C – Từ Điển Phật Học Việt Anh Minh Thông

Cá Biệt

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Visista (S)Điểm đặc biệt của mỗi pháp.

Ca Chiên Diên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Katsyna (S), Mahā-katyayāna (S)Katyayana, Ma ha Ca chiên diên, Văn Sức tôn giảMột trong thập đại đệ tử của Phật, được Phật công nhận là bậc luận nghĩa đệ nhất trong hàng chư đệ tử.

Ca Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāśi (S), Kāsi (P).

Ca Di Ni

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kamini (S)Một trong Thập ngũ quỷ thần thường não loạn trẻ em.

Ca Diếp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāśyapa (S), Kassapa (P); Mahākāśyapa (S); Pippalayana (S)1- Ca Diếp. Còn gọi Mahakasyapa, Đại Ca-diếp. Tổ thứ 1 giòng Ấn. 2- Ca Diếp Phật: Trong Hiền Kiếp (đại thiên niên kiếp) này, đức Ca la ca tôn đại Phật là Phật thứ nhất, đức Kim Tịch Phật là Phật thứ nhì, Ngài Ca Diếp Phật là Phật thứ ba, đức Thích Ca là Phật thứ tư, đức Di Lặc là Phật thứ năm. 3- Ca Diếp Tiên: Tên một vị tiên trong thần thoại Ấn độ.

Ca Diếp Ma đằng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāśyapa-Mātaṅga (S),, Kassapa-Mātanga (P)Nhiếp Ma ĐằngMột trong hai vị Sa môn Ấn độ được vua Minh Đế thỉnh qua Trung quốc truyền đạo Phật đời Hậu Hán (25 – 220). Ngài cùng Ngài Trúc Pháp Lan dịch bộ Tứ Thập Nhị chương kinh. Xem Ming-ti.

Ca Diếp Phật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kassapa (P), Kāśyapa (S), Kāśyapa-Buddha (S), ẩn sĩ Ca-diếp, Bà-la-môn Ca-diếpTên một vị Phật hay Như Lai. Vị Phật có trước và là Đức bổn sư của Phật Thích Ca, đã thọ ký cho Thích Ca thành Phật.

Ca Diếp Tỳ Bộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāśyapīya (S), Suvarsaka, Kassapiya (P)Ẩm quang bộ, Ca Diếp di bộ, Ca Diếp duy bộ, Thiên Tuế bộMột trong 20 bộ phái của Tiểu thừa thành lập khoảng 300 năm sau khi Phật nhập diệt, cũng là tên một bộ luật. Bộ này tách ra từ Nhất Thiết Hữu Bộ. Còn gọi là Thiện tuế bộ (Suvarsaka).

Ca đa Diễn Ni Tử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Katyayaniputra (S)Ca Chiên Diên tửĐại luận sư của Nhất thiết Hữu bộ, thế kỷ 3.

Ca Khúc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sama Veda (S)Ca vịnhKinh điển Vệ đà.

Ca La Tôn đại Phật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Krakucchanda Buddha (S)Ca la cưu tôn đà Phật, Câu lưu tôn Phật, Câu lưu tần Phật, Câu lưu tôn, Cưu la tần, Ca la lưu thônTên một vị Phật hay Như Lai. Lúc chưa đi tu, có cha là Ký Đắc (Aggidatta), mẹ là Thiện Chi (Visakha), ở thành An hoà (Khemavati), thành đạo dưới gốc cây Thi lợi sa (Sirisa), có thị giả là Thiện Giác (Buddhija).

Ca Lan đà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kālanda (S)Vị Trưởng giả thành Vương xá.

Ca Lăng Tần Già

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Karavīka (S)Diệu âm điểu, Tần giàTên loài chim ở cõi cực lạc.

Ca Lăng Tần Già điểu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kālaviṅka (S)Diệu âm điểu, Mỹ âm điểuMột giống chim ở cực lạc quốc.

Ca Lâu Na Vương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

MahāpŪrṇa (S)1- Một vị vua trong loài Ca lâu na. 2- Đại viên mãn đà la ni Thần chú, uế tích chơn ngôn.

Ca Lợi Vương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalingarāja (S), Kalinrāja (S)Ca lăng già vương.

Ca Lưu đà Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalodayin (S)Một vị thanh văn, đệ tử đức Phật.

Ca Lưu đà Già

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalodaka (S)Thời ThuỷMột vị Sa môn Ấn độ sang Tàu dịch kinh tại thành Kiến Khương từ năm 392.

Ca Lý Ca

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kārikā (S)Tụng1- Một trong 16 đại A la hán được đức Phật cử đi hoằng pháp ở nước ngoài. 2- Tụng: một thể loại kinh (e.g: Số luận tụng: Samkhya-karika).

Ca Ma La Thập La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāmalaśīla (S)Liên Hoa GiớiCùng thời với Liên Hoa Sanh thượng sư và ngài Tịch Hộ, thế kỷ thứ 8.

Ca Na đề Bà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāṇadeva (S)Thánh Thiên, Ca na Đề bàTổ sư thứ 15 trong 28 vị tổ Phật giáo ở Ấn độ.

Ca Nặc Ca Bạt Lỵ đọa Xà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanakabharadvaja (S)Một trong 16 vị A la hán vâng lời Phật dạy trụ ở thế gian giữ gìn chánh pháp.

Ca Nặc Ca Phạt Sa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanakavatsa (S)Một trong 16 vị La hán được đức Phật cử đi hoằng pháp.

Ca Nhạ Ca Bạt Ly Hoa Xà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanakabharadva (S)Một trong 16 đại A la hán được đức Phật cử đi hoằng pháp ở nước ngoài.

Ca Nhạ Ca Phạt Ta

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanakavata (S)Một trong 16 đại A la hán được đức Phật cử đi hoằng pháp ở nước ngoài.

Ca Nị Sắc Vương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kniska (S)Đại hội kết tập, thế kỷ I sau Công nguyên.

Cà Sa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāṣāya (S), Kasa (K) 1- Vị lạt 2- áo cà sa.

Ca Sĩ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gāthaka (S), Singer.

Ca Tần Xà La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kapijala (S), Partridge Chim trĩMột loài chim.

Ca Thấp Di La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kasmira (S)Thành phố nước Kế Tân, vùng Tây Bắc Ấn độ, thời vua Ca Nị Sắc Ca (128 – 151), là nơi 500 A la hán và 500 Bồ tát kiết tập kinh điển vào thượng bán thế kỷ II sau công nguyên.

Cả Thẹn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Hrīch (S), Hrīcchati (P), Shamed

Ca Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gītadevata (S)Tên một vị thiên.

Ca Tì La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kapila (S), Kapina (P)Kiếp tân na, Hoàng Xích Sắc Tiên NhânTổ sư phái số luận.

Ca Tỳ La Vệ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kapilavastu (S), Kapilavatthu (P)Ngày nay là Bhuila trong quận Basti, cách Bengal 3 km, tây bắc nhà ga Babuan, cạnh con sông Rohini nay gọi là sông Rohana. Nơi Thái tử Tất đạt đa sinh sống lúc thiếu thời.

Cái

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Chướng ngại.

Cấm Chế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nisedha (S)Sự cấm chế trong cúng tế.

Cam Giá Vương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ikṣvāka (S)Vua Cam Giá, hệ thống Nhật chủng (Suryaramsa), trong dòng giống Aryan, tổ dòng họ Thích Ca (Sakya).

Cam Lồ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amṛta (S), Healing nectar dut tsi (T), Amata (P)Nước phép, Thánh thủy, A mật rị đa, mỹ lộ trường sanh tửu, bất tử tửu1- Thiên tửu: rượu tiên 2- Cam lộ: có 4 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, là trường sanh tửu làm đồ uống của chư thiên. 3- Cam lộ vương Như lai, Cam lộ vương Phật. Là một tên hiệu khác Mật giáo dùng gọi A di đà Phật.Xem đạo quả Vô sanh bất diệt.

Cam Lộ Phạn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amṛtodana (S), Amitodāna (P)Bào đệ thứ nhì của vua Tịnh Phạn, phụ thân của Ma ha Nam và A na luật Đà.

Cam Lộ Vương Như Lai

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amṛta-rāja (S)Tên một vị Phật hay Như Lai. Biệt hiệu xưng tụng Phật A di đà.

Cảm Thọ Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vedanā sutta (P), Sutra on Feeling Tên một bộ kinh.

Cam Thù

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanjur (T)Một trong 2 bộ Đại tạng kinh điển của Tây tạng: Cam thù và Đan thù.

Cam Túc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kan-su (C)Một thành phố ở Trung quốc.

Cần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Tinh tấn.

Càn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ch’ien (C)Quẻ đầu trong bát quái.

Căn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vatthu (P), MŪla (S), Root gốc.

Cấn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ken (C)Quẻ thứ ba trong bát quaí.

Căn Bản định

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dhyāna-mŪla (S)Căn bản thiềnĐịnh của cõi sắc và vô sắc.

Căn Bản Thức

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

MŪlavijāna (S)Bản thứcNguồn gốc các thức.

Căn Bản Trí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

MŪlajāna (S)Chân trí, Căn bản vô phân biệt trí, Thật trí.

Căn Bản Vô Minh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

MŪlavidyā (S), Basic ignorance Căn bản phiền não, Vô thủy vô minh, Nguyên phẩm vô minh.

Căn Biên Uẩn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

MŪlatikaskandha (S)Nhất vị uẩný thức vi tế từ vô thủy nối tiếp nhau không dứt lấy bốn uẩn làm thể dẫn khởi ra ngũ uẩn.

Càn đà La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gandhāra (S), (S, P)Kiện đà la. Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili1-Một xứ trong vùng Hy mã lạp sơn. Thành phố Bắc Ấn (nay thuộc Pakistan), nơi Phật giáo được truyền sang Tây tạng và Trung hoa đầu kỷ nguyên. 2- Kiền đà la. Tên nước của vua Ca nhị Sắc (Kaniska) nơi ngài Hiếp tôn gia (Parsva) tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 4. Có một thuyế khác cho kết tập lần thứ 4 do Tôn giả Ca Chiên Diên tử tổ chức, một thuyết khác cho là do La Hi Da Đại. Xem Nhục đoàn tâm.

Càn Huệ địa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sudha-vidarśana-bhŪmi (S)Quá Diệt Tịnh Địa, Tịnh Quán Địa, Kiến Tịnh Địa, Tịnh Nhiên Tạp Kiến Hiện Nhập ĐịaMột trong Tam thừa cộng Thập địa ghi trong kinh Đại Bát nhã.

Cận Phần định

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samantaka-samādhi (S)Phương tiện định, Gia hạnh định.

Càn Thát Bà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gandharva (S), dri za (T), Gandhabba (P)Hương ấm1- Một loại chúng sanh, một trong 8 loại quỉ: Càn thát bà, Tỳ xá xà, Cưu bàn trà, Ngạ quỉ, Chư long, Phú đơn na, Dạ xoa, La sát. Người tấu nhạc thần của Trời Đế thích, sống ở các núi thơm, không ăn uống rượu thịt, dùng hương thơm làm thức ăn. Một trong bát bộ. Gồm: Thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu na, khẩn na la, ma hầu la già 2- Càn thát bà luận trong Vệ đà.

Càn Thát Bà Thành Dụ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ghandharva-upama (S)Thí dụ chỉ các pháp như thành luỹ của Càn thát bà.

Càn Tra Bà Ni

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanthapānini (S)Một trong Thập ngũ quỷ thần thường não loạn trẻ em.

Căn Yết La đồng Tử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kinkara (S)Kim Ca La đồng tử, Khẩn Yết La đồng tửTên một vị Bồ tát.

Cảnh đức Truyền đăng Lục

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ching-te-ch’uan-teng-lu (C), Keitoku Dento-roku (C), Jingde chuadengdu (C)Tác phẩm Thiền học xưa nhất do Đạo Nguyên biên soạn vào năm 1004.Tên một bộ sưu tập.

Cảnh Giới

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Visisya (S), Loka (S), Laukka (S), World Thế, Thế gian; Mode of existenceThế giới, cảnh giới. Mỗi thế giới nhỏ có: – Tu di sơn – Mặt trời – Mặt trăng – Tứ thiên hạ chung quanh núi Tu di – Tứ thiên vương – Đao lợi thiên – Dạ ma thiên – Đâu suất thiên – Hóa lạc thiên – Tha hóa thiên – Sơ thiền thiên. – Mỗi thế giới đều qua bốn kỳ: thành, trụ, hoại, không, Bốn kỳ ấy là bốn Trung kiếp, hiệp thành một Đại kỳ kiếp. – 1.000 thế giới nhỏ và 1 đệ nhị thiền thiên hiệp thành Tiểu thiên thế giới. – 1.000 tiểu thiên thế giới và 1 đệ tam thiền thiên hiệp thành Trung thiên thế giới. – 1.000 trung thiên thế giới và 1 đệ tứ thiền thiên hiệp thành Đại thiên thế giới.

Cảnh Giới Súc Sinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Tiraścīnayoni (S), Animal realm Tiracchānayoni (P)Để lật xa, bàng sanh; Súc sanhChĩ chung tất cả loài thú.

Cao Phật đảnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhyudgatosnisa (S)Quảng sanh phật đảnh, Phát sanh Phật đảnh, Tối thắng Phật đảnh, Tối cao Phật đảnhTên một vị Phật hay Như Lai.

Cãp Cô độc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sudatta Anāthapiṇḍika (S), Anāthapiṇḍika (S), Anāthapiṇḍada (P)Tô đạt đa, Thiện chí, Chẩn tế bần phạp, Cấp chư cô lãoSanh ở Savatthi, vương quốc Kosala, cùng thời đức Phật. Đã bố thí thực phẩm, quần áo cho người mồ côi, già yếu và cô quả, nên được mệnh danh là Cấp cô độc. Ông là người cúng dường chủ yếu của đức Phật. Ông cúng dường Kỳ viên tịnh xá, chính nơi này đức Phật đã ở đến 19 mùa mưa. Vợ con ông đếu quy y Phật. Lúc sắp qua đời, ngài A nan đến viếng và cho biết ông sẽ tái sanh về cỏi trời Đâu xuất (Tusita). 1- Tên một vị đại trưởng giả tại thành Xá vệ. Một tên của ông Cấp Cô Độc. 2- Thiện Thí = Khéo bố thí.

Cáp Nô Man

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Hanumāna (S)Đại lãnh Thần hầuNhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn độ.

Cắt

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

chod (J), Cut.

Cát Hộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śrīgupta (S)Đức Hộ, Thắng MậtTrưởng giả thành Vương Xá.

Cát Hồng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ko Hung (C), Go Hong (C)(284-364) Nhà luyện đan và lý thuyết của Đạo gia, tác giả quyển Bão Phúc Tử.

Cát Tạng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chi-tsang (C)Một học giả Tam luận tông.

Cát Tường

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kośa (S), Kosajja (P)Câu xá, Tạng1- Cỏ cát tường (= Thượng mao, Hi sinh thảo); Cát Tường đồng tử; Cát tường thiên nữ 2- Câu xá: ban hàm, nhiếp trì, vật chứa, chỗ nương gá.

Cát Tường Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahāśrī (S), Śrī-mahādevī (S)Bảo Tạng thiên nữ, Đệ Nhứt Oai đức thành tựu Chúng sự Đại công thiênTên một vị thiên.

Cấu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem tràng hạt.

Cầu Chi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chukhih (C)Gutei (J)Tên một vị sư.

Cầu Danh Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Yasaskāma (S)Tiền thân của Phật Di Lặc, vào thuở Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sư, Cầu Danh Bồ tát rất hào danh thích người ta gọi mình thông thái, sư ấy chính là Di Lặc Bồ tát. Cầu Danh Bồ Tát là một trong 800 đệ tử của Diệu Quang Bồ tát.

Câu đàm Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kauśāmbī (S), Kosambi (P)Kiều thưởng diTên một thành phố có tinh xá được cúng dường cho Phật thời Phật hoằng pháp.

Câu Hy La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kauṣṭhila (S)Một trong 1250 đại Tỳ kheo của Phật.

Câu Ma La Lá đa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kumāralabdha (S)Ngài thành lập phái Tăng ca la đa bộ (sautrantika).

Cầu Na Bạt đà La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Guṇabhadrā (S)Công đức HiềnTên một nhà sư sang Trung quốc dịch kinh.

Câu Phần Cú Nghĩa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sadṛsya-padarthah (S)Mối quan hệ vừa đồng vừa khác của các pháp.

Câu Sanh Khởi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sahaja (S)Phiền não hiện hữu lúc vừa sanh.

Câu Thi Na Thành

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kuśināgāra (S), Kusinārā (P)Cách thành Ba la Nại khoảng 200 cây số. Nơi tổ chức kết tập kinh điển lần thứ nhất. Nơi có rừng cây Sa la song thọ, chỗ Phật nhập diệt.

Câu Tô La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

KuśŪlaka (S)Một trong 5 y của ni chúng.

Câu Tôn Hà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kakuttha (S)Tên con sông mà đức Phật đã tắm gội lần cuối cùng trước khi nhập diệt.

Câu Triệu Pháp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ākarṣana (S), Ākarṣanī (P), Kuyo (J).Pháp tu mật để phát thiện tâm thoát ba đường ác sanh về cõi lành.

Cầu Tự

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Garbhadāna (S)Thọ thai lễ.

Câu Vật đầu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kumuda (S), Yellow lotus Hoàng liênMột loại hoa cõi trời, hoa sen vàng.

Câu Xá

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kosajja (P).Xem Cát tường.

Câu Xá Luận

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kusha-ron (J), Koṣaśāstra (S)Tên một bộ luận kinh.

Câu Xá Tông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kiu-chee-Tsoung (C), Kou-cha-shu (J)Tông phái tiểu thừa, công nhận tình Không: người và vật vốn không chẳng qua chỉ là kết hợp của nhiều thể. Câu xá tông lấy quyển A tỳ đạt ma Câu xá luận làm kinh chính. Ông Chơn Đế (Paramartha) dịch quyển ấy và truyển qua Tàu năm 563. Tông này truyền qua Nhật vào cuối thề kỷ VII. Hiện Tông này không còn ở Tàu lẫn ở Nhật.

Cay

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Katuka (S), Chilly.

Cây Bồ đề

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nigrodha tree Cây bồ đề nơi Phật Ca Diếp thành Phật. Xem giác thọ.

Cây Mạn đà La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mandārava (S), Mandāra (S)Cây Thích ý hoaHoa sen trắng ở cảnh tiên Một trong 4 loại hoa các vị trời rải xuống để cúng dường Phật: man đà la hoa, maha man đà la hoa, man thù sa hoa, ma ha man thù sa hoa.

Cây Như ý

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalpaviksha (S)Cây như ý (Kalpaviksha) và con bò ước là những bảo vật của chư thiên. Trái cây và sữa bò khiến thành tựu tất cả các điều ước.

Cây Phất Trần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Là công cụ của Thiền sư dùng để tiếp dẫn hậu học khiến thiền giả phát khởi nghi tình cho đến khai ng.

Cây ước Nguyện

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalpadruma (S)Đây là 5 loại cây cõi trời, chư thiên ước muốn gì thì cây trổ quả như thế.

Cây Vô ưu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vṛksa (S)Tất lợi xoa, A du già thụTên một loại cây trong vườn Lâm tỳ ni nơi Phật đản sanh.

Chấn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chen (C)Quẻ thứ tư trong bát quái.

Chân đà Ma Ni Hào Tướng ấn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Cintamani (S)Như ý bảo chân ấn, Chân Đà Ma ni ấn, Như Lai ấn, Ngọc như ýNgọc như ý: Khi tâm nghĩ điều gì thì có điều đó.

Chân đại đạo Giáo

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chen-ta-tao chiao (C)Một học thuyết Đạo giáo do Liêu Đức Nhân sáng lập năm 1142.

Chân đạt La Thần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sindura (S)Chân Trì la thầnMột trong 12 bộ tướng Phật Dược sư.

Chân đế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Paramattha (P), Paramārtha (S)Xem Đệ I nghĩa đế.Xem Thắng nghĩa đế.

Chân đế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chân thể của tự tánh vượt không gian, thời gian và số lượng.

Chân đế đăng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Paramattha-dipāni (P)Một trong những luận kinh do Dhammapala, thế kỷ 5, soạn và chú thích kinh điển Pali.

Chân đế Khuông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Paramattha-manjusa (P)Một trong những luận kinh do Dhammapala, thế kỷ 5, soạn và chú thích kinh điển Pali.

Chân Hạnh Phúc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Advaitananda (S), The bliss of knowledge of the Absolute.

Chân Loan

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shiran (J)(giáo tổ Chân tông -Shinshu- ở Nhật)Xem Thân Loan.

Chân Lý

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Satya (S), Sacca (P)ĐếSở kiến không còn tranh luận.

Chân Ngã

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Parmātman (S), True selfness Ngã siêu việt xa lìa ngã chấp, ngã kiến đạt đến tự tại.

Chân Nhân

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Zhenren (C), Chen-ren (C), Zhenren (C), Shinnin (J), Taoism master

Chân Như

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

BhŪta-tathatā (S), de kho na nyi (T), Tathatā (S, P), Shinnyo (J), Suchness, The true reality Nhất như, Thật tánhChân thật, Chân thật đúng như bản thể của tự tánh,Xem Pháp tính.

Chân Tánh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Original nature Xem Phật tánh.

Chân Tánh Yếu Tập Tụng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Tattva-saṃgraha-kārikā (S)Nhiếp Chân thật luậnTên một bộ luận kinh. Có 3646 bài tụng.

Chân Thân

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saṃvṛtikāya (S), Paramarthakāya (P).

Chân Thạnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shinzei (S)Chân Tế800 – 860, khai tổ Thiên Thai tông Nhật bản.

Chân Thật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sacca (P), Satya (S), Tatta (P), Tattva (S), Truth, Reality

Chân Tông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chen-Tsung (C)Một hoàng đế nhà Hán (968-1022).

Chân Tông đại Sư

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shinshu Daishi (J), Zhenzongdashi (C), Shinshu Daishi (J)Danh hiệu của Hà Trạch.

Chánh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā (P), Right Samyak (S), Samyag (S).

Chánh Biến Tri

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-sambuddha (P), Samyak-saṃbuddha (S)Tam miệu Tam bồ đề, Chánh đẳng chánh giácTrong một hệ thống thế gian chỉ có một đấng chánh biến tri mà thôi. Xem Tam miệu Tam Phật đà.

Chánh Cần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Prahāṇa (S), Right endeavours Tứ tinh tấn, Tứ ý đoạn, Tứ chánh đoạn, Tứ chánh thắngSiêng năng gắng chí tu tập theo chánh đạo. Gồm: ác đã sinh thời làm cho chóng dứt, ác chưa sanh thời làm cho không sinh ra được, thiện chưa sanh thời làm cho chóng sanh, thiện đã sanh thời làm cho tăng trưởng.

Chánh đẳng Chánh Giác

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Tam miệu Tam Phật đà. Xem A nậu đa la. Xem Tam bồ đềXem Chánh biến tri.

Chánh định

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-samādhi (P), Right concentration Samyak-samādhi (S)Một trong Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chánh định Tụ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samyak-traniyatarasi (S)Người nhất định chứng ngộ.

Chánh Giác

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saṃbuddha (S). Xem Tam bồ đề.

Chánh Hạnh Chân Như

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samyak-praptipatti-tathatā (S)Chánh hạnh nhưTức Đạo Thánh đế.

Chánh Kiến

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-diṭṭhi (P), Right view Samyak-dṛṣṭi (S)Chánh kiến ngược với Tà kiến. Có 2 loại loại: chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu. Bậc đắc chánh kiến nhận thấy thế gian đếu: vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh (= đạt Chánh kiến hữu lậu). Thấy vậy nên tìm giải thoát (= Chánh kiến vô lậu). Một trong Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chánh Lượng Bộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammitīya (P), Sammitiya (P), Saṅmatīyah (S)Sa ma đếMột trong 20 bộ phái Tiểu thừa.

Chánh Lý Luận

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nyāya (S)Như1- Một tôn phái Bà la môn vào thế kỷ thứ VII. 2- Một trong 4 hành tướng của Đạo đế: Đạo, Như, Hành, Xuất.

Chánh Lý Phái

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Naiyayika (S), Ninhu (S)Một học phái ra đời khoảng thế kỳ thứ nhất. Có nhiều điểm tương đồng với học phái Thắng luận, nhưng chú trọng luận lý học. Tổ là ngài Kiều đạt na (Gautama), kinh căn bản là Ni dạ đa (Naiyayika).

Chánh Mạng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-ājīva (P), Right livelihood Samyag-ājīva (S), Samyak-ājīva (S)Chánh mệnh Một trong Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chánh Nghiệp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-kammanta (P), Right action Samyak-karmanta (S)Một trong Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chánh Ngữ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-vācā (P), Samyak-vācā (S), Samyag-vāc (S), Right speech

Chánh Nguyện

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vāṣpa (S), Vappa (P)Một vị trong ngũ Tỳ kheo.

Chánh Niệm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-sati (P), Right mindfulness Samyak-smṛti (S)Có chánh niệm về thân, chánh niệm về thọ cảm, chánh niệm về ý, chánh niệm về pháp.

Chánh Thọ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Chánh thọ.Xem đại định.

Chánh Tinh Tấn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sammā-vāyāma (P), Right effort Samyak-vyāyāma (S), Samyag-prahānāni (S).

Chánh Trí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samyak-jāna (S), Right wisdom Sammā-āṇa (P).

Chánh Tư Duy

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samyak-saṃkalpa (S), Right thought Sammā-saṅkappa (P)Một trong Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chấp Chặt

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhiniveśa-saṃdhi (S), Solid attachment.

Chấp Không

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Phá được ngã chấp, pháp chấp rồi, thấy vũ trụ vạn vật đều không, bèn chấp cái không này cho là tất cả đều không có, gọi là không chấp (chấp không).

Chấp Kim Cang

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Kim Cang ThủXem Kim Cang Thủ Bồ tát.

Chấp Kim Cang Thần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Kim Cang ThủXem Kim Cang Trì. Xem Kim Cang Thủ Bồ tát.

Chấp Ngã

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Attanutthim (P), Attnudiṭṭhim (S).

Chấp Trì

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

(1) Dharana (S)Định tâm lại một chổ. Một trong 8 pháp thật tu có đề cập trong Du già kinh. (2) Ādāna (S), Holding on Giữ, chứa.

Chấp Trước

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhiniveśa (S), Strong attachment Abhinivesa (P).

Châu Báu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ratna (P), Ratanam (P), kern cho (T), Treasure BảoXem ratna. – tiratanam, rattanattayam: Tam bảo.

Châu đà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Châu lỵ bàn đà già. Xem Châu lợi bàn đà dà.

Châu Hoằng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chu-hung (C), Zhuhong Triều nhà Minh, đã tổng hợp Thiền và Tịnh độ (1535-1615).

Châu Lỵ Bàn đà Già

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sudapanthaka (S)Chú đồ bán thác ca, Châu lỵ bàn đặc na, Châu đà, Kế đạo, Đại lộ biên.

Châu Lỵ Bàn đặc Ca

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sudhipanthaka (S), Suddhipanthaka Châu Đà, Châu lợi bàn đà dàMột trong 16 vị A la hán, đệ tử Phật, phái đi hoằng pháp nước ngoài. Khi mới xuất gia, ông Châu Đà rất tối dạ học mãi một bài kệ 4 câu mà không thuộc. Thế nhưng ông cố gắng tu và nhờ Phật điểm hoá mà đắc A la hán.

Chay

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Chay tịnh.

Chay Tịnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Virati (S), Abstinence Kiêng, chay.

Chế Cảm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pratyahara (S)Xa lìa cảm quan và đối tượng. Một trong 8 pháp thật tu có đề cập trong Du già kinh.

Chế đa Sơn Bộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Cityavadin (S), Cetiyavāda (P), Caityavandāna (S), Jetīyaṣailāḥ, Jetīyaśailāḥ (S), Jetavanīyāḥ (S), Caityaśaila (S)Một trong 20 tông phái của Tiều thừa.

Che Lấp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Triền cái. Xem Cái.

Chết

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gata (S), DeadXem Tử

Chỉ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śamatha (S), Samatha (P), shinay (T), Tranquility Định quán, Tịch chiếu Minh Tịnh, Sa ma tha, Chỉ, Chỉ quán, Tịch tĩnhNgừng mọi vọng tưởng để tâm trở về trạng thái yên tĩnh. Một loại định, trong đó ngăn dứt các pháp bất thiện của các căn, lìa niệm tà vạy, diệt trừ phiền não tán loạn để tâm được vắng lặng.

Chi Cương Lương Tiếp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalasivi (S)Một vị Sa môn Ấn độ dịch kinh ở Tàu tại Kiến nghiệp vào năm 255 hay 256 đời Tam quốc, đất Ngô.

Chỉ đa Mật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gītamitra (S)Sa HữuMột Sa môn Ấn độ dịch kinh tại Kiến Khương trước năm 420.

Chi Khiêm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Tcheu-K’ien (C)Tên một vị sư.

Chi Phần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Svayava (S)Một trong Thập lục đế của phái Chánh lý ở Ấn.

Chỉ Tịnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dvangulakappa (P)Một trong 10 hành vi mà các tỳ kheo thành Phệ xa ly (Vesali) chủ trương là thích hợp giới luật.

Chí Tôn Ca

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Bhagavad-gītā (S)Tập thứ 6 trong trường ca trữ tình lớn của Ấn độ, Mahabrarata, soạn từ thế kỷ V BC đến thế kỷ II BC.

Chiên đà Lỵ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Candala (S)Giai cấp bị coi là hạ tiện trong xãhội Ấn thời xưa. Nam gọi là Chiên đà la (Candala), nữ gọi là Chiên đà lỵ.

Chiên đàn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Candāna (S)Một thứ gỗ thơm ở núi ma la da nam Ấn.

Chiên đỗ La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Catura (S)Chiến đầu la, Chiên trụ la, Đề đồ laMột trong 12 bộ tướng của Dược Sư Phật.

Chiên Niệm Thị Hiện

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Adesana-pratiharya (S), Adesanapatiharia (P)Tha tâm thị hiện, Tha tâm luân, Quán tha tâm, Quán sát tha tâm thần túcDùng tha tướng, tha niệm,… để quán xét các pháp như tha ý, quá khứ, vị lai, hiện tại,…

Chín Muồi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhyavagāhya (S), Abhyavagāḍha (S), Pariṇata (S), Ripened, Mature Trưởng thành, kết liễu.

Chơn đế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Paramārtha (S), The ultimate benefit Paramattha (P)Thắng nghĩa1- Đệ nhất nghĩa, chân nghĩa. 2- Tên một cao tăng thế kỷ VI dịch bộ A ty dạt ma câu xá luận của ngài Thế Thân sang chữ Hán vào năm 563. Xem Diệu đế.

Chơn Hỷ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kararuci (S), Tcam Hi (C)Cương lương lâu chíVị Sa môn Ấn độ dịch kinh tại Quảng đông năm 281 nhà Tây Tấn.

Chơn Liên đà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mucilinda (S)Mục Chi lân đà Long vương, Mục chơn lân đàRồng chúa. Lúc đức Thích Ca đắc đạo và ngồi nhập định, ngoài trời giông bãão, rồng chúa che chỡ bao phủ cho Ngài khỏi bị mưa và lạnh.

Chơn Ngôn Thừa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mantrayāna (S)Mật tông, Chơn ngôn tông, Du già tôngTín đồ Chơn ngôn tông lúc nào cũng giữ mình cho tương ứng với hạnh nghiệp của Phật bằng: thân thì làm Phật sự, khẩu nói lời lành, ý luôn niệm Phật. Tông này dùng ấn để thế cho nghiệp thanh tịnh của thân, chú để thế cho nghiệp thanh tịnh của khẩu, ý để được nghiệp thanh tịnh về ý. Lúc ngồi đạo tràng hành đủ ba mật ấy thì đồng thể với Phật, thành Phật trong lúc ấy.

Chơn Ngôn Tông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Tchenn-yen-tsoung (C),, Shingon (J)Cũng gọi là Mật tông hay Du chỉ tông. Ngài Kim Cang Trí (Vajrabodhi) thành lập ở Tàu năm 719, sau ngài Hoằng Pháp đại sư (Kobo-Daishi) truyền qua Nhật năm 804. Xem Chơn ngôn thừa

Chơn Tông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

ShinshŪ (J)Tịnh độ chơn tôngDo ngài Chơn Loan (1173 – 1263) sáng lập ở Nhật.

Chú

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem man trà la.

Chủ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nāṭa (S)Một trong những danh hiệu được dùng để chỉ đức Phật.

Chủ Dạ Thần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vasantavayanti (S)Xuân hòa thầnVị thiện tri thức thứ 32 trong số 55 thiện tri thức mà Thiện Tài đồng tử tham vấn.

Chú đồ Bán Thác Ca

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Udapanthaka (S)Tên một vị đệ tử của đức Phật. Một trong 16 vị đại A la hán đước đức Phật cử đi hoằng pháp nước ngoài.

Chu đôn Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chou I-tun (C)Một nhà triết học Tân nho giáo.

Chu đôn Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chou Tun-i (C)1017-1073, một triết gia tânKhổng giáo đã phát triển ý tưởng Thái cực đồ.

Chú Giải

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Commentary Chú giải trong Phật giáo là phần phụ thêm, mỡ rộng và giải thích chính văn. Chú giải là từ được cả hai phái tiểu thừa và đại thừa sử dụng. Trong khi đó từ Luận Kinh (Abhidharma) là phần chú giải đích thân Phật nói ra, từ Sastra chỉ phần chú giải do các nhà sư đại thừa sau này bổ túc và giải thích cho rõ nghĩa thêm.

Chu Hy

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chu Hsi (C)Một trong những triết gia lớn trong lịch sử Trung quốc, 1120-1200.

Chủ Lễ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Là người đứng giữa vào lúc hành lễ.

Chư Pháp Không

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sarva-dharma-śŪnyatā (S), All objects empty Nhất thiết pháp khôngTư tướng các pháp đều bất định, lìa tướng chấp trước.

Chư Pháp Vô Ngã

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dharma-nairatmya (S), Egolesseness of phenomena, Selflessness of phenomena

Chư Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Devatā (S), DevaśŪra (S), Deva (S), lha (T), God Đề bà(Nữ gọi là Devi) 1- Những vị tu ngũ giới, thập thiện, cụ túc giới có công đức nên được sanh làm chư thiên.Chúng sanh trong 28 từng trời.

Chư Thiên đoạ Xứ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Isipatana (P), Ṛṣipatana (S)Tiên uyểnMột vùng gần Benares, nay là Sarnath, có Vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân..

Chua

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amla (S), Sour.

Chùa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Temple, Pagoda, Pansula, Tera (J), Gompa (T), (S)Pháp đồng xá, pháp thực đồng xá (đạo và đồ ăn chung một chỗ), pháp thực nhị đồng xá (đạo và đồ ăn là hai chỗ). Có 10 danh từ người ta dùng để chùa, gồm: -tự – tịnh trụ – pháp đồng xá – xuất thế xá – tinh xá – thanh tịnh viên – kim cang sát – tịch diệt đạo tràng – viễn ly xứ – thân cận xứ.

Chuẩn đề Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Cundi (S)Chuẩn đề Quán âm, Chuẩn đề Phật mẫuTên một vị Bồ tát.

Chúng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Parisa (P), Group of followers Tăng chúng.

Chứng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Adhigamā (S)ĐắcNgộ nhập chân lý, thể nghiệm đúng như thật.

Chủng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahābhāta (S), Element Yếu tố.

Chúng Dị

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vaisvantara (S)Tên riêng của Thái tử Tất đạt Đa.

Chứng đắc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Adhisambodha (S)Chứng ngộ chân lý, thể đạt quả vị, trí huệ, giải thoát và công đức.

Chúng đồng Phận

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nikāya-sabhaga (S)Tuỳ theo chỗ thú hướng khiến cho được cùng một quả báo.

Chúng Hà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Tăng Già Nan Đề tổ sư.

Chúng Hiền

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shanghabhadrā (S), Saṃghavarti (S), Tăng Già bạt TrừngTên một vị sư. Xem Tăng Già bạt Đà la.

Chúng Học

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śaikṣaka (S)Những lỗi thông thường có ghi trong Luận tạng.

Chúng Học Giới

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sata-saiksa (P)100 trong số 250 giới của Tỳ kheo.

Chủng Học Pháp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sekhiyā-dhamma (P), Śaikṣa-dharma (S), Sekhiyā-dhamma (P).

Chứng Ngộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sandiṭṭhiko (S), Paṭivedha (S), Shōgo (J), Attainment.

Chúng Sắc Do Tâm Khởi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

SarvarŪpavabhāsaṁ-hi-yadā-cittaṁpravartate (S), All froms arising from mind.

Chúng Sanh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Satta (S), Sattva (P), Sentient beings, Xem Tát đỏa.

Chủng Tánh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gotrastha (S), Gotra (S) Xem Định tánh.

Chúng Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shaṇghadeva (S)Tên một vị sư. Xem Tăng già Đề bà.

Chủng Trí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chủng tử trí huệ đã sẳn có trong tự tánh, nếu được hiện hành thì diệu dụng vô biên, cũng gọi là nhất thiết chủng trí.

Chủng Tử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Bīja (S)Nhân, chân ngôn của Phật. Chủng tử của Đại nhật Như Lai là A, Vam; của Nguyệt Thiên Như Lai là Ya,…

Chuông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Drilbu (T), Belltượng trưng sự cảnh tỉnh.

Chướng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Impediment, HindranceXem Triền cáiXem Chướng ngạiXem Cái.

Chướng Ngại Thần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vinayaka (S)Tì na dạ ca thiên, Thường tùy maVị ác thần thường theo người gây ác nạn.

Chướng Pháp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Antarāyikadharma (S), Antarā-yikadhamma (P).

Chuyển Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pariṇāma (S), Transference Hồi hướng.

Chuyển Di Tâm Thức

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Phowa (T), Pravṛtti-vijāna (S), Transference of Consciousness Meditation, Mind transferrence

Chuyển Luân Thánh Vương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Cakravartina (S), Balatcakravatin (S), Cakkavattirāja (P), Cakra-vartīrājan (S), koro gyur wa (T), Cakkavattirāja (P), Śākyavartin (S), Cakravartīrāja (S), Soverign ruler, Wheel-turning monarch Chuyển Luân Vi Sơn vươngKim Luân vương, Chuyển Luân vương. Chuyển luân thánh vương, Chuyển luân thánh đế. Tên cha đức Phật Đại Thông Trí Thắng. Là vị Thánh vương vỉ pháp lý mà cai trị khắp hoàn cầu.

Chuyển Pháp Luân

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Turn the wheel of the Dharma. Dharma-cakra-pravartana (S)Dhamma-cakka-pravattanaGiáo pháp của Phật gọi là pháp luân (bánh xe pháp). Truyền nói giáo pháp tức là chuyển (quay) pháp luân. Ngụ ý là giáo pháp Phật truyền khắp chúng sanh, phá tan phiền não. Chuyển đây còn có nghĩa là chuyển pháp từ tâm mình, chuyển di sang tâm người khác.

Chuyển Pháp Luân Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dhammacakka sutta (P) Dhammachakkappavattana sutta (P), Dhammacakka Sutta (P)Kinh Sự thành lập triều đại của chánh phápTên một bộ kinh. Kinh nay đề cập đến Tứ diệu đế, và là bài pháp đấu tiên của đức Phật.

Chuyện Thiên Cung

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vimānavatthu (P), Stories of the Mansion Vimana (P)Tỳ ma na, Thiên cung sựMột trong 15 tập của bộ Tiểu bộ kinh, gồm những truyện tái sanh ở cõi trời.

Chuyển Y

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Aśrayaparāvṛtti (S), Sudden change Parāvṛtti (S)Đột biến.

Có Chủ ý

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Adhyāśayati (S), with intent upon.

Cồ Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gopika (S)Cồ tỳ gia, Cồ Di, Minh NữTên bà phi thứ hai của thái tử Tất đạt đa. Thái tử có 3 bà phi: Da Du Đà La, Cồ Di và Lộc Dã.

Cồ đàm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gautama (P), Gotama (P)1- Xem Gotamo. 2- Tây Ngưu Hoá Châu.

Cồ đàm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gotama (P), Gautama (S), Gotamo (P)Họ của đức Phật. Thích Ca (Sakya) là tộc.

Cô độc địa Ngục

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pratyeka-nāraka (S), Hell of Solitude Pacceka-niraya (P)Cô địa ngục, Độc địa ngục, Biên địa ngụcKhông nằm trong bát đại địa ngục nóng lạnh vì ở hư không, tuỳ tâm tội người mà chiêu cảm ra.

Có Mùi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gandhadhārin (S), Possessing perfumes.

Cồ Na Mạt đề

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gaunamati (S)Đức HuệTên một vị La hán đệ tử Phật.

Cổ Phật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kobutsu (J)Tên một vị Phật hay Như Lai.

Cố Sự Thống Hối

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kathasantśāgāra (S)Một trường thi ở thế kỷ 11 có đến 21.500 bài tụng.

Cõi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Space Dhatu (S), ying (T).

Cõi A Tu La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

AśŪraloka (P), Aśurā-gati (S), Asura path, Realm of aśŪras,Tên một cõi giới.

Cõi Người

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mānuṣāloka (P), Xem Cõi người.

Cõi Phật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Buddhakṣetra (S)Tịnh độ của Phật.

Cõi Trời

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Devaloka (P), Realms of the Devas.

Con Bò ước

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāmadhenu (S)Cây như ý (Kalpaviksha) và con bò ước là những bảo vật của chư thiên. Trái cây và sữa bò khiến thành tựu tất cả các điều ước.

Con đường Tu Tập

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Bhāvanā-mārga (S)Tu đạoMột trong Tam đạo, ba giai vị của hàng Thanh văn và Bồ tát.

Côn Luân

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dvīpatala (S)Tên một quốc gia, nay thuộc các đảo lớn ở Nam dương.

Công án

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Koan (J), (J, K), Kung-an (C)Một vụ án (chuyện tích) chẳng thể dùng bộ óc để lý giải, làm cho thiền giả cảm thấy thắc mắc mà phát khởi nghi tình, gọi là công án. Tương truyền có khoảng 1.700 công án mà ngày nay các thiền sư Nhật bản sử dụng khoảng 500 – 600. Những sưu tập công án được nhiều người biết đến là: Vô môn quan, Bích nham lục, Đồng chủng lục, Lâm tế lục và Denko-roku.

Công đức

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Puṣṣa (S), Punnupaga (P), Guṇa (S), Merit,Đức hạnh, Đức cú nghĩa1- Công năng phước đức do các hạnh lành. 2- Một trong lục cú nghĩa, tức y đế, chỉ công năng và thuộc tánh của Thật cú nghĩa.Khác với phước đức, công đức là kết quả của những hành động và người tạo tác để tự cải hoá mình và ngươi khác do đó mà phước đức vượt ngoài phạm vi sanh tử. Sự nghiệp của mình có ích cho người, tự mình ra sức làm điều lành gọi là công. Nết na chứa trong minh, lòng dạ mình mộ điều lành gọi là đức

Công đức Khải

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Guṇavarman (S)Cầu na bạt maTên một nhà sư sang Trung quốc dịch kinh.

Công đức Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pua sutta (P), Sutra To Punna Tên một bộ kinh.

Công đức Trị

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Guṇabharma (S)Tên một vị tỳ kheo dịch kinh ở thế kỷ 5.

Công Hạnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Arthakṛtya (S)Làm lợi lạc người khác nhằm hướng dẫn họ nhận thực chân lý.

Cộng Mạng Chi điểu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Two-headed bird, Jīvajīva (S)Mạng mạng điểu, Sanh sanh điểuGiống chim một thân hai đầu.

Công Năng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samartha (S)Năng lực dụng công.

Công Phu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Theo mộtt đường lối để tu tập một pháp môn, khi dụng công tu tập gọi là công phu. Như tham thiền có nghi tình tức là có công phu.

Công Tôn Long

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kung Sun-lung (C), Gong Sunlong (C)Triết gia Trung quốc thời Chiến Quốc.

Cộng Tướng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sāmānyalakṣaṇa (S)Tướng cùng thông với những pháp khác.

Công Xảo Minh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śīla-pakamasṭhānavidyā (S)Đề cao các loại kỹ xảo như toán, kỹ thuật,… Một trong Ngũ minh của Vệ đà kinh: Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh, Nội minh.

Cốt Tỏa Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saṃkara (S)Thượng Yết naHóa thân của trời Đại Tự Tại.

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pada (S), Verse.

Cụ Duyên Tông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Prasaṇgika (S)Ứng thành tôngDo Ngài Phật Hộ (Buddhapalita) sáng lập vào thế kỷ IV – V, một chi nhánh của Trung quán.

Cư Na La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kunala (S)Tên khác của thái tử Đạt ma bà đà na (Dharmavardhana), con vua A dục.

Cụ Phược

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saka-bandhana (S)Kiến hoặc và tư hoạc chưa đoạn hết. Phược là một tên của phiền não.

Cù Sa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śrīghoṣaka (S)Tác giả bộ kinh A tỳ đàm cam lộ (sinh) vị luận.

Cư Sĩ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gahapati (P), Gṛhapati (S), Kulapati (S),, Zaike (J), Layman.Người học Phật tại giaCa la việt, Già la việtNgười có của ở nhà không ra làm việc đời, ẩn dật tại gia có chí hướng tu hành.

Cụ Thọ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ayusmat (S)Huệ mạng1- Bậc đầy đủ huệ và đức hạnh được mọi người tôn kính. 2- Huệ mạng: thọ mạng ở thế gian.

Cụ Túc Thiên Vạn Quang Minh Như Lai

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

RaśmisatasahasraparipŪrṇadhvadja (S)Trong hội Pháp hoa Đức Thích ca có thọ ký cho bà Da Du Đà La dạy rằng đời sau bà sẽ thành Phật hiệu là Cụ túc Thiên vạn Quang Minh Như lai.

Cúc đa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gupta (S)Cấp đa, Quật đaMột triều đại tồn tại vào thế kỷ 3 và 4 ở Ấn độ.

Cực Hỷ địa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pramuditā-bhŪmi (S), Joyful stage Hoan hỷ địa, Sơ địa.

Cực Lạc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gokuraku (J), Sukhavati (S), Parama-sukha (S), Pureland, Supreme happiness Tây phương cực lạc, Tịnh độ Tây phương xứ1 = An dưỡng quốc, Thanh thái quốc, Hảo ý quốc, lạc thổ, lạc bang Cõi quốc của Phật A di đà ở phương Tây, cách mười vạn ức cõi Phật. Ở đó nhà cửa lâu đài ao hồ đều bằng thất bảo, mưa hoa tiên, linh điểu giảng thuyết đạo lý, toàn cõi đều thanh tịnh ăn uống tự có sẵn không cần nấu nướng, áo quần không cần may vá, chúng sanh đi đâu cũng được miễn nghĩ tưởng thì tới. Ở đó chúng sanh có thể tu mãi cho đến khi thành Phật hay muốn sanh sang cõi giới khác tu theo hạnh nguyện cũng được. 2- Tịnh độ.

Cực Lạc Thế Giới

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shukhavati (S)Diệu lạc thế giới, Liên hoa tạng thế giới.

Cực Lương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pramiti (S)Bát lạt mật đếCao tăng ngưuời Ấn vào Trung quốc dịch kinh đời Đường.

Cực Niết Bàn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhinibbuta (P), Abhinirvāṇa (S), Complete serenity and passionlessness.

Cực Quang Tịnh Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ābhāsvaradeva (P), Ābhāsvara (S), Ābhassaraloka (P), Realm of Radiance Quang âm thiên, A ba hội, A ba thoại, Cực quang tịnh thiênMột trong 3 tầng trời cõi Nhị thiền thiên: – Thiểu quang thiên – Vô lượng quang thiên – Quang âm thiên. Từng trời sáng láng nhất của cõi sắc giới, miền Nhị thiền thiên. Chư thiên ở cõi này dùng hào quang thay tiếng nóiXem Cực quang tịnh thiên.

Cực Thành

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Prasiddha (S)Thành tựu tột cùng.

Cung Bản Chánh Tôn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Miyamo Shoson (J)(1893 – 1963), phái Tịnh đõ Nhật bản.

Cúng Dường

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pajana (S), Argpya (S), Offering Bố thí mà chân thành cung kính gọi là cúng dường. Cúng dường có 10 món: hoa, hương, chuỗi hột, hương tán, hương đồ, hương đốt, tàn lộng cờ phướn, quần áo, âm nhạc, chắp tay. Xem Bố thí

Cùng Tử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Daridra-purusa (S)Chúng sanh sanh tử trong tam giới.

Cuống

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sathya (S), Unsincerity Dối gạt, không chân thật. Một trong 10 tiểu tùy phiền não.

Cương Lương Da Xá

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kālayaśa (S)Sa môn Ấn độ đời Lưu Tống sang Tàu dịch bộ Quán Vô lượng thọ Phật Kinh, là bộ kinh căn bản của phái Tịnh độ (383 – 442).

Cương Lương Lâu Chí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kālaruci (S)Tỳ kheo Ấn độ đến Việt nam khoảng 255 – 256 dịch kinh Phạn ra Hán ngữ.Xem Chơn Hỷ.

Cưu Bàn Trà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kumvbhanda (S)Tên một loài quỉ. Xem Kiết bàn trà.

Cứu Cánh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Atyanta (S), Uttara (S, P)Rốt ráo, cuối cùng Tên của mẹ của Kim Tịch Phật lúc chưa xuất gia.

Cửu địa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nine worlds Cửu hữu, Cửu môn, Chín chỗ có, các chỗ ở của loài hữu tình. Gồm: – Người, tiên và các loại trong cõi dục giới. – Cõi sắc giới: sơ thiền thiên, nhị thiền thiên, tam thiền thiên, tứ thiền thiên – cõi vô sắc giới: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Cửu Kết

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nine bonds Chín tật xấu bó buộc lòng người: – ái kết: ham yêu – nhuế kết: sự hờn giận – mạn kết: sự khi lờn – si kết: sự ngu si không sáng – kiến kết: ý kiến tà khúc, chấp nệ – thủ kiến kết: bảo thủ, không phải cho là phải, chẳng phải cho là phải mà không chịu sửa – – kiên kết: xẻn tiếc thân mạng tài sản – tật kết: ganh ghét kẻ khác sang giàu.

Cửu Khổng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

cửu lậu, cửu nhậpChín lỗ trên thân thể chúng sanh: 2 tai, 2 mắt, 2 mũi, 1 miệng, 1 lỗ đại, 1 lỗ tiện. Chín chỗ ấy đều chẳng sạch.

Cưu Ma La Diên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kumārayāna (S)Cha của sư Cưu ma la thập (Kumarajiva).

Cưu Ma La đa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kumāralāta (S)Tên vị Tổ thứ 19 giòng Ấn.

Cửu Quỉ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chín giống quỉ. Gồm: – 3 giống quỉ không có của: quỉ miệng đuốc, quỉ miệng kim, quỉ miệng hôi thúi – 3 giống quỉ có ít của: quỉ lông chim, quỉ lông hôi, quỉ phùng mang – 3 giống quỉ có nhiều của: quỉ trông cúng dường, quỉ trông đồ bỏ, quỉ thế lớn (thế phước lớn như chư thiên).

Cửu Sanh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chín loại sanh: – thai sanh – noãn sanh – thấp sanh – hoá sanh – hữu sắc – vô sắc – hữu tưởng – vô tưởng – phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Cửu Trụ Tâm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Lúc thiền định lòng chẳng tán loạn khiến trụ vào một cảnh, khởi ra chín tấm lòng: – an trụ tâm: lóng an mà đậu – nhiếp trụ tâm: lòng thâu mà đậu – giải trụ tâm: lòng hiểu mà đậu – chuyển trụ tâm: lòng chuyển dời mà đậu – phục trụ tâm: lòng hàng phục mà đậu – tức trụ tâm: lòng thở hơi mà đậu – diệt trụ tâm: lòng tịch diệt mà đậu – tánh trụ tâm: lòng vì tánh mà đậu – trì trụ tâm: lòng cầm giữ mà đậu.

Cửu Trụ Tịnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Acinnakappa (P)Một trong 10 hành vi mà các tỳ kheo thành Phệ xa ly (Vesali) chủ trương là thích hợp giới luật.