TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 05

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Nói về ba loại niệm xứ thành ba loại La-hán.

1- Nếu chỉ tu niệm xứ tánh thì thành tựu La-hán tuệ giải thoát.

2- Niệm xứ cộng thành La-hán câu giải thoát

3- Niệm xứ duyên thành La-hán vô ngại giải thoát. Vì sao? Vì niệm xứ tánh tức là trí tuệ duyên lý, niệm xứ tương ưng phát chân vô lậu, thì thành tựu La-hán tuệ giải thoát. Niệm xứ cộng công thiên năm Ấm thành tựu bối xả cho đến Tam-muội siêu việt, nguyện trí đảnh thiền. Như thế trợ đạo công chánh đạo, phát chân vô lậu, liền được ba minh sáu thông, đầy đủ tám giải thoát, thành A-la-hán câu giải thoát. Nếu duyên niệm xứ tức là duyên ngôn giáo của Phật, rõ tất cả Ấm, nhập, giới, hai loại niệm xứ tánh và công, năng quán, sở quán, danh nghĩa, nếu ở trong thiền định quán danh nghĩa này liền phát khởi bốn biện vô ngại gọi là đại A-la-hán vô ngại giải thoát.

Hỏi: Cái tên “tuệ câu” do bộ Đàm-Vô-Đức nói, chẳng phải các nhà sử dụng phải chăng?

Đáp: Ba tạng giáo đều dùng không lỗi. Lại nữa, kệ Tạp Tâm chép: Tuệ giải thoát nên biết không đắc định diệt tận. Nếu đắc định diệt tận nên biết là câu giải thoát. Kệ này nói về thời và không phải thời có tuệ câu khác nhau.

Hỏi: Không nên nói rộng vô ngại giải thoát, sao chín loại La-hán không có danh mục này?

Đáp: Đây trích trong luận Trí Độ, nói rõ muốn kết tập pháp tạng phải nhóm họp một ngàn La-hán đều đắc công giải thoát, vô ngại giải thoát như Bích-chi-phật sinh vào thời không có Phật, tuy đắc đạo Duyên giác đầy đủ ba minh, tám giải thoát, sáu thần thông vì không nghe Phật nói pháp cho nên không được bốn biện tài vô ngại. Nếu muốn báo đáp ân đức của tín thí chỉ hiện mười tám món biến hóa, huống chi La-hán không nghe Ba tạng giáo của Phật nói mà tự phát được bốn biện tài vô ngại, giải thích Phật pháp không ngưng trệ.

Nói về pháp quán niệm xứ, pháp quán niệm xứ có ba loại:

Niệm xứ tánh:

Luận Đại Trí Độ chép: niệm xứ tánh là tánh của trí tuệ, quán trí tuệ của thân là niệm xứ thân; Thọ, Tâm, Pháp cũng giống như thế, cách giải thích khác nhau, có khi chỉ lấy tuệ số làm tánh trí tuệ, tức là niệm xứ tánh cho nên kệ Tạp Tâm chép:

Tướng bất tịnh thân này

Tánh chân thật thường định

Các thọ và tâm pháp

Cũng lại nói như thế.

Quán biệt tưởng niệm xứ tánh, phá bốn điên đảo, có hai loại.

  1. Phá ái
  2. Phá kiến.

Phá ái niệm xứ tánh:

Phàm loài hữu tình không yêu đắm quả báo năm Ấm, và y báo.

Quán nhất thân niệm xứ. Quán nội thân này có năm thứ bất tịnh:

  1. Chỗ sinh bất tịnh
  2. Hạt giống bất tịnh
  3. Tự tướng bất tịnh
  4. Tư tánh bất tịnh
  5. Rốt ráo bất tịnh.
  1. Quán chỗ sinh bất tịnh: Trong thai người nữ, sinh tạng và thục tạng trụ mười tháng
  2. Hạt giống bất tịnh: Lấy tinh huyết của người khác hợp thành hạt giống.
  3. Tự tướng bất tịnh: Thân lắm thứ bất tịnh, chín lỗ bài tiết.

– Tự tánh bất tịnh: Quán thân bất tịnh: Như người mắt sáng mở kho thấy lúa gạo, ba mươi sáu vật bất tịnh tràn lan.

– Rốt ráo bất tịnh: Thân nầy nếu chết sình thối, giòi trùng dục khoét, máu huyết tràn lan, thật đáng nhờm gớm. Nếu thấy năm loại bất tịnh phá tịnh điên đảo, gọi là nội thân niệm xứ, quán trong thân, ngoài thân cũng như thế.

– Niệm xứ thọ: Quán trong có sáu căn ngoài có sáu trần, căn trần hợp cho nên sinh ra sáu thức. Sáu thức sinh ra ba thọ: thọ khổ, thọ lạc, thọ bất khổ bất lạc. Quán thọ khổ là tướng khổ khổ. quán thọ lạc là tướng hoại khổ, quán thọ bất khổ bất lạc là tướng hành khổ.

Nếu ý căn sinh ra ba thọ thì đều là khổ, tức là phá lạc điên đảo gọi là nội thọ niệm xứ. Ngoại thọ, nội ngoại thọ cũng giống như thế.

– Niệm xứ tâm: Quán ý thức này là hữu vi, thuộc nhân duyên cho nên vô thường. Trước không nay có, nay có sau không, trong sát-na niệm niệm sinh diệt cho nên vô thường, tức phá thường điên đảo, gọi là nội tâm niệm xứ. Ngoại tâm, nội ngoại tâm cũng giống như vậy.

– Pháp niệm xứ: Quán hành Ấm và tưởng Ấm do nhân duyên hoà hợp, không có tự tánh. Sinh chỉ có pháp sinh khởi, diệt chỉ có pháp diệt, không có nhân, ngã, chúng sinh, thọ giả, sáu mươi tri kiến đều không thật có. Phá ngã điên đảo gọi là nội pháp điên đảo. Ngoại pháp, nội ngoại pháp cũng giống như vậy. Luận Thành Thật, luận Đại Trí Độ nói như thế, chính là sự ban đầu của niệm xứ Tánh.

– Niệm xứ phá kiến tánh: Tức là quán thân kiến, biên kiến, ô uế vô ký năm Ấm tức là Ấm ngã lìa Ấm ngã, trong Ấm có ngã trong ngã có Ấm, tìm ngã không thật có, phá hai mươi loại thân kiến gọi là Thánh hạnh. Kế quán riêng thân kiến, biến kiến, năm Ấm.

Gọi tánh thân bốn Niệm xứ tức là tánh của sắc. Sắc hoặc thô, hoặc tế, tất cả đều bất tịnh. Sắc thô tức là nhân thân, thế giới. Sắc tế là vật cực nhỏ. Nếu là sắc tế và thô là thường, thì kiến chấp đều nương vào sắc. Nếu là sắc thô tế vô thường vừa thường vừa vô thường, phi thường phi vô thường là kiến chấp đều nương vào sắc, thường tức có kiến chấp, vô thường thì không có kiến chấp, vừa thường vừa vô thường, tức kiến chấp vừa có vừa không, phi thường phi vô thường, tức là kiến chấp phi hữu phi vô. Bốn kiến như thế đều nương vào sắc, tức là bốn biên kiến sắc Ấm. Nếu không biết thân kiến, biên kiến sắc Ấm, thì sinh ra các hiểu biết chấp trước hý luận, tranh nhau từ kiến chấp mà khởi các phiền não kết sử. Rồi nhân kết sử mà sinh các nghiệp ác. Hoặc nhân kết sử mà khởi các nghiệp lành. Kết sử trôi lăn trong ba cõi hai mươi lăm cõi, sinh tử không có bờ mé, vì sao không biết tướng của biên kiến sắc Ấm. Nếu là ngoại đạo mù mịt cho nên không tự biết các sắc về thân kiến, biên kiến ô uế, đều nói là sự thật còn là nói dối, chấp là Niết-bàn thường lạc ngã tịnh. Ở đây không nói được, cho nên người học vốn ngồi thiền, Phật pháp thời mạt, cũng mê mờ sắc Ấm, biên kiến, thân kiến này. Vì sao? Vì như các sư A-tỳ-đàm nói: Tỳ-đàm là kiếp hữu, đắc đạo, phân tách sắc thật nhỏ như cát bụi, không thể phá tận kiến, trần tế này có lý tức đắc đạo. Nay cho là đây còn là sắc về biên kiến, hữu kiến, ô uế. Nếu do hữu kiến sinh giải, khởi các kết nghiệp trôi lăn sinh tử, sự đồng với thuyết trước, đâu liên quan đến đạo, cho nên luận Trí Độ chép: Nếu không đắc phương tiện Bát-nhã, nhập A-tỳ-đàm, thì rơi vào trong các hữu. Lại các sư luận Thành Thật đều nói: Thấy sắc nhổ gần với hư không là có, đây là quán điều tâm, không thể đắc đạo. Nếu phân tách lân hư tế trần không thì đắc thật pháp không. Vì thấy không cho nên sẽ đắc đạo. Nay cho là nếu thấy lân hư sắc là không, chỉ là thấy thân kiến, biên kiến ô uế, sắc Ấm. Nếu thấy sinh giải này khởi các kết nghiệp, trôi lăn sinh tử, sự đồng với thuyết trước, có liên quan gì đến đạo, cho nên luận Trí Độ chép: Không đắc phương tiện Bát-nhã, nếu nhập vào cửa không thì rơi vào trong cái không Côn Lặc chép: Thấy sắc lân hư trần vừa có vừa không thì nhập đạo, lỗi đồng với thuyết trước.

Luận đã không đến xứ này, bất luận có thể mở mang truyền bá, không hệ phược mà nêu ra được.

Nhưng luận Trí Độ chép: Nếu không đắc phương tiện Bát-nhã thì rơi vào có và không.

Nhưng hiểu các Tam luận sư, hoặc nói: Đạo chẳng phải có, chẳng phải không, đâu hẳn Tỳ-đàm thấy sắc lân hư tế có đắc đạo. Thành luận lại đâu chợt nói thấy lân hư tế sắc không mà đắc đạo. Nay hỏi như thế, thấy chẳng phải không, chẳng phải hữu là đắc đạo hay không? Nếu nói đắc đạo thì vì sao Trung luận chép: Nếu nói phi hữu phi vô ấy gọi là luận ngu si. Đây là sắc về phi hữu phi vô, biên kiến ô uế đâu liên quan đến đạo.

Đáp: Dùng phi hữu phi vô phá hữu vô, hữu vô đã phá thì đâu có sự tồn tại của phi hữu phi vô. Chánh đạo rốt ráo thanh tịnh không nói, không khai thị.

Hỏi: Nếu như thế thì với Trường Trảo và lão tử, rõ ràng không thể nói chẳng khác?

Đáp: Nay một nhà rõ tánh niệm xứ thân không phải như vậy.

Nếu không thấy sắc Ấm phi hữu phi vô, ô uế, lý Tứ đế gọi là luận ngu si. Nếu biết đây là sắc ô uế thì gọi là tánh niệm xứ thân, tức khai ba môn niệm xứ, bốn môn niệm xứ, khai ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nhân ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thấy Tứ đế sinh diệt, đắc vắng lặng Niết-bàn, tức là thấy có đắc đạo. Ấy gọi là đối với các kiến chấp thì bất động, mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Nếu biết sắc là phi hữu phi vô ô uế, như huyễn như hóa, rốt ráo không thật có, vốn tự bất sinh, tức là Ma-ha-diễn nói niệm xứ thân đầy đủ tất cả Phật pháp như luận đại Trí Độ chép.

Kinh này nói: Đối với các kiến chấp không lay động, mà tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đây là an tọa. Lại đâu cần xả phi hữu phi vô cho hết sạch không thể nói là đắc đạo. Cho nên kinh Tư Ích chép: Thí như có người muốn xả bỏ hư không, cuối cùng cũng chẳng lìa hư không, lại muốn tìm hư không, cuối cùng cũng không được hư không. Nếu chẳng thấy đạo Đại thừa, Tiểu thừa trong phi hữu phi không. Cũng không biết đạo Đại thừa và Tiểu thừa trong tận tịnh không thể nói. Tuy là tuệ giải rõ ràng cuối cùng là thế trí biện thông, không tránh khỏi kết nghiệp trôi lăn sinh tử đồng nói ở trước. Nếu biết thân kiến, biên kiến, bốn kiến, sáu mươi hai kiến đều là sắc Ấm ô uế tức là quán sắc bất tịnh phá điên đảo của tịnh gọi là niệm xứ thân.

1- Niệm xứ thọ: Nếu quán thọ là thường, kiến chấp nầy nương vào thọ, thọ vô thường, vừa thường, vừa vô thường, phi thường phi vô thường bốn kiến này đều nương vào thọ tức là bốn thọ Ấm biên kiến. Một thọ đều có ba thọ, ba thọ đều khổ, phá điên đảo của lạc gọi là niệm xứ thọ.

2- Quán ba tâm niệm xứ: Nếu quán tâm là thường kiến, chấp này nương vào thức, tâm vô thường, vừa thường vừa vô thường, phi thường phi vô thường. Kiến chấp này đều nương vào thức tức là bốn biên kiến thức Ấm. Bốn loại biên kiến thức Ấm đều là vô thường phá điên đảo thường. Đây gọi là niệm xứ tâm.

3- Niệm xứ pháp: Nếu quán tưởng Ấm và hành Ấm là thường, kiến chấp này nương vào tưởng hành Ấm, pháp vô thường, vừa thường vừa vô thường, phi thường phi vô thường. Kiến chấp nầy đều nương tưởng Ấm và hành Ấm, tức là bốn biên kiến, tưởng Ấm và hành Ấm. Bốn loại kiến chấp và hai Ấm: Tướng hành đều vô ngã, là phá điên đảo của ngã, gọi là niệm xứ pháp. Quán tánh bốn Niệm xứ này, quả báo năm Ấm, hai kiến, thân kiến và biên kiến đơn phức đầy đủ, cho đến năm Ấm không thể nói, vô ký ô uế. Nếu phá bốn điên đảo tức phá mười bốn nạn, hàng phục sáu mươi hai kiến, tám mươi tám kết sử và do kiến chấp sinh ra tất cả thiện và bất thiện, nghiệp sinh tử trong hai mươi lăm cõi. Lại các kiến chấp này chưa hẳn đều do ngoại đạo sinh ra. Nếu trong Phật pháp học vấn ngồi thiền, phát các thứ tri kiến, tranh cãi đúng sai, đều là thân kiến, biên kiến, năm Ấm ô uế, khởi các kiến chấp, hý luận như thế phá cái thấy không chân thật trong tuệ nhãn.

Nếu bất giác bất tri, không thể dùng quán tánh bốn Niệm xứ. Quán năm Ấm này, để phá bốn điên đảo. Thì khởi các kiến chấp gây ra các nghiệp ác, hoặc dùng tâm kiến chấp tu thiện tức là ngoại đạo. Ý này khó thấy Phật pháp, học hỏi ngồi thiền. Con người cần phải suy nghĩ tốt điều ấy.

Nếu giác biết dùng niệm xứ Tánh, quán sát như trước phá bốn điên đảo, có thể sinh pháp noãn. Luận Trí Độ chép: Nếu trong pháp hữu vi không nhớ nghĩ chân chánh được, không sinh pháp noãn hữu vô là xứ.

Luận Trường Trảo thông minh học rộng, cho rằng tất cả pháp thể chuyển đổi được, tất cả luận phá được, không một pháp nào thật có, tự nói đắc thật tướng các pháp còn mê niệm xứ này.

Bởi thế Như Lai dùng biệt tưởng niệm xứ tánh để hỏi, tức phá ái mạn, đắc pháp nhãn thanh tịnh, nên biết biệt tưởng niệm xứ tánh này là cửa quan trọng để nhập đạo. Nếu người lợi căn tu niệm xứ tánh này, quán biết rõ ràng thì sẽ phát chân vô lậu, cho nên Phật khuyên các Tỳ-kheo phải nương theo niệm xứ tu đạo. Nếu chúng sinh thời mạt pháp ngồi thiền giảng nói học nghĩa nầy tức là Tỳ-đàm thấy có đắc đạo là ý này. Nếu người mê điều này dù cho nói phi hữu phi không, rốt ráo không thể nói, đều là luận ngu si, sự đồng với thuyết trên, lỗi của Trường Trảo ý ở đây.

Hỏi: Nếu niệm xứ tánh dứt hẳn sự huyền diệu của kinh luận như thế, vì sao ý không phải là thuyết này?

Đáp: Lúc Phật còn tại thế, người bấy giờ căn tánh lanh lợi, sau khi Thế Tôn diệt độ trong thời tượng pháp còn có người đắc đạo, kinh luận đâu cần nói, lại nữa kinh luận Tây Độ đều sang đến.

Lại nữa, dẫn văn kinh luận trên chẳng phải ý của Phật và Bồ-tát.

Kế nói quán Niệm Xứ công: luận Đại Trí Độ nói quán thân là khổ, nhân duyên sinh đạo, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Niệm xứ thọ tâm pháp cũng giống như vậy, cách giải thì khác nhau.

Có Sư giải thích rằng: Công thiện năm Ấm, các pháp tâm sở Thiện hợp nói rõ niệm xứ tâm, như Sư Nam Nhạc giải thích tức là chín tưởng bối xả thắng xứ. Các quán môn đối trị trợ giúp chánh đạo, mở ba giải thoát nên gọi là niệm xứ công. Cho nên kinh nói cũng phải niệm pháp không, tu tâm quán bất tịnh. ấy gọi là cam lộ quán đảnh phục dược của các Như Lai, tâm không ưu não được đến bờ Niết-bàn. Đây chính là văn của bốn Niệm xứ. Nói pháp không là Tỳ-đàm Hữu môn, chỉ quán sinh không gọi là Không. Tu tâm quán bất tịnh tức là sơ bối xả, không hoại sắc tướng trong ngoài, bởi thế tâm bất tịnh, quán sắc bên ngoài gọi là sơ bối xả, từ sơ bối xả tu quán bất tịnh, quán bất tịnh có hai loại:

Tiểu quán bất tịnh

Đại quán bất tịnh

Phá điên đảo của tịnh, bên trong không có sắc tướng nhập hai bối xả, cho đến thành tựu tám bối xả, tám thắng xứ, mười một thiết xứ, chín định thứ lớp Tam-muội sư tử phấn tấn siêu việt, quán cõi dục nhập Sơ thiền, đều thấy bất tịnh phá điên đảo của tịnh, ấy gọi là quán công niệm xứ thân; niệm xứ thọ, tâm, pháp cũng giống như thế.

Lại nói về quán niệm xứ duyên:

Luận Trí Độ chép: Tất cả sắc pháp gọi là Thân, mười nhập và một nhập tiểu phần gọi là Thân. Sáu thứ thọ làm thọ, sáu thức làm tâm, tưởng Ấm và hành Ấm cùng ba vô vi gọi là Pháp, cách giải thích khác nhau. Có Sư giải thích rằng: Chung tất cả cảnh giới sở quán đều gọi là quán niệm xứ duyên, có người nói: Cảnh giới mười hai nhân duyên, có người nói cảnh giới sở duyên Từ bi. Sư Nam Nhạc giải thích: Duyên là Phật nói sở thuyên của giáo, tất cả Ấm, nhập giới, bốn đế, sự lý danh nghĩa, ngôn ngữ, âm từ, nhân quả, thể dụng, quán đạt vô ngại, có công năng phát sinh ra bốn biện tài vô ngại. Đối với tất cả sắc pháp tâm không ngăn ngại, thành tựu giải thoát vô ngại, ấy là niệm xứ duyên quán.

1- Nói về giai vị biệt tưởng bốn Niệm xứ có ba thứ căn tánh khác nhau.

Nếu tuệ giải thoát căn tánh biệt tưởng bốn Niệm xứ chỉ tu niệm xứ tánh, hoặc câu giải thoát căn tánh niệm xứ tu tánh, cũng tu niệm xứ công như vô ngại giải thoát căn tánh đều tu ba loại niệm xứ thành biệt tưởng niệm xứ. Nếu đối với biệt tưởng niệm xứ, sinh ra bốn loại tinh tấn gọi là bốn Chánh cần, tu bốn thứ định gọi là từ như y túc. Năm loại pháp thiện sinh ra gọi là Căn, pháp lành thêm lớn ngăn chặn các phiền não, gọi là lực, phân biệt đạo dụng gọi là bảy phần giác, an ổn thực hành trong đạo gọi là tám Chánh đạo. Nếu nhập vào tám Chánh đạo thì quán Tứ đế thành biệt tưởng bốn Niệm xứ.

2- Nói về giai vị tổng tưởng bốn Niệm xứ:

Có người nói: niệm xứ cộng chính là tổng tưởng niệm xứ, nay cho là không phải như vậy, nên làm bốn câu phân biệt:

  • Cảnh riêng, quán cũng riêng
  • Cảnh riêng mà quán chung
  • Cảnh chung mà quán riêng* Quán chung cảnh cũng chung.
  1. Cảnh riêng quán cũng riêng: Chính là giai vị biệt tưởng tánh bốn Niệm xứ.
  2. Cảnh riêng mà quán chung.
  3. Cảnh chung mà quán riêng, đây chính là phương tiện của tổng tưởng bốn Niệm xứ.
  4. Cảnh chung quán chung nếu quán này thành tức là giai vị của tổng tưởng bốn Niệm xứ. Nay nói về cảnh chung quán chung, chính là bảy loại trên, nói về quán năm Ấm của niệm xứ tánh. Thực hành niệm xứ thân: Quán thân này ô uế bất tịnh, khổ, vô thường vô ngã, phá điên đảo của tịnh và ba điên đảo, đó gọi là tổng tưởng tánh niệm xứ thân.

Quán chung niệm xứ thân, hoặc chung hai Ấm, hoặc chung ba Ấm, hoặc chung bốn Ấm, hoặc chung năm Ấm, giải thích đầy đủ thọ, tâm, pháp cũng giống như thế. Tổng tưởng niệm xứ công, Tổng tưởng niệm xứ duyên cũng có thể giải thích như thế, cho nên gọi là giai vị Tổng bốn Niệm xứ. Giai vị này cũng có ba loại văn tánh. Loại biệt tướng niệm xứ có thể biết. Nếu có phương tiện thì nhập vào giai vị tổng tưởng niệm xứ. Nếu không có phương tiện thì không thể nhập vào giai vị tổng tưởng niệm xứ.

Vì sao có phương tiện? Nếu đối với tổng tưởng niệm xứ, mà tu tổng tưởng đầy đủ, chánh cần, như ý túc, năm căn, năm lực, bảy Giác chi, tám Chánh đạo đều như ở trong tánh bốn Niệm xứ nói. Nhưng lấy tướng chung của pháp lành, sâu tế làm dị.

Nếu an ổn thực hành trong tám Chánh đạo thì quán Tứ đế là đắc tánh niệm xứ pháp, cho nên sẽ sinh ra pháp noãn.

Luận Trí Độ chép: Thực hành trong tám Chánh đạo, ban đầu được năm Ấm thiện hữu lậu gọi là pháp noãn. Nên biết người có phương tiện đã đắc ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Hỏi: Tám Chánh đạo, kiến đạo, bảy Giác chi tu đạo, vì sao nay nói đắc trong giai vị niệm xứ?

Đáp: Luận Tỳ-Bà-Sa chép: Nếu tám Chánh đạo ở trước, bảy Giác chi ở sau, quyết định là vô lậu. Nếu bảy Giác chi ở trước, tám Chánh đạo ở sau thì chung hữu lậu và vô lậu. Vì vị Tam hiền nầy đều gọi là Càn tuệ địa. Chưa đắc năm Ấm thiện hữu lậu, giống như làm cho nước định lắng. Nước định lắng mà chưa thấm nên gọi là Càn, nhưng phải có quán năng hành mới hàng phục được các kiến chấp, cho nên gọi là Tuệ, giữ gìn sẽ sinh ra pháp lành nên gọi là Tuệ, cho nên gọi là Càn tuệ địa, cũng gọi là ngoại phàm nhân.

3- Nói về pháp noãn:

Là năm Ấm thiện, là tánh trí tuệ, sinh ra lửa Thánh trí nên gọi là pháp noãn. Hành giả nhờ vào thiện phương tiện Tổng tưởng bốn Niệm xứ. Tánh công duyên niệm xứ pháp nương vào định sáu địa. Cù-Bà-sa nói: pháp noãn cũng nương vào Thất địa. Sơ phát năm Ấm thiện hữu lậu, trí giống như giải, được phần khí của mười sáu lửa trí, nên gọi là

Noãn, cũng là bốn Chánh cần. Thí như lấy lửa nếu hơi Ấm phát ra thì có tướng khói. Dụng quán niệm xứ tìm cảnh năm Ấm phát ra hơi Ấm trí tuệ, sinh khởi khói chánh cần nên gọi là pháp noãn. Lại như nước mùa đông, khí dương mùa Xuân đọng thì có tướng tiêu tan, dung hòa. Pháp noãn giải thoát, thân kiến, biên kiến, sáu mươi hai kiến. Nước chấp tiêu dần, cho nên kinh Niết-bàn chép:

Người đắc pháp Noãn, người quán ba mươi bảy phẩm trợ đạo đệ tử ta thì có, ngoại đạo thì không. Vì Phật pháp có quán biệt tưởng, tổng tưởng bốn Niệm xứ, phá được tất cả các kiến chấp điên đảo, cho nên đắc pháp noãn, mười tám loại lục sư tuy họ đều xưng là bậc Nhất Thiết trí, nhưng chỉ hý luận phá tuệ nhãn, không thấy tướng chân thật.

Kinh Pháp Hoa chép: Đắm sâu vào pháp luống dối, chấp chặt không thể bỏ, ngã mạn, tự cao, dua nịnh, tâm không thật, trong ngàn muôn ức kiếp không nghe danh tự Phật, cũng không nghe chánh pháp. Như thế khó độ. Bởi vậy, ngài Xá-lợi-phất: Ta vì lập phương tiện, nói dứt các đường khổ. nên biết ngoại đạo chấp vào tà kiến tội chướng sâu nặng như thế đâu được sinh pháp noãn?

Thời mạt pháp có nhiều người học vấn ngồi thiền, không thể tu tập niệm xứ như thế. Người chấp trước, cạnh tranh cũng đồng có lỗi với ngoại đạo, còn không thể sinh ra điều lành của pháp noãn, công đức Đại thừa không thể phát, nay lược nói giai vị pháp noãn xong.

Nói về giai vị của pháp đảnh:

Cũng là năm Ấm thiện, cũng là tánh trí tuệ ở trong pháp noãn nên gọi là Đảnh. Chứng pháp noãn rồi, dùng phương tiện chân chánh, ức niệm chân chánh, siêng tu tăng tiến gốc lành noãn pháp, y theo định Lục địa, cũng nương vào Thất địa. Nếu pháp noãn tăng trưởng, kế sinh ra gốc lành thì gọi pháp đảnh, duyên Tứ đế, mười sáu hạnh đắc định bốn Như ý túc, thấy bốn đế rõ ràng, như lên đỉnh núi nhìn khắp bốn phương, đều thấy rõ ràng nên gọi là Đảnh pháp. Nếu sinh ra pháp ái tức là đảnh đọa.

Nói về giai vị của Nhẫn:

Cũng là năm Ấm thiện, cũng là tánh trí tuệ, đối với bốn đế kham nhẫn dục lạc (ưa thích). Nên gọi là giai nhẫn pháp. Đối với giai vị của pháp Đảnh dùng phương tiện chân chánh, siêng tu tăng tiến gốc lành đảnh pháp, nương vào định Lục địa. Nếu gốc lành pháp đảnh tăng tiến thì sinh ra nhẫn nhu thuận, cũng duyên Tứ đế, mười sáu hành. Bấy giờ, năm loại gốc lành, tín, tấn, niệm, định, tuệ, đều được thành căn. Dùng tuệ căn đối với bốn Thánh đế, kham nhẫn ưa thích nên gọi là Nhẫn pháp.

Pháp nhẫn có ba phẩm:

Hạ nhẫn: Đối với mười sáu hành, quán pháp rõ ràng.

Trung nhẫn: Là mười phen xúc quán.

Thượng nhẫn: Chỉ quán cái khổ của cõi dục.

Bốn hành dưới tùy theo quán mỗi hành, nếu hai phẩm nhẫn trung và hạ, tuy khởi phiền não, nghiệp ác mà không chịu quả báo khổ trong ba đường. Do chịu quả báo khổ trăm ngàn đời ở cõi trời, cõi người, nếu phẩm Nhẫn trên thành tựu, chỉ có nghiệp báo bảy đời ở trời, người, tăng lên một sát-na thì nhập pháp thế đệ nhất.

Hỏi: Noãn, Đảnh, cũng kham nhẫn, vì sao không gọi là Kham nhẫn?

Đáp: Nếu luận chung bốn gốc lành cũng gọi là Tứ nhẫn. Nhưng pháp nhẫn không thối, được tên nhân riêng. Nếu pháp noãn gặp nhân duyên xấu mà lui sụt, sẽ sinh ra năm tội nghịch, phỉ báng kinh Phương Đẳng, làm nhất-xiển-đề đọa địa ngục Vô gián. Nếu pháp đảnh gặp nhân duyên xấu mà thối lui, tuy không cắt đứt gốc lành vẫn gây ra các năm tội nghịch, v…v…Nay trí tuệ của pháp Nhẫn này mạnh hoặc yếu nhưng các điều ác không thể lay động được, vì năng lực nhẫn mạnh, nên đối với tất cả tâm ác không thường duyên diệt, như sư tử đầu đàn các bầy thú đều tránh xa.

Hỏi: Nếu người Noãn Đãnh lui sụt thì vì sao gọi là Tánh địa?

Đáp: Người này tuy làm ác, đọa địa ngục. Nhưng vừa vào chịu tội xong rồi, thì không vào chịu tội trở lại nữa. Vì có gốc lành tánh địa cho nên sẽ đắc quả Thánh. Cho nên kinh nói: Thà làm Điều-đạt chứ không làm Uất-Đầu-lam-phất, Điều-đạt gây ra ba tội nghịch đọa địa ngục, rồi sinh lên làm người đắc quả Bích-Chi-phật, các căn lanh lợi hơn ngài Xá-lợi-phất.

Nói về giai vị pháp Thế đệ nhất:

Đối với sở đắc của phàm phu gốc lành tối thắng, gọi là pháp đệ nhất thế gian. Cũng là năm Ấm thiện hữu lậu, cũng là tánh trí tuệ.

Trên nhẫn một sát-na nương vào định Lục địa vì sinh gốc lành tối thắng trong sát-na nên gọi là pháp đệ nhất thế gian. Một sát-na này đầy đủ khổ năm lực. Bốn hành dưới tùy duyên một hành một sát-na không trụ, cho nên giống như kiến đạo. Vì sao? Vì hành nhân có hai loại: – Ái hành

– Kiến hành.

Ái hành có hai loại:

1/ Ngã mạn hành 2/ Giải đãi tăng kiến hành.

Cũng có hai loại: Là ngã và ngã sở.

Người mê đắm ngã mạn, tu hành vô thường, nhập pháp đệ nhất thế gian.

Người giải đãi tăng thêm: Thì tu khổ hạnh nhập. Người mê đắm ngã mạn tu vô ngã hạnh nhập. Người mê đắm ngã sở: Tu hạnh không nhập, tu Tổng tưởng niệm xứ kia thứ lớp sinh tâm quyết định, chín phẩm thiện hữu thế gian hạ hạ, hạ trung, hạ thượng gọi là pháp noãn. Trung hạ, trung trung gọi là pháp đảnh. Thượng thượng, thượng hạ, thượng trung gọi là pháp nhẫn. Thượng thượng gọi là pháp đệ nhất thế gian. Nếu quán gốc lành như năm Ấm vô thường gọi là pháp noãn. Quán công đức Tam bảo gọi là pháp đảnh. Quán sát Thánh đế gọi là pháp nhẫn. Quán khổ Thánh đế, thứ lớp Thánh đạo gọi là pháp đệ nhất thế gian.

Pháp noãn hoặc pháp thối pháp xả, hoặc qua đời xả, hoặc qua cõi dục xả, pháp đảnh cũng giống như thế, pháp Nhẫn không có pháp thối xả, ngoài ra hai xả còn lại đồng ở trên.

Pháp thế đệ nhất trong một sát-na không xả bỏ. Lại nữa, người có bốn gốc lành này đều dùng tánh niệm xứ công duyên pháp. Tu đạo cũng là tên riêng của bốn Niệm xứ, tức là một được một mất, lại được nghĩa thắng danh.

Tỳ-Bà-Sa giải thích pháp thế đệ nhất, có mấy mươi nhà giải thích khác nhau. Danh nghĩa thất hiền vô lượng, kẻ phàm phu đâu thể biết?

Hỏi: Giai vị của Thất hiền trước cạn sau sâu, vì sao nghiêng về giải thích Càn tuệ địa, không phân biệt tánh địa?

Đáp: Càn tuệ địa rất cạn, phân biệt như trên, đã tự khó biết, người thế gian chẳng thể lường được, chính là sơ tâm học phân phái tà chánh.

Tất cả hành nhân Phật pháp, tự dùng tất cả chỗ mà người chìm trong học vấn ngồi thiền, phải lược phân biệt. nếu nhập tánh địa mở mắt tuệ, thì phàm phu chẳng thể so lường được, nói nhiều nói vọng đâu có tin theo, cho nên một nhà giảng đọc, nói pháp thì phải giải thích cặn kẽ sơ tâm. Như giai vị sâu của Thánh hiền chỉ rõ ràng mà thôi, thì cùng người ngồi thiền, biết sơ lược đại ý của Phật pháp tức phải giác ngộ vô thường, sám hối hành đạo, há có thể chạy theo những lời không cần kíp, họ muốn giảng nói để lợi vật, đắc chánh ý rõ ràng danh tướng này, có cái không thông đạt lại tự tìm hỏi. Lược nói giai vị Thất Hiền đã xong.