo Bản Tượng Pháp, thứ tự như Pháp mà vẽ, đều cầm Bản Ấn Khế, hình vẽ như bên dưới (?không thấy đồ hình)

Lụa trắng ấy tên là Lỗ Sơn Yêu (?). Dùng Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương quấn quanh co ba vòng trên eo lưng, như hình Thiên Nhân (người Trời), trên đầu có chín cái đầu rắn, từ eo lưng trở lên dùng hình tượng của Trời, hai tay chắp lại, ngửa mặt quán trên Trời. Trong Cung có Nhật Thiên Tử Phi, Nguyệt Thiên Tử Phi với năm vì sao (ngũ tinh) , 12 Cung, 28 Tú… mỗi mỗi như Pháp mà vẽ

Lại theo Tam Thập Tam Thiên Nhân Chủ Vương cỡi Bạch Tượng Vương (voi trắng) có vô lượng chư Thiên vây quanh. Các binh mã, quân chúng của Át Tố La (Asura) lại từ khoảng cách của bảy núi vàng với các Át Tố La Vương đều đem các binh Quỷ đánh nhau với Thiên Chúng.

Do điều này được nói rõ trong Khởi Thế Kinh Luận , nên chẳng cần nói lại

Lại Đức Thế Tôn từ Trời Đao Lợi đi xuống thềm bậc bảy báu. Tượng từ cõi Trời đi xuống cõi Diêm Phù Đề. Hình của vua và Phi ở bốn Châu đều như bản phương

Lại ở khoảng giữa của bảy núi vàng có biển của nhóm nước thơm Cam Lộ. Trong ấy có chư Thánh cư trú

Lại trong các núi vàng đều có các Hiền Thánh Địa Tiền Tứ Thập Tâm, Hiền Thánh Thập Trụ, Thập Tín, Thập Hồi Hướng, Thập Hạnh … Chúng Đại Độc Giác và các chúng Đại A La Hán, Chúng Thánh Nhân của bốn Quả, Chúng của các hàng Đại Long Vương, Át Tố La, Nghiệt Lỗ Noa, Khẩn Nại La, Mãng Hổ La Nga, Người với Phi Nhân tràn đầy khắp trong bảy núi Kim Cương, không có chỗ nào mà không có cung điện.

Khoảng giữa bên ngoài bảy núi Kim Cương với núi Thiết Vi có các Châu và các Châu nhỏ, mỗi mỗi đều đồng loại quyến thuộc.

Trong núi Thiết Vi, nơi nơi đều có Địa Ngục, quỷ đói, chim sắt, Rồng độc tràn đầy trong núi

Nếu muốn thứ tự làm Tượng Đại Tam Mãng Địa khéo được thành tựu thời như trên, y theo Pháp vẽ xong, tác Pháp cầu Tất Địa , trì tụng ba lạc xoa biến. Ở chính giữa Tượng phóng ra ánh sáng lớn , liền bao trùm người tu Du Già với nơi vẽ tượng . Một thời bay lên hư không, trụ ở cung Trời Đô Sử Đà (Tuṣita:Đâu Suất), tận mặt nhìn thấy

Đức Từ Thị Như Lai xoa đỉnh đầu, thọ ký

Nếu muốn nói đủ thời cùng kiếp cũng chẳng hết.

Nay Ta đã lược nói Quán Nhất Sinh Bổ Xứ Từ Thị Bồ Tát Tập Hội Quán Đỉnh Đàn Pháp xong.

 

TỪ THỊ BỒ TÁT TU DŨ NGA HỘ MA PHẨM THỨ TÁM

Lại nữa, nay Ta lược nói bốn loại Niệm Tụng với Pháp của nhóm Hộ Ma.

Thứ tự lược nói như sau:

Dựa theo niệm tụng Chân Ngôn của Bản Tôn lúc trước, y theo Pháp, mỗi mỗi chẳng trái ngược Pháp Tắc, đủ ba lạc xoa biến. Mỗi khi đến số Lạc Xoa (10 vạn) liền gia thêm , như Pháp cúng dường. Đủ ba mươi vạn biến xong, liền bày cảnh giới, tức được Bản Tôn chỉ dạy làm bốn loại Niệm Tụng Bốn loại Niệm Tụng ấy là:

Đầu đêm làm Trừ Tai Niệm Tụng, mỗi Chân Ngôn, trên dưới, gia thêm hai chữ Tát-va hạ (Svāhā)

Giữa đêm làm Giáng Phục Chư Ma Niệm Tụng, mỗi Chân Ngôn, trước sau, gia thêm ba chữ Hổ-hàm, phát tra (Hūṃ phaṭ)

Từ sau đêm đến sáng, lúc mặt trời mọc thì hiệu là Tăng Ích Niệm Tụng, mỗi chân ngôn, đầu cuối, xưng hai chữ Nạp Mãng (Namaḥ)

Trong ngày làm Nhiếp Triệu Niệm Tụng, mỗi Chân Ngôn, đầu đuôi, xướng ba chữ Hột-Lợi nạp mãng (Hrīḥ namaḥ)

Hình của Mạn Noa La Hỏa Lô Đàn ấy là hình vuông, hình tròn, hình bán nguyệt, hình tam giác, hình vẽ như bên dưới (?) có bốn màu là Vàng, trắng, xanh, đỏ… y theo thứ tự mà phối trí. Tất cả các vật khí cúng dường, hương, hoa, đèn, hương xoa bôi, thức ăn uống… đều dựa theo màu của Đàn mà dâng hiến

Nếu Đàn rộng từ tám khuỷu tay trở xuống thì dùng 14 cái bình báu, lò hương cũng dựa theo số này.

Nếu Đàn rộng bốn khuỷu tay thì dùng năm cái bình báu, lò hương….

Nếu Đàn rộng từ mười khuỷu tay trở lên thì dùng 35 cái bình hoặc 21 cái. Các vật dựa theo đây.

Bình ấy với ngũ cốc (5 loại lúa đậu), năm thứ báu, bột hương, hoa, nước lọc dùng để cắm các hoa quả tươi, lúa đậu…. tùy theo phương bày lụa ngũ sắc. Tất cả vật cúng dường đều dùng Pháp Tịch Trừ kết hộ gia trì, sau đó dâng hiến

Củi Hộ Ma ấy dùng cây Phong Hương làm củi. Các loại khác như cây Bách, cây có quả, Cú Lộ Thảo… cho đến cây Khổ Luyện…. nếu làm trong bốn loại Pháp đều tùy theo Bản Pháp tương ứng mà dùng làm củi

Hỏa Lô Đàn ấy gồm các loại Đàn hình vương, hình tròm, hình tam giác, hình bán nguyệt…. rộng khoảng bốn khuỷu tay. Chính giữa (trung tâm) đào hình vuông , tròn rộng một khuỷu tay, sâu cũng một khuỷu tay, đường viền cao tám ngón tay, rộng bốn ngón tay. Đường viền bên ngoài cao hơn hai thốn (2/3 dm) so với đường viền bên trong. Các chi tiết ấy chẳng thể nói đủ. Dựa theo Kinh Tô Tất Địa mà dùng.

Màu của lửa ấy cùng với màu gốc tương ứng thì rất tốt

Người trì niệm ấy, tay cầm Biện Sự Va-Đam La (chày Kim Cương) với chuông Kim Cương, tràng hạt bằng hột Mẫu Địa (hạt Bồ Đề) hoặc tràng hạt bằng thủy tinh… tùy theo bốn loại Niệm Tụng mà dùng

Làm chày, chuông ấy thì dùng năm loại. Một là vàng, hai là bạc, ba là chì thiếc, bốn là Du Thạch, năm là sắt tốt mới… kèm an chữ Chủng Tử, Chân Ngôn bằng chữ Phạn

Làm như vậy gọi là Biện Sự Va-Đam La thường tùy theo thân của người ấy, mỗi khi niệm tụng trì thì cầm giữ tác Nghiệp

Ta đã nói Pháp của bốn loại niệm tụng, Hộ Ma xong.

 

TỪ THỊ BỒ TÁT TU DŨ NGA PHÁP PHÂN BIỆT TẤT ĐỊA PHÁP PHẨM THỨ CHÍN

Nay Ta lược nói tu Từ Thị Bồ Tát Ma Ha Tát mau cứng Tất Địa, chẳng hóa thân máu thịt đi đến trong cung Từ Thị Như Lai, nhìn thấy Từ Thị Bồ Tát xoa đỉnh đầu thọ ký. Một thời hạ xuống cõi Diêm Phù Đề cùng tụ hội, nói Pháp

Hoặc nếu trong một đời, từ lúc mới niệm tụng cho đến vướt qua ba vô số kiếp hành, liền chứng Nhất Sinh Bổ Xứ Tam Mãng Địa, vượt qua ba Độ của một trăm sáu mươi loại Tâm, tức là vượt qua ba Át Tăng Kỳ hành, tức là Vô Tướng Tất Địa

Nếu cầu Hữu Tướng Tất Địa, tức Bản Tôn chỉ dạy cầu như vậy. Bắt đầu tác Tất Địa như vậy, liền chứng Chân Ngôn Bồ Tát từ Ngũ Địa, Bát Địa trở đi. Hoặc hiện thân đến trên Trời Tri Túc (Tuṣita: Đâu Suất) gặp Từ Thị Bồ Tát.

Vật đã thành tựu có nhiều vô số, chẳng thể trình bày đủ. Nay chỉ tỉnh lược.

Va-đam la (Vajra: chày Kim Cương) hoặc bằng vàng, bạc, đồng đã tôi luyện, sắt mới, gỗ Bạch Đàn, gỗ Tử Đàn… năm thứ kim loại đúc. Hoặc là chày Ngũ Cổ, Tứ Cổ, Tam Cổ, Nhị Cổ, Độc Cổ …. Gặp việc thì lấy vật của nhóm như trên đã được Bản Tôn thọ ký, rồi như Pháp gia trì niệm tụng. Khi hiển đủ ba Tướng liền được thành Chấp Kim Cương Bồ Tát đi đến cung Từ Thị, được thấy Bản Tôn xoa đỉnh đầu thọ ký. Nếu trong Pháp cầu việc, hoặc Cầu Bản Tôn Tất Địa. Lấy vàng hoặc bạc, Thủy Tinh, Mã Não, Pha Lê hoặc gỗ Bạch Đàn…. làm Pháp Giới Tháp Ấn, liền để bảy hạt xương Xá Lợi, tác Pháp niệm tụng đủ ba lạc xoa (30 vạn viến). Trên Đàn ấy phóng ra ánh sáng lớn chiếu trên đỉnh đầu của người tu Du Già, liến được Đại Tất Địa. Hình dạng như trẻ con bảy tuổi, đầy đủ tướng mạo chứng thân Từ Thị. Trong phút chốc đi đến mười phương Thế Giớt, trên tất cả cung Trời Tri Túc (Tuṣita) , thấy Từ Thị Bồ Tát Mãng Hạ Tát Đỏa, được xoa đỉnh đầu thọ ký, làm đại Phật Sự. Khắp mười phương Thế Giới chia một thân làm vô số thân rộng làm Phật Sự. Nếu ngần ấy Thế Giới, chia thân độ chúng sinh vô tận , tu hành vô tận, thành Phật, ở Pháp Đường San Hô trong cung Từ Thị rộng làm Phật Sự tùy ý tự tại.

Nếu cầu Pháp Như Ý Mãng Ni Châu (Cintā-maṇi). Lấy hạt châu bằng pha lê, Mã Não, Thủy Tinh… rất sáng thật tịnh diệu rồi gia trì niệm tụng đủ ba lạc xoa. Khi hiện đủ ba Tướng liền được Như Ý Tất Địa Pháp, khắp mười phương Thế Giới, tuôn mưa bảy báu bố thí cho chúng sinh, cúng dường tất cả chư Phật Bồ Tát, tùy ý tự tại thành tựu.

Nếu cầu Pháp Như Ý Bảo Bình. Lấy vàng, bạc cho đến sành, sứ làm cái bình có thể đựng từ một Thăng trở lên. Mỗi mỗi y theo Pháp vẽ Đàn, vẽ Phật Bồ Tát. vẽ ba lớp một tầng. Bình chẳng được dính nước, chứa đầy hạt cải trắng với Long Não Hương rồi an trí trước Bản Tôn, tụng Chân Ngôn 30 vạn biến. Từ trên miệng bình đã vẽ hình tượng của chư Phật Bồ Tát, hình tượng của chư Thiên, Thần Vương… phóng ra ánh sáng lớn chiếu chạm trên thân người tu Chân Ngôn, liền được Bảo Bình Tất Địa.Hạt cải trắng ấy đều biến làm viên ngọc Như Ý Mãng Ni ban cho tất cả chúng sinh sự mong cầu như ý tự tại. Trong Bảo Bình Tiên (Vị Tiên của cái bình báu) làm Chuyển Luân Vương chờ Từ Thị Như Lai hạ sinh sẽ làm Đệ Nhất Hội Chủ, đợi ngàn Đức Phật của đời Hiền Kiếp tác làm Chuyển Luân Vương, ngàn Đức Phật đều cùng thọ ký, cùng với ngàn Đức Phật làm Ứng Thân.

Pháp Tất Địa của nhóm như vậy nhiều vô lượng vô số chẳng thể trình bày đủ.

_ Số của Dược Vật cũng chẳng thể nói đủ, tạm thời có thể biết Dược Vật ấy là:

một là Chu Sa, hai là Ngưu Hoàng, ba là Hùng Hoàng, bốn là Long Não, năm là Thủy Ngân. Các món thuốc trên đều đủ ba loại Tất Địa.

_ Nếu được lửa nóng hiện, thời bay trên hư không tự tại, được Đà La Ni Tiên, chứng địa vị Ngũ Địa Bồ Tát

_ Nếu được tướng khói thời là vua trong hàng Tiên ẩn hình

_ Nếu được tướng ấm áp thời được tất cả việc lành mong cầu của Thế Gian, không có gì không tùy ý.

Đa văn, biện tài, tha tâm, đạo nhãn … không có gì chẳng thông.

Nếu cầu sống lâu chẳng chết, kêu gọi Thần Tiên làm thuốc Tiên cho ăn thời cũng được như ý tự tại

Hoặc được Phục Tàng Tất Địa

Hoặc được Hợp Luyện Tất Địa điểm hóa vô cùng. Đồng, sắt, chì, thiếc đã được điểm vào đều biến thành vàng rộng ban bố cho chúng sinh nghèo túng

_ Hoặc lấy gỗ khắc một ngàn Phật Ấn. Hoặc trên sông, biền,cồn bãi … ấn cát làm Tháp Phật. Khắc tượng gỗ, ấn cát thành Pháp đủ 30 vạn cái. Trước mỗi Phật mỗi Tháp, tụng Chân Ngôn 108 biến, cúng dường hương hoa, mỗi mỗi như Pháp niệm tụng. Trên cái tháp cuối cùng phóng ra ánh sáng chgie61u chạm trên đỉnh đầu của người tu Du Già thì liền được Tất Địa, chứng được Thân của Bồ Tát từ Bát Địa trở lên. Trong phút chốc, hàng Đại Hỏa Đức Thiên Vương, Năng Nhân Thiên Chủ …của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, các Đại Uy Đức Thiên Chúng, tám mươi ức câu chi Thiên Chúng đem các đài báu, lọng báu, kỹ nhạc, ca vịnh khen ngợi, nghinh đón đưa đến các quốc độ của Phật để rộng làm Phật Sự.

Người gây tạo tội mười ác năm nghịch ở đời này mà dùng cát, ấn làm tương Phật, tượng Tháp… ắt được Đại Tất Địa , đừng để cho đoạn tuyệt.

Tháp được ấy ấy , mỗi mỗi như hình tháp của phương Tây (Ấn Độ), bên trong để tượng Pháp Thân Phật.

 

TỪ THỊ BỒ TÁT LƯỢC TU DŨ NGA PHÁP ĐẠI TAM MUỘI GIA TẤT ĐỊA PHẨM THỨ MƯỜI

Nay Ta lần lượt lược nói Pháp Thành Tựu Từ Thị Đại Tam Muội Gia Tượng. Mỗi mỗi như Pháp, hoặc vẽ hoặc thêu, hoặc đúc vàng bạc, hoặc khắc vào gỗ Bạch Đàn. Tùy chọn lấy một màu, như Pháp mà làm.

Trên đỉnh đầu của Tượng ấy, để bảy hạt xương Xá Lợi, mỗi mỗi y như Trì Tụng bên trên, y theo Pháp làm thành tựu. Từ trên đỉnh của Tam Muội Gia phóng ra ánh sáng lớn chiếu chạm trong đỉnh đầu của người tu Du Già, nhập vào bên trong Thể, trong ngoài sáng tỏ, dạng như hình của con trẻ bảy tuổi, chứng được Bát Địa Quán Tự Tại Tam Mãng Địa (Aṣṭa-bhūmi-avalokiteśvara-samādhi), liền nhập vào đồng với thân của Nhất Sinh Bổ Xứ Tôn, thường nói Vô Sinh Tam Mãng Địa

Lại nữa, có một Pháp. Lấy nhóm Tượng vẽ với Tượng thêu….. lúc trước, muốn cầu thành tựu Đại Tất Địa, cũng được y theo lệ bên trên, như Pháp tụng niệm 30 vạn biến, ở trên đỉnh đầu của Tượng phóng ra ánh sáng lớn. Hoặc nhìn thấy Tượng lay động mắt, chuyển động tròng mắt liền cầm lấy. Ở trong Tượng vẽ chỗ của người tu Du Già, tức thân bay lên hư không đi đến mười phương Thế Giới, ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, một thời chia thân đều nhìn thấy Nhất Sinh Bổ Xứ Từ Thị Bồ Tát xoa đỉnh đầu thọ ký, nói Pháp. Phân thân vô lượng đến khắp trong sáu nẻo của tất cả Thế Giới ở mười phương đều ứng độ ngần ấy loại chúng sinh, không có loại nào chẳng độ được, nên chẳng thể nói đủ

Lại có một Pháp. Muốn cầu Tất Địa mà lại thiếu thốn tất cả quần áo, thức ăn uống, vật dụng cần dùng, hương, hoa…. Nếu muốn cầu đủ (biện cầu ) quả khó có thể tìm cầu được mà chỉ hại cho Đạo. Chính vì thế cho nên nay Ta lược nói pháp Tịch Cốc Phục Dược (nhịn ăn ngũ cốc chỉ uống thuốc) để cầu Tất Địa mau được thành tựu Thuốc ấy tên là: Tang Nhĩ, Thiên Môn Đông, Táo Nhục, Đậu Hoàng, Bạch Mộc, Quế Tâm, lại gia thêm Nhân Sâm. Có nhóm thuốc như trên, mỗi thứ hai lượng đều làm thành bột nhỏ, dùng Bạch Mật hòa chung. Lúc bụng trống rỗng thì uống ba viên vào. Ngày hôm sau giảm xuống , uống hai viên. Ngày sau nữa liền giảm xuống chỉ thường uống một viên. Dùng Táo Thang với Thang của nhóm Mật, Nhân Sâm đều nấu chín Thang này rồi đem xuống

Uống thuốc, Tễ thứ nhất thì được ba mươi năm của Thần Tiên. Tiếp lại uống Diệu Dược, Tễ thứ hai thì được bốn trăm năm mươi năm

Uống Tễ thứ ba được sống năm ngàn năm trăm năm. Uống Tễ thứ tư được sống bốn vạn bốn ngàn năm

Uống Tễ thứ năm được sống năm ức năm ngàn năm

Uống Tễ thứ sáu được sống ngang bằng với Trời Đất

Đây tức gọi là Phục Dược Tất Địa. Vì thế nay Ta lược nói, người Trí đừng sinh tâm lo nghĩ, mỗi lần đến thuốc uống mới liền nên gạt bỏ thuốc cũ. Dùng Thái Tử Thang và Kiền Táo Thang… nấu lên , uống cho no liền ngưng rồi lấy nhóm mới dùng để đo lường.

Ta đã lược nói. Muội Đát-Lợi Dã (Maitreya:Từ Thị) do lòng Từ Bi nhớ lại Nguyện lực xưa nên giáng xuống nước Chi Na (Cina) ở cõi Diêm Phù, mau chứng Dũ

Nga Đại Tất Địa, gần gũi nhìn thấy Tôn Nhan trên điện San Hô

Quán đỉnh, nói Pháp, ngộ Vô Sinh

Từ Thị, Đại Nhật đồng một Thể

Tỳ Lỗ Tả Na (Vairocana) tức Từ Thị (Maitreya)

Nhất Sinh Bồ Tát tức Dũ Nga (Yoga:Du GIà)

Tâm mình tức là Tâm Mẫu Địa (Bodhi-citta:Tâm Bồ Đề)

Mẫu Địa (Bodhi:Bồ Đề) tức là Từ Thị Tôn

Ba loại không hai, nguyên một Thể

Vì thế con cầu Trí như thật

Trung Thiên Tam Tạng Thiện Vô Úy (Śubhakara-siṃha)

Nối giòng họ Thích, Cam Lộ Phạn

Cha (tên là:Buddha-kara) năm mươi lăm (55 tuổi), con mười ba

Lên ngôi trị nước Ô Đà La (Odra)

Mười tám thoái ngôi, nhường cho anh (?em)

Qua Na Lan Đà (Nalanda), thoát trần lao

Nghe nhiều, học rộng bảy trăm loại

Tụng trì một trăm năm mươi Tạng

Kinh Luận Đại Thừa đều mười vạn

Buông bỏ Đa Văn, tu Diệu Tạng

Ba Tạng bí mật với Tổng Trì

Hiểu thấu nghĩa lý, một vạn Kệ

Khai sáng bảy loại các Thánh Giáo

Thảy đều thông thạo năm Minh Luân

Có một vị Tăng Đại Chi Na

Pháp Hiệu, họ Thích, Hỷ Vô Úy

Thuần Đà hiến cúng bữa cuối cùng

Hứa cho năm Bộ A Xà Lê

Vì thế nay Ta lược dạy truyền

Chưa được hứa khả, chưa truyền thụ

Chỉ cầu Vô Thượng Đại Tất Địa

Chẳng theo miệng Tôn Giả trao truyền

Tự ý dùng một câu, một Kệ

Chẳng những đời này không thành tựu (Siddhi:tất địa)

Ngày sau ắt đọa ngục Vô Gián

Nguyện các Trì Niệm mau Tất Địa (Siddhi)

Nếu người cúng dường cho người này

Cúng dường Từ Thị đồng ngàn Phật

Vì thế nay Ta quy mệnh hết

Chẳng phải Trì Tụng, đã hay truyền

 

TỪ THỊ BỒ TÁT TU DŨ NGA PHÁP

_(Hết_

(Chùa Thanh Long, Viện Đông Tháp, tất cả Kinh)

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm hai quyển xong vào ngày 20/03/2012