TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 03

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Nói về bốn môn nhập lý.

Tìm lý thật tướng chân tánh, nó sâu xa tuyệt diệu, tất cả thế gian không có gì có thể khế hợp, chỉ có bậc Đại Thánh thấy rõ môn thông lý mới đối với lý vô ngôn đi đến khởi giáo làm môn. Bởi thế, người theo giáo nhờ môn mà khế hợp lý. Nên kinh Pháp Hoa chép: dùng giáo môn của Phật thì ra khỏi khổ của ba cõi. Lại nói: Môn trí tuệ ấy khó hiểu khó vào, kinh Tịnh Danh nói các Bồ-tát đều nói vào pháp môn không hai tức là ý này. Nay lược có năm ý để giải thích.

  • Nói lược về tướng của bốn môn.
  • Nói về bốn môn nhập lý.
  • Nói về bốn tất-đàn khởi bốn môn giáo.- Y cứ mười pháp thành bốn môn nghĩa – Y cứ vào hạnh tín pháp bốn môn khác nhau.

Lược nói về tướng của bốn môn.

Môn: Nghĩa là giáo năng thông của Phật pháp nói về chính nhân duyên bốn câu pháp, thông cho hành nhân đến lý chân tánh thật tướng, nên gọi là môn, như tà nhân duyên của ngoại đạo thì không có bốn câu pháp nhân duyên. Nhân bốn câu này đều thấy lý của bốn thứ tà pháp. Do đây mà sinh ra mười bốn nạn, sáu mươi hai kiến, khởi các kết sử rồi đắm chìm trong sinh tử. Đây là bốn môn tà đạo. Nay không nói ra. Nếu bốn môn của Pháp Phật tức là chánh nhân duyên, bốn câu pháp hành nhân có thể đồng nhập Niết-bàn đệ nhất nghĩa.

Cho nên, luận Đại Trí Độ chép: Bốn cửa vào ao mát mẻ, lại Bátnhã nói như lửa lớn đốt cháy bốn bên, không thể xúc chạm. Lại nói: Bát-nhã Ba-la mật có bốn loại tướng tức là nghĩa riêng của bốn môn. Ngưỡng vọng tìm Phật Pháp đã có bốn giáo khác nhau. Nay y cứ vào bốn giáo nói môn đều có bốn môn riêng.

  1. Bốn môn của Ba tạng giáo.
  2. Bốn môn của Thông giáo.
  3. Bốn môn của Biệt giáo.
  4. Bốn môn của Viên giáo.

1) Nói bốn môn của Ba tạng giáo; Chia làm bốn ý:

  1. Môn hữu
  2. Môn không
  3. Môn vừa hữu vừa không
  4. Môn phi hữu phi không.

1/ Hữu môn: Tức Ba tạng giáo nói cõi nhân duyên sinh diệt. Nếu bẩm thọ giáo này có thể phá mười sáu tri kiến; thấy Ấm giới vào tất cả cõi làm các pháp, đều là quán vô thường, khổ không, vô ngã; đắc pháp thế đệ nhất, phát chân vô lậu. Nhân hữu kiến chân hữu tức môn nghĩa đế đệ nhất. Nên kinh Đại Tập chép: Lý sâu xa không thể nói. Nghĩa đế đệ nhất không có chữ lời. Tỳ-kheo Trần-như đối với các pháp đắc tri kiến chân thật. Đây tức là điều trình bày của các luận A-tỳ-đàm.

2/ Môn không: Ba tạng giáo phân tách rõ nhân duyên giả thật, sinh diệt nhập vào không.

Nếu bẩm thọ giáo này thì phá được mê hoặc giả thật, thấy giả thật là không, phát chân vô lậu. Nhờ không mà thấy chân không, tức là môn đệ nhất nghĩa. Cho nên Tu-Bồ-đề ở trong thất đá quán vô thường, sinh diệt nhập vào không, nhờ cái không mà đắc đạo. Gọi là thấy Pháp thân Phật. Có lẽ đây là trình bày của luận Thành Thật.

3/ Môn nói về hữu không: Ba tạng giáo nói về hữu không của chánh nhân duyên sinh diệt.

Nếu lãnh thọ giáo này thì phá được hoặc chấp nghiêng về hữu không, thấy nhân duyên hữu không, phát chân vô lậu. Nhờ hữu không mà thấy chân hữu không, tức là môn đệ nhất nghĩa. Đây là ngài Cachiên-diên nhân vào đạo mà soạn luận Côn-lặc, còn trình bày về môn này.

4/ Môn phi hữu phi không: Ba tạng giáo nói về lý chánh nhân duyênsinh diệt phi hữu phi không.

Nếu bẩm thọ giáo này thì sẽ phá được tà chấp hữu vô biên, thấy nhân duyên, phi hữu phi vô, phát chân vô lậu. Nhờ phi hữu phi vô mà thấy chân phi hữu phi vô tức là môn đệ nhất nghĩa. Ác khẩu Xa-nặc do đây vào đạo, chưa thấy luận văn. Có người nói: Độc Tử A-tỳ-đàm trình bày ý này. Luận kia nói ta ở vào hạng thứ năm không thể nói trong tạng. Ta chẳng phải ba đời tức chẳng phải thấy phi hữu phi vô làm pháp, tức là phi không, đây e chưa thể định dụng.

2- Nói về bốn môn của Thông giáo:

Luận Trí Độ nói tất cả không thật, tất cả vừa thật vừa không thật, tất cả không thật, chẳng phải không thật.

Phật đối với bốn câu này nói rộng về đệ nhất nghĩa tất-đàn. Trung luận nói bốn câu này, đều gọi là thật tướng của các pháp. Chánh nhân duyên pháp như mộng huyễn như tiếng vang, như trăng đáy nước, bóng trong gương. Thể pháp tức là câu không. Nếu ba thừa đều bẩm thọ giáo này nhưng căn duyên khác nhau, đều đối với một câu nhập đệ nhất nghĩa, cho nên bốn câu đều gọi là Môn. Điều này đầy đủ thì như Thanh Mục chú giải. Lại chú rằng: Thật tướng các pháp có ba loại: Nên biết bốn câu này ba thừa bẩm thọ đồng vào bốn môn này, được thấy nghĩa đệ nhất.

3- Nói về bốn môn của Biệt giáo:

Nếu dùng Trung luận cũng gọi là giả danh, mà nói bốn môn tức là bốn môn của Biệt giáo.

Luận Trí Độ nói bốn câu cũng đắc. Ý của bốn môn Biệt giáo này trích trong kinh Niết-bàn nhưng nói tản mát nhiều y cứ vào sữa nói bốn câu để thí dụ tức là bốn môn Biệt giáo. Nếu nói về Phật tánh như sữa có tánh sữa, đá có tánh vàng. Lực sĩ đeo châu tức là hữu môn, nếu nói đá không có tánh vàng, sữa không có tánh sữa, chúng sinh, Phật tánh giống như hư không, đại Niết-bàn không, thành Ca-tỳ-la không, tức là môn không. Kinh Niết-bàn nói: Phật tánh vừa có vừa không. Vì sao là có? Tất cả chúng sinh đều có tâm, vì sao là không? Vì từ phương tiện khéo léo mà được thấy, lại thí như trong sữa vừa có tánh sữa, vừa không có tánh sữa, tức là môn vừa có vừa không.

Nếu biết Phật tánh tức là Trung đạo, trăm phi đều sót lại. Kinh Thí Dụ chép: Trong sữa không có tánh sữa, cũng không phải chẳng có tánh sữa, tức là môn phi không phi hữu, Bồ-tát của Biệt giáo bẩm thọ bốn giáo môn này nhân thấy Phật tánh trụ đại Niết-bàn, cho nên bốn câu này tức là bốn môn của Biệt giáo. Nay đều y cứ vào Văn kinh Niết-bàn phân biệt tướng bốn môn của Biệt giáo hoặc có thể là bốn môn Viên giáo, bốn môn Viên giáo tự phải suy xét đồng hay khác.

Hỏi: Nếu bốn môn của Biệt giáo chỉ trích trong kinh Niết-bàn như các kinh Ma-ha-diễn ở trước thì ý nào là không có bốn môn của Biệt giáo?

– Kinh Đại Niết-bàn giải thích kinh của giáo trước kinh Ma-hadiễn này há không có bốn môn của Biệt giáo? Trích đủ trong văn kinh sự rất rườm rà.

4- Nói bốn môn của Viên giáo:

Bốn môn là nói nhập nghĩa Phật tánh đệ nhất đều với bốn môn của Biệt giáo, nhập nghĩa đế đệ nhất, thấy Phật tánh đắc Niết-bàn thường lạc, danh nghĩa thì đồng nhưng tìm ý thú tỷ mỉ thì có khác.

Hỏi: Dùng tướng gì để biết là khác?

– Phân biệt ý có khác và nhiều đường lối. Nay lược y cứ vào bảy nghĩa của Viên giáo để phân biệt, thì biết bốn môn của Biệt giáo khác với bốn môn của Viên giáo.

Bảy nghĩa gồm:

  1. Rõ tất cả pháp tức chân tánh thật tướng, Phật tánh Niết-bàn không thể diệt mà nói bốn môn, tức là bốn môn của Viên giáo.
  2. Nếu tâm ban đầu liền khai tri kiến viên chiếu của Phật mà nói về bốn môn tức là bốn môn Viên giáo.
  3. Nếu nói không thể nghĩ bàn không dứt phiền não mà nhập Niết-bàn để nói bốn môn tức là bốn môn Viên giáo.
  4. Nếu nói viên hạnh mà nói bốn môn, tức là bốn môn Viên giáo.
  5. Nếu nói viên vị mà lập bốn môn tức là bốn môn Viên giáo.
  6. Nếu rõ thể viên mà nói bốn môn tức là bốn môn của Viên giáo.

Thứ hai: Nói nhập lý của bốn môn.

Nếu bốn môn tâm hạnh của ngoại đạo ngoài lý các tướng điên đảo tương ứng với điên đảo, không được vào lý chân tánh. Vì sao? Vì tùy tâm khác cho nên thấy lý cũng khác. Bởi thế các thuyết cho là được một rốt ráo, do đó khởi lên tranh luận. Nay nói bốn môn Phật tánh đầu được vào một lý. Nhưng có hai loại khác nhau:

  1. Bốn môn hai loại của Thông giáo, của Ba tạng đồng nhập lý nghiêng về chân.
  2. Bốn môn của Biệt giáo và Viên giáo đồng với lý viên chân.

1- Nói bốn môn của Thông giáo và bốn môn của Ba tạng đồng về lý thiên chân, mỗi thứ đều do bốn môn mà nhập thiên chân đệ nhất nghĩa, là đồng được hai loại Niết-bàn. Lý tuy là một mà môn thì có khác nhau. Thấy có sự khác nhau về khéo léo và vụng về cho nên có sự khác nhau về hai loại bốn môn năng thông chân lý không hai, cho nên thông đến lý là một. Thí như Thành Châu mở bốn cửa, sứ quân là một mà theo bốn cửa vào. Cửa tuy có khác mà cái thấy cửa sứ quân chỉ là một. Bốn môn của Ba tạng giáo như từ cửa bốn bên Thành Châu mà vào bốn môn của Thông giáo, như từ bốn cửa chánh mà vào. Thiên chánh tuy khác nhưng vào thấy thiên chân đệ nhất nghĩa đế, được hai thứ Niết-bàn là một.

2- Nói về ý môn của Viên giáo và bốn môn của Biệt giáo.

Đồng vào lý chân tánh thật tướng Trung đạo đều do bốn môn mà vào, thấy thật tướng Phật tánh, đắc thường lạc, ngã, tịnh là một. Lý tuy đồng mà môn có khác, giác môn đã có sự khác nhau về thiên, viên, cho nên có sự khác nhau về năng thông của hai loại bốn môn. Vì Phật tánh chân lý không hai cho nên lý chân tánh sở thông là một. Thí như thành đài có bốn cửa, cửa tuy khác nhau nhưng cái thấy của thiên tử là một, bốn môn của Biệt giáo như từ cửa bên của bốn bên đài thành mà vào bốn môn của Viên giáo như từ bốn cửa chính mà vào. Thiên chánh có khác mà chỗ vào và cái thấy lý chân tánh giải thoát thật tướng là một.

Thứ ba: Nói về dùng giáo của bốn tất-đàn khởi bốn môn. Như bốn môn của ngoại đạo đều không thấy căn duyên, chấp tâm chấp tướng, định thuyết như thầy thuốc cũ thường dùng thuốc sữa để trị tất cả bệnh. Đây không nhờ vào bốn tất-đàn mà khởi bốn môn. Nay bốn môn của Phật pháp đều nhờ vào bốn tất-đàn để phát khởi.

Nói về bốn tất-đàn khởi bốn môn của Ba tạng giáo.

Nói về bốn tất-đàn khởi bốn môn Thông giáo.

Nói về bốn tất-đàn khởi bốn môn Biệt giáo.

Nói về bốn tất-đàn khởi bốn môn Viên giáo.

1. Nói về bốn tất-đàn khởi bốn môn của Ba tạng giáo: tức là đời đời không thể nói, vì có nhân duyên bốn tất-đàn cũng có thể nói được.

1) Nói về dùng bốn tất-đàn khởi môn hữu:

Nếu tâm chúng sinh thích pháp hữu thì dùng tất-đàn thế giới nói Tỳ-đàm hữu môn.

Nếu thích nghe sinh lên cõi trời thì dùng tất-đàn các các vị nhân để nói môn Hữu cho người.

Nếu chấp không có nhân duyên, tà nhân duyên, hoặc chấp không, chấp trước sinh khởi các kết nghiệp thì dùng tất-đàn đối trị nói môn hữu cho họ.

Nếu nghe liền ngộ nghĩa đệ nhất thì dùng tất-đàn đệ nhất nghĩa nói môn hữu cho họ.

Như năm người Câu-lân, v…v…nghe Tứ đế liền thấy nghĩa đế đệ nhất, đắc quả Tu-đà-hoàn. Nếu không thể nói cho họ bằng bốn tất-đàn phó duyên chính là nói pháp sai cơ, là kẻ thù của chúng sinh, một tay thiên ma ngoại đạo làm bạn lữ.

Kinh Niết-bàn chép: Nói pháp cảnh giới của chư Phật, người Thanh văn, Duyên giác chẳng thể biết được.

2) Nói dùng bốn tất-đàn khởi môn không:

Giống như hữu môn ở trước, dùng nghĩa bốn tất-đàn khởi môn không thì thành tựu.

Nhưng các Sư Thành luận nói: Hữu Môn của Tỳ-đàm chỉ là điều phục tâm nhưng không thể đắc đạo. Luận Thành Thật thấy Không mới là đắc đạo. Các sư Số luận nói: Ta dùng Tiểu thừa rõ nghĩa thấy có đắc đạo. Ông dùng Đại thừa rõ nghĩa cho nên nói thấy không đắc đạo. Nay cho là đây đều không đắc ý của Ba tạng giáo. Kinh Đại Tập nói người chấp thường nói dứt niệm khác, người chấp đoạn nói một niệm đoạn, cả hai chấp tuy khác nhưng đắc đạo không khác.

Luận Đại trí Độ chép: trong kinh, chỗ nào Thanh văn cũng nói nghĩa pháp không, đâu được nói thấy không đắc đạo để nói về Đại thừa? Nay y cứ vào bốn tất-đàn này làm thành nghĩa hoại. Số người bốn nghĩa thành, Thành luận bốn nghĩa hoại. Thành luận bốn nghĩa thành, số nhân bốn nghĩa hoại, cho nên thành hoại địch đồng. Vì sao Thành luận thành, vì sao Số nhân hoại. Nếu hiểu sự khéo léo vụng về của Ba tạng giáo để độ thì nghĩa Thành luận không môn thành, nghĩa Số nhân hữu môn hoại.

3) Dùng bốn tất-đàn khởi môn hữu, vô:

Giống hữu môn ở trước, dùng ý của tất-đàn, thì có không môn đắc đạo, cho nên là chỗ chung của luận Tỳ-đàm.

4) Dùng bốn tất-đàn: Khởi môn phi hữu phi vô cũng giống hữu môn ở trước, dụng của bốn tất-đàn ý rất dễ thấy.

5) Nói dùng bốn tất-đàn khởi bốn môn Thông giáo:

Bốn môn Thông giáo tuy như huyễn như hóa nhưng có tên gọi, tức là sinh bất sinh không thể nói, nhưng bốn loại căn duyên của chúng sinh khác nhau. Nếu dùng bốn tất-đàn phó duyên thì khởi được bốn môn. Dùng bốn tất-đàn khởi Thông giáo giống như trước rất dễ biết.

6) Nói dùng bốn tất-đàn khởi bốn môn Biệt giáo, bất sinh, sinh không thể nói, vì nhân duyên bốn tất-đàn được phó duyên khởi Biệt giáo nói bốn môn. Nhưng Địa luận sư nói thức A-Lại-Da chính là Như Lai tạng tức là dùng hữu môn của Biệt giáo.

Thông Đạo Tam luận Nhân nói: Ông là ngoại đạo mới sinh biết nghĩa, cũng là nghĩa ong vàng, bướm vàng, tranh chấp không hòa mục làm sao dung hội được. Nay cho đây là không đắc ý của bốn môn Biệt giáo, không biết bốn tất-đàn nói nghĩa hai môn hữu không này.

7) Nói dùng bốn tất-đàn khởi bốn môn Viên giáo, bất sinh bất sinh không thể nói, dùng nhân duyên bốn tất-đàn khởi Viên giáo nói bốn môn.

Thứ tư: Nói về mười pháp thành nghĩa bốn môn, ngoại đạo cũng nói bốn môn nhưng không dùng mười pháp để thành tựu, cho nên còn điên đảo trôi lăn trong sinh tử không được giải thoát. Nay bốn môn của Pháp Phật đều dùng mười pháp mà thành nhất định, đắc Niết-bàn cho nên không giống với ngoại đạo. Ở đây có bốn ý:

Mười pháp thành bốn môn của Ba tạng giáo

Mười pháp thành bốn môn của Viên giáo

Mười pháp thành bốn môn của Biệt giáo

Mười pháp thành bốn môn của Viên giáo

8) Mười pháp thành bốn môn của Ba tạng giáo: Bốn môn chia làm bốn ý:

Nói dùng mười pháp thành hữu môn của Tỳ-đàm thấy có đắc đạo

Danh mục mười pháp trích ra đủ như trước, nhưng chỉ biết pháp chánh nhân duyên thành thấy có đắc đạo, biết nhân duyên vô minh sinh khởi tất cả pháp.

Chân chánh phát tâm thành thấy có đắc đạo.

Biết nhân duyên vô minh có tất cả chúng sinh khổ đau trong ba cõi, sinh tâm giác ngộ, muốn dứt vô minh kết nghiệp chánh cầu Niếtbàn. Tâm chân chánh này vượt qua tất cả tâm của ma trời và ngoại đạo.

Tiến hành chỉ quán thành thấy có đắc đạo:

Nhờ chỉ quán có thể phát định tuệ vô lậu, khác với ngoại đạo không thể biết. Quấy động sữa còn khó được, huống chi là sinh ra váng sữa.

Phá pháp khắp thành thấy có đắc đạo.

Dùng sinh diệt vô thường phá thân kiến, biên kiến, bốn kiến đơn, bốn kiến phức, đầy đủ bốn kiến, sáu mươi hai kiến, vô lượng các kiến, đều biết từ nhân duyên vô minh sinh khởi, tâm không mê đắm.

Kinh Niết-bàn chép:

Các ngoại đạo này chẳng có một pháp nào không từ duyên sinh:

pháp từ duyên sinh đều là vô thường, vì sao nói ngoại đạo có thường lạc ngã tịnh. Các kiến bốn điên đảo như thế đều sẽ phá khắp, không đồng với ngoại đạo.

Khéo biết thông bít thành thấy có đắc đạo:

Biết vô lượng các kiến chấp đều có đạo diệt, cho nên là thông, đều có khổ tập cho nên là bít, không đồng ngoại đạo như đạo trùng kia, không biết chữ đúng chữ sai.

Khéo tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo thành thấy có đắc đạo:

Ba mươi bảy phẩm trợ đạo đều phục thích ứng thực hành, đối với Niết-bàn mà mở ra ba cửa giải thoát khác với ngoại đạo. Như trong kinh, Phật vì Tu-Bạt-Đà-la mà làm sư tử rống tám Chánh đạo. Ngoại đạo còn không có một phần để quyết định, không đắc bốn quả sa-môn.

Đối trị trợ giúp mở ra thành thấy có đắc đạo:

Năm pháp quán dừng tâm phát các thiền định, lại xả bỏ thắng xứ, khác với ngoại đạo. Vị thiền căn bản sinh khởi ba thứ bệnh: Ái, kiến, mạn.

Khéo biết thứ lớp giai vị thành có đắc đạo:

Như quả vị bảy Hiền bảy Thánh, tâm không lạm khởi tăng thượng mạn, khác với ngoại đạo. Giới thủ, kiến thủ định pháp sinh tử làm Niếtbàn.

Hai giặc an nhẫn, mạnh yếu thành thấy có đắc đạo:

Có thể chịu đựng tám thứ gió, ba chướng bên trong, bốn ma bên ngoài, tâm không lui sụt, khác với ngoại đạo. Không thể an nhẫn đối với đạo pháp sâu kín.

Thuận đạo pháp ai không sinh, thành thấy có đắc đạo:

Bốn người gốc lành phát được hữu lậu năm Ấm thiện, kinh Niếtbàn chép: Đệ tử ta có còn ngoại đạo thì không. Nếu không sinh pháp ái thì không rơi vào pháp nhẫn, thành pháp thế đệ nhất, phát khổ nhẫn rõ sát-na, chứng quả Tu-đà-hoàn. Nếu nhập siêu quả thì thành A-la-hán. Nên biết mười pháp thành thấy có đắc đạo. Thanh văn thừa, Bích-chiphật thừa cho đến Đại thừa. Nên biết Tỳ-đàm thấy có đắc đạo. Đây chẳng phải nói suông.

Nói mười pháp thành môn không:

Nói mười pháp thành môn hữu không.

Nói mười pháp thành môn phi hữu phi không.

Đều được thấy nghĩa đệ nhất chứng hai thứ Niết-bàn mười pháp hữu môn thành ý có thể biết. Nay nghĩa trong Phật pháp học ngồi thiền, nếu không thấu được ý này chỉ nói thấy có, thấy không đắc đạo, thì có khác gì với ngoại đạo.

Luận Đại Trí Độ chép: Nếu không có phương tiện nhập vào Atỳ-đàm thì rơi vào trong (hữu), vào môn không tức rơi vào không, vào môn Côn-lặc tức rơi vào hữu vô. Trung luận chép: Nếu phi hữu phi vô tức là luận ngu si.

  1. Nói mười pháp thành bốn môn Thông giáo.
  2. Nói mười pháp thành bốn môn Biệt giáo.

9) Nói mười pháp thành bốn môn Viên giáo.

Đều được nhập đạo giống như trước rất dễ biết.

Nếu chấp nghiêng về bốn môn, tranh chấp hý luận thì không đắc ý mười pháp nhập đạo, là bị ngọn lửa tà thiêu đốt.

Luận Đại Trí Độ chép: Bát-nhã ba-la-mật giống như bốn bên ngọn lửa lớn không thể lấy, vì lửa tà kiến thiêu đốt, việc này trong bốn giác trước đã phân biệt rõ.

Thứ năm: Nói bốn môn khác nhau của hai loại tín pháp: Ngoại đạo không tin Tam Bảo, không học Phật pháp, tà tín tà hạnh, tuy có bốn môn mà không phải đệ tử Phật, đâu thành hai hạnh Tín và pháp.

Nay nói đệ tử Phật tin sâu lời Phật dạy, tu tập Phật pháp có thể phát vô lậu, cho nên thành hai hạnh Tín và pháp. Nếu người Tín hạnh tức là bốn loại giáo môn, nếu người Pháp hạnh tức là bốn loại quán môn. Cho nên người Tín hạnh dùng giáo môn của Phật vượt khỏi sự khổ của ba cõi. Y cứ vào bốn giáo, mỗi giáo đều có bốn loại giáo môn. Một là có mười sáu giáo môn, mười sáu người Tín hạnh, y cứ vào bốn giáo đều có bốn loại quán môn.

– Có mười sáu loại quán môn, có mười sáu loại người Pháp hạnh. Nếu phân biệt bốn giáo kỹ thì có hai hạnh Tín và pháp, giáo môn vô lượng vô biên. Tín hạnh cũng vô lượng vô biên, quán môn vô lượng vô biên, Pháp hạnh cũng vô lượng vô biên.

Nói thẳng về bốn môn của Ba tạng, năm trăm vị La-hán đều nói do thân tức năm trăm quán môn. Huống chi các Bồ-tát ở kinh này đều nói vào pháp môn không hai. Thiện tài nhập vào pháp giới thấy vô lượng thiện tri thức, mỗi vị đều nói pháp môn mình đắc, đều từ bốn giác ba mươi hai môn hiển bày ra.

Nêu bốn môn không thể nói, ngài Văn-thù-sư-lợi nói tất cả pháp là vô ngôn vô thuyết, dứt trừ các hý luận, gọi là nhập vào pháp môn không hai.

Ngài Tịnh Danh im lặng không nói, ngài Văn-thù khen ngợi là thật nhập vào pháp môn không hai. Nên biết tất cả pháp môn đều không thể nói.