TỨ PHẦN LUẬT SAN PHỒN BỔ KHUYẾT HÀNH SỰ SAO
Người trước thuật phần nhiều đặt tên nói lên chỗ khác nhau.
Sa-môn Thích Đạo Tuyên chùa Sùng Nghĩa ở Kinh Triệu biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN TRUNG
(PHẦN 3)
TRONG 90 GIỚI,
– Giới thứ nhất là Tiểu Vọng Ngữ.
Giới này nhiều người ưa phạm, đúng là do vọng nghiệp huân tập trong tàng thức rất nhiều. Cho nên tùy theo trần cảnh khởi lên sự hư cấu, không suy nghĩ sự bắt đầu ngược dòng, chỉ nguyện suốt cuộc đời cho cuộc sống an vui này là điều cốt yếu. Lúc sắp chết nhất định chẳng phải nghiệp sắp đặt, thật là đáng thương. Lại cho rằng phạm tội không phải cảnh, khởi lên thì sẽ nương vào tâm, thường làm cho trái với tâm tưởng bên trong. Bất luận là ngoại duyên giả hay thật tất cả đều phạm tội xả đọa. Có sáu duyên.
- Là người, không phân biệt kẻ tăng, người tục.
- Nghĩ là người.
- Trái với lời nói.
- Biết trái với lời nói.
- Nói rõ.
- Nghe hiểu.
Trong Đa Luận chép: nói dối, nói hai lưỡi, ác khẩu trải qua thành bốn câu: một là nói dối chẳng phải nói hai lưỡi ác khẩu, đem lời nói của người này đến nói với người kia. Vì không thật nên gọi là nói dối. Vì tâm không có chia rẻ cho nên chẳng phải nói hai lưỡi, lời nói mềm mỏng cho nên chẳng phải ác khẩu. Câu khác giống như trên có, không thể biết được.
Thành Luận chép: Ngoài ba nghiệp ra, hoặc hợp hoặc ly, ỷ ngữ là một loại nhất định không lìa nhau.
Kinh Thiện Sinh chép: Có người đối với mười nghiệp đạo, cùng một lúc làm hai, ba, bốn cho đến tám việc, không được làm mười việc, vì tham, sân không được cùng một lúc khởi lên. Nói còn tám việc sáu nơi sai bảo nói tự làm hai việc.
- Hành dâm vợ người khác.
- Nghĩa là không có nghiệp đạo.
Trong luật Tứ Phần và Ngũ Phần chép: Do Tỳ-kheo Pháp sư thường thích luận nghĩa, cho điều đúng là sai, cho điều sai là đúng, người khác hỏi lý do.
Đáp: Ta biết thật, chẳng hổ thẹn đọa phụ xứ, ở trong tăng nói dối tội trọng trước một trăm vị La-hán.
Đa Luận nói: Pháp không nói dối là: Nếu nói pháp nghĩa luận truyền lời, tất cả đúng sai đừng tự cho là đúng, thường phải suy nghĩ kỹ nương vào phép tắc thì không có lỗi. Nếu không như thế thì bùa ở trong miệng.
Luận nói: Thấy nghe, xúc chạm, biết trái với tưởng nói, cho đến những điều thấy nghe khác, những điều nhẫn nhục khác, những điều nghĩ tưởng khác, đều là nói dối.
Lại có ba thời lần lượt đều biết rõ là nói dối phạm Đột-cát-la. Chính miệng nói dối phạm xả đọa. Hoặc lúc tăng thuyết giới, ba lần hỏi nhớ mình có tội mà không nói phạm Đột-cát-la.
Kinh Thiện sinh chép: Nếu có tâm nghi ngờ hoặc không có tâm nghi ngờ, hoặc thấy nghe, xúc chạm, biết hoặc hỏi, hoặc không hỏi, âm bổn khác gọi là nói dối. Hoặc nói chẳng thấy nghe rõ cũng phạm, hoặc nói phá tướng, nói không che giấu chẳng phạm. Hoặc nói âm khác trước người không hiểu, hoặc nói lời đảo điên, hoặc phát ra tiếng lớn mà chẳng rõ lời, hoặc có nói mà người đối diện không hiểu cũng phạm.
Luật Tăng-kỳ nói: Kẻ giết mổ đuổi theo con vật.
Hỏi: Có thấy con vật không? Không được nói dối, không được chỉ chỗ, nên làm cho nhìn theo hướng mình chỉ (phải phương tiện dẫn đường để cho súc vật chạy xa).
Trong luật Thập Tụng chép: Nếu nói người họ cao, nói là người họ thấp, phạm xả đọa, hoặc nói người có hai mắt, vọng nói ông được một mắt phạm tội Đề-xá-ni.
Lại khinh bỉ xúc não Tỳ-kheo, cho đến phạm tội Đề-xá-ni, hoặc nói người một mắt, hoặc nói ông là người mù, khinh bỉ, xúc não người khác phạm xả đọa.
Luật Tứ Phần nói: Không phạm là chỉ khen, nhớ tưởng nói không phạm. Nhũ Văn trong giới bổn chú thích.
– Giới thứ hai: Mắng chửi
Luận Trí độ nói: Có một người sinh ở trong nước đều có chung một nhân duyên. Nghĩa là làm nhân duyên cho nội pháp và ngoại pháp, như vì nghiệp ác khẩu cho nên sinh vào nơi gai góc. Tâm nịnh hót quanh co cho nên sinh vào chỗ cao thấp không bằng phẳng. Người nhiều san tham nên nước khô không hòa hợp, đất đai sinh sạn sỏi. Người không làm các việc ác thì đất đai bằng phẳng. Như thời Đức Phật Di-lặc, người thực hành mười điều lành đất sinh ra nhiều châu báu.
Trong luật, Đức phật nói: Phàm những điều nói ra nên nói dịu dàng, không nên nói hung ác, lại tự mình phiền não, cho đến súc sinh nghe lời hủy báng còn hổ thẹn, huống gì đối với con người.
Có sáu duyên thành phạm:
1. Là Tỳ-kheo: Luật Thập Tụng và Ngũ Phần chép: Hủy nhục bốn chúng dưới đều phạm Đột-cát-la.
2. Tự đưa ra chê và khen. Trong bộ luận Du-già truyền lời nói của người khác làm cho họ mắng chửi phạm tội Đột-cát-la.
3. Biết là khen chê
4. Làm nhục ý người.
5. Nói rõ.
6. Nghe biết.
Luật Thập Tụng nói: Vốn có sáu duyên thành luận như: tức giận, tánh xấu, tham lam, ganh ghét, nịnh hót, không hổ thẹn tà kiến.
Luật Tứ Phần chép: Các pháp như khen chê có sáu phẩm.
Nói dòng họ thấp kém, làm việc cũng thấp kém, nghệ thuật khéo léo cũng thấp kém, hoặc nói ông là người phạm lỗi lầm (y theo sự thật cũng phạm). Ông là người nặng về kiết sử, hoặc nói ông là người mù, hoặc ông là người mắt chột. Mắng chửi có ba cách.
1. Mắng chửi trước mặt, ông là kẻ sinh ra từ đống phân, v.v…
2. Ví dụ chửi: Ông giống như đống phân, v.v…
3. Tự mình so sánh để mắng họ: “Tui chẳng phải đống phân”, cho đến tui chẳng phải kẻ mua bán, giết trâu, dê, người què chân, v.v… đều phạm tội Xả đọa.
Hai người dùng lời khéo léo mà mắng chửi cũng có ba hạng: Chửi trước mặt, ông là A-lan-nhã cho đến người ngồi thiền, còn cách chửi thứ 2 như đã biết, nói rõ đều phạm Đột-cát-la.
Trong luật Tăng-kỳ chép: Nếu dùng pháp ác trên chê bai Tỳ-kheo khác và cha mẹ, nói cha mẹ ông phạm tội Đề-xá-ni. Hòa-thượng, A-xàlê của ông là phạm tội Thâu-lan-giá, đồng bạn của ông phạm tội Việt Tỳ-ni. Ngoài ra hành pháp ác chửi bậc trung hạ, cha mẹ, Hòa-thượng, đồng bạn, v.v… đều giảm dần, so sánh chửi trước mặt càng thêm nhiều, trong đây có người như thế cũng phạm (Tỳ-kheo họ Tiểu cùng với họ Đại ở chung, nói trong đây có Tỳ-kheo họ Tiểu).
Lại nói ở đây có cất giấu vàng, thích bảo người đấu tranh.
Trong luật chép: Ca-diếp nêu lỗi xây cất phòng cho tăng, tức ban ngày ra ngủ ngoài thành. Đức Phật quở trách chỉ đưa những loài khác như phi nhân, v.v… không được đưa Ca-diếp, vì có tâm giúp đỡ người, trong luật không phạm. Vì lợi ích cho nên nói, vì pháp cho nên nói, vì luật cho nên nói, vì giáo thọ cho nên nói, vì bạn thân nên nói (ở trên vì bên trong không có chê bai ganh ghét, lòng từ cứu giúp nên biểu thị ác ngữ). Hoặc đùa giỡn (chỉ phạm Đột-cát-la), hoặc do đây nói kế đến lỡ lời, hoặc ở riêng một chỗ nói, hoặc nói lầm đều không phạm. Luật Thập Tụng nói: Có Tỳ-kheo nói tội người khác, các Tỳ-kheo biết thân nghiệp người đó bất tịnh, có thể đối với bốn giới trọng uống rượu, cắt cỏ, ăn phi thời, nói dối, nên nói chớ tức giận, tranh cãi nhau.
– Giới thứ 3: Nói hai lưỡi
Có sáu duyên thành phạm:
- Là Tỳ-kheo
- Nói việc xấu
- Truyền việc đây đến kia và ngược lại
- Có ý chia rẽ
- Nói rõ
- Nghe biết
Hai lưỡi là: hai bên tranh cãi sai người khác phá. Luật Tăng-kỳ nói: Dùng pháp ác bảo rằng: Ai nói ông không có pháp thượng, trung, hạ, muốn làm cho lìa người kia đến với mình, nếu bên kia lìa, không lìa đều phạm xả đọa.
Đa luận nói: Nói rồi lại nói nữa phạm xả đọa, hoặc không chuyển lời người kia đến người này, chỉ nói hai bên làm cho họ xa lìa, tất cả phạm Đột-cát-la.
Trong luật nói không phạm là: phá người ác, bè đảng xấu, Hòathượng, cùng thầy, bạn thân. Đối với tăng, tháp, miếu làm không có ý nghĩa lợi ích, tất cả những trường hợp phá như thế không phạm.
Giới thứ 4: ngủ chung một nhà với người nữ, có năm duyên thành phạm:
- Là người nữ
- Phòng đã làm thành
- Cùng ngủ chung một nhà
- Biết ngủ chung một nhà
- Tùy theo sự trôi lăn phạm tội xả đọa.
Trong luật nói người nữ là: Người có trí, mạng sống chưa cắt đứt. Phòng có bốn loại.
1. Bốn phía ngăn che, ở trên có che (tức cùng ở trong một nhà, trong có ngăn cách, y theo luận thì không được)
2. Trước mở mà có bức vách (tức đi dọc dưới mái nhà, hai đầu có che)
3. Tuy có che mà không che hết (tức bao quanh giống như cửa viện, ở trên che, ở giữa mở).
4. Tuy che khắp mà có chỗ mở (nghĩa là ngăn che tất cả, nhưng ở trên mở một lỗ nhỏ để ánh sáng lọt vào).
Bốn phòng này Tỳ-kheo và người nữ ngủ chung, hoặc người nữ đến sau, hoặc Tỳ-kheo đến sau, hoặc hai người cùng đến, hoặc nằm nghiêng, tùy theo lưng chuyển mình, mỗi hành vi đều phạm Đột-cát-la, hoặc cùng súc sinh. (theo luật Tăng-kỳ, súc sinh lớn cũng phạm tội xả đọa). Hoặc huỳnh môn, hoặc người hai căn cùng ở một nhà, tất cả phạm Đột-cát-la.
Tỳ-kheo suốt ngày nằm, người nữ đứng, phạm Đột-cát-la. (nếu người nữ ngồi phạm tội đọa).
Luật Thập Tụng chép: Cho đến bậc A-la-hán không được ngủ chung một nhà với người nữ, như những điều ham muốn về thức ăn uống chín của con người, người nữ thèm muốn người nam cũng giống như vậy.
Luật này lấy A-la-hán làm duyên khởi, bậc A-la-hán còn bị dâm loạn phiền não, còn kẻ phàm phu đâu cần chống cự lại.
Đa Luận, luật Thiện Kiến nói: nếu tất cả nhóm họp chung một tăng đường bên trong có ngăn che, nêu trong tăng đường có các phòng nhỏ, tuy các phòng làm riêng nhưng chung tăng đường cho nên giống như một phòng. Hoặc nhiều phòng mà chung một cửa cũng phạm tội xả đọa (tức cùng một cái dẫn ra nhiều cái, giống như nhà và phòng), che nghĩa là: Cho đến lấy y mạn làm phòng.
Vách nghĩa là: Cho đến cao một khuỷu tay rưỡi cùng chung một nhà đều phạm, hoặc phòng lớn nối nhau, cho đến một do-tuần chung một cửa ra vào đều phạm.
Về cảnh sở đối nghĩa là cho đến giới cùng đi, v.v… đều nghĩa là người nữ có thể thọ sự dâm loạn, còn gái bất dục, bé gái, v.v… chỉ phạm tội Đột-cát-la.
Luật Thập Tụng nói: Người ở trong phòng suốt đêm ngồi không phạm, phải nhiều người ở chung một chỗ, có người nói chuyện không được ngủ.
Luật Tăng-kỳ chép: Một phòng mà có cửa ngăn cách thì không phạm, hoặc ngày Đức Phật Đản Sinh và ngày Đức Phật xoay bánh xe pháp, cho đến đại hội nói pháp suốt đêm, hoặc giữa trời gió, mưa lạnh, tuyết rơi, phải vào trong nhà ngồi ngay thẳng. Nếu người già, người bệnh không thể ngồi được, phải ngăn che không được dùng vật thô sơ. Cao ngang tầm vai, nách trở xuống.
Lỗi không được nuôi chứa mèo. Nếu khất thực vào làng xóm ngủ, phải có phòng riêng, ngăn riêng, hoặc không có phòng, cho đến làm như trước (đều nghĩa là dùng y phục phủ, từ bức vách trong phòng giảng đường thẳng đến giữa cửa, ngăn ra đến mái hiên phía trước, để cho hai đầu tương đương. Đó gọi là hai nhà không chỉ rèm của giường).
Nếu không ngăn che là: người nữ có thể tin nên nói với người nữ: Cô ngủ trước còn tôi ngồi, đến lúc Tỳ-kheo muốn ngủ thì nói cho cô ta đứng dậy, tôi muốn ngủ cô chớ ngủ, nếu cô ngủ thì cô là người không có phước đức (theo như cán bộ người nam bầu bạn của mình).
Đa Luận chép: Cùng với mười người nữ ngủ mười đêm phạm tội Xả đọa, tùy theo một người đứng hay nằm, tùy theo một người xoay chuyển, tất cả phạm mười tội xả đọa. Nếu ở nhà người tại gia, cho người nữ ngũ cùng phòng không mở cửa phạm Đột-cát-la.
Luật Ngũ Phần nói: Cùng che mà ngăn cách riêng, hoặc nói pháp trong đại hội, hoặc tai họa gần gũi với chị em của mẹ, biết có người nam bầu bạn với mình, không nằm không phạm.
Trong luật nói không phạm là: Trước biết có một người nữa ngủ trong phòng, hoặc trong phòng che mà không ngăn, hoặc che hết mà ngăn một nửa, hoặc che hết ngăn một ít, hoặc ngăn hết không che, hoặc ngăn hết che một nửa, hoặc ngăn hết che một ít, hoặc che một nửa ngăn một nửa, hoặc che một ít ngăn một ít, hoặc không che không ngăn ở giữa trời không phạm.
Nếu ở trong phòng này, hoặc đi hoặc ngồi không phạm, hoặc bệnh nằm, bị trói, bị nạn mạng sống, nạn phạm hạnh v.v… đều không phạm.
Giới 5: ngủ chung với người chưa thọ đại giới quá thời hạn.
Có năm duyên thành phạm:
1. Người nam hay nữ chưa thọ giới cụ tục, ý nghĩa khác hình như riêng biêt. Luận Du-già nói: Đã hai đêm ngủ chung với sa-di, đêm thứ ba ngủ với người nữ phạm hai tội Đề-xá-ni. Duyên hai, ba, bốn như giới trước.
2. Quá ba đêm thì phạm
Trong luật nói: Ngủ chung đến ba đêm, minh tướng chưa xuất hiện, đứng dậy bỏ đi (theo đây không đi phạm Đột-cát-la). Đến đêm thứ tư hoặc tự mình bỏ đi hoặc bảo người kia đi.
Luật Thiện Kiến chép: Đến đêm thứ ba khi mặt trời chưa mọc không tránh đi cũng không phạm (nghĩa là không phạm đề-xá-ni). Ngủ đến đêm thứ tư, đầu hôm hông dính chiếu liền kết tội đọa.
Luật Thập Tụng nói: Nếu ngồi suốt đêm, hoặc bị bệnh được cho sa-di ngủ quá thời hạn, người bệnh nằm thì khai cho, còn Tỳ-kheo không bệnh không nên nằm.
Kinh Tỳ-ni Mẫu nói: Ngũ đến đêm thứ ba không có chỗ đi, Tỳkheo không nên nằm phải ngồi kiết già đến lúc minh tướng xuất hiện, đến đêm thứ tư không có chỗ đi, khi mặt trời sắp mọc, bảo người kia đi, hoặc tự mình đi (theo đây chắc chắn ngủ đến đêm thứ tư phải rời, hoặc đêm đầu thì ngồi, không thành được khai cho).
Luật Ngũ Phần nói: Cho ngủ chung không phạm, thường ngồi không được nằm, hoặc nằm xen kẽ nhau (chẳng phải nghĩa là che mặt trời, đã bốn đêm mà suốt đêm không nằm thì khai cho).
Luật Tăng-kỳ nói: Ngủ đến đêm thứ tư, nhờ vào nhân duyên, đại hội, khất thực, v.v… phải có mái che như giới trước, nếu không như vậy quá ba đêm phạm. Phạm rồi chưa sám hối, lại ngủ chung, tội xoay vần không đủ hai đêm thì khai cho, sám hối lỗi rồi nên ngũ phòng riêng, lại được hai đêm.
Đa luận chép: Có bốn câu. Nếu một người khác phòng, hoặc một phòng khác người, hoặc người và phòng đều khác thì đều phạm đọa.
Trong luật cho rằng súc sinh đực ngủ quá thời hạn, khai duyên giống như trước.
Giới thứ 6: Tụng giới với người chưa thọ giới cụ túc, có năm duyên thành phạm:
- Đức Phật nói pháp
- Tự cú vị
- Người chưa thọ giới cụ túc
- Đồng nghe, đồng tụng
- Nói rõ liền.
Trong luật chép: Pháp nghĩa là lời Phật nói, lời của Thanh văn, lời của các vị Tiên, các vị trời. Nếu trao bằng miệng đưa thư, nói rõ phạm xả đọa. Hoặc thầy không dạy mà nói, ta nói xong rồi ông hãy nói, thầy phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu đệ tử Thanh Văn, người khác nói, được Đức Phật ấn chứng (trong luật Tứ Phần văn không rõ).
Luật Thiện Kiến chép: Đức phật nói tất cả ba tạng, La-hán kết tập đồng tụng phạm xả đọa. Nếu tự mình soạn ra biên chép, văn tự cho đến sách thế tục, vì chẳng phải Đức Phật nói cho nên không phạm.
Luật Thập Tụng nói: Tùy theo một phẩm, một chương, một đoạn mỗi thứ đều phạm xả đọa. Trong luật này chỉ nói đồng tụng, bất luận là câu văn nhiều ít.
Đa luận nói: Nếu hai người cùng kinh hành, cùng tụng kinh không phạm, hoặc Tỳ-kheo không có chỗ thọ pháp, cho đến nhận được từ sadi-ni, chỉ xin giữ gìn giới đức, cùng người làm bạn chứng minh, cũng được ngày đêm thọ pháp, nhưng không được xưng là A-xà-lê, lệ theo như vậy mà biết, chỉ tin tức làm cho không mất oai nghi.
Trong luật nói không phạm là: Nói ta nói xong ông nói, một người tụng xong một người viết, hoặc hai người đồng nghiệp đồng tụng, hoặc nói sai tất cả đều không phạm.
Giới thứ 7: Nói tội thô với người chưa thọ giới cụ túc
Đa luận nói: Thà phá tháp, hoại tượng, chứ không nói tội thô của người khác, tức phá pháp thân, bất luận Tỳ-kheo trước có tội hay không có tội đều phạm đọa, có bảy duyên thành phạm.
- Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni
- Phạm tội thiên thứ 1, 2
- Biết phạm
- Không có tăng khai pháp
- Nói với người cho thọ cụ túc giới
- Nói rõ từ
- Người trước nghe biết.
Luật Ngũ Phần chép: Tỳ-kheo-ni và người tại gia nói những tội lỗi nhỏ nhặt của tăng khắp nơi, như vậy đều phạm tội đọa. Luật Tăng-kỳ nói: nếu có người hỏi, Tỳ-kheo nào đó phạm giới dâm loạn, uống rượu, đáp rằng: Tự người kia sẽ biết, nếu mình tác pháp hỏi người, người kia hỏi ngược lại. Ông nghe chỗ nào?
Đáp: Nghe chỗ đó.
Tỳ-kheo nói: tôi cũng nghe chỗ đó. Nhân lúc nữ cư sĩ đến chùa, nhóm Tỳ-kheo sáu vị chỉ bày cho họ. Người này phạm Tăng tàn, nhân đó nữ cư sĩ nói kệ:
Xuất gia đã lâu rồi
Cần phải tu đạo hạnh
Đồng tử cười không dứt
Làm sao nhận cúng dường
Luật Thập Tụng chép: Có người quở trách rằng: Ở trong Phật pháp mới có người ngu si này.
Nên đáp rằng: Nhà tôi rộng lớn có đủ thứ.
Trong luật nói: Nếu nói hai thiên trên phạm đọa các thiên dưới tự nói tội mình, hoặc nói tội ba chúng dưới, tất cả phạm Đột-cát-la.
Lại có năm việc: Nếu nói tên, hoặc dòng họ, hoặc y phục, hoặc phòng nhà, hoặc tướng mạo đều phạm xả đọa.
Không phạm là: Nếu không biết, hoặc thô ác tưởng không thô ác, hoặc người tại gia trước đã nghe tội thô rồi, tất cả đều khai cho.
Giới thứ 8: Thật đắc đạo ma nói với người chưa thọ giới cụ túc.
Hỏi: Phàm phu chẳng phải bậc Thánh thì không thể không phạm tội. Bậc Thánh giữ giới, hễ Phật chế rồi thì không phạm, vậy dùng chế giới để làm gì?
Đáp: Bậc Thánh chế giới ra để ngăn ngừa phàm phu, nếu về sau nói liền biết là phàm phu vì không nói dối nên không để cho phạm. Há chẳng phải là điều quan trọng hay sao?
Giới thứ 9: Nói pháp với người nữ quá hạn
Có sáu duyên thành phạm:
- Là người nữ
- Biết là người nữ
- Không thỉnh
- Không có người nam hiểu biết
- Nói rõ ràng
- Nói quá năm, sáu lời thì phạm
Nếu không thỉnh cho phép đủ năm, sáu lời, hoặc thỉnh nói, hoặc hỏi nghĩa, tùy theo nhiều ít.
Luật Ngũ Phần nói: nhờ nói năm, sáu lời mà hiểu được, cho nên
Đức Phật chế giới cho nói năm, sáu lời.
Luật Tứ Phần chép: Năm lời như: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có ngã.
Sáu lời như: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô thường. Vì không được lại tăng thêm một câu. Trong Luật Tăng-kỳ chép: Nói sáu câu xong làm cho ông nhanh chóng hết khổ thì phạm xả đọa.
Trong luật chép: Người nam có trí, hiểu rõ việc thô ác hay không thô ác.
Đa luận chép: Người nam có trí hiểu rõ nhân tình nói có thể làm chứng minh, hoặc người bên trong không giống nhau, không hiểu ắt là phàm phu xuất gia thì không được, vì việc giống nhau, ngay lúc bảo tăng nhóm, nếu có nhiều người nữ mà không có người nam phàm phu thì không được nói điều đó.
Người nữ: Nghĩa là có thể thọ nhận việc dâm dục, hoặc Tỳ-kheoni nói thì được.
Luật Tăng-kỳ nói: nếu người mù hoặc điếc cũng gọi là không có người, một người mù, một người điếc, hai người này phải có một người, hoặc ngủ cũng gọi là không có người, hoặc chị em của mẹ, v.v… cũng phạm. Hoặc dưới bảy tuổi, hoặc quá bảy tuổi không hiểu ý nghĩa tốt xấu, cũng gọi là không có người nam hiểu biết, ngoài ra như đại sớ.
Trong A-hàm chép: có người thưa hỏi nghĩa giáo pháp.
Đáp: Muốn hỏi thì hỏi, ta nghe xong sẽ suy nghĩ.
Trong luật nói: Nếu nói không rõ phạm Đột-cát-la.
Không phạm là: nếu nói năm, sáu lời, trước người nam hiểu biết nói quá năm, sáu lời, hoặc trước người nam không hiểu biết thì nên đáp, nói rộng truyền năm giới và giáo pháp, truyền tám giới quan trai và nói tám giới quan trai, tám giới thánh đạo, mười pháp bất thiện, người nữ hỏi nghĩa không hiểu nói rộng ra, hoặc người lầm, tất cả không phạm.
Giới thứ 10: Đào đất
Đa luận chép: không đào đất phá hoại sự sống có ba điều lợi ích:
- Vì không não hại chúng sinh
- Vì dứt sự phỉ báng
- Vì làm đại hộ pháp.
Nếu Đức Phật không chế hai giới này thì quốc vương, đại thần sai khiến Tỳ-kheo, nhờ Đức Phật chế giới, vua quan hồi tâm không còn sai khiến Tỳ-kheo được, làm cho tỉnh duyên tu, đạo pháp trí tuệ, dứt sự mê hoặc đó, gọi là đại hộ.
Có năm duyên thành phạm:
- Là đất hoang
- Nghĩ là đất hoang
- Tự đào, sai người đào
- Khi dạy người đào không làm pháp tri tịnh
- Làm tổn thương thì phạm tội đọa.
Duyên của giới là cho sửa sang giảng đường, bị đức Thế tôn quở trách chế giới (nay nhiều người nhân phước mà tạo tội, cho là may mắn, đáng thương thay).
Trong luật nói: Đào nghĩa là: Nếu tự mình đào, trải qua bốn tháng trời mưa ngấm đất trở lại như cũ, hoặc dùng bừa, cuốc, cày hoặc nện đánh, dao châm, dùng ngón tay cào làm tổn thương, đốt lửa trên mặt đất, nhưng sai làm đất, nghĩ là đất, tất cả đều phạm, hoặc không dạy nói “biết đó coi đó” phạm Đột-cát-la.
Luật Thập Tụng chép: Nếu tường sụp đổ, đất, đá tụ vào tổ kiến, nếu đào phạm tội Đột-cát-la. Hoặc đào chỗ đất bùn ngập đến đầu gối phạm Đột-cát-la. Trừ làm tháp tăng, chùa, vẽ trên đất làm mô hình, hoặc đất đỏ, hoặc đất sét, đá sống, sỏi đen, đất muối v.v… tất cả không phạm.
Trong Đa Luận bản đời Thục nói: đấy cày, đất hoang.
Đất cày là: Nghĩa là bốn tháng và tám tháng, lúc mưa đất dính lại với nhau, làm cho đất có độ ẩm, không thể mọc cây cỏ gọi là đất hoang. Còn lúc không mưa, trời hạn hán, khô cằn, gió thổi đất bay nghĩa là không phải đất hoang. Nếu đụng vào vùng đất khô này, phạm Đột-cátla. Xâm phạm đất ẩm ướt ở dưới phạm Đọa. Hoặc chỗ gốc tường đất ẩm ướt đất khô không phạm, vì khác với đất, tuy được xây dựng, nhưng chỗ ẩm ướt có mọc cây cỏ phạm đọa, ở trên phòng trên tường cỏ mọc, làm tổn hại cây cỏ, phạm tội đọa, tổn hại đất phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ chép: Nếu chuyển đá, khiêng đất, quét nhà kéo cây, lùa trâu, ngựa, v.v… muốn làm cho đất bằng, cố ý làm tổn hại bằng như chân con muỗi tất cả phạm đọa. Khối đất một người phá không nổi phạm đề-xá-ni, bớt một người lại được, đóng cọc vào phòng, tường làm hại sự thành công phạm tột việt tỳ-ni, trước có lỗ không phạm. Hoặc đất bên ngoài trời mưa làm tổn hại như chân con muỗi phạm tội Đề-xá-ni. Vẽ dưới đất, viết chữ cũng phạm Đề-xá-ni: vẽ dưới đất mà không có ranh giới thì phạm, hoặc vì dọn phòng củ bảo tịnh nhân làm. Hoặc hư hoại bảo tịnh nhân dọn bùn bỏ đi. Sau đó tự mình làm, hoặc đã có bị mưa bảo tinh nhân làm hai, ba lần. Sau tự mình làm đến khi nền móng trở lại như củ bảo tịnh nhân làm. Nước trong ao, rạch, giếng tràn ngập, sau khi mới mưa bảo tịnh nhân tháo ra, hoặc bảo khuấy đục lên, hoặc cho trâu ngựa lội trước, sau tự mình tháo ra, vì nước mưa có thể thấm vào đất. Lúc đại tiểu tiện dùng tay thấm nước chà dưới đất phạm tội đọa. Hoặc bình, đồ đựng gỗ, ngói, đá, v.v… để ngoài trời lúc mưa tạnh, không được tự lấy, nếu lấy phạm đọa. Nếu toàn cát không phạm tội, một nửa cát phạm tội việt tỳ-ni. Hoặc đất chết gặp mưa tạnh, bảo tịnh nhân lấy, gặp lúc mưa thấm ướt hết, sau đó tự lấy.
Luật Tứ Phần chép: Nếu lửa dữ đốt cháy chùa cho phép nhổ cỏ ở giữa, hoặc đào hầm, cắt đất hào thành, hoặc, dùng đất dập tắt lửa, hoặc dập tắt nó cháy ngược lại.
Luật Thiện Kiến chép: Nếu đất bị cháy không gọi là đất. Nếu đất có cát dùng nước gạn nó.
Luật Tứ Phần: Cát một phần còn đất không phạm. Hoặc trên đá dầy bốn tấc đất khô được lấy, hoặc lửa đến gần chùa, vì giữ gìn chỗ ở. Tỳ-kheo được cắt cỏ, đào đất để dập lữa, hoặc lửa đốt tay ném xuống đất không phạm.
Luật Ngũ Phần chép: Khi lửa dữ bốc cháy phải đánh kiền-chùy truyền lệnh, ngoài ra như các bộ khác.
Đa luận chép: Bảo Tăng Ni đào đất, nói lời tri tịnh phạm Đề-xáni, hoặc dạy ba chúng dưới và tịnh nhân, hoặc không nói lời tri tịnh phạm Đột-cát-la, hoặc ba chúng không vì duyên lợi ích Tam bảo, tự mình hủy hoại đất, cây, phạm Đột-cát-la. Luật Ngũ Phần nói: Chỗ lannhã không có tịnh nhân cho phép Tỳ-kheo lấy nước tưới đất, cắt cỏ, lấy chân dẫm lên làm cho thành bùn rồi lấy dùng.
Trong luật Tăng-kỳ nói: Chỗ đất ngăn che được tự mình đào (văn trong luật Tứ Phần không rõ).
Trong luật không phạm là: Nếu nói “thấy đây, xem đây”, hoặc kéo gỗ, tre, cây, hoặc đỡ hàng rào cho ngay thẳng, hoặc lật gạch đá lên, hoặc phân bò, hoặc lấy đất bờ sông đổ, hoặc chuột đào, v.v… hoặc qua lại kinh hành, hoặc quét nhà, hoặc lấy gậy chóng xuống đất, hoặc tất cả không có ý đào không phạm.
Giới 11: Làm hư mầm cây cỏ.
Có đủ duyên như trên
Luật Tứ Phần nói: người làm hư làng xóm của quỷ thần phạm Ba-dật-đề. Quỷ là phi nhân (77), thôn là tất cả cỏ cây (nói cỏ cây là nơi nương tựa của phi nhân, cho nên các bộ dẫn ra đầy đủ để hiểu rõ, sợ người không biết lạm dụng).
Luật Thập Tụng chép: Thôn là các côn trùng như muỗi, bướm, kiến lấy đó làm nhà.
Trong luật Tăng-kỳ và giới bổn nói: Người làm hư hạt giống, phá làng xóm của quỷ thần phạm tội đọa (ở đây sẽ chung với nhau như gương sáng).
Luật nói: Thôn có năm loại: Loại sinh từ rễ, loại sinh từ cành, loại sinh từ đốt, mắt, loại sinh từ phú-la (ở đây nói giống lai) loại sinh từ hạt. Nếu phá chặt phạm tội đọa, hoặc rang, đóng đinh, đống cọc, tất cả phạm tội đề-xá-ni. Hoặc chặt nhiều phần cỏ cây sống phạm tội đọa, nửa cây khô nửa cây sống phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ chép: Nếu loại sinh từ gốc, loại sinh từ thân cây dùng dao phá tịnh (làm cho bể).
Loại sinh từ mắt, đốt dùng dao chẻ ra, dùng nĩa chắn vụn ra, nha mục tịnh (răng, mắt).
Loại sinh từ tâm như: cây rau é, cơ lục, v.v… Nhũ tu tịnh.
Loại sinh từ hạt giống có bảy thứ như lúa thoát (bóc vô) bì tịnh, hỏa tịnh có năm loại, ở trong năm quả. Loại hạt ở trong như táo, quả mơ. Trảo giáp tịnh: bỏ hạt mà ăn, hỏa tịnh rồi ăn (hỏa tịnh nghĩa là cả hai hạt táo chín và sống).
Loại sinh từ quả da: hỏa tịnh rồi ăn như (sậy, rể cỏ, đậu, quả dâu, lê nại). Nếu lúc chín rơi xuống đất làm tổn thương chân con muỗi gọi là sang tịnh, bỏ hạt rồi ăn.
Loại sinh từ hạt lúa là hỏa tịnh (thuộc loại cây dừa, cây hạch đào, cây lựu).
Loại sinh từ quả hạt là (loại có mùi thơm, cây trữ, cây tía tô, cây bạch tô) chưa có hạt nhu tu, có hạt phải hơ lửa.
Loại sinh từ quả, một góc là tịnh pháp như pháp hạt quả (hạt đậu lớn nhỏ, v.v… y cứ theo đây. Trong cây ngãi tây có chứa hạt nên phải hỏa tịnh, nhưng chỉ chạm vào liền được tịnh pháp như cũ).
Lại nói: Chủ chùa có kho lúa mà chưa tịnh thí, sợ Tỳ-kheo trẻ không biết giới tướng, trước bảo tịnh nhân hỏa tịnh xong, cho đến tất cả mọi người đến thường nói bỏ vào giã không phạm. Các việc khác đều biết. Nếu ném năm loại còn sống xuống ao, giếng nước, trong chỗ đại tiểu tiện, trong hầm phân phạm tội Việt Tỳ-ni. Nếu chết phạm Đề-xáni, hoặc đi trên cỏ làm cho cỏ chết phạm việt tỳ-ni, tổn thương chừng như chân con muỗi phạm tội Đề-xá-ni. Trên đá sinh rêu, trên y sinh mốc, trên thức ăn như bánh sinh mốc bảo cho tịnh nhân biết. Hoặc ban ngày phơi nắng biết khổ rồi được tự mình bóc bỏ, sau lúc mưa treo trên cây phạm tội Việt Tỳ-ni, tổn thương cây cỏ phạm tội đọa. Tịnh nhân trước cử Tỳ-kheo, sau giúp đỡ không phạm tội (trong luật Tứ Phần, khai cho nhổ cây đá, trước không biết dính trên cỏ). Trong mùa hạ mà đi, sợ lạc đường nên lấy vật khác buộc vào cây cỏ cho nhớ, đến khi trở về biết rõ đường không phạm. Trong lúc mưa bị trơn ngã, nắm lấy cây cỏ kéo, đất lại nằm cũng không đứt, đều khai cho, bèo ở trong nước không được vạch ra, chỗ xe và ngựa chạy được thì không phạm. Ném đất đá lên hư không, nói lên đến cõi trời phạm thiên. Nếu về sau rơi xuống nước, khai cho được dùng (ở đây gạn hỏi về tịnh pháp của Sa-môn). Nếu khi lấy bùn làm mà người muốn uống nước, được uống nước trong lá, không có tịnh nhân lấy, được đến uống nước trong lá ở trên cây, không được kéo xuống đất. Cao với không tới mà lấy lá khô hoặc lá vàng rụng xuống phạm tội việt tỳ-ni. Cây nở hoa phạm tội Đề-xá-ni, hoặc dập bèo ở trong nước phạm tội việt tỳ-ni, ném lên bờ phạm tội đọa. Nếu khi xuống nước rửa, nước và cỏ dính vào thân, lấy nước rưới làm cho chảy xuống sông, hoặc sáng sớm cắt nấm phạm Đột-cát-la.
Luật Thiện Kiến chép: Nếu cầm hoa, quả, vịn lấy cành làm cho tịnh nhân biết, cũng được vịn chặt lấy tịnh nhân.
Trong Luật chép: Tỳ-kheo đi trên đường bị cỏ ngăn ngại, cho phép lấy cây tre đè lên cỏ, hoặc đè lấy cây đá (tạm thời y theo trước).
Luật Ngũ Phần chép: các cỏ cây nếu cần dùng thì nên nói với tịnh nhân: “Ông biết đây”, nếu người không hiểu lại nói, “ông xin đây”, nếu không hiểu lại nói, “tôi cần đây”. Nếu không hiểu nói: “cho ta đây làm hoại đất cũng như vậy” (đều bảo cho biết, đích thân Tỳ-kheo không được làm tổn thất, miệng không bảo chặt đào, mới là tịnh duyên, tâm tịnh).
Nếu cỏ phủ đường, vì mở đường, cố chặt cành, làm cho lá rụng, không cố làm thị không phạm.
Luật Thập Tụng chép: “Cùng một lúc làm hỏng năm loại phạm năm tội Ba-dật-đề. Luật này nói: Một lá làm hư nhiều loại, tùy theo nhiều ít mà kết tội, cho đến giới trước bảo tịnh nhân đào, tùy theo chỗ đào mà phạm tội đọa. Không giống như luật Tăng-kỳ có thể lấy đình chỉ việc trước mới kết tội.
Luật Tứ Phần chép: Nếu năm loại sinh sống giống như cây liễu thạch dừa, cần đất lìa đất thì hoại đều phạm đọa. Chẳng phải năm loại sinh sống như thuộc loại cây hòe, cây nui, cây du, cây bá, đã tàn thì được gắn liền với đất, phạm tội Đọa. Nếu lìa đất mà mầu sắc chưa đổi phạm Đột-cát-la, gọi là hoại tướng.
Không phạm là: Nói “xem đây, biết đây”, nếu chặt cây cỏ khô, hoặc ở trên cây cỏ còn sống kéo gỗ, kéo trúc, dựng hàng rào cho thẳng, hoặc lật đá, hoặc lấy phân bò, hoặc cỏ một lan ra ngoài đường, lấy cây gậy rẽ lối, hoặc lấy ngói đá chống mà làm tổn thương đến cây cỏ, hoặc đất trên chỗ kinh hành, hoặc quét dọn chỗ kinh hành, hoặc lấy gậy chống xuống đất, lỡ chống đứt cỏ cây sống không phạm.
Giới thứ 12: Thân miệng thêu dệt
Có bốn duyên thành phạm:
- Tự mình làm cho thân nghiệp, khẩu nghiệp thêu dệt
- Nhiều phiền não không dứt
- Bị Tăng đơn bạch quở trách
- Vừa làm liền phạm
Luật Tứ Phần chép: Nói lời khác là ông nói với ai, bàn luận việc gì v.v… tất cả phạm Đột-cát-la, bạch rồi nói phạm tội đọa. Não hại người khác là thân thêu dệt, nên đến hay không đến, nên ngồi hay không ngồi, ngoài ra như cách thêu dệt của miệng.
Thành Luận nói: Tuy là lời nói thật, nhưng vì chẳng phải thời tức gọi là lời nói thêu dệt, có người nói tuy phải thời, vì tùy theo sự phiền não không có lợi ích. Mặc dầu có lợi ích nhưng lời nói vốn không có nghĩa lý, không có thứ lớp đều gọi là ỷ ngữ. Tức trong luật nói: “Nói pháp cho người không cung kính nghe”.
Luật Thiện Kiến nói: Sợ thành đấu tranh, tăng im lặng thì được, trong luật nói: Nếu Thượng tọa gọi đến mà không đến phạm Đột-cátla.
Không phạm là: Lại nghe nhiều lần mà không hiểu lời nói trước có nhầm. Lại hỏi “ông nói với ai, bàn luận việc gì?” Cho đến “tôi không thấy tội này”. Hoặc muốn làm pháp yết-ma ma phi pháp không lợi ích, không cho hòa hợp, gọi đến không đến thì không phạm, hoặc làm pháp yết ma phi pháp, hoặc không muốn biết ngôn giáo, không đến lại đến thì không phạm. Hoặc cùng ngồi ăn, hoặc không làm pháp thức ăn dư mà ăn. Nếu bệnh gọi dậy, không đứng dậy không phạm. Hoặc tâm ác hỏi không cho nói, hoặc làm những việc phi pháp liền nói, hoặc nói nhỏ, hoặc nói lầm tất cả không phạm.
Giớ thứ 13: chê mắng vị tri sự của Tăng
Có sáu duyên thành phạm:
- Được Yết-ma sai
- Biết là được tăng yết-ma sai
- Làm việc như pháp
- Nói pháp chê trách mắng chửi
- Nói rõ từ
- Người đối diện nghe biết.
Luật Ngũ Phần chép: Nếu đơn bạch, bạch nhị sai người khác phiền não phạm tội đọa. Tăng sai không yết-ma, và người khác nói lời vu khống này phạm tội Đột-cát-la.
Luật Tứ Phần chép: Duyên khởi bạch nhị có khác nhau.
Luật Tăng-kỳ chép: Mắng chửi người đang lễ bái, nhờ người khác làm, nhờ người khác làm lại nhờ người khác làm, cả ba đều phạm tội đọa. Nhân đây nói cá lớn có trăm đầu, mỗi đầu mỗi khác, vì trước kia làm Tam Tạng thích dùng lời ác mắng chửi.
Luật Tứ Phần chép: Nếu chê bai (gặp mặt không có chỗ nghe, nói có thương, giận, sợ, si).
Người mắng chửi: Ngược lại trên phạm tội Đọa, hoặc không nhận lời Thượng tọa dạy mà chê mắng phạm Đột-cát-la. Không phạm là: Thật có việc đó, sau đó sợ hối hận nói làm đúng như pháp sám hối, lại nói có thương, giận, v.v… hoặc đùa giỡn nói lầm, tất cả không phạm.
Giới 14: Ở chỗ đất trống trải vật của tăng, có sáu duyên thành phạm:
- Trải giường cho bốn phương tăng
- Biết là trải giường cho bốn phương tăng
- Ở ngoài trời
- Tự trải hoặc sai người trải
- Khi bỏ đi không tự cất, không nhờ người cất
- Ra khỏi cửa thì phạm.
Luật Ngũ Phần nói: Thấy ngọa cụ của tăng ở ngoài trời, vì không tự trải cũng không bảo người trải mà chẳng cất cũng phạm tội Đề-xá-ni. Người tại gia vào chủa nên mượn ngọa cụ của tăng thọ. Lại người thế tục mượn ngọa cụ của tăng, ăn xong Tỳ-kheo không dọn phạm tội đọa. Nếu vị Tri sự bày ngọa cụ của tăng ở một bên, hoặc ngồi thiền hoặc ngủ phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu trên giường của tăng để pho tượng Tỳkheo lễ bái, tay đụng vào không cất phạm đọa. Nếu nhiều người lễ bái chắc chắn sẽ đụng vào, thuộc về người cuối cùng phạm tội đọa. Nếu tháng mùa Xuân trải giường, sau đó bảo cho người biết là xả bỏ thì không phạm. Hoặc đi trên đường kéo cỏ ra ngồi, lúc đã đi tụ họp rồi nên đi.
Đa luận nói: Trải giường ở chỗ trống rồi không dặn người, dạo chơi các phòng phạm Đột-cát-la.
Luật Tứ Phần nói: Người kia lấy vật của tăng giao cho vị Tri sự nói: “Nay tôi giao cho ông, ông giữ gìn coi sóc”. Nếu không có người nên để ở chỗ kín. Nếu không có chỗ kín nên biết chỗ không bị hoại, nên lấy vật thô xấu che lên vật tốt, hoặc về ngay nên đi liền, tuy theo mưa đi nhanh về kịp thì nên đi. Người kia theo thứ lớp làm phương tiện như vậy, liền nên đi, nếu không làm trước mà ra khỏi cửa phạm tội đọa. Hoặc mới đi bèn hối hận trở lại phạm Đột-cát-la. Nếu hai người cùng giường thì vị hạ tòa phải dọn, không dọn phạm (hai tội) đọa và Đột-cátla. Còn Thượng tọa phạm một tội Đề-xá-ni, nếu cả hai không dọn thì cả hai phạm tội đọa.
Ngoài ra giường rộng rãi, giường ghế, v.v… không dọn, và ngọa cụ trong ngoài tất cả phạm Đột-cát-la. Nếu ở chỗ trống, trải vật của tăng mà đi vào phòng ngồi thiền phạm Đột-cát-la.
Không phạm là: Nếu lấy vật của tăng trải ở chỗ trống, khi đi nói với người ở lại, người Tri sự nói với người giúp việc trong chùa khiến cho họ biết, phương tiện như trên, tất cả không phạm.
Giới thứ 15: Trải vật của tăng ở chỗ có ngăn che, có năm duyên thành phạm:
- Là vật của tăng
- Nơi có ngăn che
- Tự bảo người trải
- Mình không cất, không dạy người cất
- Hoặc ra ngoài giới, hoặc quá năm đêm.
Trong luật nói: Vị kia nên nói với Tỳ-kheo ở lâu rằng. Cất giùm tôi ở chỗ chắc chắn. Nếu không có người không sợ mất nên dời giường lìa khỏi vách kê chân giường lên cho cao, đem gối, mềm, ngọa cụ, để trong đó, lấy vật thô xấu khác đậy lên. Nếu sợ hư hoại nên treo ngọa cụ trên giá y, dựng giường đứng lên mà đi. Nếu không làm như vậy ra khỏi chỗ phạm tội đọa. Nếu trở lại hoặc không lâu cho phép ngủ ngoài giới hai đêm, ngủ đến đêm thứ ba khi mặt trời chưa mọc, hoặc tự vào trong phòng, hoặc sai nói với vị Tri sự. Nếu không đi, mặt trời mọc phạm tội đọa.
Giới 16: Dùng sức mạnh chiếm chỗ, có năm duyên thành phạm:
- Người khác mượn trước an trì rồi thiền định
- Biết người khác ở trước
- Có ý làm não loạn.
- Cưỡng trải ở giữa
- Hễ ngồi nằm thì phạm.
Trong luật nói: Ở giữa, bên đầu, bên chân, hai bên hông.
Ngọa cụ nghĩa là: Trải trên cỏ, trên lá, cho đến trải dưới đất làm thảm nằm. Nếu biết người khác được trước mà cưỡng ép ngủ, phạm tội đọa.
Luật Thập Tụng chép: Vì làm xúc não người khác, mà mở cửa, đóng cửa, đốt lửa, dập lửa, hoặc tụng chú, tụng kinh, nói pháp, tùy theo việc làm người khác không vui mỗi việc đều phạm tội đọa.
Trong luật nói không phạm là: Trước không biết, hoặc nói rồi ở, trước cho trải ở giữa, hoặc ở giữa rộng không trở ngại nhau, hoặc người ở cũ nói rằng cứ trải, tội tự nói với chủ, hoặc bị ngã, hoặc bị bệnh té dưới đất, nạn mạng sống, nạn phạm hạnh v.v… tất cả không phạm.
Giới 17: Kéo người khác ra khỏi phòng, có bốn duyên thành phạm:
- Phòng mùa xuân, mùa Đông của tăng lấy làm phòng mùa hạ của mình, kéo người ra khỏi phòng phạm Đột-cát-la.
- Trước an trí rồi định.
- Có ý làm não loạn
- Kéo ra thì phạm.
Trong luật nói: nếu tự mình kéo bảo người khác kéo, tùy theo chỗ kéo nhiều ít, tùy theo kéo ra phòng tất cả phạm tội đọa, kéo nhiều người ra một cửa phạm tội đọa, hoặc kéo một người ra nhiều cửa phạm nhiều tội đọa. Hoặc ném vật của người khác ra ngoài cửa, đóng cửa lại để họ ở ngoài cửa, phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ chép: Khi kéo người khác ra khỏi cửa, hoặc ôm cột trụ vịn cửa dựa vách mỗi việc đều phạm tội đọa. Hoặc mắng nhiếc, tùy theo lời mắng mỗi lời phạm mỗi tội đọa. Nếu tức giận đuổi răn chuột ra, phạm tội việt tỳ-ni, hoặc nói vật này không có ích lợi đuổi ra không phạm tội.
Luật Thập Tụng nói: Nếu thích ngủ nghĩ nên đứng dậy đi kinh hành, không thể đi kinh hành thì nên đứng ở chỗ vắng, không nên não loạn người khác.
Luật Ngũ Phần chép: nếu hàng phục đệ tử mà kéo ra thì không phạm. Hoặc dẫn người không thích đến muốn bảo tự ra, ra hoặc không ra đều phạm Đột-cát-la, kéo bốn chúng dưới cũng phạm Đột-cát-la.
Trong luật nói không phạm: là không có tâm tức giận, theo thứ lớp mà ra, ngủ chung quá thời hạn sai người chưa thọ giới cụ túc ra. Hoặc người phá giới, phá kiến, phá oai nghi bị người khác đưa ra và đáng tẫn xuất nên tẫn xuất. Do nguyên nhân này có nạn phạm hạnh, nạn mạng sống, tất cả không phạm, giới trước là thế tục ở không lựa chọn tịnh uế, đây là chỗ của tăng ở cho nên phân biệt chỗ dơ.
Giới 18: Ngồi giường gãy chân, có ba duyên thành phạm:
- Là phòng lớn
- Giường gãy chân
- Nằm ngồi trên giường đó thì phạm.
Giới 19: Dùng nước có côn trùng, có bốn duyên thành phạm
- Là nước có côn trùng
- Biết có côn trùng
- Không làm cách lượt (nước)
- Hễ dùng thì phạm.
Trong luật chép: Nếu ném cỏ đất vào nước có côn trùng hoặc sữa, tương đông và sữa tương đông trong đó có trùng, hoặc tương ngâm lúa mạch, hoặc giấm có trùng, đem tưới lên bùn cỏ, hoặc ném cỏ đất vào đó, tất cả đều phạm đọa, dạy người khác làm cũng giống như vậy.
Trong luật nói: Nếu ném cỏ đất vào nước, tùy dưới sông, ao, có cá, côn trùng đều phạm Đề-xá-ni.
Bộ Đại Tập chép: Thân súc sinh nhỏ bé giống như một phần mười của con vi trùng cho đến lớn cả trăm ngàn muôn do-tuần.
Luật Tăng-kỳ chép: Trùng nhỏ có lượt phải ba lớp, nếu có thì phải bỏ. Nếu lấy nước hàng ngày phải xem kỹ, không có trùng mới dùng, vì côn trùng sinh ra không nhất định, hoặc là trước không có nay có.
Luật Ngũ Phần nói: Trong nước có trùng là lấy túi lượt lượt đi, nên dùng mắt thịt mà nhìn, nếu dùng nước có nhiều côn trùng phạm tội đọa. Không có đãy lượt nước không được đi nửa do-tuần. Nếu không có đãy thì lấy một góc y lượt nước.
Trong luật nói không phạm là: Nếu có trùng tưởng không có trùng. Nếu trùng lớn, dùng tay khuấy động cho trùng dang ra, hoặc lượt nước bằng đất rượu, hoặc dạy người lượt tất cả không phạm.
Giới 20: Lợp nhà quá ba lớp, có bốn duyên thành phạm:
- Tự làm cho mình
- Tự che, bảo người khác che
- Đến lớp thứ ba chưa xong, không cách chỗ thấy nghe.
- Đến lớp thứ tư xong rồi thì phạm
Giới 21: Tăng không sai mà dạy Tỳ-kheo-ni, có bốn duyên thành phạm:
- Không vì tăng sai
- Nhóm họp trong ni chúng
- Nói pháp, giáo giới
- Nói rõ thì phạm.
Trong luật nói: Tăng không sai mà nói tám pháp kính đều phạm đọa, sai ngày phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ chép: Ba ngày trước (ở trong kinh nói giới ba ngày sau ngày 1) hai ngày sau (bỏ hai ngày bố tát). Bỏ ngày này gọi là sai ngày, chỉ cần đủ mười vị tôn túc, thực hành bố tát rất ít. Nay chỉ là pháp lược như San Bổ yết-ma có nói.
Giới 22: Nói pháp cho Tỳ-kheo-ni đến tối, có sáu duyên thành phạm:
- Là tăng sai
- Chúng Tỳ-kheo-ni đến nhóm họp
- Giáo giới nói pháp
- Đến tối
- Biết là trời tối
- Nói pháp không dứt thì phạm.
Trong luật nói: Trừ giáo thọ, nếu trì kinh, tụng kinh, hoặc hỏi, hoặc làm việc khác cho đến tối và trừ Tỳ-kheo-ni, nếu là người nữ khác mà tụng kinh đến tối, tất cả phạm Đột-cát-la.
Không phạm là: Giáo thọ ni đến lúc trời chưa tối liền nghỉ, trừ phụ nữ, mình vì người khác, hoặc chỗ thuyền tế nói pháp cho ni nghe, hoặc cùng đi với khách buôn, ban đêm đến chùa Ni nói pháp, hoặc nhờ người thỉnh, gặp nói thì được nghe, tất cả không phạm.
Giới 23: Chê bai người giáo thọ Tỳ-kheo-ni, có sáu duyên thành phạm:
- Là tăng sai
- Tâm vì pháp
- Trong lòng ganh ghét
- Nói vì ăn uống
- Nói rõ ràng
- Người dối diện nghe biết.
Không phạm là: Việc đó có thật như vậy, vì cúng dường, dạy cách tụng kinh, trì kinh. Hoặc hỏi, hoặc đùa giỡn, hoặc nói lầm, tất cả không phạm
Giới 24 Cho y Tỳ-kheo-ni chẳng phải bà con, có bốn duyên:
- Là Tỳ-kheo-ni
- Không phải bà con
- Cho y
- Nhân thì phạm
Trong luật nói: Trừ sự trao đổi. Nếu cho tháp, Phật, tăng tất cả không phạm.
Giới 25: May y cho Tỳ-kheo-ni không phải bà con.
Đủ ba duyên thành phạm.
- Là ni
- Không phải bà con
- Hễ may thì phạm
Trong luật nói: Tùy theo kéo cắt nhiều hay ít, tùy theo đường may mũi kim đều phạm tội đọa. Nếu lại khoác, mặc, ủi hay dùng tay vuốt, hoặc nắm một đầu góc kéo xếp cho ngay vuông, hoặc do nhân duyên xin chỉ, tất cả phạm Đột-cát-la.
Không phạm là: là cho Tỳ-kheo-ni bà con, hoặc làm vì Phật, pháp, tăng, hoặc mượn đắp. Dùng xong phải giặt, nhuộm, sửa sang trả lại cho chủ.
Giới 26: Một mình ngồi chỗ vắng với Tỳ-kheo-ni. Có bốn duyên thành phạm:
- Là Tỳ-kheo-ni
- Không có người thứ ba
- Ở hai chỗ khuất và chỗ trống.
- Cùng ngồi thì phạm.
Luật Thập Tụng nói: Chỗ vắng cách nhau một trượng phạm tội đọa, một trượng rưỡi Đột-cát-la, hai trượng hoặc quá không phạm.
Luật Tăng-kỳ chép: Cùng một Tỳ-kheo-ni ngồi ở chỗ khuất, hoặc ni mời một Tỳ-kheo ăn, một Tỳ-kheo-ni ngồi chung với một Tỳ-kheo, một ni đem thức ăn đến, khi vị ni này đi thì Tỳ-kheo phạm tội đọa.
Lúc ấy Tỳ-kheo nên đứng dậy nói: “Tôi muốn đứng dậy, đừng để người kia nghi làm việc phi pháp”, nếu Tỳ-kheo-ni bỏ đi thì không phạm. Tát-bà-đa nói: Tỳ-kheo ngồi chỗ khuất kín, chỗ không biết hổ thẹn, chỗ có thể hành dâm; trong luật nói hai chỗ khuất đối với sự thấy và sự nghe như đã nói trong hai giới bất định; hoặc chỗ không thấy mà nghe, không nghe mà thấy, hoặc đứng chung tất cả phạm Đột-cát-la. Không phạm: là nếu khi ấy Tỳ-kheo có bạn, hoặc có người trí, chẳng phải chỗ không thấy không nghe hay không nghe không thấy, hoặc đi ngang qua bị té dưới đất, hoặc bị thế lực bắt buộc, hay nạn mạng sống, nạn phạm hạnh.
Giới 27: Tỳ kheo hẹn với Tỳ kheo ni cùng đi chung một đường
Đủ năm duyên thì phạm tội: một/ là Tỳ-kheo-ni; hai/ hẹn nhau đi chung; 3/ không có duyên sự; bốn/ cùng một đường; năm/ từ chỗ này qua chỗ khác.
Trong luật, không phạm: là không hẹn hò nhau, hoặc có nhiều bạn bè cùng đi, hoặc chỗ có sợ hãi, nghi ngờ; hoặc đến nơi đó được an ổn, hay nạn mạng sống, nạn phạm hạnh v.v… thì không phạm. Luật Thập Tụng Khai cho Tỳ-kheo gánh vải qua đường hiểm dùm Tỳ-kheo-ni.
Giới 28: Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đi chung một thuyền
Đủ bốn duyên thì phạm tội: một/ đó là Tỳ-kheo-ni; hai/ hẹn hò nhau; ba/ cùng chung một thuyền ngược dòng, xuôi dòng; bốn/ vào trong thuyền. Trong luật, trừ khi qua đò, người chèo thuyền lạc huớng, đi thuyền ngược dòng xuôi dòng thì không phạm.
Giới 29: Tỳ kheo nhận thức ăn do Tỳ kheo ni khuyến hóa
Đủ bốn duyên thì phạm tội: một/ thức ăn do ni hoặc ba chúng dưới khuyến hóa mà được; hai/ biết; ba/ thọ nhận; bốn/ mỗi miếng ăn phạm một tội đọa. Trong luật chép: khuyến hóa rằng: Vị này sống ở A-luyệnnhã chỉ trì ba y, khất thực để sống, hoặc khen ngợi Pháp sư học rộng, trì luật, ngồi thiền.
Thức ăn: thức ăn được nhận từ sáng đến trưa, mỗi miếng ăn phạm tội đọa (Ba-dật-đề). Trừ thức ăn ra, biết các thứ khác do khuyến hóa mà được như: áo lót, đèn, dầu phạm Đột-cát-la. Luật Tăng-kỳ trừ Đàn-việt cũ thì được. Cho đến lúc đang ăn xướng lên cúng dường, có Tỳ-kheo khác đến, Tỳ-kheo-ni nói có Tỳ-kheo đến, thí chủ nói: “Tốt thay!” thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo-ni nói đây là người tu mười hai hạnh đầu đà thì phạm tội đọa; nếu nói thức ăn nhiều và ngon, bình đẳng cúng dường không phạm, nếu nói đồ chúng học rộng tinh tấn, nên thỉnh chung một chúng, tất cả phạm tội đọa; hoặc nói người chủ của chúng kia tinh tấn, vì Tỳ-kheo này nên thỉnh chung hai mươi vị; tiếng tăm một người kia được khen ngợi, những người khác không phạm.
Nếu có khen ngợi được thức ăn như thế không được bỏ đi, nên lần lượt đổi chỗ ngồi, nếu chỗ ngồi bên cạnh dơ bẩn, không sạch, không thích đổi chỗ, nên nghĩ rằng: “Thức ăn trong bát này là của Tỳ-kheo… đã chấp nhận, tôi sẽ ăn”, thì không phạm; nếu nói Tôn giả… có thể thường đến đây khất thực thì không phạm. Trong luật Ngũ Phần, nếu trước không biết, lúc ăn Tỳ-kheo-ni nói thích cúng dường Tỳ-kheo thì không phạm. Trong luật, không phạm là hoặc không biết, hoặc Đànviệt có ý trước, hoặc tưởng không có giáo hóa, hoặc Tỳ-kheo-ni tự làm đàn-việt, hoặc Đàn-việt nhờ Tỳ-kheo-ni phụ trách, hoặc không cố ý giáo hóa mà được thức ăn thì không phạm.
Giới 30: Tỳ kheo hẹn đi chung một đường với người nữ
Có mấy duyên thành phạm giống như giới hẹn Tỳ-kheo-ni đi chung đường. Nhân duyên trong luật, ngài A-na-luật là bậc Vô học giáo hóa chúng sinh còn bị đánh gần chết, huống gì phàm phu. Cho nên nói: Nếu đi chung trong phần giới của xóm làng phạm Đột-cát-la.
Không phạm là không biết trước, hoặc không hẹn hò, hoặc việc cần đến chỗ đó được an ổn, hay nạn mạng sống, nạn phạm hạnh.
Giới 31: Chỗ thọ cúng dường một bữa ăn mà thọ quá
Đủ năm duyên phạm tội: một/ thí chủ chỉ cúng một bữa; hai/ biết như vậy; ba/ thọ quá một bữa; bốn/ không có nhân duyên; năm/ thọ thực thì phạm.
Trong luật khai cho người bị bệnh, nếu đi khỏi thôn đó thì bệnh càng trầm trọng. Không phạm là ngủ một đêm nhận một bữa ăn, bệnh được nhận hơn một bữa ăn, hoặc các cư sĩ mời các đại đức ở lại để cúng dường, hoặc thứ lớp mời lại để cúng dường, hoặc đường thủy, đường bộ gặp nguy hiểm thì không phạm.
Giới 32: Xoay vần thọ thực
Luật Thập Tụng nói là ăn nhiều lần, Ngũ Phần cũng vậy. Luật Tăng-kỳ nói là ăn chỗ này đến chỗ khác. Tổng Nhất Minh nói là trái với lời thỉnh cầu cúng dường của thí chủ.
Đủ năm duyên thành phạm: một/ Trước mời thọ năm thứ thức ăn chính, bất luận đạo-tục, bà con, không bà con; hai/ chỗ ăn đảm bảo được no; ba/ không có duyên sự, nghĩa là bệnh v.v…; bốn/ lại nhận thí chủ khác cúng dường thức ăn chính; năm/ hễ nuốt vào liền phạm. Trong luật thỉnh có hai loại: thỉnh theo thứ lớp của tăng và thỉnh riêng. Thức ăn: cơm, lương khô, cơm khô (cháo đặc cũng vậy). Luật Tăng-kỳ chép: cháo mới trong nồi ra, vẽ ngang qua không thành chữ là không phải thức ăn chính. Luật Tăng-kỳ nói nếu nhà thế tục nói: “Thưa thầy! Hôm nay mời thầy thọ trai ở nhà con”, liền gọi là chỗ thỉnh. Nếu thức ăn chưa chín, muốn đến nhà khác nên nói rồi đi, không nói mà đi đến chỗ khác được thức ăn chính thì phạm hai tội đọa: một là không nói với nhà thỉnh; hai là trái với lời thỉnh cầu. Điều này rất giống luật Tứ Phần. Lại nữa, luật chép: lúc bệnh, không thể ngày ăn một bữa mà đủ được.
Lúc thí y trong mười hai tháng, tùy theo chỗ thỉnh cúng y thực thì khai cho trái với lời thỉnh cầu. Nếu một ngày nhận nhiều người thỉnh, mình chỉ thọ một nhà, còn các nhà khác nhường cho các vị khác nói rằng: “Thưa Trưởng lão, lẽ ra tôi đến đó, nhưng nay xin cúng dường cho Ngài”. Nếu Tỳ-kheo không xả như vậy, trái với lời thỉnh cầu của nhà trước, mỗi miếng ăn phạm một tội đọa, trái với lời thỉnh cầu của nhà sau, mỗi miếng ăn phạm một tội Đột-cát-la.
Ngũ Bách Vấn chép: nếu chủ nhân không thích ý thay đổi ý kiến thì không phạm. Luật Thập Tụng, luận Tát-bà-đa nhà mời trước không được tùy bệnh mà ăn; ngược lại đến nhà thứ hai, thứ ba được ăn từ từ, đến ngọ không được đến nhà thứ tư. Trong luật, không phạm là khi bệnh, khi thí y, hoặc nhường lại cho các Tỳ-kheo khác, hoặc thỉnh chẳng phải thức ăn chính (nghĩa là cháo, bánh không phải thức ăn chính), hoặc ăn không no (thức ăn chính nhưng ít quá ăn không no), hoặc không thỉnh, hoặc ăn xong lại nhận được thức ăn thì không phạm.
Giới 33: Ăn riêng chúng
Về ăn riêng chúng, theo văn trong luật này chỉ nói thỉnh riêng, chẳng nói về không tập hợp, cho nên nói rằng: “Các thí chủ chỉ thỉnh ba người ăn, chúng tôi không được ăn riêng chúng”. Nếu theo duyên khởi thì nói khất thực, cho nên nói: “vì khó thu nhiếp người khó điều phục, nên tự kiết chúng riêng”. Nếu theo luận Tát-bà-đa thì không nhóm họp trong nội giới, cũng nói thỉnh riêng, khất riêng có tập hợp, không tập hợp. Thỉnh thứ lớp của tăng có tập hợp, không tập hợp. Nay chia ra ba tướng để nói về duyên phạm của mỗi tướng; đưa ra chứng cứ để chứng minh là riêng chúng.
I. Nói về bảy duyên thỉnh tăng theo thứ lớp: một là có thí chủ; hai là thỉnh theo thứ lớp; ba là năm loại thức ăn chính trong buổi trưa; bốn là chỗ ngồi ăn thành chúng; năm là biết trong giới, có Tỳ-kheo tài đức chưa ăn không tập hợp; sáu là không có các duyên; bảy là mỗi miếng phạm một tội đọa. Luận Tát-bà-đa nói: nếu thí chủ vào trong nội giới của tăng, bày thức ăn hai chỗ, nên thỉnh tăng ăn chỗ Bồ-tát, hoặc đưa một phần thức ăn, chỗ đó không cần xoay vần.
Nếu trong giới xóm làng không có giới của tăng, hai thí chủ, mỗi người thỉnh bốn vị trở lên, ăn hai chỗ nên đánh kiền-chùy, cùng nhau thỉnh một người, đưa ra một phần thức ăn. Lại có Tỳ-kheo khác vào, cũng phải xoay vần, nếu trước thỉnh tăng theo thứ lớp, sau thành thỉnh riêng, có khách ngăn không cho vào, nếu không ngăn, tuy trước thỉnh riêng sau thành thỉnh tăng theo thứ lớp, lập pháp như trên, ở đây nói về tăng thứ lớp. Khất riêng: bốn câu trong luật Thiện Kiến: bốn người cùng khất thực, hoặc khất thực riêng, mỗi người không biết nhau, cùng một thí chủ thọ thực cùng một lúc thì phạm. Trong luận Tát-bà-đa, nếu bốn người mỗi người tự khất thực, cùng ngồi ăn một chỗ không có lỗi vì chẳng phải của một nhà. Nếu thỉnh riêng một người nên ở ngoài cửa tác pháp, chỉ được một người thì gọi là thanh tịnh. Nếu không tác pháp, không có người trong nội giới, tất cả tăng bị ngăn không cho thọ thực, vì tội không thanh tịnh. Nói theo đây thì không nương vào nội giới, không nhóm họp. Nếu nhóm họp hết cũng kiết lỗi này. Cho nên nói: “Thỉnh cùng một vị với tăng, mỗi miếng đều phạm. Nói theo đây, loại thỉnh tăng theo thứ lớp tăng chỉ hạn cuộc không nhóm họp kết tội, còn khất thực thỉnh riêng nhóm họp hay không nhóm họp đều kết tội. Nay lại nói chung theo duyên tùy tướng, khiến người biết được những lỗi thường có; về có thí chủ, luật Tứ Phần, luận Tát-bà-đa nói bất luận đạo-tục đều gọi là Thí chủ, tức nói tăng thực không có lỗi riêng chúng. Cho nên luận Tát-bà-đa nói: nếu lấy thúc ăn của tăng, ăn riêng một mình, không ăn với chúng tăng, hoặc ngăn khách tăng, hoặc không làm phép, đó là ăn trộm. Luật Tăng-kỳ nói chẳng phải tội riêng chúng, có nói rõ trong quyển thượng.
II. Ba loại: Tăng riêng, khất riêng, thỉnh riêng. Trước nói tăng riêng: tức là thứ lớp của tăng, luật Ngũ Phần nói thỉnh tăng theo thứ lớp: phàm phu, bậc Thánh đều ngồi thiền tụng kinh, khuyên người khác giúp nhiều việc, cùng xuất gia vì mục đích giải thoát, nên được tính vào thứ lớp của tăng, chỉ trừ người ghét giới.
Nói thứ lớp thượng tọa là theo thứ lớp của tăng, lại không biết bao nhiêu trai giới là thượng tọa. Phật dạy: người không còn ai trên mình đều gọi là Thượng tọa, dùng pháp thu nhiếp người, hoặc nói thiền sư, v.v… là thỉnh riêng. Nếu nói mười vị thiền sư, trừ pháp sư, luật sư, vì chọn lựa người khác nên không gọi là thỉnh tăng theo thứ lớp. Trong Thập Tụng, Thiện Sinh nói vì pháp La-hán, người thỉnh không xưng tên, còn gọi là thỉnh riêng, bị Đức Phật quở trách, như trong pháp phó thỉnh. Luận Tát-bà-đa nói nếu thí chủ thường xuyên thỉnh Tỳ-kheo, hoặc giới hạn trong một ngày, trước tùy theo ý người thỉnh, mỗi việc khiến họ xác định, đến ngày nhóm họp đầu tiên, trước không được thỉnh riêng, tất cả không ngăn thì rất tốt, không có lỗi. Chẳng thể không ngăn, nên đánh kiền-chuỳ, đợi chúng tăng nhóm hợp xong, người thỉnh riêng trước hãy ở một chỗ khuyến hóa cho Tỳ-kheo khác. Nếu thí chủ cúng dường nên đứng chỗ cao cất tiếng nói lớn, người sáu mươi tuổi hạ vào, hoặc nhiều hoặc ít, chỉ được một người thì gọi là thanh tịnh cho đến xướng đến vị một hạ và Sa-di v.v… nếu không xướng như vậy cũng gọi là thanh tịnh. Nếu ngày đầu không xướng, nên xướng hằng ngày, theo pháp ngày đầu, nếu ngày đầu xướng xong, ngăn hay không ngăn tất cả đều không có lỗi. Nếu không làm hai pháp này, hoặc ăn có ngăn Tỳ-kheo trong nội giới cho đến một người, thí tất cả tăng ở đây mắc tội riêng chúng. Nếu nội giới không có Tỳ-kheo, nên có ngăn thọ thực cũng không thanh tịnh. Nếu thỉnh chín mươi ngày, hoặc thỉnh thường xuyên như xướng ở ngày đầu chín mươi ngày hạ xong, nếu thí chủ có tiếp tục cúng dường một tháng, hoặc nửa tháng, thì đúng như pháp xướng trước được thanh tịnh, không cần thay đổi cách xướng. Chỉ có tăng phòng, ngọa cụ, xong chín mươi ngày, hằng ngày xướng, không xướng mắc tội. Nếu thí chủ đến trong giới của tăng làm thức ăn cúng dường, mà phòng xá chật hẹp, nên thứ lớp ra chỗ khác thọ thực cũng được, hoặc trong một đại giới có hai chỗ thì tốt. Luật Tăng-kỳ, trong một ngày hai chỗ đều cúng dường thức ăn, chỗ bố tát không mắc lỗi, chỗ không bố tát, một người không đưa một phần thức ăn thì tăng ở đây phạm tội đọa. Nếu thí chủ thỉnh riêng, theo thứ lớp tăng, bốn người vào trong một giới bố tát ăn, hoặc đem thức ăn vào trong giới, Tỳ-kheo thỉnh riêng nên đến chỗ bố tát, thỉnh tăng theo thứ lớp, một người đưa một phần thức ăn. Nếu hai chỗ, ba chỗ cũng vậy. Chỗ của người được thỉnh không cần xoay vần, chọn một người đưa thức ăn, nếu người được thỉnh đưa thức ăn, bên ngoài không có Tỳ-kheo khác, thì ngăn không cho ăn phạm tội đọa. Nếu không làm như vậy, ba người trrở xuống, mỗi người ở chỗ khác được ăn. Nếu một người trong tăng có ý thỉnh, bỗng quên thỉnh, trước nên làm một phần thức ăn, để phía Thượng toạ đưa cho vị tăng kia. Nếu đường đi xa trước nhận thức ăn rồi thứ lớp đi. Trong giới xóm làng tuy không có giới của tăng, nhưng nếu có hai Đàn-việt thỉnh bốn người trở lên, ở hai chỗ ăn nên đánh kiền-chuỳ một người đưa một phần thức ăn. Nếu có Tỳ-kheo khác nên mời vào, cho đến một người, nếu không đưa thức ăn đều phạm tội đọa, nếu ngăn không cho một người ăn cũng phạm tội đọa. Nếu một chỗ muốn đúng như pháp, nên xem xét rõ biết Tỳ-kheo xóm làng có đủ hay không, chẳng có nghi ngờ thì được, không làm như vậy nên đánh kiền-chuỳ, nếu không đánh biết có một người không đến ăn phạm tội đọa, nghi có người không đến phạm Đột-cát-la. Không có tâm nghi, hoặc đánh kiền-chuỳ, bất luận có hay không tất cả đều không phạm. Nếu trước theo thứ lớp của tăng đến, có Tỳ-kheo khách ngăn không cho vào thì thành riêng chúng; hoặc trước thỉnh riêng có Tỳ-kheo khách đến, Tỳ-kheo giáo hóa khiến đàn-việt cúng dường, không ngăn thì thành thỉnh theo thứ lớp của tăng. Nên phải ngăn cho đến xướng một người vào v.v… Bốn câu trong luật Thiện Kiến: một/ hoặc bốn người ăn một lúc, hoặc khất thực riêng, mỗi người không biết nhau, nhưng cùng một lúc cùng một thí chủ mà đến thọ thực phạm tội đọa; hai/ mỗi người đi thọ thức ăn một chỗ (trong luật Tứ Phần không phạm tội đọa); ba/ mỗi người tự đi, mỗi người thọ thỉnh, mỗi người ăn thì không phạm; bốn/ hoặc khất riêng, đi riêng nhưng thọ thực một lúc phạm tội đọa. Nghĩa là người thỉnh tăng theo thứ lớp đến nhà thỉnh rồi, ngoài cửa có Tỳ-kheo không cho vào nội giới, sẽ thành thỉnh riêng. Giả sử sau khi ăn, không có người đến cũng phạm tội đọa. Nếu tăng trong nhà và tăng ngoài cửa đi với nhau sáu mươi ba bước ra ngoài, lúc ăn tăng ngoài mới gọi là thỉnh riêng, riêng chúng, không gọi là thứ lớp tăng, riêng chúng. Bốn người ăn một chỗ thành một chúng. Luật Thiện Kiến, cần phải thỉnh riêng bốn vị đều thọ thực thì thành chúng, một Tỳ-kheo tại tòa, đậy bát không ăn đợi ba người kia ăn xong một người ăn sau không phạm. Luật Tứ Phần nói nếu hai người, ba người tự ý thọ thực. Nếu bốn người hoặc hơn thì nên chia thành hai bộ thay nhau vào ăn. Luận Tát-bà-đa nói ba Tỳ-kheo và một người tâm cuồng, ba Tỳ-kheo và một người bị diệt tẫn, ba Tỳ-kheo ở trong giới và một người ở ngoài giới. hai người tâm cuồng và diệt tẫn không kể số tăng, tuy bốn người nhưng không thành chúng; cương giới khác nhau không tính túc số, không thành riêng chúng. Vì phải là một vị Tỳ-kheo hoàn hảo. Luận Tát-bà-đa nói ăn thức ăn của tăng hoặc thức ăn của thí chủ, mỗi người lấy phần ăn của mình, tuy bốn người trở lên ăn ở chỗ khác hoặc cùng ăn một chỗ không phạm riêng chúng. Nếu bốn người, mỗi người tự khất thực ngồi ăn cùng một chỗ cũng không riêng chúng (ăn riêng chúng). Luật kết phạm: một là nhà gồm bốn người đến khất thực, thọ thực cùng một lúc, tức truớc sau mỗi người tự ăn phần của mình phạm tội, là do ăn thức ăn của mình. Lại có bốn câu: một, chủ ý thức ăn là một người, tập hợp tất cả không lỗi; hai là ăn một chỗ chia làm hai chúng, đó đây thành khác nhau, và dùng thức ăn giống nhau nên không phạm. Nếu nội giới có Tỳ-kheo khác, cả hai đều phạm; ba là ăn riêng nhưng một chỗ, như tăng đều chưa ăn thức ăn của tăng, hoặc có thức ăn của thí chủ, một thí chủ thỉnh riêng bốn vị ở trong tăng cùng ngồi thọ thực, không thọ thực với tăng, mỗi miếng phạm một tội đọa. Nếu bốn người kia, trước lấy một phần ăn rồi, sau được thêm thì không phạm (đây nghĩa là chỗ trống phải ở trong cánh tay, nếu ở chỗ có che không cần gần nhau); bốn, nghĩa là khác thức ăn, khác chỗ, hai chúng này, kia cùng thỉnh một người, cùng đưa một phần thức ăn, nếu không làm như vậy thì cả hai đều phạm tội đọa; năm, trong giới không tập hợp hết. Luật Ngũ Phần nói, nếu thỉnh Tỳ-kheo tăng nên cho Tỳ-kheo và sa-di đến. Nếu thỉnh hai bộ tăng, năm chúng nên đến. Luận Tát-bà-đa chép: ăn riêng chúng thì phải ở trong nội giới.
Giới nghĩa là giới do chúng tăng kiết và giới xóm làng, giới nhà, giới chỗ hoang vắng, chỗ cách thôn một lô-xá. Trong các giới này không được ăn riêng chúng, bố tát riêng. Nếu tăng ăn rồi, có Tỳ-kheo khách đến, đàn-việt cúng dường, bốn người trở lên không phạm tội, vì tăng đã ăn xong, không cùng một món thức ăn, không trái với lỗi ăn riêng chúng. Nếu tăng chưa ăn có Tỳ-kheo khách đến trong giới, nhận thức ăn của đàn-việt mỗi miếng thành phạm. Riêng Tỳ-kheo cuồng suy, diệt tẫn và sa-di không phạm, (sa-di, sa-di-ni, thức-xoa) ba người trở lên chẳng phải ăn riêng chúng. Nếu Tỳ-kheo không ăn với tăng đó là trộm. Luật Tăng-kỳ, nếu sa-di đó là thỉnh theo thứ lớp của tăng đến thì bốn Tỳ-kheo trở lên khỏi phải phạm tội ăn riêng chúng vì họ đều là những bậc ruộng phước)
Luật Tứ Phần và các luật đều nói: vì thỉnh riêng, khất riêng nên phạm (chẳng nói không nhóm họp). Luận Tát-bà-đa cũng nói thỉnh riêng, khất riêng đúng như luật, lại thêm chỗ ăn không nhóm hợp, tuy thỉnh theo thứ lớp của tăng, đến nhưng không nhóm hợp cùng một giới, lại thêm riêng chúng (ăn riêng chúng). Luật Thiện Kiến nói có năm thứ đủ bốn người không phạm:
1. Không thỉnh đủ bốn người, thí chủ thỉnh riêng, thỉnh bốn người một người không đi, chủ nhân thấy gần đến giờ ăn mà thiếu người, thấy một Tỳ-kheo đến liền mời vào cúng dường. Đó gọi là thỉnh theo thứ lớp của tăng (không có gì riêng)
2. Khất thực đủ bốn người: cũng thỉnh riêng, một người không đi, đến giờ ăn Tỳ-kheo khất thực đến, theo thứ lớp cúng dường.
3. Sa-di đủ bốn người.
4. Bát đủ bốn cái (thỉnh riêng bốn vị, ba vị đích thân đến, còn thỉnh bát của một vị).
5. Người bệnh đủ bốn người không phạm (đây nghĩa là người cuồng si) tất cả đều chẳng phải ăn riêng chúng, cho phép được ăn. Trong luật, Khai không phạm có bảy duyên: một là khi bệnh nhẹ cho đến gót chân bị nứt. Luật Thiện Kiến nói: gót chân nứt bị đất dính vào trong đó không thể đi được; hai là khi may y, tự tứ xong không có y công đức thì hưởng được một tháng, có y công đức thì được năm tháng; ba là lúc thí y: như giới trái với lời thỉnh ở trước; bốn là khi đi đường; năm là khi đi thuyền: dưới cho đến trong nửa do-tuần qua lại, xuôi dòng ngược dòng; sáu là đại chúng nhóm hợp, ăn đủ bốn người, dư một người là lỗi, cho đến một trăm người dư một người bị lỗi (đây nghĩa là gặp lúc thiếu kém cho hai nhà (nhà này, nhà kia), mỗi nhà bày thức ăn cúng dường, nhà này thành chúng, nhà kia một người nói chỗ ăn thành chúng, nhà kia một người vốn có lỗi ăn riêng chúng, lẽ nào lúc có sự thiếu thốn nên khai như vậy. Lại nữa, cúng dường đầy đủ, hay giới hạn không hứa đưa từng phần và bên ngoài khất thực khó được nên khai như vậy)
Nay kinh nói thiết trai cúng dường, thường không y theo thỉnh tăng theo thứ lớp, tăng đến đông ở ngoài cửa, nhà thỉnh từ chối, đóng cửa không cho vào. Đại đức Anh Đạt an nhiên ngồi ăn, biết ngoài có Tỳ-kheo mà không mời vào, tự thân tôi thấy việc này quá xấu xa, mong các vị hành quả thấy nghe mà xét lại. Luật Ngũ Phần chép: ngoài cửa có Tỳ-kheo khách mà không được vào, cho dến nói về bổn tự lấy thức ăn v.v… rộng như trong pháp phó thỉnh.
Bảy là lúc Sa-môn thí thực: nghĩa là các người xuất gia ngoài hàng Sa-môn Thích tử. Lại nữa, theo trong luật thỉnh tăng theo thứ lớp không phạm. Trong luật Ngũ Phần, khi thời của y thì không phạm. Tất cả gộp lại thành chín duyên không phạm.
Kinh Tăng nhất chép: Trưởng giả Sư Tử thỉnh riêng năm trăm vị La-hán.
Phật dạy: “Này trưởng giả! Trưởng giả thỉnh như vậy không bằng thỉnh một Ni tăng theo thứ lớp phước không thể lường”. Do đó Đức Phật nói: “Như uống nước biển lớn thì uống nước của các dòng sông” Trưởng giả Sư Tử đáp:
-Bạch Đức Thế Tôn! Từ nay về sau, con sẽ không thỉnh riêng.
-Ta cũng không cho các ông cúng dường riêng, vì không có phước.
Trưởng giả Sư Tử nghe Phật dạy, từ đó ông cúng dường bình đẳng, cũng không nói người này trì giới, người kia phạm giới. Đức Phật khen: “Lành thay! Cúng dường bình đẳng được phước vô lượng”. Thí bình đẳng là bậc nhất trong các cách thí.
Trong Kinh Hiền Ngu, có người cúng dường Phật tấm bạch điệp, Phật nhường lại cho tăng, ý nghĩa giống ở đâu. Cho dù mai sau chánh pháp diệt tận, Tỳ-kheo có vợ con, một người trở lên gọi là chúng tăng danh tự, khắp nơi mời cúng dường, phải nên kính trọng như các vị đệ tử lớn của Phật như: ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, v.v…
Luật nói về khai duyên, duyên thỉnh tăng theo thứ lớp công đức lợi mình, lợi người, còn các duyên khác như bệnh v.v… chỉ lợi mình (nghĩa là thỉnh riêng ba vị, có một người do duyên bệnh, hoặc đi đường mà vào, những người trước vì lợi ích được khai, người ấy(sau) phạm riêng chúng.
Trong luật, nếu người không có các duyên như trên, nên bạch rằng: “Con không có nhân duyên ở trong chỗ ăn riêng chúng này, nay con muốn ra ngoài”. Người khác không có nhân duyên cũng vậy. Nếu có nhân duyên ăn riêng chúng mà muốn vào nên bạch: “Con có duyên ăn riêng chúng, con muốn vào”. Bạch rồi theo thứ lớp đi vào. Nếu có duyên, không bạch phạm Đột-cát-la. Không phạm là: các điều đã khai như trên.
Giới 34: Tỳ kheo nhận thức ăn của người sắp về nhà chồng và khách buôn
Đủ năm duyên thành phạm:
1. là thức ăn của người sắp về nhà chồng và của người đi buôn. Hai, biết rõ như vậy. Ba, không có duyên sự. Bốn, nhận quá ba bát. Năm, ra khỏi nhà thí chủ.
Giới 35: Giới ăn no
Đủ năm duyên thành phạm:
Một/ ăn đã no. Hai/ biết ăn đã no. Ba/ xả oai nghi. Bốn/ không có duyên sự. Năm/ ăn thêm nữa.
Trong luật, cơm, bún, cơm khô là chánh thực, có thể ăn no, nên gọi là ăn đã no.
Năm duyên: Một/ biết đó là thức ăn(là những thức ăn như cơm v.v… ). Hai/ biết mang đến (biết vì ta mang đến, nhưng đã ăn no). Ba/ biết ngăn (biết ăn chưa no, chỉ ăn không ngăn người đem đến, hoặc ăn nhiều được no, chỉ ăn một miếng thì ngăn không cần nữa). Bốn/ biết uy nghi (biết bốn uy nghi đi, đứng, ngồi, nằm; hễ phá một oai nghi thì phạm giới (ăn đã no). Năm/ biết xả uy nghi (hoặc ngồi giường ăn, đã biết no, bỗng cúi đầu lấy phần sau rời khỏi giường ăn), biết no rồi, xả uy nghi, không làm pháp dư thực mà ăn (ăn sau hoặc thức ăn chính, hoặc thức ăn phụ như: nhánh, lá, hoa, trái, bột mịn, bánh, dầu, đường, v.v… tùy theo mỗi hạt vào miệng) mỗi miếng phạm một tội đọa.
Trong luật Tăng-kỳ, xả oai nghi: có tám oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm, giường dài, giường ngắn, thuyền, xe.
Nếu ngồi trên giường thấy Sư Tăng, tượng Phật ở sau lưng thì xoay mình ngồi tránh đi nhưng thân không được lìa giường, nếu thân lìa giường gọi là xả oai nghi. Nếu lúc đang ăn, trời mưa phải lấy đồ che nếu không có gì che thì cùng nhau khiêng giường đến chỗ khác. Nếu lúc khiêng ngã xuống đất và các duyên khác mà lìa chỗ cũ lại vào ăn nữa thì phạm tội đọa.
Luật Ngũ Phần, có năm việc gọi là túc thực: Một là có thức ăn. Hai là có trao cho. Ba, có nhận ăn. Bốn là không nhận thêm (thời nay có người thọ thức ăn chính, chỉ ăn thiếu một miếng bèn nói: “ăn không no”, liền đến chỗ trước theo nghi thức muốn ăn nữa. Đây chẳng phải là chánh lượng, ăn không biết no, y cứ theo sự no mà định tội đã phạm). Năm, thân lìa chỗ cũ. Thân lìa chỗ cũ lại ăn nữa, mỗi miếng phạm tội đọa. Ở nước nào sáng sớm không có cháo, khai cho ăn bún, bánh và nước trái cây.
Trong năm loại thức ăn của luật Thập Tụng thì bí nghĩa là cơm khô, còn các thứ khác giống với luật Tứ Phần.
Năm loại thức ăn gần giống thức ăn chính là hạt kê, lúa mì, cỏ vực, thố mạch, ca sư.
Năm loại thức ăn phụ (thức ăn không phải chính thực) là củ, nhánh, lá, thức ăn bột và quả. Trong luật Tăng-kỳ, năm thức ăn chính cũng giống ở đây. Năm loại thức ăn chẳng phải thức ăn chính như luật Tứ Phần gọi là Khư-Xà-Ni: cành, lá, hoa, quả và thức ăn bằng bột. Luật Tăng-kỳ nói lúa mạch, gạo, đậu làm bánh sữa, dầu và viên hoan hỷ tất cả làm thành bánh. Trừ thịt ra, các thức ăn khác chẳng phải là ăn riêng chúng vì nơi đâu cũng có những thức ăn này. Luật Thiện Kiến chép: Khư-Xà-Ni là tất cả các loại quả. Thức ăn chính: gạo, lúa mạch, làm cơm và cốm; Cháo mới múc ra gạch ngang bát thành chữ không được ăn, hoặc gạo hợp với thuốc làm thành cháo cũng vậy, hoặc cơm ít hòa với nước nhiều.
Vì lìa oai nghi phải làm pháp dư thực, cho đến cơm thịt lẫn vào chỉ lớn bằng hạt cải cũng làm pháp dư thực. Tất cả rau, củ và thân hạt làm thức ăn hoặc dùng đậu làm thức ăn thì không cần làm pháp dư thực. Dùng rau cải và với thức ăn chính, thức ăn không chính làm cháo, nếu nói chánh danh thành ngăn, không nói chánh danh không thành ngăn, v.v… nghĩa chép đủ ở đây là trước ăn no, chẳng phải ăn no gọi là đủ. Cho nên trong luật chép: lúc ấy, có Tỳ-kheo thấy vị Thượng tọa đến nêu người nào thọ thực không làm pháp dư thực thưa: “con thọ thực không làm pháp dư thực” liền được ăn. Trong giới Tỳ-kheo-ni không kính tăng cũng vậy. Nên biết, nếu đứng dậy phải làm pháp dư thực. Do chỗ đó có thể ăn no nên không đứng dậy liền, huống gì luật Tăng-kỳ có tám điều ngăn. Trong luật Tứ Phần nói thức ăn dư của người bệnh không cần làm pháp dư thực. Luật Thiện Kiến nói rõ thức ăn dư của người bệnh, người bệnh ăn hoặc không ăn đều thành thức ăn dư. Luật Tăng-kỳ, nói một người làm pháp dư thực tất cả những người khác được ăn, luật này cũng vậy.
Trong luật đối với tăng tục đều có thể làm pháp dư thực, gồm mười tám cách khác nhau:
– Điều kiện để làm pháp dư thực có ba: Một là Tỳ-kheo, hai là trước ăn đã no, trừ không phải thức ăn chính và ăn chưa no. Ba là thân khoẻ mạnh, trừ thân bệnh.
-Đối với pháp cũng có ba: Một là lúc đầy đủ, trừ lúc thiếu thốn; Hai là người được cúng dường là Tỳ-kheo; Ba là ăn chưa no.
-Thể của thức ăn, có ba: Một là giờ ăn và thanh tịnh, luận Tátbà-đa nói thức ăn không thanh tịnh tác pháp không thành. Hai là thức ăn mới thanh tịnh, chẳng phải thức ăn dư của người bệnh. Ba là thức ăn không có phủ thức ăn dở lên trên.
-Tự làm, có ba cách: Một, Tự nói tôi hiện tiền đã được tịnh nhân dâng thức ăn, ăn no rồi lại đối với Tỳ-kheo chưa ăn no cùng quỳ nói: “Bạch Đại đức tôi ăn đã no, Đại đức hãy biết và thấy như vậy, xin làm pháp dư thực cho tôi”. Hai là trao cho người trước. Ba là ở chỗ cách nhau một duỗi tay.
-Người kia làm, có ba cách: Một là người kia nhận thức ăn, hai là miệng nói “Tôi ăn no rồi! Thầy hãy dùng đi, ba là đưa lại cho người trước.
Đây là năm loại ba pháp (1 pháp) đều y cứ theo văn trong luật.
Trong luật Ngũ Phần, Phật dạy: để thức ăn vào bình bát, rồi bưng trên tay, đắp y chừa vai phải, gối phải chấm đất, bạch rằng: “Thưa Trưởng lão một lòng nghĩ, tôi tên là v.v… ăn đã no”; các việc khác như nêu trên. Vị kia hoàn toàn không ăn, chỉ bưng rồi đưa lại nói: “Đây là thức ăn dư của tôi, thầy dùng đi”. Như thế cũng gọi là pháp tàn thực. Luật Tăng-kỳ nói: nếu bưng bát, tác pháp nhưng chỉ ăn thức ăn trong bát thì trong bát thành pháp tàn thực, còn trong chén không thành.
Nghĩa chép: nay có người ăn cơm chưa xong, gọi người ăn đã no đến đưa thức ăn nói: Đây là thức ăn dư của tôi nên thành vô ngại, nếu khuyến dụ ép uổng không thành pháp tàn thực phạm vào giới sau. Trong luật, không phạm là ăn tưởng chẳng phải ăn, không nhận làm pháp dư thực, không phải thức ăn, không làm pháp dư thực, vì bệnh không làm pháp dư thực, thức ăn thừa của người bệnh không làm pháp dư thực, làm thì phạm dư thực rồi.
Giới 36: Khuyên người khác ăn thêm
Đủ năm duyên thành phạm: Một là họ đã ăn no rồi. Hai là biết họ ăn no rồi. Ba là khuyên dụ ép uổng. Bốn là không làm pháp dư thực. Năm là người kia ăn.
Giới 37: Ăn phi thời
Trong luận Đại Trí Độ,
Hỏi: Nếu pháp không có thời gian vì sao cho thời thực mà ngăn phi thời thực?
Đáp: Ta đã nói thế giới văn tự pháp chẳng phải thật, ông không nên vặn hỏi, nên pháp kiết giới trong Tỳ-ni là trong thế giới thật có. Vì sự chê trách của mọi người, cũng muốn bảo vệ Phật pháp, khiến Phật pháp ở đời lâu dài, nên qui định đệ tử Phật phải lễ kính pháp này.
Hỏi: Đức Phật Thế tôn kiết các giới, không cần cầu danh tự gì tương ưng hay bất tương ưng v.v… Nếu vậy, tại sao chỉ nói thời giả danh?
Đáp: Thời thật trong luật không nói, vì người tại gia, ngoại đạo không được nghe. Vì sợ nghe sinh tà kiến nên nói thời giả danh để thông dụng cho phần đông. Nay có người nói dối ở học pháp Đại thừa, phần nhiều tham đắm ăn phi thời. Ở đây nêu ra đầy đủ để răn dạy họ. Trong kinh nói: “Sáng sớm các vị trời ăn, buổi trưa Chư Phật ba đời ăn, buổi chiều súc sinh ăn, buổi tối quỷ thần ăn. Đức Phật chế giới này nhằm dứt trừ nhân sáu cõi, được đồng với Chư Phật ba đời.
Bốn giải thích trong luận Tát-bà-đa:
1. Từ sáng đến trưa, lúc đó ánh sáng chuyển động mạnh gọi đó là Thời. Từ buổi trưa về sau ánh sáng từ từ mất đi gọi là phi thời.
2. Từ sáng đến trưa làm giờ ăn, đi khất thực không sinh phiền não. Buổi trưa về sau, trong việc đi lại có thể biết được.
3. Trước buổi trưa người đời công việc quá nhiều nên phiền não chưa phát khởi. Sau buổi trưa người đời nhàn nhã, Tỳ-kheo vào xóm khất thực dễ bị huỷ báng.
4. Trước buổi trưa khất thực nuôi sống thân mình, qua buổi trưa thanh tịnh các duyên nhóm họp, chẳng phải là thời gian khất thực, nên gọi là phi thời.
Lại nói: Ngày đêm mỗi phần chia làm chín thời. Về sự cùng tính tu-du. Ngày thì mặt trời lặn tánh nóng dần dần trở thành lạnh, đêm thì dài hơn. Thời, phi thời trong kinh A-hàm, kinh nói đầy đủ hai mươi bốn giờ và tướng nửa tháng, y cứ theo hai mươi bốn khí lượng của thế tục. Luật Tăng-kỳ, phải biết thời tiết hoặc tính theo bóng (mặt trời), cũng như tính tu duyên như trên, hoặc tính theo khắc lậu.
Ngày dài nhất: ngày mười tám tu-du, đêm mười hai tu-du. Đêm dài thì ngược lại. Đủ bốn duyên thành phạm: Một là phi thời. Hai là nghĩ rằng phi thời. Ba là thời thực. Bốn là mỗi miệng phạm mỗi tội đọa. Luật chép: Thời từ lúc minh tướng xuất hiện cho đến giữa ngày, theo thời này vì pháp của bốn thiên hạ cũng vậy. Phi thời từ giữa ngày cho đến lúc minh tướng chưa xuất hiện. Luật Tăng-kỳ lúc giữa ngày gọi là Thời, nếu ăn phi thời phạm Đột-cát-la, qua lúc đó chỉ bằng một nháy mắt hoặc quá một sợi tóc mà ăn phạm Ba-dật-đề. Luật chép: nếu Tỳkheo thọ thực phi thời, mỗi miếng phạm một tội đọa. Nước phi thời để đến minh tướng xuất hiện, thuốc bảy ngày để quá bảy ngày đều phạm tội đọa. Thuốc (thức ăn) trọn đời không có nhân duyên mà dùng phạm tội Đột-cát-la (đã từng cho thêm phép tác tịnh bằng miệng, không bệnh không cho ăn, phạm có nhẹ có nặng đều có nghĩa là đã cho thêm phép tác tịnh bằng miệng. Nếu không cho thêm phép tác tịnh bằng miệng phi thời ăn bốn thứ thức ăn đều phạm tội đọa, giới bổn chỉ tìm nước và cành dương). Luật Ngũ Phần nếm thức ăn nhưng không được nuốt. Luật Thập Tụng nói: nếu dạy người ăn phi thời, thương tổn cỏ cây, đốt lửa ở chỗ trống, tay cầm vàng bạc, đào đất, ăn thức ăn cách đêm, vì mình hay không vì mình, người làm người dạy đều phạm tội đọa. Ngũ Bách Vấn chép: Sau buổi trưa, tất cả những thứ có hình không được ăn. Ăn xong dùng nhành dương hoặc tro súc miệng thì không phạm tội đọa. Trong luật nói: không phạm nếu làm đường đen hòa với gạo vì cách làm như vậy nên không phạm. Bây giờ có Tỳ-kheo bệnh uống thuốc xổ, thời gian sắp qua, nên nấu lúa mạch bóc vỏ, lọc nước uống thì không phạm. Thức ăn trong cổ ói ra nuốt vào phạm tội đọa.
Giới 38: Ăn thức ăn cách đêm
Đủ ba duyên thành phạm: một là thức ăn cách đêm. Hai là biết rõ như vậy. Ba là ăn vào. Trong luật, thức ăn cách đêm: nhận được hôm nay để đến ngày mai. Tất cả Sa-môn Thích tử đã thọ đại giới mà ăn những thức ăn này đều không thanh tịnh. Bốn thứ thuốc quá hạn phạm Đột-cát-la như giới trước. Luật Thiện Kiến, Thập Tụng, Ngũ Phần nói Đại Tỳ-kheo thọ thực rồi thức ăn ăn hoặc chưa ăn trải qua đêm gọi là thức ăn cách đêm.
Hỏi: tàn thực và túc thực là một loại hay khác loại?
Có bốn câu trả lời:
1. Tàn mà không phải Túc (thọ bốn loại thuốc, không phép tác tịnh bằng miệng, quá giữa ngày phạm Đột-cát-la)
2. Túc mà không phải tàn cũng phạm Đột-cát-la.
(Nghĩa là thức ăn chưa ăn, nhưng ngủ chung với thức ăn ấy phạm Đột-cát-la. Không ngủ chung không phạm).
3. Vừa tàn vừa túc phạm Ba-dật-đề .
4. Phi tàn phi túc có thể biết rõ.
Tàn túc, nội túc cũng có bốn câu:
1. Chính là tàn túc không phải nội túc (ngày nay nhận thức ăn để ngoài cương giới; không ngủ chung với thức ăn nên chẳng phải nội túc) phạm tội đọa.
2. Chính là nội túc không phải tàn túc.
3. Bốn từng câu biết rõ.
Có người nói: Tịnh địa không có nội túc. Văn chép: vì trừ việc Tỳkheo cất chứa nên biết rõ là có.
Trong luật, giới không ăn thực phẩm cách đêm, duyên khởi do Tỳ-kheo ngồi thiền. Mục đích là ngăn ngừa các Tỳ-kheo tội ác ở tương lai. Bên trong họ không quán đạo, chưa hàng phục được phiền não, dối chấp vào đạo nghiệp mà khinh chê thánh giới. Đây là tâm còn vướng vào yêu ghét, chưa dứt được ngã. Cho nên những người tu đạo trong ba thừa đều không khinh thường giới, vì chặt hết gốc ngã sâu chắc, bẻ gẫy cờ kiêu mạn, kiết sử. Kính trọng giới để làm cho đạo nghiệp thêm lớn. Có thể nào lại không tôn sùng?
Luật Thập Tụng, bát dính bơ, mỡ rửa không sạch, khi nhận thức ăn nên rửa sạch trong bát. Nếu bát bị nứt lấy giây khằng lại, để đựng cháo. Nếu mỡ chảy ra, chỉ bỏ chỗ dơ, còn chỗ khác ăn được. Nếu bát màu đen mới, cho đến tay bị bơ, mỡ, dầu dính dùng nước đậu rửa hai, ba lần nếu chỗ dơ không hết cũng gọi là Tịnh. Ăn muối cách đêm không sạch phạm Đột-cát-la (giống với cách phạm tội của luật Tứ Phần).
Già luận nói: chỗ dơ cố rửa không sạch thì không làm dơ thức ăn. Luật Thiện Kiến chép: có nhiều Tỳ-kheo và một sa-di cùng đi, mỗi vị Tỳ-kheo tự gánh thức ăn, đến giờ mỗi người tự chia phần. Chia phần xong, sa-di thưa với Tỳ-kheo: “Thưa Đại đức! Con lấy phần con đổi cho Đại đức”. Lại được đổi với Tỳ-kheo thứ hai cho đến vị hạ tọa. Nếu Sa-di không hiểu, Tỳ-kheo tự cầm thức ăn đưa cho Sa-di và dạy cùng đổi thì không phạm (không phải tàn túc, ác xúc… ). Cho đến đem gạo đi theo, Sa-di va Tỳ-kheo nhỏ được nấu cơm, chỉ không được nhóm lửa hoặc khi cơm sôi không được thổi, khuấy, nếu làm phạm Đột-cát-la. Cơm chín rồi thì chia như trên, lần lượt đổi thì được (nghĩa là ngày nay ăn thức ăn dư cho người đời. Nếu quá thì cho người khác, còn ác xúc bất tịnh vì tâm không dứt bỏ nên bất tịnh).
Luật Thập Tụng nói: Tỳ-kheo đưa thức ăn cho Sa-di, Sa-di đưa thức ăn trong bát cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo rửa tay ăn nữa. Vì một lòng thật cho Sa-di nên tịnh. Đi xa chỗ khó được thức ăn, cho phép tự đem thức ăn đến chỗ người khác đổi, tịnh thực rồi được ăn. Nay có người đem thức ăn xin của tịnh nhân, tịnh nhân kia lại theo xin lấy, hai người kia đều không chịu xả, chẳng gọi là trao đổi tịnh (theo luật Thiện Kiến đó là ham thích). Có Tỳ-kheo sai Sa-di cầm bát, Sa-di ăn xong rồi đưa bát dư cho thầy. Phật dạy: “Không có việc cần thì chẳng nên sai sa-di cầm bát, nếu sai cầm bát nên theo sa-di thọ thực”. Trong luật Thập Tụng, ở những chỗ khan hiếm nước, trên nước có thức ăn, bỏ phần trên uống phần dưới. Nếu phần dưới của nước có thức ăn thì uống phần trên. Cho đến tô, dầu v.v… thổi đi rồi uống nước, nước trong ao trong suối có thức ăn cũng như vậy. Luật Tăng-kỳ, luận Tát-bà-đa, Tỳ-kheo khất thực ăn xong còn thừa đem bỏ trên hòn đá ở chỗ hoang vắng. Hôm sau, Tỳ-kheo khất thực không được, không tình cờ trở lại đường cũ, trên đá vẫn còn thức ăn, không có tịnh nhân thì Tỳ-kheo tự lấy, chỗ có quạ hay chim ăn thì gạt bỏ đi rồi tự lấy ăn.
Trong Ngũ Bách Vấn chép: nhân duyên giống như trước, vì vậy khai cho. Vì coi trọng của tín thí, lại vật đó không có chủ. Như pháp của người Uất-Đan-Việt lấy thức ăn nên cho phép.
Theo luật Ngũ Phần, Tỳ-kheo dùng trái cây còn thừa đưa cho tịnh nhân rồi không trả lại nhưng sau đó tịnh nhân đưa lại cho Tỳ-kheo.
Phật dạy: vật lìa khỏi tay rồi gọi là tịnh thực.
Luật Tăng-kỳ, nói bất luận thời, phi thời thọ thực, nếu qua phi thời như nháy mắt mà ăn phạm tội đọa. Nếu để quá tu-du lại ăn thức ăn đó phạm tội đọa (nghĩa là thọ thực từ sáng đến giữa quá giữa chỉ một tu du, nếu quá hai thì gọi là phi thời.
Tỳ-kheo sáng sớm thức dậy nên rửa tay sạch sẽ, rửa từ cổ tay trở về trước, không nên rửa một cách thô tháo, nên rửa sạch năm đầu ngón tay, trước phải dùng tro, đất rửa thật sạch lau chùi cho phát ra tiếng. Nếu rửa sạch rồi lại xoa hai tay vào nhau thì chẳng phải sạch nên rửa lại (nay có để bánh, trái trên khăn tay nếu khăn có dính mỡ dơ bẩn, v.v… thì phạm tàn, túc, ác, xúc v.v… nếu khăn sạch thì không có lỗi). Luật cho lấy khăn tay đựng đầy quả thức ăn. Thập Tụng nói: khăn tay mỗi ngày phải giặt sạch. Luật Tăng-kỳ, nếu rửa bát sạch rồi, không được lau chùi, nên để vậy một thời gian khiến nó tự khô. Tỳ-kheo lúc muốn thọ thực nên giữ tay cho sạch sẽ, nếu tay gãi đầu hay sờ miệng thì như cách rửa mà rửa cho sạch sẽ như trước, nếu cầm cà-sa phải dùng nước rửa lại.
Luật Thiện Kiến nói: nếu Tỳ-kheo khất thực gặp mưa gió, bụi bặm rơi vào bát, nghĩ rằng: “phải khất thực cho sa-di”. Tỳ-kheo được thức ăn trở về nói với sa-di nhân duyên như trên rồi. Sa-di nhận rồi thưa: “Thưa Đại đức! Đây là thức ăn của con, nay con cúng dường Đại Đức”. Tỳ-kheo được ăn, không phạm.
Trong luật không phạm là nhận thực phẩm dư cách đêm để dành cho cha mẹ, cho người làm tháp, phòng xá, tính toán công của họ, trả bằng thực phẩm. Sau đó, Tỳ-kheo lại khất thực ở người ấy làm được thức ăn. Nếu bát bị nứt, thức ăn dính vào nên đún như pháp mà rửa, nếu còn những chỗ rửa không ra thì được dùng. Nếu ban đêm nhận sữa dầu để nhỏ vào mũi, nếu chỉ nhỏ vào sữa, dầu chảy ra nên bỏ đi, tất cả không phạm.
Giới 39: Không nhận thức ăn
Chia làm mười môn: Một là ý chế thọ. Hai, người năng thọ. Ba, cảnh sở thọ thực. Bốn, thức ăn đã thọ. Năm là chỗ thọ thực. Sáu là pháp thọ thực. Bảy, phải thực quán. Tám, pháp thọ thực thức ăn. Chín, mất pháp thọ thực. Mười là đối văn giải.
Phần thứ nhất, luật Ngũ Phần chép: trước khi Đức Phật chưa chế giới này các Tỳ-kheo đều không thọ thực, người tại gia chê trách rằng: chúng tôi không thích thấy các người mặc áo hoại sắc, cắt rọc không thọ thực mà ăn, đó chính là lấy của không cho.
Luận Tát-bà-đa vì năm nghĩa: một, vì dứt trừ nhân duyên trộm cắp. Hai là vì để chứng minh. Ba là vì ngăn ngừa sự huỷ báng. Bốn là vì muốn thành tựu pháp ít muốn biết đủ. Năm là vì chúng sinh sinh niềm tin, khiến ngoại đạo được lợi ích.
Xưa, có Tỳ-kheo cùng đi với ngoại đạo lúc dừng nghỉ dưới một gốc cây có đầy quả, Tỳ-kheo không trèo lên cây, không hái quả, cũng không chịu nhặt quả dưới đất. Ngoại đạo hỏi: “Tại sao các ông không hái quả?” Các Tỳ-kheo đều trả lời: “Đức Phật không cho phép làm như vậy”. Ngoại đạo biết được pháp của Phật thanh tịnh bèn xin xuất gia theo Phật liền được lậu tận.
Phần hai, người thọ thực, chính là Tỳ-kheo. Liễu luận, người có thể thọ thực là Tỳ-kheo đầy đủ giới luật, trụ vào tự tánh cầu được như thế. Giải thích rằng: Người có thể thọ thực là Tỳ-kheo thanh tịnh, trì giới không thiếu sót, nên nói trụ tự tánh, muốn cầu ăn uống gọi là được cầu. Thọ thực như thế đưa cho các Tỳ-kheo khác, không ăn lại thì gọi là Tỳ-kheo có thể thọ thực. Nếu Tỳ-kheo phá giới bị diệt tẫn, biệt trụ mười ba nạn: ba lần cử tội diệt tẫn nên diệt tẫn, người học hối (dữ học) v.v… không được thọ thực.
Phần ba, cảnh thọ thực, liễu luận giải thích rằng: “Trừ mình và đồng loại, còn ba loại chúng sinh khác, tùy theo mỗi loài được dạy hay không được dạy. Biết Tỳ-kheo không được tự lấy thức ăn để ăn, lại biết đây là vật có thể ăn được, biết Tỳ-kheo là người được cúng dường, bèn trao thức ăn cho Tỳ-kheo. Nếu không hiểu nghĩa này, tuy trao cho Tỳkheo nhưng không thành thọ thực. Luận Tát-bà-đa nói, vì chứng minh, nếu ở trong loài người mà phi nhân, súc sinh trao cho thì không thành thọ thực.
Luật Ngũ Phần, ở chỗ hoang vắng không có tịnh nhân thì cho phép phi nhân và súc sinh dâng thức ăn được nhận. Tỳ-kheo tự rửa sạch nồi đổ nước vào đun, tịnh nhân để gạo tự mình nấu. Khi cơm chín, Tỳkheo đến họ làm phép thọ thực.
Luật Tăng-kỳ, đi giữa chỗ hoang vắng, được để thức ăn trên lưng bò, thức ăn đựng trong một cái túi dài đặt trên lưng bò, vì Tỳ-kheo không được đụng vào thức ăn, thời đến một Tỳ-kheo kéo dây, một Tỳkheo lấy thức ăn để ăn nói nhận.
Luật Thập Tụng chép: ruồi không thể ngăn, nên chẳng phải đụng vào thức ăn. Nếu chim đến mổ một miếng rồi đi, thì chỉ cần bỏ chỗ chim mổ còn các phần khác thì được ăn.
Luật Thiện Kiến, trời người, quỷ thần, súc sinh đều được dâng thức ăn cho Tỳ-kheo.
Luật Ngũ Phần nói trời Đế-thích dâng thức ăn cho ngài Ca-diếp. Luật Tăng-kỳ, khỉ dâng mật cho Tỳ-kheo. Luật Thập Tụng, cuộc sống trong địa ngục lớn, nhỏ cũng được thọ thực. Y cứ theo đây, người hiểu biết thì trong sáu đường cũng nhận được thức ăn. Ngược lại người không hiểu biết thì không thành thọ thực.
Phần thứ tư, thức ăn được ăn: Một là nói rộng về nên thọ không nên thọ. Hai là nói về chuyển biến.
1. Trong Thập Tụng nói có năm thứ dơ bẩn không nên thọ nhận. Đó là thức ăn dơ, ngũ cốc dơ, y dơ, nước dơ, gió rơi bụi (nếu vật mịn hoặc thô thì nên thọ nhận).
Luật Thiện Kiến, nếu bụi rơi nhiều vào trong bát thức ăn thì nên bỏ đi phần bụi, còn các phần khác ăn không phạm. Vật mịn (bột) có thể ăn lại (như trong Thập Tụng đã nêu trước đó hoặc chỗ không người hoặc đã nói trong phần các thứ dơ. Lúc đang ăn hai Tỳ-kheo ngồi cạnh nhau, nếu thức ăn dư đổ vào bên bát người ngồi bên mình, thành thọ thực.
Luật Tăng-kỳ, tất cả những thứ dơ nếu bỏ phần dơ thì ăn lại được, chỉ trừ thứ dơ do súc sinh rùng mình, nếu có tác ý thành thọ thực. Cho đến ăn bánh, cơm, cốm… phải dũ sạch hộp đựng và phần bị bắn dính trong hộp. Nếu không có tác ý, thì không thành thọ thực, ngược lại thành thọ thực. Tăng ni cùng làm sạch cùng thọ thực.
Luật Thiện Kiến, nếu bị bệnh gấp được dùng đại tiểu tiện, lấy tro, đất (làm thuốc để uống). Luận Minh Liễu gọi là đại khai lượng, giống như quyển hạ có nói. Trong luật, than, đất, bùn v.v… nên nhận chỗ có người, Thập Tụng cho phép vác thức ăn đi không để cho mọi người thấy. Nếu lúc ăn nên ở bên đường, lấy một nắm không thọ mà ăn. Lại cho qua đầm lớn vác lương thực theo người khác đổi thức ăn thanh tịnh (đây là chỗ có người, trước là chỗ không người).
Luật Tăng-kỳ, luận Tát-bà-đa, Tỳ-kheo thấy thức ăn ngày hôm qua còn trên đá, không khai cho được thọ thực như giới trước. Có việc gấp, nạn khai tám việc giống như lúc thiếu kém.
Ngũ Bách Vấn chép: chỗ núi rừng không có người, suốt ngày không có người qua lại, nên tụ làm thức ăn bảy ngày, trước lấy gạo sạch, v.v…
Luật Tăng-kỳ, nước dơ nên thọ, nước có mầu vàng không phạm. Luật Ngũ Phần nói: nước muối có tính mặn, không bỏ muối vào cho phép không thọ lại. Già luận nói muối dơ, nước tro dối diện không nên thọ.
Luật Thiện Kiến nói: khi ăn nếu mồ hôi trên đầu, cổ chảy xuống giọt vào bát, thì phải thọ lại. Nếu cánh tay có mồ hôi chảy vào bàn tay không cần thọ lại (theo đây nếu tác ý mồ hôi đầu cổ giọt vào thành thọ).
Luật Tăng-kỳ nói cành dương nếu khi Tỳ-kheo bị hơi nóng làm cho lở loét, thì nên dùng cành dương, khi nước yết hầu tiết ra nên nuốt vào hoặc nuốt nhầm thì không phạm. Muốn dùng nước đá không có tịnh nhân, rửa tay sạch tự lấy thức ăn, nếu có người thì phải thọ thực. Luật Tứ Phần, nói giới bổn trừ nước và nhành dương không nói nuốt hay không nuốt, y theo luật Tăng-kỳ thì tốt hơn.
2. Nói về chuyển biến:
Luật Thiện Kiến chép: nếu thọ gừng sống, sau đó mọc mầm pháp thọ không mất. Nếu sau khi hỏa tinh rồi sau đó mọc mầm, chỗ mọc mầm nên tác tịnh, chỗ chưa mọc mầm được ăn. Nếu biển muối biến thành nước được dùng.
Luật Tăng-kỳ chép: Tỳ-kheo tự nấu lại thức ăn không mất pháp thọ (luật Tứ Phần cũng vậy) như: bơ, sữa, mía, đường phèn, dầu mè v.v… vì trước đã nhận biết rồi nên xoay vần không mất pháp thọ…
Phần thứ năm, chỗ thọ thực. Luận Minh Liễu cầu được chỗ ở đây là đất và trong nước, ở trong không thì không thành, như đã nói trong phần thọ thực ở trước.
Phần thứ sáu, nói về pháp thọ thực
1. Khí thực đối nhau: luận Minh Liễu nói đến bên vật có ba loại:
a) Thân trao nhận, nghĩa là cư sĩ lấy vật thực đi trong tay Tỳ-kheo. b) Vật trao vật nhận nghĩa là người đời gánh vật thực, khiến Tỳ-kheo tự tay lấy vật. c) Bát trao bát nhận, cư sĩ lấy bát đựng vật thực trao cho Tỳkheo, Tỳ-kheo cầm bát thọ đều được.
2. Thân tâm đối nhau: a) Thân thọ chẳng phẩi tâm thọ: tâm duyên theo việc khác, chỉ đưa bát ra thọ nhận. b) Tâm thọ chẳng phải thân thọ: thí chủ đặt thức ăn rồi bỏ đi, chỉ có ý tác thọ.
Kinh Tỳ-ni Mẫu chép: vì có cư sĩ ghét Tỳ-kheo không dâng thức ăn, bỏ thức ăn dưới đất. Phật dạy: “Thức ăn lìa khỏi tay thí chủ là đã trao cho rồi”. Nếu theo luật Tăng-kỳ, thêm cách thọ nhân thứ ba, thân tâm bình đẳng không có gì ngăn ngại. Nếu Tỳ-kheo ăn no rồi không làm pháp tàn thực thì không thành thọ.
3. Chỉ tâm niệm thọ: Theo luật Tăng-kỳ, thì người tà kiến không cho Tỳ-kheo thức ăn, Tỳ-kheo nên làm đàn tràng quy định một khu vực, nếu lúc lá rơi vào bát, miệng nói: “nhận, nhận, nhận”.
Giới cất chứa của báu trước, bát báu của thế tục Tỳ-kheo không được cầm, lúc thọ thực cũng nói: “nhận, nhận, nhận”, điều này rất giống nhau. Luận Minh Liễu, luật Thập Tụng cũng vậy. Không rõ các tướng… thì giống như vậy. Luật Ngũ Phần, chuồng ngựa bị đốt cháy, người buôn ngựa không kịp trao thức ăn, bèn để thức ăn dưới đất cũng vậy. Theo Luật Tăng-kỳ, Tỳ-kheo ngồi thiền, hoặc ngủ có người dâng thức ăn, nếu Tỳ-kheo không biết thì không thành thọ, nếu Tỳ-kheo không muốn ăn cầm đưa cho tịnh cũng nhân không ngưn ngại gì. Luật Tăng-kỳ nói nếu cột bình bát liền nhau không đứt đưa cho Tỳ-kheo thành thọ nhưng trái oai nghi. Cho đến tịnh nhân ở trên cây hái trái ném xuống Tỳ-kheo lấy y, bát hứng hoặc dùng tay chân miệng thả trái cây, khi trái rơi xuống chạm cành lá Tỳ-kheo sinh tâm nói: “nhận, nhận”. Luật Thiện Kiến nói dùng dây buộc nhiều thả xuống không thành thọ vì không thêm phép tác tịnh bằng miệng. Luật Tăng-kỳ nói ở trên thành thọ nhưng trái oai nghi. Luật Tứ Phần nói, nếu vật quá xa người cho và người nhận đều biết ở giữa không có gì ngăn ngại nếu vật rơi vào tay thì được thọ. Luật Tăng-kỳ nói, ở trên giống buộc thức ăn thả xuống đáy giếng cho Tỳkheo, Tỳ-kheo miệng nói: “nhận, nhận”. không nên đào, nhổ những cây, cỏ sống ở thành giếng hoặc ở trên nhà, nên buộc thức ăn đưa lên, Tỳ-kheo nhận lấy miệng nói: “nhận, nhận”. Luật Thập Tụng nói, nếu lót sữa, dầu vào trong bát, tuy không hết cũng thành thọ vì lót chảy xuống bát. Luật Tăng-kỳ, nếu tịnh nhân đưa trái, muối, rau, Tỳ-kheo nên nói treo quả thòng xuống, nếu quả rơi trên cỏ họ bỏ đi thì không gọi là thọ nhưng nếu họ dừng lại một chút thì là thọ (pháp ăn của người hành đạo nước Trung quốc, hoàn toàn dựa vào ngồi ăn ở bàn do người khác cúng dường, lấy cỏ để trên bát như vậy là thọ nhận) nếu không có tịnh nhân, Tỳ-kheo nên lấy cơm, bánh, trái, rau cũng thọ nhận như thế. Nếu tịnh nhân đưa thức ăn không khỏi mặt đất cũng gọi là thọ nhưng trái oai nghi, khi ấy Tỳ-kheo nên nói với tịnh nhân: “Ông đưa dần dần cho tôi”, nếu thức ăn đang nấu trên chảo nóng không cầm được, nên dùng hai miếng gỗ kẹo ngang đặt dưới đất rồi Tỳ-kheo dùng chân đạp trên chảo, lúc ấy miệng nói: “nhận. nhận”
4. Tâm cảnh tương đương thọ: tịnh nhân làm ba pháp, Tỳ-kheo làm ba pháp ăn thức ăn không quá bảy ngày, v.v… nói rõ như trong pháp bốn loại thuốc (thức ăn).
5. Chẳng phải tâm cảnh thọ: như các duyên khai cho trong phần khất thực, tự lấy thức ăn lúc khan hiếm đã nêu ở phần trước, không nhọc tâm cảnh tự lấy vô tội.
6. Lúc ăn nên quán năm điều: a) Xét công lao mình nhiều ít và ước lượng thực phẩm của người kia đưa đến. b) Nghĩ kỹ đức hạnh của mình đủ thiếu để nhận sự cúng dường đó. c) Đề phòng những lỗi lầm do tham-sân-si v.v… gây nên. d) Đây chính là thuốc hay trị bệnh khô gầy; e) Vì thành đại nghiệp nên nhận phước báo này, cho nên trong luận Minh Liễu chép: tất cả câu văn cú, lời nói ngang dọc khác nên biết. Giải thích rằng: “Người xuất gia lúc thọ thực hoặc thọ thực xong trước nên quán thức ăn, sau đó mới ăn, như có nói trong quyển hạ phần đối thú hưng trị. Mỗi ngày thường nên nghĩ như vậy, sợ không thấy văn sau nên lược sơ y chỉ, nếu không nhớ nghĩ như thế thì uổng công mặc áo, ăn cơm của đàn na, cuối cùng bị Phật quở trách. Trong Tỳ-ni-mẫu, Tỳ-kheo độn căn một niệm suy nghĩ đủ điều, Tỳ-kheo lợi căn thường làm việc gì biết rõ đang làm việc đó, như: đắp y nghĩ đang đắp y, vào phòng biết vào phòng, nếu ăn mà không nghĩ như vậy thì thức ăn khó tiêu, cũng như quyển sau trình bày.
7. Pháp chánh thọ thực, pháp thọ thực của luật Tứ Phần có năm loại: tay trao tay mà nhận, tay trao dùng vật mà nhận, dùng vật đựng trao qua và dùng tay mà nhận, trao qua vật và nhận qua vật, vật để quá xa như đã nói trên.
8. Lại có năm loại: trao qua thân và nhận qua thân, trao qua y và nhận qua y, cánh tay này co lại để trao cánh tay kia để nhận, dùng đồ đựng để cho và dùng đồ đựng để nhận; ngoài bốn cách thọ thực trên hoặc có nhân duyên để dưới đất cho, (như trên miệng nói: “nhận, nhận”).
Luật Thập Tụng nói, tịnh nhân không biết dâng thức ăn, một nửa để trong bát, một nửa để dưới đất, hoặc để trên cỏ cũng nên nhận, gặp thức ăn bị dính đất thì thổi đi rồi dùng, nếu dính nhiều thì lấy nước rửa sạch rồi dùng.
Luật Tăng-kỳ, khi rơi thì biết, vào trong bát thì không biết; khi bắt đầu rơi thì không biết, vào trong bát thì biết, cả hai trường hợp này đều gọi là nhận nhưng trái oai nghi.
Luật Thập Tụng, lúc dâng thức ăn, tịnh nhân xem thường Tỳkheo, nên cố tình đụng tay vào Tỳ-kheo thì không nên nhận nếu tịnh nhân không có tâm xem thường thì được nhận.
9. Nói về mất pháp thọ:
-Tỳ-kheo có ý bỏ thức ăn đó là mất pháp thọ. Luận Minh Liễu nói, nếu người không cần thức ăn này thì nhất định bỏ thức ăn đó, cũng mất pháp thọ, nếu ăn lại phạm tội.
-Xả giới mất pháp thọ. Luận Minh Liễu chép: trước thọ thực rồi sau xả giới, Tỳ-kheo khác nếu cần có thể ăn nữa.
-Xả thọ mạng mất pháp thọ. Tất cả những người đã chết thì đồ đựng thức ăn bất tịnh của họ không cần xem xét dơ bẩn.
-Thứ thuốc quá thời hạn hoặc quá thời hạn không thọ lại, như trong luật đã nêu.
-Chuyển biến mất pháp thọ. Như mè chảy ra dầu, nước trái cây thành rượu, rượu biến thành giấm, sống thành chín đều mất pháp thọ. Hỏi: như vậy trong luật Tăng-kỳ tại sao nói xoay vần không mất pháp thọ? Đáp: đây nghĩa là trong lúc biến đổi thêm sự nhận biết, sau được thì không phạm lỗi, nếu trong lúc biến đổi không biết, thì đều mất pháp thọ.
– Gặp duyên va chạm mất pháp thọ: Theo luật Tát-bà-đa, tịnh nhân chạm tay mất pháp thọ, phải rửa tay thọ lại. Luật Tăng-kỳ cũng vậy (nay có thọ lại mà không rửa tay cũng thành thọ vì cho rằng lúc chạm không có sự dơ bẩn).
10. Theo văn giải nghĩa: theo luật Tứ Phần, năm loại Bồ-Xà-Ni: cơm, cơm khô, bánh (bún, mì, cốm), cá, thịt; năm loại Khư-Xà-Ni như trên đã nêu. Năm loại Tà-Xà-Ni: bơ, dầu, sữa, đường, đường phèn. Tất cả những thức ăn trên, nếu không có người dâng Tỳ-kheo tự lấy ăn mỗi miếng phạm mỗi tội đọa. Phi thời dược dùng quá phi thời phạm tội đọa, thất nhật dược quá thất nhật dược cũng phạm tội đọa. Tận hình thọ dược, không có nhân duyên thọ phạm Đột-cát-la. Không phạm là lấy nước sạch và tăm xỉa răng, tô dầu dùng để nhỏ mũi còn thừa không mời dùng được. Lúc khất thực chim ngậm thức ăn rơi vào bát hoặc gió thổi rớt vào bát có thể bỏ thức ăn này cho đến chỉ nhỏ bằng ngón tay cũng bỏ đi, phần còn lại dùng không phạm.
Giới 40: Đòi thức ăn ngon
Đủ bốn duyên thành phạm: một là thức ăn ngon (sữa, bơ, cá, thịt); hai, không bệnh (có thể ăn một lần no); ba, vì mình đòi hỏi ăn ngon; bốn là ăn vào.
Luật Tăng-kỳ nói: Tỳ-kheo không được đến nhà hàng thịt xin nước thịt, những nhà có tám loại: sữa, bơ… cũng không được đến khất thực vì sợ chuốc lấy sự chê bai, nhà nuôi tằm Tỳ-kheo đến xin tơ cũng vậy. Ngũ Bạch Vấn nói, không bệnh đòi hỏi thức ăn ngon phạm tội trọng (Ba-dật-đề). Trong luật không phạm: người bệnh tự xin hoặc xin cho người bệnh, mình xin cho người, người cho lại mình, không đòi hỏi mà được cho.
Giới 41: Cho ngoại đạo thức ăn
Đủ năm duyên thành phạm: một là ngoại đạo; hai là biết rõ là ngoại đạo; ba là tự cho thức ăn; bốn là tự đưa tận tay (chẳng phải bỏ dưới đất hay sai người); năm, người kia đưa tay nhận được thức ăn.
Luật Ngũ Phần nói: nếu có người đến xin, trẻ con đến xin, cho đến xin lượng thức ăn của mình giảm bớt một phần để cho. Luật Thập Tụng nói ngoại đạo tìm tòi chỗ hay dở của Tỳ-kheo rồi cúng dường thức ăn không gọi là ô gian. Luận Tát-bà-đa, nếu không có người thấy thì không phạm. Nếu chúng tăng cho ngoại đạo thức ăn không phạm nhưng không được tự tay đưa cho.
Giới 42: Vào xóm làng không dặn các tỳ kheo khác
Đủ năm duyên thành phạm: một là trước đã nhận lời thỉnh của người khác vì Tỳ-kheo không nhận lời thỉnh nên Phật khai vào xóm không dặn các Tỳ-kheo khác; hai là trước hay sau bữa ăn; ba là không dặn lại người khác; bốn là đến nhà người khác không có lý do; năm là vào đến cửa.
Luật Tăng-kỳ nói nếu Tỳ-kheo khất thực, thứ lớp khất thực đến nhà Đàn-việt, Đàn-việt thỉnh ở lại cúng dường lại đến nhà khác phạm hai tội đọa vì trái với lời thỉnh như trên đã nêu. Nghĩa y cứ theo, nếu một người thọ thỉnh khác nhau, người được thỉnh nên nói với nhà thỉnh mình hoặc nói với tịnh nhân sau được đi đến chỗ khác. Tỳ-kheo hoàn toàn không phải chê thức ăn, thí chủ đến hỏi thì biết chỗ. Lại nói: nếu hai vị Tỳ-kheo, mỗi người thọ thường thỉnh thì hai người đổi nhau đến thọ thực cũng vậy, nên nói với thí chủ. Luật Tứ Phần chép: trước bữa ăn từ lúc minh tướng xuất hiện đến giờ ăn. Sau giờ ăn từ giờ ăn cho đến giữa ngày. Nhà nơi có nam nữ ở nói với các Tỳ-kheo khác là những người sống chung một cương giới. Nếu Tỳ-kheo báo đến thôn mà giữa đường trở về, hoặc đến nhà khác, hoặc đến nơi nhà kho, hoặc đến chùa và tăng phường, hoặc đến chùa ni hoặc đến nhà người tại gia rồi về liền đều mất đi lời báo trước, trước dặn rồi phải dặn lại người khác, không dặn vào cửa phạm tội đọa.
Không phạm là khi bệnh có thưa với các Tỳ-kheo khác, tháng Ca-đề, thời gian thí y hoặc không có Tỳ-kheo để báo đến các nơi khác, nhà kho, và chùa ni báo cho Tỳ-kheo khác biết, hoặc nhiều nhà chuẩn bị thỉnh Tỳ-kheo.
Luật Thập Tụng nói: hoặc ăn không no, hoặc chẳng phải thức ăn chính nên đến chỗ khác khất thực: thì không phạm. Luận Tát-bà-đa nói: ngày mai chủ nhân cúng dường, hôm nay Tỳ-kheo đến phạm tội đọa. Các chủ khác mời có nói rõ như trong quyển hạ.
Giới 43: Cố ý ngồi lâu trong nhà có của báu
Trong bốn loại thức ăn thì đây là xúc thực. Do nhãn căn tiếp xúc với sắc nên gọi là xúc thực. Luật Ngũ Phần, nam nữ tình ái giao cảm làm thức ăn của nhau. Luật Tăng-kỳ, do thấy sắc sinh ưa thích nên gọi là thực.
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là thực gia; hai, biết rõ như vậy luật Thập Tụng hoặc dứt trừ sự dâm dục của người trong nhà hoặc nhận sự cúng dường của gia chủ, hoặc nam nữ đều thọ bát quan trai thì không phạm; ba, cố ý ngồi chỗ khuất, luật Ngũ Phần nói ngồi biết làm trở ngại việc của họ mà cứ ngồi, luật Thập Tụng nếu nhà đó có nhiều người ra vào thì không phạm; bốn là không có người thứ tư, luật Tăng-kỳ đối với mẹ, chị, em cũng phạm. Luật chép: có của báu là luận Tát-bà-đa xem trọng việc của báu là vàng; xem nhẹ nói về sự phát khởi ham muốn (hành dâm) của họ.
Giới 44: Ngồi chỗ khuất với người nữ
Đủ bốn duyên thành phạm: một là người nữ thế tục; hai là chỗ khuất; ba là không có người thứ ba; bốn là ngồi chỗ tay không đụng đến cửa. Luận Tát-bà-đa nói cửa đóng không có tịnh nhân phạm tội đọa, mở cửa ngoài có tịnh nhân phạm Đột-cát-la, trong cửa có tịnh nhân không phạm. Luật Tăng-kỳ nói hoặc mẹ, chị em, hoặc tịnh nhân lớn nhỏ; còn người ngủ say, còn người cuồng si, ở trẻ nít tuy có người nhưng gọi là độc (một mình) vì người phạm nhiều nên trước nói rồi nay nói lại. Nếu tịnh nhân có công việc qua lại không ngớt hoặc lầu trên, lầu dưới tịnh nhân xa nhìn thấy được thì không phạm. Trong luật không phạm là ngồi chỗ duỗi tay ra đụng cửa, Tỳ-kheo khất thực ngang qua có thể nhìn thấy, hoặc có hai Tỳ-kheo làm bạn với nhau, hoặc có người hiểu biết ở cạnh bên và các nạn duyên đều khai cho.
Giới 45: Ngồi một mình với người nữ
Đủ bốn duyên thành phạm: một là người nữ thế tục; hai là ở chỗ trống (chỗ trống vắng tịnh nhân nghe thấy); ba là không có người thứ ba; bốn, ngồi với tư thế hai bên có thể nắm tay nhau.
Luật Thập Tụng nói, Tỳ-kheo ngồi chỗ trống với người nữ, tùy theo đứng dậy lại ngồi, tùy theo như vậy mỗi lần phạm một tội đọa. Tỳkheo và người nữ cách nhau trong một tầm phạm tội đọa, một tầm rưỡi phạm tội Đột-cát-la, hai tầm hoặc hơn thì không phạm. Không phạm giống với trong nhà ăn có của báu cố ý ngồi lâu đã nêu ở trước. Hoặc hai người (vợ chồng) cùng thọ giới bát quan trai thì Tỳ-kheo phạm Độtcát-la.
Giới 46: Đuổi Tỳ kheo khác ra khỏi xóm làng
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là Tỳ-kheo; hai là hẹn cho họ thức ăn; ba, không có các duyên trở ngại; bốn là đuổi họ đi chỗ khác.
Trong luật không phạm là đưa thức ăn xong rồi bỏ đi, nếu Tỳ-kheo đó hoặc bị bệnh, hoặc không có oai nghi, người thấy không vui thích, Tỳ-kheo nói: “ông hãy đi đi! Tôi sẽ mang thức ăn đến cho ông”; nếu vị kia phá giới, phá kiến hay thấy có nạn mạng sống, nạn phạm hạnh, Tỳkheo phương tiện bảo họ đi không phải bảo đi vì tâm ganh ghét.
Giới 47: Thọ thích thuốc bốn tháng quá hạn
Đủ sáu duyên thành phạm: một là thuốc đã được thỉnh; hai là thí chủ cúng với thời gian hạn định; ba là biết thời hạn; bốn là thọ quá hạn định; năm, không có duyên sự; sáu, dùng thì phạm.
Trong luật Tăng-kỳ, mùa Xuân, Hạ, Đông nếu thọ quá đều phạm hoặc một tháng, nửa tháng không được quá hạn.
Trong luật không phạm là trừ bốn duyên như giới bổn, nếu thuốc quá hạn phạm tội đọa, quá một đêm phạm Đột-cát-la.
Giới 48: Xem quân trận
Luận Tát-bà-đa có ba ý: một là vì tôn trọng Phật pháp; hai là vì dứt trừ sự huỷ báng; ba là vì dứt bỏ các pháp ác, làm cho các pháp lành thêm nhiều.
Đủ bốn duyên thành phạm: một là quân trận; hai là cố ý đến xem; ba là không có duyên sự; bốn là đến xem.
Theo Luật Tứ Phần, trận là quân trận, Tỳ-kheo hoặc ưa thích, hoặc xem chăm chú đều phạm tội đọa. Nếu quân trận trước sau nên tránh sang bên đường nếu không phạm Đột-cát-la. Tìm phương tiện xem phạm tội đọa. Nếu bị mời đến, thế lực bắt buộc, đường bị cắt v.v… thì không phạm.
Luật Tăng-kỳ nói: nếu gặp quân trận Tỳ-kheo không cố ý xem thì không phạm; nếu có ý ngẩng đầu xem phạm tội đọa. Nếu thiên vương xuất binh tác ý xem phạm tội Việt-tỳ-ni, cho đến xem súc sinh cắn nhau và người cãi nhau cũng phạm Việt-tỳ-ni.
Luật Thập Tụng nói, vì xem sự vô thường, tuy xem không phạm.
Giới 49: Có duyên sự ở trong quân trận nhưng quá hạn
Đủ bốn duyên thành phạm: một là họ mời. Luận Tát-bà-đa nói khai cho đến vì quả vi Sa-môn, vì nuôi lớn Phật pháp, vì tăng thêm niềm tin cung kính, lại Đạo-Tục giúp nhau thành tựu Phật pháp, cho đến vì có lợi ích; hai, đã ở quá hai đêm; ba là đêm thứ ba không rời khỏi chỗ thấy nghe; bốn là minh tướng xuất hiện.
Giới 50: Xem quân trận chiến đấu
Đủ bốn duyên thành phạm: một là có duyên sự ngủ lại trong quân trận; hai là quân lính bày trận đánh nhau; ba là là tìm cách đến xem; bốn là xem thì phạm.
Giới 51: Uống rượu
Đủ ba duyên thành phạm: một là rượu; hai là không có nhân duyên bị bệnh nặng; ba là uống vào khỏi cổ họng.
Luật chép: nếu thờ ta làm thầy, thì không được dù chỉ dùng cỏ nhúng vào rượu để nếm, do đó nói về mười lỗi của rượu. Luật Ngũ Phần nói, một Tỳ-kheo vì hàng phục được rồng dữ, người ta cho uống rượu say sưa, y bát vung vãi lung tung. Phật và A-nan khiêng Tỳ-kheo đến bên giếng, Phật tự múc nước dội, còn A-na rửa cho ông ấy rồi mặc y vào để nằm trên giường, đầu hướng về Đức Phật. Trong giây lát Tỳkheo chuyển mình duỗi chân đạp vào Phật. Phật bèn nhóm hợp chúng tăng dạy rằng: “Tỳ-kheo này trước đây kính trọng ta, nay không còn kính trọng, trước đây hàng phục được rồng dữ, nay không hàng phục được dù là con ễnh ương”. Do nhân duyên này, Đức Phật chế giới cấm uống rượu cho đến đồ đựng thơm mùi rượu cũng không được dùng. Luận Tát-bà-đa chép: giới này rất nặng có thể gây ra bốn tội nghịch, chỉ trừ phá tăng lại có thể phá tất cả giới và gây ra các việc ác khác. Trong luật Tứ Phần, chỉ cần là rượu cho đến rượu nấu từ cỏ cây không có sắc rượu, hương rượu, vị rượu hoặc chẳng phải rượu mà có mầu rượu, hương rượu, vị rượu đều không nên uống. Nếu Tỳ-kheo nấu rượu, hòa hợp rượu để uống, ăn thì phạm tội đọa. Nếu Tỳ-kheo uống rượu có vị chua, ngọt, ăn men rượu, hèm rượu tất cả phạm Đột-cát-la. Luật Thập Tụng nói nếu Tỳ-kheo uống những thứ gần như rượu có vị chua, rượu có vị ngọt, hèm rượu hoặc men rượu có thể làm người say thì mỗi miếng phạm tội đọa. Luận Tát-bà-đa, ăn men rượu phạm nghĩa là men để hòa hợp rượu, nếu men khác thì không phạm. Luật Tứ Phần nói nếu rượu, tác ý tưởng là rượu, hoặc nghi ngờ là rượu, hoặc không phải rượu mà tác ý tưởng là rượu đều phạm tội đọa.
Luật Thập Tụng nói, vì sợ bệnh lạnh phát sinh hòa rượu cho uống, người kia không xem kỹ, uống liền nên chế giới này. Nếu xem biết chẳng phải làm như vậy, mà phải làm như trên có khai.
Trong luật nói không phạm là: nếu bị bệnh các thuốc khác trị không hết phải dùng rượu làm thuốc, hoặc dùng rượu xức vào vết thương, tất cả đều không phạm. Ngũ Bách Vấn nói nếu thầy thuốc nói cần phải có rượu mới lành bệnh thì cho hòa rượu làm thuốc trị bệnh, không được không phải để trị bệnh khuyên ép người uống, nếu họ không uống phạm Đột-cát-la, uống phạm tội đọa. Luật Thiện Kiến nói nếu nấu rượu làm thuốc mà có hương rượu, vị rượu phạm Đột-cát-la. Nếu không có hương rượu, vị rượu thì được uống. Luật Tăng-kỳ nói tất cả nước trái cây khiến người ta say uống phạm Việt-tỳ-ni nếu trộn men rượu và cơm mà ăn phạm Ba-dật-đề, ăn thân cây rơm rạ phạm Việt-tỳ-ni.
Giới 52: Dùa giỡn trong nước.
Luận Tát-bà-đa nói có bốn ý: một là tôn trọng Phật pháp, người tu hành đáng được kính trọng nếu chúng ta đùa giỡn trong nước thì tổn hại niềm tin rất nhiều; hai là làm mất oai nghi, thế gian chê cười; ba là hại cho chánh nghiệp; bốn là mất chánh niệm.
Đủ ba duyên thành phạm: một, đúng là nước; hai, là không có duyên sự; ba, giỡn trong nước.
Trong luật nói giỡn trong nước buông lung theo ý muốn khoa tay vẽ trên nước hoặc tạt nước qua lại với nhau cho đến dùng bình bát đựng nước đùa giỡn, tất cả phạm tội đọa. Ngoài nước ra, đùa giỡn trong nước trái cây, rượu phạm Đột-cát-la.
Luật Tăng-kỳ nói, Tỳ-kheo ở dưới nước và Tỳ-kheo ở trên đất tạt nước qua lại phạm Việt-tỳ-ni, cả hai Tỳ-kheo đều ở trong nước phạm Ba-dật-đề, luật Ngũ Phần, nói nếu vắt tuyết cho đến thổi sương trên đầu ngọn cỏ để giỡn phạm Đột-cát-la. Trong già-lam cho đến giỡn một giọt nước cũng phạm Đột-cát-la.
Trong luật nói không phạm là: Đi trên đường phải qua chỗ có nước, lặn xuống nước lấy cát, đá và các vật, học bơi vươn tay khuấy động trong nước.
Giới 53: Thọc lét
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là vị đại Tỳ-kheo; hai, là có ý gây phiền não; ba, là dùng mười ngón tay, mười ngón chân; bốn, là chọc vào thân.
Luật Tăng-kỳ nói, nếu dùng một ngón tay thọc léc phạm một tội Ba-dật-đề, dùng năm ngón tay thọc léc phạm năm tội Ba-dật-đề, cho đến dùng tay chỉ người khác bảo đi cũng phạm tội đọa. Nếu Sa-di nằm ngủ, Tỳ-kheo muốn gọi dậy nên kéo y cho họ biết, luật Ngũ Phần nói, Tỳ-kheo thọc léc sa-di cho đến súc sinh cũng phạm Đột-cát-la.
Không phạm: là không có ý làm, người đang ngủ đụng vào họ để đánh thức.
Giới 54: Không nghe lời khuyên
Đủ năm duyên thành phạm: một, là tự mình muốn làm việc phi pháp; hai, là người khác khuyên can đúng như pháp; ba, biết hành động của mình là sai, lời khuyên can của người khác là đúng; bốn, là chống lại lời khuyên không nghe theo; năm, là tùy hành động của mình không theo lời khuyên của người. Đây nghĩa là lúc khuyên can không nghe phạm Đột-cát-la, sau hành động trong sáu tụ phạm tội đọa.
Giới 55: Dọa nhát Tỳ kheo
Đủ năm duyên thành phạm: một, là đại Tỳ-kheo; hai, là có ý nhát người kia; ba, là dùng sự việc theo sáu trần: sắc, thanh v.v… để nói ra; bốn, là mỗi việc đều hiện tướng; năm, là vị ấy thấy nghe liền phạm. Bất luận người đối diện doạ nhát hay không doạ nhát đều phạm tội đọa.
Trong luật, nếu doạ nhát, người kia nghe thấy không rõ phạm Đột-cát-la.
Không phạm: hoặc chỗ tối không có ánh đèn lửa hoặc chỗ đại tiểu tiện cho rằng thú dữ nên họ sợ hãi cho đến nghe tiếng động, tiếng ho, v.v… mà sợ hãi hoặc dùng sắc, thanh v.v… biểu hiện nhưng không có ý doạ nhát hoặc thật sự có việc ấy hoặc trong mộng thấy người ấy sẽ chết, thôi tu, mất tài sản, Hòa-thượng cha mẹ bệnh nặng sẽ chết, liên nói với người ấy cho họ biết, hoặc nói đùa, nói lẫn lộn, tất cả đều không phạm.
Giới 56: Dưới nữa tháng tắm
Đủ năm duyên thành phạm: một, là đã tắm gội xong; hai, là chưa đủ nửa tháng; ba, là không có duyên sự; bốn, là tắm rửa lại; năm, là tắm nửa thân.
Luật Tứ Phần nói, trừ lúc trời nóng: bốn mươi lăm ngày cuối Xuân và tháng đầu mùa hạ. Bệnh: là cho đến thân thể hôi dơ lúc làm việc cho đến việc quét đất trước phòng, khi mưa gió cho đến một trận gió lốc, một giọt nước mưa rơi trên mình, lúc đi đường cho đến chỉ nửa dotuần kể cả tới và lui. Không có các duyên trên tắm quá nửa thân phạm tội đọa. Phương tiện tắm rồi biết lỗi không tắm phạm Đột-cát-la. Luận Tát-bà-đa nói, nước Thiên-trúc mùa nóng đến sớm từ đầu tháng ba đến nửa tháng năm cho phép tắm. Tùy theo mỗi nước nóng sớm hay muộn, dùng theo đây để giới hạn việc tắm gội. Luật Thập Tụng nói, mưa lớn ở trong hư không tắm cũng cho phép. Nếu Tỳ-kheo có duyên sự không nói với Tỳ-kheo khác mà tắm phạm Đột-cát-la. Tỳ-kheo không được tắm chung phòng với người tại gia. Tỳ-kheo biết người tại gia tín tâm, không nhiều chuyện thì cho tắm phòng của Tỳ-kheo. Tỳ-kheo lau chùi cho người tại gia phạm Đột-cát-la. Như pháp Đầu-đà không được để người khác lau chùi, cho nên đan dây lại tự mình lau chùi thân thể là tốt nhất. Luật Ngũ Phần nói, Tỳ-kheo và người tại gia tắm chung phòng phạm Thân-la-già. Luận Tát-bà-đa nói, tất cả những chỗ tắm khuất kín hay trống trải, Tỳ-kheo không được tắm chung với người tại gia, nếu thân thể kiệt sức nhờ người tắm phải biết hổ thẹn và biết người khác sinh tâm ưa muốn. Do đây, Phật nói thân La-hán mềm mại có người thấy khởi tâm đắm nhiễm liền mất nam căn, sau đó sám hối mới được lại thân cũ. Luật Ngũ Phần nói, Tỳ-kheo tắm cho thầy và người bệnh, thân thể họ đã bị ướt, do đó tắm thì không phạm. Luật Tăng-kỳ, tùy theo tính đủ mười lăm ngày lúc tắm chuẩn bị nước nóng xong, sau đó đánh bảng khiến cho tất cả các chúng tăng biết thứ lớp vào tắm. Nếu không có duyên sự tắm theo phép nhà thợ gốm trước rửa hai bắp đùi, hai chân, sau gội đầu đến mặt, eo, lưng, cánh tay, khỉu tay, ngực, nách và các việc khác như quyển hạ.
Giới 57: Nhóm lửa chỗ đất trống
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là chỗ đất trống; hai, là không có duyên sự; ba, là đốt cỏ cây và các loại cháy được; bốn, là cháy lên.
Luật Ngũ Phần nói, nếu Tỳ-kheo vì sưởi ấm mà nhóm lửa, ngọn lửa lên cao bốn ngón tay phạm tội đọa. Luận Tát-bà-đa nói, người khác đốt lửa rồi sau đó làm bất cứ việc gì đều phạm tội đọa. Luật Tứ Phần nói, bệnh cần lửa sưởi ấm được tự nhóm lửa, hoặc bảo người nhóm (nghĩa là ở trên đá cứng và các vật khác). Nếu không có duyên sự đốt cỏ, cây, trấu, phân, tất cả đều phạm tội đọa. Nếu Tỳ-kheo quăng khúc cây bi cháy phân nửa vào lửa và không nói với người khác “biết cho, xem cho” tất cả phạm Đột-cát-la. Luật Tăng-kỳ nói, nếu Tỳ-kheo cầm lửa xoay vòng tròn hoặc trong lửa có cỏ, cây banh ra hay nhóm lại tất cả đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo chặt thân cây nảy mầm phạm hai tội Ba-dật-đề: một, là làm hại mầm cây; hai, là đốt lửa; nếu mầm cây ở dưới đất phạm một tội đọa.
Luật Tăng-kỳ nói nếu giữ lửa lớn trên tro, trên ngói, không được giữ trên đất có mầm sống.
Trong luật nói không phạm: là nên nói “biết như vậy, xem như vậy” hoặc người bệnh tự đốt hoặc bảo người đốt; có duyên sự người nuôi bệnh vì người bệnh đốt lửa nấu cháo, canh, cơm; nhóm lửa trong nhà bếp, trong phòng tắm; xông bát; nấu nước nhuộm y; đốt đèn; đốt nhang.
Giới 58: Giấu y bát của người khác
Đủ ba duyên thành phạm: một, là y bát của đại Tỳ-kheo; hai, là có ý gây kinh động cho họ; ba, là lấy giấu.
Luận Tát-bà-đa chép: nếu Tỳ-kheo giấu y chưa nhuộm, y bất tịnh của Tỳ-kheo khác phạm Đột-cát-la. Bát chưa xông, y bát đã tác tịnh giấu đều phạm tội đọa (theo năm màu sắc này chẳng phải Phật khai cho)
Trong luật nói không phạm: là biết thật vật đó về chất lượng, hình tướng là của người kia nên đem cất hộ; vật của người để nơi đất trống sợ gió mưa làm ướt và trôi nên cất dùm; chủ vật là người bừa bãi để y bát lung tung vì muốn răn họ nên cất; mượn y của người khác mà không biết gìn giữ vì sợ mất nên cất; nếu vì y bát này mà xảy ra nạn mạng sống, nạn phạm hạnh v.v… nên cất (theo đây ngày nay quan không cho đi đường trái phép, có y bát tự cất giữ nên không phạm tội).
Giới 59: Tịnh thí chân thật klhông nói mà lấy dùng
Đủ bốn duyên thành phạm: Một là vật của mình, hai là làm tịnh thí chân thật, ba là không nói cho chủ biết, bốn là thuận tiện lấy dùng thì phạm. Giới bổn thì liệt kê có loại để nói rõ nghĩa phạm, không phạm và trình bày đầy đủ các tướng. Nếu lần lượt làm pháp tịnh thí thì hỏi và không hỏi đều được
Giới 60 : Đắp Y Mới : gồm có duyên: một, là ba y; hai, là vật của mình; ba, là không nhuộm hoại sắc; bốn, không duyên sự lấy mặc.
Luật Thiện Kiến nói, nếu gặp các duyên như giặc v.v… được tạm thời mặc y có năm mầu chính. Luật Tứ Phần nói, y mới là y mới hay hoặc y mới nhận từ người khác. Luật Thập Tụng nói, được y cũ của người khác vì mới được nên gọi là y mới. Luật Tứ Phần chép: Hoại sắc nhuộm thành mầu xanh, đen, mộc lan. Tỳ-kheo nhận y mới không nhuộm ba mầu trên mà mặc thì phạm tội đọa. Nếu Tỳ-kheo có y dầy, y mỏng không tác tịnh mà cất chứa phạm Đột-cát-la. Nếu chẳng phải y mà đãy đựng y bát, đãy đựng guốc dép, túi đựng kim chỉ và các loại khăn, nếu Tỳ-kheo không tác tịnh mà cất chứa phạm Đột-cát-la. Nếu y chưa nhuộm Tỳ-kheo gởi ở nhà người tại gia phạm Đột-cát-la (theo đây nói Tịnh nghĩa là làm cho y thành hoại sắc hoặc dùng vật khác thiếp lên, hoặc làm dấu gọi là điểm tịnh và đều nên nhuộm mầu hoại sắc. Chẳng phải cho rằng ba y phải nhuộm, các vật khác chỉ điểm tịnh mà thôi. Nếu theo văn, tất cả vật không nhuộm đều phạm Ba-dật-đề, tất cả vật không điểm tịnh phạm Đột-cát-la.
Luật Ngũ Phần, sở dĩ điểm tịnh vì để khác với ngoại đạo vì y phục của Tỳ-kheo khác với thế tục. Nhờ có ba dấu hiệu để nhận biết nên khi mất dễ tìm lại được. Luận Tát-bà-đa nói, y có năm màu sắc chính không thành thọ nhận. Màu vàng dùng rễ uất-kim nhuộm thành màu vầng lam, mầu đỏ dùng lạc-sa nhuộm, mầu xanh dùng than nhuộm. Nếu Tỳ-kheo tự nhuộm phạm Đột-cát-la, không thành phép thọ nhận, đúng lượng hay không đúng lượng tất cả không được mặc, nếu thiếp thêm vải khác mặc phạm Đột-cát-la (luật này phạm Ba-dật-đề); thay đổi lại mầu sắc đúng như pháp thì thành thọ, nếu trước mầu sắc đúng như pháp, sau dùng năm thứ sắc chính, điểm tịnh phạm Đột-cát-la. Còn dùng ba màu xanh, đen, mộc lan thì tác tịnh lại cho nên các mầu: tử cỏ, vỏ cây nại, vỏ cây bách, vàng đất, đỏ thẫm, đỏ vàng, cây hoàng lộ đều không phải mầu sắc đúng pháp. Nếu mầu sắc đúng pháp thì thành thọ. Luật Tăngkỳ, y Kiều-xà-da, y Khâm-bà-la mềm mại nếu thấm nước sẽ thô rít hư hoại, Phật dạy: y tốt như vậy có hai thứ tác tịnh: một, là cắt may tịnh; hai, là điểm tịnh. Các y khác có ba cách tác tịnh: cắt may, điểm tịnh, thêm pháp nhuộm.
Mầu xanh: đem đồ đựng bằng đồng để lên rượu đắng, đồ bằng đồng đặt lên đó là mầu xanh lam, xanh bã chàm, xanh đá, dùng các mầu trên tác tịnh.
Mầu đen: nước các loại quả đổ chung vào một cái bát sắt, dùng điểm tịnh để phân biệt với các y khác.
Luật Thập Tụng, mầu tác tịnh nghĩa là dùng màu sắc riêng để điểm tịnh, y như mầu xanh dùng bùn sạn điểm tịnh. Các mầu khác điểm tịnh cũng vậy (sạn màu đỏ, màu đen giống như vỏ cậy mộc lan trong luật Tứ Phần. Luận Tát-bà-đa trừ ủng và giày, còn tất cả đều điểm tịnh. Luật Thập Tụng nói, nếu y không tịnh thí, lấy mặc phạm Đột-cát-la. Luật Ngũ Phần, nếu được giày da, khiến chủ cũ mang đi năm, sáu bước rồi dùng. Luật Tăng-kỳ nói, dấu tác tịnh lớn nhất bằng bốn ngón tay, nhỏ nhất bằng hạt đậu (luật Thiện Kiến nói điểm nhỏ nhất bằng hạt mè lớn). Không được làm thành số chẵn, mà làm thành số lẻ một, ba, năm, bảy, chín, điểm tác tịnh không được có hình đoá hoa. Hoặc khi giặt vá có bùn rơi lên làm dơ và dấu chân chim dẫm lên làm dơ, thì cũng gọi là tác tịnh. Nếu may Tăng-già-lê mới thì phải tác tịnh một góc cho đến tất cả y mới cũng vậy. Nếu được nhiều y vụn, gom chung một chỗ, thì chỉ cần tác tịnh một chỗ, nếu để riêng thì tác tịnh từng cái.
Giới 61: Giết hại súc sanh
Luận Tát-bà-đa nói, không giết hại loài vật vì: một, là người xuất gia có (bốn tâm vô lượng) là hoài bão của mỗi người, mà lại giết hại súc sinh, trái với lòng từ bi thương xót; hai, là tự mình tổn não người khác, đó là nguồn gốc sinh tử và nghiệp ác chướng đạo; ba, là làm cho lòng tin thêm vững chắc, dứt trừ sự huỷ báng.
Năm duyên thành phạm, giống như giới trước đã nêu (giới Ba-ladi thứ ba: giết người)
Giới 62: Uống nước có côn trùng
Giới trước đã có phần giới hạn, đây là ngăn ngừa chắc chắn, không để cho cắt đứt mạng sống chúng sinh.
Đủ năm duyên thành phạm: một, là nước có côn trùng; hai, là nghĩ nước có côn trùng; ba, là nước không lượt; bốn, là uống; năm, là vào cổ họng.
Luật Tỳ-nại-da chép: có hai vị Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, một người nhịn khát, chết sinh lên cõi trời, gặp Phật đắc đạo. Một người sau khi uống nước có côn trùng đi đến chỗ Phật. Phật hỏi lý do xong, bèn cởi y Uất-đa-la-tăng hiển bày cho Tỳ-kheo thấy thân vàng ròng, nói: “ông là người ngu, phải quán thân bốn đại toàn là những đồ hôi thối, ông thấy pháp thì thấy ta”.
Luật Tăng-kỳ nói, Tỳ-kheo thọ giới cụ túc rồi, cần phải sắm đẫy lượt nước, tắm gội đúng như pháp. Nếu không có đẫy lượt nước thì phải dùng một góc Cà-sa để lượt nước. Đi chung với bạn bè mà tất cả đều không có đẫy lượt nước, thì cả chúng có tội. Nếu hết nước không có để rửa tay, đắp y, Tỳ-kheo hãy dùng lá cây lau chùi, sau đó đắp y. Luận Tát-bà-đa nói, Ngài Xá-Lợi-Phất dùng thiên nhãn trong sạch thấy vì trùng trong nước, trong hư không, chẳng chỗ nào không có trùng liền tuyệt thực không ăn uống. Phật dạy: nên dùng mắt thường để thấy, rồi lấy đẫy lượt đi có thể dùng được, cho đến ba lớp nước đều có trùng thì bỏ chỗ đó mà đi. Luật Thập Tụng nói: không cầm đẫy lượt nước đi hai mươi dặm phạm tội. Nếu nước suối, biển, sông trong xanh, đi từ chùa này đến chùa kia (không đem đẫy lượt nước) thì được.
Luật Tăng-kỳ nói, nếu lượt nước rồi, không được xem qua loa, không được nhờ người mù xem, mà phải bảo người thấy đường chỉ nhỏ trong bàn tay xem. Khi xem không được quá nhanh, quá chậm, mà phải bằng thời gian con voi lớn quay đầu lại, hay chiếc xe chở tre quay đầu, biết nước không côn trùng thì được uống. Nếu thí chủ thỉnh Tỳ-kheo cúng dường thức ăn, nên hỏi: “ông đã lượt nước chưa?”, nếu họ trả lời chưa lượt, thì tự mình đến hướng dẫn họ lượt, hoặc sai người đáng tin cậy dạy họ lượt nước. Nếu xét người ấy không đáng tin, Tỳ-kheo nên tự lượt, không được nói chớ giết hại sinh trùng. Tỳ-kheo nên đổ nước có trùng vào bát, rồi đem đổ lại chỗ cũ. Nếu chỗ lấy nước quá xa, mà gần đó có hồ nước trải qua bảy ngày không khô cạn thì đem nước có côn trùng đổ xuống hồ đó. Nếu biết nước có côn trùng Tỳ-kheo không được cầm bát nhờ người múc. Nếu nước trong ao sâu có côn trùng không được la lên: “đây là nước có côn trùng”. Nếu có người hỏi: “Nước có côn trùng hay không?”. Đáp: “Trưởng lão tự xem lấy”. Nếu người đó là bạn tri thức cùng thầy nên nói: “nước này có côn trùng, nên lượt rồi dùng”. Giới này mọi người cũng hay phạm, giống như giới dùng nước để tưới, nên chép ra đầy đủ, ngoài ra còn ghi trong phần y pháp.
Giới 63: Làm cho Tỳ kheo nghi ngờ, phiền não
Đủ năm duyên thành phạm: một, là đại Tỳ-kheo; hai, cố ý xúc não; ba, là dùng sáu việc để nói; bốn, là lời nói rõ ràng; năm, là người đó nghe được.
Trong luật, nói sáu việc xúc não: là sự sinh, tuổi tác, thọ giới, Yếtma, phạm sáu tụ, phạm các thánh pháp. Tùy theo mỗi việc đều phạm tội đọa.
Luật Tăng-kỳ nói, ngay lúc thọ giới cụ túc, nên nói khiến cho họ biết. Sau khi thọ, không được gây cho họ nghi ngờ, hối hận (dùng lời nói mà luật đã khai).
Trong luật nói không phạm: là sự thật như vậy, không tác ý, người kia chẳng phải sinh như vậy, sợ sau có nghi ngờ hối hận, vô cớ thọ lợi dưỡng người, nhận sự lễ kính của đại Tỳ-kheo liền nói: “ông chẳng phải sinh như vậy”. Nếu thật không phải tuổi ấy, sợ sau người kia hối hận, thọ lợi dưỡng và sự cung kính của người, liền nói: “ông chưa đủ tuổi ấy”. Nếu người kia thật chưa đủ hai mươi tuổi, lại thọ biệt chúng trong cương giới, tác bạch không thành, yết-ma không thành, phi pháp riêng chúng, sợ sau nghi ngờ, hối hận, nhận sự cúng dường và lễ kính của người, nên nói cho người kia biết để về chỗ cũ thọ giới lại (theo đây, muốn thọ giới lại Phật bảo về chỗ cũ, để xét hỏi lại được hay không). Nếu người kia thấy phạm Ba-la-di cho đến các ác thuyết, sợ sau này họ nghi ngờ hối hận, thọ lợi dưỡng và sự lễ kính của Tỳ-kheo giữ giới, muốn họ đúng như pháp sám hối, nên nói cho họ biết về phạm sáu tụ. Lại vì người kia tánh tình thô sơ, không biết nói năng, thì nói: “ông tự xưng chứng pháp thượng nhân v.v… nếu nói lầm lẫn, nói giỡn chơi, tất cả đều khai.
Giới 64: Che dấu tội thô của người khác
Đủ năm duyên thành phạm: một, là đại Tỳ-kheo; hai, là biết phạm từ thiên thứ hai trở lên; ba, có tâm che giấu; bốn, là không phát lồ; năm, là minh tướng xuất hiện.
Luật Thiện Kiến nói, che giấu tội của người khác, trăm ngàn người cùng che giấu một người, tất cả đều phạm Ba-dật-đề (luật Thập Tụng chú: hướng về một người nói liền dứt). Luật Tăng-kỳ nói, nên hướng về Tỳ-kheo hoàn thiện nói, không được nói với bất cứ ai. Nếu người phạm tội hung bạo, sợ xảy ra nạn duyên, nên nghĩ rằng: “người kia gây nên tội lỗi, chắc chắn sẽ chuốc lấy quả báo. Giống như bị hỏa hoạn, ta chỉ nên tự cứu lấy mình, cần gì biết đến việc khác”. Thế rồi, lo giữ tánh mạng mình thì xem là không tội. Luận Tát-bà-đa nói, nếu nghi ngờ, chưa rõ thì không nên nói với người khác. Trong luật nói nếu biết một người phạm tội thô, lúc tiểu thực biết đến sau khi ăn xong mới nói phạm Đột-cát-la, sau bữa ăn biết đến đầu hôm mới nói, đầu hôm biết đến giữa hôm mới nói, tất cả đều phạm Đột-cát-la. Nếu giữa đêm biết đến gần sáng, mà chưa nói, đến khi minh tướng xuất hiện phạm tội đọa. Trừ tội thô, che giấu các tội khác, tự mình che giấu tội thô, trừ Tỳ-kheoni che giấu tội thô của người khác, tất cả đều phạm Đột-cát-la.
Không phạm: là trước không biết là tội thô, tưởng không phải tội thô, hoặc nói với người khác, hoặc không có người để nói, hoặc định sẽ nói nhưng chưa nói thì minh tương đã xuất hiện, hoặc nói sợ xảy ra các nạn duyên.
Giới 65: Cho người chưa đủ tuổi (20 tuổi) thọ giới cụ túc
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là người chưa đủ hai mươi tuổi; hai, là biết rõ; ba, là cho thọ giới cụ túc; bốn, là sau ba lần yết-ma.
Luận Tát-bà-đa chép: người sáu mươi tuổi không cho thọ đại giới, nếu chưa tăng truyền giới đến, cũng không đắc giới, vì họ không kham nổi đạo khổ hạnh, tâm trí đần độn, nên cho họ làm Sa-di. Người bảy tuổi trở xuống cũng không cho thọ giới cụ túc. Dưới hai mươi tuổi không cho thọ giới cụ túc, vì tính tình họ họ còn nóng nảy, bị đói lạnh làm cho khổ não, nếu cho thọ đại giới bị nhiều người quở trách, cho thọ Sa-di thì không bị người quở trách. Luật Tăng-kỳ, nếu người dưới bảy mươi tuổi mà không kham được các việc, nằm ngồi phải có người dìu đỡ thì không cho thọ giới cụ túc. Người quá bảy mươi tuổi và dưới bảy tuổi không nên cho xuất gia v.v… đã nói rõ như trong hai quyển thượng và hạ. Luật và luận nói có mâu thuẫn nhau, giữa hai bên đều thông nhau không ngại. Trong luật nói không phạm: là không biết, tin lời người thọ giới, có người ngoài làm chứng, tin lời cha mẹ họ, thọ giới xong nghi ngờ, Phật dạy: cho tính số năm tháng còn trong bào thai, số tháng nhuần và chỉ tính mười bốn ngày để thọ giới, lấy đó làm năm tuổi. Đủ tuổi thì không phạm, không đủ tuổi mà khai cho thọ thì Hòa-thượng phạm tội đọa, người khác phạm Đột-cát-la. Nay lấy sự hội thông của các bộ, xem xét các lịch thuật khác, chọn tổng quát như trong đại số, nhưng chép ra đây vì người chưa học. Tôi tuy rõ về những đièu khúc mắc, phải trình bày đầy đủ vì sợ hậu học không hiểu, chỉ nêu lược chung một câu, dùng tham giải quy định xưa nay, nghĩa là lấy Sa-di nhỏ nhất sinh ngày 30 tháng 12. năm đủ hai mươi tuổi cho thọ giới cụ túc ngày mồng một tháng giêng, ngày mồng hai thật đúng mười tám tuổi cho tính nhuần trong bào thai để tăng thêm, thì đúng hai mươi tuổi còn chờ đến ngày mồng một tháng năm. Đây là Trường A-hàm tính cho thêm tháng. Tính thật đúng dưới mười chín tuổi, năm tháng đều không đủ, đến ngày chín tháng tám, nếu thọ trước là không đủ hai mươi tuổi thì mắc tội và không đắc giới, thọ sau ngày chín không mắc tội và đắc giới. Nhưng các nước dùng lịch khác nhau. Vào đời Đường có sáu, bảy nhà làm lịch, đây chỉ là y cứ một nhà làm lịch mà lược nói như trên. Ngoài ra những lịch khác thay đổi trái với lịch theo luật nên không thuật lại. Cho đến theo các bộ không đủ tuổi đắc giới, có đầy đủ như sớ đã trình bày.
Giới 66: Gây ra tranh cải
Đủ năm duyên thành phạm: một, là bốn việc tranh cãi, nếu vì việc riêng tư tranh cãi phạm Đột-cát-la; hai tăng đã giải quyết đúng như pháp; ba, biết rõ; bốn, khơi trở lại; năm, nói rõ ràng.
Giới 67: Hẹn đi chung đường với giặc
Đủ sáu duyên thành phạm: một, là giặc: hai, là biết rõ: ba, là hẹn nhau; bốn, đi cùng một đường; năm, không cách xa chỗ thấy nghe (gần nhau); sáu, rồi khỏi cương giới.
Trong luật Tăng-kỳ, nói Tỳ-kheo đi với người mắc nợ, phạm tội Việt-tỳ-ni. (trái luật)
Luật Thập Tụng nói, Tỳ-kheo hẹn với các Tỳ-kheo cùng đi phạm Đột-cát-la.
Giới 68: Không bác bỏ ý kiến chống lại lời can ngăn
Đủ năm duyên thành phạm: một, là ác kiến, nói dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo; hai, là khuyên can riêng; ba, là không nghe theo; bốn, là tăng khuyên can đúng như pháp; năm, là sau ba lần Yếtma.
Giới 69: Theo người bị cử tội
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là người có ác kiến bị cử tội; hai, là biết rõ như vậy; ba, là cùng sinh hoạt với họ; bốn, là tùy từng sự việc mà kết tội.
Giới 70: Chứa Sa di bị đuổi
Duyên phạm đại khái giống như giới trước.
Giới 71: Chống cự lại sự khuyên học giới
Đủ năm duyên thành phạm: một, là có ý nghĩ không chịu học; hai, là người kia đúng như pháp khuyên răn; ba biết mình sai họ khuyên là đúng; bốn, có ý không nghe theo lời khuyên; năm, nói lời chống đối rõ ràng.
Luật Thập Tụng chép: Từ bốn việc (bốn Ba-la-di) mỗi việc cho đến bảy pháp diệt tránh, nếu Tỳ-kheo nói tôi không học cái này mỗi việc phạm một tội đọa. Không nên nói Tỳ-ni cho năm hạng người như nêu trong quyển sau.
Giới 72: Khinh chê giới luật
Luận Tát-bà-đa, chế giới này vì: một là tôn trọng Ba-la-đề-mộcxoa (giới); hai, là làm cho giới thêm vững chắc; ba, diệt pháp ác. Lại nữa, luận Tát-bà-đa chép mười hai năm trước ta thường nói một bài kệ, nay nói năm thiên gọi là tạp toái.
Đủ năm duyên thành phạm: một, là giới luật; hai, là trước mặt Tỳkheo dang tụng giới; ba, có ý diệt Phật pháp không muốn tồn tại lâu dài. Luật Ngũ Phần, Tỳ-kheo khiến người xa lìa giới luật, không đọc, không tụng mà huỷ báng phạm tội đọa. Luật Thập Tụng chép: Tỳ-kheo nói cần gì nói những giới như vậy khiến người nghi ngờ, sầu não không vui, nếu nói tùy theo kinh luật tất cả phạm tội đọa. Luận Tát-bà-đa nói: nếu tụng mỗi giới, mỗi giới khinh chê, thì phạm mỗi tội đọa. Nếu khinh chê chung phạm một tội đọa. Trong bài tựa, nói nghĩa hai trăm năm mươi giới cũng phạm tội đọa. Trong luật nói khinh chê giới luật phạm tội đọa, khinh chê luận và kinh phạm Đột-cát-la.
Không phạm: nếu nói trước tụng luận, sau đó tụng luật, trước tụng các kinh sau tụng luật. Nếu bệnh thì sau khi bệnh lành tụng luật. Hoặc cần cần phương tiện chứng bốn quả Sa-môn, sau đó tụng luật. Không muốn huỷ diệt chánh pháp nên khai.
Giới 73: Cử tội nên nói trước
Đủ bốn duyên thành phạm: một, khi tụng đủ văn giới; hai, là ở trong chúng; ba, là không chú ý nghe; bốn, là nói xong năm thiên, liền nói tôi mới được nghe.
Luật Tăng-kỳ chép: Tùy theo mỗi giới trung gian không nghe
phạm Đột-cát-la, nếu tất cả không nghe phạm tội đọa. Thọ Tỳ-kheo rồi nên tụng hai bộ luật, người không có khả năng thì tụng một bộ, nếu không có khả năng nữa thì tụng năm chúng giới (tức là năm thiên), hoặc bốn, ba, hai chúng giới như câu đầu, nếu không thể tụng hai chúng giới nên tụng một chúng và bài kệ. Tỳ-kheo khác đến, không được ngồi thiên, nên chuyên tâm lắng nghe.
Giới 74: Cùng nhau Yết ma sau hối hận
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là tăng được thí vật; hai, là cùng Yết-ma thưởng cho người ấy rồi; ba, sau đó nói ngược lại phỉ báng tăng; bốn, là nói rõ ràng.
Giới 75: Không gởi dục
Đủ năm duyên thành phạm: một, là việc tăng đúng như pháp; hai, là biết rõ; ba, là không gởi dục; bốn, là bỏ đi; năm, là ra khỏi cửa.
Luật Ngũ Phần nói: có duyên sự gởi dục rồi đi, nếu không gởi dục, ba lần yết-ma xong, Tỳ-kheo ra khỏi chùa, tùy theo đi ra mỗi lần phạm một Ba-dật-đề, đến chỗ trống cách tăng một tầm phạm Ba-dậtđề. Trường hợp tăng không yết-ma mà chỉ xử đoán việc thôi thì mỗi việc phạm một tội Đột-cát-la. Luật Tăng-kỳ nói, nếu tăng đang nói pháp, tụng luật, có duyên sự không thể chờ hết, không bệnh mà bỏ đi phạm Việt-tỳ-ni. nếu muốn đại tiểu tiện, nên đi nhanh rồi trở lại, không bỏ dở việc tăng nên không phạm. Nếu Tỳ-kheo nghĩ rằng: “có thể trở lại trễ”, thì nên bạch và gởi dục rồi đi. Cho đến khi nghe người khác đọc tụng kinh đều nên như vậy. Nếu người tụng kinh ngừng tụng nửa chừng, nói sang chuyện khác, thì đi ra không phạm. Luật Ngũ Phần nói: nếu không yết-ma, mà Tỳ-kheo ở trong tăng xử đoán việc Sa-di, đứng dậy phạm Đột-cát-la. Trong luật nói không phạm: là gởi dục rồi đi, hoặc yết-ma phi pháp, Tỳ-kheo cùng chung một thầy làm việc tổn hại, cho không gởi dục mà đi.
Giới 76: Gởi dục sau hối hận
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là yết-ma đúng như pháp; hai, là gởi dục đúng như pháp; ba, là sau đó liền hối hận, nói (yết-ma) không thành; bốn, là nói rõ ràng.
Luận Tát-bà-đa nói: nếu tăng làm yết-ma phi pháp, lúc đó sức mình không biến chuyển được, thì im lặng không ngăn, sau đó nói không thể làm như vậy, không phạm; Nếu tăng làm pháp đúng theo luật thì phạm tội đọa. Tỳ-kheo không thuận theo pháp chế của vua phạm Đột-cát-la.
GIới 77: Ở chỗ vắng nghe bốn việc tranh cải
Đủ năm duyên thành phạm: một, là bốn việc tranh cãi đã phát sinh; hai, là trước những chuyện các người bàn bạc riêng; ba, là cố ý sinh tranh cãi; bốn, là đến chỗ người kia lén nghe; năm, là nghe rõ.
Không được nghe lén người khác nói, trong luật nói: nếu hai người nói chuyện ở chỗ tối, ở chỗ kín nói chuyện hoặc đi trước cùng nói chuyện, nếu Tỳ-kheo không búng ngón tay, tằng hắng để cảnh giác họ phạm Đột-cát-la.
Không phạm: là nếu sợ họ làm các việc không lợi ích nên lén nghe.
Giới 78: Giận đánh Tỳ kheo
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là đại Tỳ-kheo; hai, là đánh với tâm tức giận; ba, là muốn đánh; bốn, là đánh vào người.
Trong luật nói: Tỳ-kheo đánh Tỳ-kheo khác cũng phạm tội đọa, hoặc dùng tay, đá, gậy, v.v… cũng phạm tội đọa. Nếu Tỳ-kheo dùng các thứ khác như: chìa khoá cửa, móc câu, chuôi cán phạm Đột-cát-la. Luật Thập Tụng nói, nếu Tỳ-kheo cầm một nắm cát, đậu vãi trúng nhiều Tỳkheo, tùy theo trúng bao nhiêu Tỳ-kheo phạm bấy nhiêu tội đọa. Già luận nói Tỳ-kheo vì tâm dục đánh người nữ phạm Tăng tàn. Luật Tăng-kỳ nói nếu có các loài thú hung dữ như: voi, ngựa, trâu, dê vào trong chùa tháp, làm hại đến hình tượng, phá hoại hoa quả cây cối, Tỳ-kheo được dùng gậy đánh vào cây, đácho chúng sợ bỏ đi; không được nghĩ là súc sinh đánh nó, mỗi mỗi phạm Đột-cát-la. Trong luật nói không phạm: là bị bệnh cần người đấm bóp, ăn mắc cổ phải vỗ vào gáy, nói chuyện với nhau, họ không nghe, vỗ họ họ để họ nghe, cho đến đụng gần nhau. Xét trong các kinh luật, không có các Tỳ-kheo vì việc dạy dỗ mà dùng roi vọt đánh đập. Một đời giáo hóa của Phật đều không sử dụng roi vọt. Thời Mạt pháp thường thấy có lối giáo dục này, quyển trước đã nói rõ, đó là tướng trạng Phật pháp bị tiêu diệt. Kinh Đại Tập chép: nếu đạotục v.v… đánh Tỳ-kheo phá giới, Tỳ-kheo không phá giới, tội nặng như làm muôn ức thân Phật chảy máu. Vì sao? Vì các người ấy có thể chỉ bày mọi người con đường xuất thế cho đến Niết-bàn. Luận Đại Trí Độ nói, trong luật, kết giới này vì việc thế gian, vì Nhiếp tăng, vì ủng hộ Phật pháp, có người có chúng sinh nên tùy theo giả danh mà kết giới, không quan sát về tội nhiều ít của đời sau. Nếu đạo nhân dùng roi đánh, giết trâu dê tội nặng mà giới nhẹ; khen ngợi người nữ, tội đều nặng, mà đời sau xem là tội nhẹ.
Giới 79: Dọa đánh Tỳ Kheo
Trước là phần giới hạn, giới này để phòng ngừa chu đáo vì chỉ cần nghĩ đến tìm cách đánh Tỳ-kheo là phạm. Già luận nói, Tỳ-kheo đưa tay hướng đến nhiều Tỳ-kheo doạ đánh đều phạm Ba-dật-đề.
Giới 80: Vu cáo người khác phạm Tăng tàn không có căn cứ
Nói chung giống giới Tăng tàn thứ tám (vu báng người phạm giới Baladi không căn cứ) chỉ khác là tội đọa.
Giới 81: Đột nhập cung vua
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là vua Sát-đế-lợi; hai, là vua cùng phu nhân ngồi một chỗ; ba, vua chưa ra ngoài, vật báu chưa cất (luận Tát-bà-đa, thể nữ mặc y quý báu chưa cất); bốn, vào trong cửa cung vua.
Trong luật, nếu vào trong các nhà Túc Tán tiểu vương, Trưởng giả hào quý tộc phạm Đột-cát-la.
Giới 82: Cầm nắm vật quý
Đây là giới cầm nắm vật quý, luận Tát-bà-đa nói do Tỳ-kheo nhặt của rơi làm duyên khởi, không dùng lời xưa, đủ năm duyên thành phạm: một, là vật báu đối với mình mà người; hai, vật để trang sức; ba, không phải chỗ và chỗ ngủ trọ; bốn, không có ý trộm cắp chỉ lấy để đưa cho chủ của vật; năm, là cầm lấy. Luận Tát-bà-đa, Tỳ-kheo cầm bảy báu phạm tội đọa. Tên gọi của bảy vật báu như trong giới ba mươi. Nếu Tỳ-kheo cầm vật gần như của báu là: đồng, sắt, chân nhiều mầu… phạm Đột-cát-la, nếu không lấy, đúng như pháp nói thanh tịnh thì không phạm. Nếu cầm vàng trang sức, vàng quặng cất giấu, hoặc cầm vật quý của người tự nói quý báu thanh tịnh phạm tội đọa. Vật tương với vật quý lẫn lộn trong một trăm lẻ một vật thì được cầm, không cần nói thanh tịnh. Luật Tăng-kỳ, cho đến biết người trong tăng có của báu không được tự lấy. Nếu ngày tám tháng tư và lúc đại hội cúng dường, đúc tượng vàng, tháp bạc và tượng Bồ-tát, có người cúng dường vàng, bạc để thắp lên, Tỳ-kheo nên sai tịnh nhân cầm. Nếu rơi dưới đất thì cầm giúp họ đặt lên chỗ không có vàng bạc, hoặc bao tay cầm đứng bên ngoài đang thiếp tượng. Nếu đúc Bồ-tát bằng vàng bạc, Tỳ-kheo sai tịnh nhân (tắm), cho đến nhờ tịnh nhân cầm, Tỳ-kheo chỉ phụ giúp. Nếu trước mình cầm không được sau bỏ ra. Luận Tát-bà-đa nói, nếu Tỳ-kheo cầm những thứ tương tự như vật quý làm đồ trang sức cho phụ nữ phạm Đột-cát-la. Đồ trang sức của người nam, trừ mâu tiêu, binh khí, nhạc cụ, ngoài ra tất cả được cầm không phạm. Nếu Tỳ-kheo sai Tỳkheo khác cầm vật quý cũng phạm tội đọa. Trong luật khai cho: nếu là vật quý cúng dường chùa tháp, vì muốn giữ gìn chắc chắn, Tỳ-kheo lấy cất không phạm (nghĩa là chỗ không có tịnh nhân). nên Ngũ Bạch Vấn chép: Vị tri sự cầm vàng, bạc, tiền của Phật pháp cũng phạm tội đọa. Luật Tứ Phần chép: nếu ở trong chùa, hoặc chỗ tạm ngủ qua đêm, có của báu, Tỳ-kheo nên tự cầm hoặc dạy người khác cầm, nên biết tướng trạng của cái đãy, hình dáng vật dụng, phải mở ra xem bao nhiêu cái tròn vuông, mới cũ. Nếu có người tìm hỏi, mình xem họ nói hình dáng giống thì trả lại cho họ. Nếu họ nói không giống Tỳ-kheo nói rằng: “tôi không thấy vật này”. Hoặc có hai người cùng đến lấy vật, đều nói giống nhau, Tỳ-kheo đem vật ấy ra để trước mặt họ nói: “các ông tự lấy đi”, Tỳ-kheo làm như thế phạm Đột-cát-la. Nếu ở các chỗ khác, Tỳ-kheo cầm vật người ta đánh rơi phạm tội đọa. Luật Tăng-kỳ nói, nếu thấy y, vật của người đánh rơi, Tỳ-kheo nên xướng lên để họ biết. Nếu vật không chủ, Tỳ-kheo nên treo ở chỗ cao làm cho người ta dễ trông thấy. Nếu người đến lấy, Tỳ-kheo hỏi: “ông mất ở chỗ nào?” Họ trả lời đúng thì đưa cho họ. Nếu không ai đến hỏi, Tỳ-kheo nên giữ lại đến ba tháng. Nếu vật đó nhặt được trong vườn tháp, thì nên dùng để làm tháp. Nếu nhặt được trong vườn tăng, thì nên làm vật dùng cho tăng bốn phương. Nếu là vật quý giá như vàng bạc v.v… không được phơi bày ra, Tỳ-kheo nên ở chỗ kín xem xét kỹ lưỡng về hình tướng. Nếu có người đến tìm nói đúng, Tỳ-kheo nên tập hợp nhiều người rồi đưa vật báu ra, dạy họ thọ ba quy y, nói rằng: “nếu Phật không chế giới này thì mắt ông muốn nhìn lại cũng không được”. Nếu không có người đến tìm, Tỳ-kheo giữ đến ba năm rồi tùy theo được vật đó ở đâu, dùng làm việc đó như trên đã nêu. Nếu Tỳ-kheo thấy vật họ đánh rơi, trước có ý nói cho họ biết, sau biết chỗ nên lấy ra, sau biết được lấy vô tội. Y, bát của Tỳ-kheo khách để lại, chủ nhân dời đi nơi khác, nếu Tỳ-kheo cất giấu phạm tội trọng. Y bát kia chủ nhân nhớ đến lấy thì không phạm tội. Nếu đào đất được của báu, mà tịnh nhân không đáng tin cậy, Tỳ-kheo nên tâu lên vua. Nếu tịnh nhân đáng tin cậy thì giữ đến trong vòng một, hai năm, rồi làm các việc về tháp. Nếu nhà vua biết, hỏi Tỳ-kheo, Tỳ-kheo trả lời: “có được mà đã dùng để làm tháp”. Nếu có người đến tìm nói đúng, Tỳ-kheo nên lấy vật của tháp trả lại. Nếu vua hỏi: “Trong giới luật của Phật như thế nào?” Tỳ-kheo nên trả lời: “Phật dạy: tùy theo vật được trong đất của tháp, của tăng, thì sử dụng vật đó làm tháp hoặc cho tăng. Nếu trên kho báu có miếng sắt ghi rõ họ tên, cũng được dùng, tiến thoái như trên. Luận Thành Thật, có người nói: vật báu phục tăng trong đất thuộc về vua, Tỳ-kheo lấy vật này, phạm tội trộm. Đáp: chỉ những vật trên đất mới thuộc về vua; không kể vật trong đất, vì sao? Vì bậc Thánh như Ngài Cấp-cô-độc v.v… cũng lấy những vật này, nên biết là vô tội. Lại nữa, tự nhiên mình được vật, không thể gọi là trộm cướp được. Luật Tăng-kỳ nói, Tỳ-kheo vào trong thôn xóm, thấy vật rơi dưới đất không được lấy. Nếu có người lấy đuă cho Tỳ-kheo thì được. Vì người đó chính là thí chủ. Nếu ở chỗ đường vắng không người có vật rơi thì được lấy. Nếu thấy trên y có châu báu, nên dùng gót chân đạp bỏ châu báu, cầm bày ra khiến cho người ta nhìn thấy. Khi được y, về đến trú xứ mới thấy của báu, nên giao cho tịnh nhân lo việc y, thuốc. Ngũ Bách Vấn chép: vật Tỳ-kheo gởi người tại gia quá hạn không đến lấy, người tại gia cầm đến cúng dường, Tỳ-kheo nhận không hợp lệ vì nếu Tỳ-kheo còn sống thì đó là vật có chủ, nếu Tỳ-kheo chết thì vật đó thuộc về Tăng.
Giới 83: Phi thời vào làng xóm
Đủ năm duyên thành phạm: một, là thời gian phi thời; hai, là không có duyên sự; ba, không dặn lại Tỳ-kheo khác; bốn đi đến nhà Cư sĩ (tức là nhà của tịnh nhân trong chùa); năm, là vào cửa.
Luật Thập Tụng nói, nếu Tỳ-kheo vào làng xóm, tăng phường (chùa ni nên bạch), vào chỗ lan-nhã, vào trụ xứ cũ không phạm.
Luật Tứ Phần nói phi thời: từ quá giữa trưa đến lúc minh tướng chưa xuất hiện, trong thời gian đó Tỳ-kheo không dặn Tỳ-kheo khác, bước vào trong xóm làng phạm tội đọa.
Nếu có việc tăng, tháp, chùa và bệnh nên dặn Tỳ-kheo khác. Nếu Tỳ-kheo ở phòng riêng nên dặn với Tỳ-kheo gần phòng.
Luật Thập Tụng nói, nếu ở chỗ mình không có Tỳ-kheo, đến ngã tư đường gặp Tỳ-kheo nên bạch. Nếu không có Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo-ni và ba chúng (Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni).
Luật Tăng-kỳ nói: ăn buổi sáng xong là phi thời. Muốn vào làng xóm, Tỳ-kheo nên thưa: “Thưa trưởng lão! Tôi phi thời vào xóm làng”. Trưởng lão đáp: “Được”. Nếu đường đi ngang qua xóm, trong xóm có tháp miếu, Tỳ-kheo nên tiện đường đi thẳng qua, nếu hai bên đường có quán trọ đi qua phạm tội đọa.
Luận Đại Trí Độ nói, tất cả nhà của người tại gia đều gọi là xóm làng.
Theo đây, phòng nhà của tịnh nhân trong chùa vì sao Tỳ-kheo không cần nói? Cẩn thận thay! Cẩn thận thay!
Luật Ngũ Phần chép: nếu Tỳ-kheo đang đi trên đường gặp chiều tối nên đến xóm làng ngủ lại.
Có tám nạn khởi lên và các duyên khác Tỳ-kheo không cần thưa.
Luận Tát-bà-đa nói: Tỳ-kheo có thể thưa một cách chung chung chỗ đi đến, hoặc thưa cụ thể thì càng tốt. Nếu Tỳ-kheo trước không thưa, gặp Tỳ-kheo chùa khác thưa thì không phạm.
Luận Minh liễu nói, nếu có nhân duyên Tỳ-kheo nên chọn lựa việc này, nghĩa là thưa với người cùng giới quan sát chánh hạnh.
Trong luật nói, nếu Tỳ-kheo quan sát chánh hạnh Tỳ-kheo kia, nếu có oai nghi thì cho phép đi, không oai nghi thì không nên cho đi.
Không phạm: là đường đi phải qua xóm làng, có việc đã thưa với Tỳ-kheo khác, nếu có thọ thỉnh không cần dặn cứ việc đi, có duyên sự của Tam bảo thì khai như trên.
Giới 84: Làm giường cao quá quy định
Đủ năm duyên thành phạm: một, là giường; hai, là giường của tăng hay của mình; ba, là quá mức qui định; bốn, là tự làm hoặc bảo người làm; năm, là làm xong.
Nếu Tỳ-kheo làm xong phải chặt bớt, không chặt bớt mới phạm.
Luật nói: giường cao bằng tám ngón tay của Như lai.
Luận Tát-bà-đa nói, tất cả giương cây cao rộng đều phạm, giống giới thứ tám của người tại gia (tám quan trai).
Tám ngón tay: một ngón dài hai tấc, thước đời nhà Chu, một thước bằng sáu tấc, thước nhà Đường dài, một thước ba tấc.
Luật Ngũ Phần nói: cho phép Tỳ-kheo được nhận giường cao do thí chủ cúng dường. Tỳ-kheo trước nghĩ: “sẽ chặt bớt” thì được nhận. nếu không nghĩ thế, Tỳ-kheo phạm tội đọa. Luật Tăng-kỳ nói: nếu giường của tăng cũng phạm. Sợ thí chủ không vui, Tỳ-kheo đào đất chôn chân giường xuống, cho đến chặt bớt chân giường, rồi kê thêm dưới chân cũng phạm. Tùy, theo Tỳ-kheo ngồi xuống đứng dậy mỗi lần phạm một tội đọa. Nếu chỗ ẩm ướt dùng gỗ bằng tám ngón tay để kê chân giường thì được.
(Theo đây, chỗ ẩm ướt kê chân giường nên khai cho, nếu ở trên đó lễ Phật, mà kê cao quá thì không được).
Nếu Tỳ-kheo ngồi trên giường của nhà thế tục thì không phạm. Luật Tứ Phần cũng nói giống như vậy.
Luật Thập Tụng chép: Tỳ-kheo chặt bớt chân giường rồi đến trong tăng sám hối tội. Tám ngón tay: là dùng ngón tay mình để tính. (phần khai trên, lấy gỗ kê chân giường bằng tám ngón tay người thường).
Phần thứ ba của luật Tứ Phần, chỗ tra vào thành giường, theo luật Thập Tụng, nếu nhà không bà con thì đo bằng tám tấc, chia ra bốn phần bằng nhau. Lại nói: giường dài nhỏ nhất đủ cho bốn Tỳ-kheo ngồi. Giường nằm hơn ba khuỷu tay, khoảng đủ đứa bé bốn tuổi ngồi, nếu dưới mức đó không được ngồi. Giường rộng một khuỷu rưỡi tay được hai người ngồi. Giường kê không được cao quá tám ngón tay.
Luật Tứ Phần nói không phạm: là giường cao bằng tám ngón tay, hoặc dưới tám ngón tay, hoặc giường cao chặt bớt thì không phạm.
Giới 85: Dồn bông gòn làm nệm
Đủ năm duyên thành phạm: một, là bông (Đâu-la-miên) (luật nói là bạch dương, hoa liễu nở tròn); hai, là dồn làm nệm; ba, là làm cho mình; bốn, là tự làm hoặc bảo người làm; năm, là làm xong.
Luật Ngũ Phần nói, tùy theo Tỳ-kheo ngồi kết tội đọa. Nếu Tỳkheo làm rồi trước phải moi bông ra, sau đó sám hối.
Giới 86: Làm ống đựng kim bằng xương, ngà, sừng Đủ năm duyên thành phạm đồng như trên.
Luận Tát-bà-đa chép: vì những vật nhỏ này không tính vào trong ba mươi thứ nên phá đi. Nếu trả lại chủ không nhận, hoặc cho chủ khác thì buồn, đưa vào tăng thì phi pháp, Tỳ-kheo nên huỷ bỏ đi.
Luật nói không phạm: là dùng đồng, sắt, chì, sáp, trúc, gỗ, cỏ lau, cỏ xá-la làm ống đựng kim hoặc dùng ngà voi, sừng bịt đầu tích tượng, bịt cán lọng, cán dù, cán dao để khoét, hoặc bịt cán thìa, cây như ý cán gáo, cây móc y, que bôi thuốc đau mắt, dao nạo lưỡi, cây xỉa răng, cây móc tai, thiền trấn, ống để xông mũi, tất cả đều không phạm.
Giới 87: Làm tọa cụ quá quy định
Đủ năm duyên thành phạm: một, là làm toạ cụ; hai, là quá cỡ qui định; ba, là làm cho mình; bốn, là tự làm hay bảo người làm; năm, là làm xong.
Trong luật, toạ cụ làm dài bốn thước, rộng ba thước (thước nhà
Chu) viền phía ngoài dài, rộng mỗi bên tăng thêm một thước, đó là đúng cỡ qui định (các việc khác như trong phần pháp y có nói)
Lại nói: nếu Tỳ-kheo làm quá qui định, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn, tự mình làm hay bảo người khác làm, tất cả phạm tội đọa. Nếu không thành, hoặc làm cho người khác, thành hay không thành, tất cả phạm Đột-cát-la.
Không phạm: là làm đúng cỡ, hoặc dưới cỡ qui định, hoặc toạ cụ người khác may xong cho đúng như cỡ qui định, hoặc làm hai lớp cũng không phạm. (nay có qui định cỡ chung, nhưng hai bộ không chấp nhận, luật Tứ Phần, là luật do bảy trăm vị Tỳ-kheo kiết tập cũng không chấp nhận)
Luật Tăng-kỳ nói: nếu muốn sám hối Tỳ-kheo phải cắt bớt bên ngoài, cho đúng cỡ quy định, rồi sám hối đúng như pháp. Những cái còn dư thì thuyết tịnh. Nếu quá mười ngày, Tỳ-kheo theo pháp chứa y dư mà xả, hoặc theo y pháp trong luận Tát-bà-đa.
Giới 88 May y che ghẻ quá cỡ quy định
Luật nói: y này dùng để che các thứ ghẻ trên thân, hoặc trên Niếtbàn tăng, được làm bằng vải mềm mại quý giá, dài tám thước, rộng bốn thước (thước đời nhà Chu).
Không phạm: gần giống giới trước, luật Thập Tụng nói: đến khi ghẻ hết, quá mười ngày, Tỳ-kheo phạm tội đọa.
Giới 89: May áo tắm mưa quá cỡ quy định
Văn giống như trong giới thứ ba mươi, không giải thích cũng có thể biết.
Giới 90: may y lớn bằng y Phật.
Luận Tát-bà-đa chép: cỡ của Phật là một trượng sáu, người thường chỉ bằng một nửa, nên Tỳ-kheo làm y dài rộng chỉ bằng một nửa mà thôi.
Luật Thập Tụng chép: lượng y của Tỳ-kheo bằng y của Đức Phật là chiều dài bằng chín gang tay Phật. Hai bộ luật: luật Tăng-kỳ và luật
Ngũ Phần giống nhau. Có bản chép mười gang tay Phật là sai. Y Đức Phật dài một trượng tám, rộng một trượng hai, người thường dài chín thước, rộng sáu thước (tính theo thước đời Chu). Việc này rất hiếm thấy nên không cần nói rõ, nên biết như vậy.
BỐN PHÁP ĐỀ XÁ NI
1. Nhận thức ăn của Tỳ kheo ni không phải bà con tại nhà cư sĩ
Có năm duyên thành phạm: một, là tại nhà cư sĩ; hai, là Tỳ-kheoni không phải bà con; ba, là không có lý do; bốn, là tự tay nhận thức ăn; năm, là ăn vào.
Luật Tứ Phần nói thức ăn có: thức ăn chính, thức ăn phụ. Nếu Tỳkheo không bệnh tự tay nhận thức ăn mỗi miếng đều phạm. Trong văn bất luận thức ăn đó của mình hay của người, theo duyên để biết.
Luật Ngũ Phần nói: Tỳ-kheo ở tại ngã tư đường nhận thức ăn của Tỳ-kheo-ni không bà con phạm tội, nhận trong nhà không phạm. Duyên khởi như vậy.
Trong luật nói không phạm là: nhận thức ăn của Tỳ-kheo-ni bà con; hoặc bị bệnh; hoặc lấy thức ăn để dưới đất hay người khác trao cho, hoặc nhận tại chùa, ngoài xóm, chùa ni tất cả đều được.
2. Nhận thức ăn do tâm thiên vị tại nhà cư sĩ
Đủ bốn duyên thành phạm: một, là tại nhà cư sĩ; hai, vì sự thiên vị không theo thứ lớp thọ thỉnh; ba, là đại chúng yên lặng thọ nhận, không chê trách; bốn, là ăn vào.
Luật Ngũ Phần nói, nếu Tỳ-kheo-ni bảo thí chủ thêm thức ăn cho Tỳ-kheo, Thượng tọa thứ nhất nên quở trách. Nếu lời nói của Thượng tọa thứ nhất không có tác dụng, thì thứ lớp quở trách cho đến Tỳ-kheo mới thọ giới cũng được quở trách.
Luật Tăng-kỳ nói, Tỳ-kheo quở trách ba lần mà họ không dừng thì Tỳ-kheo ăn không phạm.
Luật Thập Tụng nói, nếu hai tăng trụ xứ ngồi riêng, ăn riêng, cũng nên hỏi riêng theo lời Thượng tọa ngăn chưa xong, người chưa ăn không được ăn. Người ngồi sau cũng vậy.
Trong luật nói không phạm: là Tỳ-kheo có nói: “Này cô! Hãy thôi đi! Để yên cho các Tỳ-kheo ăn xong”, nếu Tỳ-kheo-ni tự mình làm đàn-việt, hoặc đàn-việt thiết trai nhờ Tỳ-kheo-ni lo liệu, hoặc không có tâm thiên vị đối với các Tỳ-kheo thì đều không phạm.
3. Thọ thức ăn của nhà học gia quá quy định
Sự việc này rất hiếm nên không nói lại. Ngày nay có gia đình tin tưởng Phật pháp, cúng dường chúng xuất gia. Năm chúng xuất gia cũng nhận sự cúng dường quá nhiều. Theo đây, chúng ta nên tự tiết chế. Há chẳng phải là phán đoán sáng suốt hay sao?
4. Thọ thực tại lan nhã có thời hạn
Đủ năm duyên thành phạm: một là chỗ lan-nhã có sự nguy hiểm; hai, là không cho đàn-việt biết trước; ba, là không bệnh, không duyên sự; bốn, là tự tay lấy ăn, trừ để dưới đất và sai người lấy; năm, là ăn vào.
GIỚI CHÚNG HỌC:
Trong giới chúng học, chủ yếu nói về oai nghi. Nó có mặt đầy đủ trong các môn, tóm lược gần hết. Nay trích yếu vài mươi giới thường hay phạm, nên tập hợp theo thứ lớp.
1. Mặc niết-bàn tăng ngay ngắn
Luật nói: không ngay ngắn có nghĩa là lúc mặc dưới thấp, cột dây lưng dưới rốn. Mặc cao là mặc trên đầu gối, vòi con voi: phía trước thòng xuống một góc. Lá cây Đa-la: là phía trước thòng xuống hai góc. Xếp nhỏ lại: xếp quấn quanh lưng eo nhăn nhó.
Nếu Tỳ-kheo cố ý làm phạm, nên sám hối Đột-cát-la. Do cố ý làm nên phạm phi oai nghi Đột-cát-la. Nếu Tỳ-kheo không cố ý làm chỉ phạm Đột-cát-la. Bốn chúng Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sadi-ni cũng phạm Đột-cát-la, cho đến thiên cuối cũng giống như ở đây.
Không phạm: là hoặc khi bị bệnh, trong rốn sinh mụn nhọt nên mặc thấp, hoặc nơi ống chân có ghẻ nên mặc cao, hoặc ở trong Tănggià-lam, hoặc bên ngoài thôn xóm, hoặc lúc làm việc, lúc đi đường.
2. Mặc ba y ngay ngắn
Luật nói: không ngay ngắn: mặc thấp: thòng xuống quá khuỷu tay, trống bên hông. Mặc cao: mặc cao quá ống chân. Vòi con voi: phía trước thòng xuống một góc. Lá cây Đa-la: phía trước thòng xuống hai góc, phía sau vén cao lên. Xếp nhỏ lại: là xếp nhỏ làm thành viền của y.
Không phạm: gần giống giới trước.
3. Đi lật ngược y .
Nghĩa là: vắt ngược y hai bên trái và phải lên vai, nếu bên hông bị bệnh (ghẻ), hoặc ở trong già-lam, hoặc trên đường đi, hay lúc làm việc thì cho phép.
4. Ngồi lật ngược y lại
Văn tương tự có thể biết. Từ đây về sau, y cứ vào lượng mà giải thích không ghi số nữa.
Luật nói y quấn cổ: năm hai chéo y, quấn lên vai. Khai duyên:
giống như giới trước. Che đầu: hoặc lấy lá cây, hay dùng vật bị xé từng mảnh, hoặc lấy y che đầu. Không phạm: là hoặc bị bệnh lạnh đầu, hay trên đầu có ghẻ, nạn mạng sống, nạn phạm hạnh trùm đầu để chạy thì không phạm. Đi nhún nhảy: nghĩa là hai chân nhún nhảy. Không phạm là hoặc bị bệnh như vậy, hoặc bị người đánh hoặc có thú dữ, hoặc bị gai chích, hoặc lội qua mương, qua hầm phải nhảy qua.
5. Ngồi chồm hổm:
Ngồi trên đất hay trên giường mà mông không chạm đất. Không phạm là hoặc bị bệnh như vậy, hoặc bên mông có ghẻ, hoặc cần đưa vật cho người khác, hoặc lễ bái, sám hối, hoặc nhận giáo giới. Chống nạnh: chống hai tay lên hông, khuỷu tay thành góc vuông. Khai duyên: như giới y quấn cổ. Lắc mình: thân nghiêng bên phải, bên trái khi rảo buớc. Không phạm: là hoặc bị bệnh như vậy, hoặc bị người đánh phải nghiêng mình để tránh, hoặc qua hầm phải nghiêng thân để lướt qua, hoặc khi mặc y nghiêng mình nhìn xem. Đánh đằng xa (vung tay): là thòng cánh tay đưa ra trước mà đi. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc bị người đánh và các duyên khác phải đưa tay để ngăn lại, hoặc lội qua sông, hoặc đưa tay vẫy gọi bạn. Che thân: là khắp cơ thể trống trơn phải che kín. Không phạm: là hoặc bệnh, hoặc bị gió thổi bay y, liếc nhìn hai bên: ở trong xóm làng nhìn khắp mọi nơi. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc ngước mặt xem thời tiết, hoặc gặp nạn duyên phải liếc nhìn mọi hướng để tìm đường thoát thân. Yên lặng: là không lớn tiếng la lối. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc có người bị điếc phải nói to, hoặc lớn tiếng dặn dò, hoặc lớn tiếng thí thực, hoặc nạn mạng sống, nạn phạm hạnh lớn tiếng gọi nhau để chạy. Cười giỡn: cười để lộ răng. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc môi bị đau không che được răng, hoặc nghĩ đến pháp hoan hỉ mà cười. Chú ý nhận thức ăn: không được để rơi cơm canh. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc bát nhỏ bị rơi rửa ngoài, hoặc rơi trên bàn. Nhận thức ăn vừa ngay bát: không tràn bát, không để tràn chảy ra ngoài. Không phạm: là giống như giới trước. Nhận canh vừa ngang bát: không để chảy tràn ra ngoài. Về không phạm: giống như trên. Cơm canh cùng ăn: chẳng phải cơm đến canh hết, cơm chưa đến canh đã hết. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc lúc cần cơm không cần canh, hoặc gần quá giữa ngày, hoặc có nạn mạng sống, nạn phạm hạnh cần ăn mau. Theo thứ lớp mà ăn: nghĩa là trong bát không được moi đủ chỗ để lấy thức ăn mà ăn. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc sợ nóng moi lấy chỗ nguội mà ăn, hoặc sắp quá giữa trưa, hoặc có nạn duyên. Không nên moi giữa bát mà ăn: nghĩa là chừa xung quanh, moi giữa bát xuống tới đáy bát. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc sợ nóng nên moi ở giữa cho nguội, hoặc quá giữa trưa, hoặc nạn duyên. Khác được đòi hỏi thức ăn cho mình. Không phạm: là vì bệnh, hoặc đòi hỏi cho người khác, người khác đòi hỏi cho mình, không đòi hỏi mà được. Cơm phủ lên canh: Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc được mời ăn, hoặc khi chỉ cần canh, lúc chỉ cần cơm, không nhìn bát của người bên cạnh: xem ai nhiều ai ít. Không phạm: Tỳ-kheo bên cạnh bị bệnh, hoặc mắt bị mờ, nhìn xem họ được thức ăn chưa, tịnh hay bất tịnh, thọ hay chưa thọ, hoặc mình bị bệnh. Chú tâm vào bát mà ăn: nghĩa là không nhìn xem xung quanh. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc Tỳ-kheo ngồi gần mình mắt mờ như giới trước, hoặc quá giữa trưa hoặc nạn duyên. Không được vắt cơm lớn: tức là miệng không chứa hết. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc lúc quá giữa ngày, nạn mạng sống, nạn phạm hạnh phải ăn mau. Há miệng lớn đợi cơm: nghĩa là vắt cơm chưa đến đã há miệng lớn đợi cơm. Không phạm: là như giới trước. Ngậm cơm nói: thức ăn trong miệng thì lời nói không rõ ràng, khiến người nghe không hiểu. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc bị nghẹn kêu nước, hoặc nạn duyên. Vắt cơm thảy từ xa vào miệng ăn. Không phạm: là bị bệnh như vậy, hoặc bị trói phải thảy thức ăn vào miệng. Thức ăn rơi vãi: nghĩa là phân nửa vào miệng, phân nửa trong tay. Không phạm: là hoặc ăn bánh tráng, hoặc ăn cơm cháy, hoặc ăn dưa, rau trái. Ăn phồng má: tức là đưa thức ăn vào miệng khiến cho hai má phồng lên giống như hai mà khỉ. Không phạm: là bị bệnh gì đó, hoặc quá giữa ngày, nạn duyên phải ăn mau. Không nhai thức ăn lớn tiếng: trừ bị bệnh, ăn bánh khô, ăn cơm cháy, ăn dưa trái (không có văn khai ăn rau cải). Húp thức ăn: há miệng rộng từ xa húp thức ăn vào. Không phạm: là bị bệnh gì đó, hoặc miệng đau, hoặc ăn nhanh, sữa lạc, rượu đắng. Không liếm thức ăn: nghĩa là không le lưỡi liếm thức ăn, trừ bệnh, hoặc bị trói tay, hoặc bị bùn, đất nhớp, mồ hôi tay nên dùng lưỡi liếm thức ăn. Không rảy tai trong lúc ăn, trừ bệnh, hoặc trong thức ăn có cỏ, côn trùng, hoặc tay có chất bất tịnh muốn rảy bỏ đi, hoặc khi chưa ăn tay xúc chạm vật bất tịnh cần phải rảy. Nhặt thức ăn rơi mà ăn: tức là cơm rơi bỏ đi. Khai như giới trước. Không được tay dơ cầm đồ đựng thức ăn: tay dơ nghĩa là trên tay có dính cơm. Trừ bệnh, hoặc nhận thức ăn trên cỏ, trên lá, hoặc rửa tay nhận. Nước rửa bình bát là nước có lẫn cơm. Trừ khi bệnh, hoặc rửa bàn rồi hứng nước đó đổ đi. Không được đại tiểu tiện trên cỏ tươi, trừ người bệnh không thể tránh, hoặc nước chảy đến nơi đó, hoặc chim ngậm rớt xuống nơi đó. Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ xuống nước. Trừ bệnh hoặc ở trên bờ đại tiểu tiện nước chảy xuống đó, ngoài ra như giới trước. Không được đứng đại tiểu tiện, trừ bệnh, hoặc bị trói, hoặc chỗ đứng có bùn dơ. Không được nói pháp cho người không cung kính nghe. Trừ bệnh, hoặc vua, đại thần của vua. Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ bệnh hoặc vì giữ gìn nên ngủ nghỉ đó, hoặc bị thế lực bắt buộc, hoặc nạn mạng sống, nạn phạm hạnh mà ngủ nghỉ trong đó. Không cất chứa tài vật trong tháp. Trừ bệnh, hoặc vì muốn cho chắc chắn nên cất chứa, các nạn duyên khác như trên. Không được mang giày da vào tháp Phật. Trừ bị bệnh như thế, hoặc bị cưỡng bức bắt phải vào trong tháp. Không được ngồi ăn dưới tháp, để lại thức ăn bừa bãi, trừ Tỳ-kheo ăn với một oai nghi, và không làm pháp dư thực, Tỳ-kheo bị bệnh, cho phép hoặc gom lại một chỗ để bên chân, lúc ra ngoài đem đi bỏ. Không được khiêng thây chết đi qua dưới tháp. Trừ bị bệnh phải đi đường này, thế lực bắt buộc phải đi. Không được đem tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện. Khai duyên cũng giống như vậy. Không được ngồi duỗi chân về phía tháp. Trừ bệnh, hoặc ở giữa có vật ngăn cách, hoặc bị thế lực bắt buộc. Không được nắm tay nhau cùng đi. Trừ bệnh, hoặc Tỳ-kheo mắt mờ cần dìu đỡ để đi, giới khác hoặc bị bệnh duyên nên khai chung. Không nói pháp cho người không cung kính, chỉ khai cho nói pháp cho Vua và Đại thần, vì Phật pháp lưu bố rộng khắp trong thiên hạ, nhờ vào sức mạnh của Vua. Ban đầu khai cho vì muốn chánh pháp được đến với người dân, về sau thì bắt buộc mọi người phải kính ngưỡng nên không có pháp khai. Ngoài ra chung với các bộ khác rất quan trọng, ý ở đây tức mở tức hành, mà lại y vào luật nói lại. Cho nên nếu vâng theo điều này thì không thiếu sót, nên xem xét bao gồm lại. Như quyển riêng thường dùng trong oai nghi quyết chánh pháp.