TỨ PHẦN TĂNG YẾT MA
Sa-môn Hoài Tố chùa Thái Nguyên ở phía Tây soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

(xuất xứ từ Luật Tứ Phần)

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT: Y CÔNG ĐỨC

Pháp bạch thọ y công đức:

Luật nói: Nếu được vải mới, y đàn-việt cúng dường, y phẩn tảo, hoặc y mới, hoặc y cũ. Vật mới đã tác tịnh, hoặc đã giặt, giặt rồi may và tác tịnh. Y đó chẳng phải do tà mạng mà được, chẳng phải do hiện tướng mà được, chẳng phải do gợi ý mà được. Y đó chẳng phải để cách đêm, chẳng phải y do xả đọa rồi tác tịnh. Y đúng pháp, may viền bốn bên, năm điều có mười bức, nếu hơn cũng được thọ. Tự mình giặt, nhuộm, trải ra để cắt may thành mười khoảng cách. May xong, Tỳ-kheo nên ở trước tăng bạch rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, hôm nay chúng tăng thọ y công đức, nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng chấp thuận. Chúng tăng hòa hợp thọ y công đức, đây là lời tác bạch.

Pháp sai người giữ y công đức:

Luật nói: Tăng nên hỏi: “Vị nào giữ được y công đức?” Nếu có người nói: “Tôi giữ được”. Nên bạch nhị yết-ma để sai người nầy giữ y công đức, bạch thế này:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, xin tăng chấp thuận, cho tăng sai Tỳ-kheo tên ……, vì tăng giữ y công đức. Đây là lời tác bạch.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, tăng sai Tỳ-kheo ……, vì tăng giữ y công đức, trưởng lão nào bằng lòng tăng sai Tỳ-kheo ……, vì tăng giữ y công đức thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo ……, vì tăng giữ y công đức rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp giao phó y công đức cho người giữ y:

Yết-ma sai Tỳ-kheo giữ y công đức rồi, nên bạch nhị giao y cho Tỳ-kheo đó, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, trú xứ này tăng được y vật để chia, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến, xin tăng chấp thuận, cho tăng giao y này cho Tỳ-kheo …… Tỳ-kheo đó nên giữ y này, vì tăng nhận làm y công đức, giữ gìn ở trú xứ này, đây là lời tác bạch.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, trú xứ này tăng được y vật để chia, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay đem y này giao cho Tỳ-kheo …… Tỳ-kheo đó nên giữ y này, vì tăng nhận làm y công đức, giữ gìn ở trú xứ này. Trưởng lão nào bằng lòng tăng giao y này cho Tỳ-kheo …… nhận làm y công đức thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng giao y cho Tỳ-kheo …… rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp Tỳ-kheo giữ y công đức thọ ở trước tăng:

Vị Tỳ-kheo giữ y nên đứng dậy cầm y đến chỗ các Tỳ-kheo đưa tay đụng y, trình bày rõ điều tướng của y, rồi bạch như sau:

Y này chúng tăng sẽ thọ làm y công đức; y này nay chúng tăng thọ làm y công đức; y này chúng tăng nay đã thọ làm y công đức rồi (nói ba lần).

Các Tỳ-kheo kia nên nói như vầy:

Người thọ đã khéo thọ, trong đây các công đức có được đều có phần của ta.

Vị giữ y nên trả lời: Được! Như vậy thứ lớp cho đến vị hạ tọa.

Thọ y rồi được hưởng năm điều lợi: 1- Được chứa y dư; 2- Được ngủ lìa y; 3- Được ăn riêng chúng; – Được ăn nhiều lần; – Vào xóm làng không dặn các Tỳ-kheo khác.

Pháp sai người may y công đức:

Luật nói: Nếu được vải chưa may thành y, thì tăng nên bạch nhị yết-ma sai người may y công đức, nên bạch sai như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, xin tăng chấp thuận, cho tăng sai Tỳ-kheo …… may y công đức cho tăng. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo …… may y công đức cho tăng. Trưởng lão nào bằng lòng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo …… may y công đức cho tăng rồi, tăng đã bằng lòng vì im lặng, việc đó như vậy mà thọ trì. (Tác pháp như trước)

Pháp xả y công đức:

Nhóm Tỳ-kheo sáu vị không xả y công đức, vì ý muốn được hưởng năm điều lợi. Phật bảo: “Này các thầy Tỳ-kheo! Không nên có ý nghĩ như vậy”. Mùa đông bốn tháng đã xong, tăng nên làm lễ xả y công đức, nên tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nay ngày chúng tăng xả y công đức. Nếu thời giờ của tăng đã đến, xin tăng chấp thuận. Nay Tăng hòa hợp xả y công đức. Tác bạch như thế.

Nếu không xả, quá giới hạn của y công đức đã quy định thì phạm đột-cát-la. Có tám nhân duyên xả y công đức: 1- Đi; 2- Xong; 3- Chưa xong; – Mất; – Không còn hy vọng; – Nghe; – Ra ngoài giới; 8- Cùng ra ngoài giới.

THIÊN THỨ MƯỜI HAI: TRỪ TỘI

Pháp trừ tội Ba-la-di:

Theo luật, sám hối có năm loại: Có trường hợp phạm tội tự tâm niệm sám hối; có trường hợp phạm tội nhẹ theo người khác sám hối; có trường hợp phạm tội vừa và nặng cũng theo người khác sám hối; hoặc có trường hợp phạm tội không thể sám hối. Ở đây không thể sám hối, nghĩa là tội Ba-la-di. Phạm tội Ba-la-di không thể sám hối. Được tác pháp có ba: 1- Phạm mà che giấu cho yết-ma diệt tẫn; 2- Phạm mà không che giấu cho yết-ma suốt đời học hối; 3- Người học hối phạm lần nữa cho yết-ma diệt tẫn.

Pháp diệt tẫn cho người phạm tội mà che giấu:

Nếu Tỳ-kheo phạm Ba-la-di mà che giấu, thì tăng cho làm pháp nêu tội, tác pháp ức niệm cho tội lỗi, nên tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo …… nầy, phạm tội Bala-di, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, nay tăng cho Tỳkheo …… yết-ma diệt tẫn tội Ba-la-di, không được ở chung, không được làm việc chung, tác bạch như thế. Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… nầy phạm tội Ba-la-di, nay tăng cho Tỳ-kheo phạm tội Ba-la-di nầy yết-ma diệt tẩn tội Ba-la-di… không được ở chung, không được làm việc chung, các trưởng lão nào bằng lòng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba cũng vậy). Tăng đã bằng lòng vì im lặng, việc đó như vậy mà thọ trì.

Pháp suốt đời học hối cho người phạm tội không che giấu:

Luật nói: Nếu Tỳ-kheo chưa phạm Ba-la-di thì trọn đời không được phạm. Nếu Tỳ-kheo đã phạm hoàn toàn không có tâm che giấu, như pháp sám hối thì cho phép tăng cho Tỳ-kheo đó yết-ma giới Ba-ladi. Tỳ-kheo đó ở trong tăng, oai nghi ngay ngắn, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, con là Tỳ-kheo …… phạm tội Ba-la-di, hoàn toàn không có tâm che giấu. Nay con đến tăng xin giới Ba-la-di. Xin tăng cho con là Tỳ-kheo …… giới Ba-la-di. Xin thương xót con (nói ba lần).

Tăng nên tác pháp cho như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo tên …… này, phạm tội Ba-la-di… hoàn toàn không có tâm che giấu, nay đến tăng xin giới Ba-la-di. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, nay tăng cho Tỳ-kheo…… giới Ba-la-di. Đây là lời tác bạch.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo …… này, phạm tội Bala-di… hoàn toàn không có tâm che giấu, nay đến tăng xin giới Ba-la-di. Nay Tăng cho Tỳ-kheo…… giới Ba-la-di. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… giới Ba-la-di thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… giới Ba-la-di rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Tỳ-kheo kia được giới Ba-la-di rồi, phải suốt đời mọi việc đều thuận theo mà thực hành. Pháp thuận theo thực hành: Không được truyền giới cụ túc cho người; không được nhận y chỉ; không được nuôi Sa-di; hoặc sai ai đi giáo giới Tỳ-kheo ni; không được nhận lời sai, nếu đã sai đi thì không nên đi giáo giới; không được thuyết giới cho tăng; không nên ở trong tăng hỏi đáp Tỳ-ni; không được làm Tri sự cho tăng, không được làm người xử đoán việc tăng; không được nhận làm người đại diện cho tăng; không được sáng sớm vào xóm làng chiều tối mới về; nên gần gũi các Tỳ-kheo; không được gần gũi ngoại đạo, người tại gia; nên thuận theo pháp Tỳ-kheo; không được nói chuyện thế tục; không được ở trong chúng tụng luật, nếu không người có khả năng tụng thì cho phép tụng; không được phạm tội này lại; không được phạm các tội tương tự khác và tội tùng sinh, hoặc tội trọng như vậy; không được ngăn tăng yết-ma và làm người yết-ma; không được nhận đồ ngồi, nước rửa chân, lau giày, guốc, xoa chà thân thể và lễ bái, đưa rước, chào hỏi của Tỳ-kheo thanh tịnh; không nhận y bát do Tỳ-kheo thanh tịnh đưa; không được nêu tội Tỳ-kheo thanh tịnh, hoặc làm pháp nhớ nghĩ, làm pháp tự ngôn trị; không nên làm chứng việc của người khác; không được ngăn Tỳ-kheo thanh tịnh thuyết giới, tự tứ; không được tranh luận với Tỳ-kheo thanh tịnh. Tuy cho Tỳ-kheo đó giới Ba-la-di, nhưng lúc tăng thuyết giới và yết-ma, người đó dù đến hay không, chúng tăng cũng không phạm lỗi.

Pháp diệt tẫn cho người học hối phạm tội lần nữa:

Các Tỳ-kheo nói: Nếu cho Tỳ-kheo giới Ba-la-di rồi, mà họ phạm lại lần nữa, thì được cho giới Ba-la-di nữa không? Phật dạy: Không được như vậy, phải làm yết-ma diệt tẫn và nêu tội, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo …… phạm tội Ba-la-di hoàn toàn không có tâm che giấu, đã đến tăng xin giới Ba-la-di. Tăng đã cho Tỳ-kheo …… giới Ba-la-di. Tỳ-kheo này trong thời gian học hối lại phạm Ba-la-di lần nữa. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận. (22) nay Tăng cho Tỳ-kheo …… lại phạm tội Ba-la-di yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không làm việc chung. Đây là lời tác bạch.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo …… này phạm tội Bala-di hoàn toàn không có tâm che giấu, đã đến tăng xin giới Ba-la-di, tăng đã cho Tỳ-kheo …… giới Ba-la-di. Tỳ-kheo này trong thời gian học hối, lại phạm tội Ba-la-di, nay Tăng cho Tỳ-kheo …… lại phạm tội Ba-ladi yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không làm việc chung. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo …… lại phạm tội Ba-la-di yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không làm việc chung thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo …… lại phạm giới Ba-la-di yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, làm việc chung rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp trừ tội tăng tàn:

Yết-ma có năm: 1- Che giấu; 2- Trong lúc thực hành lại phạm che giấu bản nhật trị; 3- Ma-na-đỏa; – Trong lúc thực hành lại phạm, thực hành Ma-na-đỏa bản nhật trị; – Xuất tội. Nhưng người che giấu có hai 2 hạng: 1- Được phép yết-ma phạm tội lại, hoặc yết-ma thứ tư, thứ năm; 2- Được phép yết-ma không phạm tội lại. Có ba cách phát lồ, cũng có hai hạng: 1- Được phép yết-ma phạm tội lại có ba; 2- Được phép yết-ma không phạm tội lại, có hai.

Pháp cho tội che giấu:

Luật nói: Nếu Tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, phạm Ba-la-di, Thâulan-già cho đến ác thuyết mà che giấu, hoặc không che giấu. Nếu Tỳkheo phạm tội tăng tàn, hoặc nếu phạm tăng tàn có ý che giấu, nên dạy làm pháp sám hối đột-cát-la, rồi làm pháp cho tội che giấu. Phạm ba-dật-đề cho đến ác thuyết cũng giống như vậy. Nếu phạm tăng tàn, không nhớ số lần phạm, không nhớ số ngày phạm, thì nên cho sám hối thanh tịnh, rồi đến yết-ma che giấu. Hoặc nhớ số lần phạm, không nhớ số ngày phạm, cũng cho sám hối thanh tịnh, rồi đến yết-ma che giấu. Hoặc nhớ số ngày phạm, không nhớ số lần phạm, nên tính số ngày cho tội che giấu, nghi không nghi, biết không biết cũng giống như vậy. Tỳkheo ấy nên ở trong tăng oai nghi ngay ngắn, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn mà che giấu (bao nhiêu ngày, nên tùy theo năm tháng, số ngày che giấu lâu hay mau mà nói, về sau đều giống như vậy).

Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, nay đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma che giấu (bao nhiêu) ngày. Xin thương xót cho (nói ba lần, tăng nên làm pháp cho như sau).

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này, phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày, nay đến tăng xin yết-ma che giấu, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… yếtma che giấu tàng (bao nhiêu) ngày, tác bạch như thế.

Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này, phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày, nay đến tăng xin yết-ma che giấu. Tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp bạch tăng thực hành che giấu.

Vị kia được pháp rồi, muốn thực hành ngay, nên ở trong tăng oai nghi ngay ngắn tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Con là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã xin tăng cho yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Nay Con hành pháp che giấu. Xin tăng nhớ cho việc này (nói ba lần).

Vị kia bạch tăng thực hành che giấu rồi, thực hành đủ ba mươi lăm việc, ba mươi lăm việc như đã nêu trên. Vị này đến chỗ Tỳ-kheo thanh tịnh, mỗi việc đều đúng như pháp đệ tử đối với Hòa-thượng, pháp làm đệ tử có tám việc mất đêm: 1- Đến chùa khác không bạch; 2- Có Tỳ-kheo khách đến không bạch; 3- Có việc ra ngoài giới không bạch; – Không bạch với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đi bách bộ trong chùa; – có bạch không nhờ người tin cậy bạch; – Hai, ba vị ngủ chung một nhà; – Ở nơi không có Tỳ-kheo; 8- Mỗi nửa tháng tăng thuyết giới không bạch. Đây là tám việc mất đêm, hễ trái một việc thì mất một đêm, phạm tội đột-cát-la.

Pháp bạch nửa tháng thuyết giới:

Phật dạy: Khi nửa tháng thuyết giới, người kia đến trong tăng, oai nghi ngay ngắn bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Con đã đến tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho tôi Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… đã thực hành được (bao nhiêu) ngày, còn (bao nhiêu) ngày chưa thực hành. Xin bạch Đại đức tăng biết cho, con thực hành tội che giấu.

Đến chùa khác v.v… pháp bạch cũng giống, nên biết như vậy.

Pháp bạch đình chỉ pháp hành:

Nếu đại chúng khó nhóm họp, hoặc không muốn thực hành, hay người kia yếu đuối, thường hổ thẹn, nên đến chỗ Tỳ-kheo thanh tịnh, oai nghi ngay ngắn bạch rằng:

Bạch Đại đức Thượng tọa, tôi là Tỳ-kheo…… ngày nay xin bỏ lời dạy, không làm theo pháp hành.

Nếu khi muốn thực hành, nên đến chỗ một Tỳ-kheo thanh tịnh, oai nghi nghiêm chỉnh bạch rằng:

– Bạch Đại đức Thượng tọa, tôi là Tỳ-kheo…… ngày nay sẽ làm theo lời dạy, thực hành pháp hành.

Nói như vậy rồi, như trước mà làm.

Pháp pháp hành đã xong bạch Tăng đình chỉ:

Nếu hành pháp (thực hành tội che giấu) xong, nên bạch với tăng. Vị kia nên đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh bạch rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội che giấu, che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội che giấu …… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Con đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, Tăng đã cho con Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Nay con thực hành pháp che giấu đã xong, xin tăng nhớ cho con (nói ba lần).

Pháp cho người hoại che giấu bản nhật trị:

Trong thời gian Tỳ-kheo kia thực hành che giấu, lại phạm tăng tàn. Phật dạy: Cho tăng vì người kia bạch bốn lần yết-ma bản nhật trị. Đây là trị chung cả tội mới và tội cũ. Vị kia nên đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… trong thời gian thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, khoảng giữa, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị.

(Nếu phạm lại tội mới không che giấu, thì chỉ xin cho tội cũ bản nhật trị, và người cho nên biết việc đó).

Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, khoảng giữa, phạm lại che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị, xin thương xót con.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu

(bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này trong thời gian thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, ở khoảng giữa phạm lại tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, ở giữa lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Đây là lời tác bạch.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo đó đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này trong thời gian thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Nay đến tăng xin yết-ma phạm tội trước, ở khoảng giữa lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cho Tỳ-kheo…… yếtma phạm tội trước, ở khoảng giữa lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, ở khoảng giữa lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, ở khoảng giữa lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Nếu phạm lại rồi, lại phạm nữa, thì cho pháp bạch y theo như trước, tùy theo việc mà trình bày cho đầy đủ.

Pháp cho người không hoại che giấu pháp Ma-na-đỏa:

Nhưng Ma-na-đỏa có hai: 1- Không hoại pháp che giấu; 2- Hoại pháp che giấu. Vị kia không hoại pháp che giấu. Tỳ-kheo đó thực hành che giấu xong. Phật dạy: Tăng nên cho thực hành sáu đêm Ma-na-đỏa, vị đó nên ở trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, con là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Con là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Con đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… thực hành tội che giấu xong, nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Xin tăng cho con là Tỳ kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa, xin thương xót cho con (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này thực hành che giấu xong, nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này thực hành che giấu xong, nay đến xin tăng sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp bạch tăng thực hành Ma-na-đỏa:

Tỳ-kheo kia được pháp rồi, muốn thực hành nên bạch với tăng. Nhưng Ma-na-đỏa bạch chung có bốn: 1- Pháp bạch phạm tăng tàn che giấu không hoại; 2- Pháp bạch phạm tăng tàn che giấu bị hoại; 3- Pháp bạch phạm tăng tàn, không che giấu không hoại, sáu đêm (Ma-na-đỏa; – Pháp bạch phạm tăng tàn, không che giấu bị hoại, sáu đêm Ma-nađỏa.

Pháp bạch phạm tăng tàn che giấu không hoại:

Tỳ-kheo phạm tội nên đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… thực hành che giấu xong. Đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Nay tôi thực hành pháp Ma-na-đỏa, xin tăng thương xót con

(nói ba lần).

Phật cho phép Tỳ-kheo thực hành Ma-na-đỏa, cũng thực hành ba mươi lăm việc như trên, mỗi việc đều như pháp thực hành che giấu. Còn các lời bạch khác tùy theo việc mà nêu.

Pháp bạch trong tăng mỗi ngày:

Tỳ-kheo thực hành Ma-na-đỏa được ngủ trong tăng, bạch tăng mỗi ngày, lúc bạch nên ở trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Con Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo…… thực hành Ma-na-đỏa, đã thực hành được (bao nhiêu) ngày, còn (bao nhiêu) ngày chưa thực hành. – Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, biết cho con thực hành Ma-na-đỏa.

Nếu qua kỳ thuyết giới và đến các chùa khác v.v… lời bạch giống như trước. Lại có các duyên như: chúng khó nhó họp, thì pháp xả tội và pháp thực hành cũng giống như trước.

Pháp bạch thực hành sáu đêm Ma-na-đỏa đã xong:

Nếu Tỳ-kheo phạm tội, thực hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong, nên thưa với tăng, đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Nay tôi thực hành Ma-na-đỏa xong, xin tăng thương xót tôi (nói ba lần).

Cho người hoại che giấu pháp, Ma-na-đỏa:

Tỳ-kheo kia đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… trong lúc thực hành tội che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trung gian lại phạm, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tôi là Tỳ-kheo…… thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa, xin tăng thương xót cho (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này trong thời gian thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn….. che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo này yếtma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày, che giấu bản nhật trị, nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳkheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này trong lúc thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn….. che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo……. này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Cách bạch các pháp hành đều giống như cách tác pháp ở trước, chỉ cần tùy theo việc mà nêu).

Pháp cho hoại che giấu và hoại Ma-na-đỏa:

Bản nhật trị có hai: 1- Hoại che giấu và hoại Ma-na-đỏa; 2- Không hoại che giấu, hoại sáu đêm Ma-na-đỏa. Ở đây hợp cả cũ và mới làm pháp trị. Người kia hoại cả hai, nên ở trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng (2) xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… trong lúc thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho con là Tỳ-kheo……. yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa, tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo…… trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn không che giấu.

(Trong đây y cứ theo người phạm lại không che giấu mà tác pháp, sau đều giống như ở đây, người phạm lại che giấu cũng trị phạt chung, nên trị y theo đây).

Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-nađỏa bản nhật trị, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… nay trong lúc thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn….. che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo……. này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội ở trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong. Đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu. Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này trong lúc thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn….. che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo……. này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳkheo…… nay trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn không che giấu. Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Mana-đỏa bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-nađỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Cách bạch các hành pháp cũng giống như trước).

Pháp cho không hoại che giấu, hoại sáu đêm Ma-na-đỏa:

Người kia đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo…… trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin tăng cho tôi là Tỳkheo……. yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị.

Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… nay thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Mana-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Mana-đỏa bản nhật trị. (Đây là lời tác bạch).

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu. Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-nađỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm (2) Mana-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Cách bạch các hành pháp cũng như trước).

Pháp xuất tội cho hoại che giấu và hoại sáu đêm Ma-na-đỏa:

Pháp xuất tội này có bốn: 1- Pháp hoại che giấu, hoại sáu đêm Ma-na-đỏa; 2- Pháp hoại che giấu, không hoại sáu đêm Ma-na-đỏa; 3- Pháp không hoại che giấu, hoại sáu đêm Ma-na-đỏa; 4- Pháp không hoại che giấu và Ma-na-đỏa.

Người kia hoại cả hai, nên ở trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho con Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… trong thời gian thực hành tội che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho tôi là Tỳkheo……. yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tôi là Tỳ-kheo……. thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo…… trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tôi là Tỳ-kheo…… thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma xả tội. Xin thương xót cho tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… nay trong lúc thực hành che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo……. này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho tôi là Tỳ-kheo…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tôi là Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, nếu thời giờ của chúng tăng đã đến, tăng bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này trong lúc thực hành tội che giấu, lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo……. này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn, che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày và che giấu bản nhật trị xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-nađỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu; cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn không che giấu, sáu đêm Mana-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… xả tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Pháp vị thứ hai xả tội cũng y theo đây, nên biết).

Pháp cho không hoại che giấu và sáu đêm Ma-na-đỏa:

Người kia đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yếtma che giấu. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tôi là Tỳ-kheo …… thực hành tội che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo…… thực hành sáu đêm Ma-na-đỏa xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, xin tăng cho tôi là Tỳkheo…… yết-ma xả tội. Xin thương xót cho tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu, tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này thực hành Ma-na-đỏa xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Đã đến trong tăng xin yết-ma che giấu. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này yết-ma tùy theo che giấu (bao nhiêu) ngày. Tỳ-kheo …… này thực hành che giấu xong, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này thực hành Ma-na-đỏa xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… xả (2) tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp cho phạm tăng tàn không che giấu, pháp Ma-na-đỏa:

Lúc bấy giờ, có Tỳ-kheo phạm tội tăng tàn không che giấu. Phật dạy: Tăng bạch bốn lần yết-ma cho Tỳ-kheo kia sáu đêm Ma-na-đỏa, người kia đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… không che giấu. Nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Xin tăng thương xót tôi (nói ba lần). Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa, nếu thời giờ làm việc của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nay đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… sáu đêm Ma-na-đỏa xong.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Cách bạch các pháp hành cũng giống như trước).

Pháp cho Ma-na-đỏa bản nhật trị:

Tỳ-kheo kia trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội. Phật dạy: Tăng bạch bốn lần yết-ma cho người kia Ma-na-đỏa bản nhật trị. Theo vàn chỉ nói lại phạm, không kể che giấu, không che giấu đều cho pháp bản nhật trị. Tức là tội mới, tội cũ nói riêng. Nay y cứ theo lại phạm không che giấu, tội mới tôi cũ nói chung. Người kia đến trong tăng, oai nghi đầy đủ, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… không che giấu, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa, tôi là Tỳ-kheo…… thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu. Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Mana-đỏa bản nhật trị. Xin tăng cho con yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… không che giấu, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… không che giấu, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-nađỏa bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-nađỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Cách bạch các pháp hành đều giống ở trên).

Pháp cho hoại Ma-na-đỏa xả tội:

Ở đây xả tội có hai: (1)- Hoại pháp sáu đêm; (2)- Không hoại pháp sáu đêm ma-na-đỏa.

Tỳ-kheo hoại pháp kia nên đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội tăng tàn…… không che giấu. Đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo…… trong lúc thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho tôi là Tỳ-kheo…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tôi là Tỳkheo…… thực hành yết-ma phạm lại tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm (ý hỷ) Ma-na-đỏa và Ma-nađỏa bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… không che giấu. Đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-nađỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng 8 lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này phạm tội tăng tàn…… không che giấu, đã đến trong tăng xin sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-nađỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo…… này thực hành yết-ma lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, cũng đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, sáu đêm Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo…… xả tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Không hoại Ma-na-đỏa, pháp xả tội cũng dựa theo đây nên biết như vậy).

Pháp cho Tỳ-kheo ni nửa tháng Ma-na-đỏa:

Tỳ-kheo-ni phạm tội tăng tàn nên trong hai bộ tăng đủ bốn mươi vị, nửa tháng thực hành Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni kia nên đến trong tăng quỳ xuống, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, con Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… Nay đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… Nay đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… (2) nửa tháng Ma-na-đỏa. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội tăng tàn…… Nay đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng cho Tỳkheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo ni nửa tháng Ma-na-đỏa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Người kia được pháp rồi, bạch các pháp hành đều giống ở phần Tỳ-kheo không khác.

Pháp cho Ma-na-đỏa bản nhật trị:

Người kia trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn, nên cho pháp bản nhật trị. Người kia đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, con là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho con là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa, Tỳ-kheo ni…… trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin tăng cho con là Tỳ-kheo ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin thương xót con (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… Đã đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, tăng đã cho Tỳ-kheo-ni…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội tăng tàn…… Đã đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo ni…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… Nay đến trong tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cho Tỳ-kheo-ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn……, nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… không che giấu, nửa tháng Ma-nađỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Cách bạch các pháp hành cũng giống trước, chỉ cần nêu đầy đủ lời văn).

Pháp cho không hoại Ma-na-đỏa xả tội:

Ở đây xả tội có hai: 1- Không hoại pháp Ma-na-đỏa; 2- Hoại pháp Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni kia không hoại pháp Ma-na-đỏa thực hành Mana-đỏa xong, nên ở trong hai bộ tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, con Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… Đã đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ kheo ni…… thực hành Ma-na-đỏa xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội. Xin tăng cho con yết-ma xả tội, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội tăng tàn…… Đã đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni…… này thực hành Ma-na-đỏa xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… xả tội. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội tăng tàn…… Đã đến trong tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni…… này trong lúc thực hành Ma-na-đỏa xong. Nay đến trong tăng xin yết-ma xả tội, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni…… xả tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

(Pháp hoại Ma-na-đỏa, xả tội cũng y cứ theo đây, nên biết như vậy).

Pháp trừ tội Thâu-lan-giá:

Theo đây thì Thâu-lan-già có hai loại: 1- Căn bản; 2- tùng sinh. Trong hai loại này, về tầng bậc sám hối có ba phẩm:

1. Phẩm thượng: Đối với đại chúng sám hối. Đó là các tội: chủ phá pháp luân, trộm bốn tiền, giết trời người thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di, quan trọng là Thâu-lan-già thuộc tùng sinh Thâulan-già.

2. Phẩm trung: Đối với tiểu chúng sám hối. Đó là các tội chủ phá yết-ma tăng, bạn phá pháp luân tăng, trộm hai, ba tiền thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di, không quan trọng là Thâu-lan-già, sau pham tăng tàn, quan trọng là Thâu-lan-già thuộc tùng sinh Thâulan-già.

3. Phẩm hạ: Sám hối đối với một người. Đó là các tội: cạo lông, lõa hình, da người, bát đá, ăn thịt, huyết sống, mặc y ngoại đạo, trộm một tiền, thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di, không quan trọng là khinh Thâu-lan-già, thuộc tùng sinh Thâu-lan-già.

Pháp đối với tăng xin sám hối:

Tức là Tỳ-kheo phạm tội Thâu-lan-già thượng phẩm nên đối trước tăng sám hối. Người kia đến trong tăng, oai nghi nghiêm chỉnh xin sám hối, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội Thâu-lan-già, nay đến trong tăng xin sám hối. Xin tăng cho tôi là Tỳkheo…… được sám hối. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Pháp thỉnh chủ sám hối:

Người muốn sám hối, nên đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh, không được đến người phạm tội để sám hối. Người phạm không được nhận sự sám hối của người khác. Nếu tất cả tăng đều phạm thì không được sám hối. Nếu có Tỳ-kheo khách đến thanh tịnh (không phạm), thì nên đến chỗ Tỳ-kheo ấy mà sám hối. Nếu không có Tỳ-kheo khách đến thì nên sai hai, ba người đến trong chúng thanh tịnh ở gần đó mà sám hối. Các Tỳ-kheo này sám hối xong nên trở về trụ xứ, các Tỳ-kheo khác nên hướng về Tỳ-kheo thanh tịnh này mà sám hối, oai nghi nghiêm chỉnh, thỉnh như sau:

– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội Thâu-lan-già. Nay thỉnh Đại đức làm chủ sám hối. Xin Đại đức vì tôi làm chủ sám hối. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Pháp bạch tăng nhận chủ sám hối:

Vị nhận chủ sám hối chưa được hứa ngay, mà phải bạch với tăng, bạch rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… phạm tội Thâulan-già. Nay đến trước tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tôi là Tỳ-kheo…… nhận Tỳ-kheo…… sám hối. Tác bạch như thế.

(Tác bạch xong, đáp rằng: “được”).

Pháp chánh sám hối:

Người kia sám hối, trước sám hối các tội che giấu. Pháp sám hối như sau, sau đó trừ tội căn bản, nên bạch rằng:

– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội Thâu-lan-già. Nay đến Đại đức sám hối không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn, nhớ nghĩ mình phạm nên phát lồ, biết mà không che giấu. Xin Đại đức nhớ cho tôi thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát (nói như thế ba lần). Vị chủ sám hối bảo rằng: Thầy nên tự trách tâm mình, nên sinh nhàm chán, xa lìa. Người sám hối đáp: “Xin vâng”.

Pháp đối với ba Tỳ-kheo sám hối:

Tức là tội Thâu-lan-già trung phẩm, nên đối với tiểu chúng mà sám hối. Tiểu chúng là, nên đối với ba người. Người kia nên đến chỗ ba Tỳ-kheo thanh tịnh, thỉnh một vị làm chủ sám hối. Người chủ nhận sám hối không được hứa ngay, thay đơn bạch để hỏi người bên cạnh, nên hỏi hai Tỳ-kheo kia rằng:

Nếu hai Trưởng lão cho tôi nhận Tỳ-kheo…… sám hối thì tôi sẽ nhận, hai vị Tỳ-kheo kia đáp: “Được”.

Vị chủ sám hối được Tăng chấp nhận, mới đáp với người sám hối rằng: Được.

(Pháp sám hối như trên, phần đối với hai vị sám hối không có gì khác, chỉ có pháp xả đọa được dùng chung, đối với hai người mà thực hành pháp sám hối).

Pháp đối với một Tỳ-kheo sám hối:

Tức là tội Thâu-lan-già hạ phẩm, nên đối với một Tỳ-kheo mà sám hối. Tỳ-kheo kia đến chỗ một Tỳ-kheo thanh tịnh, thỉnh vị ấy làm chủ sám hối. Và chánh thức sám hối tất cả đều như trước, trừ hỏi người bên cạnh.

Pháp trừ tội ba-dật-đề:

Theo đây thì tội có hai loại: 1- Ba mươi xả đọa; 2- Chín mươi badật-đề. Nhưng ba mươi xả đọa, lúc xả trừ hai vật: của báu (28) và đồ nằm bằng tơ tằm. Hoặc đối trước tăng, hoặc đối trước nhiều vị, hoặc đối trước một vị để xả, không được xả riêng chúng. Nếu xả thì không thành xả, phạm đột-cát-la.

Pháp đối với tăng xả tài vật:

Phạm y xả đọa thì không được không xả, làm tịnh thí đưa cho người khác may ba y. Y ba-lợi-ca-la nên cắt bỏ, nên đốt, hoặc dùng làm phi y, hoặc làm đồ đắp thường.

Tỳ-kheo kia nên đến trước tăng, oai nghi nghiêm chỉnh, bạch để xả như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư, (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa. Nay con xả cho tăng (nói một lần).

Pháp xả tội xin sám hối:

Người kia xả tài vật rồi, đến trước tăng xin sám hối, bạch xin như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng. Trong đây có nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Nay đến trước tăng xin sám hối, xin tăng cho tôi là Tỳkheo…… được sám hối. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Ở đây sám hối đối với tăng, phép tắc rất giống như trước. Vì tội xả đọa này, một người phạm nhiều lần, tác pháp khó, nên trình bày lại đầy đủ.

Pháp thỉnh chủ sám hối:

Người muốn sám hối, đến trước tăng thỉnh một Tỳ-kheo thanh tịnh làm chủ sám hối. Người kia đến trước Tỳ-kheo thanh tịnh sám hối, oai nghi nghiêm chỉnh, thỉnh như sau:

– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng, trong ấy có nhiều (bao nhiêu)

tội ba-dật-đề (lại có tội khác cũng tùy theo loại mà gọi). Nay thỉnh Đại đức làm chủ sám hối. Xin Đại đức vì tôi làm chủ sám hối, xin thương xót tôi (nói một lần).

Pháp bạch tăng nhận chủ sám hối:

Vị nhận chủ sám hối, không được hứa ngay, nên bạch với tăng rằng:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng. Trong đó có nhiều (bao nhiêu) tội badật-đề (tội khác cũng y theo tên mà gọi). Nay đến trước tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho con là Tỳ-kheo…… nhận làm chủ sám hối cho Tỳ-kheo……, Tác bạch như thế. (Tác bạch như vậy rồi, mới đáp rằng: Được).

Pháp chánh sám hối:

Trong đây, các tội ở đầu và cuối có sự sắp xếp khác nhau, có mười hai loại, mỗi loại có ba tội.

1. Ba tội thứ nhất: Đó là hai tội che giấu chứa y vật dư ba-dật-đề và căn bản triển chuyển.

2. Ba tội thứ hai: Lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm tội badật-đề và hai tội che giấu.

3. Đối thú thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm ba-dật-đề và hai tội che giấu.

4. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh phạm ba-dật-đề và hai tội che giấu.

5. Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm ba-dật-đề và hai tội che giấu.

6. Tự mình có tội vì chúng tăng thuyết giới phạm tội đột-cát-la và hai tội che giấu.

7. Tự mình có phạm không cùng nghe giới phạm đột-cát-la và hai tội che giấu.

8. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ, ba lần hỏi, im lặng, mắc tội nói dối phạm đột-cát-la và hai tội che giấu.

9. Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm đột-cát-la và hai tội che giấu.

10. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm đột-cát-la và hai tội che giấu.

11. Tự mình có tội, nhận sám hối của người khác phạm đột-cát-la và hai tội che giấu.

12. Mặc y xả đọa phạm tội đột-cát-la và hai tội che giấu.

Những tội này có, không bất định, lúc sám hối đều phải duyên theo đó để biết đủ, thiếu. Theo văn chánh giải thích sám hối có ba loại:

1. Cùng sám hối hai mươi bốn tội che giấu: Đó là từ tội chứa y vật dư cho đến tội mười hai mặc y xả đọa, che giấu và tùy theo che giấu, hai tội đột-cát-la. Vì các tội này chủng loại giống nhau.

2. Cùng sám hối bảy loại đột-cát-la không nên thuyết giới. vì bảy loại này giống nhau.

3. Cùng sám hối năm tội ba-dật-đề như chứa y dư, v.v…

Pháp sám hối hai mươi bốn tội che giấu:

Thực hành pháp sám hối này phải đầy đủ oai nghi, chí thành, tha thiết, hết lòng, hổ thẹn, cắt đứt sự tiếp diễn. Xin thỉnh chứng minh chung chung như vậy thì tội nhẹ chắc chắn không thể tiêu diệt. Nên bạch xin như sau:

– Tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm nhiều (bao nhiêu) tội nitát-kỳ ba-dật-đề. Đã phạm tội này, lúc tăng nói giới, nói là thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú sám hối tự nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Tự thân có tội vì chúng thuyết giới phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự thân có tội không cùng nghe giới phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ, ba lần hỏi phạm rất nhiều (bao nhiêu) lại im lặng, nói dối phạm tội đột-cát-la. Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội nhận sám hối của người khác, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Mặc y xả đọa, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Các tội này đều biết, vì không phát lồ để ngủ qua đêm, phạm tội che giấu đột-cát-la. Không nhớ số (biết số thì nên nói biết số), trải qua hai đêm, lại phạm tội xoay vần che giấu đột-cát-la, không nhớ số (biết số nên nói), nay tôi xin sám hối không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn. Nhớ phạm tội phát lồ, biết mà không dám che giấu. Nay tôi tự trách tâm, sinh nhàm lìa.

(Nói một lần, tuy nói, trách tâm nhưng phải trình bày đầy đủ).

Pháp sám hối bảy tội đột-cát-la không nên thuyết giới, v.v…

Người phạm tội phải oai nghi nghiêm chỉnh, tha thiết chí thành, thỉnh chứng minh như trước,…… nên bạch như vầy:

– Tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm nhiều (bao nhiêu) tội nitát-kỳ ba-dật-đề. Đã phạm tội này, mà vì chúng thuyết giới nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Lại tự mình có tội không nghe giới chung phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ, ba lần hỏi phạm (rất nhiều) tội im lặng nói dối phạm tội đột-cát-la. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội nhận sám hối của người khác, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Mặc y xả đọa, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Nay tôi xin sám hối tội giống như trước.

Pháp sám hối năm tội ba-dật-đề chứa y dư:

Người phạm tội chí thành, nên bạch như sau:

– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm xả đọa, y này đã xả cho tăng. Trong đó có rất nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đã phạm tội này, lúc tăng thuyết giới lại nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú thuyết giới tự nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Nay đến trước Đại đức xin sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn. Nhớ phạm tội phát lồ, biết mà không dám che giấu. Xin Đại đức nhớ nghĩ tôi thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát (nói ba lần).

Người nhận sám hối nên nói:

– Thầy nên tự trách tâm mình, nên sinh nhàm lìa.

Người sám hối đáp: vâng!

Nếu vật xả đọa rồi, được dùng cho đến hư. Tội ba-dật-đề không xả tài vật như các tội ở trước, cũng nên mỗi giới duyên theo để biết đủ hay thiếu và sám hối như trên.

Pháp trả y ngay tại chỗ:

Nếu chúng tăng nhiều khó nhóm họp, Tỳ-kheo này có nhân duyên muốn đi xa. Vị tăng thanh tịnh nên hỏi: “Y này của thầy cho ai?” Hễ người ấy nói cho ai thì cho người ấy. Nên bạch cho như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa. Nay xả cho tăng, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, tăng đem y này cho Tỳ-kheo……. Kia, Tỳ-kheo…… kia nên trả lại y cho Tỳ-kheo…… này. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa, nay xả cho tăng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo……. kia. Tỳkheo…… kia nên trả lại y cho Tỳ-kheo…… này. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo……. Kia, Tỳ-kheo…… kia nên trả lại y cho Tỳ-kheo…… này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo……. kia y, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Y một tháng, y cấp thí quá hạn, phần sau chứa bát dư và thuốc đều giống như vậy, chỉ có nêu việc khác mà thôi.

Pháp qua đêm trả lại:

Nếu không có duyên trên thì phải qua đêm rồi yết-ma trả lại cho chủ; y một tháng v.v… cũng như vậy. Trừ các vật này, còn vật khác thì trả lại tại chỗ. Hai pháp trả lại vật giống nhau, nên bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho tăng, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng cho tăng đem y này cho Tỳ-kheo……. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (29) (các vật khác tùy theo loại mà gọi) quá mười ngày, phạm tội xả đọa, y này đã xả cho tăng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo……. này. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng trả y lại cho Tỳ-kheo……. Rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp không trả lại vật:

Tỳ-kheo phạm tội ở trong tăng xả rồi, người không trả y lại phạm đột-cát-la. Hoặc làm tịnh thí, hoặc đưa cho người, hoặc may ba y, hoặc may y ba-lợi-ca-la, hoặc cố hoại, hoặc đốt, hoặc may phi y, hoặc thường mặc, tất cả đều phạm đột-cát-la.

Pháp sám hối xả đọa với ba vị Tỳ-kheo:

Tỳ-kheo phạm tội nên đến chỗ ba vị Tỳ-kheo, oai nghi nghiêm chỉnh, xin xả như sau:

Bạch các Đại đức nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo…… vì chứa…… (các từ ngữ khác giống như trên, chỉ không được gọi là Tăng (vì chỉ có ba vị). Tiếp theo thỉnh một Tỳ-kheo thanh tịnh làm chủ sám hối).

Lời thỉnh giống như trước, vị chủ sám hối nhận lời thỉnh rồi, không được hứa ngay, phải đơn bạch hỏi người bên cạnh, hỏi hai vị Tỳ-kheo kia rằng: Nếu hai vị Trưởng lão cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo…… thì tôi sẽ nhận.

Hai vị Tỳ-kheo đáp: Được.

Người nhận chủ sám hối được chấp nhận rồi, mới trả lời với người sám hối rằng: Được.

Pháp chánh thức sám hối:

(Lời thỉnh chánh sám hối…… giống như trước).

Pháp trả lại y:

(Vấn hòa giống như trên).

Pháp không trả lại y:

(Kết tội giống như trên, nếu đối với hai vị cho đến một vị sám hối xả đọa, thì mỗi trường hợp đều giống như ở đây (không có gì khác). Trong phần đối với một vị sám hối, chỉ trừ hỏi người bên cạnh).

Pháp xả xin bát:

Xả, thì phải đối trước tăng, lại xả ở trụ xứ này chẳng phải ở trụ xứ khác. Xả và sám hối lời văn giống như trước.

Pháp trả lại bát:

Bát của Tỳ-kheo này, nếu bát tốt thì nên giữ lại, lấy bát xấu của vị hạ tòa đưa cho vị Tỳ-kheo đó. Bạch hai lần yết-ma để đưa bát.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này, bát vỡ chưa đến năm lần nứt, lại tìm bát mới, phạm tội xả đọa, nay xả cho tăng, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng bằng lòng, nay tăng cho Tỳ-kheo……. này bát. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo…… này, bát chưa đủ năm chỗ nứt, lại tìm bát mới, phạm xả đọa, nay xả cho tăng, nay Tăng cho Tỳ-kheo……. này bát. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo……. này bát thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo……. này bát rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Pháp bạch hành bát:

Bát của Tỳ-kheo kia, nên tác bạch rồi thưa với tăng, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, lấy bát này thứ lớp thưa từ bậc Thượng tọa. Tác bạch như thế.

Tác bạch như thế rồi, nên lấy bát đưa cho vị Thượng tọa. Nếu Thượng tọa không nhận thì đưa cho vị Tỳ-kheo kia. Vị Tỳ-kheo kia nên nhận, không nên vì giữ cho chúng tăng mà không nhận. Cũng chẳng phải vì nhân duyên này mà thọ trì bát của vị hạ tòa, nếu thọ trì phạm đột-cát-la. Nếu Thượng tọa lấy, nên trao cho Thượng tọa, rồi lấy bát của Thượng tọa đưa cho thứ tọa. Nếu thứ tọa lấy giống Thượng tọa, thì cứ lần lượt đổi cho đến vị hạ tòa.

Pháp giao bát khiến phải giữ gìn:

Nếu đem bát của Tỳ-kheo này trả lại cho Tỳ-kheo này, hoặc đem bát xấu của vị hạ tọa cho Tỳ-kheo này, thì nên bạch hai lần yết-ma, bạch cho như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, nay tăng lấy bát của hạ tọa (hoặc bát của Tỳ-kheo này, nên nói: Nay tăng lấy bát của Tỳ-kheo này cho Tỳ-kheo…… thọ trì cho đến lúc vỡ. Tác bạch như thế.

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, nay tăng lấy (hoặc bát của hạ tọa, hoặc bát của Tỳ-kheo) này cho Tỳ-kheo…… thọ trì cho đến lúc vỡ. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo…… bát thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo……. bát rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như vậy.

Vị Tỳ-kheo giữ bát này, không được để bát ở chỗ có ngói, gạch rơi xuống; không được để dưới gốc cây, gậy, dao; không được treo dưới vật khác; không được để giữa đường đi, trên trụ đá, dưới cây có trái và chỗ đất gập ghềnh; không được một tay cầm hai bát, trừ ngón tay cách giữa bát; không được một tay cầm hai bát mở cửa, trừ có dụng tâm; không được để dưới cửa lớn, bậc cửa, cửa sổ; không được để dưới giường dây, giường cây, để ở giữa giường, góc giường, trừ khi để tạm; không được dùng làm đồ để rửa, cho đến rửa chân làm cho bát bị vỡ. Không nên cố ý làm vỡ, không được cố ý để cho mất để dùng làm phi bát.

Pháp đối với người thế tục xả vật báu:

Nếu Tỳ-kheo tự tay cầm vàng, bạc, tiền, hoặc bảo người cầm, hoặc bảo để dưới đất mà nhận, Tỳ-kheo kia có người giữ vườn có uy tín hoặc Ưu-bà-tắc, nên nói rằng: “Vật này không phải của tôi, ông nên coi chừng giùm”.

(Tác pháp sám hối đối với một vị giống như trên).

Pháp người thế tục trả lại vật:

Người kia nhận, rồi trả lại cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nên nghĩ là vật của người kia mà nhận. Nên dạy tịnh nhân thường lại cho Tỳ-kheo. Nếu được y, bát, ống đựng kim, Ni-sư-đàn thanh tịnh nên thay mà thọ trì. Hoặc Ưu-bà-tắc lấy rồi, cúng dường y, bát, ống đựng kim, Ni-sư-đàn thanh tịnh cho Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo nên lấy và thọ trì.

Pháp người thế tục không trả lại vật báu:

Nếu người kia nhận rồi không trả lại cho Tỳ-kheo, nên bảo Tỳkheo khác nói rằng: “Ông nên trả lại vật báu cho Tỳ-kheo này”.

Nếu Tỳ-kheo khác không nói, hoặc Tỳ-kheo khác nói nhưng người kia không trả lại, thì tự mình đến chỗ người ấy nói rằng: “Phật dạy Tỳ-kheo tác tịnh nên đưa cho ông, hoặc nói cho tăng, cho tháp, Hòa-thượng, v.v… cho những người quen biết, hoặc trả lại cho chủ”. Vì sao? Vì không muốn làm mất vật của tín thí.

Pháp tịnh khí vật báu:

Nhân đây nói về cách thức tịnh thí, nếu theo bộ này, thì riêng khai cho Ưu-bà-tắc và người giữ vườn thân tín làm tịnh chủ. Tỳ-kheo lấy vật báu đưa cho người kia, nói với họ rằng: “Vật này chẳng phải của tôi, ông nên biết cho, hoặc nói thấy đó biết đó” hoặc việc của Phật, Pháp, Tăng v.v… lúc nhận nên nói tác tịnh, tịnh nên nói thấy đó biết đó, (nếu Tỳ-kheo không nói, người kia nói thấy đó biết đó, Tỳ-kheo phạm độtcát-la.

Nếu theo thuyết Nhất thiết hữu bộ nói về pháp tịnh thí tiền và tất cả vật báu thì trước nên tìm một tịnh nhân người tại gia biết pháp nói với họ, làm cho họ hiểu ý mình, rồi nói rằng: “Theo pháp của Tỳ-kheo, không được cất chứa tiền bạc vật báu; Nay nhờ đàn-việt làm người chủ tịnh thí, sau này nếu được tiền bạc vật báu, thì tất cả đều gởi cho đànviệt”.

Nếu người chủ tịnh thí qua đời, hoặc đến nước khác, nên tìm người chỉ tịnh thí khác. Nhưng thuyết tịnh có hai thứ: Hoặc là người tại gia cầm tiền bạc, vật báu đến cúng dường, Tỳ-kheo chỉ nói: “Vật bất tịnh này, tôi không nên cất giữ, nếu vật thanh tịnh thì mới nhận (tức là tịnh)”. Hoặc người tại gia nói cúng dường Tỳ-kheo vật báu, Tỳ-kheo nói: “Tôi không được cất chứa. Nếu vật thanh tịnh thì nên nhận (tức là tác tịnh, nếu người tại gia thay đổi lời nói, vật thanh tịnh nên cất giữ; Tỳ-kheo không nói tịnh thì để dưới đất rồi đi. Nếu có Tỳ-kheo khác nên hướng về nói tịnh, tùy theo cất giữ lâu mau, lời nói giống như phần trên.

Pháp xả đồ nằm làm bằng tơ tằm hoang nhiều mầu:

Tỳ-kheo tự mình đến nhà nuôi tằm xin tơ làm đồ nằm, làm xong tự lấy búa, rìu chặt hoại để xả, pháp làm như sau:

Hoặc lấy rìu, hoặc lấy búa chặt nhỏ trộn với bùn, bôi lên tường, hoặc bôi lên đất.

(Tự mình hoại xả xong, đối với một người sám hối, tác pháp giống như phần trên).

Pháp sám hối chín mươi tội ba-dật-đề:

Muốn trừ bản tội, trở lại, trước sám hối bao nhiêu phẩm che giấu, y theo trước nên biết. Trong đây, muốn trừ bản tội, trước thỉnh sám chủ (chủ sám hối). Pháp thỉnh như trên, thỉnh rồi, Tỳ-kheo phạm tội nên đối với sám chủ, sám hối như sau:

– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo…… cố ý nói dối, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề (các tội khác tùy theo tên loại mà gọi khác nhau), nay đến Đại đức xin sám hối, không dám che giấu v.v… giống như phần trên.

Pháp sám hối tội Ba-la-đề-đề-xá-ni:

Phẩm che giấu như trước, thỉnh sám chủ rồi sám hối như sau:

– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo…… không bệnh, cố vào trong làng xóm, thọ thức ăn của Tỳ-kheo ni chẳng phải bà con phạm (nhiều bao nhiêu) tội Ba-la-đề-đề-xá-ni (cáctội khác tùy theo tên loại mà gọi khác nhau). Bạch Đại đức tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến Đại đức xin sám hối, không dám che giấu v.v… giống như phần trên (nói một lần).

Pháp sám hối tội đột-cát-la:

Tất cả tội đột-cát-la, bất luận căn bản hay tùng sinh, cố làm hay nhầm lẫn làm mà che giấu; số phẩm che giấu, tùy theo che giấu như trên. Tỳ-kheo phạm tội phải tha thiết tự trách mình, mong cầu dứt trừ, sám hối như sau:

– Bạch Đại đức một lòng thương xót, tôi là Tỳ-kheo…… cố ý mặc y Tăng-già-lê không ngay ngắn phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Vì cố làm việc đó phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la phi oai nghi hoặc lầm phạm, tức là không cố ý phạm tội phi oai nghi, nên bạch rằng:

– Bạch Đại đức một lòng thương xót, tôi là Tỳ-kheo…… không cố ý mặc y Tăng-già-lê không nghiêm chỉnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la (các tội khác tùy theo tên loại mà gọi khác nhau). Nay tôi xin sám hối, không dám che giấu giống như phần trên.

Pháp tất cả tăng đều phạm biết tội phát lồ:

Luật nói: Các Tỳ-kheo lắng nghe, chúng tăng nhóm họp một chỗ muốn nói giới. Lúc sắp nói giới, tất cả chúng tăng đều phạm tội, mỗi người nên nghĩ: “Đức Phật chế giới, người phạm tội không được nói giới, không được nghe giới, không được đến người phạm tội sám hối, người phạm tội không được nhận người khác sám hối”. Tỳ-kheo phạm tội kia bạch rồi, nên sám hối, tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở đây tất cả chúng tăng đều phạm tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận cho tất cả tăng ở đây sám hối. Tác bạch như thế.

Tác bạch như thế xong, sau đó nói giới.

Pháp tất cả tăng đều phạm tội nghi phát lộ:

Luật nói: Các Tỳ-kheo lắng nghe, nếu chúng tăng nhóm họp một chỗ sắp nói giới. Lúc nói giới, tất cả tăng đối với tội có nghi ngờ, mỗi vị nên nghĩ: “Đức Phật đặt ra giới, người phạm tội không được nói giới v.v… như trước”. Tất cả tăng tác bạch rồi, nên nói tội đó, nên tác bạch như sau:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, ở đây tất cả tăng đối với tội có nghi ngờ. Nếu thời giờ của tăng đã đến, tăng chấp thuận, chúng tăng ở đây tự nói tội. Tác bạch như thế.

Tác bạch rồi, sau đó nói giới.

Pháp người khắc nghi tội phát lồ:

Tỳ-kheo phạm tội đến chỗ một Tỳ-kheo thanh tịnh, oai nghi đầy đủ, thưa rằng:

– Bạch Đại đức nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo…… phạm tội ấy rất nhiều, nay tôi đến Đại đức phát lồ, sau sẽ sám hối đúng như pháp (nói một lần như vậy rồi, được nghe giới). (30) Pháp người khác nghi tội phát lồ:

Tỳ-kheo nghi tội (lại) đến chỗ một Tỳ-kheo thanh tịnh, oai nghi đầy đủ, thưa như sau:

– Bạch Đại đức nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo…… đối với việc phạm tội ấy có nghi ngờ. Nay tôi đến Đại đức tự nói. Về sau không còn nghi ngờ, tôi sẽ sám hối đúng như pháp (nói một lần, rồi được nghe giới).

Pháp ngồi trong chỗ nói giới biết tội tâm niệm phát lồ:

Luật nói: Lúc đang tụng giới, có Tỳ-kheo phạm tội. Tỳ-kheo kia nếu có người nêu tội hay không có người nêu tội, hoặc làm cho nhớ lại hay không làm cho nhớ lại. Người đó tự nhớ tội mà phát lộ. Tỳ-kheo kia nên nói với người bên cạnh: “Bạch Đại đức! tôi phạm tội…… Nay đến Trưởng lão xin sám hối”. Người đó lại nghĩ: “Nếu ta nói với người bên cạnh, sợ sẽ làm cho chúng ồn ào, tụng giới không thành”. Tỳ-kheo kia nên tâm niệm rằng: “Tôi phạm tội…… phải đi khỏi chỗ này, tôi sẽ sám hối đúng như pháp. Nghĩ như thế, thì được nghe nói giới.

Pháp ngồi trong chỗ nói giới nghi tội tâm niệm phát lồ:

Duyên giống như trước, chỉ khác là nghi tội. Người kia tâm niệm rằng: “Tôi đối với tội…… có nghi ngờ, phải đi khỏi chỗ này, lúc không còn nghi, tôi sẽ sám hối đúng như pháp”. Nghĩ như thế rồi, thì được nghe nói giới.

 

Pages: 1 2 3