TỨ PHẦN TĂNG YẾT MA
Sa-môn Hoài Tố chùa Thái Nguyên ở phía Tây soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

(Xuất xứ từ Luật Tứ Phần)

THIÊN THỨ MƯỜI BA: TRỊ NGƯỜI

Pháp cho yết-ma-quở trách:

Theo luật có hai pháp, tăng nên cho làm pháp yết-ma-quở trách. Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, cho đến nói, không nói cũng giống như vậy, cho đến yết-ma nêu tội cũng như vậy. Lại có ba việc, tăng nên cho làm pháp yết-ma-quở trách. Đó là: phá giới, phá kiến, phá oai nghi, cho đến yết-ma nêu tội cũng như vậy. Lại có Tỳ-kheo tánh ưa gây gỗ tranh chấp, ưa mắng nhiếc người, miệng nói ra lời như dao kiếm, moi móc chỗ hay chỗ dở của nhau. Lại có Tỳ-kheo khác ưa gây gỗ tranh chấp, đến người kia xúi giục họ gây gỗ tranh chấp. Cho nên, làm cho tăng chưa có việc gây gỗ tranh chấp thì xảy ra việc gây gỗ tranh chấp. Đã có việc gây gỗ tranh chấp thì không dứt được. Phật dạy: “Ta cho phép tăng làm pháp yết-ma-quở trách. Nhóm họp tăng bạch bốn lần yết-ma để thực hiện. Nhóm tăng xong, nêu tội đã phạm; nêu tội đã phạm rồi, làm cho họ nhớ nghĩ; nhớ nghĩ rồi mới nêu tội; nêu tội rồi, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này ưa đấu tranh, mắng nhiếc nhau. Miệng nói lời hung dữ, tranh nhau hơn thua. Các Tỳkheo kia đấu tranh với nhau rồi, nếu có Tỳ-kheo khác đấu tranh, lại đến xúi giục rằng: “Các thầy có khả năng không như bọn họ, các thầy học nhiều, trí tuệ, giàu có hơn họ, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sẽ làm bạn với các thầy”. Khiến cho trong tăng chưa có sự tranh cãi thì xảy ra sự tranh cãi, đã có sự tranh cãi thì không dứt được. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, tăng vì Tỳ-kheo…… làm pháp yết-ma-quở trách. Nếu sau xảy ra sự tranh đấu lại, chúng tăng sẽ tăng thêm tội mà trị họ. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này ưa đấu tranh, mắng nhiếc lẫn nhau. Miệng nói lời hung dữ, moi móc lỗi xấu của người. Các Tỳ-kheo kia tranh chấp với nhau rồi, nếu có Tỳ-kheo khác tranh chấp lại đến xúi giục rằng: “Các thầy có khả năng hơn bọn họ, các thầy học nhiều, trí tuệ, giàu có hơn họ, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sẽ làm bạn với các thầy”. Khiến cho trong tăng chưa xảy ra sự tranh cãi thì sinh ra sự tranh cãi, đã xảy ra sự tranh cãi rồi thì không dứt được. Tăng vì Tỳ-kheo…… làm pháp yết-ma-quở trách. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… làm pháp yết-ma-quở trách. Nếu sau lại xảy ra sự tranh đấu thì chúng tăng sẽ tăng thêm tội mà trị họ thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng, vì Tỳ-kheo…… làm pháp yết-ma-quở trách rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Người kia được pháp rồi, thực hành đầy đủ ba mươi lăm việc. Ba mươi lăm việc này đã nói trong phần trước.

Pháp giải yết-ma-quở trách:

Hoặc chúng tăng trong lúc dùng sáng, dùng trưa; hoặc lúc nói pháp; hoặc bố-tát. Người bị yết-ma-quở trách sửa sang y phục, cởi bỏ giày dép, quỳ thẳng chắp tay bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, xin Đại đức nhận sự sám hối của con. Từ nay về sau con sẽ trách tâm, không bao giờ tái phạm.

Phật dạy: Nếu người kia thuận theo chúng tăng, không có điều nào chống trái, mong được giải yết-ma-quở trách. Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma giải cho họ. Tăng phải quán sát, có năm pháp không giải yết-ma cho họ. Đó là: Trái với ba mươi lăm việc trên. Người bị yết-ma-quở trách nên đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… tăng cho làm pháp yết-ma-quở trách. Nay con thuận theo chúng tăng, không có điều gì chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Xin tăng thương xót con, vì con mà giải yết-ma-quở trách (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… bị tăng làm pháp yết-ma-quở trách. Tỳ-kheo kia thuận theo chúng tăng, không có điều gì chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo…… Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này bị tăng làm Pháp yết-ma-quở trách. Tỳ-kheo đó thuận theo chúng tăng, không có điều gì chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Trưởng lão nào bằng lòng tăng vì Tỳ-kheo…… giải yết-ma-quở trách thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo…… rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp cho yết-ma tẫn xuất:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo làm việc xấu khiến nhơ bẩn nhà người. Việc xấu là: Tỳ-kheo tự trồng hoa, dạy người khác trồng v.v… Nhơ nhà người gồm: Có bốn việc: 1- Nương nhà người làm nhơ nhà người; 2- Nương lợi dưỡng làm nhơ nhà người; 3- Nương người thân làm nhơ nhà người; – Nương Tăng-già-lam làm nhơ nhà người. Tỳ-kheo này làm việc xấu khiến nhơ nhà người, ai cũng thấy ai cũng nghe. Phật dạy: Tăng vì Tỳkheo đó làm pháp yết-ma tẫn xuất, bạch bốn lần yết-ma để thực hiện. Văn làm yết-ma và văn giải này có nói rõ như trong luật.

Pháp cho yết-ma y chỉ:

Nếu Tỳ-kheo ngu si không biết gì, gây ra nhiều tội lỗi, sống chung với người tại gia, ưa thích gần gũi họ, không thuận với Phật pháp. Phật dạy: Cho tăng làm pháp yết-ma y chỉ cho họ, bạch tứ yết-ma để tiến hành. Nghĩa là chuyển họ đến y chỉ với người có đức, không được phân biệt địa phương, quốc độ. Văn tác pháp và giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma ngăn không được đến nhà người tại gia:

Người tại gia có năm pháp, tăng nên vì họ làm pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia. Người đó cung kính cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, việc nên giữ gìn, thì vững tâm giữ gìn không bỏ. Tỳ-kheo có mười pháp, tăng nên làm pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia. Nói xấu, mắng chửi nhà người tại gia; phương tiện làm cho nhà người tại gia mất mát thiệt thòi, làm mất lợi lộc, không có chỗ nương ở, đấu tranh làm não loạn người tại gia; ở trước người tại gia hủy báng Phật, Pháp, Tăng, ở trước người tại gia nói lời thấp hèn, mạ nhục; hứa với người tại gia như pháp mà không thực hành. Văn sai người đưa tin, sám hối và giải v.v… cũng giống như trong luật.

Pháp cho yết-ma không thấy tội đã nêu:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo phạm tội, Tỳ-kheo khác hỏi rằng: “Thầy phạm tội, có thấy hay không?” Tỳ-kheo phạm tội đáp: “Không thấy”. Phật dạy: Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, làm cho pháp yết-ma không thấy tội đã nêu. Văn tác pháp và giải như trong luật.

Pháp cho yết-ma không sám hối tội đã nêu:

Có Tỳ-kheo phạm tội, các Tỳ-kheo nói rằng: “Thầy có tội sám hối” Tỳ-kheo phạm tội đáp: “Tôi không sám hối”. Phật cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, làm cho pháp yết-ma không sám hối tội đã nêu. Văn tác pháp và giải như trong luật.

Pháp cho yết-ma không bỏ ác kiến đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo sinh ác kiến như vậy, nói rằng: Tôi biết pháp Phật nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo. Phật cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, cho làm pháp yết-ma can ngăn quở trách. Pháp can ngăn như văn trước. Đối với Tỳ-kheo kia, tăng cho làm pháp yết-ma can ngăn quở trách, nhưng Tỳ-kheo cố không bỏ ác kiến. Phật dạy: Cho làm pháp yết-ma không bỏ ác kiến đã nêu, bạch bốn lần yếtma để tiến hành. Văn tác pháp và giải như trong luật.

Pháp cho yết-ma cuồng si:

Có ba thứ cuồng si: 1- Lúc nói giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến; 2- Hoặc nhớ mà đến; 3- Hoặc không nhớ không đến. Loại hai và ba không nên làm cho pháp yết-ma, loại thứ nhất bạch hai lần yết-ma, nên cho như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hoặc không nhớ thuyết giới, hoặc đến, hoặc không đến. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma tâm loạn cuồng si. Hoặc nhớ, hoặc không nhớ, hoặc đến, hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới, tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… nầy tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hoặc không nhớ thuyết giới, hoặc đến, hoặc không đến. Tăng làm pháp yết-ma tâm loạn cuồng si cho Tỳ-kheo…… Hoặc nhớ, hoặc không nhớ, hoặc đến, hoặc không đến. Tăng làm yếtma thuyết giới. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng làm pháp yết-ma tâm loạn cuồng si cho Tỳ-kheo……, tăng làm yết-ma thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng làm pháp yết-ma tâm loạn cuồng si cho Tỳkheo…… hoặc (31) nhớ, hoặc không nhớ, hoặc đến, hoặc không đến.

Tăng làm yết-ma thuyết giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp giải yết-ma cuồng si:

Nếu Tỳ-kheo…… bệnh cuồng si hết rồi, tăng nên bạch hai lần yếtma để giải. Tỳ-kheo kia nên nghiêm chỉnh oai nghi, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… trước đây bị bệnh cuồng si, lúc thuyết giới hoặc nhớ, hoặc không nhớ, hoặc đến, hoặc không đến. Chúng tăng cho tôi yết-ma cuồng si. Bệnh đã lành, nay tôi đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si (nói ba lần).

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này trước đây bị bệnh cuồng si, Tỳ-kheo nầy lúc thuyết giới hoặc nhớ, hoặc không nhớ, hoặc đến, hoặc không đến. Chúng tăng làm cho pháp yết-ma cuồng si, tăng làm yết-ma cho rồi, bệnh cuồng si đã dứt, nay Tỳ-kheo…… đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, cho giải yết-ma cuồng si, tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này trước đây bị bệnh cuồng si, Tỳ-kheo nầy lúc thuyết giới hoặc nhớ, hoặc không nhớ, hoặc đến, hoặc không đến. Chúng tăng làm cho pháp yết-ma cuồng si, tăng làm cho yết-ma rồi, bệnh cuồng si đã dứt, nay Tỳ-kheo…… đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… giải yết-ma cuồng si thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải yết-ma tâm loạn cuồng si cho Tỳ-kheo…… rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Phật dạy: Tùy theo lúc bệnh làm cho pháp yết-ma cuồng si, bệnh lành thì giải yết-ma cho.

Pháp cho yết-ma học gia:

Bấy giờ, có vợ chồng cư sĩ đều kính tin Phật pháp làm đệ tử Phật. Theo pháp thường của các đệ tử Kiến đế (chứng quả Dự lưu) của Chư Phật. Họ đối với các Tỳ-kheo không có gì luyến tiếc, dù cho lóc thịt thân mình. Nếu các Tỳ-kheo đến nhà họ, thường cúng dường thức ăn và các thứ cần dùng khác. Vì thế gia đình họ trở nên nghèo cùng, đói cơm thiếu áo. Phật dạy: Cho phép tăng làm yết-ma học gia cho cư sĩ kia. Nên bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có niềm tin làm đệ tử Phật, cúng dường các Tỳ-kheo, tiền của đã hết sạch. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, nay tăng làm yết-ma học gia. Các Tỳ-kheo không được nhận thức ăn ở nhà cư sĩ ấy nữa. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có niềm tin làm đệ tử Phật, cúng dường các Tỳ-kheo, tiền của đã hết sạch. Tăng nay làm yết-ma học gia. Các Tỳ-kheo không được nhận thức ăn ở nhà cư sĩ ấy nữa. Trưởng lão nào bằng lòng làm yết-ma học gia cho cư sĩ…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng làm yết-ma học gia cho cư sĩ…… rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Nếu có mời trước, hoặc bệnh, hoặc bỏ dưới đất mà cho, hoặc nhận từ người khác, hoặc học gia cúng dường, hoặc sau này tiền của họ có lại nhiều thì Tỳ-kheo nhận không phạm.

Pháp giải yết-ma học gia:

Nếu nhà học gia tiền của có lại nhiều, họ đến tăng xin giải yết-ma học gia. Thì tăng nên bạch hai lần để giải, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có niềm tin làm đệ tử Phật, ưa thích bố thí, tiền của đã hết sạch. Tăng trước đã cho làm yết-ma học gia. Nay gia đình cư sĩ…… tiền của có lại nhiều, đến tăng xin giải yết-ma học gia. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, giải yết-ma học gia. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có niềm tin làm đệ tử Phật……, nay tiền của có nhiều, tăng giải yếtma học gia cho cư sĩ……, trưởng lão nào bằng lòng tăng giải yết-ma học gia cho cư sĩ…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải yết-ma học gia cho cư sĩ…… rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp làm yết-ma nói lời khác lạ:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo phạm tội, các Tỳ-kheo hỏi: “Thầy có tự biết mình phạm tội hay không?” Tỳ-kheo phạm tội đem việc khác trả lời với các Tỳ-kheo: “Các thầy nói ai? Nói về việc gì? Bàn về lý gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Ai phạm tội? Tội từ đâu sinh ra? Tôi không thấy tội, vì sao nói tôi có tội?”.

Phật dạy: Từ nay về sau, cho phép bạch rồi, gọi là lời khác lạ. Nên bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội, các Tỳ-kheo hỏi: “Nay thầy có tự biết mình phạm tội hay không?” Vị Tỳkheo đó liền đem việc khác trả lời với các Tỳ-kheo: “Các ông hỏi ai? Nói về việc gì? Bàn về lý gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Ai phạm tội? Tội từ đâu sinh ra? Tôi không thấy tội”. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nên gọi đó là Tỳ-kheo…… nói lời khác lạ. Tác bạch như thế.

Tác bạch rồi, gọi là lời khác lạ. Nếu chưa bạch, trước nói lời khác lạ, tất cả phạm tội đột-cát-la. Nếu tác bạch rồi, mà nói lời khác lạ, tất cả phạm ba-dật-đề.

Pháp làm yết-ma xúc não:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo sau khi tăng chế định không được nói lời khác lạ rồi, liền xúc não tăng bằng cách gọi đến không đến, không gọi đến lại đến; nên đứng thì không chịu đứng, không nên đứng lại đứng; việc đáng nói không nói, không đáng nói lại nói. Phật dạy: Cho phép tăng làm đơn bạch yết-ma cho Tỳ-kheo…… này, gọi là làm xúc não, tác bạch như vầy:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này, tăng gọi là nói lời khác lạ, liền xúc não chúng tăng, gọi đến không đến, không gọi đến lại đến; nên đứng thì không chịu đứng, không nên đứng lại đứng; việc đáng nói không nói, không đáng nói lại nói. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng gọi Tỳ-kheo mỗ là xúc não. Tác bạch như thế.

Bạch như vậy rồi, gọi là làm xúc não. Nếu chưa bạch, trước xúc não tăng, tất cả phạm đột-cát-la. Nếu bạch rồi, mà xúc não tăng, tất cả phạm ba-dật-đề.

Pháp trị ngựa dữ:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo tánh xấu không nghe lời can ngăn, phạm nhiều tội. Các Tỳ-kheo khác nói: “Thầy phạm tội có thấy hay không?” Tỳ-kheo phạm tội đáp: “Không thấy”. Tăng nên bỏ đi, không hỏi nữa, nói như sau:

– Nay thầy không thấy tội, chỗ thầy đến, ở đó cũng nêu tội thầy. Vì thầy nói như vầy: “Không cho ông làm A-nậu-bà-đà, không cho bốtát, tự tứ”. Như người huấn luyện ngựa, gặp những con khó điều phục liền dùng dây buộc nó lại rồi đi. Thầy Tỳ-kheo không thấy tội cũng như vậy. Tất cả mọi người đều xa lìa, chỗ thầy đến, dù cho bố-tát, tự tứ cũng không cho.

Người đó không nên cầu thính. Đây tức là thính.

Phạm pháp trị phạt:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo tánh xấu phạm giới, lại không nghe lời can ngăn, chúng tăng nên mặc tẫn để trị. Nên thực hành như sau:

Tất cả Tỳ-kheo mặc tẫn không nói chuyện với Tỳ-kheo phạm tội. Đây là phạm phạt trị (nhưng không thay đổi). Nên dẫn đến trước chúng, mọi người cùng phê bình rồi đuổi đi, không cho thuyết giới, cũng không cho tham gia các pháp hội.

Pháp xả giáo thọ Tỳ-kheo ni:

Bấy giờ, nhóm Tỳ-kheo ni sáu vị, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na đến chùa cùng Tỳ-kheo, Sa-di cùng ở; lại trêu chọc nhau, cùng nhau đọc kinh, khóc la, hoặc cười giỡn, làm não loạn các Tỳ-kheo ngồi thiền. Phật dạy: Nên gọi họ đến quở trách và trị phạt. Nếu không thay đổi, nên vì Hòa-thượng, A-xà-lê của Sa-di-ni làm yết-ma xả giáo thọ.

Pháp yết-ma úp bát cho nhà người tại gia:

Phật dạy: Nhà người tại gia có năm pháp, nên cho yết-ma úp bát: Không hiếu thuận với cha mẹ, không cung kính Sa-môn, Bà-la-môn, không tôn trọng Tỳ-kheo. Có năm pháp không nên làm yết-ma phú bát tức là ngược lại năm điều trên. Lại nữa, nhà người tại gia có mười pháp, chúng tăng nên làm yết-ma phú bát cho, là: Mắng nhiếc hủy báng Tỳ-kheo, làm cho Tỳ-kheo bị tổn hoại, làm việc không lợi ích, làm cho Tỳ-kheo không có nơi nương tựa, làm cho Tỳ-kheo đấu tranh rồi loạn, trước mặt Tỳ-kheo nói xấu Phật, Pháp, Tăng, dùng việc vô căn cứ về pháp bất tịnh để hủy báng Tỳ-kheo, xúc phạm Tỳ-kheo-ni. Người tại gia phạm một trong mười pháp này thì làm pháp yết-ma phú bát cho. Nên tác bạch cho như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này thanh tịnh, mà người tại gia tên là……. dùng tội Ba-la-di vô căn cứ hủy báng Tỳ-kheo. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, nay tăng vì người tại gia…… này làm yết-ma phú bát, không qua lại, tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… thanh tịnh, mà người tại gia tên là…… dùng tội Ba-la-di vô căn cứ hủy báng Tỳ-kheo. Nay tăng vì người tại gia tên là…… làm yết-ma phú bát, không qua lại. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng vì người tại gia tên là …… làm yết-ma phú bát, không qua lại thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng vì người tại gia …… này làm yết-ma phú bát, không qua lại rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp sai một Tỳ-kheo đến nói với người tại gia:

Phật dạy: Tăng nên bạch hai lần yết-ma sai một Tỳ-kheo làm sứ giả, đến nói với người tại gia cho họ biết. Vị Tỳ-kheo sứ giả đó phải có tám tính chất, tám tính chất và pháp sai đã nói rõ như trong luật. Tỳ-kheo sứ giả này đến nhà người tại gia kia, không được nhận các thứ cúng dường như: giường, ghế, thức ăn v.v… gặp họ nên nói rằng: “Nay tăng vì ông làm yết-ma phú bát, không qua lại”. Người tại gia kia không hiểu, nên giải thích cho họ hiểu. Nếu họ nói: “Làm cách nào để giải yết-ma phú bát cho nhà tôi, để Tỳ-kheo lại qua lại như trước”? Tỳ-kheo sứ giả nên nói rằng: “Ông phải đến sám hối chúng tăng”. Người kia nếu sám hối, thuận theo chúng tăng không dám chống đối, thì đến tăng xin giải yết-ma phú bát, lại qua lại như trước, tăng nên giải yết-ma cho họ. Văn giải như trong luật.

THIÊN THỨ MƯỜI BỐN: CAN NGĂN.

Pháp can ngăn phá tăng:

Nếu Tỳ-kheo tìm cách muốn phá hòa hợp tăng, tìm cách phá hòa hợp tăng giữ chặt không bỏ. Tỳ-kheo nên can ngăn Tỳ-kheo này rằng: “Đại đức chớ (32) tìm cách muốn phá hòa hợp tăng, chớ tìm cách phá hòa hợp tăng giữ chặt không bỏ. Đại đức nên hòa hợp với tăng, vui vẻ không tranh cãi giống như sữa hòa với nước. Trong Phật pháp mới tăng thêm sự an vui mà ở. Đại đức nên bỏ việc này, chớ để tăng làm yết-ma quở trách mà phạm tội trọng. (Nếu họ nghe thì tốt, không nghe thì) lại khiến Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; hoặc vua, đại thần, các đạo khác: Sa-môn, Bà-la-môn yêu cầu họ can ngăn, hoặc Tỳ-kheo ở phương khác biết người đó nghe lời nói của mình thì nên nhờ họ đến can ngăn. Người đó nghe thì tốt, nếu không nghe thì nên tác bạch (tác bạch rồi, nên yêu cầu nữa).

– Nầy Đại đức! tôi đã bạch rồi, chỉ còn yết-ma, giờ đây thầy nên bỏ việc này, chớ để tăng vì thầy làm yết-ma mà phạm tội trọng. Nếu người đó nghe lời thì tốt, nếu không nghe thì nên làm yết-ma lần thứ nhất, làm yết-ma lần thứ nhất rồi, nên yêu cầu…).

– Nầy Đại đức, tôi đã bạch yết-ma lần thứ nhất rồi, còn hai lần yết-ma nữa, thầy nên bỏ việc này, chớ để tăng vì thầy làm yết-ma mà phạm tội trọng. Nếu người đó nghe lời thì tốt, nếu không nghe thì nên làm yết-ma lần hai, làm yết-ma lần thứ hai rồi, nên yêu cầu: Nầy Đại đức! tôi đã bạch yết-ma lần thứ hai rồi, còn một lần yết-ma nữa, thầy nên bỏ việc này, chớ để tăng vì thầy làm yết-ma mà phạm tội trọng. Nếu bỏ thì tốt, nếu không bỏ thì cho bạch yết-ma lần thứ ba. Nói yếtma lần thứ ba xong, thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Bạch hai lần yết-ma xong mà xả, phạm ba tội Thâu-lan-già. Bạch yết-ma lần thứ nhất xong mà xả, thì phạm hai tội Thâu-lan-già. Nếu tác bạch lần thứ nhất chưa xong mà xả, phạm đột-cát-la. Nếu chưa bạch, tìm cách muốn phá hòa hợp tăng, thọ cách phá hòa hợp tăng, giữ chặt không bỏ, tất cả phạm đột-cát-la. Pháp yết-ma cụ thể như trong luật đã nói).

Pháp can ngăn người giúp phá tăng:

Lúc chúng tăng can ngăn Tỳ-kheo phá tăng kia, lại có bè đảng Tỳ-kheo phi pháp, chúng có nhiều một, hai, ba người nói với các Tỳkheo rằng: Đại đức thầy chớ can ngăn Tỳ-kheo này, vì Tỳ-kheo này là Tỳ-kheo nói đúng pháp, Tỳ-kheo nói đúng luật. Những lời Tỳ-kheo này nói chúng tôi đều chấp nhận. Các Tỳ-kheo nên nói: Thầy chớ nói rằng: Tỳ-kheo này là Tỳ-kheo nói đúng pháp, Tỳ-kheo nói đúng luật, những lời Tỳ-kheo này nói ra chúng tôi đều chấp nhận. Thật ra, Tỳ-kheo này chẳng phải Tỳ-kheo nói đúng pháp, Tỳ-kheo nói đúng luật, các thầy chớ phá hòa hợp tăng mà phải hòa hợp với tăng, vui vẻ không tranh cãi, v.v…… như trước. (Pháp yết-ma cũng như luật có nói).

Pháp can ngăn người bị tẫn xuất hủy báng tăng:

Lúc bấy giờ, có Tỳ-kheo làm việc xấu, khiến nhơ nhà người, mọi người đều biết. Tăng làm yết-ma tẫn xuất, Tỳ-kheo phạm tội hủy báng tăng rằng: “Các Tỳ-kheo có thương, giận, sợ, si, có người đồng tội như tôi, sao có người đuổi, có người không đuổi”? Các Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo kia rằng:

– Đại đức làm nhơ nhà người, ai cũng thấy ai cũng nghe; làm hạnh xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Đại đức làm nhơ nhà người, làm hạnh xấu, nên bỏ việc này, chớ để tăng quở trách mà phạm tội trọng.

(Nếu người đó nghe lời thì tốt, không nghe lời thì cho bạch yết-ma đến lần ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma như luật có nói).

Pháp can ngăn người có tánh xấu không nghe lời can ngăn:

Nếu Tỳ-kheo có tánh xấu không chịu nghe lời người can ngăn, các Tỳ-kheo dùng giới luật, dạy bảo đúng như pháp, nhưng họ không nghe, lại nói với các Tỳ-kheo: “Đại đức chớ nói với tôi việc tốt việc xấu, tôi cũng không nói với các Đại đức việc tốt việc xấu. Các Đại đức hãy thôi đi, không nên can ngăn tôi”. Tỳ-kheo kia nên can ngăn Tỳkheo này rằng:

– Đại đức chớ tự mình không nghe lời can ngăn, mà phải nghe theo lời can ngăn. Đại đức đúng như pháp can ngăn các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo cũng nên đúng như pháp can ngăn Đại đức. Như thế chúng đệ tử Phật mới tăng thêm lợi ích, đệ tử Phật nên dạy bảo nhau, can ngăn nhau, sám hối nhau. Đại đức nên bỏ việc này, chớ để tăng quở trách mà phạm tội nặng.

(Nếu người kia nghe lời thì tốt, bằng không nghe thì nên làm yếtma cho đến lần thứ ba như trên. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như luật đã nói.

Pháp can ngăn người ác kiến nói dâm dục không chướng đạo:

Tỳ-kheo kia nói rằng: “Tôi biết pháp Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo. Các Tỳ-kheo chân chánh nên can ngăn Tỳ-kheo đó rằng:

– Thầy chớ nói như vậy, đừng hủy báng Thế tôn, hủy báng Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy, Đức Thế tôn dùng nhiều phương tiện nói làm việc dâm dục là pháp chướng đạo. Nay thầy nên bỏ việc này, chớ để tăng quở trách mà phạm tội nặng.

Nếu người đó nghe nói thì tốt, không nghe thì làm yết-ma cho đến lần thứ ba như trước. Pháp bạch bốn lần yết-ma cũng như trong luật có nói. Pháp can ngăn Sa-di nói dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo, cũng giống như vậy không khác).

Pháp can ngăn người phạm tội:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo sắp phạm tội Ba-la-di cho đến ác thuyết (đột-cát-la). Các Tỳ-kheo nên can ngăn Tỳ-kheo đó rằng:

– Đại đức! Chớ nói như vậy, việc này không nên như vậy. Việc làm của Đại đức chẳng đúng pháp, chẳng đúng luật, chẳng đúng lời Phật dạy.

Nhưng Tỳ-kheo đó không nghe theo lời can ngăn, khuyên răn đúng như pháp của các Tỳ-kheo chân chánh thì phạm giới. Nếu Tỳkheo đó tự biết việc mình làm là đúng, lời can ngăn của người khác là sai, nên cố làm, thì phạm tội căn bản. Tỳ-kheo không nghe theo lời khuyên can phạm đột-cát-la. Nếu Tỳ-kheo đó tự biết việc mình làm là sai, lời can ngăn của người khác là đúng, mà cố làm thì phạm tội căn bản. Tỳ-kheo không nghe theo lời khuyên can phạm ba-dật-đề. Nếu người vô trí không biết pháp can ngăn thì nên nói với họ rằng:

Thầy nên hỏi Hòa-thượng, A-xà-lê của thầy, lại học hỏi tụng kinh, biết pháp can ngăn rồi, sau đó mới can ngăn.

THIÊN THỨ MƯỜI LĂM: DIỆT TRÁNH

Pháp cho Tỳ-ni hiện tiền:

Bấy giờ, các Tỳ-kheo, người phạm tội không có mặt làm pháp yết-ma. Phật dạy: Không nên, không được vắng mặt người phạm tội mà làm pháp yết-ma.

Từ này về sau, vì các Tỳ-kheo kiết tỳ-ni hiện tiền diệt tránh. Nên nói tỳ-ni hiện tiền như vậy.

Nhưng hiện tiền có năm: pháp, Tỳ-ni, nhân, tăng, và giới.

1. Pháp hiện tiền: là pháp diệt tránh sở trì.

2. Tỳ-ni hiện tiền: Tỳ-ni diệt tránh sở trì.

3. Nhân hiện tiền: Nói nghĩa qua lại.

4. Tăng hiện tiền: Cùng yết-ma hòa hợp ở một chỗ, người không đến gởi dục cho người hiện tiền, để người có tư cách ngăn không ngăn được.

5. Giới hiện tiền: Ở trong giới làm yết-ma để trị tội.

Pháp cho Tỳ-ni ức niệm:

Bấy giờ, các Tỳ-kheo thật không phạm tội nặng ba-dật-đề, Tănggià-bà-thi-sa, Thâu-lan-già. Các Tỳ-kheo khác đều nói phạm tội nặng, hỏi rằng: “Thầy có nhớ phạm tội năng hay không?” Các Tỳ-kheo không nhớ phạm bèn đáp: “Tôi không nhớ phạm tội như thế”, liền nói với các Tỳ-kheo rằng: “Trưởng lão chớ nhiều lần vặn hỏi tôi”, các Tỳ-kheo cố vặn hỏi không thôi.

Phật dạy: Cho phép tăng vì họ tác bạch bốn lần yết-ma Tỳ-ni ức niệm, như văn xin làm yết-ma.

Từ này về sau, kiết diệt tránh tỳ-ni ức niệm cho các Tỳ-kheo, nên nói tỳ-ni ức niệm như vậy.

Tỳ-ni ức niệm là thế nào? Tội của Tỳ-kheo kia không nên nêu, không nên làm ức niệm.

Pháp cho Tỳ-ni bất si:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo cuồng si tâm loạn, phạm nhiều các tội, chẳng phải pháp Sa-môn; nói năng không chừng mực; đến, đi, ra, vào trái với oai nghi. Sau đó, Tỳ-kheo kia tâm trở lại bình thường, bấy giờ các Tỳ-kheo nói: “Thầy phạm tội nặng ba-dật-đề, Tăng-già-bà-thi-sa?” hỏi Tỳ-kheo kia rằng: “Thầy có nhớ mình phạm tội nặng hay không?” Tỳ-kheo kia đáp: “Tôi lúc trước cuồng si tâm loạn, phạm nhiều các tội; chẳng phải tôi cố làm như vậy, chỉ tại cuồng si mà thôi. Các Trưởng lão không cần vặn hỏi nhiều lần, nhưng các Tỳ-kheo cố vặn hỏi không thôi. Phật dạy: Cho phép tăng tác bạch bốn lần yết-ma Tỳ-ni bất si, xin và tác như văn.

Từ nay về sau, kiết diệt tránh tỳ-ni bất si cho các Tỳ-kheo, nên nói Tỳ-ni bất si như vậy.

Thế nào là Tỳ-ni bất si? Tội này của Tỳ-kheo kia không nên nêu, không nên làm ức niệm.

Pháp cho Tỳ-ni Tự ngôn trị:

Tỳ-kheo dùng mặt trời thanh tịnh thấy Tỳ-kheo phạm giới; không giữ kín lại tự nói tội ra ngoài. Phật dạy: Không nên như vậy, nếu ở lúc khác cũng không nên như vậy. Tỳ-kheo phải làm cho người kia nhận tội, sau mới cho tội; không nên, người không nhận tội mà cho tội.

Từ này về sau, kiết diệt tránh tỳ-ni tự ngôn trị cho các Tỳ-kheo, nên nói Tỳ-ni tự ngôn trị như vậy.

Trong đây, là người hiện tiền, người nhận sám, người sám hối.

Thế nào là Tự ngôn? Là tự nói tên tội và chủng loại tội, sám hối là đúng. Thế nào là trị? Tự trách tâm thầy sinh nhàm chán.

Pháp Tỳ-ni lời của nhiều người:

Các Tỳ-kheo tranh sự hiện tiền, không thể diệt được, nên yêu cầu nhiều Tỳ-kheo biết pháp thực hành xá-la để dứt trừ. Vì thẻ xá-la nhiều biểu thị cho lời của nhiều người.

Từ này về sau, vì các Tỳ-kheo kiết diệt tránh dùng lời của nhiều người, nên nói dùng lời của nhiều người như vậy.

Thế nào là lời của nhiều người? Hoặc dùng nhiều người nói trì pháp, trì Tỳ-ni, trì Ma-di.

Pháp cho Tỳ-ni tội xứ sở:

Bấy giờ, các Tỳ-kheo phạm tội, trước sau trái nhau. Phật dạy: Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma tội xứ sở cho Tỳ-kheo kia. Nên như thế cho nhóm họp tăng, tăng nhóm họp rồi vì người kia nêu tội, nêu tội rồi cho làm ức niệm, làm ức niệm rồi cho tội. Làm pháp như văn, làm pháp rồi thuận theo ba mươi lăm việc.

Từ này về sau, kiết diệt tránh tội nơi chốn cho các Tỳ-kheo, nên nói kết tội nơi chốn như vậy.

Thế nào là tội nơi chốn? Tội này của Tỳ-kheo kia cho làm nêu, nên làm ức niệm.

Pháp cho Tỳ-ni như cỏ phủ đất:

Các Tỳ-kheo nghĩ rằng: chúng ta phạm nhiều các giới, chẳng phải pháp Sa-môn cũng làm cũng nói, ra vào không chừng đỗi. Nếu chúng ta lại cùng nhau khéo hỏi việc này; có thể sẽ khiến cho việc tranh cãi này, giống như cỏ phủ đất.

Từ này về sau, kiết diệt tránh như cỏ phủ đất cho các Tỳ-kheo, nên nói như cỏ phủ đất.

Thế nào là cỏ phủ đất: ở đây không còn nói tên tội, chủng loại tội, mà sám hối.

Tránh có bốn loại: Ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh, và sự tránh.

1. Ngôn tránh: Tỳ-kheo tránh cãi với Tỳ-kheo, dẫn mười tám việc tranh cãi: pháp phi pháp cho đến thuyết bất thuyết. Dùng tướng như vậy tranh cãi nhau, thành kia đây đấu tranh.

2. Mích tránh: Tỳ-kheo và Tỳ-kheo tìm tội nhau, dùng ba việc nêu tội: phá giới, phá kiến, phá oai nghi; kiến, văn, nghi; làm tướng như vậy để tìm tội, nói chuyện chung không dối, tìm thế lực của bạn, an ủi ý mình; hoặc nêu làm ức niệm, hoặc an việc này, không an việc này, không si không thoát.

3. Phạm tránh: Phạm bảy loại tội, từ Ba-la-di cho đến ác thuyết.

4. Sự tránh: Việc làm trong ngôn tránh, việc làm trong mích tránh, việc làm trong phạm tránh.

Nêu thuốc đối tránh, văn luật có nói rộng.

THIÊN THỨ MƯỜI SÁU: TẠP HÀNH

Pháp kiết nhà thuyết giới:

Luật nói: Các Tỳ-kheo không biết thuyết giới ở chỗ nào. Phật dạy: Cho phép làm nhà thuyết giới. Nên cử một Tỳ-kheo oai nghi nghiêm chỉnh xướng nhà lớn, nhà có lầu, nhà kinh hành; hoặc ở bên sông, hoặc dưới cây, hoặc bên tảng đá, chỗ có cỏ tươi, nên tác bạch như vầy:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng ở chỗ…… làm nhà thuyết giới, tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nay chúng tăng ở chỗ…… làm nhà thuyết giới, Trưởng lão nào bằng lòng, tăng ở chỗ…… làm nhà thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng ở chỗ…… làm nhà thuyết giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp giải nhà thuyết giới:

Bấy giờ, các Tỳ-kheo trước xây nhà thuyết giới rồi, lại muốn xây nhà thuyết giới ở chỗ khác. Phật cho phép giải nhà thuyết giới trước, sau đó kiết lại, nên bạch giải như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng giải nhà thuyết giới ở chỗ…… tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nay tăng giải nhà thuyết giới ở chỗ……. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng giải nhà thuyết giới ở chỗ…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải nhà thuyết giới ở chỗ…… rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp kiết nhà kho:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo khách đến, phải dời y vật để ở phòng khác không chắc chắn. Phật cho phép dùng một phòng khác làm nhà kho. Nên có một vị Tỳ-kheo xướng phòng…… hoặc nhà sưởi, hoặc nhà có lầu, hoặc chỗ kinh hành làm nhà kho. Xướng rồi nên bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng kiết phòng…… làm nhà kho, tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tăng kiết phòng…… làm nhà kho. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng kiết phòng…… làm nhà kho thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng kiết phòng…… làm nhà kho rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Nếu nhà kho không vững chắc, thì cho phép sai người giữ nhà kho. Người đó có đủ các tính chất tốt như trên. Nếu họ không chịu thì cho phước nhiều và cho cháo. Nếu họ vẫn không chịu, thì tất cả y thực nên chia cho họ hai phần. Nếu họ vẫn không chịu thì nên đúng như pháp mà trị).

Pháp giải nhà kho:

Văn lược không có văn giải, nên nói ngược lại văn kiết.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, tăng giải nhà kho phòng……, tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tăng giải nhà kho phòng…… Trưởng lão nào bằng lòng, cho tăng giải nhà kho phòng…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giải nhà kho phòng…… Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp không có chủ làm phòng xá cho mình:

Vị Tỳ-kheo kia xem chỗ không có nạn, không có hại, rồi vào trong tăng, oai nghi đầy đủ, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… xin làm phòng không có chủ tự làm cho mình. Nay tôi đến trước tăng xin làm chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại (nói ba lần). Tăng nên xem xét Tỳ-kheo này có đáng tin hay không. Nếu thấy người đó đáng tin thì tăng nên cho phép làm. Nếu thấy người đó không đáng tin, thì tất cả tăng nên đến chỗ ấy xem xét. Nếu tăng không đi, nên sai người đáng tin trong tăng đi xem. Nếu chỗ kia có nạn, có hại thì tăng không nên cho làm chỗ đó. Nên làm như vầy để cho:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… tự xin làm phòng, không có chủ tự làm cho mình, đến tăng xin chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng chấp thuận, nay tăng cho Tỳ-kheo…… làm chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại, tác bạch như vậy.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… tự xin làm phòng, không có chủ, tự làm cho mình, đến tăng xin chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại. Nay tăng cho Tỳ-kheo…… làm chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… làm chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… làm chỗ này, chỗ không có nạn, không có hại rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Văn có chủ làm phòng cũng giống như vậy, chỉ có chủ là khác).

Pháp cho kiết giới không mất y:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo bị bệnh thân gầy ốm, có Tăng-già-lê phẩn tảo mang theo rất nặng, tự nghĩ: “Đức Thế tôn cho các Tỳ-kheo kiết giới ngủ không được lìa y, nay ta bị bệnh thân gầy ốm, có Tăng-già-lê phẩn tảo rất nặng nề. Lại có nhân duyên muốn du hành trong nhân gian, không thể đem theo được”. Phật dạy: Từ nay về sau cho phép tăng kiết giới không mất y cho Tỳ-kheo bệnh này, Bạch hai lần yết-ma để tiến hành. Tỳ-kheo bệnh nên đến trước tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… bị bệnh thân gầy ốm. Tăng-già-lê phấn tảo rất nặng, có duyên sự muốn đi trong nhân gian, không thể đem theo được. Nay con đến trước tăng xin pháp kiết giới không mất y (nói ba lần). Tăng cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… bị bệnh thân gầy ốm, có Tăng-già-lê rất nặng, lại có nhân duyên muốn đi trong nhân gian, không thể đem theo được, đến trước tăng xin pháp kiết giới không mất y. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, cho Tỳ-kheo này kiết pháp không mất y, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… bị bệnh thân gầy ốm, có y Tăng-già-lê phẩn tảo rất nặng, lại có duyên sự muốn đi trong nhân gian, không thể đem theo được, đến trước tăng xin pháp kiết giới không mất y. Nay tăng cho Tỳ-kheo….. pháp kiết không mất y. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo….. pháp kiết không mất y thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo….. kiết pháp không mất y rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp cho làm đồ nằm mới:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo bị bệnh thân gầy ốm, có đồ nằm phẩn tảo rất nặng. Tự nghĩ: “Đức Thế tôn chế giới làm đồ nằm mới phải sài đủ sáu năm. Nếu chưa đủ sáu năm, chưa rách mà cố ý làm đồ nằm mới thì phạm ni-tát-kỳ-ba-dật-đề. Nay ta bị bệnh thân gầy ốm, đồ nằm này quá nặng không mang theo được”. Đức Thế tôn dạy: “Cho phép tăng cho Tỳ-kheo kia bạch hai lần yết-ma làm lại đồ nằm mới”. Tỳ-kheo kia đến trước tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… bị bệnh thân gầy ốm, có nhân duyên muốn đi trong nhân gian, nhưng đồ nằm phẩn tảo quá nặng, không thể đem theo được. Nay tôi đến trước tăng xin yếtma cho làm đồ nằm mới (nói ba lần). Tăng cho như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này bị bệnh thân gầy ốm, muốn đi trong nhân gian, lại có đồ nằm phẩn tảo quá nặng. Nay đến trước tăng xin yết-ma cho làm đồ nằm mới. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma cho làm đồ nằm mới, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này bị bệnh thân ốm gầy, có đồ nằm phẩn tảo quá nặng, lại muốn đi trong nhân gian. Nay đến tăng xin yết-ma cho làm đồ nằm mới. Tăng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma cho làm đồ nằm mới. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma cho làm đồ nằm mới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma cho làm đồ nằm mới rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc nên thực hành như vậy.

Pháp cho chứa túi dây và gậy:

Bấy giờ, có Tỳ-kheo già yếu cần phải có túi đựng bát, cần gậy để đi. Phật dạy: Cho phép tăng bạch hai lần yết-ma cho vị Tỳ-kheo già kia làm túi và gậy. Vị Tỳ-kheo già nên đến trước tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… già bệnh, cần có túi vải đựng bát, cần gậy để chống. Nay tôi đến trước tăng xin cất chứa gậy, túi vải. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo…… chứa gậy và túi vải. Xin thương xót cho (nói ba lần), tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này già yếu, cần có túi vải đựng bát, cần gậy để chống. Nay đến trước tăng xin chứa gậy và túi. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, cho Tỳ-kheo…… chứa gậy và túi, tác bạch như vậy.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này già yếu, cần có túi vải đựng bát, cần gậy để đi. Nay đến trước tăng xin chứa gậy và túi. Nay Tăng cho Tỳ-kheo…… này chứa gậy và túi. Trưởng lão nào bằng lòng, Tăng nay cho Tỳ-kheo…… chứa gậy và túi thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng nay cho Tỳ-kheo…… chứa gậy và túi rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp sáu niệm:

Theo luật Tăng-kỳ chép:

Niệm thứ nhất: Đó là biết ngày, tính tháng đủ, thiếu, trắng, đen, nói rằng: Tháng này đủ (tháng thiếu gọi là thiếu). Ngày mồng một tháng có trăng cho đến (3) ngày mười lăm tháng có trăng. (tháng không trăng nên nói) ngày mồng một tháng không trăng cho đến ngày mười bốn, mười lăm tháng không trăng.

Phương Tây vốn chế định tháng có tháng có trăng, tháng không trăng. Tháng có trăng hoàn toàn là tháng đủ, tháng không trăng có tháng đủ, tháng thiếu. Ở Trung quốc một tháng có ba mươi ngày. Cho nên chắc rằng, thông báo cho biết tháng đủ, thiếu chính là do phương này lập ra. Nói về tháng, riêng nói mồng một, hai tháng không trăng, có trăng v.v… lại thuận theo ngày tháng của phương Tây đặt ra.

Niệm thứ hai: Đó là biết chỗ của thức ăn, chỗ của thức ăn bất định, tùy theo chỗ thức ăn đó nói rằng: Hoặc ăn thức ăn thường của tăng, hoặc thức ăn thường khất thực, hoặc nhận lời mời của người kia, hoặc ăn thức ăn của mình, v.v…

Nếu chưa xác định thức ăn nên nói:

Ngày nay nghĩ rằng không trái với thức ăn được thỉnh.

Niệm thứ ba: Đó là biết ngày tháng năm lúc thọ giới nói rằng: Vào ngày ấy tháng ấy năm ấy, bóng cây một thước là bao nhiêu, tôi thọ giới cụ túc, không có hạ (nếu có hạ tùy theo bao nhiêu hạ mà nói).

Niệm thứ tư: Đó là biết y bát có không, đủ thiếu. Nếu y bát thiếu, tùy theo có mà nói rằng: Y và bát…… này đủ.

Trường hợp không đủ thì nói rằng: Y bát, v.v…… không đủ, nghĩ lúc này đủ. nếu tất cả đầy đủ nên nói: Ba y và bát đầy đủ.

Trường hợp y thuốc, bát dư, nghĩ biết đã tịnh thí hay chưa tịnh thí. Nếu (có) chưa tịnh thí thì nói rằng: Có y và thuốc, bình bát dư chưa tác tịnh, nghĩ sẽ thuyết tịnh.

Nếu không có nên nói: Không có y thuốc, bát dư.

Niệm thứ năm: Đó là biết ăn chung với chúng, ăn riêng chúng, khuyên tăng ăn chung với chúng, nói rằng: Không nên ăn riêng chúng.

Niệm thứ sáu: Đó là biết bệnh, không bệnh. Có bệnh nói: Nay tôi bị bệnh, nghĩ sẽ trị lành. Không bệnh thì nói: Nay tôi không bệnh, theo chúng hành đạo.

Pháp xả thỉnh:

Nếu Tỳ-kheo không bệnh và trong một ngày thí y, có nhiều người thỉnh. Tỳ-kheo đó nên nhận một người thỉnh, còn những người khác thì chuyển nhường cho các Tỳ-kheo khác nói như sau:

– Thưa Trưởng lão, nhà ấy thỉnh tôi cúng dường năm thứ thức ăn chính. Tôi phải đến chỗ kia, nay tôi xin cúng dường Ngài.

Nếu không từ chối người thỉnh trước, nhận thức ăn của người thỉnh sau mà ăn; thì mỗi miếng phạm một tội ba-dật-đề. Nếu không từ chối người thỉnh sau, nhận thức ăn của người thỉnh trước, mà ăn thì mỗi miếng phạm một tội đột-cát-la.

Làm Pháp dư thực:

Thức ăn có hai loại: 1- Thức ăn chính; 2- Thức ăn phụ. Thức ăn phụ là: thức ăn bằng củ, cọng v.v… Thức ăn phụ này ăn không no. Thức ăn chính là: cơm, cốm, cơm khô, cá và thịt; hoặc cháo mới múc ra khỏi nồi, dùng cọng cỏ vẽ lên, không dính lại, đó là thức ăn chính không được ăn. Trong năm thứ thức ăn chính, nếu ăn một thức ăn chính nào no rồi, xả oai nghi, không làm pháp dư thực mà ăn nữa thì mỗi miếng phạm một tội ba-dật-đề. Nếu muốn ăn, Tỳ-kheo nên đem thức ăn đến chỗ một Tỳ-kheo ăn chưa no, nói như vầy:

– Thưa Đại đức! Tôi ăn no rồi! Xin đại đức biết đó xem đó. Thức ăn này xin làm pháp dư thực.

Tỳ-kheo kia nên ăn một chút, rồi nói với Tỳ-kheo này rằng:

– Thưa Trưởng lão! Tôi đã ăn rồi, Ngài nên lấy để dùng.

Tỳ-kheo nên đáp: Vâng!

Làm pháp này rồi, được tùy ý mà ăn.

Pháp ăn riêng chúng bạch ra vào:

Chúng riêng: Hoặc bốn người, hoặc hơn bốn người, hoặc hai, ba vị ăn tùy ý. Bốn vị hoặc hơn bốn vị chia làm hai bộ thay phiên nhau thọ thực. Nếu Tỳ-kheo có nhân duyên ăn riêng chúng, muốn vào ăn nên đứng dậy bạch rằng: “Tôi có nhân duyên…… ăn riêng chúng, muốn vào ăn”.

Phật dạy: “Nên cho phép thứ lớp tùy theo vị Thượng tọa vào ăn riêng chúng”. Duyên là: lúc bệnh, lúc may y, lúc thí y, đi trên đường, đi thuyền, chúng đông nhóm hợp, Sa-môn thí thực. Nếu không có nhân duyên ăn riêng chúng. Tỳ-kheo kia nên đứng dậy thưa:

Tôi ở trong chỗ ăn riêng chúng này, không có nhân duyên, muốn ra ngoài.

Phật dạy: “Cho phép Tỳ-kheo đó ra ngoài”.

Nếu Tỳ-kheo ăn riêng chúng, mỗi miếng phạm một tội ba-dật-đề.

Nếu có nhân duyên không nói, Tỳ-kheo phạm tội đột-cát-la.

Pháp trước bữa ăn sau bữa ăn, đến nhà khác có dặn Tỳ-kheo khác:

Các Tỳ-kheo có nhiều thí chủ thỉnh, Tỳ-kheo sợ không dám vào thành. Phật dạy: Cho phép các Tỳ-kheo dặn nhau để vào thành. Nếu ở một mình nên dặn các Tỳ-kheo ở gần phòng mình, dặn như sau:

– Bạch Đại đức nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo…… đã nhận lời thỉnh của nhà ấy, nay có duyên…… vào xóm làng …… đến nhà ấy, Bạch cho Đại đức biết như vậy!

Lúc bệnh, lúc may y, lúc thí y thì khai cho không cần dặn Tỳ-kheo khác. Nếu dặn rồi, Tỳ-kheo muốn đến chỗ đó nhưng nửa đường trở lại, hoặc không đến chỗ đã dặn, lại đến nhà khác, cho đến chỗ nhà kho, phòng cạnh xóm làng và chùa ni; nếu đến chỗ đã dặn, vào nhà người tại gia rồi trở ra, v.v… tất cả đều mất lời dặn trước. Nếu muốn đến nên dặn lại.

Pháp phi thời vào xóm làng có dặn Tỳ-kheo khác:

Nếu có việc tăng, việc chùa tháp, việc Tỳ-kheo săn sóc bệnh. Cho phép Tỳ-kheo dặn Tỳ-kheo khác rồi vào xóm làng. Nếu ở một mình nên dặn Tỳ-kheo ở cạnh phòng mình, dặn như sau:

– Bạch Đại đức nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo…… phi thời vào xóm làng đến nhà ấy vì duyên…… Bạch cho Đại đức biết như vậy!

Nếu đường đi phải qua xóm làng, hoặc có thưa bạch, hoặc nói thọ thỉnh, hoặc vì thế lực lôi kéo, trói buộc v.v… thì không phạm.

THIÊN THỨ MƯỜI BẢY: TÔN KÍNH VÂNG LÀM

Bấy giờ, Đức Thế tôn bảo các thầy Tỳ-kheo: Các thầy hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ. Nếu Tỳ-kheo nói văn cú tương tự, ngăn che pháp tỳ-ni, Tỳ-kheo này khiến nhiều người không được lợi ích, tạo các nghiệp khổ vì phá diệt Chánh pháp. Nếu Tỳ-kheo thuận theo văn cú, không trái pháp Tỳ-ni, Tỳ-kheo như thế làm lợi ích cho nhiều người, không khiến họ gây ra các nghiệp khổ, Chánh pháp tồn tại lâu dài. Cho nên các Tỳ-kheo, các thầy nên thuận theo văn cú, chớ để cho thêm bớt trái với pháp tỳ-ni. Nên học như vậy. Phật nói như thế xong, các Tỳkheo nghe nhận, vui mừng ưa muốn thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Như lai ra đời vì thấy chúng sinh gây ra nhiều tội lỗi, dùng mười cú nghĩa, kiết giới cho các Thanh văn. 1- Được tăng nhiếp thủ là nghĩa thứ nhất này, Như lai kiết giới cho các Thanh văn. Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì. Cho đến cú nghĩa thứ mười Chánh pháp tồn tại lâu dài, mỗi câu cũng giống như vậy.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Như lai ra đời, dùng mười cú nghĩa, vì các Tỳ-kheo đặt ra yết-ma-quở trách. Được tăng nhiếp thủ, đó là nghĩa thứ nhất. Như lai ra đời, vì các Tỳ-kheo đặt ra yết-ma-quở trách. Phật nói như thế, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì. Cho đến cú nghĩa thứ mười Chánh pháp tồn tại lâu dài. Mỗi câu cũng giống như vậy.

Yết-ma diệt tẫn, yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia, yết-ma không thấy tội đã nêu, yết-ma không sám hối, yết-ma ác kiến không bỏ, xem xét lại pháp luật đã chế. Chế thọ y chỉ, chế phạm phạt, chế cử, chế ức niệm, chế cầu thính, chế tự ngôn, chế ngăn A-nậu-bà-đà, chế ngăn thuyết giới, chế ngăn tự tứ, chế giới, chế thuyết giới, chế bố-tát, chế yết-ma bố-tát, chế tự tứ, chế yết-ma tự tứ, chế đơn bạch yết-ma, chế bạch nhị yết-ma, chế bạch tứ yết-ma, chế cho che giấu, cho bản nhật trị, cho Ma-na-đỏa, cho xả tội, chế bốn pháp Bala-di, chế mười ba pháp tăng-già-bà-thi-sa, hai pháp bất định, ba mươi Ni-tát-kỳ, chín mươi Ba-dật-đề, bốn Ba-la-đề-đề-xá-ni, Thức-xoa-cala-ni, bảy pháp diệt tránh, mỗi câu như yết-ma-quở trách.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có hai kiến chấp, người xuất gia không nên làm: Phi pháp chấp là pháp, pháp chấp là phi pháp. Lại có hai kiến chấp: Tỳ-ni nói phi Tỳ-ni, phi Tỳ-ni nói Tỳ-ni. Lại có hai kiến chấp: Không phạm chấp là phạm, phạm chấp là không phạm. Lại có hai kiến chấp: Nhẹ lại chấp nặng, nặng lại chấp nhẹ. Lại có hai kiến chấp: Hữu dư chấp là vô dư, vô dư chấp là hữu dư. Lại có hai kiến chấp: Thô ác chấp không thô ác, không thô ác chấp thô ác. Lại có hai kiến chấp: Pháp cũ thấy chẳng phải pháp cũ, không phải pháp cũ chấp là pháp cũ. Lại có hai kiến chấp: Chế chấp là chẳng phải chế, chẳng phải chế chấp là chế. Lại có hai kiến chấp: Nói chấp không nói, không nói chấp là nói. Lại có hai kiến chấp: Rượu chấp chẳng phải rượu, chẳng phải rượu chấp là rượu. Lại có hai kiến chấp: Ăn chấp không ăn, không ăn chấp là ăn. Lại có hai kiến chấp: Thức ăn chấp chẳng phải thức ăn, chẳng phải thức ăn chấp là thức ăn. Lại có hai kiến chấp: Thời chấp là phi thời, phi thời chấp là thời. Lại có hai kiến chấp: Tịnh chấp là bất tịnh, bất tịnh chấp là tịnh. Lại có hai kiến chấp: Trọng chấp không trọng, không trọng chấp là trọng. Lại có hai kiến chấp: Nạn chấp chẳng phải nạn, chẳng phải nạn chấp là nạn. Lại có hai kiến chấp: Phá chấp không phá, không phá chấp là phá. Lại có hai kiến chấp: Loại chấp chẳng phải loại, chẳng phải loại chấp là loại. Lại có hai kiến chấp: Đã hiểu nghĩa chấp chưa hiểu nghĩa, chưa hiểu nghĩa chấp hiểu nghĩa. Lại có hai kiến chấp: Đáng thân chấp không thân, chẳng thân chấp đáng thân. Lại có hai kiến chấp: Sợ chấp không sợ, không sợ chấp là sợ. Lại có hai kiến chấp: Đạo chấp phi đạo, phi đạo chấp là đạo. Lại có hai kiến chấp: Đáng làm chấp không làm, không làm chấp đáng làm. Lại có hai kiến chấp: Xa lìa chấp không xa lìa, không xa lìa chấp xa lìa. Lại có hai kiến chấp: Ba-la-di chấp chẳng phải Ba-la-di, chẳng phải Ba-la-di chấp là Ba-la-di. Lại có hai kiến chấp: Chấp thế gian là thường, chấp thế gian là vô thường. Lại có hai kiến chấp: Thấy thế giới có bờ mé, thấy thế giới không bờ mé. Lại có (3) hai kiến chấp: Thân này mạng này, thân khác mạng khác. Lại có hai kiến chấp: Có Như lai diệt độ, không có Như lai diệt độ. Lại có hai kiến chấp: Có không có Như lai diệt độ, và chẳng phải có không có Như lai diệt độ.

Trong Phật pháp có hai kiến chấp như thế, người xuất gia không nên chấp, nếu chấp thì đúng như pháp mà trị. Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có hai hạng người sống không an vui: hay tức giận, luôn thù oán. Lại có hai pháp: Nóng nảy, và khó bỏ, lại có hai pháp: Keo kiệt, và ganh ghét. Lại có hai pháp: Lừa dối, và quanh co. Lại có hai pháp: Tự cao, và thích tranh cãi. Lại có hai pháp: Thích trang sức và buông lung. Lại có hai pháp: Mạn, và tăng thượng mạn. Lại có hai pháp: Tham lam, tức giận. Lại có hai pháp: Khen mình, chê người. Lại có hai pháp: tà kiến, và biên kiến. Lại có hai pháp: khó dạy, và không chịu nghe lời chỉ bảo. Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa muốn thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Người phá giới đọa vào hai đường: Địa ngục, và súc sinh. Người giữ giới sinh vào hai đường: Cõi trời, và cõi người. Tạo nghiệp ác ở chỗ khuất đọa vào hai đường: Địa ngục và súc sinh. Tạo nghiệp lành ở chỗ khuất được sinh vào hai đường: Trời và người. Người tà kiến rơi vào hai đường: địa ngục và súc sinh. Người chánh kiến sinh lên hai đường: trời và người.

Phật và Thánh đệ tử là tôn quý trong người, trời; Có hai pháp không được giải thoát: Phạm giới, không thấy phạm giới. Có hai pháp tự mình được giải thoát: Không phạm, và thấy phạm. Có hai pháp không được giải thoát: Phạm mà không thấy tội, thấy phạm mà không sám hối đúng như pháp. Có hai pháp tự mình được giải thoát: Thấy phạm tội, phạm lỗi mà biết sám hối đúng như pháp. Có hai pháp không được giải thoát: Thấy tội không sám hối đúng như pháp, hoặc sám hối đúng như pháp mà người đó không chịu. Có hai pháp tự mình được giải thoát: Thấy tội mà sám hối như pháp, sám hối đúng pháp thì người đó đúng như pháp thọ, ràng buộc, không ràng buộc cũng như vậy. Có hai hạng thanh tịnh: Không phạm tội, và phạm tội lỗi mà biết sám hối. Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có hai chúng: Chúng nói pháp, chúng nói phi pháp.

Ở trong chúng không dùng pháp tỳ-ni, không dùng lời Phật dạy mà nói, nên người nghe lời dạy, ở chung với người không nghe lời dạy, người dứt trừ kiết sử ở chung với, người không dứt trừ kiết sử. Đó là chúng nói phi pháp.

Thế nào là chúng nói pháp? Ở trong chúng dùng pháp Tỳ-ni, theo lời Phật dạy mà nói, nên mọi người nghe lời dạy mà an trụ, mọi người dứt trừ kiết sử mà an trụ. Đó là chúng nói pháp.

Chúng nói pháp trong hai chúng này, ta khen ngợi và tôn trọng. Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Lại có hai chúng: Chúng đúng pháp, chúng phi pháp.

Chúng không như pháp: Trong chúng người phi pháp có thế lực, người đúng pháp không có thế lực. Người phi pháp có bạn, người đúng pháp không có bạn. Làm yết-ma phi pháp, không làm yết-ma đúng pháp; làm yết-ma phi Tỳ-ni, không làm yết-ma như Tỳ-ni. Pháp sai thì hành trì, pháp đúng thì không hành. Đó là chúng phi pháp.

Chúng như pháp: Trong chúng, người đúng pháp có thế lực, người phi pháp không có thế lực. Người đúng pháp có bạn, người phi pháp không có bạn. Làm yết-ma đúng pháp, không làm yết-ma phi pháp; Làm yết-ma Tỳ-ni, không làm yết-ma phi Tỳ-ni, pháp đúng thì hành trì, pháp sai thì dứt trừ. Đó là chúng đúng pháp. Trong hai chúng này, chúng đúng pháp được ta khen ngợi và tôn trọng. Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Có hai chúng: Chúng bình đẳng, chúng không bình đẳng cũng như vậy.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu đất nước vua thế lực yếu thì chúng giặc sẽ mạnh. Lúc ấy, Pháp Vương không được vào ra một cách an vui, vua nhỏ của nước giúp sinh không nghe theo mệnh lệnh. Người dân trong nước cũng ra vào không an vui; sự nghiệp phế bỏ, lo buồn khổ não, mọi việc đều tổn giảm, không được lợi ích. Cũng

thế Tỳ-kheo phi pháp có thế lực, Tỳ-kheo đúng pháp không có thế lực, Tỳ-kheo đúng pháp không được an vui; hoặc ở trong chúng cũng không được nói; hoặc ở chỗ vắng vẻ. Lúc đó, làm yết-ma phi pháp, không làm yết-ma đúng pháp; làm yết-ma phi Tỳ-ni, không làm yết-ma tỳ-ni; phi pháp thì thực hành, đúng pháp không thực hành. Người kia không siêng năng tinh tấn, chưa đắc nói đắc, chưa nhập nói nhập, chưa chứng nói chứng, khiến cho các vị trời, người dân không được lợi ích, chịu khổ lâu dài. Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu đất nước vua có thế lực mạnh thì chúng giặc suy yếu. Tất cả đều quy phục hoặc chạy trốn. Lúc ấy, Pháp Vương ra vào an vui, không còn sầu lo. Vua nhỏ của nước giáp sinh vâng theo mệnh lệnh. Người dân trong nước cũng được an vui; sự nghiệp như ý không có các lo buồn, khổ não; phần nhiều được lợi ích không có tổn hại. Cũng thế, Tỳ-kheo đúng pháp có thế lực, Tỳ-kheo phi pháp không có thế lực, Tỳ-kheo phi pháp đến chỗ Tỳ-kheo đúng pháp thuận theo lời dạy dỗ không dám trái nghịch, hoặc sẽ chạy trốn không còn gây ra các nghiệp ác, giúp cho Tỳ-kheo đúng pháp được an vui, hoặc ở trong tăng được nói, hoặc ở chỗ vắng vẻ. Lúc đó làm yếtma đúng pháp, không làm yết-ma phi pháp; làm yết-ma Tỳ-ni, không làm yết-ma phi Tỳ-ni; đúng pháp thì thực hành, phi pháp thì không thực hành. Người đó siêng năng tinh tấn, chưa đắc có khả năng đắc, chưa nhập có khả năng nhập, chưa chứng có khả năng chứng, sẽ làm cho các vị trời, người dân được lợi ích lớn. Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo: Các trưởng lão! Nếu có việc tranh đấu nên nêu tội Tỳ-kheo kia và Tỳ-kheo kia có tội. Họ không tự quan sát mình, nên biết việc nay sẽ thêm lớn, không diệt trừ đúng pháp, đúng tỳ-ni. Vì thế các Tỳ-kheo không an vui. Nếu Tỳ-kheo tranh đấu nhau, nêu tội Tỳ-kheo kia và Tỳ-kheo có tội, mỗi người tự quan sát lỗi mình. Nên biết việc tranh đấu này không thêm lớn, không sâu nặng hơn; được dứt trừ đúng pháp, đúng tỳ-ni. Các Tỳ-kheo sống an vui, các Tỳ-kheo tại sao phải tự quan sát lỗi mình? Vì Tỳ-kheo có tội nghĩ: “Ta phạm việc như vậy, người kia mới thấy ta phạm sai trái. Nếu ta không phạm, người kia không thể thấy ta phạm sai trái. Vì ta phạm nên người kia thấy ta phạm, nay ta nên tự sám hối, khiến người kia không dùng lời thô ác quở trách ta. Nếu ta làm như vậy thì pháp lành thêm lớn”. Đó là Tỳ-kheo có khả năng quán sát lỗi mình.

Vì sao phải nêu tội Tỳ-kheo kia tự quán sát lỗi mình? Người đó nghĩ rằng: “Tỳ-kheo đó phạm sai trái, ta mới thấy được, nếu người đó không phạm sai trái thì ta đâu thấy được. Vì Tỳ-kheo đó phạm sai trái khiến ta thấy được, nếu người đó biết chí thành sám hối, không để ta nói ra những lời thô ác. Như vậy khiến cho pháp lành thêm lớn, đó là nêu tội Tỳ-kheo kia phải tự quan sát lỗi mình.

Nếu Tỳ-kheo có sự tranh đấu, nêu tội Tỳ-kheo kia và Tỳ-kheo có tội tự quán sát lỗi mình như vậy. Nên biết lỗi này không thêm lớn, sẽ diệt trừ đúng pháp, đúng như tỳ-ni, như lời Phật dạy. Các Tỳ-kheo sống an vui. Ngài Xá-lợi-phất nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe (3) xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, có chúng nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi sang một bên, bạch Phật rằng:

– Bạch Đức Thế tôn! Đó là pháp chủ yếu, nói về Học. Vậy thế nào là Học?

Phật bảo các Tỳ-kheo: Học về giới nên nói là Học. Thế nào là học giới? Đó là tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, cho nên nói Học. Lúc người kia tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học, sẽ điều phục được tham dục, tức giận, ngu si không còn. Người kia tham dục, tức giận, ngu si được dứt trừ tận gốc; không gây ra các nghiệp ác, không gần gũi người ác, cho nên nói là Học. Đức Phật nói như vậy, các Tỳkheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Đức Phật hỏi các Tỳ-kheo: Các thầy học thế nào? Các Tỳ-kheo bạch Phật:

– Bạch Đức Thế tôn! Đó là pháp căn bản, là pháp chủ yếu. Như lời Thế tôn nói, chúng con thọ trì nên nói học. Lại có ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học. Người học tam ba này, đắc quả Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Cho nên Tỳ-kheo phải siêng năng tinh tấn tu học ba học này.

Bấy giờ, ngài A-nan ở Kê Viên, thành Ba-la-lợi-tử. Lúc ấy, có Bà-la-môn Khổng Tước Quan đến chỗ ngài A-nan thăm hỏi, rồi ngồi sang một bên, bạch ngài A-nan rằng:

– Thưa Tôn giả! Sa-môn Cù-đàm, vì sao đặt ra tăng giới học, tăng tịnh hạnh học, tăng Ba-la-đề-mộc-xoa học cho các Tỳ-kheo? Ngài Anan đáp:

– Sở dĩ Thế tôn đặt ra như vậy, là vì điều phục tham dục, tức giận, ngu si làm cho dứt sạch, cho nên Đức Phật chế giới cho các Tỳ-kheo.

– Nếu Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán lậu tận, vị ấy còn tu học những gì?

– Tham dục, tức giận, ngu si đã hết, không gây ra nghiệp ác, không gần gũi các người ác, việc cần làm đã làm xong, gọi là Vô học.

– Như lời tôn giả nói là Vô học sao?

– Đúng vậy!

Bà-la-môn Khổng Tước Quan nghe rồi, vui mừng ưa thích thọ trì.

Đức Phật bảo Tỳ-kheo Ca-diếp:

– Nếu Thượng tọa đã không học giới, cũng không khen ngợi giới; nếu có Tỳ-kheo khác ưa thích học giới, khen ngợi giới thì cũng không khuyến khích khen ngợi. Nầy Tỳ-kheo Ca-diếp! Ta không khen ngợi Thượng tọa như thế. Vì sao? Vì nếu ta khen ngợi thì các Tỳ-kheo sẽ gần gũi, Người gần gũi sẽ học theo pháp đó. Nếu học theo pháp đó thì sẽ chịu khổ lâu dài. Nầy Tỳ-kheo Ca-diếp! Ta thấy lỗi của Thượng tọa như thế, cho nên không khen ngợi.

(Nếu Trung tòa, Hạ tọa cũng giống như vậy. Kế đến có Thượng tọa, Trung tọa, Hạ tọa đúng pháp, ngược lại các câu trên).

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Thí như có con lừa và con bò cùng đi, lừa tự nói: “Ta cũng là bò! Ta cũng là bò!”. Nhưng chân lừa không giống chân bò, không giống tiếng bò; cũng không giống bò nhưng đi chung với bò, tự nói mình là bò. Cũng vậy, có người ngu si theo Tỳ-kheo đúng pháp, tự nói mình là Tỳ-kheo. Người ngu si này, không có tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ. Nếu Tỳ-kheo chân chánh đi chung với chúng tăng, tự nói: “Tôi là Tỳ-kheo”. Cho nên các thầy phải siêng năng tu tập tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học. Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: Có ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.

Tăng giới học: Là Tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm căn bản; không tôn trọng định, không lấy định làm căn bản; không tôn trọng tuệ, không lấy tuệ làm căn bản. Tỳ-kheo kia đối với giới này, nếu phạm nhẹ thì sám hối. Vì sao? Vì trong giới đó chẳng phải như phá đồ vật, phá đá gạch. Nếu Tỳ-kheo tôn trọng giới, luôn giữ gìn bền chắc, khéo trụ vào giới; nên có hạnh gần gũi, không có hạnh phá hủy, không có hạnh nhiễm ô, thường tu tập như vậy, Tỳ-kheo dứt được năm kiết sử hạ phần, đạt đến niết-bàn, không trở lại cõi này.

Tăng tâm học: Là Tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm căn bản; tôn trọng định, lấy định làm căn bản; không tôn trọng tuệ, không lấy tuệ làm căn bản như trên.

Tăng tuệ học: Là Tỳ-kheo tôn trọng giới, lấy giới làm căn bản; tôn trọng định, lấy định làm căn bản; tôn trọng tuệ, lấy tuệ làm căn bản. Tỳ-kheo đó các lậu đã hết, được vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát; đối với hiện tại tự biết chứng đắc, ta sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại cõi này. Người thực hành đầy đủ sẽ thành tựu trọn vẹn; người thực hành thiếu sót thì thành tựu không hoàn toàn. Ta nói giới này không có tổn giảm. Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Lại có ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.

Tăng giới học: Là Tỳ-kheo đầy đủ giới hạnh, thiếu thực hành định hạnh, thiếu thực hành tuệ hạnh. Tỳ-kheo đó dứt trừ năm kiết sử hạ phần; đạt đến niết-bàn, không còn trở lại cõi này. Nếu không thể đến chỗ như vậy, thì sẽ làm nhẹ ba kiết: tham dục, tức giận, ngu si; chứng quả Tư-đà-hàm, trở lại cõi người một lần nữa, dứt trừ tất cả nguồn gốc của khổ. Nếu không thể đến chỗ như vậy, dứt được ba kiết, đắc quả Tuđà-hoàn, không đọa vào đường ác, quyết chí giữ đạo, bảy lần sinh lên cõi trời, bảy lần sinh trong loài người, dứt trừ tất cả nguồn gốc khổ. Nếu Tỳ-kheo đầy đủ giới hạnh, đầy đủ định hạnh, thiếu hành tuệ hạnh cũng giống như trên. Nếu Tỳ-kheo đầy đủ giới hạnh, đầy đủ định hạnh, đầy đủ tuệ hạnh cũng giống như trên.

Lại có ba học: Tăng giới học, tăng tâm học, tăng tuệ học.

Tăng giới học: Là Tỳ-kheo giữ gìn đầy đủ giới Ba-la-đề-mộc-xoa, thành tựu oai nghi, cẩn thận các giới nhẹ, quí trọng như kim cương v.v… tu học các giới, ấy là tăng giới học.

Tăng tâm học: Là Tỳ-kheo xả bỏ được các tham muốn xấu xa, cho đến được nhập vào thiền thứ tư, ấy là tăng tâm học.

Tăng tuệ học: Là Tỳ-kheo biết khổ đế đúng như thật, biết tập đế, diệt đế, đạo đế như thật, ấy là tăng tuệ học.

Bấy giờ, Đức Phật ở trong đại thành nước Bà-xà. Ngài bảo các Tỳ-kheo: Ta nói bốn thứ quảng thuyết. Các thầy hãy lắng nghe, ta sẽ giảng nói cho các thầy.

Các Tỳ-kheo bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn! Chúng con rất muốn nghe.

Bốn loại nói rộng là gì?

Tỳ-kheo nói như vầy: “Thưa các Trưởng lão, tôi ở thành…… thôn…… đích thân nghe lời Phật, thọ trì. Đây là pháp, là Tỳ-ni, là lời Phật dạy”. Nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo không nên sinh chê bai nghi ngờ, cũng không nên quở trách. Nên xác định rõ văn cú, nghiên cứu Tu-đa-la (kinh), Tỳ-ni (luật), xem xét pháp luật. Nếu lúc nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, xem xét pháp luật, thấy không tương ưng với kinh, luật, pháp luật. Nên nói: Trưởng lão không nên tụng tập, cũng chớ dạy các Tỳ-kheo khác, nay nên bỏ điều đó đi. Nếu nghe Tỳkheo kia nói, các Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng với kinh, luật, pháp luật. Nên nói với Tỳ-kheo kia rằng: Trưởng lão! Những lời đó là do Đức Phật nói, xác định rõ là lời Phật. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng không trái nghịch. Trưởng lão nên khéo thọ trì, tụng tập, dạy bảo các Tỳ-kheo khác, chớ để quên mất. Đây là nói rộng thứ nhất.

Kế đến, nếu Tỳ-kheo nói như vầy: Thưa Trưởng lão! tôi ở thành…… thôn…… trước đây nghe Thượng tọa ở trong tăng hòa hợp nói: Đây là pháp, là tỳ-ni, là (3) lời Phật dạy. Lúc nghe Tỳ-kheo kia nói, các Tỳ-kheo không nên chê bai nghi ngờ, cũng không nên quở trách; nên xác định rõ văn cú, nghiên cứu kinh, luật, xem xét pháp luật. Nếu nghe Tỳ-kheo kia nói, lúc các Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy không tương ưng, trái với pháp, nên nói với Tỳ-kheo kia rằng: “Trưởng lão! Đây chẳng phải lời Phật nói, đó là do chúng tăng và Thượng tọa không xác định rõ lời Phật. Trưởng lão cũng vậy. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy không tương ưng với pháp. Trưởng lão không nên tụng tập, cũng đừng dạy bảo các Tỳ-kheo khác, nay nên bỏ điều đó đi”. Nếu nghe Tỳ-kheo kia nói, Tỳ-kheo nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng với pháp. Nên nói với Tỳ-kheo kia rằng: Trưởng lão! Đây chính là lời Phật dạy, chúng tăng, Thượng tọa và Trưởng lão cũng đã xác định đúng là lời Phật. Vì sao? Vì tôi nghiên cứu kinh, luật, pháp luật, thấy tương ưng với pháp. Trưởng lão nên khéo thọ trì, tụng tập, cũng nên dạy bảo các Tỳ-kheo khác, chớ để quên mất.

Đây là nói rộng thứ hai.

Nói rộng thứ ba, nghe từ rất nhiều Tỳ-kheo biết pháp, Tỳ-ni, Madi cũng giống như vậy. Nói rộng thứ tư, nghe từ một Tỳ-kheo biết pháp, Tỳ-ni, Ma-di cũng giống như vậy.

Đây là bốn thứ nói rộng, Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

Tỳ-ni có năm việc đáp: Tựa, chế, trùng chế, Tu-đa-la và tùy thuận. Tu-đa-la có năm pháp, gọi là trì luật: Biết phạm, biết không phạm, biết nhẹ, biết nặng, đọc thuộc giới của hai bộ (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni).

Lại có năm pháp: Bốn pháp giống như trên. Pháp thứ năm là: Trụ tỳ-ni mà bất động.

Lại có năm pháp: Bốn pháp giống như trên. Pháp thứ năm: Việc tranh đấu khởi lên, hoàn toàn có khả năng trừ diệt.

Có năm hạng trì luật:

1. Thuộc giới từ bài tựa, bốn Ba-la-di, mười ba tăng tàn, hai pháp bất định, thông thuộc ba mươi pháp ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

2. Thông thuộc chín mươi ba-dật-đề.

3. Thông thuộc giới và tỳ-ni.

4. Thông thuộc giới của hai bộ (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni) và tỳ-ni.

5. Thông thuộc tất cả giới luật.

(Trong năm hạng trì luật này, mùa Xuân, Thu, Đông Tỳ-kheo nên nương bốn hạng trì luật trước. Nếu không nương ở, thì Tỳ-kheo phạm đột-cát-la. Hạ an cư Tỳ-kheo nên nương hạng trì luật thứ năm. Nếu không nương ở, thì Tỳ-kheo phạm ba-dật-đề.

Người trì luật có năm công đức: Giới phẩm vững chắc, hoàn toàn thắng được các oán thù, ở trong chúng quyết đoán không sợ hãi; nếu có nghi ngờ hối hận, có thể khai mở được, khéo trì luật giúp cho Chánh pháp còn mãi.

Lại có năm thứ phạm giới: Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dậtđề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-cát-la. Cũng gọi là năm loại giới được chế, năm nhóm phạm. Nếu người không thấy, không biết năm thứ phạm, ta nói người này ngu si (năm thứ phạm Ba-la-di cho đến đột-cát-la).

Lại nữa, người chết có năm điều xấu: Dơ dáy, hôi thối, có sợ hãi, khiến người sợ hãi, ác quỷ có dịp làm hại, là chỗ của thú dữ, phi nhân. Người phạm giới có năm lỗi: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp không thanh tịnh, như thây chết hôi thối kia. Ta nói người này cũng giống như vậy. Hoặc người thân, miệng, ý nghiệp không thanh tịnh, tiếng xấu đồn xa, như mùi hôi thối từ thây chết phát ra. Ta nói người này cũng giống như vậy.

Người có thân, miệng, y nghiệp không thanh tịnh, các Tỳ-kheo thanh tịnh sợ hãi tránh xa, như thấy chết kia khiến cho người sợ hãi. Ta nói người này cũng giống như vậy.

Người thân, miệng, y nghiệp không thanh tịnh, làm cho các Tỳkheo thanh tịnh thấy sinh tâm ác nói: “Tại sao ta lại thấy người ác này?”, như người thấy thây chết sinh sợ hãi, làm cho ác quỷ có dịp làm hại, ta nói người này cũng giống như vậy. Người có thân, miệng, ý nghiệp không thanh tịnh, ở chung với người ác, như chỗ thây chết kia thú dữ, phi nhân cũng ở. Ta nói người này cũng giống như vậy. Đó là người phạm giới có năm lỗi, như thây chết kia. Người phá giới có năm lỗi là:

Tự hại mình, bị người hiểu biết quở trách, tiếng xấu đồn xa, lúc qua đời sinh tâm hối hận, chết đọa đường ác. Người trì giới có năm công đức (ngược lại các câu trên).

Lại có năm việc: Trước chưa được vật thì không thể được; đã được thì không giữ được; hoặc tùy theo các chúng: Sát-lợi, Bà-la-môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Tỳ-kheo, ở trong các chúng đó có hổ thẹn; trong vô số do-tuần, Sa-môn, Bà-la-môn nói điều xấu ác đó; người ác phá giới chết đọa vào đường ác. người trì giới có năm công đức (ngược lại các câu trên).

Có năm cách tác tịnh quả: Hỏa tịnh, đao tịnh, sang tịnh, điểu tịnh, và bất nhậm chủng tịnh. Lại có năm cách tác tịnh: Bóc một ít vỏ, bóc hết vỏ, chín rục, làm hoại, bị hư.

Có năm pháp làm cho Chánh pháp mau diệt tận:

1. Có Tỳ-kheo không nghe rõ đọc tụng hay quên lộn, văn không đầy đủ; lại lấy đó dạy người khác. Văn đã không đầy đủ thì nghĩa sẽ thiếu sót.

2. Có Tỳ-kheo là Thượng tọa, người thù thắng trong tăng, như người chủ của một nước, mà phần nhiều không giữ giới, chỉ tu các pháp ác, buông thả giới hạnh, không siêng năng tinh tấn, chưa đắc nói đắc, chưa nhập nói nhập, chưa chứng nói chứng; làm cho các Tỳ-kheo hậu sinh nhỏ tuổi học tập theo hạnh đó. Phần nhiều họ cũng phá giới, làm các việc ác, buông bỏ giới hạnh, cũng không siêng năng tinh tấn, chưa đắc nói đắc, chưa nhập nói nhập, chưa chứng nói chứng.

3. Có Tỳ-kheo học rộng, trì pháp, trì luật, trì Ma-di; lại không lấy điều đọc tụng đó dạy bảo các Tỳ-kheo khác, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Người đó qua đời, khiến cho Chánh pháp bị dứt mất.

4. Có Tỳ-kheo khó dạy bảo, họ không nghe theo những lời hay, không thể nhẫn nhục. Các Tỳ-kheo thanh tịnh khác liền xả trí họ.

5. Có Tỳ-kheo thích tranh cãi, mắng nhiếc nhau; người này nói người kia bằng những lời độc ác, hơn thua lẫn nhau.

Lại có năm pháp khiến cho Chánh pháp tồn tại lâu dài (ngược lại năm điều trên).

Bấy giờ, có Tỳ-kheo khác đến chỗ Phật bạch rằng:

– Bạch Đức Thế tôn! Vì sao Chánh pháp mau diệt tận?

Đức Phật bảo Tỳ-kheo:

– Nếu Tỳ-kheo đối với pháp luật xuất gia, không có tâm nói pháp cho người, cũng không có tâm nghe pháp, ghi nhớ; Dù có gìn giữ vững chắc cũng không thể suy nghĩ nghĩa lý. Người kia không biết nghĩa, không thể tu hành đúng như lời Phật dạy, không thể lợi mình, cũng không thử lợi người.

Đức Phật bảo Tỳ-kheo:

– Vì nhân duyên này, khiến Chánh pháp mau dứt mất.

– Bạch Đức Thế tôn! Lại làm sao khiến cho Chánh pháp tồn tại lâu dài? (Ngược lại điều trên).

Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

– Tỳ-kheo đến trong tăng, trước phải có năm pháp: Phải có tâm từ; có tính khiêm nhường như khăn lau bụi; phải khéo biết ngồi, đứng; nếu thấy Thượng tọa phải đứng dậy; nếu thấy Hạ tòa không cần đứng dậy. Người kia vào trong tăng, không nói nhiều, không luận bàn việc thế gian; hoặc tự nói pháp; hoặc có người thỉnh nói pháp, hoặc thấy trong tăng có việc không thể giải quyết, tâm không chấp thuận thì nên im lặng. Vì sao? Vì sợ những điều mình nói sẽ khác với tăng, Tỳ-kheo trước nên có năm pháp này, sau đó mới vào trong tăng.

Bấy giờ, Đức Phật ở bên ao Già-già, thành Chiêm-bà. Vào ngày mười lăm tháng có trăng thuyết giới, ở chỗ đất trống các Tỳ-kheo vây quanh Phật. Lúc ấy, có Tỳ-kheo nêu tội thấy, nghe, nghi của Tỳ-kheo kia. Lúc đang nêu tội, Tỳ-kheo kia dùng lời khác trả lời, rồi nổi lên tức giận.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

– Các thầy nên xét định rõ, rồi hỏi người kia. Người kia ở trong Phật pháp không làm được gì, không thể làm cho pháp lành thêm lớn. Thí như ruộng lúa non của người nông phu có cỏ đề, cỏ kê mọc nhiều. Nhưng lá lúa non giống như các loài cỏ nên không phân biệt được. (38) Do đó nó làm hại đến lúa non, cho đến lúc lúa trổ đồng đồng, người nông phu mới biết các cây cỏ đó chẳng phải lúa. Khi biết không phải lúa, họ liền nhổ tận gốc các loài cỏ đó. Vì sao? Vì sợ hại đến những cây lúa tốt. Tỳ-kheo cũng giống như vậy, có Tỳ-kheo xấu ác đến, đi, ngồi, đứng, nhiếp giữ y, bát; giống như Tỳ-kheo chân chánh không phân biệt được, cho đến không xả tội. Lúc xả tội, mới biết người ấy là người thấp kém trong hàng Tỳ-kheo. Đã biết sự khác nhau rồi, chúng tăng nên hòa hợp làm pháp yết-ma diệt tẫn người đó. Vì sao? Vì sợ hại đến các Tỳkheo chân chánh. Thí như (người) nông phu sảy lúa, lúc gió thổi đến những hạt chắc rơi xuống, còn những hạt lép theo gió bay đi. Vì sao? Vì người nông phu sợ nó làm dơ những hạt chắc. Cũng thế các Tỳ-kheo tội ác đến, đi, ra, vào giống như Tỳ-kheo chân chánh, không phân biệt được, cho đến không xả tội. Khi xả tội mới biết đó là những thứ xấu xa trong hàng Tỳ-kheo. Đã biết rồi, tăng nên hòa hợp làm yết-ma diệt tẫn người đó. Thí như có người cần gỗ để làm hàng rào xung quanh giếng. Người đó cầm búa bén ra khỏi thành, đến khu rừng kia, dùng búa gõ vào các cây. Nếu cây nào chắc thì nghe tiếng chắc, cây nào rỗng thì nghe tiếng rỗng. Nhưng gốc, thân, cành, lá của cây rỗng rất giống cây chắc. Cho đến lúc gõ vào, thì mới biết cây đó bên trong rỗng. Khi biết cây đó bên trong rỗng thì liền chặt cây đó, tỉa bỏ cành lá, tước đi phần thô, sau đó vót nhỏ, làm cho trơn láng, rồi dùng làm hàng rào xung quanh giếng. Cũng thế, Tỳ-kheo tội ác đến, đi, ra, vào nhiếp giữ y, bát, oai nghi như Tỳ-kheo chân chánh, cho đến không xả tội. Khi xả tội, mới biết đó là kẻ xấu xa trong hàng ngũ Sa-môn. Nếu biết rồi, tăng nên hòa hợp làm pháp yết-ma diệt tẫn. Vì sao? Vì sợ hại đến các Tỳ-kheo chân chánh. Đức Phật nói kệ:

Sống chung biết tánh hạnh,
Ghen ghét hay tức giận.
Có người nói điều lành,
Chỗ vắng làm việc bậy.
Phương tiện nói dối người,
Nhưng không qua người trí.
Nên nhổ bỏ cỏ xấu,
Và cây rỗng ruột kia.
Tự xưng là Sa-môn,
Dối trá nên diệt tẫn.
Đã cho diệt tẫn rồi,
Làm việc ác phi pháp.
Người thanh tịnh ở chung,
Biết sẽ làm rạng rỡ.
Cùng hòa hợp diệt tẫn,
Hòa hợp dứt khổ đau.

Đức Phật nói như vậy, các Tỳ-kheo nghe xong, vui mừng ưa thích thọ trì.

 

Pages: 1 2 3