TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 12

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Dẫn chứng các kinh luận nói về giai vị viên giáo: Kinh Đại Niếtbàn nói về Tam-muội nguyệt ái từ ngày mồng một đến ngày mười lăm, ánh sáng dần dần thêm nhiều. Lại ngày mười sáu đến ngày ba mươi ánh sáng dần dần tắt đi. Ánh sáng trăng dần dần thêm nhiều là dụ cho ánh sáng mười lăm Ma-ha Bát-nhã của trí đức.

Dần dần tắt mất dụ cho mười lăm đoạn đức, không lụy giải thoát, vô minh dần dần diệt tận.

Mười lăm loại trí đoạn: Ba mươi tâm là ba trí đoạn, Thập địa là mười trí đoạn. Đẳng giác là nhất trí đoạn, hợp thành mười lăm trí đoạn, cho nên từ ngày mồng một đến ngày mười lăm lấy mặt trăng để dụ. Thể của mặt trăng dụ cho Pháp thân. Pháp thân là một, ánh sáng tăng dần thì cho trí đức Bát-nhã bất sinh mà sinh, ánh sáng giảm dần dụ cho giải thoát, đoạn đức bất diệt mà diệt. Cho nên kinh Niết-bàn nói từ lúc an trí ba đức Niết-bàn về bí mật tạng của chư Phật. Sau cũng ta cũng phải ở nơi bí tàng và bát Niết-bàn này, sau cùng là rốt ráo Niết-bàn, gọi là bất sinh bất sinh. Bát-nhã rốt ráo bất sinh bất diệt, lại không có hoặc nghiệp để diệt.

Hỏi: Nếu là đốn ngộ của giai vị Viên giáo một khi chứng liền rốt ráo, đâu được dẫn Tam-muội nguyệt ái, ngày mười lăm để dụ?

Một bề không có sâu cạn đã phá như trước. Nhưng chứng vị là cảnh giới chư Phật, phàm phu chưa biệt thì đâu thể định chấp. Nay mượn thí dụ trời trăng. Là y cứ về không thể thí dụ mà luận thí dụ, cho nên kinh Niết-bàn chép: Lại giải thoát gọi là không thí dụ. Không thí dụ tức là chân giải thoát. Như gương mặt như trăng tròn, thật chẳng phải không có tướng năm căn đồng với mặt trăng kia.

Hỏi: Ở đây được biết mặt trăng dụ cho địa vị?

Đáp: kinh Thắng Thiên Vương Bát-nhã trích đủ nghĩa này.

Hỏi: Nếu y cứ vào Phật tánh Trung đạo bị vô minh che lấp, đâu được nhất định có bốn mươi hai phẩm?

Đáp: Nghĩa này đã nói sơ lược trước đây vô minh tuy không có, không có mà có, chẳng phải không có giai vị địa phẩm sâu cạn, thường chia làm bốn mươi hai phẩm, nhưng nói về phẩm số thật sự vô lượng vô biên không thể nói, cho nên luận Đại Trí Độ chép: Phẩm loại vô minh số ấy rất nhiều. Bởi thế khắp các kinh nói Tam-muội phá vô minh.

Lại nói: Pháp ái khó hết, các kinh chú trọng nói Bát-nhã.

Kinh Pháp Hoa chép: chư Phật xuất hiện ở đời chỉ có một việc nhân duyên lớn là làm cho chúng sinh khai tri kiến Phật, chỉ bày tri kiến Phật, ngộ tri kiến Phật, nhập tri kiến Phật.

Bốn nghĩa nầy Sư Nam Nhạc giải thích rằng:

Khai tri kiến Phật tức là Thập trụ, chỉ bày tri kiến Phật tức là Thập hạnh. Ngộ tri kiến Phật là Thập hồi hướng, nhập tri kiến Phật là Thập địa và Đẳng giác địa, đều nói là tri kiến Phật, đều đắc trí nhất thiết chủng. Đều nói tri kiến Phật là đều đắc trí nhất thiết chủng. Đều nói tri kiến Phật là đều đắc Pháp nhẫn.

Lại kinh Pháp Cú chép: Ấy là một việc nhân duyên lớn của chư Phật đồng nhập thật tướng nhất thừa của chư Phật.

Lại nói chỉ có Phật và Phật mới thấu tột được thật tướng các pháp.

Lại Phẩm nhà lửa nói các người con ra khỏi nhà lửa tìm cầu xe, Trưởng giả đều cho các người con một chiếc xe lớn. Bấy giờ, các người con ngồi xe báu dạo chơi bốn phương, vui thích tự tại, vô ngại thẳng đến đạo tràng.

Nói bốn phương: Là dụ cho bốn giai vị khai thị ngộ nhập.

Thẳng đến đạo tràng: Rốt ráo cùng tận thật tướng các pháp giai vị cùng tột của Diệu giác. Như thế đều nói tên khác của giai vị Viên giáo.

Kinh Đại Phẩm chép: Bốn mươi hai tự môn A.

Sư Nam Nhạc giải thích: Đây là mật ngữ của chư Phật, biểu thị giai vị của bốn mươi hai tâm. Nếu người học vấn phần nhiều nghi ngờ lời này, cho là luận Đại Trí Độ không giải thích chữ này. Nhưng Long thọ giải thích kinh Đại Phẩm, luận có một ngàn quyển, Sư La-thập đều lược bớt, đâu hẳn không giải thích.

Nay cho là giải thích điều này thật sâu xa phải lãnh hội rõ, sở dĩ như vậy, kinh không nói sơ a-hậu-trà, trong đó có bốn mươi hai chữ, sơ A tự môn cũng có đủ bốn mươi hai chữ. Hậu-trà tự môn cũng đủ bốn mươi hai chữ.

Kinh Hoa Nghiêm chép: Từ Một địa đầu đầy đủ tất cả công đức của các pháp: Nói về ý nghĩa này rất có tương quan.

Lại kinh Đại Phẩm chép: nếu nghe tự môn A đầu tiên thì hiểu tất cả nghĩa, nên tất cả pháp trước bất sinh. Đây há chẳng phải Bồ-tát của Viên giáo. Mới đắc giai vị pháp nhẫn vô sinh. Quá trà không chữ có thể nói há chẳng phải là Diệu giác cực địa vô thượng không lỗi, không thể quá chữ này có pháp để nói.

Lại phẩm Quảng Thừa trong kinh Đại Phẩm nói tất cả pháp môn xong, đã nói bốn mươi hai chữ há chẳng phải Bồ-tát Viên giáo từ mới phát tâm đắc thật tướng các pháp, đầy đủ tất cả các pháp, nên gọi là chữ A, đến Diệu giác địa cùng tột nguồn gốc tất cả pháp, cho nên gọi là chữ Trà.

Giải thích giai vị Viên giáo gần như rõ ràng lại bốn mươi hai tự môn, sau đó thì nói Thập địa.

Đây tức là hiển rõ thứ vị phương tiện của Biệt giáo.

Lại Thập địa nói Ba thừa cùng Thập địa tức là hiển bày giai vị về phương tiện Thông giáo. Ba chỗ văn kinh rỏ ràng. Phán quyết về Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo hiển rõ văn kinh Đại Phẩm, cho nên kinh Đại Phẩm chép: Thừa này từ trong ba cõi đến bờ Tát-bà-nhã. Lại Phẩm Tam Tuệ chép: Bồ-tát từ mới phát tâm tu tập ba tuệ đến ngồi đạo tràng.

Kinh Nhân Vương Bát-nhã chép: Hạnh trung nhẫn của Ba hiền Mười Thánh chỉ có Phật mới biết tường tận.

Trước đó dẫn kinh Tư-Ích và Lăng-già nói về chân như vắng lặng có thứ vị gì, tức là thứ vị của không có thứ vị.

Lại kinh Anh Lạc chép: Bồ-tát ba hiền tâm tâm vắng lặng, tự nhiên chảy vào biển Tát-bà-nhã.

Kinh Hoa Nghiêm nói bốn mươi mốt giai vị đã là giác viên đốn, nói về ý của thứ vị viên đốn rất rõ ràng. Nhưng có khi khai nói phương tiện Biệt giáo, sự tướng cách biệt dường như cạn hẹp cho nên luận sư Thập địa làm rõ nghĩa của giáo đạo và chứng đạo. Hoặc làm rõ nghĩa của hai loại địa tướng và địa thật, chính là làm văn tu sự tướng phương tiện về Biệt giáo.

Lại nói: Tất cả không ngại người, tất cả đạo ra khỏi sinh tử.

Luận Trí Độ chép: Bồ-tát từ mới phát tâm quán hành đạo Niếtbàn cho đến ngồi đạo tràng.

Lại nói: Bồ-tát từ mới phát tâm quán tuệ thật tướng của các pháp gọi là Bát-nhã ba-la-mật, cho đến biến chuyển trong tâm Phật gọi là nhất thiết chủng.

Thí như người ra biển, có người xuống biển trước, có người xuống biển sau, có người đi mới nửa đường, có người đi đến bờ kia, đều gọi là xuống biển cả. Bồ-tát cũng như vậy, từ mới phát tâm quán thật tướng các pháp, thật tướng tuy một. Nhưng trí quán có cạn sâu.

Phân biệt:

Hỏi: Vì sao không y vào kinh luận Đại thừa để đối chiếu các pháp môn nói về thứ vị?

Đáp: Nay dẫn các kinh luận này giải thích thành thứ vị Viên giáo. Đây là y cứ vào pháp giới bình đẳng không thể nghĩ bàn mà nói về không có thứ vị của thứ vị không thể nghĩ bàn. Nếu đối chiếu riêng pháp môn thì người tìm không đắc ý, phần nhiều hiểu khác, chấp riêng thì mất đi ý chính về Trung đạo của Thông giáo, không thể nghĩ bàn là giai vị của chư Phật, Bồ-tát. Việc này phàm phu không thể biết được thật đáng kính tin mà thôi.

Cho nên, kinh Hoa Nghiêm chép: Các địa không thể nói, huống chi để dạy người, sở dĩ như vậy hãy tạm gác Đại thừa qua một bên. Sám hối sơ phát tâm Hoan hỷ, một tín tâm được một môn Đà-la-ni, đã không thể nói cho mọi người nghe được, thì dù cho phân biệt muôn thứ cũng không thể hiểu, huống chi bốn mươi hai tâm pháp môn của Viên giáo. Người Nhị thừa còn không nghe tên gọi này há phàm phu mà nói được sao?

Hãy bỏ qua việc này như trong pháp của Thanh văn học của bốn Niệm xứ, khi phát pháp Noãn cũng không thể nói cho các phàm phu, ngoại đạo để chứng đắc được. Dù cho dùng các nhân duyên giải thích, cuối cùng cũng không thể hiểu, huống chi là hành vi của chư Phật, Bồtát Viên giáo mà có thể biết, có thể nói, việc này bỏ qua một bên. Như người thế gian ngồi thiền phát năm chi công đức còn không thể nói cho người chưa chứng nghe được, dù cho dùng phương tiện khéo léo thì người chưa chứng cũng không thể hiểu, huống chi pháp môn địa vị của chư Phật, Bồ-tát mà phân biệt được hay sao?

Các pháp sư thời mạt pháp phần nhiều dùng phương tiện của kinh luận nói về đoạn phục, đối chiếu các pháp môn, giải thích địa vị của Thánh Hiền Đại thừa. Nay ý không phải như vậy, vì sao ? Vì như tánh của nước nóng nước lạnh người uống mới biết được, tâm không thực hành thì đâu cần hỏi.

Bởi thế nay nói về bốn vị của bốn giáo, xuất xứ từ các kinh luận, đây là pháp môn quyền thật của chư Phật, trong bốn không thể nói dùng bốn tất-đàn mà nói, đây là cảnh giới của Đại Bồ-tát và chư Phật, người Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát nhỏ không thể biết được, huống chi kẻ phàm phu thời Mạt pháp mà hiểu được hay sao?

Thật một nhà học đạo nói pháp tự chẳng đắc chứng rỏ ràng, cẩn thận chớ nghiêng chấp lời phó duyên phương tiện của chư Phật, Chư Bồ-tát, trong kinh luận hạnh vị vô tránh không thể nghĩ bàn, không thể suy lường, nguyện chúng sinh khắp pháp giới quy y Tăng bảo, dứt tranh luận nhập vào biển đại hoà hợp.

Y cứ vào giai vị Viên giáo giải thích nghĩa Tịnh Vô Cấu Xưng.

Nếu Đại sĩ Duy-ma ở vào giai vị Pháp thân Bổ xứ, tức là giai vị vô cấu Kim Cương Đẳng giác, trí tuệ sắp viên mãn như trăng ngày mười bốn, vô minh sắp hết như trăng ngày hai mươi chín, cho nên luận Đại Trí Độ chép: Phổ Hiền, Văn-thù cũng có mười lực, bốn vô sở úy như trăng ngày mười lăm. Lý pháp tánh hiển bày nên gọi là Tịnh, hoặc cấu vô minh sắp hết nên gọi là Vô cấu, trí tuệ của Đẳng giác xứng lý viên minh, xứng cơ mà chiếu nên gọi là Tịnh Vô Cấu Xưng, chính là giai vị gần với Diệu giác. Nếu nói về viên ứng cho đến cõi Phật mười phương hiện thân mười pháp giới, tám tướng thành đạo. Đại sĩ này ứng hiện thân bổ xứ thích nghi, cho nên lúc ở cõi Phật vô động làm Bồ-tát Bổ xứ, đi đến cõi Nhẫn chê trách các Bồ-tát, đều nói là không có khả năng đi thăm bệnh, chính là dùng Viên phá Thiên. Lại nói nhập pháp môn không hai mà chỉ im lặng, biểu thị pháp môn nội chứng của Viên giáo, không thể chỉ bày.

Y cứ vào thí dụ năm vị hiển rõ giai vị bốn giáo:

Kinh Đại Niết-bàn nói thí dụ năm vị khác nhau để thành bốn giáo, nói tướng khác nhau của giai vị. Kinh chép: Phàm phu như sữa, Tu-đà-hoàn như bơ, Tư-đà-hoàn như bơ sống, A-na-hàm như bơ chín, A-la-hán, Bích-chi-phật như đề hồ. Thí dụ ý này là để nói lên giai vị của Ba Tạng giáo.

Kinh lại chép: Phàm phu như sữa, Thanh văn như váng sữa, Bíchchi-phật như bơ sống, Bồ-tát như bơ chín, Phật như đề hồ, ý này nói lên giai vị của Thông giáo. Lại kinh chép: Phàm phu như sữa có lẫn máu, La-hán như sữa thanh tịnh, Bích-chi-phật như váng sữa, Bồ-tát như bơ sống bơ chín, Phật như đề hồ. Đây là nói lên giai vị của Biệt giáo.

Kinh lại chép: Núi Vân có loại cỏ tên là Nhẫn nhục, nếu trâu ăn thì sinh được đề hồ. Cỏ nhẫn nhục dụ cho tám Chánh đạo, sữa dụ cho hai bộ kinh, tùy theo người nào tu tám Thánh đạo liền thấy Phật tánh, trụ đại Niết-bàn.

Đây chính là dụ cho Bồ-tát về Viên giáo. Từ mới phát tâm tức là khai tri kiến Phật, thấy Phật tánh, trụ đại Niết-bàn. Kinh Niết-bàn nói về bốn ví dụ này, dụ cho bốn giáo nói về giai vị, nghĩa này rỏ ràng. Nếu không tin bốn giáo nói giai vị khác nhau thì tại sao bỏ năm vị này và bốn thí dụ. Nay nói bốn giáo, là nói rỏ giai vị hợp với bốn thí dụ này, thật giống như mắt thấy, chỉ tự mật ý của bậc Thánh khó biết, đâu thể chấp chặt.

Lại kinh Niết-bàn chép: Thí như có người để thuốc độc vào sữa cho đến đề hồ cũng có thể giết người. Thí dụ này ứng hai dụng, nếu đối chiếu năm vị của kinh giáo để nói về nghĩa, khắp nơi đều thấy được Phật tánh, nhập Niết-bàn. Đây chính là giáo môn bất định sẽ giải thích ở dưới.

Nếu y cứ vào giai vị để nói về nghĩa giết người, bốn vị, năm mùi vị căn duyên không nhất định, tùy theo cơ phát của Đại thừa tức là Như Lai diệt độ, mà diệt độ nên đồng với nghĩa giết người.

6. Luận về các kinh nói giai vị bốn giáo khác nhau ít nhiều:

Hoa Nghiêm Đốn giáo chỉ nói giai vị Biệt giáo và Viên giáo là sự bắt đầu của Tiệm giáo.

Kinh Thanh văn chỉ nói giai vị Ba thừa của Ba tạng giáo, nếu Đại thừa Phương Đẳng chỉ dùng bốn giáo nói về giai vị.

Ma-ha Bát-nhã chỉ nói giai vị của Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo.

Như kinh Pháp Hoa chỉ nói về nhất Phật thừa của Viên giáo, khai thị giai vị ngộ nhập, đều chung với Đại thừa, nói về Nhị thừa như trước. Nhưng giai vị Bồ-tát Thông giáo dùng biệt tiếp thông nói về bốn đức Niết-bàn của Phật tánh. Nhị thừa Ba tạng như trước, bỏ giai vị Đại thừa Ba Tạng, Ba A-tăng-kỳ kiếp hàng phục nhân kết sử, ba mươi bốn tâm dứt quả kết sử, nhập Niết-bàn hữu dư y và Niết-bàn vô dư y. Lại Thông giáo, Ba tạng giáo nói giai vị Nhị thừa đến đại Niết-bàn đều dẫn nhập hai giai vị Biệt giáo và Viên giáo.

Hỏi: Nếu bỏ Ba tạng Phật vị thì đâu được nói A-la-hán, Bích-chiphật, Phật như đề hồ ?

Đáp: Ba giai vị đều là kết sử giới nội, hết kết này thì thành nghĩa xưa, chẳng phải sự sử dụng của Niết-bàn ngày nay.

Đại môn thứ năm nói về quyền thật: có ba ý:

1. Nói sơ lược về quyền thật.

Quyền là danh từ tạm dùng, thật là thi hành mãi mãi, phương tiện ba-la-mật tùy tình được lợi ích, nên gọi là Quyền.

Trí tuệ ba-la-mật xứng với lý rốt ráo nên gọi là Thật. Đây là Ba giáo tạm phó vật tình nên gọi là Quyền. Rốt ráo lợi vật của Viên giáo nên gọi là Thật, phân biệt quyền thật phải có bốn nghĩa.

Nói tất cả phi quyền phi thật.

Nói tất cả đều là quyền.

Nói tất cả đều là thật.

Nói tất cả Phật pháp phi quyền phi thật mà quyền mà thật.

1. Nói tất cả phi quyền phi thật:

Nếu nói về bốn không thể nói, vô thuyết là không có bốn giáo để phân, không có Ba giáo tức là phi quyền, vô duyên giáo thì phi thật, chính là tất cả Phật pháp đều phi quyền phi thật.

2. Nói về tất cả đều quyền:

Nếu nói về bốn không thể nói có nhân duyên mà nói thì bốn giáo đều là quyền xảo để hoá vật, cho nên Phật nói: Lúc ta ngồi đạo tràng không đắc một pháp thật, tay không dối trẻ con, để độ cho tất cả.

3. Nói tất cả đều thật:

Vô thuyết mà thuyết là lợi ích ứng cơ phó duyên, nghĩa ấy đều thật, cho nên Bốn giáo đều gọi là Thật. Bởi vậy, luận Trí Độ nói: Có thế giới, đối trị, vị nhân do nên thật, có đệ nhất nghĩa cho nên thật. Đây chính là nghĩa thật không hư.

4. Nói về tất cả Phật pháp phi quyền phi thật mà quyền thật:

Nếu bốn không thể nói thì vô quyền thật để phân, cho nên nói phi quyền phi thật. Không nói mà nói Ba giáo tức là quyền, mà nói Viên giáo tức là thật. Nhưng một nhà nói về nghĩa quyền thật có ba loại:

  1. Hóa tha quyền thật.
  2. Tự hành hoá tha quyền thật.
  3. Tự hành quyền thật.

Nếu là hóa tha quyền thật thì Ba giáo ở trước không chỉ là quyền mà ở trong quyền này cũng đều nói là quyền thật.

Nếu nói tự hành hóa tha quyền thật tức là Ba giáo ở trước đều là dụng của quyền. Viên giáo nói xưa nay là Thật. Nếu nói về tự hành quyền thật tức là nói theo giai vị Viên giáo. Chiếu Trung đạo là thật, chiếu soi hai đế là Quyền.

Thứ hai: Nói về cách vị có ba ý:

Y cứ Ba tạng giáo vị cách Ba giáo sau.

Y cứ Thông giáo vị cách Hai giáo sau.

Y cứ Biệt giáo cách Viên giáo sau.

Y cứ Ba Tạng giáo vị cách Ba giáo sau, có ba ý:

Nói Ba tạng giáo vị cách Thông giáo.

  1. Cách Biệt giáo.
  2. Cách Viên giáo.
  3. Cách Thông giáo:

Nếu nói về Thanh văn, Duyên giác và Thông giáo nói về Nhị thừa không khác. Nếu y về Đại thừa nói về giai vị thì đây là rất khác nhau, vì sao? Vì Ba tạng giáo nói tu hành ba A-tăng-kỳ kiếp cho đến bổ xứ, tức là vô cấu vị, tức là đồng với Nhu thuận nhẫn, Tín địa nhẫn, Pháp trung nhẫn của Thông giáo.

Nếu Phật của Ba tạng thì bằng với Phật địa của Thông giáo, chánh tập đều hết, tám tướng đầu bằng.

Bên cạnh đó nói rằng: Phật Ba Tạng là trí lực phân tích pháp vụng về. Phật thông giáo là thể pháp nên gọi là Xảo.

Hỏi: Luận Trí Độ chép: A-la-hán địa trong kinh Thanh văn đều gọi là Phật, nhưng chỉ đắc hai loại Niết-bàn?

Đáp: Nay cho là dứt hết chánh sử, đã nói địa ngang bằng, nếu lấy hai đế, chánh sử hết là hai Phật ngang nhau.

Dùng Ba tạng giáo vị cách Biệt giáo vị:

Ba Tạng giáo vị nói giai vị Nhất sinh Bổ xứ Tịnh Vô Cấu Xưng. Cách Biệt giáo đồng với thuyết luân vị, Thập tín đệ thập nguyện tâm. Phật địa chỉ bằng với Đệ Thập hồi hướng của Biệt giáo, hoặc có thể đồng với Sơ địa. Đây là ý chính, bên cạnh đó nói về đồng với Thông giáo rất dễ hiểu.

Nói Ba tạng giáo cách Viên giáo vị:

Là giai vị Ba Tạng bổ xứ Tịnh Vô Cấu Xưng chỉ đồng với phẩm thứ năm là Ngũ phẩm đệ tử của Viên giáo. Phật địa chỉ đồng với Thiết luân vị Thập tín, hậu nguyện tâm, nghĩa chính như thế. Bên cạnh đó cũng có hạng thấp kém, Tạng Ba Phật chánh tập đều hết, cho đây là cao siêu, không nói sự diệu dụng của sáu căn thanh tịnh không thể nghĩ bàn, đây là thấp kém cho nên kinh Hoa Nghiêm khen ngợi Bồ-tát sơ phát tâm trụ: Sơ phát tâm còn hơn Mâu-ni.

Nói dụng Thông giáo vị cách hai giáo vị sau có hai ý:

  • Cách Biệt giáo.
  • Cách Viên giáo.

– Cách biệt giáo vị:

Thông giáo nói giai vị Bổ xứ Tịnh Vô Cấu Xưng đồng với pháp giới vô lượng hồi hướng thứ mười của Biệt giáo. Quả Phật của Thông giáo chỉ đồng với Sơ Hoan Hỷ địa của Thập địa. Nghĩa chính như thế.

Bên cạnh đó nói có sự thấp kém, không có trí tương tợ Trung đạo hàng phục vô minh.

Nói cách Viên giáo:

Nếu Thông giáo nói giai vị bổ xứ Tịnh Vô Cấu Xưng chỉ đồng với Thiết luận vị, Thập tín nguyện tâm thứ mười của Viên giáo. Thông giáo nói quả Phật chỉ đồng với Sơ phát tâm trụ. Đây là một bề cách điều đó, chính là nói về hơn kém. Sơ phát tâm trụ, vì sơ phát tâm trụ có khả năng hiển rõ Pháp thân trung đạo, dứt một phẩm vô minh là cao siêu.

Nói về Biệt giáo cách Viên giáo vị:

Nếu Biệt giáo nói về giai vị Pháp thân, Pháp Vân Nhất sinh bổ xứ Tịnh vô cấu xưng chỉ đồng với Quán Đảnh trụ thứ mười, Thập vị của Viên giáo Phật địa dứt mười một phẩm vô minh, chỉ ngang với Sở Hoan hỷ hạnh của Thập Hạnh. Nếu theo kinh Nhân Vương khai Thập địa thành ba mươi đời, chính là Vô Cấu đồng với vô lượng hồi hướng vị pháp giới, Phật địa ngang với Sơ Hoan hỷ địa của Thập địa, chính là Biệt giáo nói nhất sinh bổ xứ đối với Viên giáo.

Nếu theo cách giải thích trước, lấy nghĩa để suy thì có ba mươi mốt phẩm Vô Minh.

Nếu theo kinh Nhân Vương thì có mười một phẩm vô minh, chính là Pháp thân Bổ xứ của Biệt giáo và Viên giáo. Tuy y cứ chung giai vị, nghĩa Vô Cấu Xưng có khác, đâu được xem là đồng mà giải thích tên của Duy-ma-cật.

Hỏi: Tìm chí đạo tức là một. Nếu cách Ba giáo của phương tiện trước nói bổ xứ quả Phật mới truyền sai như vậy, ý này khó hiểu?

Đáp: Giải thích hai nghĩa:

Có giáo có người.

Có giáo không người

Đều là nói phương tiện Ba giáo trong nhân, thọ giáo tức là có giáo có người, quả Phật, Bổ xứ và Bồ-tát thượng vị có khả năng nói Ba giáo, đây là có giáo không người. Vì sao? Vì hành nhân lãnh thọ Ba giáo đều được lợi ích, cho nên có giáo có người, có thể nói bậc giáo chủ thị hiện thành Phật, Bồ-tát của Ba giáo để cho chúng sinh tin quả thực hành nhân. Nhân hạnh đã thành thì không có hóa chủ nữa.

Như thế mới là duyên cảm bền ứng, duyên hết liền thôi dứt. Tay không dối trẻ con, dẫn dắt đem về nhà, trong tay thật không có vật, Ba giáo hoá chủ cũng đều như thế.

Nếu là Viên giáo có giáo có người, trong nhân lãnh thọ cho đến Pháp Vân có giáo có người, dứt bốn mươi mốt phẩm vô minh, Pháp thân

Bổ xứ đây là thật không dối. Nói Diệu giác Pháp thân không nói được tức là có giáo có nhân của thượng quả. Không giáo có nhân là quyền, có giáo có nhân là thật.

Hỏi: Như thế bốn giáo nói quả có thể chia ra quyền thật. Nhân địa của bốn giáo đều có giác có người đâu được chia ra quyền thật?

Đáp: Nay nói rõ người Ba giáo gọi là quyền nhân, người lãnh thọ Viên giáo thì người và giáo đều thật, nên y cứ vào giáo nói nhân, chia ra quyền thật.

Hỏi: Nhân của Tam giáo đã lập quyền, nhân quả của ba giáo đâu không được nói về quyền nhân ?

Đáp: Hành nhân Ba giáo có thể thành nhân viên mãn, không có Phật của Ba giáo tu nhân thành Phật viên mãn cho nên khác nhau. Thứ ba: Nói về hưng phế: Có hai ý * Quyền giáo có hưng có phế.

* Thật giáo hưng mà không phế

1. Nói quyền giáo có hưng có phế, có ba ý:

* Khởi có Ba tạng giáo tức là hưng, cơ thối thì phế cơ hưng:

Nghĩa có thể phát nên gọi là Cơ, đối duyên có một chút ưa thích có thể khởi, một chút điều lành có thể sinh, một chút ác có thể trị, giải nghiêng về chân có thể phát, cho nên phải dùng bốn Tất-đàn. Trong kinh Thanh văn nói nhân duyên sinh diệt, bốn đế mười hai nhân duyên, sáu Độ khai đạo ba thừa, nghe thì xứng cơ, tâm ưa thích phát khởi, sinh thiện dứt ác. Nếu là phát chân vô lậu của Nhị thừa chứng Niết-bàn hữu dư y, nếu là sáu Độ điều tâm của Bồ-tát thì được phục nhẫn, nhu thuận nhẫn.

Kinh Pháp Hoa chép: Người trí nhỏ thích pháp nhỏ, không tin mình thành Phật. Bởi thế, dùng phương tiện phân biệt nói các quả là cơ duyên này.

Tuy không có nghĩa Ba tạng hạng phục kết sử, Bồ-tát bổ xứ, Tịnh Vô Cấu Xưng ba mươi bốn tâm quả phật, Phật trụ Niết-bàn hữu dư y vì muốn dùng bốn tất-đàn giáo phó, cho nên thị hiện hình tiếng để dạy, phó cơ độ vật, cho nên kinh Pháp Hoa chép: Trưởng giả liền cởi Anh lạc, mặc áo xấu xa, tay cầm đồ dơ bộ dạng đáng sợ, nói với người làm, đây là nghĩa hưng của Ba tạng giáo.

Phế: Ít muốn sẽ dứt, chút thiện đã thành, việc ác đã trừ, đã phát cái biết chân chánh. Chính là bốn duyên đều dứt, thì giáo cơ nói Ba tạng, người năng thuyết đều phế.

* Nói Thông giáo hư phế:

Hưng thì cơ hưng, phế thì cơ phế. Cơ hưng mà giáo hưng tứ đế vô sinh thì ưa thích sẽ khởi, thể giả nhập không, thiện có thể sinh, mê lý kiến tư hoặc có thể dứt thì cái hiển chân chánh sẽ phát, cho nên phải dùng bốn tất-đàn nói Thông giáo về tứ đế vô sinh, người Ba thừa nghe thì tâm ưa thích phát khởi, sinh thiện dứt ác, Ba thừa đồng phát, tức là tuệ chân vô lậu, thấy nghĩa đệ nhất. Nhị thừa trụ Niết-bàn hữu dư, Bồtát thì chẳng dính mắc không, Từ bi nhập giả hoá vật, thệ cầu quả Phật là đi đến cơ duyên này. Tuy như Thông giáo không dứt hết kết sử.

Giai vị thượng địa bổ xứ Bồ-tát Tịnh vô cấu xưng, một niệm tương ưng tuệ dứt kiết tập.

Quả Phật trụ Niết-bàn hữu dư là đến Thông giáo, đến cơ duyên của Ba thừa này, thị hiên giáo hóa hình thanh, tất-đàn phó duyên lợi vật, nên gọi là Hưng.

Phế: Bốn cơ đã dứt, duyên đã lui sụt, Thông giáo sở thuyết và người năng thuyết điều phế.

* Nói Biệt giáo hưng phế.

Hưng thì cơ hưng giáo hưng, tứ đế vô lượng, ưa thích sẽ khởi, từ không vào giả, gốc lành sẽ sinh, vô lượng Hằng hà sa phiền não biệt hoặc, kiến tư hoặc sẽ diệt.

Trung đạo nghĩa đế đệ nhất chân giải sẽ phát cho nên phải dùng bốn tất-đàn nói tứ đế vô lượng khởi Biệt giáo. Bồ-tát nghe thì tâm ưa thích sinh khởi, phát sinh thiện giới ngoại, dứt ác giới ngoại, phát trung đạo tương tợ vô lậu và chân vô lậu, cầu thường trụ quả Phật đại Niếtbàn, là đi đến cơ duyên này.

Tuy không có dứt mười phẩm vô minh của Biệt giáo. Bồ-tát Pháp thân Bổ xứ dứt mười một phẩm Vô minh, rốt ráo quả Phật, thì hiện thân hình để giáo hóa, dùng bốn tất-đàn cơ duyên phó vật, nói tứ Thánh đế vô lượng nên gọi là Biệt giáo hưng.

Phế: Bốn mươi hai phẩm Bồ-tát Bổ xứ, giáo này quả Phật đều phế.

2. Viên giáo đều hưng mà không phế:

Như kinh Hoa Nghiêm, Phương Đẳng, Pháp Hoa, Niết-bàn nói Viên giác đạt đến cơ viên mãn, sinh thiện dứt hoặc, thấy nghĩa đế đệ nhất chính là từ sơ phát tâm đến Vô cấu địa, đến bốn căn duyên. Thường nói giáo này đến Đẳng Giác Phật, nên gọi là Hưng.

Bởi vậy, ba mươi hai Bồ-tát như Văn-thù-sư-lợi, v.v… đều nói nhập pháp môn không hai tức là ý về giáo hưng. Nếu chứng Diệu giác, không thầy tư ngộ, không có pháp để khen, không có điều lành để sinh, không có điều ác để dứt, lại không có lý sâu để thấy tướng ngôn từ vắng lặng, vốn không có hưng cho nên không phế, không phế cũng được nói về phế.

Cơ bốn tất đàn tận thì giáo dứt, nên gọi là Phế. Bởi vậy, kinh Đại Phẩm chép: Quá trà vô tự để nói.

Kinh Niết-bàn chép: Bất sinh bất sinh không thể nói cho nên ngài Tịnh Danh im lặng, không cần dùng lời để nói, đối với lý thì không có lời. Văn-thù khen ngợi bên ngoài tuyệt lời chính là ở nhân có người có giáo, đến quả thì giáo mất người còn, ba đức Niết-bàn vắng lặng thanh tịnh, đâu đồng với Bồ-tát Bổ xứ Bồ-đề quả Phật của ba giáo trước đều có giáo không người. Giáo mất thì người cũng phế theo, ý quyền thật hiển rõ ở đây.

Thứ sáu: Theo quán tâm nói Bốn giáo.

Từ ba quán khởi bốn giáo, như trước đã giải thích. Nay chỉ nói về tức tâm hành dụng, biết tất cả giáo môn từ Sơ tâm quán hành mà khởi, bốn giáo đã nhiếp tất cả kinh giáo. Nếu một niệm quán tâm rõ ràng có thể phân biệt một niệm tâm vô minh sinh khởi, bốn biện tài rõ ràng, thì tất cả đại ý của kinh giáo đều y cứ vào quán tâm mà thông đạt, ở đây chia làm bốn ý:

  • Y theo quán tâm nói về tướng của Ba tạng giáo.
  • Y theo quán tâm nói về tướng của Thông giáo.
  • Y theo quán tân nói về tướng của Biệt giáo.
  • Y theo quán tân nói về tướng của Viên giáo.

Y theo quán tâm nói về tướng của Ba tạng giáo:

Chính là quán tướng sinh diệt của một niệm tâm do nhân duyên sinh, phá giả vào Không. Y cứ theo quán môn này khởi tất cả Ba tạng giáo. Nếu quán tứ đế sinh diệt nhập đạo tức là tu-đa-la tạng, cho nên Tăng Nhất A-hàm nói: Phật bảo các thầy Tỳ-kheo: Tất cả pháp chỉ là một pháp, thế nào là một pháp?

Tâm là một pháp sinh ra tất cả pháp.

Luận Trí Độ chép: Từ sơ chuyển pháp luân cho đến đại Niết-bàn kết tu-đa-la tạng. Đây chỉ là y cứ vào tâm sinh diệt nói Tứ Thánh đế, tức là nghĩa pháp quy về bổn pháp.

Quán tâm sinh ra tất cả Tỳ-ni tạng: Lúc Phật chế giới, Đức Phật hỏi các thầy Tỳ-Kheo: ông lấy pháp nào làm tâm? Nếu có tâm làm tức là phạm giới, vì có phạm cho nên có trì. Nếu không có tâm làm thì không gọi là phạm, nghĩa phạm không nói trì, cho nên trọng tâm phát giới, vô tâm thì không phát giới. Nói từ tâm sinh ra Tạng A-tỳ-Đàm.

Bốn quyển nói sơ lược tên tâm Tỳ-đàm ở trong Đạt-Ma-Ba-la mà nói là Tạp tâm. Như đây đều là y cứ theo tâm để làm Tỳ-đàm vô tỷ pháp là phân biệt các tâm, tâm sở phát, tất cả pháp không thể so sánh, Y theo quán tâm nói về Thông giáo:

Quán tâm do nhân duyên sinh ra tất cả pháp, tâm không thì tất cả pháp không, là thể giả nhập không. tất cả Thông giáo nói về hành vị nhân quả đều từ đây sinh khởi.

Y theo tâm nói về Biệt giáo:

Quán tâm do nhân duyên sinh khởi tức là giả danh, đầy đủ tất cả Hằng sa Phật pháp, theo vô minh thức a-lại-da, phân biệt tứ đế vô lượng. Tất cả Biệt giáo nói về hành vị nhân quả đều do đây sinh khởi.

Quán tâm nói về Viên giáo:

Quán tâm do nhân duyên sinh khởi, đầy đủ tất cả Phật pháp, không có chứa nhóm, không ngang không dọc, lý Trung đạo không thể nghĩ bàn hai đế. Tất cả Viên giáo nói về hành vị nhân quả đều từ đây sinh khởi, như viên ngọc trên đầu của Luân Vương. Chính là bốn giáo đều từ một niệm tâm vô minh sinh khởi, tức là nghĩa chẻ một hạt bụi lấy ra quyển kinh bằng thế giới Đại Thiên.

Thứ bảy: Chung các kinh luận, có hai ý:

  • Đối chiếu các kinh luận.
  • Giải thích chung văn nghĩa của kinh này theo bốn giáo đầu đối chiếu kinh luận.

Phật dùng bốn giáo thành tựu tất cả các kinh đốn tiệm, luận giải thích kinh đâu vượt qua bốn giáo, có hai ý:

  • Đối kinh* Đối luận

1) Đối kinh: Như kinh Hoa Nghiêm chỉ do hai giáo mà thành, hai giáo là.

  • Biệt giáo
  • Viên giáo, vì sao? Vì Biệt giáo thì các Bồ-tát giảng nói vô lượng kiếp tu hành bốn mươi hai tâm, dứt kết sử, thực hành giai vị đều khác.

Viên giáo nói một tâm có đủ tất cả các hạnh, từ Sơ địa có đủ tất cả công đức của các địa. Kế nói về sự bắt đầu của các tiệm giáo, kinh Thanh văn chỉ đầy đủ Ba tạng giáo. Phương Đẳng Đại thừa và kinh này có đủ bốn giáo.

Ma-ha Bát-nhã có Ba giáo, trừ Ba tạng giáo, kinh Pháp Hoa khai quyền hiển thật, chính là bỏ hẳn phương tiện. Nhưng nhất viên giáo, kinh Niết-bàn có đủ bốn giáo, thành nghĩa năm vị.

Hỏi: Đại thừa Phương Đẳng cũng đủ bốn giáo, vì sao không thành nghĩa năm vị?

Không nói Thanh văn thành Phật, nghĩa năm vị không thành, y cứ theo bất định được nói về bốn giáo. Phật Thích-ca ra đời có kinh giáo cũng không qua bốn giáo này, nhiếp các kinh này đều vô tận. 2) Đối luận: luận có hai loại: * Trình bày chung kinh luận

* Trình bày riêng kinh luận

1- Trình bày chung kinh luận, có hai ý:

  • Trình bày chung về kinh Tiểu thừa.
  • Trình bày chung về kinh Đại thừa.

2- Trình bày chung về kinh Tiểu thừa:

Như Tỳ-đàm, luận Thành Thật, Côn-lặc, v.v… đều trình bày chung về kinh luận Tiểu thừa, cho nên luận chủ Thành Thật nói: Nay Tôi muốn luận bàn nghĩa thật trong Ba tạng.

  1. Trình bày chung về kinh luận Đại thừa:

Như luận Đại Trì, luận Nhiếp Đại thừa, luận Duy Thức, Trung luận, luận Thập Nhị Môn, v.v… đều trình bày chung các kinh Đại thừa, nói về hai kinh Biệt giáo và Viên giáo.

3- Trình bày riêng kinh luận, có hai ý:

* Trình bày riêng kinh Tiểu thừa. * Trình bày chung kinh Đại thừa.

4- Trình bày riêng kinh tiểu thừa:

Như luận câu-xá trình bày riêng về tu-đa-la.

Luận Minh Liễu trình bày riêng về Tỳ-ni

Luận Tỳ-Bà-sa, luận A-Tỳ-Đàm trình bày riêng Phật tại thế nói Tỳ-đàm.

5- Trình bày riêng kinh luận Đại thừa:

Như luận Thập địa trình bày riêng kinh Pháp Hoa, hai giáo Biệt giáo và Viên giáo. Luận Đại Trí Độ trình bày riêng kinh Ma-ha Bát-nhã và ba giáo Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo, có trình bày riêng Đại Tập Phương Đẳng và các kinh luận này không truyền đến xứ này. Bát-nhã Kim Cương luận trình bày riêng kinh Kim Cương Bát-nhã.

Luận Pháp Hoa trình bày riêng kinh Pháp Hoa và một Viên giáo. Luận Niết-bàn trình bày riêng kinh Niết-bàn, bốn giáo năm vị, nói về đất này không cùng tận. Luận trình bày kinh như thế tức là trình bày tâm quán, các kinh nầy nay rõ ràng, chính là quán tâm tinh tấn, hiểu suốt tất cả kinh luận

Nếu kinh luận không từ tâm sinh, thì người quán hành đã không nghe không đọc, đâu được nội tâm thông đạt ư? Đây chính là có ngôn thuyết, rõ ràng tương ưng với kinh luận, ý là ở chỗ này.

Thứ hai: Nói dùng bốn giáo giải thích chung kinh này, nói văn nghĩa: có hai ý.

  • Giải thích năm nghĩa của kinh
  • Chung văn kinh
  1. Giải thích năm nghĩa của kinh:

Giống như y cứ vào giai vị của bốn giáo giải thích tên Tịnh Vô Cấu Xưng tên một mà nghĩa khác.

Kế nói về thể: ba giáo sở thuyên tức là thể giải thoát có thể nghĩ bàn, điều minh giáo nói là giải thoát không thể nghĩ bàn.

Kế nói về Tông: tức là bốn giáo nói về bốn loại Tứ đế nhân quả chiêu cảm cõi Phật khác nhau.

Kế là hiển dụng: Tức là Bốn giáo từ cạn đến sâu, thứ lớp dùng sâu chê cạn.

Kế là phán tướng giáo: kinh này nói về bốn giáo và các kinh có đồng có khác, phân biệt ở trước.

2. Dùng bốn giáo giải thích văn kinh này có ba ý:

  • Chung cho bốn phẩm ngoài thất
  • Chung cho sáu phẩm trong thất* Chung cho bốn phẩm ra thất Chung cho bốn phẩm ngoài thất:

Dùng bốn giáo nói nhân quả khác nhau cho nên Đức Thế Tôn hiện cõi nước có khác. Như luận Thân Tử thấy khác nhau, các vị trời cúng bình báu, thức ăn tùy theo quả báo, vì mầu sắc của cơm có khác, vì lãnh thọ bốn giáo khác nhau, thấy cõi Phật có khác giải thích Phẩm phương tiện, chính là dùng Ba tạng giáo, Thông giáo. Vì sao? Vì thuyết phục, bẽ gãy pháp nhập không, nhân duyên sinh diệt vô thường. Lại nói ý như mộng huyển, thể giả nhập không, chính là trong nhân dùng hai độ vụng khéo phá tâm ái trước giới nội, siêng tu Pháp thân hai giáo. Phẩm Đệ Tử dùng Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo chê trách mười đại đệ tử và năm trăm La-hán. Dùng Thông giáo chê trách: Như chê Ca-chiêndiên nói năm nghĩa Ba tạng giáo vụng về.

Dùng Biệt giáo chê trách: Như chê trách Phú-lâu-na thức ăn dơ để trong bình báu.

Dùng Viên giáo chê trách: Như chê Thân tử Thiện Cát: Không khởi diệt định, hiện các oai nghi, không dứt trừ ái, khởi minh giải, cũng không ràng buộc, không giải thoát, đều là dùng ý của Viên giáo để chê.

Tứ giáo giải thích phẩm Bồ-tát, chính là dùng Viên giáo, chê bốn đại Bồ-tát dùng Ba tạng, Thông giáo, Biệt giáo tự hành hóa tha, nghiêng lệch về đạo Viên không thể nghĩ bàn của Pháp Hoa.

Nói trong thất dùng bốn giáo giải thích sáu phẩm Văn kinh.

Đại sĩ không bị bệnh Ba giáo, dùng phương tiện hiện đồng ba bệnh, y cứ giải thích này hỏi bệnh. Phẩm Bất Tư Nghị nói trụ bất tư nghị của Viên giáo thị hiện việc của bốn giáo. Phẩm Quán Chúng Sinh tức là nói về bất tư nghị, Biệt giáo và Viên giáo từ giả vào không. Phẩm Phật Đạo tức là nói Viên giáo bất tư nghị từ không vào giả, hành phi đạo thông đạt Phật đạo.

Phẩm Pháp Môn Bất Nhị nói về bất tư nghị, Trung đạo chánh quán của Viên giáo nhập vào pháp môn bất nhị.

Phẩm Hương Tích tức là Viên giáo bất tư nghị nói về chiếu hai đế, pháp giới viên dung.

Nói về Tứ giáo chung văn kinh bốn phẩm ra thất.

Phẩm Thông Bồ-tát Hạnh, để cho Bồ-tát thực hành, hạnh của Bốn giáo.

Bốn cõi giáo hóa chúng sinh, bốn giáo thông phẩm Kiến rõ ràng, nếu theo Bốn giáo tu bốn hạnh, phát tâm Bồ-đề mới được sinh về cõi Phật A-súc, cũng dùng hạnh này để (69) thành cõi Phật Như Lai vô Động. Lúc thành Phật, tất cả cõi Phật như thế giới Diệu Hỷ dùng bốn giáo chung hai phẩm cúng dường pháp và chúc lụy, phó chúc Thiên đế Di-lặc, làm cho Phật pháp đời sau lưu thông kinh này. Bốn giáo làm lợi ích cho đệ tử đời sau, làm cho không dứt mất.