TỨ PHẦN LUẬT SAN PHỒN BỔ KHUYẾT HÀNH SỰ SAO
Người trước thuật phần nhiều đặt tên nói lên chỗ khác nhau.
Sa-môn Thích Đạo Tuyên chùa Sùng Nghĩa ở Kinh Triệu biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

(PHẦN 2)

TRONG THIÊN TĂNG TÀN

Giới thứ nhất cố làm xuất tinh, giới này mọi người đều ưa phạm, cho nên đặt ở đầu.

Đa Luận nói: có ba nghĩa cho nên Phật chế ra giới này:

  1. Làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài.
  2. Vì muốn dứt sự phỉ báng
  3. Vì muốn làm cho trời rồng thiện thần tín tâm cung kính

Trong luật, Phật quở trách rằng: Vì sao lại dùng tay bất tịnh này nhận của người tín thí, đủ ba duyên.

1. Nêu tâm làm ý rốt ráo

2. Phương tiện động chuyển. (trong luật có sáu thứ: 1. nội sắc, nghĩa là thọ sắc; 2. ngoại sắc, nghĩa là không thọ sắc; 3. nội ngoại sắc nghĩa là giữa hai sắc; . trong nước nghịch dòng, thuận dòng; . trong gió cùng với cách trong dòng nước; 6. Hư không: từ hư không động thân cho đến cảnh khác.

3. Thể phần đầy dòng liền phạm Luật Ngũ Phần chép: Khi ngủ nếu xuất bất tịnh, nếu khi thức dậy khởi tâm động thân, phạm thâu-lan-giá. Thân không động mà tâm động phạm Đột-cát-la.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu tay cầm nam căn, ngủ định cho xuất tinh, trong khi ngủ say nếu xuất tinh, phạm Tăng tàn.

Trong luật nói: Hết mộng mà xuất tinh thì không phạm. Nếu loạn tâm ngủ say có năm lỗi.

  1. Gặp ác mộng
  2. Các vị trời không che chở
  3. Tâm không nhập pháp
  4. Không nghĩ tướng sáng.
  5. Thích xuất tinh.

Ngũ Phần nói: nếu đủ cả năm phạm cát-la, vì mộng không phạm Tăng tàn.

Luật nói không phạm là nếu trong lúc ngủ xuất tinh, thức dậy sợ dơ thân dơ y nên lấy vật che lại và dùng tay đè bỏ ra. Nếu dục tưởng xuất tinh, hoặc thấy sắc đẹp không xúc chạm mà xuất tinh. Hoặc khi đi tự cọ vào hai đùi mà xuất tinh, hoặc xúc chạm vào y mà xuất tinh, hoặc khi tắm mà xuất tinh, hoặc lấy tay xoa mà xuất tinh, như thế tất cả không có ý làm xuất tinh mà xuất tinh thì không phạm.

Luật Thập Tụng chép: Gánh nặng đi xa, đi xe, đi thuyền, gân cốt rã rời nên có các thứ xuất tinh này.

Luật Thiện Kiến chép: Vì tinh ở khắp trong thân.

Trong Già luận nói: cố làm xuất tinh người khác phạm thâu-langiá, vì người khác làm cảnh giới.

– Giới thứ hai: xúc chạm thân người nữ.

Đa luận nói có sáu nghĩa:

  1. Người xuất gia, lang thang không nơi nương tựa, nay chế giới này để làm bạn có nơi nương tựa.
  2. Và dứt sự đấu tranh, vì đây là căn bản cạnh tranh.
  3. Vì dứt sự chê bai, không chỉ là bắt ép mà thôi, nghĩa là vì làm việc đại ác.
  4. Vì dứt nguồn gốc của đại ác, vì cấm sự vi tế ngăn ngừa đắm trước.
  5. Vì giữ chánh niệm, nếu xúc chạm vào thân người nữ sẽ mất chánh niệm.

6. Tỳ-kheo xuất gia, lẽ ra phải vượt qua trần nhiễm, dứt tâm lụy bên ngoài làm khuôn phép cho đời, nếu xúc chạm thân người nữ thì sẽ mất tâm cung kính của người thế gian. Đủ năm duyên thành phạm.

  1. Người nữ
  2. Nghĩ là người nữ
  3. Có tâm nhiễm
  4. Thân xúc chạm nhau
  5. Đắm trước liền phạm.

1) Người nữ: Luật bổn nói có bốn loại người nữ, như trong giới dâm, người có tâm dâm, tâm ác nhiễm ô.

Thân từ đầu đến chân. Nói xúc chạm nhau có ba loại:

1. Tỳ-kheo thường xúc chạm người không có y biết là người nữ.

Người ngủ say, mới chết hoại một phần ít. Chỉ sai người đến xúc chạm, bất luận thọ lạc hay không thọ vui đều phạm Tăng tàn.

2. Người nữ đến xúc chạm Tỳ-kheo, không nhất định là có tâm dâm mà Tỳ-kheo lại động thân, thọ vui phạm Tăng tàn. Văn luật này không rõ. Nay y theo Thập Tụng nói phạm Tăng tàn. Nếu không động thân mà, thọ vui, luật này nói phạm Đột-cát-la. Nếu trước có tâm nhiễm với người nữ trước, sau đó người nữ đến đụng vào Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không động mà thọ vui phạm thâu-lan-giá, thân động thì phạm Tăng tàn. Như trên đều nói cả hai không có mặc y, nếu một người đều có mặc y phạm thâu-lan-giá, cả hai có mặc y phạm Đột-cát-la. Nếu lấy hai hình đụng chạm nhau phạm thâu-lan-giá. Luật văn này không rõ, như luật Thập Tụng, Già Luận chép: Ý ở người nữ phạm Tăng tàn, ở người nam phạm thâu-lan-giá. Trong luật nói: Nếu tâm dục, xúc chạm bình bát, y, tọa, cụ, cho đến tự xúc chạm, tất cả phạm Đột-cát-la.

Thiện Kiến nói: Nếu xúc chạm tóc nhau, xúc chạm móng tay nhau đều phạm thâu-lan-giá, vì không biết xúc chạm, biết cảnh bất giáo làm bốn câu.

Luật Thập Tụng chép: Tỳ-kheo và người nữ thân căn đều hoại xúc chạm nhau phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng móng tay, răng, lông, bị bệnh không có xương thịt xúc chạm thân người nữ phạm thâu-lan-giá.

Theo giới bổn của Tứ Phần, nếu nắm tóc thì phạm Tăng tàn, nghĩa và dùng biết xúc chạm không biết.

Trong Luật Tăng-kỳ chép: nếu xúc chạm loại súc sinh cái tất cả phạm cát-la, nữ phi nhân cũng vậy, cho là không có tâm dâm.

Luật Thập Tụng chép: Nếu xúc chạm vào người không thể là thân nữ, nam đều phạm thâu-lan-giá.

Luật Tăng-kỳ chép: Ý cho là người nam, huỳnh môn mà là người nữ xúc chạm phạm Tăng tàn, vì trước có tâm phương tiện, sau xứng với cảnh.

Luật Thiện Kiến chép: Tướng xúc chạm có năm tội là: Ba-la-di, Tăng tàn, thâu-lan-giá, Đột-cát-la, xúc chạm ngón tay phạm ba-dậtđề.

Vì không phạm, trong luật chép: nếu có chỗ lấy xúc chạm với nhau, hoặc đùa giỡn, hoặc khi biết nhau, xúc chạm nhau tất cả không phạm, nhưng chẳng phải không phạm tội khác.

Luật Tăng-kỳ chép: Nếu cùng cầm vật với người nữ, chú nguyện cầm bình, hành thực cầm dây, đầu đuôi cầm gậy trúc, cây đều chẳng có oai nghi, người có dục tâm phạm cát-la, dục tâm làm động vật và bình

khí dây, hoặc nước tung toé thấm dính người nữ đều phạm thâu-lan-giá. Nếu mẹ, v.v… lâu ngày không gặp nhau, ôm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo phải chánh niệm thì không phạm.

Luật Thập Tụng nói: Nếu mẹ con, chị em bị bệnh, và bị nước lửa đao binh, chôn sâu, hoặc bị thú dữ khó cứu thì không phạm, chỉ là tâm vô nhiễm. Nếu bị chết chìm thì khai cho Tỳ-kheo nắm tay, tuy tâm dâm khởi, chỉ nắm một chỗ không buông ra, đến bờ không nên cố xác chạm nữa, nếu cố xúc chạm phạm Tăng tàn. Nếu người nữ rót nước chảy trên tay Tỳ-kheo, nước chảy không dứt, đối với người nữ sinh tâm dâm phạm thâu-lan-giá.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu đến cửa thành, giữa đường gặp người nữ ồn ào, phải đợi hết rồi qua. Nếu người nữ có điều cần thì sai tịnh nhân cho, không thì cầm chặt trên ghế giường nói lấy. Nếu gánh nặng không lên nổi, bên cạnh Tỳ-kheo không có tịnh nhân, Tỳ-kheo nên lấy lên để ở chỗ cao sai tự gánh. Nếu khi khất thực, có người nữ xinh đẹp đem thức ăn đến, nếu Tỳ-kheo khởi tâm dâm, thả bát xuống đất, bảo người khác trao nhận, y theo đây nếu người nữ lấy các vật như: Kim chỉ, bình chén, v.v… sợ người đường đột xúc chạm, nên nói để dưới đất. Sau đó, Tỳ-kheo tự lấy, ngoài ra đều bày ra để biết.

Luật Thập Tụng chép: Tứ Phần nói: Khai chỗ còn nhiều, nếu y cứ vào Tăng-kỳ nạn duyên chìm nước đến chết mà không khai, phải biết ý mau chậm. Lỗi chứa nhóm càng tăng đều do đây.

Giới thứ ba: nói lời thô với người nữ, có bảy duyên thành phạm:

  1. Người nữ
  2. Nghĩ là người nữ
  3. Có tâm nhiễm
  4. Nói lời thô
  5. Nghĩ là nói thô
  6. Lời nói rõ ràng
  7. Người đối diện hiểu biết

Già Luận nói Tỳ-kheo tính thích nói thô phạm thâu-lan-giá.

Trong Luật nói: Người nữ phải có điều biết rõ lời nói dâm dục. Nói thô ác là phi phạm hạnh, chưa hẳn tướng nói nghe có thô xấu, gọi là thô ác không đề phòng, liên quan đến việc lành mà ý biểu thị dâm dục.

Cho nên luật nói: Nếu lại nói lời khác, như luật nói: Nhân Tiêu Tô mặc áo đỏ, hình người nữ lộ ra, liền hỏi tiêu Tô đẹp không? Nếu tinh người nữ biết nhau, luật kết phạm Tăng tàn. Nếu người không hiểu, như Tăng-kỳ nói: Tỳ-kheo thấy người nữ mới nhuộm y mặc lộ hình thể Tỳkheo nói mầu đỏ đẹp. Nữ nữ nói. Vì mới nhuộm nên như vậy. Tỳ-kheo sinh nghi bạch Phật. Phật sai một Tỳ-kheo hỏi người nữ. Người nữ đáp đầy đủ như trước. Phật nói nghĩa vị đều hiểu phạm Tăng tàn. Tứ Phần nói hiểu lời không hiểu nghĩa phạm thâu-lan-giá.

Đây chỉ nói về tâm nhiễm nói lời thô với người nữ. Nếu theo Luật Ngũ Phần hai bên đều nói lời thô với nhau thì phạm. Giới khen ngợi thân ở dưới cũng đồng. Trong luật nói không phạm là nói cho người nữ nghe về bất tịnh xấu lộ ra quán chín chỗ ung nhọt, chín lỗ bài tiết, chín nhập chín lậu chín lưu mà người nữ kia cho là lời nói thô. Nếu khi nói Tỳ-ni nói thứ lớp đến đây. Hoặc nói kinh thọ kinh, hoặc hai người đồng thọ, hoặc người kia hỏi người này đáp, hoặc cùng tụng, hoặc tụng nhầm nói chỉ là tâm vô dục, tất cả không phạm.

Giới thứ tư: Hướng về người nữ khen thân để được cúng dường.

Có bảy duyên thành phạm:

  1. Người nữ
  2. Nghĩ là người nữ
  3. Trong có tâm nhiễm
  4. Khen ngợi thân nói lời thô
  5. Nghĩ là lời thô
  6. và Đồng như giới trước

Luật nói: khen thân nghĩa là nói đoan chánh xinh đẹp, dòng họ xuất gia trì giới tu pháp lành, thực hành mười hại hạnh đầu-đà, v.v…

Người không đòi xin cúng dường dâm dục phạm thâu-lan-giá. Thuyết dục lại tự khen phạm Tăng tàn, nếu nói thẳng, nói lời thô phạm giới như trên. Không phạm: hoặc nói pháp cho người nữ nghe, và khi nói Tỳ-ni nói thứ lớp đề cập đến điều đó mà người nữ cho rằng tự khen thân mình đều không phạm.

Giới thứ năm: Làm mai mối cho người, có sáu duyên thành phạm:

  1. Người nam, người nữ.
  2. Nghĩ là người nam, người nữ
  3. Làm việc mai mối, cưới hỏi
  4. Nghĩ là mai mối cưới hỏi
  5. Lời nói rõ ràng
  6. Nhận lời rồi quay lại báo cho biết, liền phạm

– Luật văn nói: Phải đủ ba thời mới kết thành Tăng tàn

  1. Nhận lời
  2. Đến người kia nói rõ
  3. Quay trở lại báo cho biết.

Nếu đủ cả hai phạm thâu-lan-giá, chỉ một thì kết Đột-cát-la. Nếu nhận lời qua người bên kia nói, nhưng nói rồi cưới hỏi hoặc chết, hoặc giặc đem đi phạm thâu-lan-giá.

Nếu nói bệnh bạch lại rồi trở lại báo cho người kia biết, phàm Tăng tàn, vì sau đó được mai mối cưới hỏi. Trừ hai đường rồi mưu tính phần thân khác, phạm thâu-lan-giá. Nếu mai mối người nam, súc sinh, đều phạm cát-la. Luật Ngũ Phần nói: không cho phép mà báo cho biết phạm thâu-lan-giá. Luật Thập Tụng chép: bất năng nam, bất năng nữ, hoặc hai đường hợp một, gái bất dục, v.v… tất cả phạm thâu-lan-giá. Trong luật này nói: Các Tỳ-kheo bạch nhị yết-ma, sai người mai mối tất cả phạm Tăng tàn, nay tri sự bạch tăng, mai mối, tịnh nhân cung cấp dụng cụ hôn lễ.

Vấn tăng đồng hòa tất cả phạm Tăng tàn, nếu dụng vật của tăng đồng phạm trọng.

Luật Tăng-kỳ nói: Vì người khác tìm cầu ngựa tốt, các thứ hòa hợp phạm thâu-lan-giá, chứa dư phạm cát-la.

Luật Ngũ Phần nói: Nếu vì người nam tỏ tình, người nữ, sai khiến phạm thâu-lan-giá. (sợ sau này hòa hợp) Vì người nữ tỏ tình với người nam cũng vậy. Thập Tụng Già Luận nói: Nếu chỉ vào bụng làm mai mối và tự mai mối phạm thâu-lan-giá. Tứ Phần nói: Pháp mai mối dùng lời, thư từ, sai khiến, chỉ tình hiểu rõ nhau, tham gia nói lời đều phạm. Nếu Tỳ-kheo cầm thư của người đi không xem, mà vì người tại gia làm việc sai sử khác đều phạm cát-la.

Luật Tăng-kỳ nói: Khuyên cưới vợ sớm trở về, phạm thâu-langiá.

Luật nói không phạm: là nếu nam nữ trước đã thông, sau đó chia tay, lại hòa hợp khai thông phạm.

Luật Thập Tụng nói: Làm giấy tờ nói chẳng phải vợ tôi, còn cố chưa xướng đi ra phạm thâu-lan-giá. Nếu cưới vợ rồi mà dứt bỏ không qua lại, và hòa hợp phạm Tăng tàn.

Trong luật nói: Khai cho đem thư, nếu là cha mẹ và ưu-bà-tắc tín tâm tinh tấn bị bệnh, hoặc vì việc đang bị ngục tù trói buộc, và việc Phật pháp tăng và việc Tỳ-kheo bệnh, xem thư rồi đem đi không phạm, không có chủ, tăng không xử phân.

– Giới thứ sáu: phòng quá lượng. Đủ năm duyên:

  1. Cần người kinh doanh, ngăn ngại việc tu đạo nghiệp.
  2. Đa luận chép: vì tham cho mình, hoại sự ít muốn biết đủ.
  3. Xin tìm khắp nơi, não loạn hai cõi người và phi nhân, không sinh tín tâm, hoại diệt chánh pháp, làm cho không tồn tại lâu dài.
  4. Tùy ý tự do không xin phân xử, dễ chướng ngại việc tăng, phần nhiều não loạn.
  5. Hoặc tự làm tổn, trái với đạo từ, vi phạm phạm hạnh.

– Có sáu duyên thành phạm:

  1. Không có chủ.
  2. Vì mình.
  3. Tự xin cầu.
  4. Quá lượng không xử phân.
  5. Phòng thành thì kết phạm.

Tát-bà-đa nói: Hai nắm bùn cuối cùng làm chưa xong phạm khinh thâu-lan-giá, còn một nắm bùn phạm trọng thâu-lan-giá.

Luật Thiện Kiến nói: Nếu để lại một nắm bùn, sau đó phải làm thành phạm thâu-lan-giá.

Tâm quyết bỏ phạm Tăng tàn.

Luật Tăng-kỳ nói lấy ngói cây, đá tro, bùn cỏ che lên. Cho đến sau cùng một nắm cỏ che xong liền phạm Tăng tàn. Nếu tự mình thọ dụng phạm Đột-cát-la. Nếu khi chết thôi tu mà cúng dường phòng cho Tăng thì được nhận dùng. Trong luật chép: nếu làm phòng này, trước biết không có ngại nạn, sau đến trong tăng xin pháp. Nếu không thể tin thì tất cả tăng cùng đến xem. Nếu tin thì phải cho làm.

Luật Thiện Kiến chép: Chỗ đất bằng không ngại nạn sửa sang bằng phẳng như mặt trống. Sau đó đến trong tăng xin chỗ đất dài sáu gang tay, rộng bốn gang tay trở xuống, không cần xin xử phân. Luật Tứ Phần nói: Dài mười hai gang tay Phật, rộng bảy gang tay. Nhưng gang tay Phật thước lượng không nhất định. Nay hội chúng các bộ so sánh đúng sai.

Luật Tăng-kỳ nói: Một gang tay của Phật dài hai thước bốn tấc.

Luận Minh Liễu nói đồng với Tăng-kỳ.

Luật Thiện Kiến nói: ba gang tay người thường (vừa) bằng một gang tay Phật

Đa luận nói: một gang tay Phật bằng một khuỷu rưỡi người thường.

Luật Ngũ Phần chép: một gang tay của Phật dài hai thước. Ở trên nói chung về thước tấc, phân lượng không nhất định. Do sự phát sinh dịch kinh Ba Tạng Nam bắc khác nhau, cho nên có nhiều sự khác nhau mâu thuẫn.

Nay y cứ theo nghĩa Phật lớn gấp bội người thường, thân lượng đồng như vậy. Đây là cách của nước Chấn Đán thước tấc tùy phong tục không đồng ma dùng luật niên đại nhất định so sánh, thì lấy thước tấc Cơ Chu làm hạn định. Vì thông cô xưa cùng vâng theo trăm vua không dễ tùy theo, Dương Đế lập đấu thước cân y cứ theo kiểu lập xưa. Tôi đích thân thấy Đường triều vua lên ngôi theo thế gian dùng cả hai, không trái với cổ điển, cho nên vua Đường bảo rằng: Thước tức là lấy một thước hai tấc làm thước, hai loại đấu cân lệ càng thêm, là nói theo luận.

Người xứ này cao tám thước, Phật thì một trượng sáu, lấy đây làm so sánh, một gang của Phật, theo Ngũ Phần hai thước làm quy định lúc ấy luật không có văn, để y đứng, sau này tiến đến người chưa biết trước tu mù mờ về giáo, đã không trái với hai quy chế đạo tục, tùy lời nói mà làm, lộn xộn biết bao, tức Đường triều nước lớn khuốn phép văn không hai, và luận dùng năm loạn khác nhau, nhất định lấy thước cân thời Cơ Chu, để định theo quán chợ đong lương, không có sự bất bình. Đây chính là Diêm-phù thông dụng, đâu chỉ có phép xưa của Cơ Chu cho đến tám lượng ba đấu là trên, dưới là nửa đấu. Lấy văn so sánh thước cây y theo vua Di Chương xưa nói. Cho nên nay thuốc cân theo cách xưa không đổi, sáu thước là một bước. Tơ nhẹ là trước tiên, như thế y cứ tưởng định cương chỉ. Tôi từng đến đất Tấn, Ngụy và luật trình bày các phương ở quan phủ, thường chắc chắn dự diên.

Còn nói về sự hưng phế của thước tấc đều chưa đầy đủ.

Cho nên liền san bổ lại chín đời. Nay dùng thước tấc của Ngũ Phần để làm lệ chuẩn. Rộng là hai trượng bốn thước, dài một trượng bốn thước. Luật Thiện Kiến cho là đều nói vào đời Minh.

Luật Tăng-kỳ nói vách bên cao một trượng hai thước, hoặc là nam, hoặc là nữ, tại gia xuất gia đều là chủ phòng. Không có những chủ này nên nói là vô chủ.

Chỗ nạn: Trong Tứ Phần nói, từ cọp sói cho đến loài kiến.

Luật Thiện Kiến chép: Dưới cho đến như có hang kiến không được làm.

Nếu kiến đi tìm thức ăn đuổi nó đi rồi thì được làm. Vì sao? Vì Như lai từ bi thương chúng sinh.

Luật Ngũ Phần chép: Ngã tư đường nhiều người nhóm họp đùa giỡn với dâm nữ ở chợ, thả thú dữ ở chỗ hiểm, ruộng vườn, xã ấy, phần mộ, thôn xóm gần đường là chỗ nạn.

Về chỗ chướng ngại, luật nói: cho đến không được dung chứa chỗ

xe cỏ trở đầu xoay lại, hoặc chỗ kẻ thù, chỗ rừng thi-đà, chỗ vua ghi chép giữ gìn, bốn bề xung quanh không thông, khoảng mười hai bậc có một khuỷu tay nhỏ. Thập Tụng nói là bốn bên nhà trong một tầm đất, có đất tháp, đất quan, đất cư sĩ, ngoại đạo, Tỳ-kheo. Nếu là khối đá to, dòng nước chảy, cây cối cao to, hố sâu v.v… là chỗ ngại.

Luận Minh Liễu nói: Hoặc là cây, núi thoáng vách đá, bóng mát, v.v… được đi, đứng, ngồi, nằm. Nếu làm phòng nhà. Sở nhiếp giải thích như trên. Muốn ở trong đó thì phải cách đoạn. Phải dẫn Tỳ-kheo yết-ma sửa sang đất. Sở dĩ như vậy, vì nếu không y vào lượng thì dùng công rất nhiều. Nếu có chỗ ngại, tự mình tổn não người khác, biết hai đất của tăng riêng đều nên xin làm.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu trong Tăng không có người để làm yếtma, thì tất cả Tăng đến chỗ làm kia, một người xướng nói: Tất cả tăng vì Tỳ-kheo… chỉ trao cho phòng, ba lần nói cũng được. Nếu chỗ xa cách nước. Lạnh nóng, mưa tuyết, bệnh nhiều không được đến, phải sai hai, ba người, không được yết-ma bốn người, đến người kia chỉ cho biết có một loại người.

1/ Vượt năm. 2/ Tăng giới trường khác. 3/ Nhiều người làm phòng riêng. 4/ Chướng nạn, hai chỗ ắt đều không thành. Luật này nói sai người đáng tin đi xem.

Tát-bà-đa nói chỗ xử phân được làm, chỗ khác không được. Người khác đến trên phòng này làm phòng tốt, chủ phòng cho thì được, đều phân xử tội.

Luật Thiện Kiến chép: Giảm một gang tay người bậc trung, người cao, khách rộng dài một gang tay giảm quá phạm Tăng tàn. Nếu phòng chưa thành mà hành khách làm thành thì không tội, vì người không có phân một phòng, nếu phân tính người đủ quá lượng cũng phạm.

Hỏi: Sao không đồng với y dư đều thành lỗi phạm?

Đáp: Phòng này vì tạo tác cho nên phạm, chứa y dài ngày cho nên phạm.

Tứ Phần chép: Nếu dạy người khác làm, người thọ giáo quá lượng thì phạm. Nếu là chủ phòng thì phạm Tăng tàn. Thầy khéo léo phạm thâu-lan-giá, chỗ nạn, chỗ ngại mỗi chỗ mỗi phạm Đột-cát-la, quá lượng mà không xin phạm hai tội Tăng tàn.

Luật nói không phạm là: giảm lượng không nạn, không ngăn ngại, làm tượng Phật giảng đường hay tăng phòng nhiều người ở, am tranh nhà nhỏ dung thân.

– Giới thứ bảy: phòng có Tăng chủ không xử phân, chế y đồng như trước, có sáu duyên thành phạm.

  1. Có chủ.
  2. Làm cho mình.
  3. Phòng dài sáu gang tay Phật, rộng bốn gang tay Phật trở lên.
  4. Không xử phân.
  5. Nghĩ là không xử phân.
  6. Làm thành liền phạm

Phòng này thuộc về thân mình. Nếu chết hoặc đi xa không trở lại tùy ý xử phân. Nếu cúng dường Tam bảo, cho bạn bè, người tại gia tự bán lấy tiền, tùy tâm tự tại. Nhưng không được bán đất, đất là vật của tăng, tăng không cho mà bán tăng phòng phạm tội. Nếu chủ phòng không tự xử phân thì thuộc về bốn phương tăng, thứ lớp mà ở. Trong luật nói ngăn, nạn phạm Đột-cát-la, không xin một bên phạm tội Tăng tàn.

Khai thông: nếu xử phân làm am tranh, am là nhà nhỏ dung thân (không quá lượng). Vì nhỏ không cần xin xử phân, hoặc làm chỗ nhiều người ở, v.v…

– Giới thứ tám: giới phỉ báng người khác trọng tội không căn cứ.

Đa luận nói: một vì bảo hộ hạnh mình làm cho pháp trụ lâu.

Hai vì dứt sự phỉ báng để cho người phạm hạnh an vui tu đạo.

Hỏi: Phỉ báng người khác là nói dối phạm mấy tội

Đáp: Luật Thiện Kiến chép: Không khác với tội đề-xá-ni, vì phỉ báng hư cấu mà thành. Nay lấy nghĩa chung, nếu vốn ý chuyên phỉ báng mà không nói dối thì phạm tội đọa, nếu gồm khi dối tăng, nói dối người trước phạm Tăng tàn. Mong tăng hư giải phạm tội đọa.

Như giết cha, giết La-hán, nói dối, nói hai lưỡi, nói qua lại với nhau, ngoài ra như giới bổn sớ. Đủ tám duyên phạm.

  1. Là Đại Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, trừ ba chúng dưới
  2. Tâm tưởng cho là tịnh, không ngại thật bất tịnh, như đã phá giới phạm tội đọa.

Văn nói:

  1. Nếu ngăn việc vô căn cứ, ngoài ra không điều gì làm thì không thành ngăn, trị tội phỉ báng này
  2. Nghĩ là bậc Đại Tỳ-kheo.
  3. Trong có tâm sân
  4. Không có ba căn cứ
  5. Dưới đến nói với một Tỳ-kheo.

Luật Tăng-kỳ nói: Đối với sự phỉ báng là mắng chửi phỉ báng  trước Tỳ-kheo, mỗi lời nói phạm Tăng tàn.

  1. Việc trọng như vu khống
  2. Lời nói rõ ràng
  3. Người đối diện biết thì phạm.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu có người xin pháp quyết phỉ báng người khác ở trong tăng, tăng chưa đáp ứng pháp quyết. Nếu người kia nói tăng hoặc chẳng phải tôi liền không thọ. Tăng nên nói: Ông hãy lễ Phật đi, tôi sẽ nói pháp cho ông nghe, sau đó phán quyết việc này. Nếu kéo dài đến tối nên nói ngày (sáng) mai đến, ba lần như thế.

Còn người ngang bướng thì nói: Chỗ này ít luật sư, không thể xử đoạn, hãy đi chùa khác. Tăng chùa kia biết người như thế cũng nói: ở đây không có luật sư, như thế tìm chùa không được, về lại chùa cũ, tâm hèn yếu chiết phục, tùy tăng dạy đi, bèn hỏi tăng bị phỉ báng, y vào pháp mà quyết đoán.

Luật nói không phạm, nói thật ba điều thấy, nghe, nghi. Thật có năm loại

  1. Chân thật.
  2. Nghĩ là thật.
  3. Sự thật.

– Như giết vua lại nói giết vua.

4. Ba căn cứ không thật lẫn nhau.

5 . Bốn giới không thật lẫn nhau. Nếu trái năm điều này phỉ báng người khác phạm Tăng tàn.

Luật Thập Tụng chép: Bốn trọng nói với nhau thành phỉ báng, Tứ Phần nói cũng đồng

– Giới thứ chín mượn căn cứ phỉ báng. Giới này mượn việc khác thấy căn cứ. Lấy sự thấy căn cứ của việc kia nói thấy việc này phạm. Việc không tương đương gọi là mượn căn cứ. Cho nên chia hai giới, duyên phạm đồng với ở trên. Trong luật nói có năm loại giới khác.

  1. Đối với đường khác
  2. Tội khác
  3. Người khác. Lúc khác
  4. Mượn tiếng

Nói phần khác, luật Thiện Kiến chép: phần dư, lấy một việc nhỏ là con dê của người ấy tương đương với việc dâm, tướng khác có thể biết.

– Thứ mười là giới phá tăng trái sự can ngăn: Giới trái cản ngăn này kịp đến thiên giới. Việc này ít pháp, ẩn đương thế ít dùng (như phỉ báng tăng, chống cự tăng, muốn không ngăn đạo). Hoặc chỉ có nhân dùng không biện quả, hạn cục lúc Phật còn tại thế. Sau khi Phật diệt độ thì không còn (tức là phá tăng trái lời can ngăn). Các giới như thế, tướng nó rất nhiều, hoàn toàn không thấy dùng, chỉ tổn phí sao lược đều chưa trích rõ. Còn như làm ô nhiễm nhà người, tẫn xuất phỉ báng, do đó bảy ra sự can ngăn. Việc can ngăn là khó, các thời đều phế bỏ, không ngại hành hạnh ác, thật do đầu mối này sinh ra. Hoặc biện sự tướng có thể thông hành. Hoặc khai duyên chính là cốt yếu của đương thời. Cho nên lược thẳng việc làm ấy. Để bổ sung mà dùng. Phạm duyên phá tăng, lý không thể phạm, nhất định trình bày đủ. Ngõ hầu người mới học biết giáo tướng ấy, đủ năm duyên thành phạm:

  1. Trước nói rõ lập tà Tam bảo
  2. Hành hóa đối với thời
  3. Tăng can ngăn đúng như pháp
  4. Cổ chấp không xả bỏ
  5. Ba lần yết-ma xong thì phạm

Trái với sự can ngăn phạm Tăng tàn, tội phá tăng phạm thâu-langiá. Trái lời can ngăn người khác phạm ba-dật-đề. Phương pháp khác rộng như giới bổn sớ.

Luật nói không phạm: Nếu phá bạn ác, hoặc tri thức ác và hai, ba người muốn làm yết-ma phi pháp. Hoặc vì tháp tăng, Hòa-thượng xà-lê tri thức, bạn thân, làm tổn giảm nơi không có chủ. Nếu phá người này không phạm.

– Giới thứ 11: trợ giúp phá tăng trái lời can ngăn, có năm duyên thành phạm.

  1. Nói rõ có người làm việc phá tăng
  2. Chúng tăng đúng như pháp can ngăn
  3. Tăng bạn trợ giúp phá can ngăn tăng.
  4. Tăng đúng như pháp can ngăn
  5. Tác pháp ba lần xong liền kết phạm.

– Giới mười hai: làm nhơ nhà người tẫn xuất phỉ báng trái lời Tăng can ngăn, có sáu duyên thành phạm.

  1. Làm hạnh ác nhơ nhà người
  2. Tâm không sửa đổi sám hối
  3. Làm pháp tẫn xuất
  4. Phỉ báng tăng phi lý
  5. Tăng đúng như pháp can ngăn
  6. Ba lần làm pháp xong thì phạm.

Làm nhơ nhà người chẳng phải duyên của giới bổn, mà chính là phỉ báng tăng. Tứ Phần nói: Có bốn thứ làm nhơ nhà người.

1. Y vào nhà mà làm nhơ nhà người

2. Từ một nhà được vật cho một nhà khác, nơi được không thích nghe, nơi được cho suy nghĩ để đền ơn.

3. Y vào lợi dưỡng làm nhơ nhà người. Nếu Tỳ-kheo đúng như pháp được lợi cho đến các vật khác trong bát, hoặc cho cư sĩ rằng, không cho một cư sĩ khác. Người được cho kia suy nghĩ phải đền ơn, liền nói:

Người kia cho tôi vật, tôi phải cúng dường, người kia không cho tôi vật, tôi làm sao cúng dường được.

4. Y vào bạn thân làm nhơ nhà người. Nếu Tỳ-kheo ỷ vào thế lực của vua, đại thần, hoặc làm cho cư sĩ này, không làm cho cư sĩ khác. Người được làm nghĩ cách để đền ơn bèn không cúng dường vật cho Tỳ-kheo khác.

1). Y vào tăng già lam nhơ nhà người.

Nếu Tỳ-kheo lấy cây lá, hoa quả của tăng hoặc cho cư sĩ này, không cho cư sĩ khác, cư sĩ được cho kia tâm nghĩ: Người kia có cho tôi vật, tôi phải cúng dường, người kia không cho tôi vật, tôi không cúng dường. Người làm hạnh ác tự trồng cây hoa quả, cho đến nước tắm gội, tự hái hoa tự làm thành vòng cho người khác. Và dạy người làm các việc trên. Nếu trong hàng xóm, xã ấp đồng ngồi một giường với người nữ, đồng ăn một bình bát, nói cười ca múa xướng hát, làm tiếng quạ, hoặc gọi hoặc đáp làm trò cười.

Luật Tăng-kỳ nói: Y vào xóm làng được cúng dường bốn thứ cần dùng, hoặc khởi các nạn đều gọi là y nghĩa. Nếu y vào lngà xóm xã ấp, làm phi phạm hạnh, uống rượu, ăn phi thời, không gọi là nhơ nhà người, hoặc người thế tục trước đây có tín tâm, cúng dường chúng tăng, xây dựng chùa viện, phòng xá, làm cho người kia thối tâm gọi là nhơ nhà người.

Đa Luận nói: Nếu làm các nghiệp ác, phá thiện tâm kính tin của người gọi là làm nhơ nhà người, làm hạnh bất tịnh, ô uế cấu trược lại chuộc quả xấu ác gọi là hạnh ác.

Lại Tỳ-kheo, hễ có sự tìm cầu, hoặc lấy các vật của tín thí vì Tam bảo, tự thân, cho đến tất cả mà cho đại thần, đạo tục, v.v… đều gọi là nhơ nhà người. Vì sao? Vì người xuất gia là vô vi vô dục, thanh tịnh tự giữ, lấy tu đạo làm tâm. Nếu vì người tục sai đem thư đến phế loạn chánh nghiệp, vì chẳng phải xuất ly. Vì lấy vật tín thí cho người tại gia, tức phá tâm tốt bình đẳng của người, đối với người được vật thì vui mừng ưa thích, người không được vật, dù đối với bậc hiền thiện cũng không có tâm yêu kính, mất đi ruộng phước sâu dầy của người khác. Lại vì đảo loạn Phật pháp. Phàm người thế tục tại gia thường với Tam bảo tìm cầu ruộng phước thanh tịnh, cắt bớt màu thịt để gieo trồng gốc lành. Nay người xuất gia lại đem vật của tín thí tặng cho người tại gia, người thế tục lại đối với người xuất gia sinh tâm mong muốn. Lại nêu lấy một ít vật tặng cho người tại gia đây mà xây được tháp bảy báu, tạo lập tịnh xá cho đến cúng dường, bốn thứ cần dùng cho tất cả thánh chúng đầy cả Diêm-phù-đề. Cũng không bằng tĩnh tọa thanh tịnh trì giới, tức là cúng dường pháp thân chân thật. Nếu có sức gượng ép có thể phá tháp hoại tượng, đối với tăng có tổn giảm, được lấy vật tháp, vật của tăng bất cứ lúc nào.

Luật nói không phạm. Nếu cho cha mẹ, người bệnh, trẻ con, đàn bà nghén chửa, người ở trong lao ngục, khách làm công trong chùa thì không phạm. Hoặc trồng cây hoa quả cho đến dạy người xỏ hoa đem cúng dường Phật pháp tăng, tất cả không phạm. Hoặc người muốn đánh, chỗ bị giặc cọp sói làm sợ hãi, nếu gánh trái đường đến trong đó tránh đi. Không phạm là hoặc qua sông, ao hồ, hầm hố, nhảy qua không phạm.

Hoặc bạn đang đi, quay nhìn phía sau không thấy kêu lên thì không phạm.

Hoặc vì cha mẹ, người bệnh, người nhốt trong lao ngục, hoặc đốc thúc niềm tin cho ưu-bà-tắc bị bệnh, hoặc xem thư đến trong ngục. Nếu là việc tháp, Tăng Tỳ-kheo bệnh thì khai cho.

Đem thư đến trả lại, tất cả không phạm

– Giới thứ mười ba: Tánh ác chống tăng trái lời can ngăn, đủ năm duyên thành phạm.

  1. Tự thân không thể lìa ác, muốn gây ra tội.
  2. Các Tỳ-kheo hiền thiện đúng như pháp khuyên can.
  3. Không nhận sự can ngăn cậy thế lăng mạ người.
  4. Tăng đúng như pháp sắp đặt can ngăn.
  5. Ba lần tác pháp xong liền phạm.

Cạnh bên người này lược dạy chỉ tự quán thân không cần thấy lỗi, Phật bảo can ngăn họ.

Trong Đa Luận, hỏi: Như trong kinh nói: Tự quán thân hành thấy rõ thiện, bất thiện. Nay văn của giới dần dần dạy nhau, há chẳng trái kinh hay sao?

Đáp: Phật nhân thời mà chế giới. Nói trái đường phải không trái nhau, có sáu loại khác nhau.

1. Trước người có tâm thương ghét, vì phát lời can ngăn có tổn giảm, nói chỉ tự quán thân hành, hoặc là lòng từ người có lợi ích thì cùng nói can ngăn nhau.

2. Nếu người độn căn vô trí, lời nói không có ích thì đình chỉ. Nếu kẻ thông minh lợi trí phát ngôn có ích thì can ngăn.

3. Nếu ít thấy nghe nói lời vô bổ thì thôi, nếu nghe rộng thấy nhiều có lợi ích lớn thì can ngăn.

4. Nếu vì lợi dưỡng, tiếng tăm thì thôi. Nếu lợi ích chúng sinh, mở mang Phật pháp thì can ngăn.

5. Vì hiện pháp lạc chỉ muốn nhiếp mình thì thôi, nếu muốn hóa độ lợi ích làm cho thiên hạ đồng với mình thì dần dần can ngăn nhau.

6. Nếu vì người mới xuất gia luyến ái vợ con bèn nói chỉ tự quán thân hành. Nếu người có năng lực thấm nhuần Phật pháp đã lâu thì làm cho dần dần dạy nhau.

Luật nói không phạm, trước là can ngăn liền bỏ, nếu phi pháp luật, nếu vì người vô tri quở trách can ngăn, nói với họ rằng:

Hòa-thượng A-xà-lê của ông việc làm cũng như vậy, ông hãy học hỏi tụng kinh, nếu việc ấy có thật như vậy, hoặc nói lầm, tất cả không phạm.

2) Trong bất định, văn sớ đã bày ra lâu rồi, trong giới bổn giải lược thuật đại ý.

Đa Luận nói chế ý bốn loại:

  1. Vì dứt sự phỉ báng
  2. Vì dứt sự đấu tranh
  3. Vì làm cho Phật pháp thêm rộng lớn
  4. Vì dứt nghiệp ác chướng đạo thứ lớp

– Trong phần bất định đầu có bốn duyên phạm

  1. Là chỗ che khuất
  2. Người nữ
  3. Không có người thứ ba.
  4. Tùy việc làm mà phạm.

Tứ Phần nói người nữ, người nữ có trí chưa chết. Một mình là một Tỳ-kheo và một người nữ.

Ở chỗ che khuất có hai loại:

  1. Thấy bị che khuất, hoặc bụi, mù; hoặc trong đêm tối không thấy nhau.
  2. Nghe bị che khuất, cho đến thường nói chỗ không nghe tiếng.

Chỗ che: trên có che đậy.

Chỗ có thể dâm: chỗ chứa được sự hành dâm.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu mẹ con, chị em, thôn thân quan, thôn chẳng thân quen, hoặc già hoặc trẻ, tại gia xuất gia là người nữ. Nếu có người khác, hoặc ngủ, hoặc đứa trẻ cuồng, v.v… đều gọi là một mình.

Luật Thiện Kiến chép: Chỗ che khuất thấy nghe nghĩa là người không có mắt, người điếc, người ngủ, và nhiều người nữ, các duyên như trên đều là phạm. Rộng ra như thiên trước. Giới bất định sau hơi giống với trước, chỉ có chỗ trống là khác.

– Pháp sám ba mươi xả đọa như ở sau: Nói thẳng về chủng tướng

– Giới thứ 1: Trước là giới chứa y quá hạn. Đa Luận nói có ba y:

1. Nhân khai chưa dài ngày tham lợi đối với người thế tục, phá hoại đạo, công đức, tiền của.

2. Tỳ-kheo cất chứa không khác với thế tục, mất tâm kính tin trái với bốn y của Phật. Vì chẳng phải hạnh tiết kiệm. Đủ sáu duyên thì phạm:

1/ Y dài ngày nghĩa là tài của ngoài ba y, Tứ Phần nói y dài hạn dài tám ngón tay của Như lai, rộng bốn ngón tay của Như lai.

Đa luận nói: bề mặt ngón tay Phật rộng hai tấc, y cứ theo thước của Cơ Châu dài một thước sáu tấc, rộng tám tấc. Nếu dài, rộng giảm quá không kết phạm, phải cả hai đều quá.

Đa luận nói: Ngoài ra không cần lượng: quá hạn phạm xả đọa, làm pháp sám hối cát-la phải nói đủ. Thập Tụng nói có bảy loại y không làm tịnh thí ba y, tọa cụ, áo mưa, y che ghẻ. Thứ 7 và 101 vật để giúp thân.

Đa luận nói: Ba y tuy không thọ quá ngày không phạm, chỉ có hai tội thiếu y, hoại oai nghi. Nếu bổn thuyết tịnh nay làm ba y tức mất bổn tịnh. Vì ba y không dài ngày có thể phòng. Lại xả y này thọ y khác trước y thuyết tịnh nếu không phạm dài hạn. Lại Tỳ-kheo có duyên, được áo lót mình chỉ làm ba y thì không phạm. Nếu một y ba khuỷu tay, năm khuỷu tay, ngoài ra có thuyết tịnh.

Hỏi: Ngày rằm y không cắt may quá ngày có phạm không?

Đáp: Trong đó trước có cũ, vì chịu thọ trì, phải làm tướng y mới khỏi lỗi dài hạn. Văn luận trên chỉ trước không có ba y. Vì các văn ở trên cần thứ nhất là y dài hạn của mình.

Tỳ-nại-da nói: vì một ngày đã thành cho nên cả hai tuy biết là dài hạn, nêu duyên như quên, v.v… thì không có tội.

2/ Nói thuộc về mình nhất định.

3/ Tài của đúng lượng, (loại gấm lông, làm lễ chẳng thuộc về y, không hợp.

4/ Không thuyết tịnh.

5/ Không có nhân duyên, nghĩa là tháng 1, tháng ca-đề.

6/ Quá mười ngày thì phạm.

Đa Luận chép: được ứng lượng, không ứng lượng y, tức thuyết tịnh càng tốt. Nếu không thuyết đến mười ngày không lỗi. Nếu không tác tịnh, không thọ trì đến ngày 11 lúc thấy rõ mặt đất. Ứng lượng là xả bỏ, làm đề sám, không ứng lượng đồng như trước. Luật Thiện Kiến chép: Nếu một chỗ buộc một tội, hoặc không bó buộc, chấp y mỗi đoạn minh tướng xuất, tùy theo chỗ mà phạm tội.

Hỏi: năng nhiễm ứng lượng với sở nhiễm, vì sao ?

Đáp: Chung cho ứng và bất ứng, như túc thực xong, chánh và bất chánh đều phạm túc thực.

Hỏi: Nếu năng nhiễm là bất ứng lượng tài, thì nhiễm có ứng lượng không?

Đáp: Lớn nhỏ tuy khác, nhưng xả sám một nghĩa. Luật kết đại đềxá-ni. Luận Kết tiểu cát-la, cho nên đều một nhiễm.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu hai người cùng một vật chưa phân, nếu cúng dường vật cho tăng chưa vào tay, vật người bệnh dặn chưa trao.

Nếu nghe đệ tử thọ giới, tri thức đưa y chưa vào tay, hoặc đổi y quyết giá cả chưa vào tay, hoặc dệt y chưa vào tay, tuy quá mười ngày đều không phạm xả đọa. Y lâu dài vào tay mười ngày mới phạm. Y cứ theo đây thì phương khác chưa hẳn dùng tay nắm mới phạm.

Già Luận nói: Y mười ngày thế nào là phạm ? Nghĩa là vào tay, hoặc trên gối, trên vai tưởng là vật của ta, từ con số quá mười ngày.

Luận Minh Liễu nói: có vật nhìn không đến được, chẳng phải thân đến được.

Nhận toán số một như người thí y, dầu tô. Chỉ làm ý thuộc về mình quá ngày thì phạm. Có thân đến được, mắt chẳng thể nhìn thấy được. Có mắt, thân đến được chẳng phải toán số. Nếu người không cho mà tự thọ nhất định cúng dường Tam bảo, có mắt chẳng phải thân đến được cũng phải toán số.

Trong luật Tứ Phần nói: Nếu ngày đầu được y, ngày thứ hai không được, cho đến ngày 11 đều không phạm.

Những loại như thế đều có tám môn; chung cho không nhiễm nhau. Ngoài ra, không duyên với pháp là phạm.

  1. Trung gian tịnh thí
  2. Để lại cho người
  3. Mất y
  4. Cũ hoại (nghĩa là gió, lửa, nước thấm ướt tùy duyên rõ ràng)
  5. Làm chẳng phải y (nghĩa là chẳng mặc dùng, thuộc loại mũ, vớ)
  6. Ý thân hậu (vì chẳng phải vật của mình)
  7. Hoặc quên đi (vì tâm mê, hoặc quên của cải, hoặc quên gia pháp đều khai mười ngày).

Luật lại nói: Nếu y xả đọa, không xả lại trao đổi y khác phạm một ni-tát-kỳ ba-dật-đề, và Đột-cát-la. Xưa vì tài vật chứa thì tâm nhiễm nên phạm. Trong luận nói không như vậy.

Đa luận nói: Hoặc trước ứng lượng vật xả đọa, tức là làm y ứng lượng, không ứng lượng. Y này xả hết để làm đề sám. Nếu trước không ứng lượng vật xả đọa, làm hai y trước, đều xả làm sám cát-la.

Nếu trước ưng lượng vật xả đọa lại trao đổi được y tài của tức làm hai y, y này không sám, trước sám tội đề-xá-ni. Y theo đây y sau không nhuộm, nếu không ứng lượng trao đổi được hai y không phạm xả đọa vì đã nhập tịnh. Trước sám Đột-cát-la. Luật trên kết một ni-tát-kỳ ba-dậtđề, nghĩa là y trước phạm tội đọa. Đột-cát-la: Nghĩa là vì không sám hối liền trao đổi trái lời Phật dạy. Luật nói: y ni-tát-kỳ không xả không nên cho người, cho đến làm ba y.

Không phạm trong mười ngày nếu chuyển tịnh thí, hoặc tặng cho người, hoặc tưởng giặc đoạt, vật này thật ra cho là giặc dìm đi, tuy trải qua nhiều ngày, vì vô tâm chứa thì không phạm.

Luật Thập Tụng chép: lại được mười ngày khai cho. Nếu tưởng là mất cũng đồng với luật trên.

Nói đoạt y, mất y, cháy y, trôi y (nghĩa là y của bị mất sau đó được lại, lại được thuyết tịnh mười ngày, lại thọ trì trước.

Lấy mặc (nghĩa là trước đoạt mất ba y, nhưng có phạm y dài hạn, vì ba y thể là không, tức thuộc về y chánh, đoạn tâm nối tiếp sám hối tội trước.

Trong Già luận, hỏi: Bỗng có y quá mười ngày, tức lìa ngủ một đêm.

Đáp: Nghĩa là y quá mười ngày, làm ba y thọ ra ngoài giới trường.

Hỏi: Minh tướng xuất: cố biết mà làm, vì sao trước nói phạm xả

đọa không được làm ba y ?

Đáp: Đây y cứ vào ba y có bổn, nay đây do đủ sắc y tội phải sám. Như Thiện Kiến nói: gặp giặc được đắp y năm mầu. Và trong Tăng-kỳ nói mượn y của thế tục thọ trì.

Luật nói: Nếu người khác cho làm thì không phạm, cho vật quý này không phải là của rẻ, vì không được thuyết tịnh, nhưng không thấy chánh văn khai).

Luật Thập Tụng nói: Cúng dường nệm chiếu cho tăng, tăng và một người cũng được thọ.

Luật nói: Y mặc trong thôn (nghĩa là ngăn ngại được nói, hoặc đường thủy lục bị hỏng, v.v… không tịnh thí, không cho người đều không phạm.

Giới thứ hai lìa ba y ngủ: Đủ sáu duyên thành phạm.

1/ Là ba y, 2/ Thọ trì thêm, 3/ Y người khác ngại, 4/ Không xả hội, 5/ Không có nhân duyên, 6/ Minh tướng xuất liền phạm. Ba y, năm y phạm ba-dật-đề. Y khác phạm đột-cát-la, chẳng phải là chứa y dư. Đây là một trăm lẻ một y phục giúp thân. Phật bảo thọ trì nếu trái phạm Độtcát-la. Y dài hạn tịnh thí có người khác để nhờ đó mà biết, có lỗi gì mà khác với xưa giải thích.

Lại ba y là chế chung thượng, trung, hạ, nếu trái thì phạm trọng.

Một trăm lẻ một y giúp thân khai ở phẩm trung. Trái thọ thì phạm tội khinh. Dài hạn thì loại dưới cúng dường người khác. Vì tự không chứa để nên hoàn toàn không phạm. Ngoài ra như giới bổn sớ.

2/ Phương pháp thọ y, lại pháp may y, v.v… đều như trong pháp y quyển hạ.

3/ Y và người khác ngại: Tứ phần chép: các bộ khác cũng thành bốn: tức nhuộm cách tình giới, ba y trên ngại thông giới đều có. Nếu nói về giới ngăn ngại thì kia đây không thông.

Văn nói mất y: Trong Tăng-già-lam có hoặc ở nơi giới (ba ngăn ngại trên ở trong viện già-lam, cho nên y có nhiều giới).

Không mất y: Trong Tăng-già-lam có một giới (không có ba điều ngại trên).

1) (Trước) nói rõ về ngăn ngại nhiễm, luật chép: Tỳ-kheo cởi y ở chỗ nhà thế tục lộ hình thể, Phật bảo trừ bỏ thôn, thôn có năm nghĩa. Cho là phỉ báng sinh nghi, vì hộ trì phạm hạnh. Tức người nữ này đồng ở với Tỳ-kheo, tánh tướng trái nhau phần nhiều dẫn đến chê bai. Phật không cho phép ngồi chung nhà, đi chung ở chung. Đều sinh nhiễm, nếu lấy y giữ sợ hoại phạm hạnh, nhất định cho đồng chỗ y phải theo thân. 2) Cách ngại: luật nói: Nếu nạn như thủy lục, đường hư hỏng lìa y khai cho không có tội.

Luật Tăng-kỳ nói: Ngoài cửa chùa, không cầm chìa khóa khóa cửa, không có mười hai khung cửa, gọi là lìa y.

3) Tình ngại: Luật nói: Nếu tưởng đoạt, tưởng mất, hoặc các duyên như giặc, thú dữ, mạng nạn, phạm hạnh nạn, v.v… Tăng-kỳ nói: Chỗ huynh đệ ngang bằng.

Đa Luận nói: Vua đến trong giới, chỗ đi đại tiểu tiện gần bên Vua, đều chẳng phải giới y, và người làm huyễn làm nhạc. Vào giới cùng như pháp vua, vì tình cách, vì ngại sự đi lại nên gọi là mất y.

4) Ngại giới: Giới có hai loại.

1. Tác pháp tự nhiên, ba ngại trên vào giới này chung cho giới mất y, đều chẳng phải là giới y, nếu không ba việc ngại, hai giới mỗi giới chung riêng được hộ y.

Luật Ngũ Phần chép: Nếu giới y tác pháp và giới y tự nhiên, Tỳkheo ở trong đó không được đi lại tự tại, gọi là biệt giới. Trái với trên thì đồng giới. Nếu nói về tác pháp thì quyển hạ có nói rõ. Nay nói về giới tự nhiên, có mười lăm giới.

Luật Tứ Phần chép: có mười một loại.

1. Giới Tăng-già-lam.

2. Giới thôn, mỗi thứ có bốn loại. Nghĩa là giáp vòng tường vách bờ rào; tường vách bờ rào không khắp, bốn bề xung quanh có nhà. Các tướng này không khắp về sự hoại tướng của già-lam, các giới như cây cối, xe cộ v.v… tùng sinh. Cho nên nói hoặc bao nhiều giới. Đây chỉ là biệt giới, không gọi là hai chỗ thôn tăng, nay nói bao nhiêu giới, có ba thứ ngại trên cùng phát sinh qua lại, nạn đến đi chê bai cho nên mất y.

Trong luật Tăng-kỳ, Ngũ Phần nói đồng giới là tăng yết ma làm giới không mất y, được qua lại tự tại trong đó.

Giới khác: là không được qua lại tự tại, cho đến giới phòng nhà, chùa ni xóm làng, đi xe, chỗ đất trống, giới tướng đi đường cũng vậy.

3. Giới cây, che mát cho mọi người như ngồi thiền (Tướng cây như thế trở lên có giới y, để hộ). Đây chỉ nói rõ tiểu tướng, luật Thập Tụng nói: Cây không liền nhau thì lấy mặt trời đang giữa trưa, chỗ có bóng râm che, hoặc chỗ khi mưa xuống nước không đến thì bày y ở cây này thân ở chỗ khác. Nếu không lấy y đều phạm. Nếu cây liền nhau cho đến một câu-lô-xá, tùy theo chỗ mà đắp y thì không phạm.

Luật Thiện Kiến nói: khi mặt trời giữa trưa, chỗ có bóng che đồng ở trên. Nếu cành cây nghiêng một bên, y ở chỗ bóng mát con đầu người ở nơi gốc cây cũng không mất y.

Giới rừng: Y ở trong rừng, trong mười bốn khuỷu tay không mất y, rừng này có người qua lại, không có giới y nên (mang theo thân), không mang theo thân thì mất y.

Trong Thập Tụng nói giới rừng một câu-lô-xá nghĩa là rừng lớn không có nạn, đây nói mười bốn khuỷu tay, nghĩa là thế của bốn cây liền nhau không rộng kịp. Cho nên giới y hẹp nhỏ.

Luật Tăng-kỳ nói: giàn nho leo, giàn dưa bầu, v.v… mỗi giàn bốn tướng, là hai mươi lăm khuỷu tay, gọi là giới y.

Luận Minh Liễu giải thích: Nếu y ở dưới lầu, dưới cây, thân ở trên thì mất y, nếu y ở trên, thân ở dưới cây, dưới lầu thì không mất y, vì ở trên được rơi xuống.

4. Giới trường: Luật nói: Ở trong đó sửa sang ngũ cốc, nghĩa là ngoài thôn, chỗ yên tĩnh.

5. Giới xe.

6. Giới thuyền: đều ở lục địa. Luật nói: Chỗ xe thuyền trở đầu. Đây chỉ nói ở xe. Luật Thập Tụng chép: xe trước hướng về xe giữa quơ gậy đụng đến. Xe giữa hướng về xe trước sau quơ gậy đụng đến. Xe sau hướng về xe giữa quơ gậy đụng đến. Nếu không đến thì gọi là giới khác.

Luật Tăng-kỳ chép: Ngồi thuyền trên nước có nhiều chỗ ở. Nếu tự tại qua lại, không biết thì không phạm, trái với trên thì phạm.

7. Giới nhà: Luật Tứ Phần nói không có tướng, đây gọi là nhà riêng ngoài thôn nếu y cứ vào tướng của thôn, xóm làng sau này sẽ nói rộng.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu lầu gác thêm bậc ngoài đường dài hai mươi lăm khuỷu tay gọi là giới y, nếu máng y ở trên gác, ngủ dưới gác có cầu thang thông thì không phạm. Y cứ theo Tứ Phần nói giới nhà kho, căn cứ ở bên trong sáng vì nói mưa không thể thấm được. Đối với giới nhà nhân đó giải thích về xóm làng. Luật Tứ Phần nói là giới thôn, Luật Thiện Kiến nói không có chợ là thôn, có chợ gọi là xóm làng.

Tát-bà-đa chép: bốn câu đối nhau:

1. Là xóm làng chẳng phải giới nhà, như hai làng, mỗi làng có một nhà.

2. Chẳng phải là nhà, chẳng phải xóm làng, như một làng lớn, lại không có làng khác mà có nhiều nhà.

3. Cũng có hai giới.

Xóm làng có hai, mỗi làng có nhiều người.

4. Cả hai chẳng phải nghĩa là giới lan-nhã.

Xóm làng: Thập Tụng và Đa Luận nói: Người dân cùng ở gọi là giới tụ lạc, nói biệt giới: nghĩa là nơi gà bay không đến, nơi bỏ đồ phẩn tảo, nơi bắn tên tới gọi là biệt giới.

Nói đồng giới: bốn bên xóm làng, mỗi bên có một nhà, hoặc nơi có xe quay trở đầu và ra vào được, thân nằm ở dưới gốc thang mà y bỏ ở bốn xóm làng thì không mất y, vì cầu thang liền nhau không cách ngăn. Xóm làng chỉ có một nhà. Y ở trong nhà mà nằm ở trên, dưới cầu thang xe thì không mất y (vì không có nhà riêng để đến).

Hoặc ở trong giới tự nhiên, chỗ bắn mũi tên, đến minh tướng xuất hiện thì không mất y. Hoặc y ở ngoài mà thân ở trong nhà cũng vậy. Hoặc nhiều nhà mà y ở trong nhà, thân ở dưới thang xe thì mất y, vì giới nhà mỗi nhà đều riêng khác. Nhà có một giới khác, giới khác là: Cha mẹ, anh em, con cái, hoặc thức ăn riêng, hoặc nghiệp riêng. Tuy ở cùng một chỗ mà việc thì khác nhau, gọi là một tộc.

Nếu đồng ăn, đồng nghiệp gọi là giới một nhà. Tộc cũng có một giới, biệt giới. Giới biệt có trụ xứ giới biệt, gọi là một giới.

Giới biệt: là làm chỗ ăn, chỗ lấy nước, chỗ tiện lợi. Nếu ở hai chỗ đều mất y.

Luật Tăng-kỳ chép: Bốn xóm làng liền nhau y gối đầu nằm. Đầu và tay chân mỗi thứ ở một giới, y ở trên đầu, đến khi minh tướng xuất hiện y lìa đầu phạm xả đọa. Nếu tay chân quơ đến chỗ y thì không phạm.

Thập Tụng, Đa Luận nói: Nếu để y ở trong hai giới, nằm ở trên hai giới thì mất y, mỗi giới có phần thân. Cho nên Thập Tụng nói là giới nhà. Nếu là chỗ nhà vệ sinh, trong nhà ăn, nhà của ngoại đạo, y ở trong nhà của ngoài đạo, thân ở nhà khác thì mất y. nếu đồng thấy đồng luận thì không phạm. Nếu là chỗ đùa giỡn, chỗ làm việc, như chỗ lấy nước ở trước thì mất y, nếu đồng thuộc về một chủ thì không phạm. (Đây gọi là tình ngại).

Đa luận nói nhà nhiều tầng của một chủ, người và y cùng ở trên hoặc dưới thì không mất y, nếu là chủ khác, y và người ở trên, dưới giữa không thông cho nên mất. Những điều nói trên đây trong Tứ Phần không có văn, lý phải thông đủ.

8. Giới giảng đường: Luật nói phần nhiều rộng thoáng.

9. Giới nhà kho: là nơi cất chứa vật mua bán như xe cộ, v.v…

10. Giới lẫm: nơi chứa cất lúa gạo.

11. Giới a-lan-nhã. Luật nói: Lan-nhã không có giới. (Nghĩa là ở chỗ hoang vắng không phân biệt các giới, lấy cây để lượng lớn nhỏ).

Giữa một cây trong tám cây là bảy cung, cung dài bốn khuỷu tay, tính phỏng là năm mươi tám bước, bốn mươi tám tấc gồm cả thế của nó chia ra hơn bảy mươi.

Kế nói rõ điều bất túc: Chọn lấy các bộ mà sử dụng.

12. Giới đi đường: luật Thập Tụng chép: Tỳ-kheo cầu y cho thầy, đi giữa đường trước sau trong bốn mươi chín tầm thì không mất. Đa luận nói: Dù rộng cung được bốn mươi chín tầm tay thì không mất. Đa Luận nói: Dù rộng cung được bốn mươi chín tầm không mất. Trong Tăng-kỳ nói: Giữa đường nằm mà giữ ba y kê trên đầu, minh tướng xuất hiện mà lìa y thì phạm.

Y theo lan-nhã thân phải ở nơi cây.

Luật Thiện Kiến nói: Nếu bảo sa-di, người thế tục giữ y vào giới trước, Tỳ-kheo vào giới sau không biết, cho rằng minh tướng ngoài giới xuất hiện, cho rằng mất hay không mất y, y chỉ cũng như vậy.

Luật nói: Tưởng mất ngoài giới mà nói: Nếu đệ tử chưa đủ hạ, giữ y cho thầy, gặp người nói pháp, vì ham nghe pháp, minh tướng xuất hiện không phạm. Lìa thầy Hòa-thượng thì phạm tội lìa y.

Luận Minh Liễu chép: Chỗ tiểu tiện do người khác nên khó đi. Vì thương xót mà làm nghĩa này nói rộng trong giới chuyển đầu xe.

Giải rằng: Đại tiểu tiện, bệnh, sợ hãi, nạn ép ngặt đêm ra khởi giới chưa được về mà trời sáng cũng không mất y.

Lại hai người cùng ngủ, ba y cũng để một chỗ, một người có việc gấp phải đi ban đêm, không lấy y mình, lấy nhầm y người ở lại mà đi đến sáng, hành nhân mất y, do hành nhân lầy nhầm cho nên mất không do người ở, cho nên không mất y, người đi ý sáng sủa, cho nên nói đi thêm. Còn người ở này là nạn, cho phép nạn này không mất y.

13. Giới châu: Luật Thiện Kiến chép: Trong mười bốn khuỷu tay không mất y, nếu có người qua lại mà y không theo bên mình thì mất.

14. Giới trong nước. Thiện Kiến nói: ngồi thiền ở chỗ lan-nhã trời sắp sáng giải y để trên bờ xuống ao tắm gội, minh tướng xuất hiện phạm xả đọa.

Tỳ-ni Mẫu nói: Để y ở trên bờ, một chân để xuống nước không phạm mất y. Tăng-kỳ nói giới trong nước là giới đi đường.

Hai mươi lăm khuỷu tay, nếu ở trên thuyền, xuống nước liền xả.

15. Giới giếng: Luật Tăng-kỳ nói ngủ ở chỗ đường đi, chỗ trống, bên giếng, lan-nhã mà y để cách đó hai mươi lăm khuỷu tay, thân ở ngoài thì mất y. Y ở trong giếng phải có đây liền nhau, duỗi dây cầm trên tay vào trong giếng đụng được y, khác với giới trên giếng. Lấy đây làm ví dụ trừ mười lăm giới tự nhiên hầm hố v.v…, lớn nhỏ như trên. Nếu y theo Tứ Phần, thêm ở thế phần. Văn nói: Giới tăng-già-lam ở bên già-lam, mà người ở trong nếu ném cục đá tới gọi là Giới. Cho đến giới khi cất chứa cũng vậy. Các bộ đều không có thế phần. Trong Thiện Kiến nói không có, kia có văn ném đá, riêng là việc khác. Văn kia nói: người ở trong đó ném đá, người không mạnh không yếu, dùng hết sức ném đến chỗ nào thì giới đến chỗ đó, không lấy chuyển chỗ. Các sư phê bình rằng mười ba bước, là lấy mười lăm giới tự nhiên này lượng thông. Chỉ không thông giới pháp, phải vào giới mới biết y.

Luật Tăng-kỳ nói; Có duyên đến chỗ khác, chỗ đó giữ lại ngủ. Chỗ ấy có Tỳ-kheo và ni, y có dư nên mượn thọ trì, nếu không thì người thế tục có áo ngủ nên mượn lấy, tác tịnh ở nút, sau đó thọ trì. Lại không có y thì gần sáng nên mau về lại chùa, chớ leo thành. Ra đến cửa chùa chưa mở thì đến dưới nhà cửa (vì cột nhà cửa liền nhau, luật kia không có thế phần, bởi vậy làm giới tự nhiên, không đồng với Tứ Phần nên biết).

Nếu không đụng tay vào lỗ cửa, trong ao nước, trước lấy vật khuấy động, chớ đụng trùng độc. Lại không có lỗ này thì nên leo tường vào, chớ làm cho người nghi. Nếu vào không được thì phải xả y, thà không có y phạm tội nhỏ, vì khinh mà chuyển thành trọng. Nếu y theo lới này hẳn trong giới có ba thứ ngăn ngại trên, không được ngoại hộ. Vì nhất định mất trì y. cho nên văn nói.

Nếu ngủ ở chỗ khác, minh tướng chưa xuất hiện, hoặc chỗ ném đá đến (nghĩa là trong giới không có ba việc ngăn ngại). Hoặc lấy tay cầm y, (Nghĩa là trong giới có nhiễm tính ngại). Hoặc xả y (nghĩa là trong giới cách ngại và việc ngoại giới). Hoặc không làm ba việc như trên, mình tương xuất hiện tùy theo việc lìa y phạm xả đọa.

Giới y tự nhiên ở trên vì mỗi giới khác nhau không chung cho nên có tên khác. Luật nói: Giới già này chẳng phải già-lam kia, cho đến cây, xe khố cất mỗi mỗi cũng vậy. Nhưng hai giới tăng thôn tướng nhiếp nghĩa nó mạnh. Tuy có nhà cây ẩn danh không hiển các giới nhìn vào nhau bất luận mạnh yếu. Cho nên dưới cây có xe, có giới xe riêng, ngoài xe có cây cũng có giới cây rằng không có thế phân riêng.

Nếu hai giới tăng thôn thế phân có giới cây, v.v… liền ở hàng giới tăng, giới cây mà chia thế phân. Ví dụ như thế, ngoài ra y theo đó mà biết. Nếu nhà giảng, nhà kho có xe thuyền thì theo giới nhà giảng, nhà kho.

Luật nói: Kho là chỗ cất chứa xe cộ. Vì nhà kho kia y mặt thu nhiếp vốn chướng ngại nên gượng không đồng với cây, chỗ để xe, v.v… không ngoài để nhiếp. Như tịnh địa không thông khắp đều để y thì không phạm xếp loại tướng của các giới khác chưa đủ nhiếp. Nếu cùng lầm thì mỗi nơi có giới riêng, như trong giới bổn sớ.

Giới thứ 3: không có nhân duyên, có duyên nêu ra bảy loại.

1. Người khác tác pháp, hoặc đối thú, hoặc tâm niệm (không gọi là tác pháp khai lìa, lấy khinh chuyển trong, đối tăng tác pháp, lìa có hai.

2. Có duyên xin được, Tứ phần nói: Tỳ-kheo già bệnh (ba mươi trở lên gọi là già).

3. Y nặng được yết-ma lìa y, pháp như trong sớ nói. Hai người cung làm y ca-hy-na, ba người đối chỗ tác pháp, lìa giới thì không mất y.

4. Lan-nhã sợ hãi mà lìa.

5. Đường của vua không thông, mạng nạn, phạm hạnh nạn, v.v…

6. Ca đề thưởng nhọc mà lìa

7. Như trong Ngũ Phần nói các duyên như tháp, tăng và việc quan trọng khác cho sáu đêm lìa y không tội. Nếu việc xong không trở lại phạm Đột-cát-la.

Trong bảy phần lại chia ra: ba loại trước được phép lìa, bốn loại sau không được phép lìa, bốn loại sau không phép lìa. Lan-nhã chung có không, sáu đêm đưa vào thôn không pháp lìa, sợ mất xa bỏ là có pháp lìa, phân biệt phạm tội thứ hai, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, một bề không có tội. Vì có duyên. Trong phần thứ năm vì không thông hoặc mong đoạn nên mất y.

Không mất như sau: trong giới nhiếp y thứ ba, vì không có ba điều ngăn cho nên khai thông qua lại. Nếu có ba điều ngăn ngại thì không tránh khỏi mất y.

Loại thứ hai là đối tăng tác pháp, khi có duyên thì không mất, hạn đủ liền mật phạm tội. Ngoài ra, mỗi việc y cứ theo đây suy nghĩ biết mà hội thông.

Trong luật nói không phạm: tưởng là đoạt y, y bị mất, bị cháy, bị nước cuốn trôi, y bị hư hoại. (y thật thất vọng khởi tâm tưởng, trải qua đêm ngủ mất thọ lại thì không tội. Quyết tâm cho mất tức là có tâm xả, vì lỗi vô tình không phạm xả. Thiện Kiến nói không mất: thấy chủ có tâm nghi sợ ở ngoài giới, đó gọi là mất thể khác nhau. Luận nói y không mất thọ.

Hoặc đường thủy lục hư, hoặc cướp bóc, thú dữ, mạng nạn, phạm hạnh nạn. Nếu không xả y thì không phạm. Đây là tình cách hai ngại mất thọ không có tội. Nếu trước kiêu mạn, không nhiếp, sau tuy trải qua các duyên mất y phạm xả đọa. Hoặc các nạn bỗng nhiên phát sinh đến dự hội không được thường khởi tâm lãnh thọ, nhất định không mất pháp. Do nạn bỗng phát sinh lỗi vô tình lìa cũng không phạm tội, như trong giới việc thọ dục có nạn đem ra ngoài giới, trở lại không mất. Ở đây cũng đồng với điều đó. Trước nói việc mất thọ ngăn cách không biết, mà qua minh tướng mất thọ cũng không tội. Hoặc người nữ qua lại, nhiễm ngại sự tiến lùi, so với hai ngại hai có thể biết, lại có người không lập nhiễm ngại, chỉ là tình nhiếp, ở đây không chung với các bộ.

Hỏi: Quên không cầm y mà đi ra ngoài, đến trời tối mới biết, lấy hội không có duyên, vậy có mất hay không?

Đáp: Người kia thường tự đem theo bên mình, bỗng quên thì đồng với y dư khai cho. Trên lại giải thích như thế, bất tận rất nhiều, rộng như trong giới bổn.

Hàm chú sớ và trong san bổ yết ma có nói rõ điều này, giới ba y nguyệt vọng, giới này là chỉ ba y, vì tài của ít nên đổi y cũ. Vì không đủ. Phật khai một tháng, quá hạn mà chưa cho nên chế. Tỳ-kheo cất chứa y dư được thuyết tịnh, không cần giới này có sáu duyên thành phạm.

  1. Cố hoại ba y
  2. Của ít không đủ
  3. Vì đổi ba y định thay loại cũ
  4. Không thuyết tịnh làm ba y
  5. Không có nhân duyên
  6. Quá hạn thì phạm
  7. Giới này chia ba giai vị

Trước mười ngày thường khai, nếu ngày 11 đến ngày 29 thì được. Tùy theo ngày làm thành, không được khai lại, đến ngày 30 hoặc được hoặc không được, hoặc đồng hoặc không đồng, một bề hạn chế.

Luật Tăng-kỳ chép: mười ngày tức làm. Khi làm y người khác giúp đỡ giặt nhuộm cắt, khâu dài khâu ngắn nấu nhuộm. Tác tịnh rồi thọ trì. Nếu sợ không xong thì làm cho mau mà thọ trì, sau đó khâu cẩn thận lại. Luật này nói chỉ cắt sợi chỉ thì khỏi lỗi chứa dư. Hoặc ba y đều cũ và thiếu không đồng đều khai một tháng. Nếu đại y đồng đủ thời hạn, hai y dưới của tài thiếu không đủ. Cũng nhuộm phạm quá thời hạn, do có cố hoại ba y, chẳng phải là chính thay loại cũ. Cho nên văn nói: tùy y bao nhiêu đều xả. Ngoài ra đồng với y dài hạn khai cho.

Giới thứ 4: lấy y chẳng phải là Tỳ-kheo-ni bà con, đủ năm duyên.

1. Là Tỳ-kheo-ni, chọn hai chúng dưới lấy được phạm cát-la.

2. Chẳng phải bà con.

Luật nói: ba con là cha mẹ bà con bảy đời.

Luật Thiện Kiến nói: Thân phụ là chú bác anh em con cháu.

Mẫu thân: cô dì cho đến con cháu. Đều gọi là đồng khí nghĩa thân, không có lẫn lộn họ khác.

Lại nói: vợ của người xuất gia chẳng phải bà con.

Vợ của chú bác cũng đồng. Thập Tụng nói: nếu là bà con có chút ít còn đem cho, huống gì không đủ mà lấy. Luật Ngũ Phần nói nếu ni bà con phạm giới, người lấy y phạm Đột-cát-la.

3. Y đúng lượng: Trong Luật nói: trong năm y lấy một y cố làm duyên phạm. Luật Tăng-kỳ nói: Nếu lấy bát và các vật nhỏ khác thì không phạm.

4. Tâm rỗng rang đưa cho, trừ xin được không phạm. Luật Tăngkỳ chép: ni mượn y của Tỳ-kheo được đắp hư rồi trả lại, không phạm. Nếu ni cho hai chúng dưới và thế tục y nói: cố giữ y này cho Tỳ-kheo…, sẽ được phước đức. Người lấy không phạm.

5. Lãnh thọ rồi. Già Luận nói ni để y dưới đất gởi Đại đức, tùy ý dùng liền bỏ đi, Tỳ-kheo đồng ý dùng thì không phạm.

Luật Tăng-kỳ nói: sai người thọ đồng phạm.

Thập Tụng, Đa Luận chép: mười Tỳ-kheo tăng lấy một y của Tỳkheo-ni, mười vị tăng đều phạm tội đọa, mười vị ni cầm một y cho một Tỳ-kheo tăng phạm mười tội đọa.

Thập Tụng nói: Nếu Ni trước thỉnh, hoặc nói pháp cho tất cả nghe thì không phạm.

Luật Ngũ Phần nói: Chư ni cúng y bát cho Tỳ-kheo, nếu trước vô tâm tìm cầu; người kia tự cúng dường, phải quán có loại dư được lấy. Y cứ theo đây phạm giới chỉ do tâm tham, ý của chế giới có thể thấy.

Tứ Phần chép: Phật bảo các Tỳ-kheo-ni rằng: phải chứa năm y cho chắc chắc. Còn y khác tùy ý tịnh thí. Nếu cho người thì nói đã cho người, thì đâu thể chọn đạo hay tục.

Trong luật nói không phạm nếu theo Tỳ-kheo-ni bà con lấy y (theo luật cha mẹ bảy đời là bà con. Lại y cứ vào thân cha có mất đời khác nhau).

  1. Cao tổ
  2. Tằng tổ
  3. Nể tổ
  4. Cha
  5. Minh
  6. Con
  7. Cháu

Nếu trao đổi làm tượng Phật hoặc tăng lấy đều không phạm.

Giới thứ 5: Giới sai người ni chẳng bà con nhuộm y cũ. Nhuộm giặt thật ra ba giới này đồng do một y mà phát sinh. Giới này nghiệp nặng.

Luật nói: nói sai giặt nhuộm, hoặc làm phạm, ba tội ni-tát-kỳ badật-đề, có năm duyên thành phạm.

1) Là Tỳ-kheo-ni, nếu là hai chúng dưới, thì luật kết tội nhỏ 2) Chẳng phải bà con.

Luật Thiện Kiến chép: phụ nữ có chồng xuất gia cũng phạm.

Nếu sai Tỳ-kheo-ni kiếm củi, nhóm lửa, nấu nước, tất cả phạm Đột-cát-la.

Luật Ngũ Phần chép: Sai Tỳ-kheo-ni không bà con giặt mà Tỳkheo-ni bà con giặt, qua lại năm câu như vậy phạm xả đọa.

Luật Tăng-kỳ nói: nếu bảo Tỳ-kheo-ni giặt y cho thầy phạm Độtcát-la.

Nay hoặc có người nuôi nhiều đệ tử ni, sai giặt may vá vì chẳng phải người bà con đều phạm xả đọa, hoặc nhầm đệ tử do đó đưa cho nhuộm thì phạm tội trọng, phải hết sức cẩn thận.

3) Là y cũ của mình.

Luật nói: dù chỉ trải qua một lần mặc trên thân.

Luật Tăng-kỳ nói: Cho đến một cái gối.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu là đãy đựng dày dép thì không phạm.

Du già nói: Cho đến ni-sư-đàn cũng phạm xả đọa.

4) Tự sai giặt

Luật Tăng-kỳ nói: Tự cho, sai cho v.v… bốn câu đều phạm. Nếu sai Tỳ-kheo-ni bà con giặt mà đệ tử giặt thì không phạm.

Hoặc nói: Bảo đệ tử ông giặt y cho tôi thì phạm, hoặc mặc y dơ vào Chùa ni để giặt thì không phạm.

Nếu trước người có tâm phương tiện thì phạm xả đọa.

Luật Thập Tụng nói: Nếu phạm xả y, đưa cho giặt phạm tội nhỏ.

Y cứ theo đây không phạm trọng, một y không hơn có phạm trọng.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu bị xe cộ làm dơ rồi bảo Tỳ-kheo-ni giặt phạm xả đọa, không được cắt bỏ hết y cũ.

5) Giặt nhuộm xong liền phạm

Luật Tứ Phần chép: Lại giặt y mới, cho đến sai hai chúng ni đều phạm Đột-cát-la.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu giặt xong, Tỳ-kheo bảo chưa sạch sai

Tỳ-kheo-ni giặt lại phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề và Đột-cát-la.

Không phạm là: Luật nói: nếu bị bệnh, hoặc vì Phật pháp Tăng, hoặc mượn y người khác mà Tỳ-kheo-ni giặt thì không phạm.

Giới thứ 6: xin y người thế tục không bà con.

Đa luận nói: chế ra không cho phép xin có bốn điều lợi ích.

  1. Vì làm cho Phật pháp Tăng thượng.
  2. Vì dứt sự tranh tụng.
  3. Vì dứt bặt tâm bất thiện trước người.
  4. Vì làm cho chúng sinh tin ưa đối với chánh pháp.

Ngũ Bách Vấn Luận chép: xưa, có Tỳ-kheo xin nhiều, cất chứa không chịu làm phước, lại không chịu hành đạo. Do đó, sau khi qua đời biết thành một khối thịt trên núi lạc đà lớn mấy mươi dặm. Bấy giờ, gặp lúc thời đói khổ, dân trong nước này hằng ngày đến lấy thịt đó ăn, cắt chỗ nào lại sinh lại chỗ đó.

Một hôm người nước khác đến, thấy vậy liền cắt lấy thịt đó, liền có tiếng kêu lớn chấn động cả mặt đất. Người kia hỏi lý do, mặt đất đáp. Tôi vốn là người tu hành, vì tham lam của cải không chịu bố thí, vì mắc nợ vật của người nước này nên phải làm khối thịt để trả nợ cũ. Tôi đâu có mắc nợ gì ông, cho nên kêu to như vậy. Phật bảo Tỳ-kheo tham lam là họa lớn, xả bỏ là hợp với pháp Tỳ-kheo.

Lại nói: Nếu người xin vật của Tỳ-kheo nói: đây là tốt hay xấu, nếu thật tốt thì nói tốt, được vật phạm xả đọa. Không tốt nói tốt phạm tội khí. Nếu Tỳ-kheo nghèo thiếu, vào buổi sáng được dẫn người tại gia, sa-di vào chợ xin tiền, sau ngọ không hợp. (lẽ ra không có giới của sa-di). Đủ sáu duyên thành phạm:

1. Đủ ba y (dù không đủ phải xin lấy y, nếu xin ngũ cốc luật kết phạm cát-la).

2. Có nhân duyên: Nghĩa là đoạt mất ba y, chẳng phải giữa tháng ca-đề theo người khác xin y, nhất định không giao thiếu, không cứu giúp. Mùa đông tùy theo lượng xin y, không được cất chứa nhiều.

3. Chẳng phải bà con.

Luật Ngũ Phần và Đa Luận nói: xin y tốt ở người bà con, hoặc nghèo thiếu, hoặc cho ít đòi nhiều tất cả phạm Đột-cát-la.

4. Xin ứng lượng y cho mình

Luật Thập Tụng, Tăng-kỳ nói: xin được bốn khuỷu tay trở lên thì phạm. Nếu tự mình xin hoặc bảo người xin, ra tướng làm nóng lạnh. Hoặc vì phương tiện nói pháp tất cả đều phạm xả đọa.

Trừ xin đãy lọc nước, vật nhỏ để vá y, vải buộc đầu, vải bó vết thương, một dãi buộc chân, đảy đựng dao, khăn lau tay, lau mặt, lau thân thể v.v… đều được. Nếu khi xin vật này thí chủ cùng toàn bộ y tài, thì được lấy. Vốn người có tâm lợi dụng chỉ xin ít, hoặc dung chứa được nhiều thì phạm xả đọa.

5. Người kia cho.

6. Lãnh thọ liền phạm.

Luật Tứ Phần chép: Nếu bị giặc lột y lỏa hình, Phật dạy: nên lấy cỏ mềm, lá cây che thân đến chùa, hoặc lấy y dư, hoặc lấy của bạn thân. Nếu không có thì đến trong tăng hỏi xin. Có thể phân y, nếu không thì hỏi lấy y được chia tăng.

Nếu người không cho thì tự mở kho xem, hoặc là mền, nệm, chăn mở tháo ra cắt làm y, ra ngoài xin nếu được rồi nên trở về giặt nhuộm may vá lại để ở chỗ cũ. Nếu không để lại chỗ cũ thì đúng như pháp mà trị.

Luật Thập Tụng chép: Chỗ cũ trống rỗng, thì để ở chỗ gần. Ngoài ra như trong Tạp pháp nói.

Luật nói không phạm: Nếu đoạt mất ba y thì xin người không phải bà con. Ngũ Phần khai cho khi y dư được xin, chung với năm duyên trước.

Luật lại nói: Hoặc xin cho người khác, hoặc người khác xin cho mình, hoặc không cầu mà được, hoặc xin người bà con, hoặc xin người cùng xuất gia thì không phạm.

Luật Ngũ Phần nói: Phi pháp cầu thí, thí phi pháp cầu, cả hai phạm tội.

Giới thứ 7: lấy y quá phần.

Có sáu duyên:

  1. Tỳ-kheo bị cướp mất ba y.
  2. Cư sĩ chẳng phải bà con.
  3. Bị cướp mất cho nên bố thí.

Nếu không bị mất thì tùy theo sự thọ nhận, không phạm.

4. Tỳ-kheo biết người kia bị mất nên thí y.

5. Lỗi biết đủ.

6. Lãnh thọ liền phạm

Luật nói: Nếu mất một y không nên nhận lấy, nếu mất hai y còn có y nhiều lớp, hoặc hai lớp, ba lớp, bốn lớp nên tách ra làm tăng-già-lê và an-đà-hội.

Luật Thiện Kiến nói: Nếu cả ba y đều mất, lấy hai y trên dưới, còn một y xin chỗ khác.

Luật Tứ Phần nói: Nếu tự tứ cho nhiều y, hoặc y mềm, y mỏng, hoặc không bền chắc nên lấy làm hai, ba, bốn lớp viền ở trên vai, nên phụ vào chỗ bẩn, nên đặt khuy nút. Nếu vải còn dư nên nói với cư sĩ: Đây là vải dư, để làm gì đây?

Nếu người kia nói: Tôi không bị mất y cho nên cúng dường. Chúng tôi tự cúng dường cho Đại đức mà thôi, nếu người kia muốn nhận liền lấy. Giới trước vì người khác không phạm. Giới này nếu vì người khác xin nhận thì phạm.

Giới thứ 8: khuyên cư sĩ thêm giá tiền may y.

Luận nói có sáu duyên thành phạm:

  1. Người thế tục chẳng phải bà con có tâm rộng lớn chuẩn bị giá tiền.
  2. Cúng dường có thời hạn
  3. Biết thời hạn cúng dường
  4. Chê ít khuyên thêm
  5. Người kia vì tăng thêm giá tiền tơ dệt
  6. Lãnh thọ liền phạm

Luật Tứ Phần chép: Cư sĩ cúng dường y, Tỳ-kheo chê ít lại xin thêm, dù chỉ thêm một phần trong mười sáu phần của một tiền, hoặc thêm sợi tơ cho đến một sợi chỉ.

Luật Thập Tụng chép: Khuyên thêm giá cả, lượng, mầu sắc phạm ba tội xả đọa.

Luật nói không phạm: là trước nhận tha hồ thỉnh mà đến cầu biết đủ. Đối với việc tìm cầu làm giảm ít. Nếu xin người quen biết, xin người xuất gia, mình vì người khác, người khác vì mình, không cầu mà tự được thì không phạm, ngoài ra như trong sớ.

Giới thứ 9: khuyên hai gia đình thêm giá tiền may y.

Duyên chế giống như trước, chỉ khác là khuyên hai nhà chung lại.

Luật Ngũ Phần chép: Cho đến khuyên vợ, chồng hợp làm một y cũng phạm xả đọa

Luật Tăng-kỳ nói: Biết đủ là nếu cho y đẹp thì nói: “Tôi là người ở trong rừng, luyện-nhã, đầu-đà”. Xin không không vừa ý, thứ thô đều phạm xả đọa (vì miệng tự thuật đức của mình).

Giới thứ 10: đòi giá y thí gấp quá hạn.

Có năm duyên thành phạm:

  1. Thí chủ tặng vật báu
  2. Vì trao đổi y để dùng
  3. Giao cho người chuyển trao
  4. Đòi quá phần
  5. Được vào tay liền phạm

Luật nói không phạm là: Nếu sai sứ báo cho biết, hoặc người kia nói không cần liền bố thí cho. Khi Tỳ-kheo này dùng lời dịu dàng phương tiện xin y được, thì không phạm. Giới 11 Xin tơ tằm làm ca-sa Đa luận nói có bốn ý:

  1. Vì dứt bặt sự phỉ báng.
  2. Vì làm cho tâm kính tin thêm mạnh mẽ.
  3. Vì tu tập được an vui.
  4. Vì không hại mạng chúng sinh

Luật Tứ Phần nói: Vì Tỳ-kheo đến nhà nuôi tắm xin loại tơ chưa thành, tơ đã thành làm ngọa cụ, liền đội xem, khi phơi kén có phát ra tiếng, nhân đó Đức Phật quở trách chế giới này. Nếu thuần làm, hoặc tạp, hoặc lấy lông mịn, hoặc gai và cá tỏ tạp khác làm thành. Hoặc cắt nhỏ ra hòa với bùn trét lên tường.

Đa Luận chép: Kiều-xá-da, dịch là tơ tằm, như cách nuôi tằm ở nước Tần. Hoặc xin kén, xin bông, xin tơ dệt vải thành y phạm xả đọa.

Nói ngọa cụ là ba y, (tức ba y gọi chung là ngọa cụ, kiểu giống như tấm chăn ở Trung Quốc, cho nên lấy chung một tên).

Ngoại quốc may y gồm có hai thứ:

  1. Tách vải ra nhỏ cất giống như cách làm chăn nệm.
  2. Bông làm tỏ dệt thành y, cũng được làm ba y, vì thọ trì nên được xin, làm thành phạm xả đọa.

Luật Thiện Kiến chép: Cho đến một sợi lông tạp liền phạm.

Kiều-xa-da là sợi nhỏ trong tơ, Tằm mới nhả ra gọi là hốt.

Luật Tăng-kỳ chép: xâu tạp vào khuy gấp sợi dọc ngang, tất cả phạm xả đọa; thọ dụng phạm việt Tỳ-ni, lấy sợi dọc ở giữa, vật da bằng tơ lụa, nếu lần lượt đến, lìa khỏi tay người giết cúng dường cho người giữ giới, không nên thọ nhận ấy là pháp Tỳ-kheo. Nếu người nhận, không có từ bi, không phá giới.

Kinh Niết-bàn chép: Giày dép, y kiều-xá-da, y phục như thế đều không chứa cất. Đây là đúng với kinh luật.

Ngày nay có nơi thiền chúng đều mặc vải đẹp, há không thuận với giáo hay sao?

Luật Ngũ Phần chép: Nhà nuôi tằm bố thí bông tơ, thọ rồi cúng dường cho tăng, không được tự vào. Vì các bộ này đối nhau cho nên biết, nhưng điều chế ra ý rất quan trọng, tằm hoang dã còn phạm, huống gì tằm nhà, tạp hốt còn phạm, huống gì làm thuần bằng tằm. Có người xin và làm ba y, hợp với điều này thì dứt bỏ, như các luật có nói, mặc thì phạm tội. Như luật dạy không được đến nhà người giết mổ xin huyết, thịt và đến nhà làm sữa xin sữa ăn đều phạm.

Cho nên Đa Luận chép: Nếu nhà không có tằm xin kén tự làm bông tơ thì không phạm. Vì để bán nên có trùng phạm đột-cát-la, nếu xin thành sợi chứa y không phạm. Nếu trùng hoại lấy làm ngọa cụ thì không phạm, làm không đúng lượng y, tất cả dụng cụ để trải đều phạm Đột-cát-la.

Luận chép: Nếu vì người khác mà làm, tất cả phạm Đột-cát-la.

Không phạm là: nếu được loại làm thành rồi dùng kéo cắt nhỏ ra trộn với bùn trét lên tường, ngoài ra như trong sớ bổn.

Giới 12: làm Ngọa cụ bằng lông thuần đen.

Bốn giới ngọa cụ này đều gọi chung là ba y, người xưa nghi ngờ đến nay vẫn chưa quyết định.

Luật Tăng-kỳ chép: Làm nệm, làm già-lê cho đến tọa cụ, v.v… có bốn duyên thành phạm.

  1. Thuần là lông đen
  2. Làm ca-sa
  3. Vì mình
  4. Làm thành liền phạm

Luật chép: tự mình làm, dạy người khác làm đều phạm xả đọa như trên.

Không phạm là: nếu được ngọa cụ đã làm thành rồi, hoặc cắt rọc ra cho hư hoại (vốn làm đo cắt).

Hoặc thưa, mỏng gấp làm hai lớp (nguyên ý về sau được)

Nếu làm mền, hoặc làm ngoạ cũ góc nhỏ, hoặc làm nệm nằm, hoặc làm đồ đựng bát, làm đồ đụng dao, làm mũ, áo, làm khăn trùm cho ấm, làm khăn để giày dép, tất cả không phạm.

Giới 13: Làm ba y bằng lông trắng.

Nhân duyên như giới trước. Phật chế làm xen vào, trái với lời Phật thì phạm.

Có năm duyên thành phạm:

  1. Xen làm ba thứ lông
  2. Định làm ba y ngọa cụ
  3. Vì mình
  4. Thêm tốt bớt xấu dưới đến một lạng
  5. Làm thành liền phạm

Giới 14: làm ba y dưới sáu năm có sáu duyên thành phạm:

  1. Có ngọa cụ cũ dưới sáu năm
  2. Không bỏ cái cũ cho người khác
  3. Tăng không cho phép
  4. Làm lại cái mới
  5. Vì mình
  6. Làm thành liền phạm

Tăng-kỳ chép: Vì già bệnh, mang theo nệm Tăng-già-lê không đủ sáu năm không được lại làm. Nếu thân khỏe mạnh, nhan sắc tươi tỉnh, bạch yết-ma trong chúng mỗi mỗi không thành.

Tứ Phần nói không phạm là: Tăng cho bạch nhi và đủ sáu năm, nếu dưới sáu năm xả cái cũ làm lại, hoặc được cái thành rồi, hoặc không, hoặc làm cho người khác tất cả đều được.

Giới 15: Tọa cụ không xếp chồng. Có năm duyên thành phạm:

  1. Trước có tọa cụ cũ
  2. Lại làm tọa cụ mới
  3. Vì mình
  4. Do vô tâm mà dùng cái cũ gấp thêm vào
  5. Làm thành liền phạm

Ở đây cùng với chín mươi câu ở giữa, bốn câu đối nhau.

  1. Làm mới đúng lượng không gấp vào thì phạm giới này
  2. May lượng quá cái cũ thì phạm

Luật nói: làm tọa cụ mới, nếu tọa cụ cũ chưa hư, chưa lũng lỗ, nên đem giặt nhuộm, phơi kéo ra cho thẳng, cắt lấy một miếng dọc rộng một khuỷu tay, lót vào trên cái mới, hoặc một bên, hoặc ở giữa. Vì hoại sắc cho nên chỉ cần nói giúp thêm vào, không nói vải nệm, tùy theo chung cho cả mười loại y.

Luật Tăng-kỳ nói: làm nệm vuông một khuỷu tay, khi lấy nệm cũ không phạm.

Theo người nghe ít phạm giới, người không nghe, người ở phòng hư không sửa sang, người tiếng xấu, người đoạn kiến xa lìa hai thầy, người không thích hỏi han, người không phân biệt được việc ma không nên nhận, nhận thì trái với ý trên.

Lúc mặc không có góc nhọn, lồi lõm, thiếu góc, lủng, hư hoại, dơ nhớp làm cho vuông vắn.

Đa luận nói: Không dài, ngắn cũng nên dùng.

Luật Thiện Kiến nói: Cũ nghĩa là: Dưới đến tọa cụ không cần gấp thêm vào.

Luật nói: không phạm là cắt lấy gấp vào tọa cụ cũ, nếu người kia tự không có chỗ, lại làm cái mới (phải có được chỗ như luật luận trên). Nếu làm cho người khác, hoặc được, hoặc loại thành rồi, hoặc thuần là cũ làm lại thì không phạm.

Giới 16: Mang lông dê quá hạn: Có bốn duyên thành phạm:

1. Là lông dê tốt, trừ loại rẻ.

Luật nói: Lông đầu, cổ, chân không phạm.

Luật Tăng-kỳ nói: Mang lông lạc đà, lông con rái cá, lông heo phạm việt Tỳ-ni, thành đồ dùng không phạm.

Luật Ngũ Phần nói: Cho dùng lông lạc đà dồn làm mền.

2. Là vật của mình

3. Tự mang

Luật Tăng-kỳ nói: Cả ba người cùng có, mỗi người mang chín dotuần, gánh nặng đều phạm.

4. Luật Tứ Phần nói: Nếu đi đường được lông dê nên lấy tự mang đến ba do-tuần, nên sai người mang đến chỗ kia.

Nếu ở giữa chỗ đó không được giúp, nếu mang thì phạm Đột-cátla. Sai bốn chúng Tỳ-kheo v.v… cũng phạm. Nếu mang y khác, hoặc gai v.v… đều phạm Đột-cát-la. Hoặc vác vật quảy trên đầu gậy cũng phạm Đột-cát-la. Hoặc mang những thứ trang sức mịn, dây mịn và lông chỗ khác, hoặc làm mũ, làm khăn v.v… thì không phạm.

Giới 17: Sai Tỳ-kheo-ni không bà con giặt nhuộm lông dê: chế ý duyên phạm, đồng với giới giặt y.

Đa luận nói: Vì làm Tăng thượng Phật pháp nên Phật chế ra.

Nếu các chúng Tỳ-kheo-ni nhận việc giặt nhuộm, bỏ bê việc tu tập chánh nghiệp, chính là không có oai nghi, phá pháp tăng thượng.

Lại đình chỉ pháp ác, nhân duyên thứ lớp, mỗi mỗi làm cho thanh tịnh. Ngoài ra như trong sớ có nói.

Giới 18: chứa tiền của báu.

Đa luận nói: Đức Phật chế giới này có ba điều lợi

  1. Vì dứt sự phỉ báng
  2. Diệt sự tranh cãi
  3. Vì thực hành tiết kiệm, thành tựu thánh chủng

Báu là tám thứ của bất tịnh. Lại nhân đây chia ra bốn môn.

  1. Nêu số bày lỗi
  2. Khai chế khác nhau
  3. Kết tội nặng nhẹ
  4. Trao đổi tội nhiều tội ít qua lại

Trong phần nêu số:

  1. Ruộng vườn rừng nhà
  2. Trồng các loại cây
  3. Cất chứa lúa, lụa
  4. Nuôi kẻ tôi tớ
  5. Nuôi loài cầm thú
  6. Tiền, của, vật báu
  7. Mền nệm, búa khoan
  8. Vàng, trang sức và các vật quý

Tám thứ này kinh luận và luật nêu nhiều thông số. Hiển lỗi không đúng thứ lớp so sánh thuật đủ như trên, không trích trong kinh Phật. Hai là nói về lỗi. Các giới không chế ra đối với người thế tục. Chỉ có ở đây, làm cho đạo tục đều giữ gìn. Thấy người chứa cất biết chẳng phải là đệ tử Phật.

Trong kinh luật: Đều nói Sa-môn có bốn hoạn lớn chính là giới này. Nếu có người cất chứa thì chẳng phải đệ tử ta.

Luật Ngũ Phần cũng nói: Nhất định không tin pháp luật của ta cũng do tám loại này, đều làm lòng tham thêm lớn, làm hư hoại đạo pháp, ô nhiễm phạm hạnh, có đắc quả uế gọi là bất tịnh. Ngoài ra, như trong chánh giải.

Hai là nói về khai cho chứa, trong kinh nói cấm trọng như ở sau nói rõ. Trong luật về việc cơ nhỏ ý hẹp nên phần nhiều cho khai chứa trong loại bất tịnh thứ nhất. Do đó, ngăn đạo người khác thì không khai cho.

Một cửa phòng nhỏ có đường thiết yếu, nhờ vào ở trên khai cho chứa.

Tỳ-ni Mẫu nói: Tất-lăng-già được người trong nước cúng dường rất nhiều. Một là ngôi chùa nhỏ, lưới võng, xe kiệu, lừa, v.v… cất giữ tất cả những thứ đó để sửa sang lại chùa viện Đức Phật khai cho thọ nhận.

Trong luật Tăng-kỳ chép: Vì chúng tăng cho nên được nhận.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu có cư sĩ cúng dường ruộng đất, cúng riêng cho người khác thì không được lấy, nếu cúng dường cho chúng tăng thì được nhận.

Trong Đa luận nói: Nếu có Đàn việt muốn xây dựng phòng lớn nên chỉ bày cho họ hiểu rõ, khiến xây cất phòng nhỏ tùy theo pháp biết đủ. Nếu muốn làm phòng chứa được nhiều người thì nên làm, không nên trái ý.

Luật Ngũ Phần chép: Có người cúng dường ruộng vườn, nhà cửa, quán tiệm cho chúng tăng thì cho nhận, nhưng phải bảo cho tịnh nhân biết.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu có người đem áo cúng dường chúng tăng, cung cấp đồ giặt giũ và tất cả chúng sinh, cho phép sử dụng, tùy theo ý muốn được thọ dụng.

Hai là trồng trọt, cắt tỉa, như trong luật Tăng-kỳ chép: Vì tăng kinh doanh việc đó thì được, còn vì người khác thì chẳng khai, tức trong pháp làm nhơ nhà người, tự mình trồng hoa hay dạy người khác trồng hoa tất cả đều không được. Trừ cúng dường Phật pháp tăng, ngoài ra như Tạp pháp nói.

Ba là cất chứa lúa thóc, lụa là. Kinh Bảo Tích chép: Mất mùa thiếu thốn thì lấy ra ba mươi thạch lúa, rút ra từ kinh Thiện Sinh, ta tự mình nhận được hai bản tánh chân và ngụy đều không, cả nước truyền mộng.

Kinh Niết-bàn chép: Thanh Văn tăng không có việc chứa để tất cả các thứ như: tôi tớ, sứ giả, kho tàng, lúa gạo, muối, chao, hồ ma và các thứ đậu lớn nhỏ. Nếu tự tay làm, tự mài, tự giũa, tất cả đều phi pháp. Nếu có nói thì nói Đức Như lai cho phép chữa vật phi pháp, thì lưỡi sẽ bị rút lại.

Trong luật Tăng-kỳ nói: Nếu Tỳ-kheo khi mua lúa, bấy giờ tự nghĩ, sau này sợ đất, nay mua lúa này, ta sẽ nương vào đó mà được tụng kinh, ngồi thiền, hành đạo, thì chẳng nói nhiều ít. Y cứ theo lương thực trong một mùa hạ, cũng tùy thời là lo liệu về sự đầy đủ hay thiếu thốn kia. Muối thì y cứ vào lượng thóc trước, gia pháp trong tận hình dược cũng được.

Trong bổn luật nói: Tỳ-kheo khất thực được lúa, mì nhiều, ít, ban phát đậu, gạo tẻ, Đức Phật khai cho nhận, để vào trong túi, cần phải tịnh thí. Cho nên, trong văn nói: các Tỳ-kheo trên đường đi được thức ăn, nên mang về chia cho tịnh nhân cùng hưởng, quyển sáu có nói đầy đủ về pháp thuyết tịnh.

Phần bốn là nuôi các tôi tớ. Kinh Tăng Nhất A-hàm nói: Trưởng giả đem con gái cúng dường Đức Phật, Ngài không nhận, nếu Ngài nhận thì dần dần sinh ra tội nặng, nhân đó nói về lỗi của la-sát nữ.

Luật Tăng-kỳ: nếu có người nói, cúng dường tôi tớ cho chúng tăng, hoặc cúng dường người đi sứ, hoặc cúng dường người làm vườn, tất cả không được nhận. Nếu cúng dường tịnh nhân để lo liệu cho chúng tăng, thì người khác được nhận. Nếu cúng dường Ni tăng cho đến người khác trái lại ở trước, chỉ nói nữ tịnh nhân là khác, ngày nay các chùa phần nhiều nuôi người nữ, hoặc mua bán tôi tớ. Trong đó uế tạp làm sao có thể được? Đâu chỉ phạm giới dâm trộm cắp cũng không phạm. Đã biết điều Đức Phật chế ra mà không cho phép, tất cả há cưởng lại hay sao!

Luật Tăng-kỳ có chép: Tất-lăng-già ở trong xóm làng kia, tự lấy đào đất làm phòng, vua cùng người sứ ba lần ngăn cản nhưng ông không chấp nhận, nói: Nếu trọn đời giữ gìn năm giới, vâng theo trai tịnh, sau sẽ nhận.

Trong luật Thập Tụng chép: Giữ chùa Trúc Viên có năm trăm người. Trong thành Vương-xá cũng có mười hạng người cúng dường không có phước.

  1. Cúng dường người nữ.
  2. Cúng dường đồ chơi.
  3. Cúng dường tượng vẽ trai gái giao hợp.
  4. Cúng dường rượu.
  5. Lời nói phi pháp.
  6. Cúng dường vũ khí.
  7. Dao lớn.
  8. Thuốc độc.
  9. Trâu dữ.
  10. Dạy người khác làm.

Như thế trong phần bố thí năm thứ súc sinh, trong luật nói Tỳkheo nuôi mèo, chó, cho đến các loài chim thú đều không được.

Luật Tăng-kỳ nói: nếu có người cúng dường tất cả chúng sinh cho chúng tăng, chúng tăng đều không được nhận. Chúng sinh đó là: Ngựa lừa, heo dê, hưu nai, tất cả các loại như thế, ngoài ra còn có chim thú rừng. Nếu thấy Tỳ-kheo không nhận bèn nói: “Tôi sẽ giết nó”, thì nên nói làm cho họ tự thí cho cỏ nước để chăm sóc chúng, không để bị thương tổn, không được chặt cánh, nhốt chúng vào lồng. Nếu chúng có thể bay đi kiếm sống thì thả đi, chớ bắt.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu cúng dường trâu dê không được nhận, hoặc nói cúng dường năm món như sữa chua, v.v… thì được nhận, ngoài ra tất cả súc sinh cũng như vậy.

Trong kinh Niết-bàn chép: pháp của Tỳ-kheo, không được mua bán các thứ để mưu sinh, Già Luận nói vì xây tháp được nhận lạc đà, ngựa lừa. Nay có người cúng dường súc vật cho chùa mà Tri sự có người bán cũng đều không hợp với Thánh giáo.

Bộ Thập Luận chép: Nếu có người cúng dường ruộng vườn, đất đai cho bốn phương tăng không cùng tịnh nhân giữ giới, ngược lại cùng tịnh nhân phá giới. Tự ý thọ dụng và ăn chúng với người tại gia. Do đây mà cư sĩ sát-lợi đều đọa vào địa ngục A-tỳ.

Nhật tạng phần chép: Ở trong giáo pháp của ta giả sai làm giáo pháp như: Bắt đầu từ một người cho đến bốn người, không cho nhận vật của thường trụ tăng như ruộng vườn, nhà cửa, cây kiểng, xe cộ, ngựa, tôi tớ, v.v… Nếu đủ năm người mới được nhận, kinh Đại Tập cũng nói giống như vậy.

Luật Tứ Phần dựa vào trong giới bổn mà khai, người già bị bệnh được nhờ người nam, người nữ, người gần gũi, đúng như pháp chăm sóc bệnh.

Trong luật Tăng-kỳ nói: Nếu nương vào thuyền, xe, trâu, ngựa, v.v… người không bệnh không đường dùng, chỉ có người nhờ thuyền đi qua sông được lục súc, tiền bạc, của báu. Nếu muốn tự ý cất giữ thì không được. Nếu muốn tịnh thì cho người khác, y theo văn luật mà khai. Trong luật Tăng-kỳ, Thập Tụng và Thiện Kiến có nói. Nếu người bệnh thì được thọ, bảo tịnh nhân cất giữ, vì để đổi thuốc. Nếu có nhiều người cúng dường thuốc giá trị bằng tiền được đặt ở dưới mền, khi mắt chưa thấy, tay dụng vào đều không phạm. Lại nói: phu nhân Mạt-lợi cúng dường tiền cho tăng vào ngày Bố tát, Đức Phật cho phép nhận. Y cứ theo nghĩa giao cho người khác. Lại cư sĩ đưa tiền bạc cho chúng tăng làm chùa, nhà ăn, vườu rau, Tỳ-kheo không được nhận. Nếu nhận phạm tội Đột-cát-la, nên giao cho tịnh nhân chia theo đầu người. Nếu cúng dường làm thức ăn, y phục, thuốc thang, ngọa cụ cũng không được tự nhận. Nếu nhận sau đó may y phục dùng phạm tội Đột-cát-la, nên giao cho tịnh nhân.

Trong kinh Tạp A-hàm nói: Từ nay về sau, cần cây trực tiếp xin cây, cho đến cần công nhân, v.v… cũng trực tiếp xin. Cẩn thận đừng vì mình nhận lấy vàng bạc, của báu, thế nói thẳng ra để cho mọi người hiểu rõ luật Tứ Phần.

Bổn luật nói: nếu vì làm phòng ốc, xin gỗ, tre, rơm, võ cây thì được nhận, không nên vì mình mà nhận (nếu văn không rõ nên dẫn kinh rõ hơn), ngoài ra hiểu đúng như vậy.

Ở mục bảy cho phép cất giữ nhiều vật. Trong Tỳ-ni mẫu chép: Người khác cho phép nhận khắc chạm giường lớn, chỉ trừ vàng bạc, châu báu. Nếu là nệm bông cho người khác thì được, luật Thập Tụng khai cho nhận.

Tỳ-ni mẫu, luật Tứ Phần nói: Các thứ như nệm, v.v… cúng cho người khác thì cho phép nhận. Rộng ba khuỷu tay, dài năm khuỷu tay, giữ gìn tịnh thí. Nếu có người cúng dường tất cả cho người khác như sắt, ngói, bình, v.v… bồn bằng đồng, mũ bằng đồng, v.v… thì được nhận.

Tám là Đức phật không khai. Trong luật Thiện Kiến chép: không được cầm giữ tất cả lúa, trừ gạo. Nếu có người cúng dường vũ khí, chúng tăng nên hủy bỏ, không được bán. Nếu là nhạc khí không được giữ, được phép bán.

Trong kinh tăng nhất A-hàm chép: nếu được vàng bạc, châu báu của thí chủ, chú nguyện xong nên trả lại cho thí chủ.

Kinh Niết-bàn chép: Nếu có người nói: Như Lai thương xót tất cả chúng sinh khéo biết đúng thời giảng nói, nhẹ cho là nặng, nặng cho là nhẹ, quán xét biết các đệ tử ta, có người cung cấp đầy đủ những đồ cần dùng không thiếu, người như thế Đức phật không cho phép chứa tất cả tám vật bất tịnh. Nếu những đệ tử không có người cung cấp, bấy giờ đói khát, thức ăn uống khó được, vì muốn hộ trì, xây dựng chánh pháp, ta cho phép các đệ tử thọ nhận các tôi tớ, vàng bạc, xe cộ, ruộng vườn, nhà cửa, lúa gạo, bán đổi những thứ cần thiết. Tuy ta cho phép chứa những vật như thế, nhưng phải tịnh thí, một lòng tin tưởng đàn việt, bốn pháp như thế cần phải y chỉ, ta dùng nhục nhãn nói bốn pháp là chỗ cần nương cho chúng sinh, cuối cùng không dùng tuệ nhãn nói. Nếu có người nói ở trong tạng nhưng ngược lại lời nói trên cũng không nên nương theo. Lại nói về tám bất tịnh tài.

Phần mười văn chỗ khác đều hủy phá không cho giữ y phục. Lại nói: Nếu Ưu-bà-tắc biết Tỳ-kheo này phá giới thọ nhận chứa tám pháp, không nên cúng dường, lại không nên duyên vào áo cà sa cung kính lễ bái. Nếu cùng làm việc tăng chết sẽ đọa địa ngục.

Trong kinh Thập Luận chép: Y cứ vào người không biết trì, phạm đều phải cung kính.

Kinh Niết-bàn chép: Trọn đời không dùng giáo lý cùng tột, cũng được vì hộ pháp, mà điều nhỏ nhặt không cần.

Phần ba nói về tội chứa để nhẹ hay nặng: Trong phần tám, nếu lấy sáu, bảy tiền bạc, mệm mền phạm tội xả đọa, vì trái với tịnh thí, ngoài ra phạm Đột-cát-la, dù chứa để cũng thiếu.

Bốn là trao đổi nhẹ nặng: Nếu đem tám thứ này đổi y phạm tội xả đọa. Lấy y thì còn được vật quý giá, đệm cũng phạm xả đọa. Nếu được sáu thứ khác phạm tội Đột-cát-la. Nếu lấy y báu trao đổi cho nhau đều phạm tội xả đọa, trao đổi sáu thứ khác phạm Đột-cát-la.

Phần sáu tự trao đổi cho nhau phạm Đột-cát-la, người được y báu đều phạm tội Đề-xá-ni. Đây nghĩa là thêm, bớt cho người phàm tục, với năm chúng phạm tội nhẹ.

Trong Đa Luận nói: Nếu thuyết tịnh tiền bạc, châu báu, sau đổi y phục của làm ba y, bình bát, xếp vào trong số một trăm lẻ một vật, thì không cần thuyết tịnh. Ngoài ra phải nói, nếu người phạm tội phải ở trước tăng sám hối, đã lấy tiền bạc châu báu, trao đổi y phục của cải và một trăm lẻ một vật, không cần bỏ nó, vì đã tịnh thí, ngoài ra thành y hay không thành y, tất cả thuyết tịnh không phạm tội, giải thích đúng như giới bổn. Đây là giới chứa của báu thứ 9.

Mười là giới cầm giữ châu báu, văn chép: Tay cầm nắm là ý thời khác. Đầy đủ bốn duyên thành phạm:

  1. Tiền bạc, châu báu
  2. Biết đúng
  3. Vì mình
  4. Nhận lấy liền phạm.

Đây là một giới mà người bị bệnh này thì nhiều, nhưng bên trong không có lòng cao thượng, bên ngoài thành bỉ ổi, không nhớ lời dạy của bậc Thánh, nghiêm trì một cách mạnh mẽ, chỉ vì tham sân si từ vô thỉ.

Trong bổn luật nói: Chẳng phải đệ tử ta, y cứ vào đây mà phá giới này.

Lại nói: Đức Phật bảo vị Đại thần: Nếu thấy Sa-môn, Thích tử cho ta là thầy, mà nhận vàng bạc, tiền, châu báu, thì nhất định biết chẳng phải Sa-môn, Thích tử.

Lại, kinh Tạp A-hàm nói: Nếu là Sa-môn Thích tử, người tự nhận cất chứa, nên biết công đức năm dục sẽ thanh tịnh.

Lại, Tăng Nhất A-hàm nói: Sách thuật của phạm chí, nếu Như lai không được nhận châu báu, cho nên lược dẫn nhiều văn, chứng minh thành thật chẳng lạm dụng. Phật, Thế tôn muốn đệ tử mình tăng thượng, nếu bỏ nghiệp thô bỉ, xa lìa ba cõi, được gần gũi với khuôn phép ở đời. Ngày nay trái lại tự mình rơi xuống hố, tự chứa, tự giữ, người lái buôn nhanh chống vào chợ, tin mù mờ về Phật pháp, lại tự khoe khoang vọng bày pháp luật nói. Chỉ cần tâm không tham lam, đâu thể phạm tội. Người phát ra lời này tự đánh mất mình, không nghĩ suy, ở địa vị thấp hèn này mà khinh chê bậc thánh, một phần lợi lộc còn tính toán, không bằng kẻ phàm tục ẩn dật, đâu khác gì trí tuệ của con bò, con ngựa, chống lại người tài năng, không khác tài năng của con bướm bay vào đống lửa. Đâu chỉ vì cất chứa, nắm giữ, tham lam là nguồn gốc mới sinh ra trộm cắp, lược thuật ra để răn dạy người có trí tuệ, đứng trước hoàn cảnh phải suy nghĩ kỹ càng.

Trong kinh Niết-bàn chép: Nếu xa lìa được tám pháp rắn độc, đó là ruộng phước thánh chúng thanh tịnh, đáng được trời người cúng dường. Quả báo thanh tịnh nhục nhãn chẳng thể phân biệt được. Lại nói: Tỳ-kheo Kỳ-hoàn không cho nhận vàng bạc, cùng ở chung chỗ thuyết giới tự tứ, uống nước trong một sông, vật lợi dưỡng đều không cùng với họ. Nếu người cùng việc tăng, sau khi qua đời đọa đại địa ngục.

Luận Trí Độ nói: Bồ tát xuất gia vì giữ gìn giới không chứa tài vật, vì giới là công đức cao quý hơn việc bố thí.

Lại Văn dưới quyển 11 của kinh Niết-bàn chép: Bồ-tát trọn đời chê bai giới, thì không khác với tánh, rộng ra có văn rõ, người giữ giới trọn đời tức đã được bạch bốn lần yết-ma, các văn như thế thường phải đọc kỹ.

Luật Tứ Phần chép: Về tiền, có tám thứ tiền như vàng, bạc, v.v… giống như văn trên.

Luật Tăng-kỳ chép: làm sinh mầu sắc, tự mầu sắc đều được cầm nắm. Sinh sắc, vàng giống như màu sắc bạc, tiền tùy theo nước sử dụng, tất cả không được cầm giữ, cầm giữ phạm tội đề-xá-ni, nên ở trong tăng sám hối.

Đa luận nói: có bảy thứ châu báu như: vàng, bạc, ma ni, châu báu, san hô, xa cừ, mã não, lấy phạm tội xả đọa. Chẳng phải tự tay lấy, đúng như pháp thuyết tịnh không phạm. Nếu như châu báu, đồng, sắt, hổ phách, thủy tinh, ngụy châu, du thạch, v.v… vì người lấy năm thứ để giữ gìn phạm Đột-cát-la, không nên tự mình lấy, đúng như pháp thuyết tịnh thì được, nếu cất giữ ít vàng giống tượng vàng, tự trao châu báu cho người khác đều phạm Xả đọa. Không phạm giới này, là giống như châu báu xếp vào một trăm lẻ một vật, không cần tác tịnh, đều được giữ một vật, ngoài một trăm lẻ một vật ra đều là vật quí. Nếu không xếp vào một trăm lẻ một vật, thuyết tịnh cũng như trước.

Trong Luật Tăng-kỳ chép: Vật bất tịnh như vàng, bạc, tiền thì không được đụng vào, còn các châu báu khác được lấy, nên gọi là Tịnh. Không được đắm trước nên gọi là bất tịnh. Nếu vật bất tịnh mà tự nắm giữ, hoặc bảo tất cả mọi người nắm giữ đều phạm Đề-xá-ni. Nếu thành tựu cõi nước không dùng phạm tội Việt Tỳ-ni. Nếu được tiền và giá trị y an cư, không được tự tay lấy mà bảo cho tinh nhân biết, không có người chỉ đất ở bên chân mà nói: “Biết trong đó dính đất”, tự mình lấy lá, gạch, ngói v.v… ném ra xa, lấp lên trên. Sau đó, đưa tịnh nhân đến bảo cho biết rồi mang đi, người không đáng tin bảo họ đi trước. Nếu người tin được, thì tùy ý sử dụng. Luật Tứ Phần trong đó xả bỏ, bảo người đáng tin đến rồi nói. Đây là vật của tôi, không phải của ông, nên biết như vậy. Nếu người kia trả lại cho Tỳ-kheo, nên coi là vật của người kia, cho nên bảo tịnh nhân giữ nó. Nếu người kia là Tỳ-kheo trao đổi y bát, v.v… nên giữ gìn trao đổi thọ trì. Nếu Ưu-bà-tắc kia nhận rồi cho Tỳ-kheo tịnh thì y bát, nên nhận giữ gìn nó. Nếu không nói cho người kia biết để trông nó thì phạm tội Đột-cát-la.

Trong luật Tăng-kỳ chép: Nếu người biết việc của Phật, pháp, Tăng, có tiền bạc, châu báu muốn đưa cho giữ, nếu là đất hoang thì bảo cho tịnh nhân biết, vùng đất chết chỗ ngăn che thì sai Tỳ-kheo đào. Nếu tịnh nhân là người không đáng tin, mắt xoay ba vòng, sau đó, biết là đất ở trong hố tiền, nếu rải rác thì được lấy gạch ngói ném vào, làm như vậy xong, như trước xoay mặt ba vòng sai đi, về sau khi cần thì làm như phương pháp trước, đến chỗ tiền của vật báu, tịnh không đáng tin, lại xoay mắt ba vòng, tương lai lấy nó. Nếu thí chủ làm bát vàng, bảo Tỳkheo thọ dụng vì được phước nên phải giữ gìn, lúc mang thức ăn đến, duỗi tay ra lấy bát nên nói nhận, nhận, nhận, nói ba lần xong rồi ăn, không được đụng vào xung quanh bát, khen rồi đưa tay nắm giữ. Đây là trong giới 90 ở sau.

Trong Đa luận nói: có năm cách nhận:

  1. Dùng tay nhận
  2. Dùng y nhận
  3. Dùng bình nhận
  4. Nói đắm trước ở trong đó
  5. Nếu nói cho tịnh nhân đều phạm xả đọa.

Ba chúng dưới không được cất chứa, cất chứa phạm Đột-cát-la. Luật Tăng-kỳ chép: Hoặc thân, hoặc tất cả phần thân, cho đến tay, chân v.v… nếu thân tương tục nghĩa là buộc chỗ ba tà áo cho đến trong bình bát đều phạm tội xả đọa.

Trong Đa luận chép: Có năm loại vật quí

  1. Châu báu quý trọng
  2. Giống như châu báu
  3. Nếu y, y tài, ứng lượng trở lên.
  4. Tất cả không ứng lượng y và y tài .
  5. Tất cả lúa gạo.

Châu báu quí trọng xả bỏ cho tịnh nhân đồng ý, tội phải sám hối trong tăng, nếu là tiền bạc, vật báu thì Tỳ-kheo không được chứa, nếu ở trong tăng lần lượt hành thuyết tịnh, các thứ giống như châu báu khác và trong số một trăm lẻ một vật, cùng đồng ý với tịnh nhân xả bỏ tất cả, phạm tội Đột-cát-la, phải sám hối ở trong tăng.

Thuyết tịnh về tiền bạc, châu báu có hai cách: Nếu người tại gia mang đến cúng dường Tỳ-kheo. Tỳ-kheo nói: Vật bất tịnh này tôi không nên giữ gìn, nếu thanh tịnh thì nên nhận, liền nói tịnh. Lần thứ hai, tịnh nhân nói đổi cất giữ vật thanh tịnh, liền nói tịnh. Nếu hai bên không nói nhận phạm tội xả đọa, nếu xả thì cho người tại gia, không được cho Sa-di.

Luật Tăng-kỳ chép: Mục-liên dẫn Sa-di Chuyên-đầu đến ao Anậu-đạt, lấy vàng, đá vụn định rải xuống nơi nào Phật tắm, cho đến Tỳ-kheo lâu năm, dẫn Sa-di trở về làng cũ, quyến thuộc vì khất thực không được thức ăn, cột tiền trong áo ở giữa đường, đồng thời phi nhân đi vòng quanh bên trái, vì bụi bặm nên chửi rủa đây không may mắn, mỗi việc đã rõ ràng đều khiến cho bỏ. Phi nhân lễ bái, nhiễu quanh bên trái mà đi qua, giống như ở đây có thể trừng trị, cho nên gặp nhau âm thầm trách móc, như loại thần sông quở trách. Ngoài ra, có người chưa sám hối chắc chắn sẽ bị giết, cùng một loại như nhau.

Trong luật nói không phạm, khai duyên như trên. Nếu người kia không chia cho y, Tỳ-kheo khác nên nói. Đức Phật có dạy: Vì thanh tịnh nên cho, nên trả lại người khác, nếu lại không cho thì tự mình đến nói. Đức Phật dạy Tỳ-kheo, thực hành pháp tác tịnh nên cho ông không trả lại ta, vật này nên cúng dường chúng tăng, tháp Hòa-thượng, bậc tri thức và thí chủ cũ, vì không muốn mất tín thí kia.

Giới 19: Trao đổi châu báu.

Trong Đa luận chép: Đây là thuyết tịnh châu báu, trao đổi cho người khác để cầu lợi, khi cho người khác phạm tội xả đọa. Ở đây cho trao đổi y có năm loại khác nhau, như giới có nói.

Trong luật nói: Vì lấy tài vật đổi tiền bạc, châu báu cho nên phạm.

Nhưng không có y và thức ăn là khác. Có năm duyên thành phạm:

  1. Là tiền bạc châu báu
  2. Trao đổi qua lại
  3. Quyết định giá cả
  4. Vì mình
  5. Thọ liền phạm.

Luật Ngũ phần chép: Nên đối trước tăng sám hối, không hướng đến trước một, hai người thì trong luật nói không phạm. Nếu lấy tiền đổi anh lạc đều vị Phật pháp, tăng. Nếu đem tiền đổi tiền cũng vì Phật, pháp, tăng thì được.

Giới 20: Mua bán

Trong Đa luận nói chế ý có bốn nghĩa:

  1. Vì làm cho Phật pháp tăng thượng
  2. Vì ngưng đấu tranh
  3. Vì thành tựu bốn thánh chủng
  4. Vì làm tăng trưởng lòng kính tin, không sinh phỉ báng.

– Trong luật nói có sáu duyên thành phạm:

  1. Hai chúng tại gia
  2. Trao đổi với nhau
  3. Quyết định giá cả
  4. Vì mình .
  5. Tự mình trao đổi
  6. Lãnh thọ liền phạm.

Trong luật bảo tịnh nhân trao đổi, y cứ theo hai bộ khác mà khai. Luận Tứ Phần chép: Trao đổi thuốc men, tranh giá cả chân thật, tăng lên giảm xuống đều phạm.

Đa Luận chép: Ở đây buôn bán phạm Xả đọa, lệnh này nặng nhất trong tất cả Xả đọa, thà làm người giết mổ. Vì sao? Vì người giết mổ chỉ hại một đời, còn mua bán tất cả đều hại, bất luận kẻ tăng người tục, ngu hiền giữ giới hay phá giới, không đến, không khinh khi, thường khởi tâm ác độc.

Nếu chứa để lúa thóc, thì thường mong thiên hạ đói khổ tai họa, như sương muối, mưa đá, v.v… Nếu chứa để thì thường muốn cho khắp nới phản loạn ngăn đường, vua đi trở ngại, phần nhiều mắc lỗi này. Mua bán tài vật này làm tháp, tượng thì không được lễ bái.

Lại nói: chỉ nghĩ là Phật mà làm lễ, giả sử làm thức ăn cho chúng tăng và phòng của bốn phương tăng thì tất cả không được ở, Tỳ-kheo giữ giới, không nên thọ dùng, thọ thì phạm tội, nếu chết thì được, yếtma phân chia. Sở dĩ như vậy, vì nghiệp mua bán này tội lỗi sâu nặng. Nếu lúc còn sống, chúng tăng được dùng, Tỳ-kheo này nói: Tuy mua bán có tội, còn được làm phước, làm mãi không thôi. Nay không cho phép tăng thọ dụng, không cúng dường ruộng phước cho tăng. Về sau phạm tội nặng vì nhân duyên này, không dám làm nữa.

Tỳ-kheo đã chết, không người quản lý, cho nên được phân chia. Nếu buôn bán thức ăn uống phạm tội Xả đọa. Người làm y mà đắm trước phạm tội Xả đọa, làm ngọa cụ tùy theo sự chuyển biến phạm Xả đọa, cho nên kết tội nặng.

Ngũ Bách Vấn chép: Chữa lành bệnh mà được vật người khác thì phạm tội xả đọa. Nếu khốn cùng không có thức ăn, bảo người tại gia làm thức ăn, đạo sĩ trị bệnh, bạch trong chúng rằng. Đây chẳng phải vật của ta, người được thức ăn không phạm tội Xả đọa. Nếu bố thí cho người thế tục, người thế tục cúng dường chúng tăng không phạm.

Trong luật Tăng-kỳ chép: Nếu khi mua lúa, nghĩ sau này lúc thóc mắc sẽ bán ra, lúc mua phạm tội Việt Tỳ-ni, lúc bán phạm tội Xả đọa. Nếu sợ sau này giàu, định tự mình đi khất thực. Đến lúc lúa đắt, ăn lâu dài, hoặc làm công đức cho chúng tăng. Ngoài ra bán để được lợi thì không phạm. Các loại cỏ thuốc, v.v… cũng như vậy, (y bát không vì lợi, sau này bán không phạm).

Luật Thập Tụng chép: Nếu tương tự đối tương tự, trao đổi các thứ như y bát, bồn tắm, bình, móc cửa, bốn loại thuốc, trao đổi qua lại.

Không tương tự là: Đem y đổi bát tất cả phạm Xả đọa. Nếu xả bỏ tài vật, tiền bạc mua lúa, hoặc dùng lúa mua vật. Nếu để ăn thì mỗi miếng phạm một Đột-cát-la. Có thể làm y mà đắm trước phạm Đề-xáni.

Bộ Ngũ Bách Vấn hỏi: Có cầu lợi, mua bán, làm phước có tội hay không?

Đáp: Người này không tránh khỏi địa ngục, huống chi được phước, không theo lời Phật dạy, cho nên chẳng cúng dường. Trong Luật Tứ Phần nói: ba việc mua bán, chỉ vì lợi cho nên mua bán đều phạm tội Xả đọa.

Luật Thập Tụng chép: Nếu y của chúng tăng,chưa xướng ba lần thì được tăng giá cả. Nếu xướng ba lần rồi không nên tăng, vì thuộc về người khác. Nếu trong chúng xướng ba lần được y, thì dù hối hận cũng không nên trả lại.

Luật Thập Tụng chép: Nếu mua bán phải sám hối người đối diện, trong bảy ngày thì trả lại, nếu quá thì không nên trả. Văn luật Tứ Phần không rõ ràng, đây là mua bán riêng.

Luật Ngũ Phần chép: Lúc bảo tịnh nhân đổi nên có tâm niệm, thà người kia được lợi mình, mình không nên được lợi người kia, Tỳ-kheo trao đổi với chúng tăng, phải theo người nên bảo giá cả phải chăng. Sau đó trao đổi, nếu nghèo không thể cùng dường chúng tăng, thì cần phải biết bậc hiền thiện, khéo biết đủ cho phép cúng dường thẳng.

Trong phần y pháp của luật Tứ Phần: Ý có giá đắt, sai tịnh nhân trao đổi, không có tịnh nhân cho đến bảo Tỳ-kheo trao đổi, theo đây mà khai. Nếu có tịnh nhân cũng chế cho tội.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu tự mình hỏi giá cả, hoặc sai người hỏi giá cả, nói lời bất tịnh, tranh giá cả cao thấp đều phạm tội Việt Tỳ-ni. Nếu được vật phạm xả đọa. Bốn thứ thuốc tùy theo vật nhẹ hay nặng, vật tịnh hay bất tịnh, tất cả trao đổi cho nhau phạm tội Đề-Xá-Ni. Cho nên có ý trên, giá cả đã định, Tỳ-kheo mang giá tiền đến cho chủ vật, lắc đầu làm tướng cho, Tỳ-kheo cũng phải nói đây biết vật này. Nếu khách bán vật giá trị năm mươi mà đòi một trăm tiền. Tỳ-kheo năm mươi tiền cho biết nó, người cầu như vậy chẳng gọi là thấp. Nếu người trước muốn mua vật này, Tỳ-kheo không được tịch thu ở chợ. Nên hỏi: Ông dừng chưa?

Nếu đáp rằng: Tôi đã dừng, thì Tỳ-kheo mới nói: Tôi dùng giá tiền này để mua vật này được không?

Tỳ-kheo tự trao đổi hay tịch thu ở chợ phạm tội Việt Tỳ-ni. Nếu mua vật trong chúng tăng được giá trên thì lấy. Nếu Hòa-thượng A-xàlê lấy không được sao chép lại trên. Nếu doanh sự, mướn thợ nói lời bất tịnh, cho đến vì chúng tăng hằng tháng đến chợ xin dầu, mì, v.v… nói lời bất tịnh phạm Việt Tỳ-ni, tự mình được vật trong tay phạm Xả đọa. Nói tịnh, lấy giá cả vật đó, biết là tốt không nói lời bất tịnh, người phân biệt giá cả đòi bao nhiêu, v.v… nếu vật mua ở chợ bị người chê trách nói thật là vật của người trước, đây tốt, đây xấu, thô, tế, đấu xướng lớn, nhỏ, thơm, hôi, không có tội.

Ngũ Bách Vấn chép: Nếu tự mình nêu ra giá cả của vật, người đối diện tin tưởng quí lấy, nên phạm tội trộm.

Trong Luật Tăng-kỳ: Nếu thức ăn hết giữ lấy nhiều bơ, dầu v.v… nói lời bất tịnh phạm tội Xả đọa. Thuê người sửa giày da, nói lời bất tịnh phạm tội Việt Tỳ-ni. Nước trước cho thức ăn, sau trị, trước chữa trị, sau cho thức ăn không có tội. Cho đến hết thức ăn, mướn người chăm sóc cây cỏ, v.v… theo bộ Đa Luận trước như trong giới mua bán vật, hoặc phương tiện có tội, quả ban đầu không có tội. Như vì lợi ích mà chứa muối, lúa, sau được tâm tốt liền cúng dường chúng tăng làm phước. Hoặc quả ban đầu có tội làm phước như mua gạo không bán, sau thấy lợi mới bán, vì lợi mà thâu vào tức là phương tiện không có tội. Nói được thì nghĩa là tất cả đều bỏ sám hối, trong luật không phạm, cho phép năm chúng xuất gia trao đổi với nhau, nên tự định đoạt, không chân thật với nhau như bọn lái buôn, không cho đổi chác với người khác, bảo tịnh nhân trao đổi. Nếu họ hối hận thì cho phép đổi lại. Hoặc bơ, dầu đổi chác với nhau không phạm, theo y pháp trên được bảo tịnh nhân làm. Nghĩa là y cứ theo lời người kia nói.

Luật Thập Tụng chép: Nói ba lần đòi không được, tìm tịnh nhân sai mua, tịnh nhân không biết chợ trao đổi, nên dạy đem những vật như vậy, mua vật đó, phải biết tốt xấu, người suy lường được không phạm, vật này rẻ vật kia đắt, có lợi không phạm.

Giới 21: Chứa bát dư quá hạn Có năm duyên thành phạm:

  1. Trước có thọ trì bát
  2. Lại được
  3. Bát đúng pháp, chẳng phải bình dầu khác, v.v…
  4. Bất tịnh thí. Luật Thiện kiến nói: Mua bát chưa trả giá tiền chẳng thành thọ. Chủ nói chỉ nhận cũng không thành nhận, không phạm tội dư. Nếu đã đặt ra giá cả, nung xong bảo lấy, nếu quá hạn thì phạm.
  5. Quá mười ngày thì phạm, ngoài ra như giới chứa y dư.

Giới 22: Xin bát, có sáu duyên thành phạm:

  1. Trước có thọ trì bát
  2. Đủ năm chỗ hàn không chảy
  3. Theo xin người chẳng phải bà con
  4. Vì mình
  5. Xin bát đúng như pháp 6. Lãnh thọ liền phạm.

Đủ năm chỗ hàn không chảy phạm Đột-cát-la, vì giảm bớt sự mong muốn, rộng ra như trong giới sớ. Trong luật nói không phạm: Đủ năm chỗ hàn bị chảy, chảy thì xin bát mới. Nếu xin người bà con, xin người xuất gia, hoặc xin người khác, người khác vì mình, không cầu mà được, tự mình mua cất giữ đều không phạm.

Giới 23: Tự mình xin sợi tơ, sai người chẳng phải bà con dệt.

Đa Luận nói: Có ba nghĩa để chế.

  1. Vì trừ pháp ác
  2. Dựt sự phỉ báng
  3. Vì thành tựu bốn thánh chủng.

Có bốn duyên:

  1. Tự mình xin sợi tơ
  2. Sai người chẳng phải bà con dệt
  3. Chẳng cho giá cả
  4. Dệt thành thì phạm.

Trong luận Thập Tụng nói: Nếu vì không có y, xin tơ người không bà con, muốn làm y cũng phạm Đột-cát-la. Nếu thiếu y chỉ được xin y, thiếu sợi tơ chỉ được xin sợi tơ.

Luật Ngũ phần chép: Tự mình đi xin sợi tơ, thuê người dệt y cũng phạm tội Xả đọa.

Luật Tứ Phần chép: Nếu thợ dệt cho chỉ và người bà con cho thì không phạm, người cho chỉ dệt chẳng quen thuộc, xem thợ dệt kéo chỉ, tất cả đều phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Nếu tự mình dệt làm túi đựng bát, túi đựng giày da, để kim đồ ngồi thiền, thắt lưng, làm mũ, làm vớ, lấy khăn trùm cho ấm, khăn gói giày da, tất cả không phạm.

Giới 24: Khuyến thợ dệt tăng thêm chỉ sợi (nói về phạm có sáu duyên)

  1. Cư sĩ không bà con tâm rộng lớn sắm sửa chỉ sợi sai dệt.
  2. Thời gian có hạn
  3. Biết có hạn
  4. Khen dệt y tốt đẹp rẻ, trả thêm giá
  5. Người kia làm thêm sợi tơ
  6. Lãnh thọ liền phạm.

Trong Tứ Phần nói: Nếu xin y được phạm Đột-cát-la, không phạm là: giảm bớt sự mong cầu, hoặc xin người không bà con, xin người xuất gia, người khác vì mình.

Giới 25: Đoạt y, có năm duyên thành phạm:

1. Đại Tỳ-kheo so với chúng dưới, v.v… chẳng phải hạnh loại.

2. Quy tắc đồng với hạnh.

3. Không được quyết định cho. Vì người trước quyết định lấy phần nhiều sinh phiền não. Hai câu trong bốn câu. Một nhận đều quyết định cho, hai quyết định cho và nhận phạm tội bất định. Nếu đoạt lấy phạm tội trọng, nếu nhận cho không lấy phạm Đột-cát-la.

4. Vì tức giận đoạt lại

5. Được thuộc vì mình.

Trong luật Tứ Phần chép: Không phạm là không tức giận nói. “Tội hối hận không cho cô y nữa, hãy trả y lại cho tôi”. Nếu người kia biết người này hối hận liền trả lại, nếu người khác nói liền trả lại, hoặc mượn y người khác đắp, người kia lấy y không có đạo lý, lấy lại thì không phạm, hoặc sợ mất, sợ hư, hoặc người kia phá kiến, phá giới, phá oai nghi, hoặc đáng bị diệt tẫn thì nên diệt tẫn, hoặc vì việc này có nạn mạng sống, nạn phạm hạnh, tất cả đoạt lấy không cất giữ.

Giới 26: Chứa thuốc quá thời hạn bảy ngày.

Nói rõ thể trạng thuốc bốn tháng, lập nghĩa thêm pháp phải quấy, rộng ra như quyển hạ và giới bổn sớ có năm duyên thành phạm:

  1. Thể thuốc bảy ngày, nếu tự tay lấy, tay lấy nhưng miệng chẳng nói.
  2. Nói làm thì hai ngày nhận làm xong
  3. Không thuyết tịnh
  4. Chứa quá bảy ngày
  5. Không có duyên cớ mà phạm.

Trong luận nói: Không phạm là: Nếu thuốc quá bảy ngày, lấy bơ, dầu trét lên cánh cửa, mật, mật ong cho người giữ vườn, đến ngày thứ bảy thì xả thuốc để cho. Còn thức ăn của Tỳ-kheo, nếu chưa đủ bảy ngày, trả lại cho Tỳ-kheo kia, Tỳ-kheo dùng để bôi chân, đốt đèn.

Giới thứ 27: Quá thời gian trước xin áo tắm mưa, quá thời gian trước dùng để tắm (hai giới đều do quá thời gian trước cho, nên hợp lại chế ra). Quá thời gian trước xin có năm duyên thành.

  1. Áo tắm mưa
  2. Quá thời gian trước xin
  3. Tự xin cho mình
  4. Xin cho người khác
  5. Lãnh thọ liền phạm

– Dùng quá thời gian trước thành bốn duyên

  1. Là áo mưa
  2. Trong thời gian thì được
  3. Thọ quá thời gian trước.
  4. Dùng quá thời gian phạm

Luật Tứ Phần: Y có mười loại, Tỳ-kheo dùng y này tắm mưa. Người kia nên đến ngày 16 tháng 3 xin áo tắm mưa, ngày 1 tháng nên dùng tắm. Nếu quá thời gian hai tháng xin dùng phạm xả đọa.

Luật Tăng-kỳ chép: Y này không được nhận, nhận phải ba y không được tịnh thí, không được mặc tắm trong ao hồ, lúc mưa nhỏ không được dùng, không được lõa hình tắm, nên mặc xá-lặc, hoặc mặc y cũ khác, không được mặc làm các việc, không được mặc ở chỗ trống, nên giữ gìn, dùng bức màn che các việc không thấy y này, nghĩa giống như loài múa rối. Ngày nay không giống thứ ấy, giống như ba y dùng để đắp mặc.

Luật Tăng-kỳ chép: Thường dùng khoác tắm lúc mưa to. Nếu mưa từ sáng sớm mặc để ngăn vết nhơ, được mặc vào tắm trong các dòng nước khác.

Đa luận nói: ngày 16 tháng 3 nên xin, phải làm cho đến ngày 1 tháng cũng giống như vậy.

Cách chứa là: Được dùng tắm giữ gìn để đi đường, dài hai thước, rộng sáu thước, vì mùa hạ trời hay mưa cho nên được giữ ba y hộ thân. Nếu trên đường đi cảm thấy trời sắp mưa, lấy y này che thân. Nếu trên đường mưa lớn phải cởi ba y gấp lại, mặc y này đi, trong lúc mưa tắm để lộ thân hình cũng mặc y này. Nói lúc mặc y tắm này vì bị ướt khắp mình nên gọi là Dục, chẳng phải chỉ riêng mặc để tắm gội. Nếu mặc y khác tắm phải dùng nước dội lên y này, làm cho ướt, không được để khô phạm Đột-cát-la, do vì tắm mặc y này.

Trong luật Tăng-kỳ nói: Ngày 1 tháng dùng tắm, đến ngày 1 tháng 8 phải xả bỏ.

Luật Ngũ Phần nói: nếu quá hạn không may y khác, thọ trì tịnh thí không cho người khác phạm Đột-cát-la.

Luật Tăng-kỳ nói: Đến lúc xướng, Đại đức tăng xin lắng nghe:

nay tăng xả áo mưa, nói ba lần xong, không được để đến ngày 16 (y theo lúc nhận nay cũng nên xướng chung).

Luật nói không phạm là: Nếu xả bỏ làm việc khác, hoặc mặc tắm, hoặc giặt, hoặc phơi.

Giới thứ 28: Nhận y cấp thí quá thời gian trước, chứa quá lâu (đó cũng là hai giới hợp lại chế ra, không giống một giới).

Quá thời gian trước có năm duyên thành phạm.

  1. Y thí gấp, trong luật nói: Vốn là y an cư xong, vì nhân duyên khai cho nhận trước. Nếu nhận liền được, không nhận thì mất.
  2. Biết là y thí gấp.
  3. Quá thời gian trước.
  4. Không có nhân duyên.
  5. Nhận liền phạm.

Quá thời gian sau có năm duyên thành phạm:

1/ và 2/ đồng với duyên trên

3/ Trong mười ngày

4/ Không tác tịnh

5/ Quá hạn thì phạm

Việc ít pháp ẩn, lược biết cách khác, ngoài ra nói rộng như trong sớ bổn, pháp thời và phi thời lan-nhã có nạn.

Giới 29: Lìa y, có sáu duyên thành phạm:

  1. Thọ trì ba y
  2. Mùa Đông phân chẳng phải thời
  3. Nghi có sự sợ hãi
  4. Để ý ở trong xóm làng.
  5. Không có nhân duyên
  6. Quá bảy ngày thì phạm

Trong luật tứ phần chép: Nghi ngờ là sợ có kẻ trộm. Trong luật Thập Tụng nghi mất một bình đựng nước. Người sợ hãi là cho đến sợ Tỳ-kheo tội ác. Nói trong xóm làng, Luật Tăng-kỳ chép: gửi nhà thế tục đáng nghi ngờ (vì biết nhà này bất lương, Tỳ-kheo này không có y tùy thân).

Luật Ngũ Phần chép: Trong hai y trên tùy theo lớp, cho phép gửi một y, không được gửi y hạ ( điều), vì để tùy thân, vào chùa lễ bái, đi khất thực không được mặc áo mỏng, chỉ được gữi một y, nói rõ có hai nhân duyên.

Trong luật Tăng-kỳ nói: Ba tháng hạ ở chỗ A-lan-nhã có sợ hãi, khai cho được gửi một y trong xóm, không được quá thời hạn.

Luật Ngũ phần nói: Trong mùa hạ không cho phép lìa y, phải đợi sau khi an cư xong, vì nhân duyên sợ nạn giặc, được gửi nhà người tại gia, không được quá thời hạn. Chỉ cần mười ngày đến xem một lần, sợ có lỗi như ẩm ướt, mối mọt cắn rách, v.v…

Trong luật Thiện Kiến chép: Chỗ A-lan-nhã, tăng phòng chắc chắn kín đáo không cần gửi y, nếu không thì được gửi, sáu đêm phải đến xem y một lần, rồi trở lại chỗ A-luyện-nhã. Trước nay các bộ luật, sợ có hại giặc nạn nguy cấp, sợ hãi, thì khai cho gửi y, không được quá thời hạn, nhất định có nhân duyên khác, mới chế sáu đêm.

Duyên đầu trong Luật Tứ Phần, do ở A-luyện-nhã có giặc cướp, Đức Phật cho gửi một y ở trong xóm, không chế ra thời hạn, về sau do Tỳ-kheo ở trong thôn xóm phạm lỗi, Phật bèn khai nhân duyên cho sáu đêm, mà không hiển bày tướng trạng, nhân duyên, đưa đến tình trạng làm cho các sư thời xưa vọng chấp. Nay y theo các bộ văn rõ ràng, có nhân duyên đều khai.

Luật Ngũ Phần nói: Có người sợ hãi, không giới hạn bao nhiêu ngày, như trên liền khai cho việc tháp tăng, việc Hòa-thượng, A-xàlê, việc người khác, cho phép trong sáu đêm gửi một y ở chỗ người tại gia.

Trong luận Minh Liễu chép: Tỳ-kheo Lan-nhã trong ba tháng an cư, phải đến chỗ khác nghe pháp không thể thường xuyên mang theo ba y, cho phép gửi lại chỗ khác sáu đêm không mất, đến ngày thứ bảy trở lại lấy y, quá đêm thứ bảy rồi gửi nó như trước. Nếu trong lúc việc chưa xong thì thường chấp nhận.

Trong luật nói: Không phạm là. Đã gửi sáu đêm đến đêm thứ bảy lúc minh tướng chưa xuất hiện, hoặc đến chỗ y, hoặc tay cầm y (chỗ Tỳ-kheo A-lan-nhã ở nhà thế tục, chỗ có người nữ chắc chắn phải cầm y theo) hoặc chỗ ném đá đến, hoặc xả y giống như giới lìa y ở xóm làng khác.

Giới 30: Xoay vật của tăng về cho mình đủ bốn duyên thành phạm:

  1. Là tính chung vật của tăng
  2. Nghĩ là hứa làm
  3. Xoay về cho mình
  4. Vào tay liền phạm

Trong luật nói vật của tăng có ba loại

1. Đã hứa cho tăng (nghĩa là thông suốt, cúng dường cho tăng và chia riêng cho tăng hai thứ khác, ở đây phạm xả đọa).

2. Vì tăng làm chưa hứa cho tăng (nghĩa là nhà thế tục vì tăng làm các vật như giường, nệm, đồ dùng cúng dường cho tăng, ở đây phạm Đột-cát-la).

3. Đã cho tăng, đã hứa cho tăng, đã xả cho tăng, (ở đây quyết định cúng dường đối với tăng không hứa cho riêng người nào, phạm tội khí).

Trong luật Tăng-kỳ nói: nếu người đem vật đến hỏi tăng: Cúng dường chỗ nào? Ông cung kính nơi nào thì cúng dường nơi đó.

Hỏi: Chỗ nào quả báo nhiều?

Đáp: Cúng dường cho Tăng.

Hỏi: Người nào giữ giới thanh tịnh?

Đáp: Tăng không phạm giới, chẳng có vị nào không thanh tịnh

Hoặc nói “tôi đã cúng dường cho tăng, nay cúng dường Tôn giả” thì được phép nhận không tội.

Hỏi: Vật này đặt ở chỗ nào? Để tôi thường thấy thọ dụng.

Đáp: Tỳ-kheo nào đó ngồi thiền, tụng kinh, giữ giới, cúng dường người ấy thường thấy thọ dụng.

Luật Tứ Phần nói: Nếu vật hứa cho tăng chuyển cho tháp, hứa cho bốn phương tăng chuyển cho hiện tiền tăng, hứa cho Tỳ-kheo tăng chuyển cho Tỳ-kheo-ni, hứa cho chỗ này chuyển cho chỗ khác. Cho đến hứa cho chỗ khác chuyển cho chỗ này, tất cả đều phạm Đột-cátla. (Đều gọi là chưa quyết định, nếu quyết định cúng riêng thì tùy theo trước mà phạm).

Luật Tăng-kỳ nói: Chuyển vật này kia càng hối hận.

Luật Thập Tụng, Đa Luận chép: Nếu Đàn Việt cúng dường vật tự tứ cho vị tăng này chuyển tự tứ cho vị tăng kia, vật nên trả lại cho người này, Tỳ-kheo làm phép sám hối. Nếu không trả lại cho vị tăng này, thì tính tiền thành ra tội nặng, cho đến vật một người này kia, chuyển cũng thành tội nặng. Theo đây nhất định thuộc về thứ lớp của tăng, chuyển cho người khác thành tội nặng.

Trong luật nói không phạm là: Nếu không biết, hoặc đã cho phép làm không cho phép nghĩ tưởng, hoặc người cho vật xấu khuyên cho vật tốt, tất cả không phạm.

Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao phần hai của quyển trung.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12