TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 02

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Nói về điều được giải thích.

Giáo là năng thuyên, lý lá sở thuyên, cho nên nhờ lý để lập giáo, nhờ giáo mà hiển lý, ngay nơi lý chẳng phải giáo, ngay nơi giáo chẳng phải lý, lìa lý thì không có giáo, lìa giáo không có lý, cho nên kinh Tư ích nói: Trong Bồ-đề không có văn tự, trong văn tự cũng không có Bồđề. Lìa Bồ-đề thì không có văn tự, lìa văn tự không có Bồ-đề vì Bồ-đề không có văn tự cho nên theo lý để thi hành giáo. Ví văn tự không có Bồ-đề nên ngay nơi giáo có thể hiển rõ lý.

Thế thì giáo là năng thuyên, lý là sở thuyên, ý ở ngay đây nói về lý: Tức là đế. Nay y cứ vào đế để nói về lý, lý có thể khởi giáo, giáo có thể làm rõ lý. Giáo là năng thuyên, lý là sở thuyên. Nay nói về sở thuyên lược nêu có bốn ý:

  • Y theo lý tứ đế để nói về sở thuyên
  • Y theo lý tam đế để nói về sở thuyên
  • Y theo lý nhị đế để nói về sở thuyên
  • Y theo lý nhất đế để nói về sở thuyên

Y theo lý tứ đế để nói về sở thuyên: Chia làm ba ý:

  • Nói về lý tứ đế sở thuyên.
  • Nói về giáo năng thuyên.
  • Nói về kinh luận.

1. Nói về lý Tứ đế sở thuyên: Có bốn loại tứ đế:

Tứ đế sinh diệt

Tứ đế vô sinh

Tứ đế vô lượng Tứ đế vô tác.

Hỏi: Trích ra bốn loại tứ đế này từ kinh luận nào.

Đáp: Nếu luận bàn thú duyên các kinh luận thì chỗ nào cũng có văn nghĩa này. Nhưng không gôm ở một chỗ.

Kinh Đại Bát Niết-bàn nói: tuệ Thánh hạnh, dục là năm vị thí dụ cho gốc, vì thế phân biệt lần lượt, nói rõ bốn loại Tứ đế này. Kinh Thắng-man cũng có văn về bốn loại Tứ đế, gọi là tứ đế hữu tác, tứ đế hữu lượng, tứ đế vô tác, tứ đế vô lượng. Nhưng kinh Niết-bàn, Thắngman nói tứ đế vô lượng, nghĩa thì khác nhau mà ý không khác mấy.

Hỏi: Trước nói tứ đế sinh diệt là nghĩa của Ba tạng giáo bán tự, việc này có thể như vậy.

Kế nói về vô lượng, vô tác thì làm sao phân biệt?

Đáp: Nếu làm rõ nghĩa Mãn Tự thì ba loại tứ đế đồng là đầy đủ giáo, không cần phân biệt. Nếu nói năm vị thì nghĩa ba loại Tứ đế khác nhau. Tứ đế vô sinh này tuy Đại thừa những chung cả Nhị thừa. Tứ đế vô lượng chỉ là con đường thực hành của Bồ-tát.

Tứ đế vô tác chính là cảnh giới của Phật, ở đây khác trước nói về lý của tứ đế sinh diệt, nói về sở thuyên tức là nhân duyên sinh diệt. Kế nói về lý của đế, cho nên kinh Pháp Hoa chép: Xưa, Đức Phật xoay bánh xe pháp bốn đế ở Ba-la-nại, phân biệt nói các pháp cho năm chúng. Sinh diệt tức là khởi tác, cho nên kinh Thắng-man nói về tứ đế Hữu Tác.

Nói về tứ đế gồm có: 1) Khổ đế. 2) Tập đế. 3) Diệt đế. ) Đạo đế

Nói khổ: Nghĩa là bức bách, ba tướng vô thường ép ngặt sắc tâm. Nên gọi là khổ, chân thật không luống dối gọi là Đế.

Tập: Là nghĩa gom nhóm, phiền não nhóm hợp, có thể vời lấy quả khổ sinh tử. Nên gọi là Tập, vì nó chân thật không luống dối nên gọi là Đế.

Diệt: Nghĩa là không còn, không còn hai ràng buộc quả và hạt giống nên gọi là Diệt, nó là một chân lý không luống dối nên gọi là Đế.

Đạo: Nghĩa là thông, giới định tuệ có thể thông đến Niết-bàn nên gọi là Đạo. Nói là một chân lý không luống dối nên gọi là Đế. Đây là Tứ đế sinh diệt. Kinh Niết-bàn chép: Thanh văn có khổ, có khổ đế, có tập, có tập đế, có diệt, có diệt đế, có đạo, có đạo đế.

Hỏi: Diệt đạo, bậc Thánh hành nhân đắc quả có thể nói là chân thật. Khổ tập luống dối vì sao gọi là chân thật?

Đáp: Nhân quả luống dối của phàm phu, luống dối không gì là luống dối. Cho nên nhân quả hữu lậu, vô lậu đều chân thật không thể lẫn lộn, cho nên kinh Di Giáo chép: Mặt trời có thể lạnh đi, Mặt trăng có thể nóng lên nhưng Bốn đế, lời Phật nói không bao giờ thay đổi, đây là nghĩa tứ đế sinh diệt, đầy đủ như số người Thành luận phân biệt, nay không nói đủ.

Nói về tứ đế vô sinh:

Kinh Tư Ích chép: Biết khổ vô sinh gọi là Khổ Thánh đế, biết tập không có tướng hòa hợp gọi là Tập Thánh đế, dùng quán tướng không hai gọi là Đạo Thánh đế, Pháp xưa không sinh, nay cũng không diệt, gọi là Diệt Thánh đế. Cho nên bốn pháp khổ tập diệt đạo, danh tự sự tướng thì đồng mà nghĩa đế có khác. Trước dùng lý sinh diệt làm đế, nay nói về lý không sinh không diệt, chân không làm đế, cũng gọi là Bốn chân đế.

Kinh Niết-bàn chép: Bồ-tát biết rõ ngay nơi khổ không có khổ, cho nên không khổ mà có chân đế, biết Tập mà không tập, bởi vậy không tập mà có chân đế, có diệt có chân, có đạo có chân, nên gọi là Bốn chân đế, ba thừa cùng quán, đắc nghĩa đệ nhất, chứng hai loại Niết-bàn, cũng là tứ đế hữu lượng mà kinh Thắng-man nói.

Hỏi: Nếu là ba thừa đều học Niết-bàn, vì sao giải thích diệt đế nói về thường lạc ngã tịnh?

Đáp: Như Phương Đẳng, Bát-nhã có nói, chân đế vô sinh ba thừa cùng thấy, mà Nhị thừa, Bồ-tát thông giáo, không thấy Phật tánh, không rõ diệt đế là thường trụ. Đến Đại Niết-bàn đồng nói Phật tánh cho người tu ba thừa, cho nên tứ đế vô sinh chung cho cả Biệt giáo, Viên giáo, cho nên nói rõ bốn đức của diệt đế, khác với Phương Đẳng, Đại Phẩm ý ở ngay đây.

Nói về tứ đế vô lượng:

Như kinh Đại Niết-bàn chép: Biết các Ấm khổ gọi là khổ đế, phân biệt các Ấm có vô lượng tướng đều là khổ, gọi là khổ đế vô lượng, tập diệt đạo vô lượng, tự phải trích đầy đủ văn kinh. Lý của bốn đế như thế, kinh Niết-bàn chép: hàng Thanh văn, Duyên giác chẳng thể biết được, nên biết đều là lý được giải thích của Biệt giáo.

Hỏi: Bốn Thánh đế vô lượng này, cái nào là vô lượng của Tứ đế.

Đáp: Nay nói rõ pháp được giải thích của bốn giáo, Bồ-tát học đạo chủng trí đều đắc tứ đế vô lượng, nhưng tứ đế vô lượng này thuộc về Biệt giáo.

Hỏi: Như kinh Niết-bàn nói về tướng của tứ đế vô lượng, đâu được nhất định biết là tứ đế vô lượng sở thuyên của biệt giáo?

Đáp: Nếu không nói Phật tánh mà nói vô lượng của sở thuyên hai giác. Nếu nói Phật tánh, nói vô lượng thì mặc cho tự nó thành sau hai giác mới nói về vô lượng. Nếu Viên giác cũng gọi là tứ Thánh đế vô lượng tức là tên khác của tứ đế vô tác.

a) Nói về tứ đế vô tác: Như kinh Niết-bàn nói y cứ vào một đế mà nói bốn đế tức là tứ thật đế vô tác. Nói về bốn thật đế mà không phải bốn nên gọi là Vô tác. Quán bốn đế được như thật nên gọi là bốn thật đế.

Kinh Niết-bàn chép: Nói khổ là tướng vô thường, là tướng bị đoạn diệt. Nếu là tánh Như Lai thật đế thì không khổ, không vô thường, không có tướng để đoạn, nên gọi là Thật. Hư không, Phật tánh cũng giống như vậy. Vô tác tập diệt đạo đế ở ngay đây dẫn đủ văn này trong kinh Niết-bàn, tức là nói tứ thật đế vô tác.

Nếu y theo kinh hiểu bốn đế này tức là nhất thật đế là lý được giải thích thuyên của Viên giáo. Kinh Thắng-man nói tứ đế vô tác, không có nhất thật đế kết thành.

Kinh Niết-bàn không nói vô tác đều dùng nhất thật đế kết thành Bốn đế. Nghĩa đã liên quan với nhau, nay hợp hai kinh lại để đặt tên cho nên nói là tứ thật đế vô tác.

Hỏi: kinh Thắng-man tứ Thánh đế vô lượng, tứ Thánh đế vô tác, kinh Niết-bàn cũng có nói. Như thế hai văn kinh chỗ là đồng hay khác?

Đáp: Có Bốn Thánh đế vô lượng, tuy nương tàng thức mà không phải vô tác. Có Bốn Thánh đế vô lượng cũng nương vào tàng thức mà là vô tác, vì sao?. Vì nếu y cứ vào vô minh Hằng sa Bốn đế pháp sự, số luận vô lượng tức là vô lượng sở thuyên của Biệt giáo, chẳng phải vô tác.

Nếu y cứ vào pháp tánh mà nói vô lượng của Bốn đế tức là vô lượng sở thuyên của Viên giáo. Vô lượng chính là vô tác.

Kinh Niết-bàn chép: Ca-diếp nói Tứ đế vô lượng chính là y cứ vào vô lượng sự số. Đây chính la sở thuyên của Biệt giáo. Nếu đáp ngài Văn-Thù nói về tứ đế tức là nói tứ thật đế vô tác.

Kinh Thắng-man nói hai loại Bốn đế.

Một khác chưa thể phán định.

Hỏi: Kinh Thắng-man nói Tứ đế vô lượng vì sao nói sau tứ đế vô tác?

Đáp: Kinh Thắng-man nói: Nương vào vô tác để nói vô lượng, nhưng nương vào nghĩa có ba loại.

  • Nương vào quả để nói nhân, nhân vô lượng tức là nhân của vô tác
  • Nói về nương lý nói nghĩa: Lý vô tác không thể suy lường tức là vô lượng.
  • Y vào thể để nói dụng: Vô lượng tức là số lượng của vô tác. Nếu giải hiểu ba nghĩa này, kế là nói vô tác sau nói tứ đế vô lượng, không đáng để đưa đến sự nghi ngờ.

Hỏi: Vô sinh và vô tác có gì khác nhau? Chân và thật có gì khác nhau?

Đáp: Nếu y cứ vào danh để luận nghĩa thì thật khó. Hằng gắng lấy ý giải thích chung ý Phật đều gọi là sở hữu chủ.

b) Nói về giáo của năng thuyên: Tức là lý của bốn loại bốn đế, năng thuyên của bốn giáo, chia làm bốn ý:

1- Ba tạng giáo: Nói về lý tứ đế sinh diệt. Nhưng lý tứ đế sinh diệt, tức là kinh Niết-bàn nói về nghĩa sinh sinh. Sinh sinh đã không thể nói thì tại sao nói lý năng thuyên của Ba tạng giáo.

Lại kinh Niết-bàn chép: Khi có nhân duyên cũng có thể được nói tức là Bốn tất-đàn, vì nó khéo léo cho nên nói năng thuyên. Nếu là thế giới đối trị con người thì dùng ba tất-đàn này nói tứ đế sinh diệt. Đây là y cứ theo tình mà nói về năng thuyên. Dùng tất-đàn thứ nhất nói tứ đế sinh diệt chính là y cứ vào trí để nói năng thuyên, nếu không có cơ duyên tình, trí thì không thể nói.

Hai cơ này phát có thể dùng cơ phương tiện khéo léo nói tứ đế sinh diệt. Cho nên kinh Pháp Hoa chép: Tướng các pháp vắng lặng, không thể dùng lời giảng nói, vì năng lực phương tiện cho nên nói cho năm Tỳ-kheo gọi là xoay bánh xe pháp, mới có tiếng Niết-bàn, và Ala-hán.

2- Nói về, lý Thông giáo nói tứ chân đế vô sinh, tứ chân đế vô sinh tức là kinh Đại Niết-bàn nói nghĩa vô sinh, vô sinh (bất sinh) đã không thể nói vì sao nói lý thông giáo năng thuyên.

Kinh Niết-bàn chép: Có nhân duyên của không thể nói tức là dùng bốn tất-đàn nói về nhân duyên.

Nếu thế giới vì người đối trị ba tất-đàn cho nên nói Tứ đế Vô sinh. Đây là y cứ vào tình mà nói về năng thuyên. Nếu dùng tất-đàn đệ nhất nghĩa nói tứ đế vô sinh tức là y cứ vào trí để nói về năng thuyên. Nếu không có cơ tình, trí thì không thể nói. Nếu cơ này phát thì dùng phương tiện để đạt đến cơ, khéo léo mà nói Ba thừa, người đến với đạo nghe nói đều nhập nghĩa đế đệ nhất, không dùng lời để nói, dứt phiền não kiến hoặc, tư hoặc.

3- Nói về lý năng thuyên tứ đế vô lượng của Biệt giáo:

Lý tứ đế vô lượng tức kinh Niết-bàn nói nghĩa bất sinh. Nghĩa bất sinh đã không thể nói thuyết tại sao lại nói lý này về năng thuyên của Biệt giáo.

Kinh Niết-bàn chép: Vì có nhân duyên nên cũng nói được, tức dùng bốn tất-đàn nói nhân duyên.

Nếu dùng thế giới đối trị con người thì ba tất-đàn, vì phương tiện khéo léo mà nói tứ đế vô lượng, tức là y cứ theo tình để nói về năng thuyên. Nếu dung tất-đàn đệ nhất nghĩa, thì đó là y cứ về trí để nói về năng thuyên. Nếu không có hai cơ tình và trí thì không thể nói. Nếu hai cơ này phát thì sẽ dùng phương tiện để đạt đến cơ mà nói Biệt giáo. Bồ-tát nghe nói liền nhập vào Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng lên Sơ địa.

c) Nói về dùng Viên giáo: Nói lý tứ chân đế vô tác. Lý tứ thật đế vô tác chính là kinh Niết-bàn nói về nghĩa Bất sinh. Bất sinh đã không thể nói vì sao nói lý này của năng thuyên Viên giáo.

Lại kinh Niết-bàn nói: Có nhân duyên cũng không thể nói được tức là dùng nhân duyên bốn tất-đàn để nói. Nếu dùng thế giới đối trị con người bằng ba tất-đàn nói tứ thật đế vô tác. Đây là y cứ vào tình để nói về năng thuyên. Nếu dùng bốn tất-đàn đệ nhất nghĩa để nói tứ thật đế vô tác chính là y cứ vào trí để nói về năng thuyên. Nếu không có cơ tình và trí, thì không thể nói. Nếu cơ này phát thì có thể nói. Người lợi căn nghe nói liền khai mơ tri kiến Phật, thấy lý Phật tánh trụ vào Đại Niết-bàn.

d) Nói về đối các kinh luận, có hai ý:

1. Đối kinh, 2. Đối luận.

  1. Đối kinh: Nếu kinh Hoa Nghiêm dùng Biệt giáo và Viên giáo nói về lý tứ đế vô lượng và vô lượng tứ đế vô lượng thì Ba tạng của Tiểu thừa là sự bắt đầu của Tiệm giáo, nhưng nói về lý tứ đế sinh diệt, Đại Tập Phương Đẳng và kinh này sự giống như trước đã dẫn văn kinh của Niết-bàn, chính là nghĩa này.
  2. Nói về Đối luận:

Kinh luận biệt thông xếp vào loại kinh có thể biết. Nếu trình bày chung kinh luận. Như Trung luận phá tất cả chấp trước điên đảo trong ngoài. Ngoại đạo hỏi: Nếu tất cả sự vật trên thế gian đều là không, không có sở hữu tức phải là vô sinh vô diệt. Vì vô sinh vô diệt thì không có bốn đế, bốn quả sa-môn, Tam Bảo. Nếu thọ pháp không thì thọ pháp như thế.

Luận Chủ đáp: Nay Ông thật chẳng biết nhân duyên không, chư Phật thường y cứ vào nhị đế để nói pháp cho chúng sinh. Nếu người không biết nhị đế thì không biết được pháp chân thật của Phật, vì có nghĩa là không nên tất cả pháp thành tựu.

Nếu không có nghĩa không thì tất cả pháp không thể thành tựu.

Tất cả pháp thành: Có bốn đế, bốn quả sa-môn, Tam bảo. Nay giải thích lời này luận chủ phá chấp đã cùng tận. Nói rõ có bốn đế, bốn quả sa-môn, Tam Bảo: Tức là ba loại Tứ đế trong Ma-ha-diễn, ba loại bốn quả sa-môn, ba loại Tam Bảo trong Ma-ha-diễn.

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp: luận chủ nói kệ cho nên biết.

Kệ rằng: Pháp do nhân duyên sinh

Ta nói tức là Không

Kệ này trình bày Thông giáo Đại thừa, nói về tứ đế vô sinh, bốn quả sa-môn, Tam Bảo.

Kệ nói: Cũng gọi là giả danh

Tức trình bày Biệt giáo của Đại thừa, nói về tứ đế vô lượng, bốn quả Sa-môn, Tam Bảo, là phá ý trở lại tam giáo Đại thừa cũng dùng một bài kệ, làm luận khéo léo ở đây. Kế nói hai phẩm, Phẩm đầu nói:

Hỏi: Đã biết Ma-ha-diễn nhập đệ nhất nghĩa, nay muốn Thanh văn nghe pháp nhập đệ nhất nghĩa chủ luận nói rõ mười hai nhân duyên sinh diệt, phá sáu mươi hai kiến nhập đệ nhất nghĩa tức là đệ tử Thanh văn độn căn, nói nhân duyên sinh diệt. Nhân duyên tức là tứ đế sinh diệt, bốn quả sa-môn, Tam Bảo. Trung luận trước đã trình bày ba giáo: Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo, ba loại Tứ đế, bốn quả sa-môn, Tam Bảo trong Ma-ha-diễn. Hai phẩm sau trình bày tứ đế sinh diệt, bốn quả Sa-môn, Tam Bảo.

Đời sau người căn tánh độn dần nên phải dùng giáo này chính là văn Trung luận lược nhưng nghĩa đầy đủ, trình bày bốn giáo của Phật đã nói, lý bốn giáo đã hiển cho nên nói có Tứ đế. Chính là châu luân như ý, không phải là châu luân thủy tinh. Nếu không hiểu nghĩa này, đơn phức rối ren, e rằng luống uổng công phu.

Bốn giải thông kinh Đại Tiểu thừa của Phật, ý khó thấy, thứ hai y cứ vào ba đế nói về lý sở thuyên của Tứ giáo, chia làm ba ý:

Nói về lý sở thuyên của ba đế.

Nói về năng thuyên của bốn giáo.

Y cứ vào kinh luận.

1) Nói về lý sở thuyên của ba đế:

Ba đế danh nghĩa đều trích trong hai kinh Anh Lạc và Nhân Vương.

  • Hữu đế
  • Vô đế
  • Trung đạo đệ nhất nghĩa đế.

* Hữu đế: Là chúng sinh thế gian trong hai mươi lăm cõi, vọng tình kiến chấp nên gọi là Có. Nếu tình kia thấy rõ thật không luống dối thì gọi là Đế. Nên gọi là Hữu đế, cũng gọi là Tục đế, cũng gọi là Thế đế.

Như kinh Niết-bàn chép: Như cái thấy của người thế gian gọi là Thế đế.

1/ Vô đế: Cái thấy chân không của người Ba thừa xuất thế, vì vô danh, vô tướng nên gọi là Vô (không), suy xét không luống dối nên gọi là Đế, nên nói Vô đế, cũng gọi là chân đế, cũng gọi là Đệ nhất nghĩa đế. Kinh Niết-bàn chép: Như cái thấy của người xuất thế gian, gọi là nghĩa đế đệ nhất.

2/ Trung đạo đệ nhất nghĩa đế: Ngăn chặn hai bên, nên gọi là Trung đạo.

Nói ngăn chặn hai bên: Ngăn chặn hữu biên ái kiến của kẻ phàm phu. Ngăn chặn chấp không của người Nhị thừa gọi là không tướng không biên. Ngăn chặn hai bên của tục đế và chân đế. Ngăn chặn hai bên của thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Ngăn chặn hai bên như thế gọi là không hai. Lý không hai gọi là Trung, lý này thông suốt không dính mắc nên gọi là Đạo.

Vì nó tối thượng không gì bằng nên nói là đệ nhất nghĩa, vì nó sâu xa nên lấy làm nghĩa. Chỗ chứng thấy của chư Phật và Bồ-tát chân thật không luống dối nên gọi là Đế, nên gọi là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là Nhất thật đế, cũng gọi là Hư không Phật tánh pháp giới, Như Lai Tạng cho nên kinh Niết-bàn chép: Kẻ phàm phu chấp có, người Nhị thừa chấp không còn Bồ-tát thì chẳng phải có cũng chẳng phải không, tức là lý ba đế, nghĩa khác nhau. Lý này đều là sở thuyên của bốn giáo cho nên y cứ vào lý của ba đế mà nói rõ sở thuyên.

Hỏi: Nói lý Ba đế là lý về tình hay về trí.

Đáp: Y cứ vào một nhà nói về nghĩa, giải thích về lý của đế, có ba loại khác nhau:

1. Theo tình, 2. Theo tình trí. 3. Theo trí.

Nghĩa này phải suy lường, nay lại dùng một đường, theo kinh Niết-bàn quyết phán lý của ba đế chính là: 1/ Lý theo tình, 2/ Lý theo tình trí, 3/ Lý theo trí.

Lại nói: Hai là lý theo tình trí, ba là lý theo trí.

Lại nói: Lý theo tình, một là lý theo trí.

Tình và trí hợp lại nói là lý của ba đế.

e) Nói tứ giáo của năng thuyên, nói lý của ba đế có chia ra bốn ý:

  1. Ba tạng giáo: Chỉ nói về lý của hai đế. Cho nên kẻ theo giáo không nghe Phật tánh thường trụ Niết-bàn. Quả của ba thừa giống như tro tàn.
  2. Thông giáo cũng chỉ nói rõ nhị đế, cho nên người theo giáo cũng không nghe Phật tánh thường trụ Niết-bàn. Quả của ba thừa giống như tro tàn.
  3. Biệt giáo nói về lý Tam đế, cho nên kẻ theo giáo ba mươi hai tâm chỉ thành con đường phương tiện của hai quán. Khi đẳng địa mới thấy Phật tánh vào dòng pháp.

Tứ Viên giáo nói về lý của ba đế, vì thế người theo giáo sơ tâm tức là khai trí kiến Phật, tự nhiên chảy vào biển Tát-bà-nhã.

f) Nói về Đối kinh luận: Hoa Nghiêm chỉ nói giả danh tục đế trung đạo hoặc nói giáo Hoa Nghiêm nói về Biệt tướng ba đế, một tâm ba đế.

Tiệm giáo của Ba tạng nói về hai đế: Chân đế và tục đế, giáo của phương Đẳng Đại thừa nói về ba Đế, một bề đồng với Hoa Nghiêm. Ma-ha Bát-nhã cũng nói về ba đế, hoàn toàn giống như Hoa Nghiêm. Pháp Hoa chỉ nói về một tâm ba đế. Niết-bàn cũng nói về ba đế, hoàn toàn cũng giống như Hoa Nghiêm.

Các luận theo kinh xếp loại rất dễ hiểu.

Trung luận chép:

Pháp do nhân duyên sinh

Ta nói tức là không.

Đây chính là nói về chân đế, cũng gọi là giả danh tức nói về tục đế, cũng là nghĩa Trung đạo, tức nói về Trung đạo đệ nhất nghĩa. Kệ này là trình bày Ma-ha-diễn, trình bày rõ lý ba đế.

Như hai phẩm dưới nói về Thanh văn, tuy vào đệ nhất nghĩa, đây là trình bày riêng về Ba tạng giáo, nói về lý hai đế.

Thứ ba: Y cứ vào nhị đế nói về lý sở thuyên, cũng chia làm ba ý:

Chánh nói về lý sở thuyên, cũng chia làm ba ý:

Nói về lý sở thuyên.

Nói về lý năng thuyên.

Y cứ vào kinh luận

Nói về lý sở thuyên tức là lý hai đế. Hai đế có hai loại:

  • Hai đế ngoài lý
  • Hai đế trong lý

Nếu chân đế không phải Phật tánh tức là hai đế của ngoài lý, chân đế là Phật tánh là hai đế trong lý.

Hai đế trong lý có hai loại:

  • Không tướng chính là hai đế, tức là hai đế sinh diệt.
  • Tướng tức là hai đế, là hai đế vô sinh.

Cho nên kinh Đại Phẩm chép: Tức sắc là không, phi sắc diệt không. sắc diệt mới không là không tức hai đế. Tức sắc là không tướng tức là hai đế.

Nói về hai đế trong lý: Cũng có hai loại: Không tức là hai đế.

2. Tướng tức là hai đế

Không tức là hai đế là hai đế vô lượng

Kinh Niết-bàn chép: Phân biệt Thế đế có vô lượng tướng. Nghĩa đế đệ nhất cũng có vô lượng tướng, người Thanh văn, Duyên giác chẳng thể biết được.

Tướng tức hai đế là nhị đế vô tác. Khổ tập diệt đạo vô tác gọi là thế đế vì nó nhất thật đế, nên gọi là nghĩa đế đệ nhất.

Nói về bốn giáo sở thuyên.

Nếu Ba tạng giáo nói về lý ngoài không, tức là hai đế, nếu Thông giáo nói lý ngoài tướng tức hai đế. Biệt giáo nói lý trong không tức là hai đế, Viên giáo nói lý trong tướng tức là hai đế.

Đối kinh luận:

Kinh Hoa Nghiêm nói: Trong lý có hai loại hai đế, Ba tạng giáo nói lý ngoài không tức là hai đế, Phương Đẳng Đại thừa nói bốn loại hai đế ngoài lý Ma-ha Bát-nhã nói lý ngoài tướng tức hai đế, hai loại hai đế trong lý. Kinh Niết-bàn nói chung cả lý trong lý ngoài có bốn loại hai đế.

Các luận thông kinh so sánh rất dễ hiểu.

Kệ Trung luận chép: Pháp do nhân duyên sinh ta nói tức là Không. Đây là trình bày lý ngoài tướng tức hai đế, cũng gọi là giả danh, cũng gọi nghĩa Trung đạo. Đây trình bày lý trong tướng tức không tướng, tức nhị đế của Ba tạng giáo.

Nói về lý nhất đế giải thích sở thuyên, có ba ý:

Nói về lý sở thuyên.

Nói về giáo năng thuyên. Nói về kinh luận

1) Nói về lý sở thuyên: Tức là lý nhất đế, sao gọi là lý nhất đế?

Đế là chân thật, pháp chân thật tức là không hai, đâu có hai đế, ba đế, đều gọi là chân thật. Nay nói rõ chân tục làm đế chỉ là phương tiện, thật không phải đế.

Kinh Niết-bàn chép: Gọi là hai đế, thật ra là một, vả lại Như Lai phương tiện để hoá độ chúng sinh cho nên nói là hai.

Thí như mặt trời mặt trăng không di chuyển mà người say rượu thấy di chuyển. Nên biết chỉ có mặt trời không di chuyển, người không say cùng thấy há có mặt trời khác di chuyển.

Nếu thật có mặt trời di chuyển thì người không say cũng phải đều thấy.

Nhất đế như mặt trời chân thật, hai đế như mặt trời xoay.

Mặt trời chân thật có thể gọi là Nhất đế, mặt trời di chuyển không thật làm sao có hai đế, phương tiện nói hai. Vì nghĩa thật không thành cho nên chẳng phải đế. Nay lấy nhất thật đế này làm lý sở thuyên.

2) Nói về giáo năng thuyên.

Nếu Ba tạng giáo, Thông giáo chính là phiền não, chán ghét rượu mà chưa nôn. Chỉ nói mặt trời di chuyển nói có hai đế, không thể nói nhất thật đế. Nếu Biệt giáo nói nhất thật đế như lìa mặt trời xoay. Viên giáo nói nhất thật đế mặt trời xoay tức không phải mặt trời xoay.

Đối kinh luận:

Nếu giáo Hoa Nghiêm nói nhất thật đế thì trong lý thế đế không phải phương tiện. Như Ba tạng giáo một bề không nói nhất thật đế, Phương Đẳng giáo nói nhất thật đế, giống như Hoa Nghiêm, có thiên chấp về chân biết được phương tiện của nhất thật đế.

Giáo Ma-ha Bát-nhã nói về nhất thật đế cũng giống như Hoa Nghiêm, cũng nghiêng về chân biết được phương tiện nhất thật đế, cho nên kinh Vô Lượng Nghĩa chép: Sau khi Phật thành đạo hơn bốn mươi năm chưa hiển rõ chân thật, nay cho là có gì không nói thật đế, có lúc phó duyên khai hai đế, ba đế không tức là phương tiện của nhất đế. Giáo Hoa Nghiêm nói nhất thật đế, không lại là không tức phương tiện. Nhưng nói tất cả tức Nhất thật đế. Kinh Pháp Hoa chép: Hai muôn Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đều nói nghĩa thật tướng của các pháp cho các thầy nghe. Nay Phật phát ra ánh sáng giúp cho phát ra nghĩa thật tướng. Pháp Hư Phật mãi sau này phải nói chân thật, chính là xả bỏ phương tiện chỉ nói đạo vô thượng. Nếu kinh Niết-bàn giống như Phương Đẳng, giải thích nhập chung vào Phật tánh là khác. Các luận theo kinh so sánh dễ hiểu, như kệ của Trung luận:

“Cũng là nghĩa Trung đạo”

Đây chính là trình bày giáo của Nhất thật đế, cho nên Thanh Mục giải thích rằng: Ngăn hai bên nên gọi là Trung đạo, tức là ngăn duyên, không biên, giả biên của nhân duyên, không phải hai bên này thì không ngăn hai đế chơn tục, gọi là nhất thật đế.

Kinh Niết-bàn chép: Nhất thật đế là không hai. Lại tánh không hai chính là thật tánh, tánh không hai là nhập pháp môn không hai.

Lại nhất thật đế là bất sinh, vì bất sinh nên không thể nói, bởi vậy Ngài Tịnh Danh im lặng, ngài Văn-thù khen ngợi là chỗ này.