TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 04

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Thứ tư: Y cứ vào giai vị bốn giáo phân biệt nghĩa tịnh vô cấu xưng, có sáu ý:

1/ Y cứ vào giai vị của Ba tạng giáo, nói về nghĩa tịnh vô cấu xưng.

2/ Y cứ vào giai vị Thông giáo nói về nghĩa tịnh vô cấu xưng

3/ Y cứ vào giai vị Biệt giáo nói về nghĩa tịnh vô cấu xưng / Y cứ vào giai vị Viên giáo nói về nghĩa tịnh vô cấu xưng / Y cứ vào giai vị để kết thành xưng.

6/ Y cứ vào giai kinh luận để nói bao nhiêu giai vị.

1- Y cứ vào giai vị của Ba tạng giáo giải thích về nghĩa tịnh vô cấu xưng: Tìm Ba tạng suy tính thú duyên có nhiều loại. Vốn tìm tòi chánh yếu ấy không ngoài bốn môn nhập đạo.

Bốn môn gồm:

  • Môn hữu
  • Môn không
  • Môn hữu không
  • Môn phi hữu phi không.

Nhưng bốn giáo đều nói bốn môn, tuy đều được nhập đạo nhưng tùy theo giáo mà lập nghĩa, nhất định phải cần mới tiện, nếu là bốn môn Ba tạng giáo tuy đều được nhập đạo nhưng các kinh luận phần nhiều dùng môn hữu. Bốn môn Thông giáo tuy đều được nhập đạo nhưng các kinh luận phần nhiều dùng môn không. Bốn môn Biệt giáo tuy đều được nhập đạo nhưng các kinh luận phần nhiều dùng môn hữu không. Bốn môn Viên giáo tuy đều được nhập đạo mà các kinh luận phần nhiều dùng môn phi hữu phi không. Nay nói bốn môn Ba tạng giáo nhập đạo chính là dùng hữu môn của Tỳ-đàm, để phán quyết giai vị. Nếu nói về hợp cơ hóa vật, phó duyên mà nói môn hữu, há có thể nghiêng lệch để nói về nghĩa. Tùy theo việc phải cần nghĩa bốn môn này.

Trở xuống là nói về trong thể phải giải thích sơ lược. Nay y cứ vào môn hữu Ba tạng giáo mà nói về giai vị nhập đạo, tức là cách sử dụng của luận Chủ Tỳ-đàm, y cứ vào môn hữu này nói về giai vị, giải thích nghĩa tịnh vô cấu, có ba ý:

Lược khai ba thừa

Nói Ba tạng giáo: Phật đối với sinh sinh không thể nói chẳng phải lý của Ba tạng dùng bốn tất-đàn.

Y cứ vào khổ tập diệt đạo khai giáo môn ba thừa, đến ba loại căn duyên của hành nhân, để cho đồng được Niết-bàn diệt đế, cho nên kinh Pháp Hoa chép:

Nói pháp Tứ đế cho người cầu Thanh văn, vượt qua sinh già bệnh chết, đạt dược Niết-bàn rốt ráo.

Nói pháp mười hai nhân duyên cho người cầu Bích-chi-phật, nói sáu pháp ba-la-mật cho người cầu Bồ-tát, giúp họ đắc Bồ-đề, thành Nhất thiết trí. Nếu giáo môn của Thanh văn Tiểu thừa thì khổ đế đứng đầu, quán Tứ đế nhập đạo phát chân vô lậu, dứt kết sử chứng La-hán, đầy đủ Ba minh và tám giải thoát. Đã không có lòng Từ bi độ chúng sinh hiện đời nhập Niết-bàn, cho nên luận Đại Trí Độ chép: Như con hươu bị người thợ săn bao vây, nó sợ hãi nhảy ra khỏi lưởi, không hề quay lại nhìn bầy. Nay phán quyết giai vị của Tịnh Danh. Nếu môn thừa giáo trong Duyên giác thì tập đế là đầu, quán mười hai nhân duyên phát chân vô lậu, dứt kết sử ba cõi, trừ bỏ tập khí, đầy đủ ba minh tám giải thoát, tuy có lòng từ mà không thể độ sinh, cũng nhập Niết-bàn ngay trong đời này.

Luận Đại Trí Độ chép: Như con hươu bị người thợ săn rượt đuổi nó sợ hải tự nhảy ra, tuy quay lại nhìn bầy nhưng không đứng đợi. Nay y cứ theo đây phán định giai vị của Tịnh Danh.

Nếu Bồ-tát Đại thừa Từ bi hoằng thệ không bỏ chúng sinh, với tấm lòng bao la cứu giúp chúng sinh thì giáo môn dùng đạo đế làm đầu. Tu hành sáu Độ giáo hóa tất cả chúng sinh cùng ra khỏi ba cõi, thành tựu quả Phật, làm lợi ích công viên quả mãn, mới nhập Niết-bàn, cho nên luận Đại Trí Độ chép:

Như con voi lớn đầu đàn bị thợ săn vây quanh, tuy gặp tên giáo tua tủa mà cũng thoát ra được. Bởi vậy, vị Đại sĩ hoãi bão cứu giúp chúng sinh, phải y theo đây để phán quuyết giai vị của Tịnh Danh.

Hỏi: Đây là nói giáo cao siêu của Đại thừa không thể nghì bàn, đâu cần nói dứt bỏ sự tệ xấu của Tiểu thừa?

Đáp: Nay muốn nói pháp Tiểu thừa, phải nhân đó để nói sự xấu xa phải dứt bỏ, không điều gì mà không làm, nay lược nêu ra mười ý:

Là dụng:

Như Đại sĩ Duy-ma là Trưởng giả của các quốc vương, nói pháp vô thường, bất tịnh, khổ, không.

Là phá:

Như phá mười vị đại đệ tử, năm trăm La-hán, như trước có cái chày đá mới có thể dùng chày.

Là nhiếp thọ:

Như trong thất nói thân có khổ mà không thích cầu Niết-bàn. Lại nói: Cũng không thể trái với Thanh văn, Bích-chi-phật.

Là hội thông: Như phẩm hội Tông và phẩm quảng thừa trong kinh Đại phẩm nói.

Là khai bí mật:

Kinh Pháp Hoa chép: Quyết định hiễu rõ pháp Thanh văn là vua của các kinh.

Kinh Niết-bàn chép: Khai mở mắt tuệ cho các Thanh văn Là vì người thời mạt pháp cho học Tiểu thừa:

Kinh luận quán hạnh, chưa khéo thông đạt, nếu bị người ngoài, người tà kiến, người nội tà kiến phá thì liền lui sụt, nản chí.

Là phá thuyết tà vạy trong thời mạt pháp:

Đại thừa, Tiểu thừa dạy người hoại loại chánh giáo bán mãn của Phật. Vì sao? Như có người nói:Tỳ-đàm thấy có đắc đạo, luận Thành Thật thấy không nhập đạo. Đạo không có, không sao được nói thấy có, thấy không nhập đạo. Cho nên hai luận trình bày giáo môn hữu không Tiểu thừa của Phật, bèn thành vô dụng. Trung luận vì sao nói nghe Thanh văn nhập nghĩa đệ nhất, chính là mịt mờ giáo bốn khô của Phật.

Phá ngồi thiền thời mạt pháp:

Nội chứng hoát nhiên, giải tuệ khai phát, hoặc đồng với Ni-kiền Tử phá giới ác hạnh, ăn phẩn tiểu, khỏa hình, cho là Đại thừa, hoặc lại trì giới ngồi thiền đồng với Uất-đầu-lam-Phất kiến, không tu phạm hạnh.

Là để học nghĩa một nhà thời nay:

Khéo biết các thuyết ngỗn ngang trong ngoài, biết rõ giáo môn khô tươi của bậc đại Thánh.

10. Làm cho học ngồi thiền của một nhà, biết tất cả sự tà phi của trong ngoài, tinh thông Đại Tiểu thừa quán, lấy xả đắc chân, chánh nhập Phật đạo, hai minh, Ba tạng giáo, ba thừa vị khác nhau, lại chia làm ba ý:

Nói về giai vị Thanh văn thừa. Nói về giai vị Duyên giác thừa Nói về giai vị Bồ-tát thừa.

1- Nói về ba vị Thanh văn Thừa Ba tạng giáo:

Nhưng Ba tạng giáo có bốn môn. Nay chính nương vào môn hữu của Tỳ-đàm giải thích. Kế nói lược môn không để giải thích giai vị. Ước về môn hữu nói về giai vị, nay chia làm hai ý:

Nói về giai vị của Thất Hiền Nói về giai vị của Thất Thánh

* Nói về giai vị của Thất Hiền có:

  1. Năm pháp Quán dừng tâm.
  2. Nói về tướng riêng của bốn Niệm xứ.
  3. Tướng chung của bốn Niệm xứ
  4. Pháp noãn
  5. Pháp đảnh
  6. Pháp nhẫn
  7. Pháp thế đệ nhất, đó là giai vị của Thất Hiền.

Nói thông hiền là gần với Thánh nên gọi là Hiền.

+ Bảy giai vị này đều là trí tợ giải của người Phi học Phi vô học, v.v…, có công năng hàng phục kiến hoặc.

+ Vì tợ giải này có thể phát khổ nhẫn chân minh cho nên nói gần với Thánh gọi là Hiền. Nay giải thích tên Hiền là thiện ngay thẳng, tất cả quyến thuộc của ma trời và các Phạm thiên đều tu điều lành bằng tâm mê đắm. Tất cả ngoại đạo dùng tâm tà kiến tu thiện. Điều này tuy là tu thiện, nhưng luống dối tà vạy không gọi là Trực. Nay bảy loại hành nhân của đệ tử Phật đều biết rõ lý Tứ đế sinh diệt. Biết ái luận, kiến luận đều tà vạy. Chiết phục tâm ái kiến tà vạy này, dùng trực tâm chánh tín tu các pháp lành, nên gọi là Trực thiện.

+ Lại nữa, tất cả ái luận giải thích đều có lý sinh diệt. Quyến thuộc ma trời và các phàm phu không thể thấy được. Bởi thế trôi lăn trong sinh tử giống như bánh xe quay vòng.

Cho nên kinh Niết-bàn chép: Ta xưa cùng với các thầy không thấy bốn chân đế, bởi thế đã từ lâu trôi lăn trong biển khổ sinh tử.

Nay bảy loại hành nhân của Phật pháp từ nghe mà hiểu rõ biết hai loại tứ đế sinh diệt này. Cố được chánh tâm chánh trực, dùng tâm chánh trực này để tu các pháp lành cho nên trực thiện là gọi chung tên Hiền.

Hỏi: Tại sao gọi là thuộc về ái lý Tứ đế sinh diệt?

Đáp: Hành nhân một khi mong vào quả báo tức là thuộc về quả của ái. Có đủ ba khổ nên gọi là Khổ. Lý của khổ rõ ràng không luống dối nên gọi là Đế. Nếu đối với khổ quả này mà vô minh không hiểu rõ, mê đắm quả này, sinh ra các nghiệp ác, thì sẽ vời lấy quả báo trong ba đường khổ. Lại ái trước quả này mà khởi lên các nghiệp lành, sẽ vời lấy quả báo sinh tử trời, người, Tu-la. Hai kết nghiệp này sẽ vời lấy khổ báo sinh tử trong sáu đường và hai mươi lăm cõi, gọi chung là Tập, lý của tập chân thật không luống dối nên gọi là Đế. Nếu đối với báo thân này, tu giới định tuệ, bốn Niệm xứ, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, chung đến Niết-bàn gọi là Đạo. Lý của đạo chân thật nên gọi là Đế. Thuộc ái, phiền não, nghiệp thiện, bất thiện, ba cõi, hai mươi lăm cõi nhân diệt gọi là nhân phược diệt. Xả báo thân này thì không bao giờ thọ quả khổ trong ba cõi, hai mươi lăm cõi gọi là quả phược diệt. Hai loại diệt này gọi là diệt, lý của diệt chắc thật nên gọi là Đế.

Hỏi: Tại sao gọi là lý thuộc kiến tứ đế sinh diệt?

Đáp: Hễ chúng sinh mong vào báo thân đều có ba khổ nên gọi là khổ. Lý của khổ chân thật, không luống dối nên gọi là Đế. Mê báo thân này, khởi thân kiến, biên kiến, bốn kiến, sáu mươi hai kiến, tức là vô minh ái thủ. Do đây nếu sinh nghiệp ác thì sẽ vời lấy quả báo khổ trong ba đường. Lại do đây mà nếu khởi nghiệp lành, thì sẽ vời lấy quả khổ sinh tử cõi trời, cõi người, A-tu-la. Hai loại kết nghiệp này vời lấy quả khổ sinh tử trong sáu đường, ba cõi, hai mươi lăm cõi cho nên gọi chung là tập. Lý của tập chân thật không luống dối nên gọi là Đế. Nếu quán các kiến ô uế, thiện, bất thiện, ngã Ấm này mà tu giới định tuệ, bốn Niệm xứ, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thì sẽ đạt đến Niết-bàn, gọi là Đạo. Lý của đạo chân thật không luống dối nên gọi là Đế. Nếu thân kiến và biên kiến diệt thì tất cả tám mươi tám sử phiền não nghiệp diệt, đắc quả Tu-đà-hoàn, vượt qua ba cõi, tư duy mười sử diệt thì chín mươi tám biết sử phiền não diệt, nhân của trong ba cõi hai mươi lăm cõi cũng diệt, gọi là phược diệt.

Xả bỏ nghiệp báo này rốt ráo không sinh vào ba cõi, hai mươi lăm cõi, gọi là quả phược diệt. Hai loại diệt này gọi là Diệt, lý của diệt chân thật nên gọi là Đế. Nay nói các kiến, Tứ đế này, đồng thời Trường Trảo giảng thuyết cho những người mê thời mạt pháp. Giải thích chiều ngang về Tứ đế danh nghĩa chân thật là ủy tất. Nói rõ chiều dọc thì chưa hẳn thấy sự sâu xa của ý này nên cho tà là chánh, cho chánh là tà, cho cạn là sâu, cho sâu là cạn, pháp thế gian và xuất thế gian lẫn lộn, không phân biệt được. Nghe giảng về ngồi thiền, nếu biết rõ ý này, thì đối với Phật pháp được chân tín rõ ràng, quy y Tam bảo, đạo tâm tự nhiên phát, chuyên cầu lìa khổ, được Niết-bàn, hoàn toàn không đắm nhiễm vào văn tự ngôn ngữ, tranh luận vô ích. Tham lợi danh ở đời là quyến thuộc quả báo. Thất hiền này, ba là ngoại phàm gọi là Càn tuệ địa, bốn là nội phàm là Tánh địa. Nếu là ngoại phàm thì trước chưa hẳn là quy y Tam bảo. Đâu thể biết ái kiến, tứ đế, năm pháp quán dừng tâm? Đều gọi là chúng sinh tà định tụ. Nếu Càn tuệ địa gọi là chúng sinh bất định tụ, hoặc tánh địa gọi là chúng sinh chánh định tụ.

1- Nói về nghĩa của pháp quán dừng tâm của sơ Hiền gồm:

1) Quán A-Na-Bát-Na

2) Quán bất tịnh.

3) Quán từ tâm

4) Quán nhân duyên

5) Quán giới phương tiện

Năm pháp quán này gọi chung là dừng tâm.

Đình nghĩa là đình chỉ, cũng gọi là năm quán độ môn. Nếu người quy y Tam bảo, thọ giới pháp của Phật, gọi là bốn chúng đệ tử Phật.

Nếu nghe giáo về tứ đế sinh diệt, do đây phát tâm Thanh văn. Muốn quán Tứ đế lìa khổ sinh tử, cầu vui Niết-bàn, chỉ dùng năm loại phiền não tán động bất định như đèn trong gió. Cần phải tu năm pháp quán, năm pháp quán là:

  • Quán sổ tức
  • Quán bất tịnh
  • Quán từ tâm
  • Quán nhân duyên
  • Quán giới phương tiện.

Hỏi: Vì sao không y theo nhiều người nói quán bất tịnh làm đầu.

Đáp: Nay y theo thiền môn mà nói về thứ lớp để bệnh trước sau tùy người, không nên nhất định chấp vào thứ tự trước sau.

Hỏi: Năm loại pháp quán này là đối trị năm hạng người, hay đối trị một hạng người?

Đáp: Nói về chiều ngang là đối với năm người, chiều dọc là đối với một người. Một người tùy bệnh nhiều ít mà đối trị không nhất định. Năm pháp quán này, đối trị năm thứ bất thiện, chia làm năm ý: – Đối trị

  • Chuyển trị
  • Bất chuyển trị.
  • Kiêm trị.
  • Vừa đối vừa chuyển, vừa không chuyển vừa kiêm trị.

* Đối trị: Nếu người nặng nề giáo quán thì đối trị bằng sổ tức. Người nặng nề tham dục thì đối trị bằng quán bất tịnh. người nặng nề tức giận thì đối trị bằng tu lòng từ. Người nặng nề ngu si thì đối trị bằng tu quán nhân duyên. Người nặng nề mê đắm ngã thì đối trị bằng quán giới phương tiện.

Nếu hành giả tu giác quán, nghiêng nhiều về phiền não, phan duyên không trụ, phải tu sổ tức. Tùy quán sổ tức mà đối trị, tưởng ứng thì ba loại giáo quán, phiền não dứt, tâm không tán động phát khởi các thiền định. Pháp định duy trì tâm định ra vào an ổn nên gọi là đình tâm.

Vì sao? Vì tu tám niệm định có ba loại:

Mới tập hành, đã tập hành và tư duy đã độ.

Sổ là mới tập, tùy là tập hành, quán tức là đã độ

Lại nữa, sổ, tùy, quán đều gọi là thỉ tập (mới tập), được ba loại mà cõi dục chưa đạt đến đỉnh gọi là đã tập hành. Phát các Sơ thiền định gọi là đã độ. Còn bốn tâm pháp dừng như quán bất tịnh cũng phải phân biệt như thế. Tâm đã điều phục dừng lại mới có thể tập quán giống như ngọn đèn trong nhà kín. Nhập đạo căn bản không gì hơn năm pháp này. Nếu tâm không trụ, hoặc phải cần chuyển trị, bất chuyển trị mới phát khởi các công đức của thiền.

Đầy đủ thứ lớp trong thiền môn phương tiện nói rõ. Nếu hành nhân tùy theo thành tâm nhất quán được dừng trụ, tức là vào địa vị Sơ hiền.

Hỏi: Chỗ này vì sao không nói Tam-muội niệm Phật là năm loại ư?

Đáp: Khai quán nhân duyên phát sinh thay giới phương tiện. Giới phương tiện đồng với niệm chư Phật của Tiểu thừa, cũng phá cảnh giới, ép ngặt chướng ngại.

Có người nói: Nếu thực hành năm độ môn, thì không niệm danh hiệu Phật, nếu thực hành sáu Độ môn tức là niệm Phật độ. Các phần như trị v…v… làm chướng đạo.

Hỏi: Nếu dùng sổ tức, bất tịnh, v…v…tâm được dừng trụ, là vị Sơ hiền. Người đời nay tu sổ tức không tu quán bất tịnh, v…v…chẳng những tâm trụ mà còn phát khởi các thứ cảnh giới thiền môn có phải là Sơ Hiền không ?

Đáp: Nếu dùng tâm ái kiến tu Sơ thiền, cho đến Phi tưởng còn không phải Sơ Hiền huống chi là tâm sổ tức, bất tịnh, v…v…. Được dừng trụ mới phát các thiền sâu cạn mà gọi là Hiền, vì sao? Vì như kinh chép: Tu nhiều phước đức, thiền định, không tu trí tuệ ấy gọi là Ngu. Tu nhiều trí tuệ, không tu phước đức thiền định gọi là Cuồng. Há có thể nói người cuồng ngu là Sơ Hiền?. Nay nói Hiền giả vốn là người trực thiện.

Hỏi: Thế nào gọi là tướng của người trực thiện?

Đáp: Ở đây ứng với bốn nghĩa để phân biệt. một là nếu người theo ái kiến phá giới, thì đây chẳng phải trực, không phải thiện cho nên không phải người hiền. Như người không có mắt, không chân, không thể đến ao mát mẻ.

Hai là trì giới, thiền định mà sinh tà kiến, đây là thiện mà không trực, cũng không gọi là Hiền, như người có chân mà không có mắt cũng không thể đến ao mát mẻ.

Ba là sinh tín tâm chánh kiến mà phá giới loạn tâm. Đây là trực mà không thiện, cũng không gọi là Hiền. Như người có mắt mà không có chân, cũng không thể đến ao mát mẻ được.

Bốn là nếu người tin hiểu chân chánh đắc ý giáo pháp của Phật, giữ giới thanh tịnh, tu A-Na-Bát-Na, quán bất tịnh, được tâm dừng trụ mới gọi là giai vị trực, thiện sơ hiền như người chân mắt đều đủ, cho nên vào được ao mát mẻ.

Hỏi: Thế nào là tín hiểu chân chánh, đắc ý giáo pháp của Phật, phân biệt được tướng?

Đáp: Như Trung luận chép: Cách Phật diệt độ năm trăm năm, người trong thời tượng pháp căn độn, đắm trước vào các pháp, cầu tướng quyết định: Mười hai nhân duyên, năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới, không hiểu được ý Phật, chỉ mê đắm vào văn tự. Nay gọi là người không biết được ý Phật, Phật biết chúng sinh không thể nói có nhân duyên, nên cũng có thể được nói. Phật nói chánh nhân duyên sinh diệt giáo môn, tính duyên hóa vật, ý muốn cho chúng sinh lìa khổ sinh tử được vui Niết-bàn. Nếu mê đắm văn tự, phân biệt cạnh tranh cãi cọ thì bị nhà lửa ba cõi thiêu đốt. Đây là không đắc ý Phật. Nay nói muốn biết ý Phật, nếu biết phân biệt mười ý của Ba tạng giáo môn thì nhất định thoát khổ sinh tử, được vui Niết-bàn, mười ý là mười pháp, danh mục nói đủ như trong ba quán. Nay y cứ Ba tạng giáo môn này để giải thích.

1. Tin hiểu pháp chánh nhân duyên:

Tức là biết mà không thể nói nhân duyên vô minh, sinh ra tất cả pháp, vì phá chấp của ngoại đạo nói không có nhân duyên sinh ra tất cả pháp, phá ngoại đạo nói tà nhân duyên sinh ra tất cả pháp, muôn thứ điên đảo, vọng kế nghiêng lệch.

2. Phát tâm chân chánh:

Biết sợ ngọn gió vô thường thiêu đốt thế gian, nhất tâm cầu vui Niết-bàn, không nghĩ đến danh lợi thế gian, như con nai ở trong lưới vây muốn nhảy ra.

3. Khéo tu chỉ quán:

Hành giả xuất thế gian như người cưỡi ngựa cũng thích cây roi.

4. Phá các pháp biến khắp:

Quán nhân duyên sinh diệt, phá tất cả, các pháp ái kiến, hý luận.

5. Khéo biết không bít:

Biết tất cả pháp về ái kiến, đều có lý về đạo diệt, nên gọi là thông, đều có khổ tập nên gọi là bít.

Khéo điều địch tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo:

Đối với các ái kiến bất động, mà tu bốn Niệm xứ và tám Chánh đạo.

Khéo tu pháp trợ đạo:

Tức là tu năm pháp quán dừng tâm, vào mười hai môn thiền, chín tưởng, tám niệm, thâm nhập các điều thiện, đối trị trợ đạo như công niệm xứ, duyên niệm xứ, là quán pháp.

Khéo biết thứ vị:

Khéo biết giải vị của Thất Hiền tâm không lẫn lộn, phá tăng thượng mạn, thành vị tăng có hổ thẹn.

An nhẫn thành tựu:

Nhẫn được ba chướng, bốn ma, hai giặc mạnh yếu ở trong và ngoài

Thuận đạo pháp, ái không sinh, phát muôn thứ pháp lành, thuận đạo nội phàm và ngoại phàm, là tâm không yêu đắm. Hành nhân thời mạt pháp cầu Thanh văn thừa, biết mười pháp này tin hiểu rõ ràng, không mê đắm tất cả văn tự hý luận, là cầu tìm tuệ chân thật, tu năm pháp quán, dừng tâm nhập vị Sơ hiền, tức là khéo biết ý giáo lý của Phật.

– Nói về giai vị biệt tưởng bốn Niệm xứ, có bảy ý:

  1. Nói về niệm xứ là con đường quan trọng vào đạo của Phật pháp.
  2. Giải thích sơ lược tên gọi bốn Niệm xứ:
  3. Phân biệt ba loại niệm xứ khác nhau:
  4. Nói về phá ba loại sáu vị giáo chủ ngoại đạo:
  5. Nói về thành ba loại La-hán.
  6.  Nói về pháp quán niệm xứ.
  7. Nói về giai vị niệm xứ.

1. Nói về niệm xứ là con đường thiết yếu vào đạo của Phật pháp: Như Đức Phật sắp Niết-bàn giữa hai cây sa-la. A-nan thưa hỏi: Sau khi Thế Tôn diệt độ, Các Tỳ-Kheo nương vào đâu mà trụ, nương vào đâu mà tu đạo?

Phật đáp: Này A-nan! Nếu ta trụ thế và sau khi diệt độ, các tỳkheo nương vào Ba-la-đề-mộc-xoa, trụ vào niệm xứ tu đạo. Nên biết năm pháp quán dừng tâm, được nhập vào Sơ Hiền tức là nương vào thi-la thanh tịnh, gọi là giới nhiếp căn. Bởi thế nhiều người nói định cõi dục là tâm tương ưng với mười điều lành. Nếu y vào chưa đến địa, phát Sơ thiền tức là định công giới. Phật pháp tuy có muôn pháp môn, mà lời cuối cùng của Phật chỉ dặn dò nương vào niệm xứ để tu đạo.

Nếu lìa niệm xứ, tuy là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tụng kinh hành đạo, đầu đà, ngồi thiền, nghe đọc, học rộng, giảng nói, giáo hóa, đều không được nhập chánh đạo cho nên Phật khuyên nương vào niệm xứ để tu đạo.

2. Giải thích sơ lược về bốn Niệm xứ:

Bốn Niệm xứ cũng gọi là bốn như ý chỉ, tức là quán tất cả trong Phật pháp như: Quán năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới, đều quán thân thọ tâm pháp, trí tuệ chân thật. Trí tuệ chân thật: Là trí tuệ phá bốn đảo, bốn thực, bốn thức, bốn trụ, bốn ma:

  1. Niệm xứ thân.
  2. Niệm xứ thọ.
  3. Niệm xứ tâm.
  4. Niệm xứ pháp.
  5. Niệm xứ thân: Tất cả sắc Ấm trong ngoài gọi là thân. Quán trí tuệ của thân gọi là Niệm. Thấy rõ bất tịnh phá tịnh điên đảo gọi là Xứ, ấy là niệm xứ thân.
  6. Niệm xứ thọ: Tất cả thọ Ấm trong ngoài gọi là thọ. Quán trí tuệ của thọ gọi là niệm, biết thọ là khổ, phá điên đảo của lạc gọi là xứ, ấy là niệm xứ thọ.
  7. Niệm xứ tâm:

Tất cả thức Ấm trong ngoài gọi là tâm. Quán trí tuệ của tâm gọi là niệm.

Thấy tâm vô thường, phá sự điên đảo của thường gọi là xứ. Ấy là niệm xứ tâm.

8. Niệm xứ pháp:

Tất cả hai Ấm tưởng, hành trong ngoài và pháp vô vi nên gọi là pháp, quán trí tuệ của pháp gọi là niệm, thấy pháp là vô ngã, phá điên 3 đảo của ngã gọi là Xứ, ấy là niệm xứ pháp.

Bốn Niệm xứ này có mười hai loại quán, nghĩa là trong bốn, ngoài bốn, trong ngoài bốn.

Hỏi: Bốn Niệm xứ là tuệ, vì sao lại từ tên niệm thọ.

Đáp: Vì sơ học dùng niệm giữ gìn tuệ, không vọng thọ, niệm duyên khác, vì tăng thượng mà theo tên niệm thọ.

Nói về phân biệt ba loại niệm xứ khác nhau: – Niệm xứ tánh.

  • Niệm xứ cộng
  • Niệm xứ duyên

Niệm xứ tánh: Nói tuệ không điên đảo, như Phật nói quán tu thân, quán thân là tuệ.

Niệm xứ: Làm việc không vọng thọ duyên, cho nên trừ lỗi của tự tánh, gọi là niệm xứ. Sư Nam Nhạc nói: Cũng gọi là tuệ hạnh, cũng gọi là thật quán, chánh yếu là duyên lý dứt kết sử.

Niệm xứ cộng: Định vào tuệ, tướng công pháp.

Như Phật thuyết: Tỳ Kheo này chứa nhóm pháp lành gọi là bốn Niệm xứ, là chánh thuyết.

Sư Nam Nhạc nói: Cũng gọi là hành hạnh, cũng gọi là đắc giải quán, là pháp lành trong việc đối trị, công chánh đạo, dứt kiết sắc và các số, lại có thể phát các thần thông.

Niệm xứ duyên: Tất cả các pháp như Phật nói: Tì kheo! tất cả bốn pháp niệm xứ là chánh nhiếp thọ cụ túc, vì duyên sơ lược.

Sư Nam Nhạc nói: Lại tánh này, công hai loại niệm xứ, trí năng quán, cảnh sở quán hợp với nghĩa biện đủ tất cả pháp, nếu quán sát phân biệt tức, là bốn biện vô ngại.

Hỏi: Như Tạp Tâm nói niệm xứ công, dứt phiền não, chẳng trừ niệm xứ tự tánh, tuy có lược cảnh giới, nhưng không đầy đủ, không thể dứt Kết sử?

Đáp: Chúng sinh căn tánh có lợi độn, độn căn, kết sử sâu dầy thì không đầy đủ, không thể dứt kết sử. Kẻ lợi căn kết sử mỏng, tuy không đủ trợ đạo, tuệ của tánh niệm xứ thì có công năng dứt kết sử. Lại như lìa tâm, rõ được bốn Niệm xứ, niệm xứ pháp dứt kết sử, không phải ba niệm xứ trước. Nay nói như Thiền kinh ghi: Ma-ha Câu-hy-la tu niệm xứ thân, quán thành thì đắc sở quả, đâu nhất định đến pháp niệm xứ.

Hỏi: niệm xứ tánh chỉ nói tuệ số kém yếu làm sao dứt được kết sử?

Đáp: Tuệ số không khởi riêng, há không thể dứt kết sử hay sao?

Hỏi: Nếu các số tùy khởi tức là cùng nghĩa?

Đáp: Các số tuỳ khởi có hai loại:

  1. Chỉ là tuệ duyên lý, các số mà cho tùy khởi, đây là nói niệm xứ tánh.
  2. Tu các số thực hành pháp trợ đạo, cho nên nói niệm xứ công dứt kết sử. Cho nên Phật nói chứa nhóm pháp lành thuộc công niệm xứ, giúp chánh đạo dứt kết sử, vì tâm tạp loạn nghiêng lệch nên nói niệm xứ công, dứt kết sử.
  3. Nói vì phá ba loại sáu vị giáo chủ ngoại đạo.

Phật nói bốn Niệm xứ để vượt qua thuyết của ba loại sáu vị giáo chủ ngoại đạo, cho nên phá được tất cả ngoại đạo. Nếu hành nhân Ba thừa, tu ba loại niệm xứ được thành tựu cũng phá được tất cả ngoại đạo.

Thế nào là ba loại ngoại đạo sáu vị giáo chủ?

  • Nhất thiết trí lục sư.
  • Thần thông lục sư.
  • Vi-đà lục sư

Nhất thiết trí lục sư dùng tâm tà thấy lý, phát sinh tà trí, biện tài vô ngại.

Thần thông lục sư:

Đắc thiền định của thế gian, phát sinh năm thần thông, cũng có Từ bi, sức nhẫn, lấy dao cắt thịt, chà hương vào thân tâm không yêu ghét, đều là sức dùng thiền định của mười hai môn căn bản.

Vi-đà Lục Sư: Tức là học rộng nghe nhiều, thông thạo mười tám đại kinh Vi-đà, về bói tướng, y phương, thiên văn địa lý, lành dữ trong thế gian đều biết, cho nên gọi là Vi-đà lục sư.

Nếu lục sư này bên trong có tất cả trí tuệ của tà. Bên ngoài có thần thông biến hóa, biết tướng lành dữ của thế gian, thông thạo tứ Viđà và mười tám đại kinh đều hiểu biết, vì thế đều có trí tuệ, thông hiểu, được mười sáu nước lớn cung kính như Phật. Vì muốn phá ba loại sáu vị giáo chủ ngoại đạo này, cho nên nói ba loại bốn Niệm xứ này.

1/ Niệm xứ tánh: Là để phá lục sư nhất thiết trí. Vì sao? Vì ngoại đạo đều nương vào thân kiến, biên kiến phát sinh nhất thiết trí, cho là được Niết-bàn thường lạc ngã tịnh. Đây là con đường trùng đục gỗ tình cờ được thành chữ, con trùng cũng không biết là phải chữ hay không. Nay Phật nói quán niệm xứ tánh là phá thân kiến, biên kiến này, không sinh ra bốn kiến, sáu mươi hai kiến điên đảo, bởi vậy phá lục sư nhất thiết trí.

2/ Nói về niệm xứ công là để phá lục sư thần thông. Ngoại đạo đối với bốn thiền căn bản phát sinh năm thần thông, định đã cạn thấp, lại không quán bất tịnh, cho nên dùng thần lực chuyển biến nên không đáng nói. Nay Phật nói niệm xứ công tức phát sinh bối xả thắng xứ, nhất thiết xứ, chín định thứ lớp, Tam-muội sư tử phấn tấn siêu việt phát sinh các thần thông thiền định, đã quán sâu, sức thực hành lớn, phát thần thông vô ngại tự tại, biến hóa vô cùng để đẩy trừ các ngoại đạo. Sự như bàn tay. Bởi thế, Thân Tử hàng phục lao nhọc để độ, sai Mục-liên biến hóa thành con sông nhận chìm các ngoại đạo. Đều là quán niệm xứ công thành tựu thần thông.

3/ Nói về quán niệm xứ duyên để phá ngoại đạo Vi-đà, bốn Viđà, mười tám đại kinh đều nói về việc trời, người thích nói về kiến chấp, luận cạn thấp của thế gian, Phật nói Ba tạng xuất thế gian, hoặc danh, hoặc nghĩa mà kinh sách kia không ghi chép được. Phật nói quán niệm xứ duyên, duyên với Ba tạng giáo môn của Phật nói, đại lý pháp môn danh nghĩa xuất thế gian, nếu tướng đối chẳng lẽ là cái thấy nghe của ngoại đạo, cho nên quán niệm xứ duyên là để phá ngoại đạo Vi-đà.