TỨ PHẦN TỲ KHEO GIỚI BỔN SỚ
Sa-môn Định Tân thuộc Đạo tràng Trấn Quốc ở Tung nhạc soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

 

QUYỂN HẠ

PHẦN THỨ TƯ: 30 PHÁP NI TÁT KỲ BA DẬT ĐỀ

Văn cũng chia làm ba.

– Ni-tát-kỳ, Trung Hoa dịch là Tận xả.

– Ba-dật-đề: Trung Hoa dịch là Đọa. Nghĩa là phạm tội này thì rơi vào ba đường ác. Đây là nêu tên chung nên gọi là Đọa. Nếu phạm giới đọa này, trước phải xả tài vật, sau đó sám tội, nên gọi là Xả đọa. Nhưng trong ba mươi giới chia nhỏ ra thì có ba mươi hai giới. Nghĩa là giới vũ mộc y (áo tắm mưa) là hai giới hợp lại chế. Thế nào là hai? Một là xin y nhiều hơn, hai là thọ dụng nhiều hơn trước. Lại, giới cấp thí y cũng do hai giới hợp chế: Một là thọ quá hơn trước, hai là sau đó chứa nhiều, cùng với hai mươi tám giới, hợp lại thành ba mươi hai. Nhưng phạm ba mươi hai giới này, tội phần lớn có bốn vị trí:

  1. Xả tài vật cho người.
  2. Sám hối tội xong.
  3. Trả tài vật lại.
  4. Kết tội không hoàn trả.

Còn lại tùy theo giới mà có hơi chút sai biệt, đến văn sẽ rõ. Ở đây gọi xả đọa là y cứ theo vị một và hai mà đặt tên. Nhưng y cứ theo việc xả chứa mà thọ dụng phi pháp sinh tham, cho nên chế xả.

Thọ chứa phi pháp lược có sáu:

1/ Đã được không nhàm chán phi pháp.

2/ Trái lời dạy, thiếu các vật dụng phi pháp.

3/ Vời lấy sự chê bai dẫn đến việc xấu phi pháp.

4/ Thích mặc y phi pháp (Xin y cư sĩ bảo thêm giá).

5/ Não loạn người phi pháp.

6/ Tham chứa để xa xỉ phi pháp:

Theo luận Du-già: Mang đi xa sinh ra tật bịnh, nay lại vời lấy sự chê bai. Tài vật có sáu điều phi pháp, không thể thọ dụng. Tâm tham thọ dụng cho nên phải chế xả.

Hỏi: Trong Đơn đề, tài cũng rơi vào sáu thứ phi pháp vẫn là tham tâm thọ dụng vì sao không chế xả?

Đáp: Trong ba mươi pháp: Một tài vật là chỗ dự trữ lâu dài, Hai là vật dụng quan trọng giúp thân, rơi vào sáu phi pháp, phần nhiều khiến tham dụng, cho nên phải chế xả để trị tâm tham. Còn tài vật của Đơn đề thì: Một, không thể để lâu như vật ăn uống…Hai, bản thân chẳng cần thiết. Như y mầu trắng v.v… cho nên rơi vào sáu phi pháp, phần nhiều sinh ra mê hoặc khác, không sinh tham nhiều; đã không trị tham thì cần gì chế xả. Như lỗi ăn quá ba bát, sáng sớm đã ăn rồi, lại giữ đem về quá ba bát, tức ngay trong ngày này không thể ăn nữa, cho nên chẳng phải sinh tham. Nếu muốn lưu lại càng không thể ở lâu. Đây vẫn là do si mà làm tổn não thí chủ. Không có tham để trị, đâu cần phải chế xả. Hoặc giới Biệt chúng thực v.v… làm não loạn chúng tăng, đều y theo đây mà giải thích. Giường cao, y trắng v.v… người ngu chứa giữ, lúc thọ dụng, sinh ra nhiều si mê buông lung, đã không trị tham cũng cần gì xả.

Hỏi: Mùng mền khăn gối bị hư hoại còn ống đựng kim bằng đồng vì sao lại xếp vào xả?

Đáp: Ống đựng kim bằng đồng là vật nhỏ, do cầu mà tán loạn, nếu không tham thì không xả.

Hỏi: Các loại thức ăn như gừng v.v… không để lâu được, sao lại xếp vào xả.

Đáp: Trong giới mua bán không giới hạn việc trao đổi thức ăn. Cho nên dư thì xếp vào xả.

Hỏi: Nhà cửa vật dụng dùng quá ba lần thì sinh tham, vì sao không xếp vào xả?

Đáp: Phòng xá là duyên sơ, chẳng phải là vật giúp ích trong đời sống cần kíp, nghĩa cũng nhỏ. Nếu có nạn khác, y cứ theo đây nên giải thích.

Các lời hỏi đáp ở trên không thể hết được. Nói theo đây, thì ba mươi tài pháp, hễ có lúc phạm thì như đọa vào sáu phi pháp. Hai là có phạm lỗi như thọ dụng cát-la.

Chín mươi pháp tài chỉ có đề ra lúc phạm mà không có lỗi phạm. Đối với sáu thứ phi pháp ở trước. Trong năm pháp lớn, không chỉ mình phạm tham dụng mà còn do bản nhân không biết thỏa mãn. Cho nên khi xả đều như xưa nay tương truyền. Cũng là để dứt tâm cầu chứa để không biết thỏa mãn. Cho nên trong luật Tứ phần nói xả y nhiều, sám hối xong, nếu Tỳ-kheo này có việc đi xa. Nên nói rằng:

– Y này ông cho ai thì tùy.

Nay y theo luận Tát-bà-đa: Nếu trải qua đêm mà tâm tham chưa dứt thì cũng chưa trở về. Do đó, trong quyển thứ tư luận này nói: – Nếu trong ngày đó xả y thì liền trong ngày đó sám hối. Tâm cầu y không dứt được đến một tháng. Nếu cầu y mà đến, hoặc ý ngoài y mà đến, y này đối với y trước thì bị xả đọa. Lại trong luận nói lần trải qua thời gian mới dứt tâm cầu y. Văn kia nói: – Nếu hôm nay xả y sám hối thì trong ngày nay cũng dứt tâm. Hôm sau lại cầu y nữa thì không rơi vào nhân duyên nối nhau. Vì khoảng giữa tâm đã dứt.

Nói rằng: Chứa y dư đã như vậy, giới chứa y dư, lý cũng đồng như vậy. Trừ năm trưởng rồi, các giới khác nếu xả thì lúc sám đều được, tức trả lại bản chủ. Nếu cùng năm trưởng hợp nhau mà xả y dư thì hôm nay chưa được trở về. Giữ y của ni, lúc trả lại, vừa trao tay bị nhiễm y dư của người kia khiến cho phạm, cho nên phải để cách đêm mới trả lại.

Nếu pháp dễ thành thì nên khác thời hãy xả. Trong luật không nói y nhuận bát thuốc. Y của ni và bát, tuy hoặc là hợp xả y tức hoàn trả lại mà không bị nhuận bát. Tùy ứng mà suy nghĩ.

Trước giải thích chứa y dư, văn này có bốn câu:

1. Người chấp nhận phạm.

2. Trừ khai duyên: Nghĩa là khai cho không phạm. Trong văn nói là y đã may xong. Theo ý trong luật nói, an cư xong vào một tháng Cađề, hoặc thọ y Ca-hy-na, khai cho năm tháng may y, không cần thuyết tịnh, không phạm tội chứa y. Quá đây một tháng, năm tháng, tức khai cho may y xong, nên nói: Y may đã xong. Vậy nên trong giới duyên khởi ăn riêng chúng có nói: Các Tỳ-kheo tự tứ xong, trong tháng Ca-đề may y.

Do đó Phật khai may y trong tháng được thọ thực riêng chúng.

Lại y cứ theo giới thọ thực riêng chúng cũng giải thích: Lúc may y là Tự tứ xong, không có y Ca-hy-na một tháng, có y Ca-hy-na năm tháng, cho đến các y trên may một đường răng ngựa. Nên biết đó cũng đều lấy năm tháng khai cho may y. Ngoài tháng một, tháng năm này ra đều gọi là y đã xong, nghĩa là: May ba y xong.

Hỏi: Một tháng, năm tháng cũng may y, chứa y, vì sao chỉ riêng có ba y?

Đáp: – Do thắng (hơn) mà được tên gọi. Luật sư Nam Sơn nói: – Từ ba giới ở dưới đều là y xong. Giới y xong này, ngoài ba y thể tài xong thì được chứa. Kế là nói y xong: ba y thọ trì thêm đã xong thì có lỗi ngủ lìa y.

Kế nói y xong là ba y tài đồng thể túc xong. Nếu không may y,

không thuyết tịnh thì phạm. Nay thấy rõ rằng y cứ một tháng, năm tháng nghĩa chung với ba giới, vì cùng được năm điều lợi. Y nghĩa năm điều lợi này phần sau có nói. Như ngài Nam Sơn giải thích ba giới đều tồn tại nơi hai điều đó.

3. Y Ca-hy-na đã xả: Trước khi an cư xong đến ngày mười sáu tháng bảy. Nếu có thí chủ, trong ba y tùy ý cúng dường bất cứ một y nào thì trong ngày đó thọ lấy và bạch hai lần Yết-ma sai một người giữ. Lại bạch hai lần giao y cho người này. Người được giao y, sẽ đem một y đi khắp trong tăng, quỳ xuống trao cho tăng. Vị tăng muốn thọ nhận. Người được giao y phó y từ đây đến mười lăm tháng chạp thường trong nội giới giữ lấy y này. Y được giữ này gọi là y Ca-hy-na, Trung Hoa dịchlà y kiên thật. Vì y do kiên thật tài mà thành. Đây cũng là để cho thí chủ thọ quả báo kiên thật. Cũng là tăng chúng được năm công đức lợi ích kiên thật:

a. Chứa y dư, không thuyết tịnh, không phạm tội chứa dư.

b. Trong ba y, tùy ý lưu lại bất cứ một y nào không phạm giới lìa y mà ngủ.

c. Được xoay vần mà ăn.

4. Được ăn riêng chúng.

5. Trước bữa ăn, sau bữa ăn, vào xóm làng không dặn bảo.

Lại người giữ y không thọ năm điều lợi:

– Kiên thật giữ gìn không ra ngoài giới mà ngủ, để lợi ích cho người nên gọi là y kiên thật, cũng gọi là y công đức. Người thọ lợi ích trong năm tháng tùy theo bất cứ lúc nào đều có tám duyên, nếu gặp một duyên liền mất năm điều lợi này. Mất tức là xả, cho nên nói: Y Ca-hyna đã xả. Nghĩa là sau khi xả phải thuyết tịnh.

– Nói về chứa y dư, trải qua mười ngày không tịnh thí thì được chứa. Trong giới hạn thì cho chứa. Chậm thì thong thả, nhanh thì mệt nhọc. Cho nên trong mười ngày phải thuyết tịnh. Chỉ là y tài, bất luận là y mới trong ngoài. Chỉ đủ thước sáu tám tấc thì phải thuyết tịnh. Tác tịnh pháp này là khai thị tâm biết đủ, không nghĩ là làm cho mình.

– Nếu quá mười ngày phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là chế phạm. Theo luật thì nội trong mười ngày, từ ngày được y cho đến ngày thứ mười một, tất cả đều phạm. Dưới chín ngày tuy chưa quá hạn, vừa qua ngày đầu cho chứa quá hạn thì nhiễm. Qua chín ngày đều phạm xả. Như trong luật có nói rộng. Đã phạm tội này lẽ ra nên sám hối. Pháp sám hối lược nói thành ba môn phân biệt.

1. Tội chứa nhóm nhiều ít có không.

2. Nói về tội sám theo thứ lớp giai phẩm.

3. Nói về pháp xả sám hoàn lại

*Nói nhiều ít có mười tội:

1. Chưa y dư, lìa y ngủ v.v…tài thể hiện tại có thể xả đọa.

2. Chứa y, lìa y v.v… dụng đã hoại hết, dẫn đến sám hối tội.

3. Che giấu phạm Ba-dật-đề, Tội phạm thì Cát-la.

4. Tức Ba-dật-đề, Cát-la đây, tùy theo số đêm lần lượt che giấu thì phạm Cát-la.

5. Đắp dùng thì phạm Cát-la.

6. Che giấu thì phạm Cát-la.

7. Tùy theo đây che giấu thì phạm Cát-la.

8. Lúc Tăng nói giới hai thời ba nơi hỏi thì phạm, im lặng nói dối phạm Cát-la.

9. Che giấu đây thì phạm Cát-la.

10 Che dấu tùy đây phạm Cát-la.

*Nói về sám tội lần lượt theo thứ lớp đó:

Trước là xả bỏ tài vật. Sau đó mới sám các tội. Trong luận nói:

Trước xả vật, sau mới nói diệt tội. Thời nay hành sự cũng như vậy.

Kế là sám tội, chia làm ba ngôi vị:

1. Trước phạm tội che giấu, tùy theo phú tàng thì phạm Cát-la.

Đây là y theo văn của kiền-độ về Nhân.

2. Phạm tội căn bản Ba-dật-đề.

Đắp im lặng thì nói dối phạm tội tánh có khác nhau. Theo lý thì không có một loại thuốc nào để đốn trừ. Cho nên phải chia ra Đề-xá và Cát-la.

Đắp bằng sự im lặng trước khi sám hối, cả hai đều phạm Cát-la, vừa sám thì phạm Ba-dật-đề, thành ra ba vị

Đệ nhất vị: Từ sám Ba-dật-đề đến đắp bằng cách im lặng, mỗi thứ che giấu sáu phẩm thì phạm Cát-la.

Đệ nhị sám: Đáp bằng cách im lặng, hai phẩm phạm Cát-la.

3. Vừa sám tội Ba-dật-đề. Bây giờ hành sự cũng giống như thế.

Tìm xem trong kinh luật, sám hối Cát-la có hai:

– Trách tâm.

– Đối thú.

Nay các kiết sự này về tướng thì đã trọng, cùng tuyên đối thú mà sám hối.

*Chánh nói về pháp xả sám hoàn lại:

Chia ra hai môn:

  1. Lập thệ vận tâm.
  2. Nói về xả sám hoàn lại.

– Trước nói về vận tâm, như trong luận Minh Liễu: – Hễ nói ĐềXá-na là: Trước rõ biết về nhân tội và duyên khởi ra các lỗi về thể tướng… Có thể ở bên người tin sâu như lý hiển bày ra, như lý cầu thọ để đối trị hộ trì.

Thuật rằng: Đề-xá-na Trung Hoa dịchlà Hiển thị, cũng gọi là thuyết tội, tức là sám hối: Nói về nhân của tội: Hoặc nhân tham v.v… các thứ phiền não.

Nói duyên khởi: Hoặc ăn phi thời, hoặc uống rượu v.v… mà thành ra tội. Nói thể tướng: Đây là Tăng tàn v.v… Đây là Đề-xá v.v… Nói lỗi:

Hễ người phạm tội thì có năm lỗi.

  1. Làm chướng Niết-bàn.
  2. Chướng đạo Niết-bàn.
  3. Người khác không kính tín.
  4. Tự thêm nghiệp ác.
  5. Chiêu cảm quả báo đường ác.

Nói các nơi đó là biết chỗ lúc tạo tội. Nói người tin sâu đó là tâm người kia tốt. Nếu hướng về nói tội, không chuyển hướng về người mà nói lỗi của ta, do đó mà nói là thân. Lại nói người kia giới hạnh thanh tịnh, cho nên nói đáng tin. Thời mạt pháp bây giờ sự thanh tịnh trong sáng khó mà đạt được. Cho nên các nhà xưa nay hành sự, đều lấy chỗ không đồng phạm để sám hối. Nay trong ba tạng nói:

– Việc hành sự ở phương Tây đối với việc phạm giới khác nhau, chủ yếu lấy các thiên phạm khác nhau. Cầu thọ để đối trị người hộ giới: Trước mất tâm hộ trì đối trị, nay thì cầu dứt sự nối nhau, trở lại thọ giữ.

– Kế là nói về việc xả sám, có bốn môn:

+ Một là xả tài.

+ Hai là sám tội.

+ Ba là hoàn lại tài vật.

+ Bốn là kết tội, không hoàn trả lại.

Trước nói về:

Giới 1: Không chứa y dư, nghĩa khác thì y theo đây có thể biết.

1. Nói về xả tài: Y theo văn luật, cần phải nhóm họp đầy đủ.

Không cho biệt chúng, xả tài đem cho người kia. Cảnh sở đối chung cho tăng vị. Hoặc hai ba người cùng cho một người, đều không có chướng ngại. Nếu xả cho tăng thì cần phải tác pháp trong nội giới. Nếu 02 cho hai, ba, cho đến một người, chung cho nơi giới tác pháp tự nhiên. Ngày nay chỉ xả cho một người. Như các chỗ khác, nên rộng phân biệt. Nhưng giới xin bát, thì phải đối trước tăng.

Thời nay hành sự phần nhiều ở trong giới tràng, hoặc trong giới tự nhiên. Ba giới tự nhiên như phần trên đã nói.

Hành trì đối cảnh hoặc là lớn: Nên đầy đủ oai nghi, cởi dép đắp y bày vai mặt, quỳ thẳng, lễ dưới chân chư tăng, hai tay nắm y, miệng tác bạch: – Đại đức nhất tâm niệm… Con là Tỳ-kheo mỗ giáp v.v… chứa y dư một đoạn (hoặc nhiều thì nói nhiều) quá mười ngày (dưới mười ngày nhiễm phạm thì không cần nói). Vì không tịnh thí nên phạm một xả đọa (hoặc hai, ba). Nay xả y này (hoặc tài vật), cho Đại đức.

2. Lần lượt sám tội, chia ra có ba vị: Ba-dật-đề, Cát-la, khác nhau, như trước đã nói.

Vị thứ nhất: Trước nói che giấu và tùy che giấu, sáu phẩm Cát-la. Trong đây lại có hai:

– Trước nên thỉnh sám chủ đối sám, đầy đủ oai nghi như đã nói, thưa rằng: – Bạch Đại đức nhất tâm niệm, con là Tỳ-kheo v.v… Nay thỉnh Đại đức làm chủ sám tội Đột cát-la. Nguyện Đại đức vì chúng con từ bi thương xót làm chủ sám Đột cát-la. Đáp: Vâng.

– Kế là sám hối đầy đủ nghi thức: Miệng bạch: Bạch Đại đức nhất tâm niệm, con là Tỳ-kheo v.v… Chứa y dư quá mười ngày không tịnh thí phạm một tội Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Lại do đắp dùng, phạm xả đọa, y thì phạm Đột cát-la tội không nhớ hết. Lại chư Tăng thuyết giới im lặng nói dối phạm Đột-cát-la, tội không thể nhớ. Phạm ba vị căn bản này mỗi vị đều phát lộ ra. Cách đêm mà che giấu phạm Đột-cát-la, tội không thể nhớ. Sáu phẩm trong đây che giấu tùy theo che giấu thì phạm tội Đột-cát-la. Nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối không dám che giấu. Bạch đại Đức từ bi nhớ nghĩ cho con.

– Đại đức nói: Phải tự trách tâm mình, sinh tâm nhàm chán xa lìa.

– Vâng.

Vị thứ hai là: sám hối hai phẩm im lặng phạm Đột-cát-la. Nghi thức đầy đủ như sau: Đại đức nhất tâm niệm! Con là Tỳ-kheo, v.v… chứa y dư quá mười ngày không tịnh thí phạm tội một Ni-tát-kỳ Ba-dậtđề. Phạm tội này rồi, đắp dùng phàm xả đọa, y phục thì phạm đột-cátla, tội không thể nhớ.

Lại trải qua ba môn hai xứ tăng thuyết giới, phạm im lặng nói dối, tội đột-cát-la tội không thể nhớ. Nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối.

Vị thứ ba chính là sám tội Ba-dật-đề căn bản. Trong đây trước cũng phải thỉnh sám chủ. Nói đầy đủ nghi thức: – Đại đức nhất tâm niệm! Con Tỳ-kheo v.v… Nay thỉnh Đại đức làm sám chủ tội Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Xin Đại đức vì con từ bi làm sám chủ.

Đáp: Được.

– Chánh thức sám tội. Luật sư Nam Sơn cho rằng: – Nên lược sám hối. Ngài nói: Phật bảo: Ta vì các đệ tử mà kiết, dù chết cũng không phạm. Luận trí độ quyển mười lăm nói: Người phá giới vọng nhận của tín thí. Khi cầm bình bát chẳng khác nào như lửa đang sôi. Đắp mặt y như mặc có giáp đồng v.v… cho đến do phá giới mà thọ thì như loài trùng không lông. Hoặc ăn phẩn thân, tùy cơ nói năm ba câu mà thôi. Hoặc vì ngu độn, tuy nghe nói khổ mà không động tâm, thì chẳng cần chỉ bày cũng chớ cho sám hối để nối nhau.

Từ ngữ sám hối, nói đầy đủ nghi như sau:

– Đại đức nhất tâm niệm! Tôi là Tỳ-kheo v.v… chứa y dư quá mười ngày mà không tịnh thí, phạm một tội Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Y này đã xả cho Đại đức. Ba-dật-đề này, nay hướng về Đại đức phát lồ sám hối, không dám che giấu, sám hối thì an vui, không sám hối thì không an vui, nhớ nghĩ phạm tội phát lồ không che giấu, xin Đại đức nhớ nghĩ.

Nay con thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh Bồ-tát (ba lần).

Đại đức nói: Hãy tự trách mình, sinh tâm nhàm chán xa lìa.

Đáp: Vâng, hoặc nói: Đảnh lễ thọ trì.

3- Trả lại tài vật: Ban đêm tâm cách với mặt trời. Đưa tay trả lại, không phân biệt từ câu, vị tăng lấy y lại tác bạch hai lần, xong rồi thì nói thanh tịnh trả lại, như pháp mà chứa. Nói câu thuyết tịnh, mọi người đều tụng.

4- Không trả lại. Luật nói phạm Đột-cát-la.

Giới 2: Ngủ lìa y: Bản ý chế giới là vì người mới thọ giới. Nếu lìa y trời chưa sáng, y vẫn theo thân thì không phạm. Nếu muốn hiểu rõ nên cầu nghe rộng, ở đây chỉ nói lược.

Trừ tăng có làm Yết-ma: – Nếu thân bịnh, y nặng, có duyên sự cần đi.

Theo chúng tăng ba lần xin đi. Tăng tác bạch hai lần, trong ba y cho tùy ý lưu lại bất cứ một y nào. Tuy lìa mà mặt trời chưa mọc thì không phạm tội ngủ lìa y.

Giới 3: Ba y đã cũ, may y mới được đến một tháng. Ngài Nam Sơn nói: Giới chờ vải một tháng, cựu dịch là giới chờ y một tháng. Nghĩa hơi 0 ẩn kín nên đổi lại mà gọi. Trong giới bản có năm câu:

  1. Người chấp nhận phạm.
  2. Trừ lúc khai duyên, để may y không có lỗi chứa y dư.
  3. Thúc giục cho mau thành.

Văn nói khi được y phi thời: Nghĩa là: May y trong một tháng, năm tháng, ngoài ra khi đợi may y mới, gọi là y phi thời. Ở đây y phi thời mười ngày đả trả lại, nên thường khai không cho mau thành. Cho đến ngày thứ mười nếu có tài vật đủ tức ngày đó phải mau may cho thành. Nếu không đủ thì khai cho đến ngày mười một. Ngày mười một nếu đủ thì mau may cho thành y. Nếu chưa đủ thì khai cho đến ngày mười hai. Lần lượt cho đến ngày hai mươi chín, nếu đủ thì mau may cho thành y. Lại nói: Nếu đủ thì tốt, nghĩa là có hai mươi cái mau may thành y thì tốt.

– Chánh nói tiếp tục nói về tài vật mới tùy cho đến một tháng.

Văn nói: Nếu không đủ, thì được chứa trải qua một tháng. Từ mười ngày đến hai mươi chín ngày. Phàm hai mươi ngày mà vẫn chưa đủ thì cho chứa đến ba mươi ngày đều không phạm, cho nên nói: Được chứa y dư một tháng.

Văn nói cho đủ là hai mươi cái tiếp tục chờ cho đủ.

5- Kết thúc về tội chứa y dư đến ba mươi ngày.

Bất luận vải đủ hay không đủ cũng phải thuyết tịnh, hoặc bảo đem cho người.

Nếu may y quá ba mươi mốt ngày thì phạm tội nên nói như thế. Xưa nay tương truyền đều giải thích ý như thế. Người hành trì như trên chỉ chứa ba y. Y cũ dẫu rách hư chỉ được thọ trì mà không được đắp mặc. Nay được y mới không nghĩ đến thuyết tịnh nên cho đợi đủ đến một tháng. Vì sợ chưa rõ nên tất nhiên nói như vậy. Nếu người hành trì như trên không muốn thuyết tịnh cho đến ba mươi ngày vì sao lại bảo phải thuyết tịnh, phá chí hành trì ở trên. Cho nên biết rằng nêu tâm là thay thế cho y cũ, tức là được chứa lâu dài không đơn giản là hành trì như trên.

Giới 4: Lấy y của ni không phải bà con: Thân phải như cha mẹ, bảy đời khai cho không phạm. Nếu đệ tử thọ giới cũng không phải bà con.

Giới 5: Nhờ ni không phải bà con giặt nhuộm y cho mình: Giặt nhuộm ba lần phạm Ni-tát kỳ cho đến một lần đắp mặc cũng vậy.

Giới 6: Xin y thế tục không phải bà con. Ứng với lượng y thì phạm. Trừ bị mất y, cháy y, v.v… xin thì không phạm.

Giới 7: Quá tri túc thọ y. Văn có năm:

1. Người chấp nhận phạm.

2. Gặp duyên mất y.

3. Người chẳng phải bà con tự tâm cúng dường y. Tỳ-kheo phải biết đủ. Nghĩa là thọ đến ba lần biết vừa đủ. Có bà con thì không phạm.

4. Tỳ-kheo thọ y nên biết đủ, đủ lượng mà thọ. Cho nên trong luật nói: – Nếu mất một y thì không nên thọ. Nếu mất hai y thì còn một y. Nếu y hai lần, ba lần, bốn lần, thì trích bớt ra để may y tăng-già-lê, uất-đa, an-đà. Nếu ba y mất hết thì nên biết đủ mà thọ. Nói rằng: Nếu mất một y thì nhất định không nên thọ. Vì còn hai y đủ để đắp dùng ra vào hai nơi. Nếu mất hai y, theo ý trong luật cũng không nên thọ, vì còn một y. Nếu y có hai lớp thì tách ra may hai y. Nhưng thiếu một y, nghĩa cũng đồng như mất một. Nói không cho thọ, nếu có ba lớp thì tách ra may thành ba y, rõ ràng như không thọ. Nếu cả ba đều mất mà xứng thì thọ cả ba, nếu sự kính tin được lâu dài. Nếu y theo luật Thiện Kiến, ba y đều mất cả thì cho thọ hai y, một y kia thì cầu ở ngoài. Nay trong luật Tứ phần ý lại không giống kia.

5. Kết tội thọ quá:

Giới 8: Một nhà muốn cúng dường, Tỳ-kheo tìm đến khuyên nên tăng giá may y cho tốt.

Người xưa gọi là khuyến tán cư sĩ tăng giá tiền y, nghĩa ẩn kín nhiều. Văn có bốn:

1. Người chấp nhận phạm.

2. Chuẩn bị đủ giá trị định sẽ mua sắm cho Tỳ-kheo.

3. Tỳ-kheo trước không nhờ thí chủ , sau tự tiện đòi xin mà còn khuyên thêm giá.

Luật nói: Như thêm một tiền, hoặc một phần mười sáu tiền, đều phạm.

4. Kết tội được y.

Giới 9: Hai nhà muốn cúng dường. Nghĩa cũng giống như trước.

Giới 10: Ép ngặt tịnh chủ cầu y quá hạn. Văn có hai phần:

  1. Tội được y quá hạn.
  2. Cách không quá hạn không được.

-Tội được y quá hạn, có ba:

– Người chấp nhận phạm.

– Đưa tiền để cầu được y.

– Tội quá hạn cầu được.

– Cách không quá hạn không được, có hai: – Đưa tiền – Cầu y.

Trong phần đưa tiền lại có sáu:

  1. Thí chủ chuẩn bị giá tiền y.
  2. Sai đưa cho Tỳ-kheo.
  3. Dạy không nên.
  4. Hỏi chỗ tịnh chủ.
  5. Đưa tiền cho người kia.
  6. Trả lại cho Tỳ-kheo.

– Trong phần cầu y, có hai:

  1. Nói ba lần.
  2. Sáu lần im lặng đứng.

Hai phần này đều có phương pháp cầu y và khéo léo được y.

Nói ba lần là Tỳ-kheo cần y nên đến người chấp sự nói: Tôi cần y.

Theo luật Tăng-kỳ: Như người vào kho lấy vật, v.v…

Văn nói: Trở lại hai lần, ba lần cho đến được y thì tốt. Nói được y tốt là xứng giáo.

Kế là nói về sáu lần đứng im lặng.

Nói: Nếu không được y, bốn lần, năm lần, sáu lần đến trước mặt người kia đứng làm thinh. Trong văn nói đến một lần, hai lần, cho đến sáu lần trở lại.

Luật Thiện Kiến nói: Im lặng là miệng không nói gì cả. Kêu ngồi không ngồi, cho ăn không ăn, cũng không nói pháp chú nguyện. Nếu hỏi: – Vì sao đến đây?

Thì đáp: – Cư sĩ tự biết.

Lại theo luật thì nói: “Tôi không biết”, nếu có người khác biết Tỳ-kheo nên nói ra.

Người kia nói: “Có người biết”. Lại một lần nói phá, hai lần im lặng, cho đến sáu lần nói cầu cho được. Nếu im lặng cầu đến mười hai lần, trong thời gian đó qua lại suy nghĩ đều có thể biết.

Kế là nói nếu không quá thì không được: – Văn này ý nói nếu không lấy y được thì phải báo lại cho thí chủ đến lấy về. Như vậy là không làm mất của tín thí, lại đúng pháp.

Giới 11: Xin các loại tơ tằm may đồ ngồi. Theo luật thì làm vậy sẽ tổn thương mạng sống lại bị chê bai, nên Phật chế ra.

Nói đồ ngồi: xưa nay cùng truyền lại và Luật sư Nam Sơn cũng nói: Đó là ba y.

Ngài Tịnh Tam Tạng nói: Đó là các loại mền nệm gối v.v… Nay rõ ràng là đồ ngồi và áo choàng. Cho nên trong giới đồ nằm bằng lông dê đen nói: Làm mền làm nệm thì không phạm, đã nói đồ nằm thì biết có y phục.

Như nói ba y: nếu dưới sáu năm không xả, mà may y mới thì phạm, hlại là làm ba y, cần phải xả đi rồi mới may y mới.

Giới y một tháng, tiếp tục may y mới đâu cần phải xả y cũ, nhiều bộ luận gọi là phu cụ. Tịnh Tam Tạng gọi là phu cụ. Thông luận thì gọi là Bì (Áo choàng), lại dùng đồ nằm áo choàng cũng có thể may thành ba y. Lại đồ nằm cũng có thể có các chế pháp này. Giới này nói về việc hại mạng các loại tằm tơ, nếu phạm xả thì trong luật bảo phải cắt bỏ, không giống như giới khác.

Giới 12: Đồ nằm bằng lông dê đen.

Theo luật chế cho người xả xỉ, buông lung.

Giới 13: Làm đồ nằm tốt.

Người xưa nói là giới: đồ nằm lông dê trắng: Trong luật nói pha thêm màu đen vào thì không phạm. Các mầu khác thì phạm, không hạn cục là mầu trắng. Văn giới nói là hai phần đen, ba phần trắng, bốn phần tạp sắc.

Lại nói làm đồ nằm bốn thước thì thuần đen hai thước, trắng một thước, tạp sắc một thước.

Giới 14: Chưa đủ sáu năm may đồ nằm mới.

Giới này ý nói là thọ trì đồ nằm. Trong nhiều bộ luận nói là các thứ y phục phụ giúp thân, đồng thời khiến ghi nhớ thọ trì. Văn luật chia ra nói rằng: Ngoài ba y ra, lìa các y khác ngủ đều phạm Đột-cát-la, chính là ý này. Nếu đến sáu năm không thọ pháp dụng thọ trì thì mất. Nếu dưới sáu năm mà xả pháp thọ trì làm thì không phạm. Như người muốn đi xa mà y quá nặng thân lại bịnh. Tăng cho bạch hai lần xin dưới sáu năm được may y mới mới mang trì hành thì được lìa y ngủ. Người bệnh khi trở về may y mới thì thuyết tịnh rồi hành trì, ý chính tại đây. Nếu thuyết tịnh may y phục ngọa đồ nằm, vì sao phải đợi sáu năm, lại đâu cần xả y. Nếu dưới sáu năm không ở tại đó thì phạm giới hạn.

Giới 15: Đồ nằm không đủ sáu năm.

Một gang tay: Luận Tát-bà-đa quyển 5 nói: Bao quanh Tu-già-đà là một gang tay. Hoại sắc: Hoại là bỏ mầu sắc mới khiến tâm không còn tham luyến. Nếu theo luật Tăng-kỳ thì y chưa cũ mà theo người khác xin. Nếu y cũ không phân biệt thì không phạm.

Giới 16: Gánh lông dê.

Giới 17: Nhờ người không phải bà con mang vác lông dê.

Giới 18: Thọ vật báu.

Theo Luận Tát-Bà-Đa quyển năm có giới nói: Chứa của báu. Nếu cầm của báu là thuộc về giới chín mươi. Nếu chứa của báu là thuộc về giới ba mươi. Luận này nói có năm thứ lấy đều phạm.

  1. Tay cầm giữ.
  2. Dùng áo (vải) cầm vật báu từ người khác.
  3. Dùng đồ vật đựng vật báu từ người khác.
  4. Hoặc nói để trong đó.
  5. Hoặc nói cho tịnh nhân nầy, đều là chứa cho nên phạm.

Lại theo luận này quyển nói: Trong chứa y dư nên cầu hai thứ tịnh:

– Một là: Tiền bạc vật báu v.v… Trước nên cho một tịnh nhân tại gia, nói rõ ý cho hiểu: Tôi là Tỳ-kheo, theo pháp không chứa tiền bạc. Nay lấy Đàn việt làm tịnh chủ. Sau này được tiền bạc sẽ tịnh thí cho Đàn việt. Sau đó được tiền bạc để bên Tỳ-kheo thuyết tịnh, không cần nói tên tịnh chủ. Đã thuyết tịnh rồi thì tùy xa gần mà chứa. Lại theo Luận kia về thuyết tịnh tiền của, văn Luận nói có hai, nhưng tìm hiểu chi tiết luận lại có ba loại:

1/ Người tại gia đem tiền bạc đến cho Tỳ-kheo. Tỳ-kheo chỉ nói: Vật này bất tịnh nên tôi không được chứa, nếu tịnh sẽ nhận.

2/ Tỳ-kheo nói: Tôi không nên chứa. Tịnh nhân nói: Vật tịnh thì chứa, tức là tác tịnh.

3/ Đặt dưới đất rồi bỏ đi, nếu có Tỳ-kheo thì nên thuyết tịnh.

– Hai làTịnh chủ: Y có hoặc các vật, ứng theo lượng như trên mà cầu. Trong năm chúng thì người trì giới, học rộng, có đức mới làm tịnh chủ. Nếu y ứng theo lượng không tác tịnh thì phạm xả đọa, còn không ứng lượng, không tác tịnh thì phạm xả, thực hành sám hối Đột-cát-la. Luận lại nói: Có năm thứ vật cần tác tịnh:

1/ Trọng báu.

2/ Tiền và tợ báu.

3/ Hoặc y, y tài ứng lượng trở lên.

4/ Tất cả không ứng lượng, như y, y tài.

5/ Tất cả gạo thóc, vỏ trấu thuyết tịnh trong ngày. Nếu không có người tại gia, bốn chúng ở bên tác tịnh, không tác tịnh thì lúc thấy rõ mặt đất thì phạm xả, sám hối Đột-cát-la.

Nay trong giới này, ý nói các của báu quý trọng và tiền, các vật khác đều nói theo tướng.

Nếu theo luật thì giới này và giới sau đều phạm.

Lại người xưa nói: Chứa để, mua bán hai thứ báu thì sám hối riêng chúng. Luận Tát-bà-Đa bây giờ gọi là nhập chúng, cho nên biết là cũng thông nhập vào pháp sám hối trong tăng. Nếu không nói biết thì phạm Đột-cát-la.

Còn đối với người mà sám thì xả tài như trước. Sau đó sám hối trả lại có thọ dụng thì phạm xả đọa, tài vật thì phạm Đột-cát-la. Im lặng nói dối phạm tội căn bản Ba-dật-đề. Mỗi thứ đều có che giấu, tùy che giấu lục phẩm. Cùng thọ dụng im lặng nói dối hợp tác phẩm Cát-la, v.v… Y theo giới y dư ở trên mà sám hối.

Giới 19: Mua bán vật báu.

Nghĩa là đem vật báu trao đổi mua bán, đối với bảy chúng đều phạm. Tự làm, dạy người làm đều phạm.

Trong văn nói mua bán là tên khác của sự trao đổi qua lại.

Theo luận Tát-bà-đa thì thuyết tịnh rồi mà đem trao đổi thì phạm.

Giới 20: Mua bán

Nghĩa là cùng với người thế tục, lúc thời phi thời, bảy ngày hay trọn đời đem các món y phục, đồ đạc mới để trao đổi mua bán như ở chợ. Nếu trao đổi với năm chúng xuất gia thì không phạm.

Giới 21: Chứa bát dư

Theo y dư mà giải thích, nghĩa là có thí chủ phát tâm cúng dường, hoặc tự mình mua thì phạm, nếu theo người xin thì phạm giới sau.

Giới 22: Xin bát.

Nghĩa là bát bị vỡ năm lằn nứt vẫn vá lại dùng. Nếu cầu xin mà được thì phạm xả đọa. Trong đoạn văn này nói: Tỳ-kheo nên đến trong tăng xả rồi rồi sau đó lại xả sám pháp.

Các giới đều có bốn:

  1. Xả tài.
  2. Sám hối.
  3. Pháp trả lại.
  4. Không trả lại, kết tội.

Nay một giới này thì xả tài và trả lại khác với các giới khác. Cho nên riêng tụng ra.

Văn nói: Tỳ-kheo kia nên đến trước Tăng cầu xả, nghĩa là việc xả tài phải tụng văn xả. Không đồng với giới khác là đối một, hai, ba người và đủ số tăng ( người). Hoặc ở trong đại giới giới tràng, giới tự nhiên, đều tùy thích nghi mà thành xả.

Nay Giới xin bát nầy, hạn cuộc đối ở trong Tăng bên trong đại giới trụ xứ này, mà xả.

Lúc xả đầy đủ oai nghi thưa rằng: – Đại đức tăng nghe! Con là Tỳkheo… Bát hư dưới năm chỗ nứt chưa chảy. Xin xong được một bát mới thì phạm xả đọa, nay xả cho tăng.

Kế là nói về pháp sám hối, cũng có thọ dụng bát phạm xả đọa, tám phẩm phạm Đột-cát-la…

Kế nói về không trả lại kết tội. Phần này dễ hiểu không cần giải thích, chỉ giải thích phần thứ ba là cách trả lại.

Trong văn giới nói: Lần lượt đem bát đổi từ vị Thượng tọa cho đến Hạ tọa. Rồi đem bảo vị Hạ tọa trao cho Tỳ-kheo ấy và bảo thọ trì cho đến khi vỡ, đó là đúng thời.

Theo luật thì bát tốt nên giữ lại. Nên đem bát của vị Hạ tọa mà cho.

Theo luật Tăng-kỳ nếu xin được bát tốt thì đem bán lấy mười bát. Chín bát nhập cho tăng, một bát trả lại cho đủ. Nay trong luật này chỉ lấy bát của vị hạ tọa (người thấp nhất).

Cách thức trả lại y theo luật có bốn môn:

1 Xử phân tốt xấu như đã nói.

2/ Bạch hai lần cho trả lại

3/ Sợ Bát này tốt hơn, nên ở trong tăng đơn bạch, lần lượt đổi cho đến bát của vị hạ tọa. Hoặc trả lại, hoặc đổi lấy, hoặc có vị tăng khác muốn đổi thì đổi.

4/ Bạch nhị Yết-ma mới giao cho vị bản chủ. Người xưa gọi là phạt khiến cho dùng cựu trì tân Yết-ma. Trong văn Yết-ma nói cho thọ trì đó chẳng phải là pháp thọ trì. Chỉ là thọ mà trì hành. Nên trong luận Tát-bà-đa quyển năm nói: – Thọ trì bát đúng như pháp mà thọ trì. Sau đó bát không thọ trì thì cho chứa. Khi thọ thực nên trì hai bát suốt đời. Như vậy là để đối trị tâm tham, luật Tăng-kỳ nói:

– Bát cũ mỗi ngày gỡ chỗ vá cho đến mỗi ngày phải rửa sạch. Hoặc Sư tăng tri thức nghĩ vị Tỳ-kheo hiền thiện này sợ trở ngại cho thiền tụng thì đập vỡ hoặc cất giấu, dùng bát mới thì không phạm. Cho nên trong luật Tứ phần nói: – Cho đến phá bỏ cũng ứng trì, nhưng vẫn phải thọ trì không cho hủy hoại.

Giới 23: Xin tơ chỉ của người không phải bà con, sai người không phải bà con may y cho mình.

Ý giới này có ba:

1/ Nhiều duyên chướng ngại đạo.

2/ Vời lấy hiềm chê bai.

3/ Làm hại người mà thành lỗi.

Xin chỉ đem dệt vải là nhiều việc. Xin của người chẳng phải bà con là vời lấy sự chê trách. Theo Luật thập tụng, Tát-bà-đa là cậy vào thế lực bảo người dệt hơn giá trị là làm tổn não người. Trong ba việc tuỳ theo quan hệ thì không phạm xả. Như tự xin làm phòng quá lượng thì phạm tội, v.v…

Giới 24: Biết người cúng dường khuyên dệt cho tốt.

Giới 25: Che giấu cầu được tặng y, không được bèn đoạt lấy.

Quang Uyển nói: Đây là giới ban đầu cho y không rõ ràng, mà sau cưỡng đoạt lại. Người xưa chỉ gọi là Giới trước đã cho người y sau đoạt lại.

Trong luật thì nói trước cho y người là che giấu tâm muốn cầu thân, trong lòng muốn người cùng đi để giáo hóa, sau không đi thì tức giận đoạt lại. Nghĩa là không nhất định cho và quyết định lấy mà cướp đoạt thì phạm. Quyết định cho quyết định lấy, quyết định cho không quyết định lấy, hai sự cướp đoạt này đều phạm tội trọng. Nếu không nhất định đoạt lại thì phạm Cát-la.

Giới 26: Chứa thuốc quá bảy ngày.

Văn có năm:

1/ Người chấp nhận phạm.

2/ Người bịnh có duyên chứa thuốc.

3/ Giấu thuốc và sữa, dầu, mật, thạch mật, nêu ra năm loại thuốc.

4/ Trong bảy ngày thì được uống, nghĩa là cho uống có thời hạn.

5/ Nếu quá hạn v.v… trở xuống là kết tội… cho đến ngày thứ tám mặt trời mọc thì phạm mà không đợi uống, uống rồi càng phạm.

Văn nói thuốc dư như luận nói chứa y dư. Chứa thuốc nghĩa là uống dư cất lại. Quá bảy ngày thì còn dư. Do đây mà nói nghĩa của bốn thứ thuốc thời, phi thời, bảy ngày, và trọn đời. Nghĩa này có hai môn phân biệt:

  1. Thích danh, định thể.
  2. Pháp thọ trì.

* Giải thích tên gọi, định ra thể:

Nói thời dược là thuốc trị bịnh trước giờ Ngọ. Đó gọi là Thời.

Nói phi thời: Là các thứ nước trái cây dùng để trị khát, trị cả chủ khách. Sau giờ ngọ, mặt trời chưa mọc mà uống gọi là phi thời.

Nói bảy ngày là bị thế lực phong đàm, v.v… tương đối mạnh ép ngặt. Bảy ngày nối nhau trị liệu mới có công hiệu gọi là bảy ngày.

Nói trọn đời là người bịnh mãn tính thì cho uống lâu ngày. Nhưng với riêng sử dụng này, người phần nhiều lạm dụng, cho nên đối với tánh định thể của nó phải đủ bốn duyên:

1. Thân bị bịnh, luật gọi là thuốc trọn đời, nếu không bịnh mà uống thì phạm Cát-la.

2. Y thuật cần thiết, nghĩa là trong điều trị cần nhiều thời gian uống thuốc, ngoài ra chỉ cho uống ngắn hạn, không được lạm dụng lâu. Trong luật nói Tỳ-kheo khất thực thấy làm thạch mật thì nghi ngờ không ăn. Phật nói tác pháp thì được dùng. Trong luận Tát-bà-đa quyển lại nói: Hoặc thuốc uống hằng ngày, hoặc thuốc bảy ngày để thành thuốc uống suốt đời thì không phạm.

3. Người đời cùng hiểu rõ thể tánh chúng là thuốc, tức các loại Phục linh, Can địa, Hoàng v.v… người thế gian không ai mà không biết thể nầy là thuốc, tất cả y phương phần nhiều cần có các loại nầy, nếu không cho uống thuốc thật trái với Thánh ý. Vả lại, duyên khởi uống thuốc bảy ngày còn nói có năm thứ thuốc mà đời vốn biết loại đó vừa là thức ăn, vừa là thuốc, nhưng Phật không để thô tháo hiện bày thành thức ăn (nhai ) Loại ấy ăn được, Phật còn khai làm thuốc uống, Phục linh chỉ là thuốc, vì sao Phật lại không cho.

4. Tướng ly thời thực: Ở đây y theo bảy ngày không để cho thô hiện. Huống chi nay, trọn đời, sao được không cho.

Lại người đời cùng biết thể đó là thuốc, hoặc phân thuốc rõ ràng thì khai cho. Nếu muốn chỉ uống chữa bệnh cũng khai không có tội. Nhưng có người bịnh cả ngày ăn không được, đói khát quá cũng sinh ra bịnh nên cho uống thuốc. Về lý này chẳng thể không cùng tận.

* Pháp thọ trì: Xưa nay trong luật Thập tụng ngài Ưu-Ba-la hỏi. Uống thuốc thời phần, thuốc bảy ngày, thuốc trọn đời không phạm … có được tay nhận, miệng nói nhận không? Phật nói: Được.

Lại, luận Tát-bà-đa quyển nói: Tỳ-kheo bịnh cần uống thuốc bảy ngày, tự không có tịnh nhân cầu thỉnh thì khó được, vậy phải có tịnh nhân trao tay. Theo Tỳ-kheo miệng nói nhận rồi thì cứ tùy để một nơi trong bảy ngày tự lay uống. Nay Giới bản nói: Cho bảy ngày được uống là ý này.

+ Trước nói thuốc uống phi thời, phân biệt có ba nghĩa:

1/ Thuốc được nhận.

2/ Người trao thuốc.

3/ Pháp chánh gia.

– Thuốc nhận phần nhiều làm từ quả, có khi làm từ rễ. Hoặc làm thuốc thành các loại rượu nước. Như trong Dược Kiền-độ nói có tám loại nước.

Luật Thiện Kiến quyển 1 giải thích: Tất cả cây quả được làm nước uống phi thời trừ thóc gạo. Các loại lá được làm nước phi thời trừ rau. Các loại hoa được làm nước phi thời, trừ hoa Ma-đầu. Tất cả quả thì trừ quả cây Đa-la, quả lang tử v.v… Các loại nước cất như Tô-tỳ-la. Luật Tăng-kỳ quyển 2 nói các nước lúa mạch cất thành. Luật này thì cho uống các loại thuốc nước gạo lúa. Các loại nước này phải không có tám điều lỗi. Đó là ác xúc, tự nấu, trong chúng nấu, để qua đêm, trong một đêm, bị biến thể, chưa từng tay nhận, hoặc nhận rồi để ở dưới đất, dừng trong khoảnh khắc.

– Người trao thuốc: Cần biết cách làm nước trái cây, như làm nước Bồ-đào thì trái Bồ đào cần phải hỏa tịnh. Khi thành nước phải lóng sạch lại. Nếu bất tịnh lẫn nhau, hoặc đều bất tịnh, theo Thập tụng luật quyển 2 thì đều không nên uống. Nếu nước đục chưa lóng trong, tịnh nhân muốn bỏ thì khiến nấu lại cho sôi, sau đó để ấm lại thì không phạm tự nấu. Khi tịnh nhân trao thì hợp với tâm Tỳ-kheo. Tỳ-kheo thọ đã biết loại nước đó đưa tay đón nhận. Theo luật Tăng-kỳ nên đối trước Tỳkheo nói rằng: – Tịnh vật này tôi sẽ thọ. Nếu đã lắng trong chỉ cần thọ lấy không cần ghi nhớ.

– Pháp chánh gia: Các bộ luật đều nói pháp gia mà không có văn pháp. Theo nghĩa mà nói thì đầy đủ nghi thức đối một vị Tỳ-kheo, tay cầm thuốc bạch rằng: – Đại đức nhứt tâm niệm, tôi là… nay vì nhân duyên bịnh khát, đây là nước nho, muốn để cách đêm dùng cho nên đối trước Đại đức nạp thọ (ba lần).

Các loại nước giải khát cũng như vậy. Trong bản dịch mới của luật có văn pháp gia, tạm y theo pháp xưa.

+ Tiếp nói thuốc bảy ngày cũng có ba môn dược thể, như năm loại trong Giới bản. Cũng không có tám lỗi, nhưng có nghĩa khác trong đây là tàn túc (chứa cách đêm) có ba:

1/ Nghĩa như trước.

2/ Theo luận Tát-bà-đa thì không phải dư, nhưng Tỳ-kheo uống thuốc quá bảy ngày.

3/ Chẳng phải tự thân đã phạm chứa thuốc, cho đến ngày thứ bảy trở đi rồi vẫn uống.

Về người trao thuốc thì như pháp chưng nấu, lọc khác với thời thực.

Về pháp chánh gia, trước chưa phạm chứa thuốc dư. Nếu trước đã phạm nay lại thọ trì thì bị nhiễm phạm. Theo nghi thức đầy đủ thì nói:

– Đại Đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo v.v… nay vì bị bịnh phong, thuốc mè bảy ngày này, muốn để cách đêm uống trong bảy ngày, nay đối trước Đại đức nạp thọ (ba lần).

+ Tiếp nói thuốc thọ trọn đời .

Về thuốc được nhận cũng không có tám lỗi như trên.

Về người trao thuốc: Luật sư Nam Sơn y cứ theo Thập Tụng, quyển 2 nói đồ ăn lạnh cho hâm nóng lại. Nếu sống thì cho phép dùng lửa sạch nấu. Nay trong Thập tụng lại cho khai các loại sống dùng lửa thanh tịnh nấu. Nếu cho thì các loại lúa mạch chẳng phải là loại sống, chẳng lẽ lại không được tự nấu. Cho nên biết chỉ biến tướng trạng sống thì phạm tự nấu. Cho nên, phải nấu cho biến tướng trạng sống của thuốc thì mới không phạm nấu. Pháp ghi nhớ, nhận biết, tay nhận v.vv…y theo trước nên biết.

Về pháp chánh gia: Các pháp chung riêng đều thành, lại nói thọ riêng như bốn thứ: viên v.vv… Nếu được người cho thì tác bạch rằng: – Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo v.v… vì có chút bịnh duyên, cho nên người nầy cho thuốc trọn đời. Bốn thứ như thuốc v.vv… muốn uống cách đêm, uống lâu dài nay đối trước Đại đức nạp thọ. Nếu chung thì nên thọ chung rằng: – Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo v.v… vì có chút bịnh duyên, bốn thứ thuốc này trọn đời thọ dùng cách đêm. Cho nên đến chợ mua thuốc, nhờ tịnh nhân trả giá rồi Tỳ-kheo nên tự chọn. Quá phần giữ nhiều rồi sau mới lần lượt thọ lại chớ để dưới đất, liền tìm Tỳ-kheo thọ trì gia pháp, tức là đúng như pháp.

Do trước đã thọ nhiều chưa chắc chắn thuộc về mình thì không phạm ác xúc. Sau khi tác bạch xin thọ giữ thanh tịnh. Các Pháp sư v.v… có nói trong Thập Địa đoạn hoặc”. Tuy bàn luận cao siêu nhưng chính mình thì không có phần. Nay giới luật này tự chia ra các hành môn xứng giáo để nhiếp tâm, mỗi việc đều trái ngược chẳng lẽ được gọi là tri giải hay sao? Phá Đột-cát-la thì không qua được biển lớn, vì sao không tin mà vọng thích tham si. Than ôi! Thật đáng thương xót.

Các pháp thọ trì này phần nhiều để ngăn ngừa sự thất thọ (tức không thọ quá hạn), tàn túc, ác xúc, nấu nướng cách đêm. Nếu cho tự nấu v.vv… tuy không thành thọ, nhưng không do miệng mà phòng ngừa lỗi. Xưa nói phi thời bảy ngày không ngăn ngừa nấu nướng. Nếu theo Dược Kiền-độ thì cho trọn đời được nấu. Cho nên nay y theo trọn đời ngăn ngừa thì không có lỗi.

Giới 27: Quá trước nửa tháng cầu áo tắm mưa.

Quá trước nửa tháng dùng tắm: Hai giới này hợp lại rồi đặt ra vào mùa xuân. Chứa một tháng từ nửa tháng giêng cho đến nửa tháng tư họp lại thành ba tháng, cho đó là mùa Xuân. Trong mùa xuân này được chứa một tháng là từ mười sáu tháng ba về sau. Cho nên trong luật nói nên xin áo tắm mưa vào ngày mười sáu tháng ba trở đi, nửa tháng dùng một lần. Từ mười sáu tháng ba đến một tháng tư là nửa tháng. Cho nên trong luật nói: Mùng một tháng tư nên dùng tắm. Văn khác thì dễ hiểu.

Về lượng thì trong giới 0 ở dưới có nói rõ về áo tắm mưa.

Luận Tát-bà-đa quyển nói:

  1. Lúc trời mưa, dùng để che bốn bên mà tắm, lúc trời nóng cũng để che bốn bên tắm.
  2. Vào mùa Hạ mưa nhiều, dùng áo mưa này gói ba y mang đi đường.

Giới 28: Thọ cấp thí y quá trước, hoặc chứa nhiều quá sau.

Đây cũng là hai giới hơp lại chế. Văn nói mười ngày chưa mãn ba tháng hạ. Nghĩa là tiền an cư. Trải qua tám mươi ngày còn mười ngày nữa mới đủ ba tháng hạ. Tức là từ ngày sáu tháng bảy cho đến ngày mười lăm. Trong mười ngày này hễ lúc nào được y thí gấp thì nên thọ. Vì vậy Phật chế an cư chưa xong thì không cho thọ y. Thọ thì phạm Cátla. Nay thí chủ có việc gấp cần đi xa không thể đợi mãn hạ. Cho nên cho cúng thí trước mười ngày gọi là y thí gấp. Thọ rồi cho đến thời y nên chứa. Hạ xong, sau một tháng Ca-đề hoặc thọ năm tháng đều gọi là thời y. Trong thời y không cần thuyết tịnh, cứ như thế mà chứa. Ở đây y cứ vào ngày sáu, tháng bảy thì được sau mãn hạ một tháng năm tháng. Nếu ngày bảy tháng bảy thọ thì sau một tháng năm tháng được tăng thêm chứa một ngày. Nếu ngày mùng tám tháng bảy thì người thọ tăng thêm hai ngày chứa. Cho đến ngày mười lăm tháng bảy, người sau khi thọ được chứa thêm chín ngày. Tùy theo quá hạn mà kết phạm tội.

Giới 29: Đến A-lan-nhã trong tháng Ca-đề, nghi có sợ hãi được ngủ lìa y qua sáu đêm.

Văn nói đủ một tháng Ca-đề là y theo ba luật khác. Đây là người hậu an cư trong tháng Ca-đề chưa đi nơi khác. Những người tiền an cư đã đi hết, còn lại một mình sợ có giặc ngoài thì cho tăng ba y tùy gởi y tốt đưa đến xóm làng gởi sáu đêm. Đến đêm thứ sáu lúc mặt trời chưa mọc đều lấy y lại, một đêm đã qua gởi thêm sáu đêm. Người xưa nói sau khi mãn Ca-đề được gởi y là sai.

Giới 30: Tự nhập vật của chúng tăng về cho mình.

Theo duyên khởi trong luật nói: Thí chủ muốn cúng dường vật cho tăng hiện tiền mà tâm họ chưa nhất định, bèn bảo họ nhập về cho mình thì phạm giới này. Nếu lấy vật của tăng bốn phương nhập vào hiện tiền, y theo luật thì phạm Đột-cát-la. Chưa nhập cho mình, hoặc đã nhập đều phạm xả đọa. Nếu biết chắc chắn thí chủ cúng cho tăng mà tâm định nhập về cho mình, theo lý thì phạm tội trọng. Luật Tăng-kỳ quyển 11 nói: – Nên đem vật cúng cho Tỳ-kheo mà dạy họ cúng cho tăng thì được quả báo lớn, nếu nói tôi đã bố thí cho tăng mà nhận lấy thì không phạm.

Đoạn kết thứ ba xem xét như văn trước, phần sám xả đọa tùy theo giới, hoặc có sự khác nhau cho nên văn lược.

PHẦN THỨ NĂM : 90 BA DẬT ĐỀ

Thứ hai là nêu tướng tội danh.

Giới 1: Nói dối thì phạm tội báo địa ngục, so với tuổi nhân gian là hai mươi mốt ức bốn ngàn tuổi. Sau đó sinh lên làm người, có mong cầu gì đều không được. Mười điều ác này thuộc về nghiệp đạo càng nặng. Con người phần nhiều không cẩn thận, xoay vần rơi vào đường ác chưa biết bao giờ được giải thoát.

Giới 2: Dùng lời hủy nhục, các ngôn từ thấp hèn mà mắng nhiếc Tỳ-kheo. Như nói: – Ông giống như heo, v.v…

Giới 3 (trong chánh văn không có)

Giới 4: Ngủ cùng nhà với người nữ không kể là đạo tục thân sơ. Nhưng lấy người có hiểu biết, mạng sống chưa dứt làm cảnh giới, cho nên biết là Đại nữ.

Luận Tát-bà-đa quyển 8 nói: Nếu không kham hành dâm như gái bất dục, v.v… cho đến bồ câu, v.v… thì phạm Đột-cát-la.

Người nữ tùy lưng nằm nghiêng cũng mỗi mỗi phạm Ba-dật-đề.

Nếu theo văn luật thì phòng ốc có bốn tướng:

  1. Bốn mặt ngăn, trên có che.
  2. Trước rách nát không có vách.
  3. Tuy có che mà không khắp.
  4. Tuy che mà có chỗ mở.

Có bộ luật xưa thêm một câu nữa nói, có bốn vách tường trên không che là lầm. Y theo chín loại không thành phòng ốc thì đây là loại thứ tư. Chín loại phòng phần sau sẽ nói. Trong bốn loại phòng này, hễ nằm nghiêng hông liền phạm.

Lại y theo luận Tát-bà-đa thì trong sự đồng che đồng ngăn có các phòng nhỏ. Tuy mỗi phòng khác nhau nhưng cũng là nhà cho nên vẫn là một phòng thì phạm Ba-dật-đề.

Lại y theo luật Tăng-kỳ, lúc đại hội nói pháp để tránh mưa gió sương tuyết nên vào nhà ngồi. Nếu già bịnh không thể ngồi, thì che chắn không được dùng các vật thưa. Đi đường vào tá túc làng xóm nên ở phòng riêng. Nếu không có phòng thì nên đúng như pháp đã nói ở trước.

Người xưa giải thích rằng: – Khi ngồi vững mình thì phải có đèn sáng và có nhiều người. Nếu che cách thì phòng lớn từ bức tường dẫn ra. Từ chính giữa cửa cho đến trước nhà thành ra hai nhà vuông thì không phạm.

Lại thấy người xưa y theo luật hợp ba lần ba thành chín loại không thành tướng phòng ốc. Nay rõ ràng chỉ có tám câu không thành tướng phòng, nói chín là văn luật nhầm. Nay tạm trình bày chín câu, có ba loại ba:

Thứ nhất, ba là:

  1. Lợp hết, hoàn toàn không che.
  2. Lợp hết, che phân nửa.
  3. Lợp hết, che một ít.

Thứ hai, ba là:

  1. Lợp hết không che.
  2. Che hết, lợp phân nửa.
  3. Che hết, lợp một ít.

Thứ ba, ba là:

  1. Lợp phân nửa, che phân nửa.
  2. Lợp một ít, che một ít.
  3. Không lợp không che.

Trong chín câu này trừ câu thứ hai trong phần hai, còn tám câu kia, ở trong đó đi ngồi đều không phạm, mà luật chẳng nói nằm không phạm. Nếu bịnh nằm thì không phạm. Các tướng nhà khác đều y theo đây nên biết.

Giới 5: Ngủ một nhà với người chưa thọ đại giới quá ba đêm. Theo luật thì đêm thứ ba lúc mặt trời đã mọc phạm một tội Ba-dật-đề. Ngài Nam Sơn nói phạm Cát-la. Văn giới này thì nói quá ba đêm phạm Ba-dật-đề. Đến đêm thứ tư tùy lưng vừa đặt xuống đất mỗi mỗi phạm Ba-dật-đề. Nếu đêm thứ ba lánh, mặt trời mọc cho đến đêm thứ tư thì hoàn toàn cách một đêm. Nếu không cách thì hễ lưng vừa đặt xuống thì phạm.

Giới 6: Tụng giới với người chưa thọ đại giới. Nghĩa là hợp tiếng cùng tụng ba tạng Phật giáo. Theo luật Thiện Kiến thì tự chọn văn ký đồng tụng không phạm.

Theo luật thì khi trao kinh cho đệ tử nên nói: – Ta nói xong thì ngươi nói. Nếu không như vậy thì phạm Cát-la. Theo luận Tát-bà-đa quyển nói: Nếu hai người vì lợi ích đọc kinh cùng tụng thì không phạm. Nói chung thì mỗi người tự làm bản nghiệp của mình, nếu vô tâm hợp tiếng thì không phạm. Khi Thượng đường tất cả tụng đọc, mỗi người tụng niệm đều y theo đây mà khai. Luận Ma-đắc-lăc-già nói hai người hợp tụng thì phạm Cát-la. Luận Tát-bà-đa quyển cũng nói như vậy.

Giới 7: Nói thô tội của người khác với người chưa thọ Đại giới, trừ tăng Yết-ma. Trong luật nói Đề-Bà-đạt-đa muốn phá tăng. Phật bảo bạch yết-ma và sai ngài Xá-lợi-phất, ở trong đại chúng tại gia nghịch nói lỗi kia thì không phạm.

Luận Tát-bà-đa quyển nói: Thà phá hoại tháp tượng chứ không nói lỗi của Tỳ-kheo với người chưa thọ giới, nếu nói thì phá pháp thân.

Giới 8: Nói với người chưa thọ giới cụ túc rằng mình đã thật sự chứng được đạo: Giới này không phải của phàm phu nên không giải thích.

Giới 9: Không có người nam hiểu biết ở bên cạnh mà nói chuyện với người nữ quá năm sáu lời.

Năm, sáu lời là năm sáu khoa. Như năm uẩn là năm khoa, sáu căn là sáu khoa. Trong Quảng luật giải thích năm, sáu khoa chưa phải là phạm.

Nếu có người nam hiểu biết ở bên cạnh làm người thứ ba biết phân biệt nhiễm tịnh thì không giới hạn nhiều ít. Trong luận Tát-bà-đa quyển nói nhất định phải là nam cư sĩ. Nếu người xuất gia không thể đồng sự. Còn theo bộ luật này văn sau nói có vật báu, đối với chồng là người thứ tư thì khai. Không khai cho người thứ ba. Và ngỗi nơi đất trống với người nữ thì khai cho người thứ ba.

Văn luật cũng nói: Nếu có hai Tỳ-kheo làm bạn thì không phạm.

Vậy thì không đồng với luận Tát-bà-đa.

Giới 10: Đào đất:

Vì làm hoại các loài thấp sinh, các loài cỏ cây dưới đất. Trong luật Tăng-kỳ nói nếu làm hại các loài dưới chân đều phạm. Nếu cần đào thì bảo tịnh nhân và nói: “Xem có trùng… biết rõ có trùng.. rồi đào.

Nếu chỉ thẳng hãy đào đi thì phạm Ba-dật-đề.

Giới 11: Phá hoại sinh chủng.

Luật nói: Quỷ thần là loài phi nhân. Nay thì thấy rõ loài phi nhân là gồm cả súc sinh. Cho nên trong luật Thập tụng quyển 10 nói: Cỏ cây là nơi chúng sinh nương ở. Chúng sinh nghĩa là thần cây, v.v… cho đến muỗi kiến, rắn rít, v.v…

Theo đại ý trong luật có hai thứ sinh chủng:

  1. Các loại rễ cành.
  2. Các loại lúa mạch.

Nếu phá một loại cũng phạm Ba-dật-đề. Nếu ăn các loại hoa quả trồng trọt thì bảo tịnh nhân làm hỏa tịnh ở chỗ đất sạch. Nếu không ăn cây thì dùng dao cắt dưa bổ hạt mà ăn.

Luật Tăng-kỳ quyển 1 nói: Ma-ma-đề biết có vỏ thóc chưa sạch, sợ Tỳ-kheo tuổi trẻ không hiểu pháp nên nhờ tịnh nhân hỏa tịnh hết.

Nếu nói đem giã đâm thì không phạm.

Giới 12: Nói lời dị ngữ làm não loạn người

Mượn việc khác gọi đó là dối. Như Tăng-kỳ quyển 1 nói:

Hỏi- Ông từ đâu đến.

Đáp: Từ quá khứ đến.

-Đi về đâu?

– Đi về vị lai.

Không đáp đúng như vậy thì gọi là dị ngữ. Trong luật nói: Xiểnđà khinh hủy người khác, nói lời dị ngữ thì phạm Đột-cát-la. Phật bảo Tỳ-kheo: Nếu làm pháp đơn bạch thì gọi đó là Dị ngữ. Sau khi tác bạch rồi nếu còn phạm thì phạm tội Ba-dật-đề. Ngày khác, Xiển-đà lại làm não loạn tăng. Khi tăng gọi thì không đến, không gọi lại đến, nên nói thì không nói, không nên nói thì lại nói. Làm điều phi lý này nên gọi là não tha. Lại chế ra tác bạch gọi là làm não tha. Phần kết tội thì y như trước. Đây do hai giới hợp lại chế ra.

Giới 13: Yết-ma sai người mắng nhiếc tăng, phạm Ba-dật-đề.

Theo luật thì chỗ mắt thấy tai không nghe mà hủy nhục người thì gọi là hiềm, chỗ nghe mà không thấy mà hủy nhục thì gọi là mạ. Cũng là hai giới hợp lại chế ra.

Giới 14: Trải mền nệm của tăng giữa đất trống thì phạm. Nếu nghĩ mượn trả lại ngay thì không phạm. Nếu tâm nghĩ đi luôn, vừa ra cửa liền phạm.

Giới 15: Trải ở chỗ khuất thì phạm. Nếu định đi luôn, ra khỏi giới liền phạm.

Nếu nghĩ tạm đi đến đêm thứ ba mặt trời vừa mọc thì phạm.

Giới 16: Biết người được chỗ ở, mình đến sau rồi cưỡng đoạt đồ nằm, ép ngặt người thì phạm.

Nhân duyên như thế gọi là não tha duyên . Không phải khác là chẳng phải khai duyên khác. Phi oai nghi là mất pháp nghi của người xuất gia.

Giới 17: Mùa Xuân mùa Đông, lôi người ra khỏi phòng thì phạm.

Người ấy trong mùa Hạ được chia phòng của mình rồi, cố kéo họ ra thì phạm Cát-la. Vì trong luật ni có giới trong hạ kéo đuổi người ra khỏi phòng, do đó mà Tỳ-kheo phạm Cát-la. Luật Tăng-kỳ quyển 1 nói: Tức giận đuổi rắn chuột ra thì phạm Việt Tỳ-ni… Nếu nghĩ rằng vật này vô ích, đuổi ra thì không tội.

Giới 18: Ở trên lầu gác, ngồi trên giường lỏng chân, chân giường rơi xuống rớt trúng người ở dưới, cho nên phạm.

Giới 19: Dùng nước có côn trùng. Luận Tát-bà-đa quyển nói: Ngài Xá-lợi-Phất dùng thiên nhãn thanh tịnh nhìn thấy côn trùng trong không khí như cát trong nước nhiều hằng hà sa số. Do đó mà nhịn ăn suốt hai ba ngày. Phật dạy phải ăn, và chế trong nước có côn trùng mắt thường nhìn thấy thì không được dùng. Nên lược nước để người học rộng trì giới tin sâu tội phước, xem xét cho kỹ. Thảy đều khiến cho biết rõ nước ấy, mà như pháp lược nước đổ vào bình, để trong một ngày, sáng sớm lại xem. Nếu có côn trùng thì nên lược lại hai lần, nếu còn thì lược ba lần. Nếu còn nữa thì mau đổ đi.

Tăng kỳ luật quyển 15 nói: Loài trùng sinh ra vô chừng. Hoặc trước không sau có, hoặc trước có nay không. Vậy Tỳ-kheo mỗi ngày nên xem trước, nếu không có trùng thì mới dùng.

Giới 20: Lợp nhà quá ba lớp.

Nghiệm ý trong luật nói ba lớp là che ba lớp. Ở đây lợp chồng lên làm cho phòng bị nghiêng đổ, vời lấy sự chê trách cho nên Phật chế. Xem lợp hai lớp cho đến ba lớp chưa xong thì Tỳ-kheo phải lìa chỗ thấy nghe, không như vậy thì phạm.

Giới 21: Y cứ theo luật thì chư ni nửa tháng phải qua thỉnh tăng giáo giới. Nếu có Tỳ-kheo đầy đủ mười đức thì thọ lời thỉnh của ni. Bấy giờ tăng cần bạch nhị Yết-ma sai người qua giáo thọ ni. Nay người không được tăng sai lại đến dạy ni thì phạm Ba-dật-đề.

Giới 22: Tăng sai nói pháp dạy ni, cho đến chiều tối chưa về, bị chê bai cho nên Phật chế giới này.

Giới 23: Nhóm Tỳ-kheo sáu vị thấy người có đức được tăng sai đến giáo thọ ni liền sinh tâm ganh ghét, nói rằng tham lợi, do đó mà phạm tội.

Giới 24: ( trong chánh văn không có)

Giới 25: Giới may y, như trong luật có nói rộng.

Giới 26: Ngồi chỗ khuất với ni. Nếu có người hiểu biết ngồi bên cạnh thì không phạm.

Giới 27, 28: Hẹn đi cùng thuyền, luật nói: không có hẹn trước, đi trên đường gặp, cẩn thận không dám đi chung. Phật nói không hẹn thì không phạm.

Giới 29: Thọ thức ăn do ni khen ngợi mà có: Biết ni khen ngợi mình là người có đức để Đàn việt cúng dường, thọ thực thì phạm. Nếu Đàn việt cúng thức ăn trước và không khen ngợi thì không phạm. Không biết có sự khen ngợi đó thì không phạm.

Giới 30: (trong chánh văn không có)

Giới 31: Đàn việt xây một nhà phước, giới hạn cho một bữa ăn, ngủ một đêm, nếu thọ quá thì phạm.

Luật Tăng-kỳ quyển 1 nói: Lập 1 gian phòng, một phòng một người. Nếu thọ rồi thì nên cách một đêm, sau đó lần lượt đến thọ nhận. Luật nói: Người bịnh bị khổ não, thí chủ biết thì thọ quá không phạm.

Giới 32: Lần lượt thọ thực. Nghĩa là có nhà trước thỉnh năm thứ chánh thực. Đã hứa thọ thỉnh rồi sau lại thọ năm thứ chánh thực của nhà sau; ở chỗ nhà sau thức ăn qua cuống họng, phạm một tội Ba-dật-đề. Bỏ trước thọ sau gọi là lần lượt. Nếu bỏ không đủ, thức ăn không chánh không tịnh v.v…, theo tình thì nhẹ nên chỉ phạm Đột-cát-la. Hoặc ở nhà sau ăn thức ăn không chánh, không đủ, không tịnh và hoàn toàn không ăn, Đàn việt kia nghe không khởi tâm chê bai nặng cũng chỉ phạm Cátla. Trừ thời khác, đó là trừ lúc khai. Văn khai có hai, nghĩa diễn thành ba, tận lý thì là bốn. Gọi hai nghĩa là: Một là lúc bịnh, hai là lúc thí y.

Nói ba là:

1. Bịnh: Bịnh này không thể ăn uống, tuy có thức ăn ngon nhưng không ăn được, mới khai hạn. Cho nên trong luật nói: – Người bịnh không thể ăn một lần ở một chỗ, thức ăn ngon khiến cho đủ.

2. Lúc thí y: Theo văn luật thì chia ra làm hai loại: Một là tiền an cư xong, một tháng Ca-đề. Hoặc thọ y công đức cho đến năm tháng. Ở trong thời này lúc thọ thí thì gọi là thí y thời. Hai là nếu chẳng phải trong một tháng, năm tháng. Ở trong thời khác, nếu có Đàn việt cúng thức ăn và y, cũng cho trước thọ, sau y thực, gọi là thời thí y. Nếu bị bịnh trước thì khai cho, nên có ba lần khai.

Nói có bốn pháp là: Lại thêm xả thỉnh, nghĩa là muốn bỏ trước thọ sau, gia thực nên xả thỉnh trước. Như văn luật nói: Trưởng lão ta nên đến kia nay bố thí cho ông.

Theo luật này thì cần phải thật thí cho người. Người trước cần thọ thực của Đàn việt, kia đây lợi ích cùng làm thì không phạm. Không giống như luật Tăng-kỳ, vào buổi sáng chỉ nghĩ ngăn ngừa. Cho nên xưa nay các nhà hành sự trong giới này đều giải thích theo nghĩa sáu niệm trong Tăng-kỳ. Tăng-kỳ quyển 1 có nói: Niệm thứ nhất này vào ngày mùng một hoặc rằm.

Ý niệm này nói ngày trắng đen luận chung để giải thích lớn nhỏ. Nếu nói về số ngày thì tùy theo trắng đen (có trắng, không đen) mà chia thành một hai.

Niệm thứ hai: Y theo luật Tăng-kỳ nói: Nay con được người cúng thí, người kia đối với con không chấp, con nên thọ thực.

Vả lại trong luật Tăng-kỳ, ý nói là trong một ngày được thọ thực, buổi sáng dự làm pháp thuyết tịnh. Trong tâm miệng nói cúng dường cho năm chúng. Nên trong ý văn nói rằng: Hôm nay tôi được xin cúng lại cho Sa-di. Sa-di đó đối với ta không chấp (Nghĩa là không bỏn sẻn thức ăn nầy). Ta sẽ thọ thực.

Theo đây thì không thật xả cho người. Người khác không đi đến chỗ đàn việt. Không như trong luật phải thật xả. Vậy y theo luật này thì niệm phòng không rõ ràng. Cho nên lúc tác niệm chỉ muốn nhớ biết lời xả thỉnh, cho nên ngay đó nói rằng: Niệm thứ hai không bội thỉnh thực. Trong lúc đó có nhiều nơi thỉnh, ý muốn từ chối thì phải xả thỉnh. Nếu có bịnh duyên thì nên nói:

Niệm thứ hai tôi bị bịnh duyên nên từ chối lời thỉnh thực.

Niệm thứ ba thì năm tháng ngày giờ. Mùng một tháng Giêng năm Ất Sửu (hoặc Giáp Tý v.v…). Mùng hai Canh Dần, giờ mẹo, một thước, hai thước cảnh thọ giới đầy đủ. Chưa có hạ. Như lúc thọ giới, trời mát không có mặt trời thì chỉ nói. “Giờ Mão phần đầu thọ giới cụ túc”.

Niệm thứ tư: Ba y bình bát đầy đủ, đã thọ trì, y dư đã thuyết tịnh.

Niệm thứ năm: Không thọ thực riêng chúng.

Niệm thứ sáu: Nay Ta không bịnh, nương vào chúng mà hành đạo.

Niệm đầu là biết vào ngày thuyết giới, cũng nhớ nghĩ vô thường, trời trăng đổi dời, xa lìa sinh tử.

Niệm thứ hai: Ngừa việc não loạn thí chủ.

Niệm thứ ba: Ngừa phiền não quá mạn, cũng ngừa tội trộm.

Niệm thứ tư: Vâng tu theo hạnh riêng.

Niệm thứ năm: Vâng theo hạnh hòa hợp.

Niệm thứ sáu: Vâng theo các hạnh không buông lung.

Y theo luật, bội ước nhà trước thì phạm Ba-dật-đề, bội ước nhà sau thì phạm Cát-la. Nghĩa là nếu thọ mười từ chối cầu thỉnh, từ chối lời thỉnh thứ nhất cho đến thứ chín thì tùy ý thọ thực. Nếu nuốt xuống cổ phạm một tội Ba-dật-đề, tám Cát-la. Do chỉ nhận lời nhà trước là người thỉnh đầu tiên, chín nhà kia thỉnh sau. Nếu bội ước nhà thứ hai, hướng đến nhà trước thọ thực thì phạm chín tội Cát-la.

Giới 33: Thọ thực riêng chúng: Nghĩa là đối với tự nhiên, hoặc lại tác pháp các giới lớn nhỏ, đối với đồng giới phân biệt tăng thỉnh riêng, hoặc khất thực riêng. Ở chỗ thọ thực này, từ bốn người trở lên phân biệt với các vị tăng khác trở xuống cho đến một người. Nếu thỉnh tăng thọ thực, bốn người cùng thọ thực thì không phạm lỗi thọ thực riêng chúng, thực vị đồng. Ý luật chế là:

1. Sợ người ác kết bạn phá tăng.

2. Sợ đàn việt cúng tăng không đều, chỉ có ba người trở xuống. Y theo giới bản thì khai cho có bảy, khai ra thành tám, cùng lý thì có mười bốn.

Nói về bảy khai là: Một là bệnh, hai là thời tác y, Ca-hy-na một tháng, y công đức năm tháng, là thời ứng may y. Ba là thời thí y: Đây là khai hai loại, như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thí y thời cũng là một tháng, năm tháng, cho làm y thời, vì sao lại khác?

Đáp: Thời đồng nghĩa với dị khai có hai, không có lỗi. Lúc tài y đó nguyên cũng là lúc thọ y, ý là may y. Sau đó thường có tâm tác y v.v… cho đến y trên may bằng chỉ theo kiểu răng ngựa tức là không mất lợi. Nếu trong thời gian đó tâm đoạn mà may y thì mất năm lợi. Lúc thí y không có tâm phân biệt, lúc thọ một tháng, năm tháng thì được lợi là thời thọ thí, gọi là thời thí y, cho đến hạn đủ mới mất năm điều lợi.

Bốn là, lúc đi đường cho đến nửa do-tuần. Năm là, đi thuyền ghe cho đến nửa do-tuần. Sáu là, đại chúng nhóm họp, đầu hạ cuối hạ, lúc lễ lạy các nơi nhóm họp đến, thức ăn lại khó được. Đàn việt chỉ phát tâm cúng dường đủ bốn người không thể thêm người thứ năm thì khai cho. Bảy là, lúc Sa-môn thí thực. Nghĩa là Sa-môn ngoại đạo giới hạn cúng dường bốn người không thể thêm một người nữa. Vì ủng hộ ý kia nên cũng có khai hạn.

Nói tám điều khai là tức hai việc thí y.

Nói mười bốn là: Y theo luận Tát-bà-đa quyển nói có năm loại không phạm, gồm cả trước thành mười ba, hợp với luật này có một là mười bốn.

Nói năm là:

1. Đánh chuông không ngăn thì không phạm. Nếu ngăn tăng thọ thực thì phạm tội trộm của thường trụ. Nếu ngăn thí thực thì phạm tội thọ thực riêng chúng.

2. Xướng lạp, hoán nhập thì không phạm. Nghĩa là đàn việt muốn thỉnh chín mươi ngày mà năng lực không đủ. Thì ngày đầu nên đánh khánh nói sáu mươi hạ lạp thì nhập, hoặc dưới cho đến một người nhập là người khác thì không phạm tội. Nếu ngày đầu không xướng thì mỗi ngày sau phải xướng.

3. Tăng lần lượt đến thỉnh thì không phạm. Nghĩa là hai nơi, ba nơi trong đồng giới v.v… cho đến tăng lần lượt thỉnh được một người đến thọ thực chung thì không phạm, tăng kế tiếp ở ngoại giới là không tăng.

4. Đưa thức ăn cho tăng không phạm: Ở nơi thỉnh và xin, xuất ra một phần đưa cho chúng tăng, đem cho tăng thọ thì không phạm.

5. Nghĩ là đưa thức ăn đến lấy thì không phạm. Luận nói: Nếu không có tăng thì lần lượt thỉnh một người. Nên làm một phần thức ăn đưa đến Thượng tọa để dâng lên tăng. Tăng ở xa không thể đến, thì đem thức ăn này lần lượt đưa đến đó.

Lại theo luật, lần lượt có khai một, văn nói bốn người. Nếu quá bốn người thì chia ra làm hai mà cùng thọ thực.

Ở đây gồm với trước hợp lại thành mười bốn khai:

Giới 34: Lấy lương thực người đi đường quá ba bát.

Trong luật nói: Cô dâu về nhà chồng nên làm bánh cúng dường. Tỳ-kheo khất thực ở lại lâu, khiến người chồng nổi giận. Lại có người khách buôn đem lương thực đi. Tỳ-kheo xin quá phần khiến người khách buôn thương đi không kip, giữa đường bị cướp. Do đó mà giới này nói lương thực người đi đường. Nếu muốn quá lâm hành thì phạm. Nếu bệnh thì khai cho, đâu cần phải là người vợ về nhà chồng hay người đi buôn. Nhưng ngài Nam Sơn nói việc này ít phạm, nên không giải thích nhiều. Lại y theo văn luật từ một Tỳ-kheo cho đến năm Tỳ-kheo, lần lượt như thế, đều có nghĩa phạm. Lại có một vị Tỳ-kheo đến nhà kia thọ thực, thọ xong thì đem bốn bát thức ăn về, tức là người đầu tiên phạm. Nếu Tỳ-kheo này thọ thực rồi đem ba bát đến trong già-lam chia cho mọi người cùng ăn thì chưa phạm. Có người thứ hai muốn đến khất thực. Tỳ-kheo thứ nhất bảo vị kia đến nói: – Tôi thọ thực rồi lại lấy ba bát đi.

Nếu thầy đến đó chỉ thọ thực, cẩn thẩn chớ lấy về. Nhưng Tỳ-kheo kia thọ thực xong lại mang về một bát, thì hai người cùng phạm. Nếu người thứ nhất thọ thực xong trì hai bát, người thứ hai thọ thực xong trì một bát cùng chia ra mà ăn. Rồi bảo người thứ ba rằng: – Thầy đến kia thọ thực cẩn thẩn chớ mang về. Người thứ ba thọ thực xong màng về một bát thì người này phạm. Nếu người thứ nhất thọ thực xong trì một bát, người thứ hai cũng vậy, cùng chia ra ăn và bảo người thứ tư đến kia ăn chớ mang về. Người thứ tư thọ thực rồi đem về một bát thì người này phạm v.v… cứ xoay vần như thế.

Trong văn luật nói nếu mang về quá lượng, chân vừa bước ra cửa liền phạm tội Ba-dật-đề. Mang ba bát về chùa không chia ra mà ăn thì phạm Đột-cát-la. Nhưng trong giới bản nói không chia thì phạm Badật-đề, là không rõ nghĩa, theo luật thì đến nhà thí chủ nên hỏi là thức ăn gì?

Giới 35: Giới ăn đủ.

Trong văn nói thọ thực xong đó là ăn năm thứ chánh thực thường trụ đã xong. Hoặc tự mình ăn năm thứ chánh thực đã xong. Hoặc lúc thọ thỉnh năm thứ chánh thực của đàn việt xong. Hai câu này nói về việc thọ thực đã xong, không làm pháp dư thực mà ăn thì phạm.

Nghĩa là trước giờ ngọ ăn năm thứ chánh thực, sau lại muốn ăn thì lẽ ra phải làm pháp dư thực. Nhưng không tác pháp mà ăn như thế là phạm túc thực Ba-dật-đề. Túc có ba nghĩa:

1. Phải là năm thứ chánh. Nếu chẳng phải năm thứ chánh thì có nghĩa là không đầy đủ.

2. Ăn no đủ.

3. Tuy chưa đầy đủ mà Tỳ-kheo ăn suốt ngày, đây gọi là cảnh giới đầy đủ. Thời thực ở trước đã xong, đứng lên sửa lại oai nghi, tùy theo đã no đủ hay cảnh giới đủ rồi sau đó lại ăn. Nếu không làm pháp thức ăn dư thì vừa ăn xong liền phạm Ba-dật-đề. Hành thực, trụ thực và ngọa thực sửa soạn oai nghi tùy ứng cũng như vậy. Năm thứ chánh thực là:

– Một là cơm.

– Hai là mì, bún.

– Ba là cơm khô.

– Bốn là cá.

– Năm là thịt.

Làm pháp thức ăn dư: Nếu muốn ăn nữa thì bảo tịnh nhân lấy cho ăn. Thọ thực nếu thức ăn chánh hay không chánh cũng sớt cho đầy đủ, thảy đều thanh tịnh, không có chứa xúc. Tỳ-kheo rửa tay sạch rồi nhận 2 từ tịnh nhân trao cho.

Giới 36: Giới khuyên ăn no: Văn nói: Biết người thọ thực rồi, biết tăng thọ riêng rồi. Hoặc thọ thỉnh của Đàn việt thọ thực rồi. Hai là ăn no xong, y theo giới trước giải thích. Không làm pháp thức ăn dư thì khuyên. Nếu làm pháp khác rồi khuyên thì không phạm. Vì nhân duyên đó mà nhân duyên khuyên tâm ác vậy chẳng phải lẽ, chẳng phải dư thì không phạm duyên. Nghĩa là làm pháp thức ăn dư hoặc người bịnh chứa. Hoặc vị Tỳ-kheo kia bị bịnh khuyên thì không phạm.

Giới 37: Ăn phi thời:

Kinh Ngũ Bách Vấn nói: Tất cả các thức ăn bằng vật chất thì sau giờ ngọ không được cho vào miệng. Ăn rồi thì dùng bàn chải súc miệng. Y theo giới ăn no ở trước, ăn xong, sửa soạn oai nghi, nếu chưa súc miệng thì phạm. Nếu ăn sau ngọ thì mỗi miếng phạm một tội Badật-đề.

Giới 38: Ăn thức ăn cách đêm.

Giờ ngọ hôm nay thọ thực, cho đến sáng hôm sau lúc mặt trời chưa mọc thì gọi là thức ăn dư cách đêm.

Giới 39: Không thọ thực: Trừ nước và cành dương. Nước đục hoặc cành dương cần dùng không nằm trong giới hạn nầy.

Giới 40: Cầu thức ăn ngon

Người xuất gia không cầu thức ăn ngon. Mong cầu ăn ngon thì làm não chúng sinh làm tăng lòng tham. Nói về duyên đầy đủ có bốn:

  1. Thức ăn ngon.
  2. Tự làm cho mình.
  3. Không có lý do.
  4. Ăn liền phạm.

– Văn giới có ba câu:

  1. Người phạm.
  2. Nêu ra bốn thứ thức ăn ngon.
  3. Kết tội.

Kế là dẫn ra từ khai duyên, luật ngũ. Phần quyển tám nói: – Nếu Tỳ-kheo bệnh xin từ bà con hoặc tri thức thì không phạm.

Giới 41: Cho ngoại đạo thức ăn.

Nếu tự tay cho thì phạm, bảo người đem cho hoặc để dưới đất thì không phạm.

Giới 42: Hứa thọ thỉnh rồi, trước giờ ăn sau giờ ăn thọ thực, không dặn ai mà vào xóm làng: văn giới nói tiền thực hậu thực, đó là thể đảo của tiếng phạm. Hồi văn thì nên gọi là: Thực tiền thực hậu (Trước bữa ăn sau bữa ăn). Tiền thực là mặt trời mọc cho đến lúc thọ trai. Thức hậu: Từ thọ trai cho đến sau giờ ngọ. Sau ngọ đi vào làng thì phạm giới phi thời vào xóm làng, chẳng phải nhiếp với giới này.

Đến nhà người khác là không đến chỗ nhà thỉnh mời. Nếu muốn đến thì dặn cho người khác biết mới không phạm. Y theo giới này khai ra có bốn, tâm lý thì có năm.

Bốn là:

1. Dặn Tỳ-kheo khác xưa nay truyền nhau. Lúc dặn nên nói: – Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo v.v… trước thọ lời thỉnh kia,… nay có duyên sự trước giờ ăn muốn vào xóm làng đến nhà kia, xin bạch Đại đức biết.

Đáp: (được).

Sau giờ ăn cũng bạch như vậy.

Nay rõ thì chỉ cần dặn người biết để khéo thọ trì. Cần tìm để biết chỗ, không cần phải bạch: Đại đức nhất tâm niệm.

2. Lúc bịnh.

3. Lúc may y.

4. Lúc thí y.

Trong thời thí y chia làm hai loại: Y theo giờ xoay vần thọ thực mà giải thích. Cho nên gọi chung là năm khai.

Giới 43: Trong thực gia có của báu, nam nữ duyên nhau, cùng khởi tham vị: Nghĩa đồng với ăn. Nếu không dứt duyên tham, thì cảnh sở ái cũng đồng như của báu. Ở đây có nghĩa là chỗ vợ chồng ái nhiễm nếu ngồi lì làm trở ngại việc dâm dục của người thì phạm. Nếu có người nam hiểu bết ở một bên thì không phạm. Luật sư Nam Sơn nói: – Xúc thực nhiều sẽ bị chê cười.

Giới 44: Tham dục thực gia có năng bảo.

Người tuy không ngồi chỗ khuất với Tỳ-kheo. Nhưng cánh tay duỗi ra không đụng cửa, khiến người ngoài không thấy thì phạm. Nếu có người thứ ba mới không phạm.

Giới 45: Ngồi chỗ trống với người nữ. Y theo luật giải thích tướng nói chỗ khuất gồm chỗ khuất thấy và chỗ khuất nghe. Vì chẳng phải chỗ khuất nên gọi là lộ. Lại lìa hết sự thấy nghe cũng gọi là Bình. Lìa thấy nghe thì phạm. Chỗ che kín theo lý cũng phạm. Nghĩa này bao gồm cả chỗ khuất. Giới này không phân biệt đạo tục nữ thì phạm. Nếu có người thứ ba thì không phạm.

Giới 46: Ôm lòng hận tình trước kia, dụ cho người vào xóm làng nói rằng sẽ cho thức ăn.

An trong nhà thỉnh, lúc sắp đến ngày mới đuổi đến xóm làng nói: – Ong bạc phước cầu ăn không được, ý nầy là muốn não loạn, do nhân duyên đó mà phạm.

Giới 47: Biết người thỉnh thuốc trong thời hạn bốn tháng, không bệnh thọ quá thì phạm. Nếu bị bệnh thì không phạm.

Thường thỉnh là phát tâm thí không giới hạn.

– Cách thỉnh: Là lại thỉnh thêm bốn tháng.

– Phần thỉnh: Thuốc tuy có phần mà không giới hạn thời.

– Suốt đời: Hoặc suốt đời thí chủ, hoặc suốt đời Tỳ-kheo.

Giới 48: Giới xem quân trận thì quân, đấu quân đều phạm. Trừ nhân duyên bị thỉnh, hoặc phải khai bạch v.v… khai kiến thì không phạm.

Giới 49: Có duyên đến trong quân trận, đêm thứ ba lúc mặt trời chưa mọc, nên lìa bỏ chỗ thấy, thấy nghe.

Giới 50: Có duyên ba đêm ở trong quân thì nhiếp tâm chớ xem quân trận.

Giới 51: Giới uống rượu. Rượu, tưởng là rượu hoặc nghi mà uống đều phạm.

Giới 52: Theo luật thì dùng bình bát đựng đầy nước chơi giỡn đều phạm Ba-dật-đề, nếu đựng các thứ nước sữa thì phạm Cát-la.

Giới 53: (Trong chánh văn không có)

Giới 54: Khi sắp phạm giới, không nghe lời can ngăn tùy phạm bản tội, lại thêm không nghe lời can ngăn thì phạm Ba-dật-đề.

Giới 55: (Trong chánh văn không có)

Giới 56: Trong giới tắm gội có nói: Không được quá là không được quá lời Phật chế là nửa tháng tắm một lần. Giới này khai ra có sáu:

1. Lúc nóng nực. Nghĩa là từ mùng một tháng ba đến giữa tháng năm, là hai tháng rưỡi. Luận Tát-bà-đa quyển tám nói: – Vì Thiên-trúc nóng sớm nên lấy thời gian này. Như vậy tùy lúc nóng mà sớm muộn cũng là hai tháng, thời gian này tắm gội thì không phạm.

2. Lúc bịnh: Cho đến thân rất hôi thối.

3. Lúc làm việc cho đến quét dọn phòng xá.

4. Khi trời gió.

5. Trời mưa ướt hết thân thể.

6. Đi xa khoảng nửa do-tuần.

Giới 57: Đốt lửa.

Trừ nhân duyên là y cứ theo luật, chẳng những đốt lửa ở chỗ đất trống mới phạm mà chỗ chẳng phải đất trống cũng phạm Cát-la. Trong luật gọi là trừ thời nhân duyên. Tỳ-kheo bịnh nấu cháo cho đến nhuộm y thì không phạm. Bởi việc này che kín đốt lửa nên không phạm. Đốt lửa ở đất trống, làm hư đất sao lại không phạm? Nếu không bệnh mà nổi lửa ở chỗ kín cũng phạm tội nhỏ. Theo luật, nếu dạy người đốt lửa nên nói “xem đây, biết đây”.

Giới 58 (Trong chánh văn không có)

Giới 59: Chân thật tịnh thí, không hỏi mà lấy lại.

Ở đây ý nói người ít muốn, căn bản là nuôi dưỡng đạo. Cho nên Phật chế giới chỉ chứa ba y. Ngoài ba y thì các vật dụng khác đều quán tưởng là vật của người khác, như pháp môn tu định. Gồm có hai loại:

1. Chân thật tác niệm (như quán sổ tức).

2. Giả tưởng tác niệm (bất tịnh quán v.v…). Hai pháp môn quán này đều có công năng trị hoặc nay sự tịnh thí này cũng là giả tưởng thì cho người xin tưởng là vật của người. Vì để đối trị vật tham uế tự dụng nên gọi là định thí. Đức Thế tôn đã khéo chế ra, lẽ nào ta xem nhẹ mà không hành trì.

Theo luật, tịnh thí cần phải thỉnh thí chủ. Thí chủ có hai:

1. Chân thật tịnh thí chủ. Như văn giới này nói là cho năm chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, v.v…

2. Triển chuyển tịnh thí chủ: Như luận Tát-bà-đa, quyển bốn nói: Tất cả tài vật chứa dư, năm chúng đều tác tịnh. Nên cầu người có đức, giữ giới, học rộng để làm thí chủ. Sau khi được vật thì đến bên một vị Tỳ-kheo nêu tên tịnh chủ ra mà nói tịnh pháp. Nếu tịnh chủ chết hoặc ra khỏi nước thì cầu tịnh chủ khác. Thỉnh hai loại tịnh thí chủ nầy thì phải nói đầy đủ nghi thức: – Đại đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo v.v… Nay thỉnh Đại đức làm chân thật tịnh thí chủ (Hoặc triển chuyển), xin Đại đức thương xót làm chân thật tịnh thí chủ cho tôi.

Nói theo tùy loại tịnh thí chủ thì. Nếu ý muốn thực hành chân thật tịnh thí, thì đối với thí chủ, hai tay cầm y, miệng tác bạch: – Đại Đức nhất tâm niệm, tôi có một khúc vải dư này chưa tịnh thí. Nay muốn tịnh nên xả cho Đại đức làm chân thật tịnh thí.

Tác tịnh xong rồi thì giao vật cho thí chủ. Sau này cần thì lấy dùng.

Hỏi thí chủ rồi, sau đó mới được đắp. Nếu không hỏi mà lấy đắp, thí chủ sợ mất y thì sẽ phiền não, do đó mà Phật chế giới.

Nếu làm triển chuyển tịnh thí: Như nay thường hành trì không nệ gì lời trình bày rộng khắp.

Trong hai loại tịnh này, đem vật giao phó cho người kia, nên gọi là chân thật, chớ không phải dứt tâm cúng dường người. Nhưng nghiên cứu các bộ luật, luận thì hai loại tịnh chủ này đều xếp vào năm chúng. Xưa nay việc thương lượng với chân thật tịnh thí phải thực hành theo các pháp, giao vật cho người thân. Hoặc tăng giao cho ni, ni giao cho tăng. Lúc nắm giữ vời lấy sư nhiễm hoặc che bai. Triển chuyển tịnh thí thì không đưa trước mặt tịnh chủ. Tăng ni cùng làm theo lý mà không có hại gì.

Theo Luật Ngũ Phần, Tăng-kỳ, v.v… Nói triển chuyển thí lúc thuyết tịnh không cho đối trước mặt thí chủ thuyết tịnh, đối thì phạm Cát-la. Tài vật đã nói là những vật thước sáu tám tấc, bất luận mới cũ trong ngoài tịnh uế đều phải tác tịnh.

Giới 60: Y mầu trắng.

Ca-sa, Trung Hoa dịchlà bất chánh, văn giới lại nói ba thứ hoại sắc. Do đó mà biết y này hòa hợp giữa các mầu trắng xen năm mầu mà thành, chẳng phải trong văn giới nói mầu xanh đen.

Luận Tát-bà-đa quyển nói: Phàm năm đại sắc, nếu tự nhuộm thì phạm Đột-cát-la, nếu ma y thì không thể thọ trì.

Lại nói năm đại sắc là năm mầu: Vàng, đỏ, xanh, đen, và trắng.

Lại nói: Nếu chẳng thuần xanh thì xanh nhạt, xanh bích, điểm tịnh xong thì may y. Nay theo luật này, y mầu trắng thì phạm Ba-dật-đề, không điểm tịnh thì phạm Cát-la.

Theo luật Tăng-kỳ Quyển mười tám nói: Màu trắng phạm Cát-la, không điểm tịnh thì phạm Ba-dật-đề. Cho nên luật nói: Điểm tịnh thì cho điểm mầu xanh đậm. Văn luật cũng nói: Xanh là màu xanh lam chàm. Vì sợ người lạm dụng cho nên nói khác nhau. Xét trong các bộ luận luật thì điểm tịnh một, ba, năm, bảy điểm, không được song tác. Trong luật Tăng-kỳ, điểm tịnh lớn thì bốn ngón tay, nhỏ thì như hạt đậu.

Giới 61, 62 (Trong chánh văn không có)

Giới 63: Nghi ngờ não loạn người. Nghĩa là dùng phương tiện làm cho Tỳ-kheo khác nghi ngờ mình phạm giới hoặc nghi không có giới, làm rối loạn ý người, cho đến chẳng có được chút an vui. Nhưng người khác nghe biết liền phạm tội Ba-dật-đề, chẳng cần đợi người không an vui mới phạm.

Giới 64: Che giấu tội thô, phạm hai nhóm Ba-la-di và Tăng tàn. Cùng tội làm chúng tăng ra máu, phá hoại tăng đoàn, phạm lan-già thì gọi là tội thô. Che giấu đến khi mặt trời mọc thì phạm Ba-dật-đề.

Giới 65: Hòa-thượng cho người chưa đủ hai mươi tuổi thọ giới.

Biết và nghi đều phạm Ba-dật-đề. Sư Tăng khác thì phạm Cát-la. Thọ giới là việc lớn nếu khiến cho người không đắc thì sư tăng mắc lỗi nặng, cho nên phải quở trách.

Giới 66: Phát sinh tranh chấp:

Tranh có bốn: Nói, tìm, phạm, sự; khiến cho tăng trái phá là thuộc về bốn tránh. Phát khởi thì phạm Ba-dật-đề. Nếu miệng phiếm tranh phát khởi chỉ phạm Cát-la. Như pháp sám hối nghĩa là dùng bảy diệt để diệt. Bảy diệt bốn tránh cho đến bảy diệt trong giới có giải thích.

Giới 67 (Trong chánh văn không có)

Giới 68: Nói dục không chướng đạo, trái tăng ba lần can ngăn: văn giới có ba:

  1. Người chấp nhận phạm.
  2. Nói pháp can ngăn.
  3. Kết tội trái lời can ngăn.

Thứ hai là nói pháp can ngăn, có hai cặp bốn câu:

1. Có lỗi nói trước thì nên can ngăn ở chỗ khuất.

2. Nếu trái lời căn ngăn ở chỗ khuất thì lẽ ra để Tăng can ngăn. Chính trong lỗi khởi lên văn có một câu. Như trong luật nói: A-li-sất nói như vầy: tôi biết Phật nói: Hành dâm dục chẳng phải pháp ngăn đạo. Ý-lị-sất cho là: Nếu chướng đạo thì hai quả đầu vì sao lại từ dâm dục.

Văn nói chỗ khuất có hai phần:

– Một là khuyên dứt tà thuyết.

– Hai là Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện để dứt tình chấp cho kia. Đoạt ý cho rằng Đức Phật nói chướng đạo là chướng hai quả sau. Còn hai quả đầu dứt lần lần chưa đến, không thể nói là không chướng đạo mà không dứt.

Kế là nói phần thứ hai: Nếu trái lý ở chỗ khuất thì nên cho Tăng can ngăn. Lúc Tỳ-kheo kia can ngăn Tỳ-kheo này, nếu kiên quyết không bỏ thì trái với sự can ngăn ở chỗ khuất, Tỳ-kheo nên ba lần can ngăn cho đến tăng can ngăn. Ý này có hai:

– Một là tăng dạy bỏ lời can ngăn.

– Hai là khen ngợi bỏ là tốt. Nghĩa là khen ngợi việc làm trái lại cho là tốt đẹp.

Giới 69: Thuận theo Tỳ-kheo bị cử: Biết người nói như thế. Biết Lợi-sất nói việc dâm dục là không chướng đạo.

Chưa Tác pháp: Là tăng trước nêu ra trị, nay chưa cho tác giải bạch bốn pháp. Tăng dụng bạch bốn lần nêu ra trị ba người:

  1. Không thấy nêu tội.
  2. Không nêu tội sám hối.
  3. Ác kiến không bỏ.

Nay ý này tùy theo giới thứ ba mà nêu ra. Tùy hai pháp trước nêu ra thì phạm Cát-la. Tà kiến như thế phế bỏ không trị đạo. Mà không xả bỏ thì trái với hai điều can ngăn ở chỗ khuất. Phần dưới là đồng với thuận theo kết tội.

Giới 70: Thuận theo Sa-di bị diệt tẫn. Sa-di nói hành dâm dục chẳng chướng đạo thì bạch bốn lần diệt tẫn. Cùng nêu tội như A-lợi-sất, nghĩa đồng mà tên khác.

Đại Tăng trước cho Sa-di ngủ chung, nay vì tà kiến mà không cho. Cho nên gọi là Nêu, tức nêu ra để trị. Sa-di trước đã không đồng, nay do tà kiến nên cũng không đồng, gọi là Tẫn, tức là đuổi đi.

Văn giới có bốn:

  1. Người chấp nhận phạm.
  2. Sa-di tà kiến, trái với lời can ngăn.
  3. Tỳ-kheo nên nói với Sa-di v.v… tà kiến phải diệt tẫn.
  4. Nếu Tỳ-kheo v.v… cho đến kết tội tùy diệt tẫn.

Trong câu hai can ngăn có ba:

  1. Nói Sa-di là người phạm.
  2. Nói lời như thế v.v… trở xuống là giải thích pháp can ngăn.
  3. Không bỏ là trái lời can ngăn của tăng.

Trong pháp can ngăn thứ hai, hai đối với bốn câu cũng như văn trước.

Trong câu ba nói về pháp diệt tẫn. Trong luật phải bạch bốn lần để diệt tẫn. Nay trong văn giới, y cứ vào Yết-ma rồi, tăng nói lời diệt tẫn.

Giới 71: Xem thường lời can ngăn về các điều lành khác. Người khác đem giới luật khuyên học đúng như pháp mà lại xem thường chối bỏ, không dùng cung kính bạn lành. Vì vọng gá thắng cầu, khinh người lành này mà đắc tội. Trước không nhận lời can ngăn, vọng nơi trái khoáy, mà nay chưa đợi các việc đó sai trái. Nên trong văn luật nói rõ ràng thì phạm. Nếu không vọng gá mà thật muốn cầu tốt đẹp như lời văn đã khai cho.

Giới 72: Hủy mỗi giới thì phạm Ba-dật Đề. Trong kinh nói có văn giới hủy cũng phạm Ba-dật đề. Hủy hai tạng khác thì phạm Cát-la.

Giới 73: Không lắng tai nghe: Trong Nam Sơn luật sư hành Sự Sao gọi là: Vì sợ nên nói ra trước. Duyên khởi như trong Luật. Nhóm Tỳkheo sáu vị tự biết mình phạm tội, sợ người phát khởi ra, nên đến bên người khác nói: – “Tôi mới biết”.

Lại có người nói: Đây là giả vờ kinh ngạc đối với giới, nay thấy rõ ràng như vậy là tiểu vọng ngữ, vì sao lại có giới này. Tìm trong các bộ luật luận đều kết luận không lắng tai nghe. Đa luận quyển chín nói: – Trong đây chính là kết tội không chuyên tâm lắng nghe. Luật Tăng-kỳ Quyển hai mươi mốt nói: – Khoảng giữa hễ giới nào không nghe đều phạm việt Tỳ-ni. Tất cả không nghe thì phạm Ba-dật-đề. Nay giải thích văn giới bản có ba:

1. Người chấp nhận phạm.

2. Sợ nêu tôi nên nói nay tôi mới biết. Trong đây bao gồm cả tội tiểu vọng ngữ.

3. Tỳ-kheo khác vừa mới biết nói nêu việc để tránh không nghe tội. Văn nói Tỳ-kheo khác biết. Tỳ-kheo này đã hai, ba lần ngồi trong hội thuyết giới: Là nêu số để trách.

Từ: Tỳ-kheo kia không biết: là nói không chịu nghe quả để trách. Người vô tri phạm tội tùy theo bản tội mà trị. Nếu tăng thêm vô tri thì phạm Cát-la. Nói Trưởng lão là nêu nhân vô tri không nghe tội. Kia vô tri nên phạm Ba-dật-đề: là nêu quả mà kết nhân: Như trong giới thọ thực quá ba bát nói: Không chia thức ăn là nêu ra sự biết đủ.

Trong luật văn nói: Vô tri nên phạm trọng tội Ba-dật-đề. Nếu không cho thì phạm Đột cát-la.

Giới 74: Đồng dự Yết-ma, thường biết sự người, sau thành pháp mới sinh chê bai hủy báng, nói theo bạn thân mà đem vật tặng cho. Nếu theo luận Tát-bà-đa quyển nói: Chẳng những thường biệt việc của người này. Nếu Đại đức và tham cho, hoặc tăng hòa hợp đem cho sau hối hận… Tất cả đều phạm Ba-dật-đề.

Trong “Thưởng vật tương truyền”, giải thích rằng: là lúc hiện tiền có thể chia vật. Nếu vật thường trụ thì người cho và nhận đều phạm tội trộm.

Giới 75: Giới không gởi dục.

Tăng kỳ quyển hai mươi nói: Đoán việc có hai:

  1. Thuyết giới Tỳ-ni.
  2. Làm bảy Yết-ma và Biệt trụ, v.v…

Giới 76 (Trong chánh văn không có)

Giới 77: Tỳ-kheo gây gổ đấu tranh với nhau.

Thuộc về bốn tranh cãi, đấu tranh với nhau. Lắng nghe và nghe tiếng thì phạm Ba-dật-đề. Theo luật thì nếu hai người ở chỗ tối tăm thì nên búng ngón tay, tằng hắng, nếu không thì phạm Cát-la. Hai người đi trước cũng vậy.

Giới 78 (Trong chánh văn không có)

Giới 79: Dùng tay đánh Tỳ-kheo. Đưa tay lên đánh người thì gọi là đánh.

Giới 80 (Trong chánh văn không có)

Giới 81: Không duyên cớ mà vào cung vua: Dòng Sát-đế-lợi, vua nước rưới đầu:

– Sát-đế là dòng vua chúa.

– Vua nước rưới đầu: Các vị thượng tổ của vua được thăng Vương vị đều gọi là nước rưới đầu, đây là dòng họ vua.

Nghĩa là khi vua thăng vị, thỉnh các vị Đại Bà-la-môn giỏi về bốn bộ Vệ-đà làm thầy dạy vua. Họ lấy nước trong bốn biển rưới lên đầu vua cho là tốt lành, vua thống nhiếp cả bốn biển nên gọi là Vua Quán Đảnh.

– Chưa ra: Là vua và thể nữ lúc còn vui chơi chưa ra khỏi phòng kín.

– Chứa cất của báu: Trong luật nói người nam coi nữ là của báu, vậy thể nữ là của báu của vua, cũng như bảy báu. Của báu này chứa cất giấu, Tỳ-kheo nhìn thấy thì phạm.

– Ngạch cửa: Trong luận Tát-bà-đa Quyển chín nói: Ngoài cửa cung vua có ngàn rào cây. Nếu được mời thỉnh hay nạn duyên thì không phạm.

Giới 82: Cầm của báu.

Báu có bảy thứ báu. Báu trang nghiêm đầy đủ, cho đến các loài sắt để trang nghiêm, nếu cầm lấy thì phạm. Luận Tát-bà-đa Quyển năm nói: Chứa vật báu là thuộc về giới ba mươi, nếu cầm của báu của người, hoặc tự nói tịnh báu, chỉ cầm thì phạm Ba-dật-đề, là nhiếp chín mươi việc. Trừ trong Tăng-già-lam có người làm mất, nếu không giữ sợ người khác lấy thì cho tạm giữ để trả lại. Luật Tăng-kỳ quyển mười tám chép: lập đại hội cúng dường thì đưa tịnh nhân cầm giữ tháp tượng vàng bạc, nếu không có tịnh nhân thì Tỳ-kheo mới tự tay nắm giữ và gởi qua đêm. Tỳ-kheo đi đường ghé vào nhà người ngủ. Trong nhà có của báu mà không có người giữ, sợ mất sẽ bị chê bai nghi ngờ thì khai cho giữ.

Giới 83: Phi thời vào xóm làng: Phi thời là sau giờ ngọ đến sáng hôm sau khi mặt trời chưa mọc. Giới này được chế vua vì sợ người buông lung không có việc cần mà vào thôn xóm.

Theo luật, lúc bạch cần bạch đồng trụ. Nên nói: – Thưa Đại đức hôm nay phi thời tôi đến chỗ đó, xin khéo nhớ giữ. Nếu có việc tìm thì biết tôi ở đó.

Đây là lời dặn dò, không cần phải đầy đủ nghi thức như trên. Nếu đường đi qua thôn, hoặc có thỉnh mời thì không phạm. Không như trong luật Tăng-kỳ nói khi vào làng xóm thì bạch nhau mới vào.

Giới 84 (Trong chánh văn không có)

Giới 85: Bông Đâu-la-miên: như hoa dương liễu, hoa Bồ đài, v.v… Theo duyên khởi trong luật thì dừng lâu sợ làm tổn hại loại trùng nhỏ thì chế cho.

Giới 86: Các loại ống đựng kim ít dùng mà rất phí công cho nên chế.

Giới 87: Đồ ngồi quá lượng.

Theo luật chế thì đồ ngồi bề dài hai gang tay, bề rộng một gang rưỡi của Phật. Sau vì Ca-lưu-Đà-Di vì thân lớn nên Phật cho thêm mỗi bên nửa gang tay, tính ra thì dài năm thước, rộng bốn thước. Cách làm đồ ngồi thì một dài một ngắn như y năm điều, gọi là cắt rọc. Bây giờ không còn theo pháp này.

Giới 88: Khai mạc áo trong, mặc quần tốt. Pháp sám đơn đề trong giới ba mươi hai giới chứa y dư: – Chỉ trừ xả tài vật chỉ giữ sám pháp. Giới 89, 90: (Trong chánh văn không có)

PHẦN THỨ SÁU: 4 ĐỀ XÁ NI

Chia làm ba như trước. Ba-la-đề dịch là Biệt. Đề-xá-ni dịch là tự nói tội. Nghĩa là Biệt Biệt đối với người tự nói tội ra. Nêu riêng trong giới tướng.

Giới 1: Tại nhà người tại gia thọ thực với ni không phải bà con thì phạm. Hoặc Tỳ-kheo bị bịnh, hoặc đặt dưới đất cho thì không phạm, bốn pháp này do sám hối mà đặt tên. Cho nên trong văn giới nêu câu sám tứ. Nên thỉnh sám chủ rằng: – Đại Đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳkheo v.v… Nay thỉnh Đại đức làm Ba-la-đề xá-ni. Xin Đại đức thương xót làm chủ sám hối. Nghi thức bài sám như sau:

– Đại Đức nhất tâm niệm, tôi là Tỳ-kheo v.v… đến nhà người tại gia, cùng thọ thực với Tỳ-kheo-ni không bà con, phạm pháp đáng quở trách, việc không nên làm. Tôi hướng xin sám hối với Đại đức.

Đại đức nói: Thầy hãy tự trách tâm.

Đáp: Vâng, đảnh lễ thọ trì.

Giới 2: Đến tòa thỉnh hội. Có vị ni biến tâm vượt thứ thì vị Tỳkheo phải quở trách: Đại Đức! Hãy dừng lại, phải đợi cho các Tỳ-kheo thọ thực xong.

Giới 3: Người tại gia hữu có học nghèo khổ do hành thí: Cho đến nhục thân này vẫn không tiếc. Phật thương ông nghèo khổ bèn chế cho Tỳ-kheo ghi nhớ học gia.

Bạch hai lần Yết-ma, ngăn không cho năm chúng thọ thực, Tỳkheo cố ý làm trái ở nhà học gia như thế, mỗi miếng ăn phạm một tội Ba-dật-đề. Hoặc có thỉnh trước, hoặc Tỳ-kheo bịnh, hoặc để dưới đất cho thì không phạm, khiến được ít phần đem cúng thí cầu phước. Rộng như trong luật nói.

Giới 4: Ở nơi hiểm trở cách xa tăng-già-lam, thọ thực người đưa đến sợ bị cướp nên Phật chế.

Chế thứ :

  1. Trước nói Đàn việt đưa đến rồi ra ngoài già-lam đón rước.
  2. Tỳ-kheo bị bệnh.
  3. Đặt dưới đất cho Tỳ-kheo.
  4. Dạy người đem cho Tỳ-kheo.

Trong bốn pháp nầy, tùy theo mỗi pháp đều không phạm, hễ trái với bốn khai mà tự tay thọ thì phạm.

Phần thứ ba kết xong rồi xem xét như trên.

PHẦN THỨ BẢY: 100 PHÁP CHÚNG HỌC.

Văn có ba phần, như ở trước nói.

  1. Nói về chỗ y giáo.
  2. Nêu bày tướng tội danh.
  3. Kết xong thì xem xét.

Nói về tướng tội danh:

Giới 1: Mặc Niết-bàn-tăng

Niết-bàn-tăng: Âm tiếng phạm là Thấp-Bà-San-na, Trung Hoa dịchlà Quần (Quần): Nên mặc cho ngay ngắn, luật nói có năm thứ không ngay ngắn.

  1. Quá cao đến gối.
  2. Quá thấp, buộc dây lưng ở rốn.
  3. Vòi voi: Nghĩa là một góc xệ xuống ở trước.
  4. Lá cây Đa-la: Hai góc xệ ở trước.
  5. Tế Niếp: Dây lưng bị nhầu.

Bởi quần bên Tây-trúc không có dây lưng, chỉ buộc dây ngang qua thân. Luận Tát-bà-đa quyển nói: – Trên mắt cá chân một khuỷu tay.

Thượng hạ quá: Là mặc cao thấp.

Tỳ-kheo và Sa-di lúc đi xa quần kéo lên khỏi mắt cá hai khuỷu tay, trên đến đầu gối. Ni và ba chúng dưới thì trên mắt cá một khuỷu tay. Trong luật Ngũ phần quyển mười nói: Cao nửa bắp chân trở lên. Dưới từ gót chân trở xuống. Ngày nay tùy theo lượng thân nên không hoàn toàn như trước kia. Nếu trái phạm thiên này thì y theo luật có hai nghĩa:

– Nghĩa thứ nhất: Tâm cố làm thì phạm hai tội. 1/ Cao xuống thì phạm Cát-la. Cố làm cố phạm chẳng phải oai nghi thì phạm Cát-la.

– Nghĩa thứ hai: Nếu không cố làm thí chỉ phạm Cát-la. Khi muốn sám thì trước thỉnh sám chủ, sau đó mới sám tội.

Luật Thập tụng quyển 1 nói: Phật ngự tại thành Vương xá, Ngài nghĩ rằng: – Ta nên quán chư Phật quá khứ xem vì sao mặc Nê-hoàntăng.

Trời Tịnh Cư ở trên hư không bạch Phật rằng: – Từ quá khứ đến nay đều mặc như vậy.

Luận Tát-bà-đa nói: – Thiên này nhẹ cho nên các đệ tử tâm không chú trọng. Do đó, quán khứ lai đều khác với trời Tịnh Cư. Nay thấy rõ ràng thiên này khuyên nên học là do đây.

Giới 2 : Mặc ba y.

Cũng có năm tướng phạm:

  1. Cao quá gót chân.
  2. Thấp xuống hở lưng.
  3. Vòi voi: nghĩa là bên khuỷu tay trái xệ xuống một góc.
  4. Lá cây Đa-la: Nghĩa là suốt từ vai xuống khố, phía trước xệ xuống hai góc.
  5. Nếp nhỏ có viền.

Giới 3, 4: Lật ngược y.

Tăng kỳ quyển 2 nói: Khi mưa gió được lật ngược y sang một bên. Nếu hở vai phải được lật ngược y sang trái. Nếu trùm kín vai được lật y sang phải, không để khuỷu tay hở. Giới 5, 6 (trong chánh văn không có) Giới 7, 8: Che đầu.

Tăng kỳ nói: Ở trước vị Hòa-thượng A-xà-lê không được trùm đầu mà ngồi. Nếu gió lạnh không được che hết, nên che nửa đầu một tai, thấy vị Trưởng lão thì lấy ra.

Giới 9-17 (trong chánh văn không có)

Giới 18, 19: Phải khéo che thân. Luật Tăng-kỳ nói: Nếu ngồi thân lộ ra thì phương tiện cho lấy vật.

Giới 20, 21 (trong chánh văn không có)

Giới 22, 23: Không im lặng là lớn tiếng nói cười.

Giới 24, 25: Giới không cười giỡn.

Luật Tăng-kỳ nói: Ở trước thầy không được cười. Nếu có việc tức cười thì nên quán tưởng: Vô thường, khổ, không, vô ngã, v.v…

Giới 26: Phải chánh niệm thọ thực, không làm tổn khí. Luật Ngũ Phần nói: Tay trái nhất tâm cầm bát, tay phải giúp sức.

Giới 27, 28: Đầy bát thì đổ, cho nên chế vừa bát mà thọ thực.

Giới 29: Cơm canh cùng ăn: Cơm canh phải ăn một lượt. Không được ăn cơm hết mới ăn canh, hoặc ngược lại.

Giới 30: Thứ lớp thọ thực: Không làm khuấy trộn trong bát.

Giới 31-33 (trong chánh văn không có)

Giới 34: Ngó vào bát người ngồi bên cạnh: Nếu nhìn qua sẽ chê trách thí chủ cúng dường không đều.

Giới 35: Duyên vào bát buộc tưởng: Trong luận Bà-Sa quán bát như đầu lâu.

Tăng kỳ: Dứt tâm quán bát. Không được đưa bát ra trước nói chuyện với người bên cạnh. Nếu có duyên cần nói thì tay trái đậy trên bát.

Giới 36, 37 (trong chánh văn không có)

Giới 38: Không ngậm cơm: Luật Tăng-kỳ nói: Lúc sư trưởng gọi, cơm chưa nuốt hết thì có thể làm tiếng khác để đáp. Nếu không được thì miệng nói, có người chê trách thì thưa là trong miệng có cơm.

Giới 39 (trong chánh văn không có)

Giới 40: Ăn cơm rơi đổ: Luật Tăng-kỳ quyển hai mươi bốn nói: Nên để từng miếng ăn vào miệng. Nếu ăn bánh thì dùng tay bẻ nhỏ ra ăn.

Giới 41: Ngốn cơm ăn.

Luật Tăng-kỳ nói: Không được ngốn cơm lừa sang má bên này, lừa sang má bên kia.

Giới 42-44 (trong chánh văn không có)

Giới 45: Không được tay bốc vãi cơm mà ăn. Làm thức ăn dính tay, làm dơ người bên cạnh.

Giới 46 (trong chánh văn không có)

Giới 47: Tay dơ cầm đồ đựng cơm.

Bên Tây trúc dùng tay bốc thức ăn, tay cầm thức ăn thì làm dơ tay.

Luật Ngũ Phần nói: Ăn bằng tay làm cho tay và thức ăn ô uế.

Giới 48: Nước rửa bát.

Luật Ngũ Phần nói: Vì trong bát có nước cơm, khi rửa bát trong nhà cư sĩ phải cẩn thận,

Giới 49: Đại tiểu tiện trên cỏ tươi.

Luật Tăng-kỳ nói: Mùa hạ cỏ xanh và tốt, nên các loài lạc đà, ngựa, bò thường đến ăn, không nên bỏ gạch đá vào đó, không làm cỏ khô.

Giới 50: Đại tiểu tiện khạc nhổ xuống dòng nước.

Luật Tăng-kỳ nói: Nơi cuối dòng nước tràn ra nên chặn gạch đá ở trên.

Giới 51-60 (trong chánh văn không có)

Giới 61: Cất tài vật trong tháp. Nếu vật của Tam Bảo thì cất cho chắc chắn, không có sai lầm thì không phạm. Giới 62-93 (trong chánh văn không có)

Giới 94: Leo cây cao, trừ khi có nhân duyên.

Giới 95: Tỳ-kheo già bệnh thì Tỳ-kheo khai cho bạch hai lần Yếtma được quẩy đầu gậy mang trên vai mà đi.

Như Tạp Kiền Độ trong luật có nói.

Giới 96-100 (trong chánh văn không có)

PHẦN THỨ TÁM: 7 PHÁP DIỆT TRÁNH

Cũng chia làm ba:

1. Nương theo lời dạy mà diệt sự tranh cãi (y giáo diệt tránh).

2. Nêu tên tướng tội.

3. Kết xong xem xét.

Phần một lại chia làm hai:

1. Từ đầu đến … trong giới kinh, là nói về giáo y cứ. Văn nói bảy pháp diệt tránh, âm Phạm gọi là pháp Tỳ-ni.

2. Từ “Nếu có rồi”… trở xuống là nói công dụng diệt tránh. Tranh hoặc đã khởi lên, nên nói “nếu có rồi”. Khởi thì phải diệt nên nói trừ.

Thể của tránh vốn khác nhau, nên nói có bốn loại:

– Một là ngôn tránh (tranh luận).

– Hai là mích tránh (tìm lỗi để dứt tránh).

– Ba là phạm tránh.

– Bốn là sự tránh.

Tuần tự đối ba môn mà phân biệt 1) Giải thích tên gọi.

  1. Thể, trị.
  2. Kết tội.

– Giải thích tên gọi: Vì lý lẽ sinh ra tranh cãi, gọi là ngôn tránh.

Tìm lỗi sinh ra tranh chấp gọi là mích tránh. Phê bình sinh ra tranh chấp gọi là phạm tránh. Yết-ma sinh ra tranh chấp gọi là sự tránh.

– Thể, trị, nói chung về thể. Chúng tăng, chúng ni các nơi khởi lên tranh chấp khiến cho bạn bè trái quấy sinh lỗi. Đó là thuộc về bốn tránh. Nếu tranh luận với năm chúng khác không trái phá thì chẳng thuộc về bốn tránh.

Nói riêng về thể:

Một là ngôn tránh. Lý sự của ba tạng vốn vậy, mà đối lập làm cho rối tung gọi đó là ngôn tránh, như Thanh Luận sư xuất gia làm tăng, vẫn chấp theo cũ, lập âm thanh là thường, là không chất ngại, dụ như hư không. Phật pháp phá rằng: Am thanh là vô thường, vì là cái làm ra, cũng như cái bình… Nhưng âm thanh về sự thường hay vô thường, lý đối lập cùng tranh luận, đó là thể của ngôn tránh. Tránh này gồm có thượng phẩm và hạ phẩm.

Nếu nói về trị thì nói chung là dùng hai loại thuốc trong loại thuốc mà trị. Nói loại thuốc, theo trong văn giới nêu ra thứ lớp như sau:

1. Tỳ-ni hiện tiền, có hai nghĩa:

1/ Biệt dụng hiện tiền: Đối diện phán xử việc ngôn tránh gọi là Hiện tiền.

2/ Thông dụng hiện tiền: Phán chung các cuộc tranh luận đều phải đối diện gọi là Hiện tiền.

2. Tỳ-ni ức niệm.

3. Tỳ-ni bất si.

4. Tỳ-ni tự ngôn trị.

5. Tỳ-ni tội xứ sở.

Nghĩa là như có người bị người khác nêu tội, đầu tiên dẫn ra, sau đó chống trái. Tăng tác bạch bốn lần trị phạt, dẫn ra các chứng cứ tội có phạm tội. Do đây mà diệt tránh nên gọi là Tỳ-ni. Văn giới gọi là mích tội tướng. Y nghĩa giống như vặn hỏi tìm ra, dẫn các chứng cớ về tội.

1. Tỳ-ni đa nhân ngữ.

Văn gọi là “Đa nhân mích tội”. Tội là lỗi của việc tranh cãi, chẳng phải là tội trong năm thiên phạm tội. Ý ở đây nói: Dùng lời nói của nhiều người tìm lỗi chấp thường của Thanh luận mà phán đoán là phi lý.

2. Tỳ-ni thảo bố địa.

Trong bảy Tỳ ni ở trên, nếu trị loại ngôn tránh hạ phẩm, thì chỉ dùng hiện tiền một lần diệt là hết, tức là trên nói Biệt dụng hiện tiền.

Ở trong đó tùy theo tám chỗmà phán diệt. Nghĩa là hoặc ngay giới của mình cầu một vị có thắng đức, hoặc hai hoặc ba, hoặc đủ tăng vị. Hoặc trong giới của người khác, tăng hoặc ba, hoặc hai, hoặc một. Dần dần lưu chuyển tùy ứng với tám chỗ tranh cãi, nghĩa là tâm phục gọi là Tỳni hiện tiền một lần diệt hết. Nhưng trong tám chỗ diệt nếu có dưới ba vị thắng đức thì phải đầy đủ ba hiện tiền.1- Pháp hiện tiền, như phán quyết âm thanh là thường, đó là phi lý. 2- Tỳ-ni hiện tiền: Khuyên nhận lấy phán quyết này. 3- Nhân hiện tiền: Phán xử người tranh cãi và người khởi tranh cãi. Nếu trên bốn người phải đầy đủ năm hiện tiền nghĩa là thêm kết giới, thành tựu và năng diệt tăng. Ba, năm thứ hiện tiền này đều là nghĩa đối diện phán định, đều gọi là hiện tiền.

Nhưng ở trong số tăng vị, sợ có người xấu giả kết bạn bè tranh luận, nên đơn bạch sai đủ 10 vị đại đức họp riệng ở một chỗ để cùng nhau phân xử. Khi chính thức phân xử cũng phải giải quyết các mong muốn của bọn ngưới xấu. Lại ở trong tòa đuổi ra ngoài ba hạng người:

1. Nếu có Tỳ-kheo không tụng giới, không học luật tạng, nói lời phi pháp, thì nên làm đơn bạch đuổi người nầy ra.

2. Người tụng giới mà không học Đại tạng, chấp một ít văn thì cũng đuổi ra.

3. Tỳ-kheo Pháp sư dùng ngôn từ gượng ép mà nói đạo lý, cũng bạch đuổi ra. Sau khi đuổi ra rồi thì đúng như pháp phán định. Tranh sự đã diệt rồi mà còn phát khởi lên thì phạm Ba-dật-đề. Phần phát tranh ở dưới đều y cứ theo đây.

Nếu là ngôn tránh phẩm thượng ở tám chỗ trước đều không thể dứt, phải dùng hai diệt mới hết, nghĩa là Tỳ ni đa nhân ngữ và hiện tiền. Hiện tiền tức là thông dụng hiện tiền, nghĩa là lìa nhiều người thì không có thể tánh riêng. Các phần hiện tiền sau đều y cứ theo đây mà giải thích.

Nói nhiều người, nghĩa là tác bạch hai lần sai năm vị có đức hành trù phán định. Hành trù gồm có mười ba pháp là hiển lộ v.v… như trong luật. Vả lại, như ở trong chúng người phi pháp nhiều, nhưng HòaThượng, Thượng tọa trí người kia đều nói đúng như pháp. Nên hiển lộ thực hành hai thứ thẻ: Một là phá, hai là hoàn. Lúc hành thì nói rằng: – Lập âm thanh là thường là tróc phá xá-la. Lập âm thanh là thường thì tróc hoàn xá-la. Nếu chấp âm thanh là thường mà số thẻ ít thì phán là trái. Nếu thẻ nhiều gửi sự làm loạn thì không được phán định. Nên ở chỗ khác thầm cầu người trí đến này mà hành trù diệt. Thời nay thường thấy chúng tăng phi pháp, vọng từ nhiều người thì một làm sao lầm. Mười hai pháp còn lại ở đây không thể nói hết. Đây chính là nhiều người nói.

Nói hiện tiền: Trong đây chỉ là tăng vị phán quyết việc tranh luận, đầy đủ có năm hiện tiền. Nghĩa là tăng, giới, pháp, tỳ-ni, người đều là pháp đối mặt phán định.

Hai là giải thích về mích tránh. Nói chung thì dùng bốn diệt. Diệt nghĩa là nếu có người nêu lên là tìm thấy tội của người khác, nhân đây mà hai người phân tranh gọi là mích tránh. Lúc tăng diệt thì xét hỏi tội cứ đã nêu. Người bị nêu gồm có ba loại:

1. Người không làm không phạm, như Đạp-Bà-ma-la là bậc Đại A-la-hán, không hề phạm tội. Vì bị hủy báng cho nên bên ngoài có lời đồn đến tai. Nếu người bị nêu, bảo tăng đã vặn hỏi biết thanh tịnh rồi thì không phạm. Được làm bạch tứ Yết ma, nhớ nghĩ lại biết thanh tịnh để dứt việc tranh chấp gọi là ức niệm Tỳ-ni.

2. Người làm mà không phạm: Như Kiền-độ diệt tránh ghi: Tỳkheo Nan-Đề khi lên cơn bệnh si cuồng gây ra nhiều tội, được Phật khai cho. Cho nên gọi là làm mà không phạm. Bị người nêu tội, bảo với tăng, tăng biết là không phạm nên bạch tứ, tăng cùng chứng minh. Hết si cuồng trở về sau không hề phạm, lấy đó mà dứt việc tranh cãi.

3. Người vừa làm vừa phạm. Như người tội bị nêu ra tội, bảo với tăng. Lúc tăng xem xét đầu tiên nói trọng, sau đó lại nói khinh. Hoặc đầu tiên nói phạm, sau đó nói trái. Cho bạch tứ yết ma, đoạt ba mươi lăm việc trị phạt khiến dẫn ra chỗ thật phạm. Lấy đây để dứt sự tránh nên gọi là nơi chốn tội.

Loại người một và hai không bị trị, việc tranh chấp dễ dứt, xếp vào loại tranh cãi hạ phẩm. Loại người thứ ba trị phạt tranh cãi khó dứt, xếp vào loại tranh cãi thượng phẩm. Hiện tiền không lìa ba tỳ-ni này cho nên gọi là bốn diệt diệt.

Ba là nói về phạm tránh. Nói chung là dùng ba diệt mà diệt. Phê bình tội phạm có hai.

1- Người bên cạnh phê bình đuổi bạn thành hai. Lại như một là người tự tay đào đất, hai là bên cạnh bạn phê bình.

– Nói người kia ở chỗ đất, tưởng đào đất nên phạm Ba-dật-đề.

– Nói người kia ở chỗ đất chẳng nghĩ là đất thì phạm Cát-la.

Việc tranh chấp đã ray rà, gọi người phạm đến hỏi, cho tự nói. Người phạm nói: Tôi ở chỗ đất tưởng đào đất. Liền bảo đối diện sám hối Ba-dật-đề. Vì tranh cãi dứt nên gọi là Tự ngôn trị. Tranh cãi các tụ tội khác y cứ theo đây nên biết. Hai người cùng chấp sự lý khác nhau gọi là phạm tránh. Bất đồng ngôn tránh thì sự một mà lý khác. Cảnh đối sám tùy theo đó mà làm.

Một người cho đến đủ số tăng vị, thì tăng vị là năm hiện tiền, ngoài ra là ba hiện tiền. Hiện tiền không có thể riêng, cũng như trước đã nói.

2- Hoặc người bên cạnh phê bình tuy có tự nói nhưng tranh cãi vẫn không dứt, hoặc chúng cùng phạm, hai người thấy khác. Như ni khen ngợi thọ thực. Một người nói là khen ngợi thọ thực thì phạm Ba-dật-đề, một người nói trao tay thì phải quở trách.

Nếu muốn khinh sám, thì người thấy trọng trái nghịch; nếu muốn trọng sám thì người thấy nhẹ chống lại. Mất thời gian trái nghịch, phải làm pháp phủ cỏ. Đó là không nói tội danh, cùng nhau xin hoan hỉ. Như cỏ phủ bùn đất không làm dơ chân người, nên gọi là cỏ phủ. Đây là dứt tranh cãi mà tội không diệt. Điều nầy nói theo Mẫu luận quyển 8. Nếu theo luận Tát-bà-đa quyển thì tội và tranh cãi đều diệt.

Đối với người bạn thứ nhất, người trí nên sinh khởi đầy đủ nghi cách cùng thưa bẩm, nghĩ như là cỏ phủ. Bạch từng câu như trong luật, đây không nói nhiều.

Trong chúng thứ hai cũng vậy, thưa bẩm rồi thì đơn bạch với tăng, xin sám hối. Đây đã là tăng diệt, thì hạn cuộc trong năm hiện tiền.

Bốn là nói về Sự tránh, là tất cả diệt diệt. Nghĩa là Sự tránh này chỉ là tranh cãi Yết-ma nên đặt tên việc này. Lý thật tức thuộc về ba tránh trước.

Vả lại, như hai người, thấy người khác thọ nhật bẩm nhật hai pháp. Một nói bạch nhị, thọ nhật không thành, phải bạch tứ yết ma. Một nói bạch nhị thọ nhật được thành, trong giáo có văn nói rõ.

Đây tức là sự một, lý khác thuộc về ngôn tránh. Diệt pháp thì y cứ theo văn trước.

Như giữ theo pháp, thật không phạm tội, bị người kia nêu ra nói có tâm ác theọ, Tăng biết thanh tịnh liền cho nhớ nghĩ. Nếu vì si mà làm, bị người cử tội bạch tăng thì cho pháp không si. Lại y theo thật phạm, đầu tiên dẫn ra, sau lại trái phá thì đắc tội nơi chốn. Đây đều thuộc mích tránh. Lại như thấy người riêng chúng theo pháp, hai người ở bên phê bình.

Một người nói kia là ác tâm theo pháp nên khiến cho không thành thì phạm Thâu-lan-giá. Một người nói kia là tâm biếng nhác theo thì phạm Cát-la. Đây tức sự lý đều khác thuộc về phạm tránh. Đây đã tùy thích ứng, vì thuộc về ba loại tránh trước (ngôn, mích, phạm) nên dùng bảy diệt tùy nghi mà diệt, y cứ theo ba tránh trước.

* Kết tội: như văn trước.

Phần hai: Nêu tướng tội danh. Bảy giới đều nói “thuận theo cho” là người có trí quán biết thuận theo cho vậy. Nói nên cho đó chính là đối diện mà phán diệt. Nếu quán thấy thuận theo cho mà không phán diệt thì phạm Cát-la. Cho nên bảy giới này thuộc về thiên thứ năm.

Do lỗi tránh nặng nên khuyên được cho ẩn tội danh. Bảy phần gồm có hai vị: – Vị thứ nhất gồm một loại đầu, hai loại kế và một loại tự ngôn trị, như thứ tự này mà diệt ba thứ: ngôn, mích, phạm tránh thuộc phẩm hạ. Vị thứ hai gồm mích tội, đa mích và như thảo bố địa, theo thứ tự này mà diệt ba thứ: ngôn, mích, phạm tránh thuộc phẩm thượng.

Hỏi: Trong phẩm thượng theo thứ lớp sao lại nói khác trước?

Đáp: Tùy theo lời nói thuận tiện thôi.

Cũng có Luật sư trả lời theo thứ lớp đó là không theo văn luật.

Phần ba: kết rồi thì xét giữ, như trước nên biết.

Từ đây trở xuống là kết chỉ bày hồi hướng. Văn chia ra làm ba.

  1. Từ đầu đến “phải nên học” là kết rộng, chỉ bày lược.
  2. “Nhẫn nhục là đạo bậc nhất”, chỉ bày riêng tóm lược bảy vị Phật.
  3. “Nói người có thể hộ giới v.v…” hồi hướng cầu đại đạo.

Chỉ bày riêng bảy vị Phật:

1/ Tỳ-bà-thi:

Văn lược chia ra làm hai. Đầu nêu tóm lược bài kệ, kế nêu lên giáo chủ.

* Tóm lược kệ:

Giải thích tóm lược bài kệ rằng: Người ở thời Phật này, thường chấp khổ hạnh. Nghĩa là chấp khổ hạnh, dứt nghiệp ác nhiều đời, lại không gây tội mới thì không còn quả khổ. Vì muốn đối trị chấp ấy nên đặt ra giới.

Nói “Nhẫn nhục là đạo bậc nhất”: – Nghĩa là đối người có oán thì tu từ bi nhẫn nhục giống như khổ hạnh này là đạo bậc nhất. Đạo nầy dẫn chứng lý vô vi, Phật nói là tối thượng. Khéo chế giới như thế được niềm vui vô vi. Không đồng với ngoại đạo xuất gia làm não loạn người khác, mà chế ra tu khổ hạnh không gọi là Sa-môn. Sa-môn nghĩa là vui vắng lặng. Chỗ chế của ngoại đạo kia không có quả an vui vắng lặng cho nên nói như thế.

2/ Phật Thi-khí:

Văn lược làm hai như trước. Y bài kệ là: Người ở thời Phật này,

nhiều tà hạnh, để cầu quả báo cõi trời. Vì để đối trị kia nên chế ra giới. Nói: thí như người mắt sáng… là nói Phật khéo chế ra giới, cho chúng sinh mắt tuệ sáng sạch, thấy rõ việc giết hại các loại dê v.v… cúng tế trời, cầu trời, chiêu lấy nẻo tà hiểm không được sinh lên trời. Vì vậy nói thí như người có mắt sáng tránh được đường hiểm ác. Trên đã đối trị tà cầu cho nên người tu giới định, tuệ lìa được phá giới và phiền não ác. Văn còn lại có thể hiểu.

3/ Phật Tỳ-diệp-la:

Người ở thời Phật này, nhiều trì giới mà không cầu thắng tiến, lại thích đối với người khác nói lỗi, ôm lòng ganh ghét. Vì đối trị kia nên chế giới.

Nói không hủy báng cũng không ganh ghét là lìa hai lỗi miệng, ý. “Nên vâng giữ giới” là để cho giới đầy đủ.

Từ “ăn uống” trở xuống là nói thuận sinh thắng thiện. Văn có năm câu:

  1. Ăn uống biết đúng lượng.
  2. Thường thích xa lìa.
  3. Nhờ đây mà tâm định.
  4. Sách tấn tiến tu.
  5. Kết thành Phật giáo.

Văn còn lại có thể hiểu.

4/ Phật Câu-lưu-tôn:

Người ở thời Phật này, nhiều tham cầu lợi dưỡng,chống lại lời thầy dạy, bàn ngược lại thầy, ác tâm ngã mạn tu các phẩm thiện. Vì vậy, Phật chế giới.

Nói: Cho đến vào xóm làng: Vào xóm làng, không hủy hoại tâm bố thí, ít trì vị khinh, lại đối với lời dạy của thầy không sinh trái ngược, chỉ thuận theo lời dạy thực hành, không dòm ngó thầy làm hay không làm v.v… Trong giới Đại thừa, gọi là không quan sát chủng tánh của Pháp sư. Văn còn lại có thể hiểu.

5/ Phật Câu Na-Hàm Mâu-ni:

Người ở thời Phật này, nhiều ưa buông lung, chấp theo tà luận. Nếu có người phá thì sinh lo buồn, vì để đối trị kia nên mới chế giới. Nói “tâm chớ buông lung” đó là lìa tà luận. “Thánh pháp nên siêng học” là học chánh luận.

“Như thế thì không lo buồn”: Người học chánh luận pháp như vậy, tâm vui mừng cho nên thân an, vì an nên tâm định, vì định nên được Niết-bàn.

6/ Phật Ca-Diếp:

Người ở thời Phật này phần nhiều được định, thường sinh ái vị mà không cầu tịnh thắng. Tức như kinh Duy-ma-cật nói: Tham đắm thiền vị là trói buộc của Bồ-tát. Vì đối trị kia nên Phật chế giới.

Nói “tất cả điều ác chớ làm”: Là trị điều ác phá giới.

“Nên vâng làm điều lành”: Tu thiện tịnh định chớ tu theo vị định.

Chí ý tự chánh, giúp đưa đến quả chứng.

7/ Phật Thích-ca:

Người ở thời Phật này, tánh nhiều phiền não buông lung, không chịu tu niệm. Nếu có tu chút ít điều lành thì sinh vui mừng cho là đủ, lại gây ra nhiều nghiệp ác. Vì để đối trị kia nên chế ra giới.

– Nói “khéo giữ gìn cửa miệng” là khi người hỏi tội chớ dùng lời độc ác đáp lại.

Lại là tự phát ra lời nói xa lìa bốn lỗi.

– Tự tịnh chí ý: Là dứt trừ phiền não, tu không buông lung, thích tu nhiều việc lành.

– Thân chớ làm điều ác: Là lìa lỗi của thân. Vì ý có khả năng phát ra nghiệp cho nên ở giữa, để biểu hiện trước là lời nói, sau là thân nghiệp vậy.

Ba nghiệp đạo này thanh tịnh, đó là nơi thanh tịnh nhất lúc chứng Niết-bàn. Cho nên văn tiếp nói: – Thường được hành như thế là đạo của bậc đại tiên nhân.

* Nêu giáo chủ: Văn chia làm ba. 1) Nêu giáo chủ. 2) Giải thích về thuyết thời 3) Khuyên tu học.

Phần đầu có thể hiểu. Phần hai ý nói mười hai năm đầu lúc Phật còn tại thế, chư tăng vẫn thanh tịnh, chưa hề phạm lỗi. Mỗi nửa tháng Phật tự nói giới này. Từ đó về sau thì y theo luật.

Phật tại nước Chiêm ba, một đêm trăng rằm, bên bờ sông Hằng, vì ở trong tăng có người phạm tội trộm. Phật yên lặng không nói giới, mà giao cho đệ tử nói, nếu Phật nói thì có hai lỗi: 1-Phật không nói dối. 2- Thần Kim cương dùng chày đập sẽ làm tổn hại người phạm. Vì bảo hộ cho họp nên Phật không nói, mà giao cho đệ tử nói rộng về giới. Trong sáu vị Phật trước, vị Phật đầu tiên sáu tháng Bố-tát một lần. Lần lượt như thế các vị Phật còn lại năm, bốn, ba, hai, một tháng. Nay Phật Thích-ca thì nửa tháng thuyết giới một lần.

Phần ba khuyên tu nói các Tỳ-kheo vì mình nghĩa là khuyên tự thương mình. Kinh luận mới gọi là người thiện nam tự ái. Lạc pháp là thích nghe suy nghĩ.

Ưa thích Sa-môn: Thích vắng lặng tức là tu tuệ. Có hổ có then là đối trị lại với phiền não phá giới.

Ưa thích học giới: Còn trong sự học thì lấy giới để làm tông. Cho nên khuyên sau cùng.

Hồi hướng cầu đại đạo: có 1 kệ, chia làm hai:

*Đầu tiên mười hai bài kệ rưỡi: Khen công đức khuyên tụng giới. Chia làm 5:

1/ Hai bài kệ nói rõ giới có công năng nhận lấy nghĩa lợi hiện tại và sau này.

2/ Hai bài rưỡi nêu về uy nghi cung kính

3/ Hai bài rưỡi nói về được đoạn đức.

4/ Hai bài rưỡi nói về Phật ân đức.

5/ Ba bài kệ nói về trí đức.

– Giải thích hai bài kệ đầu: Hiện được lợi ích gọi là nghĩa, sau lợi ích gọi là lợi. Trong bài kệ đầu hiện tại nhận được gọi là lợi, sau đó chiêu cảm sinh lên cõi trời. Ba thứ lạc này đều là người trí nên gọi là người sáng suốt. Đời này muốn sinh lên trời, thì dẫn sinh về cõi trời. Bài kệ sau khuyên quán đời trước lợi ích nhờ giới tịnh này mà dẫn nhập vào Đạo xuất thế bậc nhất tức đạo Niết-bàn.

– Giải thích hai bài kệ rưỡi: Có thể thắng tất cả lo buồn: hai chướng ưu não hợp lại gọi la lo buồn. Có thể thắng nghĩa là đoạn. Vì đoạn cho nên cung kính giới là Phật pháp. Cho nên Phật khuyên đệ tử tự cầu đạo cung kính giới thuận theo giáo.

– Giải thích hai bài kệ rưỡi: nói về đoạn đức. Bảy vị Phật dứt hoặc nên nói bảy giới kinh, để cho các đệ tử tu hành giải thoát. Trong văn lẽ ra nói: “Làm cho các trói buộc được cởi bỏ”. Phật đã nói rồi, đã nhập Niết-bàn. Các tướng hí luận hữu lậu đã dứt. Lại các đệ tử như các ngài Xá-lợi-phất v.v… vâng theo lời Phật, khen ngợi giới của các Thánh. Các vị này cũng đã nhập diệt.

– Giải thích hai bài rưỡi kệ: nói về ân đức. Đại bi tức là thể của ân đức. Từ đây lưu xuất ra giới và tỳ-ni. Tỳ-ni tức là Đại tạng. Giới do Phật nói ra, tương ứng thấy giới như Phật.

– Giải thích ba bài kệ sau: Nói về sinh ra trí đức. Lần lượt truyền sinh thánh tuệ nhật chiếu soi xua hết si ám. Cho nên nói Phật pháp hưng thạnh: tức thắng nghĩa chánh pháp hưng thạnh. Nếu mặt trời trí tuệ không có thì si ám liền sinh khởi. Đã sinh trí đức, khuyên nên hòa hợp thuyết giới.

*Sau cùng một bài kệ rưỡi là kết tóm phần thắng đức nói ở trước.

“Thí cho chúng sinh đồng thành Phật” như văn có thể hiểu.

“Nếu có người vâng giữ giới thanh tịnh,
Cũng hồi hướng quả Bồ-đề,
Làm lợi ích cho chúng sinh.
Cũng như xông hương xông khắp cả”.

 

TỨ PHẦN TỲ-KHEO BỔN SỚ.

QUYỂN HẠ – (HẾT)

Pages: 1 2