TU QUÁN Ý CHỈ SÂU KÍN HẾT VỌNG VỀ NGUỒN CỦA KINH HOA NGHIÊM

SỐ 1876

MỘT QUYỂN 

Sa-môn Phiên Kinh, Pháp tạng, chùa Đại Tiến Phước đời Đường soạn.

Mãn giáo khó nghĩ, thấy một hạt bụi mà đốn hiện. Tông viên không thể suy lường, xem mảy may để đồng rực rỡ. Tuy nhiên, dụng y cứ ở phần thể, chẳng phải không có cái thế khác nhau. Sự nương vào lý được sáng tỏ, tự có hình ảnh của một đời, cũng giống như bệnh nên có thuốc, vong sinh, trí lập, bệnh hết thì bỏ thuốc. Đưa nắm tay rỗng không, để đình chỉ kêu khóc. Tâm không thì pháp suốt qua, dẫn hư không mà thị hiện cùng khắp. Đã giác, đã ngộ, thì đâu có ngại thông bít? Một trăm phi dứt mọi phan duyên, bốn câu dứt bặt thêm bớt, nên được bệnh thuốc dứt hết song song. Tĩnh, loạn đều tiêu dung cả chủ thể, đối tượng để hội nhập tông chỉ huyền vi; dứt hết tánh, tướng mà quy về pháp giới. Đàn thấy cương yếu huyền vi, chỉ diệu mênh mông bát ngát, tinh vi ít có, người xem đâu nghiên cứu cội nguồn kia; kẻ sưu tầm ít cùng cực tế nọ, là vì chân không ngưng đọng hàng đầu ở tâm, luôn bị ngăn cách bởi bờ cõi của duyên lo nghĩ. Thật tế ở ngay trước mắt, trái lại là cảnh của danh, tướng.

Nay, gồm thâu yêu chỉ sâu kín, bao gồm tông Đại, phát ra quyển kinh lớn như cõi Đại Thiên trong hạt bụi, xoay chuyển bánh xe pháp trên đầu sợi lông. Người sáng suốt, đức hưng thịnh ở ngay trong ngày; Kẻ mê muội tối tăm, mong sẽ dứt trong nhiều đời. Người hội nhập chỉ thú, núi cao cũng dễ dời đổi; Kẻ trái với tông, đối với số soàng cũng khó 2 vào, bèn cũ, đủ văn u huyền của ba tạng, nhờ dựa vào yếu chỉ mầu của Nhất thừa, ngôn từ bề bộn, tất nhiên chuốt bỏ bớt, nghĩa thiếu lại vẹn toàn. Dù phép tắc, mới nhóm họp không có nghi, huống chi khuôn phép trước kia đã có y cứ. Nghiên cứu cùng cực biển tánh ở đây, hội nhập rừng hạnh ở kia, nêu riêng sáu môn chung thành một quán, hơn kém mà không lẫn lộn, một đời trong sáng.

Rất mong trái với mê, ngược với tình. Đồng với ngày sáng sớm, quân tử mang đạo, xin cúi xuống mà tỏ rõ.

Nay, nói lược về quán này, gồm chia sáu môn trước nêu tên gọi, sau giải thích rộng một hiển, một thể gọi là tự tánh thanh tịnh, thể tròn sáng, hai khởi, hai dụng.

  1. Dụng thường trụ, sum la hải ấn.
  2. Dụng tự tại, tròn sáng của pháp giới.
  3. Thị hiện ba khắp:
  4. Một hạt bụi, cùng khắp pháp giới.
  5. Khắp một hạt bụi sinh ra vô tận.
  6. Một hạt bụi bao trùm, “không”, “hữu” nghiêng lệch.
  7. Thực hành bốn đức:
  8. Đức tùy duyên diệu dụng vô phương.
  9. Đức oai nghi, trụ trì có phép tắc.
  10. Đức nhu hòa, chân chất, ngay thẳng, nhiếp hóa chúng sinh.

– Đức thay thế khắp chúng sinh, cam chịu khổ.

Nhập năm chỉ:
  1. Chỉ soi pháp thanh hư lìa duyên.
  2. Chỉ quán “nhân” lặng lẽ sợ bặt dục.
  3. Chỉ tánh khởi bề bộn, khởi pháp nhĩ.
  4. Chỉ hào quang định thể hiện rõ không có niệm.
  5. Chỉ sự lý huyền vi chung cho phi tướng.
Khởi sáu quán:
  1. Quán chiếu cảnh, quy tâm về chân không.
  2. Quán từ tâm hiện cảnh diệu hữu.
  3. Quán tâm, cảnh bí mật viên dung.
  4. Quán thân trí ảnh hiện các duyên.
  5. Quán nhiều thân nhập vào một cảnh tượng.
  6. Quán chủ, bạn hiện lẫn nhau trên lưới trời Đế-thích.Một hiển một thể: thể tròn sáng thanh tịnh của tự tánh. Nhưng thể này tức là thể của pháp tánh trong Như Lai tạng, từ trước đến nay tánh tự đầy đủ, nhiễm không nhơ, vì tu đối trị bất tịnh, nên nói rằng tự tánh thanh tịnh. Thể tánh soi rọi khắp, vì không có tối tăm, không soi suốt nên nói là tròn sáng. Lại, theo dòng thêm nhiễm mà không nhơ, ngược dòng dứt nhiễm mà bất tịnh, cũng có thân ở thể Thánh mà không thêm. Ở thân phàm mà không bớt. Mặc dù có cái khác của ẩn hiển, nhưng không có cái khác của sự sai biệt. Phiền não che lấp thì ẩn, trí huệ hiển rõ thì bày, chẳng phải đối tượng sinh của sinh nhân, chỉ đối tượng liễu của liễu nhân. Luận Khởi Tín chép: “Tự thể của chân như, vì có nghĩa ánh sáng của trí tuệ rộng lớn, nghĩa soi khắp pháp giới, vì nghĩa nhận thức biết chân thật, vì nghĩa tâm thanh tịnh của tư tánh. Nói rộng như luận Khởi Tín kia, nên nói rằng thể tròn sáng, thanh tịnh của tự tánh”.

Dưới đây, y chỉ theo thể khởi lên hai dụng: nghĩa là dựa vào thể tịnh trước, khởi lên hai dụng:

1/ Dụng thường trụ, sum la, dấn ấn biển: Nói hải ấn nghĩa là bản giác chân như. Vọng hết, tâm lóng trong, muôn tượng đều ảnh hiện, cũng như biển cả do gió, mà sóng nổi dậy. Nếu gió ngừng thổi, thì nước biển lóng trong, không có ảnh tượng nào không hiện bóng. Luận Khởi Tín nói: “Vô lượng tạng công đức, biển chân như pháp tánh, nên gọi là Tam-muội hải ấn”. Kinh nói: “Sum la và muôn tượng, là sở ấn của một pháp. Nói một pháp chính là nhất tâm, tâm này thâu những tất cả pháp thế gian, xuất thế gian, tức là Nhất pháp giới, Đại tổng tướng pháp môn thể, chỉ y theo vọng niệm mà có khác nhau. Nếu lìa vọng niệm thì chỉ một chân như, nên nói tam-muội Hải Ấn”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Hoặc hiện hình đồng nam, đồng nữ, trời, rồng, kể cả A-tu-la, Ma-hầula-già v.v… thuận theo điều mà họ ưa thích đều khiến họ được thấy; hình tướng của chúng sinh đều khác nhau; hành nghiệp, âm thanh cũng vô lượng. Tất cả như thế, đều có thể ứng hiện năng lực vào thần của tam-muội Hải Ấn. Vì y cứ vào nghĩa này, nên gọi là Tam-muội Hải Ấn.

2/ Dụng tự tại, tròn sáng của pháp giới: Là tam-muội của Hoa Nghiêm nghĩa là tu muôn hạnh xứng lý thành đức; cùng khắp pháp giới mà chứng Bồ-đề.

Nói Hoa Nghiêm: Hoa có công dụng kết hạt, hạnh có công năng cảm quả; nay nhờ sự để biểu thị rõ rệt, cho nên nêu hoa làm dụ.

Nghiêm: Hạnh thành quả mãn, khế lý xứng chân; cả hai tánh, tướng đều mất; chủ thể, đối tượng đều dứt hẳn, vì sáng sủa, rực rỡ, rõ ràng, nên gọi là Nghiêm. Vì chẳng phải hạnh chân lưu, nên không có đâu khế hợp với chân, đâu có hạnh trang nghiêm chân thật, nên không trì chân khởi. Đây là chân bao gồm tất cả vọng; hạnh cuối cùng đều tu.

Vọng quán suốt nguồn chân, vì tướng đều lặng lẽ, nên nói: dung tự tại của pháp giới tròn, sáng”. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Cõi nghiêm tịnh, không thể suy nghĩ bàn luận, cúng dường tất cả các Đức Như Lai, phát ra ánh sáng rực rỡ không có bờ mé, độ thoát chúng sinh cũng không có giới hạn. Thí, giới, nhẫn, tấn và thiền định, trí tuệ, phương tiện, thần thông, v.v…

Tất cả pháp như thế đều tự tại, vì nhờ năng lực tam-muội Hoa Nghiêm của Phật, y cứ nghĩa này, nên gọi là Tam-muội Hoa Nghiêm”.

3 Thị hiện ba khắp: Nghĩa là y cứ vào hai dụng ở trước, vì pháp giới cùng khắp trong mỗi dụng, nên nói là khắp. Nói ba khắp là:

1- Khắp vòng tròn một hạt bụi, khắp pháp giới: Nghĩa là hạt bụi không có tánh vướng mắc, nương chân mà thành lập. Chân đã vô biên, hạt bụi cũng thuận theo như vậy. Kinh nói: “Hạt bụi mà thế giới Hoa Tạng có, trong mỗi hạt bụi, thấy pháp giới, ánh sáng báo hiện Phật, như mây nhóm họp, đây là cõi Như Lai tự tại, vì y cứ nghĩa này, nên biết một hạt bụi, cùng khắp pháp giới.

2- Một hạt bụi sinh ra khắp vô tận, nghĩa là hạt bụi không có tự thể khởi, tất nhiên y chỉ chân. Chân: như đã đủ mọi đức nhiều như số cát sông Hằng. Dựa vào chân khởi dụng, cũng lại muôn sai biệt. Luận Khởi Tín chép: “Tự thể của chân như có nghĩa thường, lạc, ngã, tịnh, vì nghĩa mát mẻ, không thay đổi tự tại.

Đầy đủ như thế, vượt qua công đức như số cát sông Hằng, cho đến vì không có được một ít nghĩa nên kinh nói: “Như trong biển thế giới Hoa tạng này, bất luận hoặc núi, hoặc sông, cho đến chốn rừng cây, hạt bụi, đầu sợi lông v.v… mỗi pháp đều là đối tượng cân xứng với chân như, pháp giới, có vô biên đức. Vì y cứ nghĩa này, nên biết một hạt bụi “tức” lý “tức” sự; “tức” nhân “tức” pháp; tức kia “tức” đây; “tức” y, “tức”chánh, “tức” nhiễm; “tức” tịnh, “tức” nhân, “tức” quả, “tức” đồng, “tức” khác, “tức” một, “tức” nhiều, “tức” rộng, “tức” hẹp, “tức” tình, “tức” phi tình. Đã là ba thân “tức” là mười thân, vì sao? Vì sự, lý vô ngại, sự sự vô ngại; vì pháp như thế, nên mười thân tạo ra dụng tự tại lẫn nhau, nên chỉ cảnh giới của phổ nhãn.

Trong sự tướng như trên, mỗi sự lại dung nhiếp lẫn nhau, đều có cảnh giới nhiều lớp vô tận. Kinh nói: “Tất cả biển vô tận của pháp môn, đồng hội nhập trong đạo tràng một pháp”.

Pháp tánh như thế, do Phật đã nói, mắt trí có công năng nói lên phương tiện này.

Hỏi: “Theo kinh kia nói, thì trong một trần, về lý đều rõ ràng, về

sự đều dung thông, văn có giải thích, nghĩa thông suốt qua. Vào thời đại ngày nay, môn đồ tu học, làm sao tỏ ngộ rõ ràng, đạt ở trần xứ, để quyết đoán ngay mọi hoài nghi? Vả lại, ở trên một trần, cái gì gọi là sinh tử? Cái gì gọi là Niết-bàn? Thế nào là phiền não? Thế nào là Bồ-đề? Thế nào là pháp Tiểu thừa? Thế nào là pháp Đại thừa? Xin dũ lòng từ bi chỉ bày quyết định để chúng con được nghe điều chưa từng nghe”.

Đáp: “Đại trí tròn sáng, ngắm xem mảy may, mà trùm khắp biển tánh, chân nguyên thể hiện sáng rõ, ở trong một hạt bụi mà soi sáng toàn thân. Muôn pháp sinh khởi, đồng thời một đời, lý không có trước, sau. Vì sao?

Vì tướng luống dối của một trần này, có khả năng che mờ chân, “tức” là nhiễm. Do tướng mạo của hạt bụi này là không, chẳng có cái có, “tức” là thanh tịnh. Do tánh trần này, với bản thể đồng như, “tức” là chân. Do tướng trần này do duyên sinh huyễn có, “tức” là thế tục. Do tướng của trần, niệm niệm thay đổi xê dịch, “tức” là sống, chết. Do quán tướng trần tương sinh diệt cùng tận, là không, không thật có, “tức” là Niết-bàn. Do tướng hạt bụi lớn, nhỏ đều là tậm vọng phân biệt, “tức” là phiền não. Do thể tướng hạt bụi vốn vắng lặng, duyên lo nghĩ tự dứt, “tức” là Bồ-đề. Do thể của tướng trần không có biến kế, “tức” là pháp Tiểu thừa. Do tánh hạt bụi không có sinh, không có diệt, y tha dường như “tức”, tức là pháp Đại thừa.

Lược nói kinh như thế, nếu nói cụ thể, dù cho bao nỗi nghi ngờ của tất cả chúng sinh, đều khác nhau, cùng một thời điểm đồng hỏi Như Lai, Như Lai chỉ dùng một chữ “Trần” để giải thích, nên suy nghĩ sâu sắc.

Kinh nói: “Tất cả biển pháp môn vô tận, một lời giảng nói cùng tận, không có dư sót”.

Vì y cứ vào nghĩa này, nên gọi là một trần sinh ra khắp vô tận.

3- Một trần bao gồm không hữu cùng khắp: Nghĩa là trần không có tự tánh, “tức” là không. Tướng huyễn rõ ràng là “có”. Bởi sắc huyễn không có “tự thể”, tất nhiên chẳng khác với “không”, chân không có đức, thấu suốt hữu biểu. Quán “sắc” là không, thành đại trí, mà không trụ sinh tử. Quán “không” “tức” “sắc” thành đại bi, mà không dừng ở Niết-bàn, vì “sắc” “không” chẳng phải hai; Bi, trí không khác nhau, mới là quán chân thật. Luận Bảo Tánh nói: “Bồ-tát trước đạo, đối với chân không diệu hữu này, cũng có ba nghi ngờ:

  1. Nghi “không” diệt “sắc” chấp cái “không” đoạn diệt.
  2. Nghi “không” khác với “sắc”, chấp lấy cái “không” ngoài 6 sắc.
  3. Nghi “không” là vật, chấp “không” là “hữu”.

Nay, luận này giải thích: “Sắc là sắc huyễn, tất nhiên, không ngại sắc. Nếu ngại sắc, tức là đoạn “không”. Nếu ngại với “không”, tức là “sắc” thật, như một hạt bụi đã đủ chân không, diệu hữu như trên, phải biết rằng, mỗi một trần v.v… cũng giống như vậy.

Nếu chứng lý này, tức được hạt bụi dụng mười phương không thiếu, ý niệm lớn, nhỏ bao gồm chín đời, vì nhanh, chậm cùng thời gian, nên được lời nói sâu xa, nói lên chút ít về Viên giáo đặc biệt. Hạt bụi nhẹ của các Thánh biểu hiện ở toàn thân. Siêu việt hẳn đầu mối lời nói, ý lo nghĩ, thoát ra ngoài nơm lờ. Kinh nói: “Như có quyển kinh lớn, bằng cõi Tam thiên, trong một hạt bụi, tất cả hạt bụi cũng đều như vậy. Có một người thông minh, với mắt tịnh trông thấy sáng khắp, đập vỡ hạt bụi lấy ra quyển kinh, lợi ích rộng khắp chúng sinh, v.v… Nếu nói theo lý, thì hạt bụi tức là chúng sinh vọng chấp quyển kinh, túc đại trí tròn sáng. Vì thể của trí vô biên, nên nói là bằng với v.v… cõi Tam thiên. Vì y cứ vào nghĩa này, nên gọi là một hạt bụi bao gồm khắp “không” “hữu”.

Dưới đây, sẽ y cứ vào cảnh của chủ thể khắp này mà thực hành bốn đức, nghĩa là y cứ vào cảnh của chủ thể khắp của một hạt bụi, mà tu bốn đức hạnh.

1/ Đức tùy duyên diệu dụng vô phương, nghĩa là dựa vào chân khởi dụng, lợi ích chúng sinh. Căn thức chúng sinh không bằng nhau, tiếp nhận sự hiểu biết hằng muôn sai biệt, dục lạc không đồng, thích ứng căn cơ trao pháp, tùy bệnh cho thuốc, khiến họ được uống.

Trong kinh Duy-ma nói đầy đủ về nghĩa này. Lại, vì đại bi, nên gọi là tùy duyên. Vì Đại trí nên gọi là diệu dụng. Lại, phá hoại, giả danh mà thường độ chúng sinh, nên nói là tùy duyên biết rõ tánh chúng sinh là không, thật sự không có người độ, gọi là diệu dụng. Lại vì lý “tức” sự, nên gọi là tùy duyên. Vì sự “tức” lý, nên gọi là diệu dụng. Lại, vì chân không trái với tục, nên gọi là tùy duyên, vì tục chẳng trái với chân, nên gọi là diệu dụng. Lại, vì y cứ vào gốc khởi ngọn, nên gọi là tùy duyên. Vì thâu ngọn về gốc, nên gọi là diệu dụng.

Vì pháp không có giới hạn phạm vi, khởi thì tất nhiên đồng thời. Chân lý không trở ngại hằng muôn khác nhau. Rõ ràng, nên đều là một đời, dụng thì sóng tung vọt lên, sụt sôi hoàn toàn thể chân, để vận hành thể, thì gương soi, nước sạch, lóng trong, nêu tùy duyên mà hội nhập vắng lặng, như năm sắc chuyển động ánh sáng mặt trời không có tâm, mà soi sáng khắp mười phương, như thân ngay ngắn trong gương sáng; không lay động mà tỏ ra vạn tượng, nên nói là dịu dụng tùy duyên đức vô phương.

2/ Oai nghi trụ trì có phép tắc: Nghĩa là bốn oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm. Đại thừa có tám muôn, Tiểu thừa có ba ngàn, là khuôn mẫu của trụ trì; chỉnh đốn đầu mối rối răm của sáu hòa, thềm thang ra khỏi ba cõi, là thuyền buồm vượt qua biển khổ; cứu vớt chúng sinh, dẫn đường cho người mê muội, không có gì hơn oai nghi này; chỉ dùng dung nhan vàng, có ẩn chứa vẻ rực rỡ của Chánh giáo, lấn át sự thấp hèn, truyền trao sự sai lầm đối với kiến thức của mình, đến nỗi khiến cho giáo không có giềng mối, buông lung rót thuần lưu được, mất, đều nêu vọng xen lẫn chân tịnh, nên khiến cho người mới học tụng việc thành sai quấy, không y theo kinh, luật, lẫn lộn phàm tình, tự sa ngã, và làm sa ngã người khác. Thật đáng buồn thay! Nên, luận Du-già nói: “Không phải đắm chìm, không phải trôi nổi, thường ở nơi chánh niệm; quyến thuộc căn bản, tịnh tu phạm hạnh”. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Giới là gốc của Bồ-đề Vô thượng, phải gìn giữ đầy đủ tịnh giới”. Kinh Phạm Võng chép: “Chúng Bồ-tát nhiều như cát bụi đều do giới này mà thành Chánh giáo”. Luận Khởi Tín chép: “Vì biết thể pháp tánh nên không hủy hoại giới cấm. Cho nên, thuận theo pháp tánh, thực hành Thi-la Ba-la-mật, đó là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, lìa bỏ tham, giận, dối trá, nịnh bợ, tà kiến, cũng nên xa lìa nơi ồn ào, náo nhiệt, ít muốn, biết đủ, cho đến tội nhỏ, tâm cũng rất sợ hãi, không được khinh thường. Đối với giới cấm mà Như Lai đã đặt ra, thường giữ gìn, không chê bai, ngờ vực, không để chứng sinh vọng khởi tội lỗi. Dùng trụ trì oai nghi này để hóa độ chúng sinh”.

Hỏi: “Y cứ vào văn trên nói, một tướng chân như, không hai với thể của Phật, đầy đủ tất cả công đức, vì sao phải giữ giới hạnh oai nghi v.v…?”.

Đáp: “dụ như ngọc ma-ni quý báu, thể tánh sáng, sạch, từ lâu bị bụi bám, mà có vết thô uế. Nếu con người chỉ nghĩ nhớ tánh quý báu, không dùng các thứ mài luyện, sửa sang thì sau cùng sẽ không được tinh; thể tánh của pháp chân như là “không”, tịnh, từ lâu bị nhiễm bẩn bởi phiền não vô minh. Nếu con người chỉ niệm chân như, không dùng trì giới, định, tuệ, các thứ huân tập tu, thì cuối cùng sẽ không có lúc nào tịnh. Vì y cứ nghĩa này, nên phải giữ giới”.

Hỏi: “Năm chúng xuất gia, siêu nhiên là tục, đầy đủ oai nghi, chúng tại gia, thân bị lưới tục ràng buộc, đâu không phạm lỗi?”.

Đáp: “Chúng xuất gia tự có trong nghiêm; người tại gia vâng giữ chung năm giới. Nói về ba quy y, năm giới cấm, số là ra khỏi bến cầu của biển khổ, thu hướng Niết-bàn căn bản, tạo ra thứ lớp về Tỳ-ni, làm nền tảng tôn kính của bảy chúng; hằng muôn việc lành, đều nhờ giới này mà sinh, thật là đất bằng phẳng của pháp Phật”.

Kinh nói: “Thi-la không thanh tịnh, tam-muội sẽ không hiện ra. Phải biết rằng, giới là thể của định, tuệ là dụng của định, ba học đầy đủ thì chứng Bồ-đề”.

Luật Tứ Phần chép: “Thứ nhất, giữ giới không hủy phạm, oai nghi của Tỳ-kheo, tự tề chỉnh uy nghiêm, người nhà oán không thể gần gũi. Nếu không đúng như pháp, thì sẽ bị quở”. Vì y cứ vào nghĩa lý này, nên nói rằng: “Trụ trì oai nghi, thì có phép tắc”.

3/ Đức nhu hòa ngay thẳng gồm thâu sinh đức, nghĩa là đại trí soi rọi chân, gọi là ngay thẳng. Vì đại bi cứu vớt chúng sinh nên nói là nhu hòa. Lại, ngay thẳng y cứ vào bản tánh không dời đổi. Nhu hòa: là y cứ thuận theo dòng chảy không bị bít lấp; nhu thì hàng phục, diệt trừ phiền não, hòa thì thuận theo lý tu hành. Dùng pháp điều hòa này để nhiếp hóa chúng sinh. Lại ngay thẳng: thể không phải giả dối, lời nói, hành động phù hợp nhau. Chứa đức trong tâm, không màng danh lợi, xem nhẹ vàng ngọc như cục đất, kính trọng giáo pháp, càng thêm trân trọng, chỉ vì chánh nghiệp, điều phục chúng sinh, nguyện nhanh chóng mình, người khác tròn đầy, nên nói: “Nhu hòa ngay thẳng, gồm thâu sinh đức”.

4/ Đức thay thế khắp chúng sinh, cam chịu đau khổ: nghĩa là tu các pháp hạnh, không vì thân mình, chỉ muốn đem lại nhiều lợi ích cho chúng sinh, bình đẳng oán, thân, khắp khiến dứt ác, tu đủ muôn hạnh, mau chứng Bồ-đề. Lại, với đại bi, đại nguyện của Bồ-tát, lấy thân làm chất, thường ứng hiện trong ba cõi ác, nhằm cứu chuộc tất cả chúng sinh đang cam chịu muôn vàn đau khổ, chủ yếu sao cho chúng được yên vui, cùng tận mé vị lai, tâm không lui sụt, đối với chúng sinh không có tâm hy vọng trả ơn dù nhỏ như đầu sợi lông, đầu sợi tóc. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Vầng mây bi rộng lớn phủ khắp tất cả, bỏ thân nhiều vô lượng, v.v… như bụi cát của các cõi, do sức tu hành trong nhiều kiếp như số giọt nước biển kiếp xưa.

Hiện nay, ở thế giới này, không có các thứ nhơ bẩn, nghĩa là chúng sinh chấp giả dối, niệm niệm biến khác dời đổi, gọi là khổ. Bồ-tát giáo hóa sao cho chúng hiểu rõ uẩn là vắng không lặng, tự tánh vốn không thật có, nên nói là lìa khổ”.

Hỏi: “Chúng sinh vô biên, nghiệp khổ vô biên, Bồ-tát làm sao thay thế khắp chúng sinh mà chịu các khổ?”.

Đáp: “Bồ-tát thay chúng sinh chịu đựng khổ ấy, nghĩa là vì năng lực phương tiện đại bi, chỉ vì chúng sinh chấp giả dối, không rõ đạt tự thể của nghiệp, sinh ra từ sự giả dối, không nhờ đâu ra khỏi đau khổ. Bồ-tát giáo hóa, phải tu hai môn chỉ và quán, tâm không tạm thay thế, nhân, quả, mất mát, nghiệp khổ không do đâu mà sinh, chỉ khiến không đọa vào ba đường ác, gọi là đức chịu khổ thay khắp chúng sinh”. Luận Tạp Tập nói: “Đối với sự giác biết không bền chắc, trụ sâu trong điên đảo, lìa bỏ sự não hại của phiền não, sẽ được Bồ-đề trên hết”.

Như trên, đã nói về bốn đức hạnh, dưới đây là nhiếp dụng về thể, nhập môn năm chỉ. Môn năm chỉ, nghĩa là y cứ theo trước có thể thực hành công hạnh của bốn đức, đương tướng “tức” không, tướng hết thì tâm lóng trong mà tu chỉ.

Cái gọi là Nhập: Tánh, tướng đều dứt hết, thể cùng khắp pháp giới; nhập không có tướng nhập, gọi là Nhập. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Cảnh giới sâu xa của Như Lai, ngang bằng với hư không, tất cả chúng sinh đều nhập mà thật sự không có đối tượng nhập”. Lại, y cứ theo đó mà nhập cảnh giới Phật. Kinh nói: “Nhập các định vô tướng, thấy các pháp đều tĩnh lặng, vì thường xuyên nhập bình đẳng, nên kính lễ không có đối tượng quán. Nhập này, chính là tất cả chúng sinh, xưa nay đều tồn tại trong cảnh giới của Như Lai, mà lại không có khả năng nhập, như người mê lạc đường, nên cho hướng đông là Tây. Đến khi tỉnh ngộ rồi, thì hướng Tây “tức” là hướng Đông, lại không có hướng đông nào khác để nhập. Vì chúng sinh mê muội, nên cho rằng vọng đáng bỏ, chân đáng nhập, mãi đến khi tỏ ngõ rồi, thì vọng “tức” chân, không có chân nào khác để nhập. Nghĩa này cũng giống như vậy, vì không nhập mà nhập, nên nói rằng nhập. Vì sao? Vì nhập với không nhập, xưa nay vốn bình đẳng, vì đồng một pháp giới. Luận Khởi Tín nói: “Nếu có chúng sinh để quán không có cảm nghĩ, thì đây gọi là nhập môn chân như”.

Nói năm chỉ là:

1/ “Chỉ” soi chiếu pháp thanh tịnh hư vô lìa duyên. Nghĩa là bản tánh của pháp chân đế là vắng lặng; Pháp tục đế giống như “hữu” mà “tức” “không”; Chân, tục thanh hư, sâu mầu không có truyền đạt, gửi gấm, hay duyên trí tĩnh lặng, rỗng không của cảnh sở duyên, tâm cảnh không câu chấp, thể dung thông với hư không rỗng rang. Chính lúc đang chứng, nhân duyên đều lìa. Kinh Duy-ma nói: “Pháp không thuộc nhân, không ở tại duyên”. Duy-ma nói: “Pháp không thuộc nhân, vì không ở duyên”. Vì y cứ vào nghĩa lý này nên nói rằng soi chiếu pháp thanh hư, lìa duyên”.

2/ “Chỉ” quán “nhân” vắng lặng, sợ hãi, dứt bặt dục, chỉ nghĩa là năm uẩn không có sinh, gọi là vắng lặng sợ hãi, lặng lẽ, không cầu mong gọi là tuyệt dục, nên nói nhân vắng lặng dứt sợ hãi, ngừng ham muốn.

3/ “Chỉ” tánh khởi phiền hưng pháp nhĩ. Nghĩa là y chỉ theo thể khởi dụng, gọi là tánh khởi, vì khởi thích ứng với hằng muôn sự khác nhau, nên nói “phiền hưng”. Xưa, nay thường như vậy, gọi là pháp nhĩ, có nghĩa là pháp của chân như pháp nhĩ tùy duyên muôn pháp đều cùng khởi pháp nhĩ quy tánh, nên nói: “Chỉ” tánh khởi, phồn hưng pháp nhĩ. Chỉ Kinh nói: “Từ vô trụ vốn lập tất cả pháp, tức là nghĩa ấy”.

4/ “Chỉ” ánh định hiện rõ không có niệm, nói ánh sáng định, nghĩa là trong giáo Nhất thừa, tự tịnh hóa lưới báu, muôn chữ ngọc châu báu của Luân Vương. Nghĩa là thể tánh của ngọc báu này, sáng láng, thấu suốt mười phương, đồng soi rọi, không có suy nghĩ thành sự, người nghĩ nhớ đều theo, dù hiện nhờ công sức, nhưng tâm không lo nghĩ.

Kinh Hoa Nghiêm nói: Dụ như cõi nước của vua Chuyển Luân được thành tựu bảy báu cao quý, mà chỗ đến không thật có; tánh nghiệp cũng như thế, nếu có chúng sinh nhập vào môn đại chỉ diệu quán này, không có suy nghĩ, không có lo lắng, nhậm vận thành sự, như ngọc châu báu kia, xa, gần đều soi rọi, hiện ra rõ ràng, rỗng suốt như hư không, không vì Nhị thừa, ngoại đạo vì họ bị che lấp bởi bụi, sương mù, khói, mây, nên nói: “Chỉ” ánh sáng định hiện rõ ràng, không có nghĩ nhớ”.

5) “Chỉ” sự lý “huyền thông” chẳng phải tướng. Nghĩa là sự của tướng huyễn, lý của vô tánh, vì ẩn kín lẫn nhau, hiển bày lẫn nhau, nói là “huyền thông”. Lại, vì lý do tu hành sáng tỏ; sự quán suốt nơi lý, vì hạnh từ lý khởi, nên lý thông suốt ở sự; vì tồn tại lẫn nhau, xâm đoạt lẫn nhau, nên gọi là “huyền thông, nghĩa là đại trí riêng tồn tại, thể cùng khắp pháp giới; Đại bi cứu vớt chúng sinh, muôn hạnh ngổn ngang, bi trí dung thông song song, tánh, tướng, đều tiêu diệt hết, nên nói là: “Chỉ lý sự huyền thông chẳng phải tướng”.

Trên đây là nói về năm chỉ xong.

Từ đây trở xuống, nương vào “chỉ” khởi quán:

Hỏi: “y theo nghĩa lý trên, nương tựa vào đó mà tu hành, đây là tròn đầy, vì sao phải chủ yếu nhập hai môn chỉ, quán ư?”.

Đáp: Luận Khởi Tín nói: “Nếu người tu “Chỉ”, đối trị phàm như bám trụ, chấp mắc thế gian, thì sẽ bỏ kiến chấp yếu hèn của Nhị thừa.

Nếu người tu quán, đối trị lỗi thấp kém, hẹp hòi, không khởi đại bi của Nhị thừa, thì lìa bỏ phàm phu không tu gốc lành”.

Vì nghĩa này, nên tướng chung của hai môn chỉ, quán giúp nhau thành, không lìa bỏ nhau. Nếu không tu chỉ quán, thì sẽ không nhờ đâu mà được đi vào con đường Bồ-đề. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Ví như chim cánh vàng vỗ giơ hai cánh trái, phải lên trên nước biển, sau cho hai cánh nó mở rộng ra để xem các chúng rồng, mạng sắp hết mà vồ lấy. Như Lai ra đời cũng giống như thế, dùng đại chỉ diệu quán để làm hai cánh, vỗ giơ trên nước biển đại ái của chúng sinh, sao cho đôi cánh của mình dang rộng ra, nhàm quán sát các chúng sinh, xem người nào gốc lành thành thục, mà độ thoát họ”.

Vì y cứ nghĩa này, nên chủ yếu phải tu chỉ quán.

Hỏi: “Hai môn chỉ, quán là cương yếu của tông, phàm phu sơ học, chưa hiểu tâm yên ổn, xin bảo cho học trò mê muội biết, làm thế nào để trở về con đường chân chánh”.

Đáp: Y cứ Luận Khởi Tín nói: “Nếu người tu “Chỉ”, ở chỗ tĩnh lặng, ngồi ngay ngắn, chánh ý, không nương tựa hơi thở, không dựa vào sắc hình, không dựa vào rỗng không, không dựa vào đất, nước, lửa, gió, cho đến không dựa vào sự thấy, nghe, giác biết. Tất cả các tướng thuộc về sự nghĩ nhớ đều dứt trừ, cũng dứt trừ tưởng, vì tất cả pháp xưa nay không có tưởng, niệm niệm không sinh, niệm niệm không diệt, cũng không thuộc về cảnh giới của cảm nghĩ ngoài tâm. Sau đó, dùng tâm dứt trừ tâm. Nếu tâm rong ruổi, phân tán, thì phải xoay trở lại, để trở về với chánh niệm, thường siêng năng nghĩ nhớ đúng đắng, chỉ cần tâm thức quán tất cả cảnh ma, tự nhiên xa lìa. Phàm phu mới học, tà, chánh chưa phân, lưới ma vào tâm, hành vi lừa dối. Lại, không có thầy, bạn để hỏi han, không có chỗ cậy nhờ. Dẫn bốn ma về chánh đạo, ngày, tháng trải qua lâu, tà kiến đã ăn sâu. Dù cho gặp duyên lành, cuối cùng sẽ trở thành khó thay đổi, chìm đắm trong biển khổ, không nhờ đâu ra khỏi, một cách sâu sắc, tự xét, không có khiến cho tạm thay thế. Về nghĩa này như đã nói trong luận “Khởi Tín”.

6) Khởi sáu quán: Y cứ năm môn trước tức chỉ của quán, mà khởi tức quán của chỉ. Vì sao? Vì pháp vô ngại của sự, lý như thế, nên định tuệ đều dụng thông, lìa phân chia giới hạn, nên một, nhiều “tức nhau” vì dứt trước, sau; dụng tự tại hoàn toàn, vì không có chướng ngại.

Nói sáu quán:

1- Quán chân không, thu nhiếp cảnh trở về quy tâm. Nghĩa là pháp sở hữu của ba cõi chỉ là nhất tâm tạo, vì ngoài tâm, lại chẳng có pháp nào thật có, nên nói là quy tâm, nghĩa là tất cả phân biệt, chỉ do tâm mình, không hề có cảnh nào ngoài tâm mà có khả năng làm duyên cho tâm. Vì sao? Vì tâm không khởi cảnh ngoài vốn rỗng không”. Luận nói: “Do y như Duy Thức, vì cảnh vốn chẳng có “Thể” nên nghĩa chân không thành, vì hạt bụi không thật có, nên bản thức tức không sinh”. Lại kinh nói: “cảnh chưa đạt, chỉ tâm khởi các thứ phân biệt; đạt cảnh, duy tâm đã phân biệt thì bất sinh; biết các pháp duy tâm, ấy là bỏ tướng bụi ngoài. Do đó, dứt phân biệt, tỏ ngộ chân không bình đẳng. Như thế gian có vua thầy thuốc, dùng thuốc hay để cứu chữa các bệnh. Chư Phật cũng giống như thế, vì chúng sinh nói duy tâm; do đây mới biết, do tâm hiện cảnh, cảnh hiện tâm; tâm không đến cảnh, cảnh không nhập tâm, phải thực hành quán này, vì trí tuệ rất sâu, nên nói là quán chân không, nhiếp cảnh về tâm”.

2- Quán cảnh diệu hữu từ tâm hiện cảnh, tức sự không vướng mắc ở lý, tùy thuộc sự thành khác nhau. Nghĩa là ở môn trước, nhiếp tướng về thể. Nay, trong môn này, y theo thể khởi dụng, tu đủ muôn hạnh, trang nghiêm báo độ. Lại, ở môn trước, nhiếp tướng về thể, hiện rõ pháp thân. Nay trong môn này, y theo thể khởi dụng, tu thành báo thân, cho nên nói: “Quán diệu hữu, từ tâm hiện cảnh.

3- Quán viên dung, tâm cảnh bí mật. Nói tâm nghĩa là tâm vô ngại. Chư Phật chứng tâm để thành pháp thân. Tâm: nghĩa là tâm vô ngại, chư Phật chứng cảnh để thành tịnh độ, gọi là báo thân Như Lai và Tịnh độ, sở y viên dung vô ngại, hoặc thân hiện cõi nước, như kinh nói: “Trong một lỗ chân lông có vô lượng cõi, mỗi cõi đều có bốn châu, bốn biển cả; Tu-di, Thiết Vi, cũng giống như thế, đều hiện trong đó, không có chật hẹp, hiểm trở. Hoặc cõi hiện thân Phật, như kinh nói “thế giới Hoa Tạng, tất cả hạt bụi, Phật đều nhưng vào trong mỗi hạt bụi, khắp vì chúng sinh khởi thần biến, pháp của Tỳ-lô giá-na”.

Như thế, y cứ trong môn này, chia làm bốn luận chứng như đã nói trong sớ Huyền Đàm.

Như thế, y, chánh dung thông lẫn nhau, không có giới hạn phạm vi, nghĩa là hai quán trước đều nói về một biên. Nay, cả cặp dung thông này vì hội thông tâm, cảnh, nên nói: “Quán viên dung tâm, cảnh bí mật”.

4- Quán mọi duyên, thân trí ảnh hiện. Nghĩa là thể của trí chi có một công năng xem xét các duyên. Tướng duyên vốn “không, thể của trí lặng lẽ, soi rọi. Tướng các duyên cùng tận, như như riêng tồn tại, nghĩa là pháp hữu vi đều có chứa đựng chân tánh, cũng như vầng mặt trời soi hiện chỗ xa trong hư không, người có mắt đều nhìn thấy, kẻ mù bẩm sinh cũng được thấm nhuần lợi ích, khiến cho biết kỳ hạn thời tiết lạnh, nóng, cỏ cây vô tình đều được thấm nhuần, lớn lên. Mặt trời trí tuệ Như Lai cũng giống như thế, nên nói là: “Quán các duyên thần trí ảnh hiện”.

5- Quán ảnh tượng nhiều thân nhập vào một gương soi, tức sự sự vô ngại pháp giới, nghĩa là mười thân của Tỳ-lô-giá-na, sử dụng lẫn nhau, không có chướng ngại. Kinh nói: “Hoặc dùng thân mình làm thân chúng sinh; thân cõi nước; thân nghiệp báo; thân Thinh văn; thân Duyên giác; thân Bồ-tát; thân Như Lai; thân trí; pháp thân; thân hư không.

Mười thân như thế, thuận theo nêu một thân, thu nhiếp chính thân còn lại, nên nói: “Quán nhiều thân nhập một gương soi, tượng: như một thân có mười thân tạo tác lẫn nhau; mỗi lỗ chân lông, mỗi một phần thân, trong mỗi chi tiết, đều có mười thân tạo tác lẫn nhau. Hoặc dùng nhãn xứ làm ra Phật sự của nhĩ xứ; hoặc dùng nhĩ xứ tạo nên Phật sự của nhãn xứ, về nhĩ, tỉ thiệt, thân, ý, cũng giống như thế. Vì sao? Vì pháp lực gia trì chứng đại chỉ diệu quán này, nên được như thế”.

Kinh nói: “Hoặc dùng nhiều thân làm một thân; hoặc nhiều thân nhập vào nhiều thân; hoặc dùng nhiều thân nhập vào một thân; chẳng phải một thân mất, nhiều thân sinh; chẳng phải nhiều thân mất, một thân sinh, mà đều do sức định sâu dầy, nên được như thế; hoặc dùng cảnh khác nhập định, cảnh đồng thì khởi; hoặc dùng cảnh đồng, nhập định, cũng khác khởi; hoặc dùng một thân nhập định, nhiều thân khởi; hoặc dùng nhiều thân nhập định, một thân khởi, cho nên nói: “Quán nhiều thân nhập một gương soi”.

6- Quán lưới trời Đế-thích, chủ, bạn hiện lẫn nhau. Nghĩa là dùng mình làm chủ, đối với người khác làm bạn; hoặc dùng một thân làm chủ, tất cả thân làm bạn, thuận theo nêu một pháp, tức chủ, bạn gồm thâu, nhiều lớp vô tận. Đây là biểu thị nhiều lớp ảnh hiện của pháp tánh, trong tất cả sự đều vô tận, cũng là nhiều lớp vô tận của bi, trí. Như đồng tử Thiện Tài, từ rừng Kỳ-hoàn dần dần đi về phía Nam, đến trước lầu các vĩ đại, trang nghiêm Tỳ-lô-già-na, ba thời nhiếp niệm, bạch Bồtát Di-lặc rằng: “Cúi mong Đại Thánh hoan hỷ mở cổng lầu các, để cho con được vào?” Bồ-tát Di-lặc búng ngón tay, cổng kia liền mở. Thiện Tài vào xong, đóng lại như cũ. Thấy trong lầu các có trăm ngàn lầu các. Trong trăm ngàn lầu các kia, mỗi lầu gác đều hiện ra trăm, ngàn lầu các. Trước mỗi lầu các đều có Bồ-tát Di-lặc, trước mỗi Bồ-tát Di-lặc đều có đồng tử Thiện Tài, mỗi đồng tử Thiện Tài đều chắp tay ở trước Di-lặc, để nói lên nhiều lớp pháp giới, cũng như lưới trời Đế-thích vô tận”.

Đây là nói Đồng tử Thiện Tài y theo lý pháp giới của Hoa Nghiêm này, tu hành, vị cùng cực chứng ngay pháp giới. Đây là nêu một lầu các làm chánh, tất cả lầu các làm bạn, nên nói: “Quán lưới trời Đế-thích, chủ bạn hiện lẫn nhau, cũng là quán sự sự vô ngại”.

Trên đây, đã nói sáu lớp môn quán, nêu một làm chủ, năm lớp môn quán còn lại là bạn, không có trước sau, đầu cuối đều cùng ngang bằng, thuận vào một cổng, tức hoàn toàn gồm thâu pháp giới. Lý này dụ như hạt ngọc tròn, xỏ làm sáu lỗ, hễ vào một lỗ, thì gồm thâu hoàn toàn hết các hạt ngọc. Sáu lớp quán môn này cũng giống như thế, triển khai thành sáu môn, sẽ nhập một môn, thì tóm thâu trọn vẹn giáo lý tròn đầy của pháp giới, vì pháp tự như vậy.

Vì Thiện Tài một đời hoàn toàn chứng nên gom lại hay mở ra đều không có trở ngại, ẩn hiển đồng thời; một đời dứt đầu cuối kia, ra vào mất đi trong ngoài. Chánh giác của tâm đầu tiên, gồm thâu nhiều đời trong sát-na, dạo Thập tín tròn, một niệm bao gồm Phật địa, đến nỗi khiến cho Bồ-tát trước địa, xúc chạm sự việc sinh nghi. Năm trăm Thinh văn xem xét huyền vi, dứt phần, dung thông vô ngại, một nhiều xen lẫn nhau, tương ưng với chứng viên mãn, gọi là Phật địa. Tuy nhiên, danh mục của môn quán này không có nhất định, vì nếu y cứ một thể làm tên gọi, tức là hải ấn rực rỡ, hiện môn tam-muội. Nếu y cứ hai dụng mà biện luận, thì gọi là môn tam-muội diệu hạnh của Hoa Nghiêm. Nếu nói theo ba thứ cùng khắp, tức là hạt bụi bao gồm môn tam-muội mười phương. Nếu y cứ bốn đức đặt tên thì gọi là bốn nhiếp, gồm thâu môn sinh tam-muội. Nếu nói theo năm chỉ, thì tức là môn tam-muội Vô ngại của dụng vắng lặng. Nếu dùng sáu quán đặt tên thì đó là tam-muội Vô ngại của quả Phật.

Các nghĩa như thế, v.v… thuận theo đức đặt tên. Y cứ vào giáo để nói, là sáu quán, hễ nhập một môn, thì mọi đức đều đủ. Vô sinh đã rõ, huyễn hữu chẳng phải mất, nhiếp cả pháp giới gồm thâu trong một hạt bụi. Nêu một thân mà mười thân hiện.

Các nghĩa như đây, v.v… không phải toan mong của tình vì thức cùng tận, kiến trừ, suy nghĩ sẽ thấy.

Tôi dù không sáng suốt, không thường quen với kinh này, nhưng sẽ mở bày văn của tượng gỗ, thử gom góp nghĩa đầy trời, tụng chép:

Tìm đủ gốc các giáo

Hợp quán Hoa Nghiêm này.

Văn y cứ nghĩa không thiếu

Người trí phải siêng học./.

Tu quan vọng cùng tận trở về nguồn, yếu chỉ sâu kín của Hoa Nghiêm, ghi chép hiệu đính lại.

Sa-môn, Tịnh Nguyện ở Tấn Thủy đời Tống soạn.

Việt dịch: Cư sĩ Thích Đạt Bửu.

Xưa, Pháp sư Cô Sơn Trí Viên có nói Tôn giả Đỗ Thuận đã chọn chỉ thú sâu xa của Hoa Nghiêm mà soạn ra văn này, bởi y cứ theo Trung thư xá nhân đời Đường là Dĩnh Tự, Bắc Tháp, Minh Nhĩ, Tịnh Nguyên đều học.

Thừa tướng đời Đường là Bùi Hưu soạn, Diệu Tháp ghi chép.

Vả lại, chủ sớ Hoa Nghiêm, kính mến Hiền Thủ về nguồn, quan vị, mất chán đùa bỡn ngọc châu của rồng, mới biết pháp quán này, thật sự do Quốc sư Hiền Thủ soạn ra, chỉ vì trong quán, đã dẫn đủ văn của ba tiết, đều là chương ngữ của Quốc sư.

Vào tháng 11 mùa Đông niên hiệu Hi Ninh năm đầu, hoài bão đặc biệt, các quận xem bổn, lại thỉnh Đại sư Thông Nghĩa đời Tiền Đường, Tử Ninh hiệu đính lại ngôn sư Ninh Công học sâu xa, biết xưa, có năng lực khảo sát các văn, sớm suy nghĩ, tối nghiền ngẫm. Nhân và Nguyên nói rằng: “Hiền Thủ đã gom góp lời nói dẫn đủ để bào chữa mà được”.

Xin thử trình bày một hai lời nói đó, quán không, v.v… ư? Dụng y cứ phần thể, chẳng phải không có thế khác nhau. Sự y theo lý sáng tỏ, tự có hình của một đời, đây là một trong trăm môn của biển nghĩa. Lại nói: “Chẩn tế vật, dẫn dắt kẻ lạc đường, không có chi hơn, há chẳng phải Tam Bát-nhã, tựa sớ kinh hay sao? Lại, nói là y cứ theo trong môn này, chưa làm bốn luận chứng, đây cũng sớ khắp, bàn luận huyền vi, lại có nói rồi.

Nguyên đáp lại nói: “Có ngàn thứ không rối, biểu thị ở lưới Đếthích kia, tìm xét lời sâu, cao quý ở chỗ chung cho nghĩa của số đông. Nhưng Tăng quân tử xem rộng lời của tổ, gánh vác kiến thức cao hơn người, há riêng sự đã qua là có ư? Nghĩa chung của Nguyên Ái, Sư truyền Giáo tổ của Từ ân. Người giảng về Nho, là năm kinh mà khảo sát văn trách cứ thật. Chương sáng tỏ, ý đồng, khác, cũng là tâm ta, ở đây, ở cuối quyển của đầu đề mà thôi.