1958

AN LẠC TẬP

SỐ 1958

QUYỂN THƯỢNG

Thích Đạo Xước biên soạn.

Trong “Tập An Lạc” này, tổng cộng có mười hai phần lớn, tất cả đều dẫn kinh luận để chứng minh, nhằm khuyên mọi người phát tín tâm cầu sinh Tịnh độ.

PHẦN I

Trước hết là nói rõ về phần lớn thứ nhất. Văn nghĩa phần này tuy nhiều, nhưng đại thể có chín nội dung. Sau khi phân mục rồi sẽ trình bày rõ:

1. Nói rõ nguyên do hưng khởi giáo nghĩa, xét theo căn cơ và thời điểm thích hợp để khuyên người cầu về Tịnh độ.

2. Căn cứ vào các bộ kinh Đại thừa để nói rõ phương pháp và quy tắc xưa người nói và chúng nghe.

3. Căn cứ vào các bộ Đại thừa Thánh giáo để nói rõ chúng sinh phát tâm đã lâu hay mới, cúng dường nhiều hay ít, nhằm khiến thính chúng ở trong hội nổ lực phát tâm.

4. Luận về tôn chỉ khác nhau trong các bộ kinh.

5. Nói rõ về cách đặt tên gọi khác nhau của các kinh, như kinh Niết-bàn, kinh Bát-nhã v.v… căn cứ theo Pháp mà lập danh. Có kinh theo Dụ mà lập danh, có kinh theo sự mà lập danh, cũng có kinh theo Thời và Xứ mà lập danh. Ở đây không chỉ nêu ra một loại. Nay kinh Quán này là dựa theo Nhân và Pháp mà lập danh, trong đó, “Phật” là Nhân danh, còn “Thuyết quán vô lượng thọ” là Pháp danh vậy.

6. Phân biệt về người nói: Các kinh khởi sự nói không ngoài năm loại:

  1. Phật tự nói.
  2. Thánh đệ tử nói.
  3. Chư thiên nói.
  4. Thần tiên nói.
  5. Biến hóa nói.

Trong kinh Quán này, chính do Đức Thế Tôn tự nói.

  1. Nói rõ về chân, ứng nhị thân, và biện giải về chân, ứng nhị độ.
  2. Nói rõ cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà có các phẩm bậc trên dưới, Phàm Thánh cùng ở.
  3. Nói rõ cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà có thuộc về ba cõi hay không.

I. Nội Dung Thứ Nhất:

Ở trong nội dung thứ nhất, nói về lý do hưng khởi giáo pháp, xét theo căn cơ đương thời, khuyên người quy hướng về Tịnh độ.

Nếu giáo hợp thời cơ thì dễ tu dễ ngộ. Nếu giáo và thời cơ trái nhau, thì khó tu khó nhập. Thế nên, ở trong kinh Chánh Pháp Niệm có nói: “Hành giả một khi nhất tâm cầu đạo, thường phải quán sát về phương tiện và thời cơ.” Nếu không đắc thời, không phương tiện, thì gọi là mất, không gọi là lợi. Vì sao? Như dùi củi ướt để lấy lửa, lửa không thể có; đó là chẳng phải thời. Chặt củi khô để tìm nước thì nước cũng không thể có; đó là vô trí.

Thế nên, trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng có nói: “Sau khi Phật diệt độ, năm trăm năm đầu, hàng đệ tử của ta học Tuệ được kiên cố; năm trăm năm thứ hai sau thì học Định kiên cố; năm trăm năm thứ ba, học đa văn đọc tụng kiên cố; năm trăm năm thứ tư thì tạo lập tháp chùa, tu phước sám hối kiên cố; năm trăm năm thứ năm thì bạch pháp ẩn tích ngưng trệ, nhiều tranh cãi, ít có thiện pháp kiên cố.”

Và cũng trong kinh ấy nói: “Chư Phật xuất thế, có bốn cách độ chúng sinh.” Đó là bốn cách gì?

  1. Miệng thuyết mười hai bộ loại trong kinh, tức là pháp thí độ chúng sinh.
  2. Chư Phật Như Lai có vô lượng tướng tốt quang minh. Tất cả chúng sinh có thể để tâm quán sát mà đạt được lợi ích. Đây tức là thân nghiệp độ chúng sinh.
  3. Có vô lượng đức dụng, đạo lực thần thông, các loại biến hóa. Đó tức là thần thông lực độ chúng sinh.
  4. Chư Phật có vô lượng danh hiệu có tổng có biệt, tùy theo tâm niệm chúng sinh xưng niệm, thì hết thảy đều trừ nạn chướng gặp nhiều lợi ích, đều sinh ra đời có Phật. Đó gọi là danh hiệu độ chúng sinh.

Tính theo thời gian bây giờ thì chúng ta cách Phật đã bước qua giai đoạn năm trăm năm thứ tư, chính là thời kỳ sám hối tu phước, là thời nên xưng danh hiệu của Phật. Nếu một niệm xưng danh hiệu “A-di-đà Phật”, tức tiêu trừ hết tội lỗi trong tám mươi ức kiếp sinh tử. Một niệm còn như vậy, huống chi là thường tu thường niệm, tức là người thường sám hối vậy. Lại như cách đời Thánh đức chưa bao xa, tức là người trước lấy việc tu định tuệ làm chánh học, còn người sau thì kiêm cả. Nếu cách Phật đã xa, thì người sau lấy việc xưng danh là chánh, người trước thì kiêm cả.

Ý này là thế nào? Chính là do chúng sinh cách Phật lâu xa đó thôi, nên căn cơ phần nhiều đã ám độn. Cho nên Vi-đề phu nhân từ đó mà đem lòng thương xót chúng sinh trong thời mạt thế ngũ trược, luân hồi trong nhiều kiếp, phải chịu nhiều nỗi thống khổ, cho nên Ngài gặp cảnh khổ duyên thì liền khai mở. Bậc đại Thánh gia từ khuyến hóa để người quy về Cực lạc. Nếu như muốn tiến thú ở đây, thì bậc Thánh, quả khó mà đạt được. Duy chỉ có cõi Tịnh độ là nơi dễ tu tập quy hướng. Nếu như truy tìm ở trong các kinh điển, thì nên đem tập chân ngôn trợ tu để được thêm ích lợi.

Vì sao? Vì muốn đem lời người trước dẫn dắt cho người sau. Người sau noi theo người trước liên tục không ngừng, nguyện không gián đoạn, cho đến khi dứt tận hết nghiệp sinh tử khổ hải.

II. Nội Dung Thứ Hai:

Căn cứ trong các bộ Đại thừa, nói rõ quy tắc về người nói, người nghe. Gồm có sáu quy tắc.

  1. Kinh Đại Tập nói: “Đối với người thuyết pháp, nghĩ tưởng là vị y vương (thầy thuốc) cứu hết bệnh khổ chúng sinh. Nghĩ tưởng nói ra các pháp cam lồ, là pháp đề hồ. Người nghe thì nghĩ tưởng tăng trưởng thắng giải, nghĩ tưởng tiêu trừ bệnh khổ. Nếu được như thế thì người nói người nghe đều có thể kham lãnh thiệu long Thánh chủng, xiển dương chánh giáo, thường sinh ra đời có Phật.”
  2. Trong Đại Trí Độ luận nói: “Người nghe nhìn thẳng Pháp sư như người khát muốn uống nước, nhất tâm thu nhận nghĩa ngữ và, nghe pháp xong tâm vui mừng hoan hỷ. Đối với người như thế thì nên nói pháp.”
  3. Trong luận Trí Độ lại nói: “Có hai loại người đạt được phước vô lượng vô biên: Thứ nhất là người thích nghe pháp; thứ hai là người thích nói pháp.” Cho nên, Tôn giả A-nan bạch Phật rằng:

– Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, vì sao lại được trí tuệ và thần thông đệ nhất? Ở trong các vị Thánh đệ tử lại là người thù thắng hơn cả?

Phật bảo A-nan:

– Hai người này, ở trong thời gian tu nhân, vì nhân duyên nói pháp mà ngàn dặm chẳng ngại khó, cho nên nay là bậc Thánh thù thắng đệ nhất trong chúng.

4. Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Nếu người không có căn bản thiện, thì không nghe được kinh này. Người thanh tịnh giữ giới, mới được nghe chánh pháp.”

5. Nếu từng thấy Đức Thế Tôn, thì có thể tin được việc này. Phụng sự Đức Như Lai, thích nghe thuyết giáo pháp.

6. Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Giác có nói: “Thiện nam, thiện nữ nghe thuyết pháp môn Tịnh độ, tâm sinh vui mừng bi thiết, thì lông trên người thẳng đứng như nhổ lên vậy. Nên biết, người này, trong thời quá khứ, bổn mạng đã từng tu Phật đạo. Nếu lại có người nghe khai pháp môn Tịnh độ không sinh lòng tin, nên biết người này đời trước từ tam ác đạo đến, ương nghiệp đã lâu chưa dứt, cho nên không tin hướng theo vậy, ta nói hạng người này chưa thể được giải thoát.”

Thế nên, trong kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Người kiêu mạn, giải đãi khó mà tin được pháp này.”

III. Nội Dung Thứ Ba:

Căn cứ vào Đại thừa Thánh giáo, nói rõ chúng sinh phát tâm đã lâu, hay gần đây, học Phật nhiều hay ít.

Như kinh Niết-bàn nói:

Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp :

– Nếu có chúng sinh đã từng phát tâm Bồ-đề ở trong hằng hà sa kiếp, thì sau sinh vào đời ác thế nghe kinh Đại thừa, không sinh hủy báng. Nếu ở trong hằng hà sa chư Phật phát tâm Bồ-đề, thì sau ở trong đời ác nghe kinh Đại thừa sẽ không khởi lên tâm niệm hủy báng pháp này, mà lại sinh lòng yêu thích. Nếu ở trong hằng hà sa chư Phật phát tâm Bồ-đề, thì sau ở trong thời ác thế không sinh tâm hủy báng, mà lại tín lạc chánh giải, thọ trì đọc tụng. Nếu ở trong hằng hà sa chư Phật phát tâm Bồ-đề, thì sau ở trong đời ác sẽ không sinh phỉ báng chánh pháp, mà lại biên chép kinh quyển. Tuy vì người nói, mà thâm nghĩa chưa thể hiểu rõ nghĩa sâu xa.

Vì sao cần phải như lời kinh đây mà so lường? Vì làm rõ ngày nay người biết nghe kinh này là, từng đã phát tâm cúng dường hằng hà sa chư Phật, lại hiển bày uy lực kinh điển Đại thừa bất khả tư nghì. Cho nên trong kinh nói: “Nếu có chúng sinh nghe kinh điển này, trải qua trăm ngàn kiếp không đọa vào địa ngục ác đạo.” Vì sao? Vì kinh điển vi diệu được lưu truyền nơi đó, thì biết đất đó là Kim cang, người sống ở trong đó cũng như Kim cang. Vậy người nghe kinh sinh lòng tin đó, đều đạt được lợi ích bất khả tư nghì vậy.

IV. Nội Dung Thứ Tư:

Kế đến là luận về tông chỉ bất đồng của các bộ kinh.

Nếu căn cứ kinh Niết-bàn thì lấy Phật tánh làm Tông; Kinh Duyma thì lấy Bất khả tư nghì giải thoát làm Tông. Nếu y vào kinh Bátnhã thì lấy “Không tuệ” làm Tông; Kinh Đại Tập, thì lấy Đà-la-ni làm Tông. Nay trong Kinh quán này thì lấy quán Phật Tam-muội làm Tông. Nếu luận về sở quán, chẳng qua là căn cứ vào y báo và chánh báo, như trong Kinh quán phần dưới có nói rõ. Nếu y vào kinh Quán Phật Tammuội thì nói:

Phật nói với phụ vương:

Chư Phật ra đời có ba điều lợi ích:

1. Miệng nói mười hai bộ loại trong kinh, ban pháp thí làm lợi ích chúng sinh, trừ hết mọi vô minh ám chướng, mở ra con mắt trí tuệ, khiến chúng sanh ra đời đều có chư Phật, sớm đắc quả Vô thượng Bồ-đề.

2. Chư Phật Như Lai có thân tướng quang minh, vô lượng diệu hảo. Nếu có chúng sinh quan sát xưng niệm, nếu là tổng tướng biệt tướng, không hỏi Phật thân trong hiện tại, quá khứ, đều có thể trừ diệt tứ trọng ngũ nghịch của chúng sinh, vĩnh viễn xa lìa tam đồ ác đạo, tùy niệm mà được thọ vui, thường sinh Tịnh độ, tu hành cho đến thành Phật đạo.

3. Phật khuyên Phụ vương hành trì pháp niệm Phật Tam-muội.

Phụ vương bạch với Phật:

– Nếu quả đức của Phật địa là thật tướng chân như Đệ nhất nghĩa Không, sao lại không bảo đệ tử hành trì theo?

Phật bảo phụ vương:

– Quả đức của Phật có vô lượng cảnh giới thâm diệu, có thần thông giải thoát, chẳng phải là cảnh giới hành trì của phàm phu, cho nên chỉ khuyên phụ vương niệm Phật Tam-muội.

Phụ vương bạch Phật: Công đức niệm Phật, hình trạng như thế nào?

Phật bảo: Như rừng Y lan, vuông vức bốn mươi do-tuần, có một cây Khoa-ngưu-đầu chiên-đàn, tuy là có rễ mầm, mà vẫn chưa ra khỏi mặt đất. Trong rừng Y lan duy chỉ có mùi hôi mà không có hương thơm. Nếu ai ăn phải hoa quả ở đó thì phát cuồng lên mà chết. Sau đó cây chiên đàn mầm rễ lần lần phát triển, gần như thành cây, khí hương tỏa đầy, có thể làm cải biến hết, cả rừng cây này tỏa ra mùi hương thơm ngát. Chúng sinh trông thấy, đều sinh lòng tâm tưởng là việc hy hữu.

Phật bảo Phụ vương:

– Tất cả chúng sinh, tâm nghĩ đến Phật của họ ở trong sinh tử cũng như thế, hễ buộc niệm không ngừng, nhất định sẽ sinh ra đời có Phật. Một khi được vãng sinh, liền thay đổi hết ác nghiệp, thành tựu tâm đại bi, như cây tỏa hương làm thay đổi cả rừng Y lan vậy.

Nói rừng Y lan đó là dụ cho tam độc, tam chướng, vô biên trọng tội ở trong thân chúng sinh. Nói chiên-đàn là dụ cho tâm niệm Phật của chúng sinh. Vừa muốn thành cây đó nghĩa là tất cả chúng sinh hễ niệm Phật không dứt đoạn, thì nghiệp đạo ắt sẽ thành tựu.

Hỏi: Công đức niệm Phật của chúng sinh bao nhiêu cũng có thể tính biết, vì sao chỉ do một niệm mà có thể đoạn trừ ác nghiệp? Như một loài cây tỏa hương có thể làm thay đổi cả rừng cây bốn mươi do-tuần, làm cho cả khu rừng đều tỏa hương thơm ngát?

Đáp: Đó là căn cứ vào các bộ kinh Đại thừa mà hiển bày ra công năng niệm Phật Tam-muội là bất khả tư nghì. Vì sao? Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như có người dùng gân sư tử để tạo ra đàn huyền, âm thanh một khi tấu lên, thì các âm thanh khác đều bị tan biến mất hết. Nếu người phát tâm Bồ-đề, thực hành niệm Phật Tam-muội, thì tất cả phiền não, tất cả hoặc chướng thảy đều đoạn diệt. Cũng như có người vắt hết sữa trâu dê, lừa ngựa cho vào trong cái chậu. Nếu lại vắt sữa sư tử đổ vào, thì các loại sữa kia đều biến thành nước lã. Nếu người ở trong tâm Bồ-đề mà hành trì niệm Phật Tam-muội thì tất cả ác thú đều trở thành vô hại.”

Và cũng trong kinh ấy nói: “Thí như có người, trong thân họ tẩm thuốc tàng hình, nếu có đi du hành qua lại các nơi, thì tất cả mọi người đều không ai nhìn thấy họ. Nếu người ở trong tâm Bồ-đề hành niệm Phật Tam-muội, thì tất cả ác thần, các thứ chướng ngại đều không nhìn thấy họ. Tùy theo chỗ đến, đều không làm chướng ngại.”

Vì sao lại có thể được như thế? Vì niệm Phật Tam-muội là vua trong tất cả các pháp Tam-muội.

V. Nội Dung Thứ Năm:

Như trên đã nói, kinh quán vô lượng thọ Phật được đặt tên theo người và Pháp. Người là Phật. Pháp là pháp.?

VI. Nội Dung Thứ Sáu: Phân biệt người nói tức Phật tự nói.

VII. Nội Dung Thứ Bảy:

Lược nói rõ về nghĩa ba thân, ba độ (cõi).

Hỏi: Hiện nay thân của Phật A-di-đà là thân gì? Nước Cực lạc là cõi nào?

Đáp: Thân Phật A-di-đà hiện nay là Báo thân. Nước Cực lạc trang nghiêm là Báo độ. Nhưng xưa nay tương truyền đều cho Phật A-di-đà là Hóa thân, cõi nước cũng là Hóa độ. Đây là sự sai lầm lớn. Nếu như vậy thì cõi Uế độ này cũng là nơi cư trú của Hóa thân, cõi Tịnh độ cũng là Hóa thân ở. Vậy thì Báo thân của Như Lai ở trong cõi nước nào? Nay y vào kinh Đại thừa Đồng Tánh mà biện luận về Báo, Hóa, Tịnh và uế độ.

Kinh nói: “Người trong cõi Tịnh độ thành Phật, chính là Báo thân. Trong cõi uế độ thành Phật thì là Hóa thân.”

Kinh kia lại nói: “A-di-đà Như Lai, Liên Hoa khai phu Tinh Vương Như Lai, Long Chủ Vương Như Lai, Bảo Đức Như Lai v.v… ở nơi cõi Phật thanh tịnh niên đắc đạo quả đạo quả, tất cả các đức Như lai như thế là Báo thân của Phật cả. Thế nào là Hóa thân Như Lai . Như ngày nay có các Đức Như Lai: Dõng Giới Thuộc Như Lai, Ma Khủng Bố Như Lai. Các Đức Như Lai này ở trong đời uế trược hiện thành Phật, sẽ thành Phật, từ cung trời Đâu-suất giáng sinh xuống, cho đến trụ trì tất cả thời chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, tạo các sự nghiệp giáo hóa thế đều là Hóa thân Phật.

Thế nào là Pháp thân Như Lai? Đó là chân thân của Như Lai, là vô sắc, vô hình, vô hiện, vô trước, không thể nhìn thấy được, không nói năng, không trụ xứ, không sinh không diệt, đó là nghĩa chân Pháp thân.

Hỏi: Báo thân của Như Lai là thường trụ. Vì sao trong kinh Quán Âm Thọ Ký lại nói: “Phật A-di-đà sau khi nhập Niết-bàn thì Quán Âm Bồ-tát là vị Bổ xứ thành Phật tiếp sau?”

Đáp: Báo thân này, thị hiện tướng ẩn giấu, không phải là diệt độ vậy.

Kinh nói: “Phật A-di-đà sau khi nhập Niết-bàn, lại có chúng sinh có thiện căn sâu dày, thấy Phật như cũ không khác.” Tức là tu chứng.

Lại trong luận Bảo Tánh nói: “Báo thân có năm loại tướng thuyết pháp và có thể nhìn thấy, các nghiệp không ngưng nghĩ, và ngưng nghĩ ẩn giấu, và thị hiện không phải là thực thể.” Tức là chứng vậy.

Hỏi: Báo thân và Báo độ của đức Thích-ca Như lai thì ở tại phương nào?

Đáp: Kinh Niết-bàn nói: “Cõi Tây phương cách đây bốn mươi hai hằng hà sa quốc độ, có thế giới tên là Vô thắng. Cõi này cũng thật trang nghiêm như nước Cực lạc Tây phương vậy. Ta hiện thân ra ở cõi Ta-bà để giáo hóa chúng sinh, nhưng chẳng phải hiện thân ở cõi này. Tất cả các Đức Như Lai cũng đều như thế.” Đây là chứng vậy.

Hỏi: Trong kinh Cổ Âm nói: “Phật A-di-đà có cha mẹ.” Vậy đủ biết là chẳng phải Báo thân, Báo độ vậy.

Đáp: Ông chỉ nghe nói mà không nghiên cứu kỹ trong kinh. Sự nghi lầm này có thể gọi là “Sai một ly đi ngàn dặm”. Nhưng Phật A-diđà cũng có đầy đủ ba thân. Thân hiện ở cõi Cực lạc chính là Báo thân. Nay nói Phật có cha mẹ đó, là ở trong cõi uế độ thị hiện Hóa thân ra có cha mẹ vậy. Cũng như Phật Thích-ca, ở trong cõi Tịnh độ thành tựu được Báo thân, ứng hiện ra cõi này có cha mẹ, đó là Hóa thân. Phật A Di-đà cũng vậy.

Lại như trong kinh Cổ Âm có nói: “Bấy giờ Phật A-di-đà cùng đầy đủ chúng Thanh văn, trong cõi nước có tên là Thanh thái, là nơi ở của bậc Thánh vương. Kinh thành này rộng dài đến mười ngàn do-tuần, cha của Phật làm Chuyển luân Thánh vương, tên là Nguyệt Thượng, mẹ tên là Thù Thắng Diệu Nhan, ma vương tên là Vô Thắng, con Phật tên là Nguyệt Minh, Đề-bà-đạt-đa tên là Tịch Ý, đệ tử thị giả tên là Vô-cấu-xưng.”

Các việc nói ở trên đều là hiện tướng Hóa thân. Nếu là Tịnh độ, há lại có Luân vương thành trì và người nữ sao? Văn nghĩa này rất rõ ràng, đâu cần phải phân biệt? Do không khéo tìm tôi nghiên cứu, từ đó mê muội chấp lầm theo danh tự.

Hỏi: Nếu Báo thân có tướng ẩn mất ngưng nghỉ thì cõi Tịnh độ có việc thành hoại sao?

Đáp: Câu hỏi này, từ trước đến nay, nghĩa vẫn khó thông. Tuy nhiên, nay dẫn trong kinh ra để làm chứng, nghĩa cũng có thể biết. Ví như thân Phật thường trụ, chúng sinh thấy có Niết-bàn. Tịnh độ cũng thế, thể chẳng có thành hoại, tùy theo chỗ thấy của chúng sinh mà có thành hoại. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Như thấy bậc Đạo sư có vô lượng thân sắc, tùy theo tâm hành của chúng sinh, nên thấy cõi Phật cũng vậy.” Cho nên trong Tịnh độ luận nói: “Một chất không thành, nên Tịnh và uế có thiếu có đủ. Khác chất không thành nên tìm nguồn thì hợp với một.” Vậy căn cứ vào pháp tánh Tịnh độ, thì không luận là thanh hay trọc; mà căn cứ vào lòng đại Bi báo, hóa, thì không phải không có tịnh hay uế.

Lại nói rộng về Phật độ đối với cơ cảm bất đồng, thì có ba loại sai biệt là:

1/ Theo Chân đưa đến Báo, nên gọi là Báo độ. Như ánh sáng mặt trời chiếu khắp nơi, Pháp thân như mặt trời, Báo thân, Hóa thân như ánh sáng.

2/ Không mà chợt có gọi đó là Hóa. Như trong Tứ Phần luật có nói: “Định Quang Như Lai hóa ra thành Đề-bà cùng thành Bạt-đề. Hai thành này ở gần nhau chung sống hòa thuận qua lại. Về sau đột nhiên hóa thành lửa thiêu đốt, là muốn cho chúng sinh thấy được sự vô thường, sinh tâm nhàm chán, quy hướng về đạo.”

Vì vậy kinh nói: “Hoặc hiện ra kiếp lửa, trời đất đều rõ ràng, để cho chúng sinh thấy biết sự thể là vô thường. Bồ-tát vì cứu kẻ nghèo khéo hiện, lập ra kho tàng, tùy duyên chỉ dẫn rộng bày, khiến chúng sinh phát tâm Bồ-đề.”

3/ Ẩn uế hiển tịnh. Như trong kinh Duy-ma nói: “Phật dùng ngón chân ấn xuống đất, làm cho ba ngàn quốc độ đều được nghiêm tịnh. Nay cõi nước Vô lượng thọ này thật là quốc độ theo Chân hiện báo mà thôi.”

Làm sao biết? Dựa vào kinh Quán Âm Thọ Ký nói: “Đời vị lai Đức Quán Thế Âm thành Phật, thay vào chỗ Đức Di-đà.” Cho nên biết đó là Báo thân vậy.

VIII. Nội Dung Thứ Tám:

Thứ tám là nói rõ về cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà; quả vị bao quát cả thượng hạ, phàm Thánh cùng ở chung. Nay đây ở cõi nước Vô lượng thọ là báo Tịnh độ. Do nguyện lực của Phật mà bao quát cả trên dưới, để cho chúng sinh tu thiện pháp cầu vãng sinh về. Do bao hàm các bậc thiện căn mà ngài Thiên Thân, Long Thọ cùng các bậc Thượng địa Bồ-tát cùng cầu sinh về. Cho nên, trong Đại kinh nói rằng:

Bồ-tát Di-lặc hỏi Phật:

Không biết ở cõi Cực lạc có bao nhiêu Bồ-tát bất thoái được sinh về đó?

Đức Thế Tôn bảo:

Ở thế giới Ta-bà này có sáu mươi bảy ức Bồ-tát đều được vãng sinh về.

Hỏi: Tịnh độ của Phật A-di-đà đã gọi là bao quát cả thượng căn hạ căn, thì Phàm Thánh đều chung ở. Không chỉ những vị tu vô tướng được vãng sinh, mà hạng phàm phu hữu tướng cũng được sinh về sao?

Đáp: Phàm phu trí cạn, dựa nhiều vào tướng mà cầu, quyết được vãng sinh, nhưng do lực thiện còn yếu nên chỗ sinh ra, duy chỉ thấy Báo thân và Hóa Phật. Cho nên, phẩm Bồ-tát Bản Hạnh của kinh Quán Phật Tam-muội nói: “Văn-thù-sư-lợi bạch Phật rằng: Trong vô lượng kiếp quá khứ, khi con còn là phàm phu, ở trong đời đó có Đức Phật tên là Bảo Uy Đức Thượng Vương Như Lai, khi Phật xuất thế cũng như ngày nay vậy. Đức Phật đó thân cao sáu trượng, tỏa sắc vàng tía, thuyết pháp Tam-thừa như Đức Thích-ca vậy.”

Bấy giờ ở cõi nước kia có vị đại trưởng giả, tên là Nhất Thiết Thí. Vị trưởng giả có một người con, tên là Giới Hộ. Khi mẹ mang thai, lòng bà rất kính tin, dự định sẽ cho con thọ Tam quy y. Khi con sinh ra, vừa lên tám tuổi, cha mẹ thỉnh Phật về nhà cúng dường, người con thấy Phật liền làm lễ, tâm cung kính Phật thật sâu xa, mắt chiêm ngưỡng không rời. Một khi đã nhìn thấy Phật, liền tiêu trừ hết tội trong vô lượng nado-tha kiếp sinh tử. Từ đó về sau, thường sinh về cõi Tịnh độ. Tức liền gặp được hằng hà sa số chư Phật, đều là những bậc Thế Tôn có đầy đủ tướng hảo độ thoát vô số chúng sinh. Bấy giờ, Đồng tử mỗi mỗi đều theo hầu Phật, lễ bái cúng dường, chấp tay quán Phật. Vì nhân duyên đó, nên được gặp trăm vạn A-tăng-kỳ Phật. Chư Phật kia cũng có sắc thân tướng hảo hóa độ chúng sinh. Từ đó về sau, thường đắc trăm vạn ức niệm Phật Tam-muội, lại có được A-tăng-kỳ pháp môn Đà-la-ni.

Khi đã đắc ngộ, thường ở trước chư Phật, được thuyết pháp vô tướng. Chỉ trong khoảnh khắc đắc được Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội. Bấy giờ, Đồng tử chỉ thọ tam quy, vừa lễ Phật rồi, được quán tưởng thân Phật, tâm không nhàm chán. Do nhân duyên này, mà được gặp vô số Phật. Huống gì luôn buộc niệm tư duy đầy đủ, quán sắc thân Phật. Bấy giờ Đồng tử lúc ấy, đâu là người khác, mà chính là thân con . Bấy giờ, Đức Thế Tôn tán thán ngài Văn-thù rằng:

Thiện tai! Thiện tai! Ông chỉ lễ Phật một lần mà được gặp vô số chư Phật, huống gì chúng sinh ở đời vị lai, hàng đệ tử của ta, nếu siêng năng quán Phật, niệm Phật!

Phật lại bảo A-nan:

Ông đem lời của Văn-thù nói lại cho mọi người biết trong hiện tại này và đời vị lai sau, nếu người nào có thể lễ Phật, có thể niệm Phật, quán tưởng Phật, nên biết người này cùng Văn-thù-sư-lợi không khác. Xả thân ở đời này, sẽ cùng trụ xứ với Văn-thù.

Do văn này làm chứng, nên biết cõi Tịnh độ đó bao quát hết các quốc độ và sự vãng sinh là không sai . Nếu biết lấy vô tướng lìa niệm làm thể, mà duyên vào đó cầu sinh thì phần nhiều là hạng thượng phẩm vãng sinh.

Cho nên, Bồ-tát Thiên Thân mới luận rằng: “Nếu có thể quán hai mươi chín loại trang nghiêm thanh tịnh, tức tóm lược đi vào một câu pháp. Một câu pháp đó có nghĩa là câu thanh tịnh. Câu Thanh tịnh, tức lấy trí tuệ vô vi Pháp thân. Vì sao cần phải rộng lược hòa nhập vào nhau? Vì chư Phật Bồ-tát có hai loại Pháp thân: Một là pháp thân pháp tánh; hai là pháp thân phương tiện.

Do Pháp tánh Pháp thân mà sinh ra phương tiện Pháp thân. Do Phương tiện Pháp thân, mà hiển xuất ra Pháp tánh Pháp thân. Hai loại Pháp thân này, khác mà lại khó phân biệt ra, một mà không thể đồng. Đó chính là rộng lược hòa nhập vào nhau. Bồ-tát nếu không biết rộng lược tương hòa, thì không thể tự lợi lợi tha. Pháp thân vô vi đó tức là Pháp tánh thân. Vì Pháp tánh tịch diệt nên tức là vô tướng Pháp thân và Pháp thân vô tướng nên không có gì không là tướng. Cho nên tướng hảo trang nghiêm tức là Pháp thân. Pháp thân vô tri, mà không gì không biết. Vậy nên, tất cả chủng trí chính là chân thật trí tuệ vậy. Tuy biết do duyên quán hai câu tổng, biệt, nhưng chẳng gì không phải là thật tướng. Vì biết thật tướng, tức là biết tướng hư vọng của chúng sanh trong ba cõi mà khởi lên chân thật tánh từ bi. Vì chân thật từ bi đó, tức là khởi ra chân thật quy y vậy.”

Nay hành giả, bất kể tăng tục, nếu có thể biết sinh vô sinh không trái với nhị đế, thì phần nhiều sẽ được vào hạng thượng phẩm vãng sinh.

IX. Nội Dung Thứ Chín:

Nói rõ về cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà có thuộc ở trong ba cõi hay không.

Hỏi: Cõi nước An lạc thuộc cõi nào trong ba cõi?

Đáp: Cõi Tịnh độ rất thắng diệu, thể của nó vượt ra ngoài thế gian. Ba cõi này là nơi nhà tối của phàm phu sinh tử. Tuy có khổ vui ít khác dài ngắn có khác, nhưng nhìn chung đều là bến hữu lậu lâu dài xoay chuyển tuần hoàn không bờ mé, lẫn lộn các loài sinh ra, tiếp xúc thọ nhận bốn thứ, nơi tứ điên đảo cấu uế; lâu ngày nào là nhân, nào là quả, hư ngụy tập tành thói quen, thật là đáng chán. Cho nên cõi Tịnh độ không thuộc trong ba cõi.

Lại nữa, theo Trí Độ luận nói: “Quả báo của cõi Tịnh độ là vô dục, nên không phải Dục giới. Vì cõi Địa cư nên không phải Sắc giới; có hình sắc, nên không phải Vô sắc giới. Tuy nói là Địa cư, nhưng cõi này tinh thắng diệu tuyệt.”

Thế nên, trong Thiên Thân luận có nói: “Xét thấy tướng thế giới kia, vượt xa ba cõi, cứu cánh như hư không, rộng lớn không biên hạn.” Thế nên, Địa kinh có lời tán thán rằng:

Tịnh độ rộng lớn siêu số hạn
Tự nhiên bảy báu cùng hợp thành
Do nguyện lực của Phật mà trang nghiêm
Kính lễ bậc thanh tịnh đại nhiếp thọ.
Thế giới quang huy diệu thắng tuyệt,
Cùng vui an lạc không bốn thời,
Tự lợi lợi tha lực viên mãn,
Kính lễ phương tiện xảo trang nghiêm.

 

PHẦN II

Trong phần thứ hai này được chia làm ba nội dung:

I. Nói rõ về phát Bồ-đề tâm.
II. Phá dị kiến tà chấp.
III. Rộng nếu vấn đáp để giải thích và trừ bỏ nghi tình.

I. Phát Bồ-Đề Tâm:

Phát Bồ-đề tâm gồm có bốn ý:

  • Nêu công dụng của tâm Bồ-đề.
  • Nêu danh thể của tâm Bồ-đề.
  • Nói rõ phát tâm có khác biệt.
  • Vấn đáp giải thích.

1- Công dụng của tâm Bồ-đề.

Trong Đại kinh nói: “Phàm muốn vãng sinh về cõi Tịnh độ, cần phát tâm Bồ-đề làm căn bản.” Thế nào là Bồ-đề? Đó là tên gọi của Vô thượng Phật đạo. Nếu muốn phát tâm làm Phật, thì tâm này phải rất rộng lớn, biến cùng khắp pháp giới; tâm ấy phải rốt ráo bình đẳng như hư không; tâm này phải sâu xa rộng lớn cho đến tận vị lai; tâm này phổ biến lìa hết chướng Nhị thừa. Nếu một khi phát tâm này, thì liền tiêu trừ mọi sự sinh tử khổ hải từ vô thỉ, mọi đủ công đức, đều hồi hướng Bồ-đề, về lâu có thể thành tựu Phật quả, không sợ thoái chuyển. Ví như loài hoa đẹp có năm đặc tính thanh tịnh, gió thổi, nắng soi cũng không rơi rụng, như nước sông thuỷ vân không bao giờ cạn.

2- Danh thể của Bồ-đề.

Bồ-đề có ba loại:

  1. Pháp thân Bồ-đề.
  2. Báo thân Bồ-đề.
  3. Hoá thân Bồ-đề.

-Nói Pháp thân Bồ-đề là nói chân như, thật tướng, đệ nhất nghĩa Không, tự tánh thanh tịnh; thể của nó không có uế nhiễm, lý vượt ra ngoài thiên chân, không mượn thân đó để thành tựu sự tu hành, nên gọi là Pháp thân; vì nó là bản thể của Phật đạo nên gọi là Bồ-đề.

-Nói Báo thân Bồ-đề đó, tu đầy đủ vạn hạnh, có thể cảm quả báo Phật, lấy quả để đáp nhân nên gọi là Báo thân; vì nó viên thông vô ngại nên gọi là Bồ-đề.

-Nói Hóa thân Bồ-đề đó, nghĩa là từ báo khởi dụng, có thể hướng đến vạn cơ, nên gọi là Hóa thân; vì nó viên thông đầy đủ, nên gọi là Bồ-đề.

3) Nói rõ sự phát tâm có khác biệt.

Nay nói, hành giả muốn phát tâm tu nhân thì cần phải hiểu đầy đủ ba thứ:

-Cần thông suốt Có-Không từ xưa đến nay tự tánh đều thanh tịnh.

-Duyên tu vạn hạnh tám vạn bốn ngàn các pháp môn Ba-la-mật.

-Phải lấy đại Từ bi làm căn bản, thường nghĩ đến việc cứu độ chúng sinh làm bổn hoài.

Ba nhân này có thể cùng tương ưng với đại Bồ-đề, cho nên gọi là phát tâm Bồ-đề.

Lại căn cứ vào Tịnh độ luận có nói: “Nay nói phát tâm Bồ-đề đó, tức là nguyện thành Phật tâm. Nguyện thành Phật tâm đó tức là tâm nguyện độ chúng sinh. Tâm độ chúng sinh đó tức là nhiếp giữ chúng sinh, có tâm Phật quốc độ. Nay đã nguyện sinh Tịnh độ, cho nên trước tiên cần phải phát tâm Bồ-đề.” 4) Vấn đáp giải thích.

Hỏi: Như tu vạn hạnh đầy đủ, có thể cảm quả Bồ-đề, thành tựu Phật đạo. Vì sao trong kinh Chư Pháp Vô Hành nói: “Nếu người cầu Bồ-đề, tức không có Bồ-đề, là xa rời Bồ-đề, cũng như trời với đất vậy sao?”

Đáp: Chánh thể của Bồ-đề, tức cầu vô tướng. Nay tạo tướng cầu, không phù hợp với lý thật, cho nên gọi là người xa rời Bồ-đề. Vì vậy trong kinh nói: “Bồ-đề đó, không thể dùng tâm mà đạt được, cũng không thể dùng thân mà đạt được.”

Nay cho rằng, hành giả tuy biết tu hành tướng để cầu, biết rõ ràng lý thể là không có thể cầu nhưng vẫn không hoại giả danh, cho nên tu hành đầy đủ cả vạn hạnh, chắc chắn có cảm ứng. Do đó, trong Đại Trí Độ luận nói: “Nếu người thấy Bát-nhã, liền bị buộc ràng, nếu không thấy Bát-nhã thì cũng bị ràng buộc. Nếu người thấy Bát-nhã thì được giải thoát; nếu không thấy Bát-nhã thì cũng được giải thoát.”

Ngài Long Thọ Bồ-tát nói: “Nếu không lìa bốn câu này là bị triền phược. Nếu lìa bốn câu này thì được giải thoát.”

Nay cầu Bồ-đề, thì cần phải tu như đây, tức là không hành mà hành. Không hành mà hành đó là không trái với đại đạo lý của Nhị đế vậy.

Lại y vào Tịnh độ luận của ngài Thiên Thân nói “Phàm muốn phát tâm hội nhập quả Bồ-đề Vô thượng thì có hai nghĩa: Một là phải xa lìa ba thứ trái với đạo Bồ-đề; hai là phải hiểu rõ hai pháp thuận với đạo Bồ-đề.”

Ba thứ trái với đạo Bồ-đề gồm những gì?

  1. Nương trí tuệ môn, không cầu tự lạc, xa lìa ngã tâm và sự tham trước của tự thân.
  2. Nương vào từ bi môn, bạt trừ hết khổ não của chúng sinh, xa lìa tâm bất an phiền hoặc.
  3. Nương vào phương tiện môn, tâm gần gũi thương tất cả tâm chúng sinh, tâm xa lìa cung kính cung dưỡng của tự thân.

Đó gọi là xa lìa ba pháp trái Bồ-đề.

Thuận Bồ-đề môn đó, tức là khi Bồ-tát xa lìa ba pháp trái Bồ-đề thì sẽ đạt được ba pháp thuận Bồ-đề môn. Đó là ba pháp gì?

1- Được tâm thanh tịnh vô nhiễm, không vì tự thân cầu các sự khoái lạc. Bồ-đề là chỗ thanh tịnh vô nhiễm; nếu vì tự thân cầu lạc, tức là trái với Bồ-đề môn. Cho nên tâm thanh tịnh vô nhiễm là thuận Bồ-đề môn.

2- Được tâm thanh tịnh an ổn, vì muốn bạt trừ khổ não của chúng sinh. Tâm Bồ-đề an ổn tất cả chỗ thanh tịnh của chúng sinh. Nếu không đem tâm khiến cho chúng sinh xa lìa khổ não của chúng sinh, thì trái với Bồ-đề. Như vậy thì bạt tất cả khổ não sinh tử của chúng sinh là thuận với Bồ-đề môn.

3- Được tâm thanh tịnh an lạc, khiến cho tất cả chúng sinh được thường lạc cứu cánh, đắc đại Bồ-đề, nhiếp thủ họ sinh về nước kia. Vì Bồ-đề là cứu cánh lạc xứ, nếu không làm cho chúng sinh đắc quả thường lạc cứu cánh là trái với đạo Bồ-đề. Như vậy thì quả thường lạc cuối cùng do đâu mà đạt được. Đại nghĩa môn là cõi Cực lạc Phật quốc vậy. Vậy chúng ta cần phải phát tâm nguyện sinh về nước kia để sớm được hội nhập quả Vô thượng Bồ-đề.

II. Phá Dị Kiến Tà Chấp:

Trong nội dung này có chín ý:

  1. Phá vọng kiến cho Đại thừa là vô tướng và các dị kiến cố chấp khác.
  2. Nói rõ tâm đại bi ái kiến của Bồ-tát.
  3. Phá những thắc mắc cho rằng ngoài tâm không có pháp.
  4. Phá bỏ tâm nguyện sinh uế độ mà không nguyện sinh Tịnh độ.
  5. Phá tâm cho rằng nếu sinh về Tịnh độ chỉ đắm trước hỷ lạc.
  6. Phá tâm cho rằng, cầu sinh Tịnh độ không phải là pháp của Tiểu thừa.
  7. Phá tâm chỉ cầu sinh Đâu-suất chứ không cầu sinh Tịnh độ.
  8. Nói rõ nếu cầu Tịnh độ mười phương thì không bằng cầu về Tây phương.
  9. Lược nói về các ý riêng biệt.

1) Phá vọng chấp cho Đại thừa là vô tướng. Trong đây lại có hai ý nhỏ:

a. Thứ nhất là nói tổng quát về sinh khởi, nhằm giúp kẻ hậu học hiểu rõ phải trái để bỏ tà quy chánh.

b. Thứ hai là rộng nói về sự ràng buộc, hiển bày chánh để phá trừ nghi hoặc.

Nói tổng quát về sinh khởi, thì trong thâm tạng Đại thừa, danh nghĩa nhiều vô số. Vì vậy trong kinh Niết-bàn có nói: “Một tên có vô lượng nghĩa; một nghĩa có vô lượng tên.”

Nên cần xem nhiều kinh điển, mới hiểu tôn chỉ. Chẳng phải như các sách thế tục Tiểu thừa, xét theo văn mà đầy đủ nghĩa. Ý này là như thế nào? Là chỉ cho cõi Tịnh độ sâu xa rộng lớn, kinh luận ẩn hiện, khiến cho các loại phàm tình đều được cứu độ; chỉ sợ rằng nghe theo những lời đàm tiếu, gây nên bao sự mê mờ lầm chấp tạp loạn vô tri, làm phương ngại sự vãng sinh. Nay nêu ra một vài điều để từ từ phá chấp.

Hỏi: Hoặc có người nói rằng: “Đại thừa là vô tướng, chớ niệm kia đây.” Nếu nguyện sinh Tịnh độ, đó là chấp tướng, làm tăng thêm lậu hoặc, thì cần gì phải để cầu?

Đáp: Nếu kể như vậy thì thật không phải. Vì sao? Chư Phật thuyết pháp cần đầy đủ hai duyên: Một là nương vào thật lý của pháp tánh; Hai là cần thuận theo Nhị đế. Kia chấp Đại thừa vô niệm là chỉ nương vào pháp tánh, nhưng hủy báng không có duyên cầu, tức là không thuận với Nhị đế. Như chỗ kiến giải này, là đọa vào chỗ diệt không. Cho nên trong kinh Vô Thượng Y có nói: “Phật bảo A-nan: Tất cả chúng sinh nếu khởi ra ngã kiến như núi Tu-di, thì ta vốn không sợ. Vì sao? Người này chưa được xa lìa ngay nên không hoại nhân quả, không bị mất quả báo. Nếu khởi lên Không kiến như hạt cải, thì sự chấp ngã Không ấy là không nên. Vì sao? Vì kiến chấp này phá tán hết nhân quả, phần nhiều đọa vào ác đạo, nên chỗ sinh ra trong đời vị lai, ắt trái với sự giáo hóa của ta.”

Nay xin khuyên chư hành giả, lý tuy là vô sinh, nhưng đạo lý của Nhị đế không phải vô duyên cầu mà tất cả được vãng sinh.

Thế nên trong kinh Duy-ma nói: “Tuy quán tưởng quốc độ của chư Phật và chúng sinh đều không, nhưng vẫn thường tu Tịnh độ, giáo hóa mọi chúng sinh.”

Lại nữa, kinh đó cũng nói: “Tuy làm mà không làm, và hiện ra thọ thân, là hạnh Bồ-tát. Tuy hành mà không khởi, và khởi ra tất cả thiện hạnh, đó là Bồ-tát hạnh.” Đó thật là tu chứng chân chánh.

Hỏi: Nay thế gian có người hành Đại thừa vô tướng, cũng không giữ tướng nào, tại ở kia đây, hoàn toàn không hộ trì giới tướng, việc này là như thế nào?

Đáp: Tính theo đây, thì điều tệ hại càng nhiều. Vì sao? Trong kinh Đại Phương Đẳng nói: “Phật vì hàng Ưu-bà-tắc mà chế giới là không được lui tới nhà các quả phụ, nhà của xử nữ, tửu quán, nhà ép dầu, thuộc da v.v…

A-nan bạch Phật:

-Bạch Đức Thế Tôn! Vì những người nào mà Phật chế ra những giới này?

Phật bảo A-nan:

-Vì hai loại người: Một là, người hành động ở thế gian. Hai là người hành động xuất thế gian. Với người xuất thế thì ta không chế ra giới trên. Với người tại gia nên ta mới chế ra giới này. Vì sao? Tất cả chúng sinh đều là con ta. Phật là cha mẹ của tất cả chúng sinh, nên phải dùng giới luật khuôn phép để khuyến hóa, để cho các con mau sớm ra khỏi thế gian, đắc quả Niết-bàn.”

2) Nói rõ tâm đại bi ái kiến của Bồ-tát.

Hỏi: Theo Đại thừa Thánh giáo, Bồ-tát đối với chúng sinh, nếu khởi lòng đại bi ái kiến, tức phải nên lìa bỏ. Nay khuyên chúng sinh cùng sinh về Tịnh độ, há chẳng phải là ái kiến chấp tướng sao? Nếu thế tránh sao khỏi bị trần lụy?

Đáp: Bồ tát hành pháp có hai công dụng: Một là chứng không tuệ Bát-nhã. Hai là đầy đủ lòng Từ bi.

Nhờ lực tu Bát-nhã tu Không tuệ, nên dù ra vào trong sáu đường sinh tử mà không bị trần nhiễm ràng buộc .

Vì đem lòng đại bi nghĩ tưởng đến chúng sinh, nên không trụ ở Niết-bàn. Bồ-tát tuy ở nơi Nhị đế, mà thường khéo xả ở Có-Không. Thủ xả đắc trong đạo mà không trái với đạo lý Đại thừa.

Cho nên trong kinh Duy-ma-cật nói: “Như có người ở nơi đất trống, tạo lập ra cung điện nhà ở, đều được tùy ý vô ngại. Nếu ở nơi hư không, thì không thể làm được. Bồ-tát cũng như thế, vì muốn thành tựu cho chúng sinh, nguyện giữ lấy Phật quốc, chẳng phải nơi hư không vậy.”

3) Phá vọng chấp ngoài tâm không có pháp.

Trong đây gồm có hai ý: Một là Phá chấp tình. Hai là giải thích các câu hỏi đáp.

Hỏi: Phá chấp Hoặc có người nói: “Tịnh cảnh, sở quán là căn cứ ở nội tâm, cõi Tịnh dung thông chính la tâm tịnh ; Ngoài tâm không có pháp nào cả, sao lại cầu về Tây phương?

Đáp: Chỉ có pháp tánh Tịnh độ, về lý thì hư dung, thể không có biến đổi. Đây là sinh của vô sinh, là chỗ thâm nhập của bậc Thượng sĩ.

Cho nên, Kinh Vô Tự Bảo Khiếp nói: Mà “Thiện nam tử! Lại có một pháp, Phật đã giác ngộ ra. Đó là các pháp bất khứ bất lai-vô nhân vô duyên-vô sinh vô diệt-vô tư vô bất tư-vô tăng vô giảm.”

Phật bảo La-hầu-la:

-Ông nay thọ trì giới của ta, có nghĩa chánh pháp không?

Bấy giờ, mười phương thế giới gồm có chín ức Bồ-tát liền bạch Phật rằng:

-Chúng ta đều phải gìn giữ pháp môn này, nên vì chúng sinh lưu truyền ra đừng để cho dứt.

Thế Tôn đáp:

-Này thiện nam! Hai vai gánh vác đạo Bồ-đề, thì ắt không đoạn trừ biện tài, được thể nhập thế giới thanh tịnh của chư Phật. Khi mạng chung, liền thấy Đức Phật A-di-đà cùng chư Thánh chúng ở trước mặt, liền được vãng sinh.

Như những người, căn cơ trung hạ chưa thể phá tướng, cần nương vào nhân duyên tin Phật, cầu sinh về Tịnh độ. Tuy có sinh về nước kia, nhưng vẫn đi lại nơi cõi này.

Lại nói: “Nếu nhiếp duyên từ gốc, tức là ngoài tâm không có pháp. Nếu phân rõ nghĩa Nhị đế, thì cõi Tịnh độ không ngại là pháp ở ngoài tâm vậy.”

Giải thích vấn đáp:

Hỏi: Trước nói sinh vô sinh là chỉ bậc Thượng sĩ mới có thể nhập, bực trung hạ không thể vào được, ấy là căn cứ nơi người, hoặc pháp mà phán định như thế, hay là có Thánh giáo làm chứng?

Đáp: Theo Trí Độ luận có nói: “Hàng Bồ-tát mới phát tâm, căn cơ lý giải còn yếu, tuy nói là phát tâm, phần nhiều đều nguyện sinh về Tịnh độ.” Đây là ý gì? Ví như đứa trẻ, nếu không gần cha mẹ để được dạy dỗ khuyên răn, thì hoặc là rơi hầm lọt giếng, gặp nạn lửa thù, hoặc thiếu sữa rồi chết, nên cần có cha mẹ tắm rửa dạy bảo mới có thể lớn khôn, thừa tiếp gia nghiệp.

Bồ-tát cũng như thế, nếu có thể phát tâm Bồ-đề, nguyện sinh về cõi Tịnh độ, gần gũi chư Phật, tăng trưởng Pháp thân, thì mới nối tiếp gia nghiệp của Bồ-tát, mười phương đều được lợi ích cứu độ, cho nên phần nhiều nguyện sinh về Tịnh độ.

Lại nữa, trong luận ấy cũng nói rằng: “Ví như chim quạ con lông cánh chưa đủ, không thể vỗ cánh bay cao. Trước tiên cần chuyền từng cành cây tập bay. Khi lông cánh đã đủ đầy, thì mới có thể rời rừng bay lên không trung. Các vị tân học Bồ-tát cũng như thế, trước cần nương nguyện cầu sinh về Phật quốc, Pháp thân dần trưởng thành, tùy cảm mà tu tiến đắc ngộ.”

A-nan lại bạch Phật:

-Pháp môn vô tướng Ba-la-mật này Phật nói ở đâu?

Phật bảo:

-Pháp môn này, ta nói ở trong A-tỳ-bạt-trí địa. Vì sao? Vì có các hàng tân phát tâm Bồ-tát nghe pháp môn Ba-la-mật vô tướng này, nếu có thiện căn thanh tịnh, thảy đều diệt hết. Lại khi nào đến cõi kia, thì tất cả các sự việc đều xong, đâu cần tranh luận nghĩa lý sâu cạn.

4) Phá tâm chấp nguyện sinh uế độ, không nguyện sinh Tịnh độ.

Hỏi: Hoặc có người nói: “Nguyện sinh vào cõi uế trược để giáo hóa chúng sinh, không nguyện sinh về Tịnh độ.” Ý này là như thế nào?

Đáp: Người này ý cũng chỉ có một. Vì sao? Như thân đã trụ nơi bất thoái rồi, vì để hóa độ chúng sinh ở nơi tạp ác, nên có thể nơi chỗ nhiễm mà không nhiễm, gặp điều ác cũng không biến đổi. Như loài ngỗng vịt bơi trong nước, mà không bị ướt. Những người này, có thể vào cõi uế trược để cứu khổ. Nếu còn là hàng phàm phu, chỉ sợ hạnh của bản thân chưa đứng vững, gặp khổ thì biến tâm, muốn cứu giúp người khác, e rằng cùng họ sa vào nẻo ác. Cũng như bắt gà cho vào nước, lẽ nào không bị ướt sao?

Cho nên trong Trí Độ Luận nói: “Nếu là hàng phàm phu phát tâm, nguyện ở cõi uế trược cứu giúp chúng sinh, thì không phù hợp với Thánh ý .” Ý này là như thế nào? Bồ-tát Long Thọ giải thích: “Ví như một tảng băng dài bốn mươi dặm, như có một người lấy một thăng nước sôi đổ vào, lúc ấy dường như băng giảm lạnh đi; nếu trải qua đêm cho đến sáng, thì khí lạnh càng cao hơn trước. Hàng phàm phu giữ lấy phát tâm cứu khổ này cũng lại như thế. Vì các cảnh tham sân trái thuận nhiều, nên trái lại tự mình khởi tâm phiền não, mà phải đọa vào ác đạo.”

5) Phá vọng chấp cho rằng, sinh vào Tịnh độ là đắm trước lạc cảnh.

Hỏi: Hoặc có người nói: “Trong cảnh Tịnh độ chỉ có việc vui, nhiều đắm trước vào lạc cảnh, sẽ ảnh hưởng trở ngại sự tu đạo. Như vậy tại sao lại cầu vãng sinh?”

Đáp: Đã gọi là Tịnh độ, thì không còn uế trược. Nếu nói đam trước sự vui, thì chính là tham ái phiền não, đâu gọi là tịnh? Cho nên trong Đại kinh nói: “Chúng trời người ở cõi kia tiến lui qua lại, đều không buộc tình đắm trước.”

Lại trong nguyện thứ bốn mươi tám có nói: “Mười phương hàng trời người cầu sinh về nước ta, nếu tâm khởi niệm tham chấp nơi thân, thì ta thề không giữ Chánh giác.”

Đại Kinh lại nói: “Người và trời ở cõi kia vốn chẳng có chỗ nào  mà không thích hợp, làm gì có lý đắm trước?”

6) Phá vọng chấp cho rằng, cầu sinh Tịnh độ là pháp Tiểu thừa.

Hỏi: Hoặc có người nói: “Cầu sinh Tịnh độ chính là tu theo Tiểu thừa.” Vậy sao lại tu theo đó?

Đáp: Lý này cũng không phải vậy. Vì sao? Chỉ có giáo pháp Tiểu thừa hoàn toàn không nói về Tịnh độ.

7) Nói rõ nguyện sinh Đâu-suất và khuyên cầu sinh Tịnh độ.

Hỏi: Hoặc có người nói: “Nguyện sinh Đâu-suất, không nguyện sinh về Tây phương.” Việc này là như thế nào?

Đáp: Nghĩa này không đồng, chỉ có ít phần tương tợ. Căn cứ vào thể đại khái có khác bốn loại:

1/ Đức Di-lặc vì Thiên chúng mà chuyển pháp luân bất thoái, người nghe pháp sinh lòng tin mà được lợi ích, gọi là tương tự giống với vãng sinh cực lạc. Nhưng người đắm trước lạc cảnh mà không tin số chẳng phải ít. Lại nữa, dù sinh vào cung trời Đâu-suất, nhưng ngôi vị vẫn còn thoái chuyển, cho nên trong kinh nói: “Ba cõi không an, dụ như nhà lửa.”

2/ Vãng sinh về Đâu-suất, thọ mạng bốn ngàn tuổi. Sau khi mạng chung, thì vẫn không tránh khỏi bị thoái đọa.

3/ Cõi trời Đâu-suất tuy cũng có nước, chim, cây rừng hòa tiếng kêu hòa nhã. Nhưng cùng với chư Thiên lấy sự vui chơi làm chính thuận theo ngũ dục, không mong cầu Thánh đạo. Nếu hướng về cõi Di-đà Tịnh quốc, một khi được vãng sinh về, nhất định sẽ đạt đến A-tỳ-bạt-trí, không còn thoái chuyển và không có tạp cư. Ngôi vị lại ở nơi vô lậu, vượt qua ba cõi, vĩnh viễn không còn luân hồi.

Luận về thọ mạng, thì cũng đồng với Phật, chẳng thể dùng toán số mà tính biết được. Trong đây có chim, nước, rừng cây v.v… đều có thể thuyết pháp, khiến cho người ngộ giải, chứng vào hội Vô sinh.

4/ Căn cứ vào “Đại kinh”, tạm dùng một loại âm nhạc để so sánh.

Trong kinh tán thán rằng:

Từ vua cõi thế đến Lục Thiên
Âm nhạc hòa reo đến tám trùng
Thánh thót giao hoà tăng vạn bực
Nhạc hoà cây báu cũng vang đưa
Lại có nhạc trời hoà trong gió
Pháp âm trong lành vui tâm thần
Ánh sáng uyển chuyển chiếu mười phương
Vì vậy kính lễ cõi thanh tịnh.

8) Nguyện sinh về mười phương Tịnh độ không bằng quy hướng Tây phương.

Hỏi: Hoặc có người nói: “Nguyện sinh về mười phương Tịnh quốc, không nguyện quy về Tây phương.” Điều đó là nghĩa gì?

Đáp: Có ba nghĩa không đồng:

1/ Mười phương Phật quốc tuy chẳng phải là nơi bất tịnh, nhưng cảnh rộng thì tâm mê muội; cảnh hẹp thì ý mới chuyên. Vậy nên trong Thập phương tùy nguyện vãng sinh có nói: “Bồ-tát Phổ Quảng bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Mười phương Phật độ đều là nghiêm tịnh, tại sao trong các kinh chỉ riêng tán thán cõi Tây phương Cực lạc của Phật A-diđà, khuyên cầu vãng sinh?

Phật bảo Bồ-tát Phổ Quảng:

-Tất cả chúng sinh, phần nhiều đều bị não loạn phiền trược, chánh niệm thì ít. Muốn khiến cho chúng sinh chuyên tâm vào đó, cho nên mới tán thán cõi này một cách đặc biệt vậy. Nếu có thể y vào nguyện mà tu hành, thì lợi ích thật vô cùng.

2/ Mười phương Tịnh độ tuy đều là nghiêm tịnh, mà sâu cạn khó biết. Tịnh quốc của Phật A-di-đà là cửa ngõ của cõi Tịnh độ. Sao biết được điều này?

Trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Một kiếp ở thế giới Ta-bà, bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực lạc. Thế giới Cực lạc một kiếp, bằng thế giới Ca-sa-tràng một ngày một đêm.” Như thế, so sánh hơn kém, mới có mười A-tăng-kỳ. Vậy nên biết vì là sơ môn của cõi Tịnh độ mà chư Phật cùng khuyên cầu sinh về đó. Các cõi Phật khác đều không bằng, cho nên người tin ngưỡng, phần nhiều đều nguyện sinh về.

3/ Tịnh độ của Phật A-di-đà đã là sơ môn của Tịnh độ, thế giới Ta-bà tức là cõi uế độ. Vì sao lại biết như thế? Như trong kinh Chánh pháp niệm có nói: “Từ đây đi về phía Đông bắc, có một thế giới tên là Tư-ha. Đất đai chỉ có cát đá ba góc ; mỗi năm mưa ba lần; mỗi lần mưa ướt thấm không quá năm tấc đất. Dân chúng ở đó duy chỉ ăn cây trái, vỏ cây làm y phục, cầu sống không được, cầu chết cũng không xong. Lại có một thế giới, tất cả các loài hổ báo cầm thú, cho đến loài rắn, bò cạp, thảy đều có cánh bay, hễ gặp nhau là ăn thịt, không phân thiện ác. Đây há chẳng gọi là uế độ đầu tiên sao?”

Tuy vậy, xét về y báo thì cõi Ta-bà này vốn cùng hàng với Hiền Thánh. Mặc dù là uế độ, nhưng đây là cõi uế độ cuối cùng. Thế giới An

Lạc đã là Tịnh độ sơ môn, tức là cảnh giới nối tiếp với phương này, cầu 36 vãng sinh qua đó rất tiện lợi, vì sao lại không đi?

9) So sánh sự khác nhau giữa Nhiếp luận và kinh này.

Căn cứ vào Nhiếp luận thì nói là “Biệt thời ý ngữ”. Trong Kinh quán, Phật nói hạng Hạ phẩm sinh tạo ra nghiệp trọng, khi lâm chung gặp Thiện tri thức chỉ bảo niệm mười niệm thành tựu mà được vãng sinh. Còn theo Nhiếp luận nói: Đây là biệt thời ý ngữ của Phật (Phật nói ý trong thời gian đặc biệt mà thôi). Xưa nay, các Luận gia, phần nhiều đều phán định bài văn này: “Khi lâm chung chỉ có mười niệm, chưa chắc là được vãng sinh. Như lấy một đồng tiền vàng mà đổi được ngàn đồng tiền vàng, chẳng phải một ngày mà có được.” Cho nên mười niệm thành tựu đó, chỉ là tác nhân, chưa được vãng sinh, cho nên gọi là “Biệt thời ý ngữ”.

Nếu giải thích như thế thì cũng chưa thật đúng. Vì sao? Phàm Bồtát, làm luận giải thích kinh, đều muốn xa thì phò trợ ý Phật, khế hợp với Thánh tình. Nếu luận văn trái với kinh, thì không có điều ấy. Nay giải thích “Biệt thời ý ngữ” đó, nghĩa là Phật thường thuyết pháp đều nói rõ về nhân trước quả sau, lý số đều rõ ràng. Nay trong kinh này chỉ nói một đời tạo tội, khi lâm chung một niệm thành tựu mà được vãng sinh. Bất luận người ấy trong quá khứ có nhân hay không có nhân cầu vãng sinh. Đây chỉ là đức Thế Tôn muốn tiếp dẫn chúng sanh tạo nghiệp ác ở đương lai, khiến cho khi đến ngày lâm chung, bỏ ác quy thiện, nương niệm đó mà được vãng sinh. Đó chính là do ẩn nhân đời trước. Đức Thế Tôn ẩn thỉ hiển chung, ẩn nhân nói quả, gọi là “Biệt thời ý ngữ”.

Vì sao biết chỉ khiến cho mười niệm thành tựu là đều có nhân trong thời quá khứ? Như kinh Niết-bàn có nói: “Nếu người ở trong thời quá khứ đã từng cúng dường chỉ nửa hằng hà sa chư Phật. Lại từng phát tâm, mà lại có thể trong đời ác trược nghe thuyết Đại thừa kinh giáo, chỉ là không hủy báng chứ không có công đức gì khác. Nếu từng cúng dường một hằng hà sa chư Phật và từng phát tâm, về sau nghe Đại thừa kinh giáo, đã không hủy báng, lại thêm yêu thích.”

Dẫn chứng qua các bộ kinh này, đủ biết là trong mười niệm thành tựu, đều thật là nhân trong quá khứ. Nếu không có nhân trong quá khứ, thì không thể gặp được Thiện tri thức, huống gì mười niệm lại thành tựu được sao?

Luận nói: “Lấy một đồng tiền vàng mà đổi được ngàn tiền vàng, chẳng phải một ngày mà được.” Nếu căn cứ vào ý Phật, muốn khiến cho chúng sinh tích tụ nhiều nhân thiện, rồi nương theo niệm mà được vãng sinh. Như theo cách giải luận chủ, nương hết vào nhân quá khứ, lý cũng không trái. Nếu giải theo đây, thì trên thuận với kinh Phật, dưới hợp với ý luận, tức là phù hợp với kinh luận, thì sự vãng sinh sẽ thông suốt, không còn nghi hoặc.

III. Rộng Nêu Vấn Đáp Để Trừ Bỏ Nghi Tình:

Từ đây về sau chính là rộng bày nghĩa vấn đáp ở trong Trí Độ luận.

Hỏi: Tất cả chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay, tạo ra đủ các nghiệp hữu lậu, hệ thuộc trong ba cõi. Vì sao lại không đoạn trừ hết các nghiệp ràng buộc này mà chỉ một ít thời gian niệm Phật A-di-đà, liền được vãng sinh ra khỏi ba cõi? Vậy nghĩa nghiệp ràng buộc muốn nói là gì?

Đáp: Có hai cách giải thích:

  • Y theo pháp để đả phá.
  • Dùng thí dụ để làm rõ.

Nói y theo pháp để đả phá tức là chư Phật có bất khả tư nghì trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Bất tư nghì trí lực đó là lấy ít làm nhiều, lấy nhiều làm ít; lấy gần làm xa, lấy xa làm gần; lấy khinh làm trọng, lấy trọng làm khinh. Có các loại trí như thế, vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn.

Cách thứ hai sau đây; đều mượn bảy thí dụ để làm rõ.

1- Ví như có trăm kẻ tiều phu tích chứa củi cả trăm năm cao cả ngàn thước, rồi cho một mồi lửa vào, chỉ trong nửa ngày là đốt sạch. Lẽ nào không được nói chứa củi trăm năm chỉ đốt trong một ngày mà hết?

2- Thí như người bị què, đi trên thuyền của người, nhờ gió to thổi, trong một ngày đi được cả ngàn dặm. Há không thể nói một ngày người què đi cả ngàn dặm?

3- Cũng như người nghèo có được báo vật đem dâng cho vua, vua rất vui liền trọng thưởng cho. Trong khoảnh khắc người này bỗng trở nên giàu có. Lẽ nào không được nói cực khổ bao nhiêu năm, liền đạt được như vậy. Nói sự phú quý đó, là việc chẳng có.

4- Cũng như kẻ hèn yếu dùng hết sức mình cưỡi lừa bay lên mà không được. Nếu nương theo Luân vương mà đi thì liền bay lên hư không, qua lại tự tại. Há không được nói là sức kẻ hèn yếu có thể bay vào hư không?

5- Lại như bị dây quấn cả mười vòng, cả ngàn người không kiềm chế được, nhưng đứa bé vung kiếm ra liền đứt làm đôi. Lẽ nào không 38 được nói lực của đứa trẻ có thể cắt đứt được sao?

6- Lại như loài chim chạm vào nước, thì các loài trai đều chết. Tê giác chạm bùn, người chết liền sống lại. Há không được nói tánh mạng một khi dứt đi là có thể sống lại?

7- Ví như hạc vàng kêu Tử An, Tử An liền sống lại. Há không được nói người chết là thiên thu, mà có thể sống lại? Tất cả vạn pháp đều có tự lực và tha lực, tự nhiếp và tha nhiếp, có thiên khai vạn bế, vô lượng vô biên, ông há lại dùng thức hữu ngại, nghi pháp vô ngại kia sao?

Lại nữa, trong năm thứ bất tư nghì, thì Phật pháp là nghĩa tối bất tư nghì hơn hết. Ông lấy nghiệp ràng buộc ba cõi làm trọng, nghi việc niệm Phật chút ít thời gian là khinh. Người đã nhập vào Chánh định tụ, không được vãng sinh Cực lạc, thì sự việc ấy không thể có.

Hỏi: Trong kinh Đại thừa nói: “Nghiệp đạo như cái cân, bên nặng thì kéo trước.” Tại sao chúng sinh từ một thân hình ấy, hoặc trăm năm, hoặc mười năm, cho đến ngày nay không lúc nào là không tạo việc ác. Tại sao khi lâm chung gặp được Thiện tri thức, niệm liên tục mười niệm, thì được vãng sinh? Nếu như thế thì đối với nghĩa nêu ra trước, lấy gì để làm tin?

Đáp: Ông cho một đời ác nghiệp là trọng. Người Hạ phẩm vãng sinh chỉ có mười niệm thiện cho là nhẹ. Nay đem nghĩa khinh trọng để so sánh, chính rõ ở tại tâm, tại duyên, tại nơi sự quyết định, mà không dựa vào thời tiết ít nhiều lâu, mau.

Tại sao nói là tại tâm? Nghĩa là người kia lúc tạo nghiệp, là đã y chỉ vào chỗ hư vọng điên đảo do tâm sinh ra. Mười niệm này, là nhờ sự khuyến tấn an ủi của Thiện tri thức, nghe được thật tướng pháp tánh. Một thật một hư, lẽ nào lại đem so sánh được. Vì sao? Ví như ngàn năm ở trong nhà tối, nếu như có chút ánh sáng thì liền tỏ rõ ngay, đâu có thể nói người ở trong nhà tối mãi không ra? Thế nên trong kinh Di Nhật Ma Ni Bảo có nói: “Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp: Chúng sinh tuy muôn lượng kiếp trôi lăn trong ái dục, do tội chướng che lấp. Nếu nghe được kinh Phật trở lại niệm thiện, thì tội liền tiêu diệt vậy.” Đây là chính do tại tâm.

Vì sao nói là tại duyên? Nghĩa là, người kia tạo tội là do vọng tưởng khởi lên, vì phiền não quả báo mà thành chúng sinh. Nay mười niệm này là y vào Vô thượng tín tâm; nương vào danh hiệu công đức vô lượng, thanh tịnh chân thật của Phật A-di-đà. Ví như có người bị tên độc thấm vào gân cốt, nếu nghe được tiếng trống nhạc diệt trừ, thì tên độc liền được rút ra. Như vậy đâu có thể nói là bị tên độc đã thấm sâu, nghe được âm thanh cũng không thể nhổ ra được? Đây gọi là tại duyên.

Tại sao nói là do quyết định? Vì lúc người kia tạo tội, tự y chỉ vào có hậu tâm có gián tâm. Nay trong mười niệm này, là do vô hậu tâm, vô gián tâm khởi lên, đó là quyết định.

Lại như trong Trí Độ luận có nói: “Tất cả chúng sinh khi lâm chung, gió đao vây bủa lấy mình, ma tử khổ lại đến bức bách, sinh tâm rất lo sợ. Nếu như gặp được Thiện tri thức, phát tâm dõng mãnh, tâm tâm tương tục trong mười niệm, tức là tăng thượng thiện căn, liền được vãng sinh.”

Ví như có người ra trận đối đầu phá quân địch, đem hết sức mình ra chiến đấu; mười niệm thiện cũng như thế. Còn như người khi lâm chung khởi sinh một niệm tà kiến, tăng trưởng ác tâm, thì làm tiêu hết phước trong ba đời, liền rơi vào ác đạo.

Hỏi: Đã gọi là niệm mười điều lành trước lúc lâm chung, làm tiêu hết mọi chướng nghiệp, được sinh Tịnh độ, vậy biết lúc nào là mười niệm?

Đáp: Như trong kinh nói: “Trăm lần sinh diệt thành một sát-na; cứ sáu mươi sát-na là một niệm.” Nay y vào kinh luận mà giải về niệm này vậy.

Giải về niệm này là không chỉ về thời tiết, mà chỉ nhớ niệm A-diđà. Như đối với tổng tướng và biệt tướng, tùy theo sở duyên mà quán, trải qua mười niệm, không có niệm khác xen tạp vào, ấy mới gọi là mười niệm. Lại nói mười niệm tương tục đó là bậc Thánh trong các bậc Thánh, chỉ do nơi tích niệm, ngưng hết mọi suy tư, không duyên vào việc khác, thì khiến cho nghiệp đạo thành tựu.

Lại nói nếu hành niệm lâu ngày, phần nhiều y vào đây. Nếu người mới hành niệm, nhớ số cũng tốt. Ở đây cũng y vào Thánh giáo mà nói.

Lại hỏi: Nay muốn nương vào đó để khuyên người hành trì niệm Phật Tam-muội, chưa biết niệm đó tướng trạng như thế nào?

Đáp: Ví như có người đi giữa đồng trống trở về, bỗng gặp bọn cướp, đang hùng hổ cầm dao muốn giết. Người này băng qua đường tắt bỏ chạy, nhìn thấy một dòng sông. Chạy chưa tới người ấy đã vội nghĩ rằng: “Ta mau chạy tới bờ sông này, vậy cởi áo lội qua sông hay mặc áo để lội? Nếu cởi áo e rằng sẽ không kịp. Nếu không cởi y phục thì e rằng khó bảo toàn.” Bây giờ chỉ có nhất tâm tìm phương tiện để vượt qua sông, không có tâm tưởng nào xen tạp. Hành giả tu tập cũng như thế. Khi niệm: “A-di-đà Phật”, cũng như người nghĩ sẽ lội qua sông, 0 niệm niệm tương tục, không có tâm nào xen vào. Hoặc niệm Pháp thân Phật; hoặc niệm thần lực Phật; hoặc niệm trí tuệ Phật; hoặc niệm tướng bạch hào của Phật; hoặc niệm bổn nguyện của Phật. Xưng danh cũng như thế, chỉ có thể chuyên một niệm không dứt, thì nhứt định sẽ được vãng sinh.

Nay khuyên người học về sau, muốn hội nhập vào Nhị đế, chỉ biết niệm niệm là bất khả đắc, đó chính là cửa trí tuệ. Nếu có thể buộc niệm liên tục không đứt đoạn tức là cửa công đức. Cho nên trong kinh nói: “Đại Bồ-tát hằng đem công đức trí tuệ để tu dưỡng tâm.” Nếu người mới học, chưa thể phá tướng, chỉ có thể y tướng mà chuyên tu thì chắc chắn được vãng sinh không còn nghi ngờ gì nữa.

Lại hỏi: Trong Đại kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Mười phương chúng sinh đều nhất tâm tin ưa, muốn sinh về nước ta, nhẫn đến mười niệm, nếu không vãng sinh về Tịnh quốc, thì ta không thành Chánh giác.”

Nay có người nghe được lời Thánh giáo, hiện đời không có một tâm niệm nào, đến khi gần lâm chung mới tu niệm, đó là việc gì?

Đáp: Việc này là không đúng. Vì sao? Kinh nói: “Mười niệm tương tục tưởng như không khó. Nhưng chúng sinh phàm phu, tâm như ngựa hoang, thức như loài khỉ, níu kéo theo lục trần, biết bao giờ mới dừng nghĩ.” Vậy cần phát tín tâm, để khắc niệm, khiến cho tích tập lâu ngày thành tánh, từ đó mà thiện căn thêm kiên cố. Như Phật bảo với Đại vương: “Người tích tụ hạnh thiện, khi chết không khởi lên ác niệm. Như cây trước khi nghiêng, tất phải tùy theo hướng cây cong mà ngã. Như gió đao một khi thổi đến, thì trăm sự khổ sẽ theo bức bách thân.” Nếu không tích tập tu thì hoài niệm lấy gì để biện luận? Vậy khuyên các vị đồng tu, nên dự kết lấy lời ngôn yếu này, lúc lâm chung cần nhất tâm xưng niệm A-di-đà Phật, nguyện sinh về nước An lạc. Mỗi mỗi nối tiếp tức sẽ thành mười niệm, như vậy cho đến khi dứt hơi thở, liền được vãng sinh về Tịnh quốc. Một khi đã nhập vào chánh định tụ, thì còn lo âu gì nữa. Các vị nên so sánh các điều lợi lớn, tại sao lại không dự bị khắc niệm!

Lại hỏi: Trong tất cả các kinh luận Đại thừa đều nói, tất cả chúng sinh, cuối cùng là vô sinh, dụ như hư không. Vậy sao nói các vị Long Thọ, Thiên Thân lại nguyện vãng sinh?

Đáp: Nói chúng sinh cuối cùng cũng trở thành vô sinh như hư không là có hai nghĩa:

1. Như sở kiến của người phàm phu, thì thật là chúng sinh, thật là sinh tử vậy. Nếu căn cứ vào sự vãng sinh của Bồ-tát mà nói, thì cứu cánh như hư không, như sừng thỏ.

2. Nay nói sinh đó là do nhân duyên sinh. Nhân duyên sinh chính là do giả danh mà sinh ra. Giả danh sinh tức là vô sinh, tức không trái với lý đại đạo. Chẳng phải như phàm phu, nghĩa thật là chúng sinh, thật là sinh tử.

Lại hỏi rằng: Phàm sinh ra phải có căn nguyên, đó là căn nguyên của khổ lụy. Nếu biết lỗi này, thì bỏ sinh mà cầu vô sinh, tất sẽ được giải thoát. Nay đã khuyên sinh về Tịnh độ, tất là bỏ sinh để cầu sinh, thì sinh nào có thể dứt tận?

Đáp: Nhưng cõi Tịnh độ là nơi vãng sinh vô sinh của Phật A-diđà thanh tịnh bản nguyện, chẳng phải như chúng sinh trong ba cõi chấp trước trong chỗ sinh hư vọng ái nhiễm. Vì sao? Phàm pháp tánh thanh tịnh cứu cánh ấy là vô sinh, mà nói sinh đó chính là do phàm tình sinh ra.

Lại hỏi: Như trên nói thì biết sinh vốn là Vô sinh, đó là những bậc sinh trong hàng Thượng phẩm. Như vậy, người sinh trong Hạ phẩm nương vào mười niệm mà được vãng sinh, há chẳng phải là chấp chỗ thật sinh sao? Nếu thật sinh đó tức là rơi vào hai lưới nghi: Một là sợ không được vãng sinh; Hai là tướng thiện này không thể làm nhân cho vô sinh vậy.

Đáp: Để giải thích điều này, gồm có hai ý:

1/ Ví như đem hạt ma-ni châu tịnh khiết đặt dưới nước bùn nhơ. Nhờ uy lực của hạt châu liền làm cho nước lắng trong ngay. Như vậy, dù người bị tội nghiệp sinh tử vô lượng, nếu nghe danh hiệu Phật A-di-đà chí cực thanh tịnh vô sinh như bảo châu, đem ném vào tâm ô trược, thì trong mỗi niệm tội diệt, tâm liền thanh tịnh, liền được vãng sinh.

2/ Như ngọc ma-ni trong suốt, gói vào trong vải màu vàng huyền ném xuống nước, nước liền trở thành màu vàng đen, màu sắc như vật vậy. Cõi Phật thanh tịnh có danh hiệu A-di-đà Như Lai Bảo Châu Vô Thượng, được vô lượng công đức bao bọc thành tựu, nếu ném tâm vào trong cõi vãng sinh, há không thể chuyển từ sinh thành Vô sinh sao? Cũng như băng ở trên lửa, lửa lớn thì băng tan, băng tan thì lửa tắt. Nếu vãng sinh trong cõi Hạ phẩm, tuy không biết pháp tánh Vô sinh, nhưng do xưng danh hiệu Phật, tác ý vãng sinh, nguyện sinh về cõi kia, đã đến thời Vô sinh giới, thì thấy lửa sinh tự nhiên diệt.

Lại hỏi rằng: Nương vào thân nào để nói vãng sinh?

Đáp: Ở đây nói người giả danh tu các hạnh môn, niệm trước cùng niệm sau làm nhân. Người giả danh ở uế độ thì Tịnh độ cũng giả danh, không nhất định là một, không nhất định khác. Tâm trước tâm sau cũng như thế. Vì sao? Nếu quyết định là một, thì không có nhân quả; nếu quyết định là khác, thì chẳng phải tương tục. Vì nghĩa đó, mà ngang dọc tuy có khác, trước sau cũng chỉ một người hành trì.

Hỏi: Nếu người chỉ có thể xưng danh hiệu Phật, thì hoặc chướng sẽ tiêu trừ hết. Cũng vậy, ví như người lấy tay chỉ mặt trăng, thì ngón tay này nên có thể phá trừ hết tăm tối vậy?

Đáp: Vạn pháp đều sai biệt, không thể một lần mà khái quát cả. Vì sao? Từ có danh mà có pháp, tự nơi có danh mà khác pháp. Có danh tức là pháp đó. Cũng như danh hiệu của chư Phật và Bồ-tát là do phiên âm từ tiếng Phạm mà ra; chương cú Tu-đa-la cũng vậy. Như từ ngữ Phạm chú nói: “Mặt trời xuất hiện ở phương Đông, khi đỏ khi vàng, giờ Dậu giờ hợi thì lại lặn”, người gặp hoạn nạn cũng qua khỏi. Như có người bị chó cắn, nấu cao hổ cốt thoa vào thì hoạn đó liền giảm. Hoặc không có xương cốt, gặp lúc nguy hiểm, tay nắm lại miệng nói hổ đến hổ đến, thì bệnh cũng dứt. Hoặc có bị đau từ chân chuyển vào gân, thì nấu cây Mộc qua xức vào, hoạn kia liền hết. Nếu không có Mộc qua, thì lấy tay chà lên đó miệng gọi “Mộc qua, Mộc qua” thì bệnh cũng hết. Thân ta đạt được công hiệu như vậy là vì sao? Vì danh tức là pháp vậy. Có danh mà khác pháp đó, như lấy tay chỉ vào mặt trăng vậy.

Lại hỏi rằng: Nếu người chỉ xưng niệm danh hiệu Di-đà, có thể làm tiêu trừ vô minh hắc ám của chúng sinh thì được sinh qua đó. Nhưng có chúng sinh xưng danh nhớ niệm, mà vô minh vẫn còn, không đủ như sở nguyện, là ý thế nào?

Đáp: Do tu hành không như thật, cùng danh nghĩa không có tương ưng. Vì sao? Là do không biết thân của Như Lai là thật tướng.

Lại có ba loại bất tương ưng:

  1. Tín tâm không dừng, như còn như mất.
  2. Tín tâm bất nhất, nghĩa là không quyết định.
  3. Tín tâm không tương tục, vì xen tạp các niệm khác, mất đi tướng thâu nhiếp. Nếu có thể tương tục thì là nhất tâm. Chỉ khi nhất tâm mới có thể dừng tâm. Ba tâm này một khi đã có đủ, nếu không vãng sinh là không có vậy.

PHẦN 3

Trong phần thứ ba này được chia làm bốn nội dung:

  • Nói về việc nan hành đạo, dị hành đạo.
  • Nói về kiếp lớn nhỏ không đồng.
  • Nói về vô thỉ kiếp đến nay, ở trong ba cõi năm đường, nương theo hai nghiệp thiện ác, thọ hai báo khổ vui , luân hồi đến vô tận, thọ sinh tử vô số.
  • Đem Thánh giáo chứng thành, khuyên chúng sinh đời sau gắng siêng tin tưởng cầu vãng sinh.

I. Nói Về Nan Hành Đạo Và Dị Hành Đạo:

Trong nội dung này gồm có hai ý:

  1. Nêu ra hai thứ đạo nan và dị.
  2. Phần vấn đáp giải thích.

Ta đang ở trong nhà lửa, nghĩ thật đáng sợ. Ngưỡng mong ba xe của Đại Thánh chiêu cảm an ủi. Vả lại, các loại xe nai, xe dê rằng khó đạt được đến đích. Phật quở trách tà chấp, làm chướng ngại cầu quả Bồ-đề, về sau có hồi hướng cũng là quanh co. Như đi đường tắt bằng xe lớn cũng chỉ một đường, chỉ sợ là ở nơi hiện cư thối vị, đường hiểm lâu xa, đức quả chưa lập, khó mà tiến tới được. Cho nên, Bồ-tát Long Thọ nói: “Cầu quả A-bệ-bạt trí có hai thứ: Một là Nan hành đạo; Hai là Dị hành đạo.”

Nói Nan hành đạo đó, nghĩa là ở trong đời ngũ trược, vào thời không có Phật, cầu quả A-bệ-bạt trí thật là khó. Khó này là do có nhiều đường, lược thuật lại thì có năm thứ:

  1. Làm thiện như ngoại đạo, làm não loạn đạo Bồ-đề.
  2. Chúng Thanh văn tự lợi, làm chướng tâm đại Bi.
  3. Bị ác nhân phá hết thắng đức.
  4. Hàng nhân Thiên thiện quả điên đảo, làm hoại phạm hạnh của người.
  5. Chỉ có tự lợi, không trì tha lực. Như các việc này, chạm mắt đều thấy rõ.

Ví như trên đất bằng, đi bộ thì khổ, cho nên nói là Nan hành đạo.

Còn gọi là Dị hành đạo tức là lấy nhân duyên tin Phật, nguyện sinh về Tịnh độ, khởi tâm lập đức, tu các hạnh nghiệp, nhờ nguyện lực của Phật, liền được vãng sinh. Vì Phật lực trụ trì, liền nhập vào Đại thừa Chánh định tụ. Chánh định tụ đó tức là A-tỳ-bạt-trí bất thoái vị. Ví như đường thủy, đi thuyền thì vui, cho nên nói là Dị hành đạo.

Hỏi: Bồ-đề là một, tu nhân chẳng phải là hai. Tại sao ở đây nói tu nhân hướng Phật quả thì tên gọi là Nan hành còn vãng sinh Tịnh độ, đắc đại Bồ-đề thì gọi là Dị hành đạo?

Đáp: Các kinh Đại thừa đều nói, tất cả hành pháp, đều có tự lực tha lực, tự nhiếp, tha nhiếp.

Sao gọi là tự lực? Ví như có người sợ việc sinh tử, phát tâm xuất gia, tu định phát thông tuệ, du hành khắp bốn phương, đó gọi là tự lực.

Sao gọi là tha lực? Như có hạng phàm phu, tự thân mình không thể vươn lên. Nếu nương theo bánh xe của Luân Vương thì có thể bay lên hư không, du hành khắp thiên hạ. Đây là nhờ vào uy lực của Luân Vương, cho nên gọi là tha lực.

Chúng sinh cũng như vậy, ở đây khởi tâm lập hạnh, nguyện sinh về Tịnh độ, đây là do tự lực. Khi sắp lâm chung, Phật A-di-đà phóng quang tiếp dẫn, liền được vãng sinh đó tức là tha lực. Cho nên trong Đại kinh nói: “Trời người trong mười phương muốn cầu sinh về nước ta, đều nhờ nguyện lực của Phật A-di-đà làm tăng thượng duyên.” Nếu không như thế, thì bốn mươi tám nguyện làm sao có thể lập được? Người học Phật nhờ có tha lực để nương nhờ, không còn tự hạn chế nơi mình ở trong nhà lửa.

II. Nói Về Đại Kiếp Và Tiểu Kiếp:

Như trong Trí Độ luận nói: “Kiếp có ba loại: Một là tiểu kiếp; hai là trung kiếp; ba là đại kiếp.”

Ví như một kinh thành, vuông vức rộng bốn mươi dặm, cao, rộng cũng vậy. Trong thành đó chứa đầy hạt cải, có chư Thiên trường thọ, cứ ba năm thì gieo một hạt cải, cho đến khi nào hết số hạt cải ấy thì đó là một tiểu kiếp.

Hoặc thành vuông tám mươi dặm, cao rộng đều như thế, có đầy hạt cải ở trong, rải cho hết như ở trên, đó là một trung kiếp.

Hoặc có thành cao rộng đều một trăm hai mươi dặm, chứa đầy hạt cải trong đó, và cũng đem rải hết như đã nói ở trước, đó gọi là một đại kiếp.

III. Nói Về Vô Thỉ Kiếp Đến Nay:

Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, luân hồi sinh tử không dứt, thọ thân vô số. Như trong Trí Độ luận nói: “Loài người ở trong đó, hoặc từ nhà họ Trương chết đi rồi sinh vào nhà họ Vương; hoặc từ nhà họ Vương chết đi rồi sinh vào nhà họ Lý. Cứ như thế sinh cùng trong pháp giới. Hoặc sinh vào trùng nhà, hoặc sinh vào khác nhà, hoặc chết ở cõi Diêm-phù-đề rồi sinh vào cõi Tây Câu-da-ni. Các cõi khác cũng như thế. Hoặc như người trong bốn châu thiên hạ chết đi, sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương như thế. Hoặc người ở Tứ Thiên vương chết, sinh vào Đao lợi thiên. Người ở Đao lợi thiên chết lại sinh vào cõi Tứ Thiên cũng đều thế cả. Sắc giới có mười tám cõi trời; Vô sắc giới có bốn tầng trời. Ở đây chết thì sinh vào nơi kia, mỗi mỗi đều biến cũng thế. Hoặc trong cõi Sắc giới chết lại sinh vào trong A-tỳ địa ngục. Trong A-tỳ địa ngục chết lại sinh vào các địa ngục nhẹ hơn. Trong các địa ngục nhẹ hơn khi chết lại sinh vào loài súc sinh. Trong loài súc sinh chết lại sinh vào ngạ quỷ. Ngạ quỷ chết hoặc lại sinh vào trời người. Như thế, chúng sinh luân hồi trong lục đạo, thọ hai quả báo khổ vui, sinh tử vô cùng. Trong loài thai sinh đã như thế, ba loài khác cũng thế. Cho nên trong kinh Chánh Pháp Niệm có nói: “Bồ-tát hóa sinh bảo chư Thiên chúng: Phàm phu trải qua trăm ngàn lần sinh, đắm trước phóng dật trong lạc thú không lo tu đạo; không biết là khi phước hết, sẽ trở lại đọa trong tam đồ khổ não.” Cho nên, trong kinh Niết-bàn nói: “Thân này là tích tập các điều khổ, tất cả đều là bất tịnh, triền phược, cho đến thân của hàng chư Thiên ở trên cũng lại như thế.”

Vì vậy kinh ấy cũng khuyên tu bất phóng dật. Vì sao? Vì phóng dật là căn bản của tội ác. Không phóng dật là cội nguồn của điều thiện.

Như ánh nhật nguyệt là tối thượng trong các thứ ánh sáng, pháp bất phóng dật cũng như thế, ở trong các pháp thiện nó là tối thượng. Cũng như Tu-di là vua trong các núi, pháp bất phóng dật cũng như thế, là tối thiện trong các pháp thiện. Vì sao? Vì tất cả pháp ác đều do phóng dật sinh ra; tất cả pháp thiện đều lấy bất phóng dật làm căn bản.

Hỏi: Tuy nói là từ vô thỉ kiếp đến nay chúng sinh luân hồi vô tận, mà chưa biết ở trong một kiếp thọ biết bao nhiêu là thân chúng sinh?

Đáp: Như kinh Niết-bàn nói: “Đem cây cỏ trong ba ngàn đại thiên thế giới, cắt ra thành bốn tấc, để đếm số thân cha mẹ đã làm ở trong một kiếp cũng không thể hết.” Hoặc nói: “Một kiếp uống sữa mẹ nhiều hơn bốn biển lớn.” Hoặc nói: “Trong một kiếp tích thân cốt như núi Tỳphú-la.” Như thế, từ kiếp lâu xa đến nay, chúng sinh luân hồi sinh tử cho đến nay không thể tính hết. Thật là thương xót!

Lại hỏi: Đã nói là từ vô thỉ kiếp đến nay, chúng sinh thọ thân vô số ấy là nói tổng quát, làm cho người nghe nhàm chán, hay là cũng có kinh luận làm chứng?

Đáp: Đây đều là Thánh giáo văn tữ rõ ràng. Vì sao? Như kinh Pháp Hoa có nói: “Trong kiếp quá khứ lâu xa không thể nói, có Đức Phật ra đời hiệu là Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Bấy giờ có mười sáu vị vương tử, cùng thăng toà thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh. Mỗi vị vương tử đều giáo hóa sáu trăm vạn ức na-do-tha hằng hà sa chúng sinh. Từ khi Đức Phật diệt độ đến nay, thật là lâu xa, vẫn không thể tính biết.” Vì sao? Kinh nói: “Thâu lấy tất cả đại địa trong tam thiên thế giới mài làm mực.” Phật nói: “Có người đi qua một ngàn nước lấy mực chấm một điểm. Trải qua như thế cho khắp hết các đại địa.” Phật bảo: “Người đó đi qua các quốc độ, nếu có chấm hay không chấm, cho đến hết các vi trần, mỗi trần là một kiếp. Từ khi Đức Phật ấy diệt độ đến nay, trải qua các số vi trần hơn thế. Chúng sinh ngày nay chính đã từng thọ giáo pháp của mười sáu vị vương tử kia.” Cho nên trong kinh nói: “Vì bản nhân duyên như thế, nên Phật thuyết kinh Pháp Hoa.”

Kinh Niết-bàn lại nói: “Dù là vương tử, là người nghèo, hai người như thế cùng qua lại.” Nói vương tử đó chính là Đức Thích-ca bây giờ, là vị vương tử thứ mười sáu vậy. Nói người nghèo đó, là chúng sinh vậy.

Hỏi: Ở đây nói chúng sinh luân hồi trong nhiều kiếp. Nhưng ở trong ba cõi, vào nẻo (thú) nào nhiều?

Đáp: Tuy nói là lưu chuyển, nhưng thọ nhận trong ba nẻo ác là nhiều. Như kinh nói: “Ở trong hư không lấy vuông vức tám khuỷu tay. Từ đất cho đến trời Sắc cứu cánh, ở đây có thể nhìn thấy chúng sinh rất nhiều trong tam thiên đại thiên thế giới.” Như vậy đủ biết thân chúng sinh ở trong ba nẻo ác rất nhiều. Vì sao? Vì ác pháp dễ khởi, thiện tâm khó sinh. Nay chỉ xem những chúng sinh trong hiện tại, nếu được phú quý thì duy chỉ phóng dật phá giới mà thôi. Trong cõi trời lại đắm trước vào lạc cảnh. Cho nên trong kinh nói: “Chúng sinh lưu chuyển, thường lấy ba nẻo ác làm nhà. Cõi trời người chỉ tạm đến rồi đi, nên gọi đó là khách xá vậy.”

Nay dựa vào Đại Trang Nghiêm luận, khuyên tất cả chúng sinh cần nên buộc niệm hiện tiền. Kệ nói:

Khi đương thời chẳng lo
Giải đãi không tinh tấn
Tham làm việc mưu sinh
Không tu thí giới thiền
Đến khi sinh tử đến
Mới hối cầu tu thiện.
Người trí nên quán xét
Trừ đoạn năm dục tưởng.
Tinh cần tu tập tâm
Trọn đời không hối hận
Tâm ý đã chuyên chú
Không một niệm thác loạn
Người trí cần chuyên tâm
Lâm chung ý không tán.
Không tập tâm chuyên chú
Lâm chung ắt tán loạn
Nếu lúc tâm tán loạn
Như điều ngựa, dùng cương
Như lúc đang chiến đấu
Xoay chuyển không đi thẳng.

Hỏi: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Vậy thì muôn số kiếp đến nay, đáng lý phải gặp nhiều Đức Phật ra đời, cớ sao cứ mãi luân hồi trong sinh tử, chưa ra khỏi nhà lửa?

Đáp: Xét theo Đại thừa Thánh giáo, bởi chúng sinh không đạt được hai loại thắng pháp để thoát ly sinh tử, cho nên không thể ra khỏi nhà lửa. Hai thắng pháp đó là gì? Một là Thánh đạo; hai là vãng sinh Tịnh độ. Nói Thánh đạo đó thì đời nay rất khó chứng. Bởi thứ nhất là do cách bậc Thánh đã lâu; thứ hai là do lý sâu mà hiểu cạn. Cho nên trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng nói: “Trong đời mạt pháp, tuy có ức ức chúng sinh tu đạo khởi hạnh, nhưng chưa có người nào đắc đạo”. Nay đời mạt pháp ngũ trược ác thế, chỉ có nhị môn Tịnh độ là có một thể thông nhập cho tất cả chúng sinh. Cho nên trong Đại kinh nói: “Như có chúng sinh, một đời tạo nghiệp ác, khi sắp lâm chung, niệm liên tục mười niệm, xưng danh hiệu của ta, nếu không vãng sinh về Cực lạc thì ta không thành Chánh giác.”

Lại có chúng sinh không thể tự lượng. Nếu căn cứ vào các pháp, Chân như, Thật tướng, Đại thừa Đệ nhất nghĩa không thì họ chưa từng dựa vào tâm. Nếu luận theo Tiểu thừa, tu nhập vào kiến đế tu đạo, thì từ Tu-đà-hoàn cho đến A-na-hàm, A-la-hán, từ đoạn năm phần hẹ kiết sử, đến trừ năm phần thượng kiết sử, không kể đạo tục, chưa có thể phân định. Giả như có quả báo của hàng nhân Thiên, đều là do tu năm giới, mười thiện mà chiêu lấy báo này, nhưng người đạt được rất ít. Nếu luận về khởi ác tạo nghiệp, thì chẳng khác gì mưa to gió lớn! Vì lòng Từ bi mà chư Phật khuyên tu Tịnh độ. Giả như một đời tạo nghiệp, chỉ có thể buộc niệm chuyên tinh, thường có thể niệm Phật, thì tất cả chướng ngại tự nhiên cũng được tiêu trừ, nhất định sẽ được vãng sinh. Vì sao chúng ta không tư duy suy lượng, mà tất cả lại không dụng tâm vậy?

IV. Dẫn Kinh Llàm Chứng, Khuyến Tín Vãng Sinh:

Nội dung thứ tư từ đây trở đi. Đều dẫn kinh luận làm chứng, khuyên chúng sinh phát tín tâm cầu vãng sinh.

Theo kinh Quán Phật Tam-muội nói : “Bấy giờ, trong hội có Bồtát Tài Thủ bạch Phật rằng:

-Bạch Đức Thế Tôn! Con nhớ trong quá khứ vô lượng kiếp, có Phật ra đời, cũng danh hiệu là Thích-ca Mâu Ni. Sau khi Đức Phật ấy diệt độ, có một vị vương tử tên là Kim Tràng, kiêu mạn tà kiến, không tin chánh pháp.

Có Tỳ-kheo tri thức tên là Định Tự Tại, bảo Vương tử rằng:

-Đời có tượng Phật, rất là đẹp, có thể tạm vào trong tháp, quán hình tượng Phật.”

Bấy giờ vương tử theo lời thiện hữu, vào tháp quán tượng, thấy tướng hảo của tượng, bèn nói rằng:

-Thưa Tỳ-kheo, tượng Phật đoan nghiêm, còn đẹp như thế , huống là thân Phật thật.

Tỳ-kheo bảo:

-Vương tử nay thấy tượng Phật đó, nếu không đảnh lễ thì nên xưng Nam-mô Phật. Vương tử trở về cung suy nghĩ, nghĩ tượng ở trong tháp, tức thì sau đêm đó Vương tử mộng thấy tượng Phật, tâm rất hoan hỷ, xa lìa tà kiến, quy y Tam bảo. Nhờ đó, sau khi mạng chung, do công đức lúc trước vào tháp xưng danh hiệu Phật, liền gặp được chín trăm ức na-do-tha Phật. Đối với chư Phật thì chuyên cần tinh tấn, thường đắc niệm Phật Tam-muội, được lực niệm Phật Tam-muội, chư Phật hiện tiền đều cùng thọ ký. Từ đó đến nay, trăm vạn A-tăng-kỳ kiếp, vương tử ấy không đọa ác đạo, nhẫn đến hôm nay đắc được Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội. Vương tử đó nay chính là Tài Thủ con vậy.

Bấy giờ, trong hội liền có chư Đại Bồ-tát mười phương, số nhiều vô lượng, mỗi vị đều nói về bổn duyên, đều do niệm Phật mà được. Phật bảo A-nan:

-Quán niệm Phật Tam-muội, là vị thuốc trị cho tất cả chúng sinh phạm tội , bảo hộ người phá giới, hướng đạo người lạc đường, mắt cho người bị mù lòa, là trí tuệ cho kẻ ngu si ám độn, là ngọn đèn nơi tăm tối, là vị tướng đại dũng mãnh đối với giặc phiền não. Nơi chư Phật thường qua lại là Thủ-lăng-nghiêm, các đại Tam-muội thường xuất ra ở đây.

Phật lại bảo A-nan:

-Ông nên khéo thọ trì, chớ để quên mất. Ba đời chư Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai đều thuyết giảng về Tam-muội này như vậy.

Ta cùng với mười phương chư Phật và một ngàn vị Phật trong đời Hiền kiếp, từ sơ phát tâm, đều nhân có lực niệm Phật Tam-muội mà được Nhất-thiết-chủng-trí.

Lại như trong kinh Mục-liên Sở Vấn, Phật bảo Mục-liên:

-Ví như vạn dòng sông chảy dài, có bọng cây nổi lên, trước không nhìn sau, sau không nhìn trước, cùng tuôn vào biển lớn. Thế gian cũng như vậy, tuy là có người hào quý, giàu có sung sướng tự tại, thảy không tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Chỉ do không tin vào kinh Phật, đời sau làm người, lại càng khốn khổ hơn, không thể được sinh vào ngàn Phật quốc. Cho nên ta nói nước Vô lượng thọ là nơi dễ đến dễ giữ. Mà nếu người không tu niệm cầu vãng sinh, lại tin theo ngoại đạo, ta cho đó là người vô trí không có mắt, không có tai.

Kinh giáo đã nói như vậy, tại sao chúng ta lại không bỏ việc khó, y vào sự dễ để hành đạo?

Pages: 1 2