TỨ GIÁO NGHĨA

SỐ 1929

QUYỂN 10

Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn

Nói về Thập địa: Đây là giai vị Thánh chủng tánh. Từ giai vị này thấy được Phật tánh, phát Trung đạo đệ nhất nghĩa đế quán, chiếu soi hai đế, tâm tâm vắng lặng, tự nhiên chảy vào biển Tát-bà-nhã, chứng tứ đế vô tác. Nhất, thật bình đẳng pháp giới viên dung. Từ Sơ địa đến Phật địa đều dứt vô minh. Nhưng y cứ vào giai vị này chia làm ba đạo.

Sơ địa gọi là đạo kiến đế. Nhị địa đến Lục địa gọi là Tu đạo, từ thất địa trở lên gọi là Vô học đạo. Thập địa gồm:

  1. Hoan hỷ địa
  2. Ly cấu địa
  3. Minh tuệ địa
  4. Diệm tuệ địa
  5. Nan thắng địa
  6. Hiện tiền địa
  7. Viễn hành địa
  8. Bất động địa
  9. Thiện tuệ địa
  10. Pháp vân địa.

Mười tên gọi này gọi chung là Địa:

Có công năng sinh thành trí tuệ Phật trụ trì bất động.

Có khả năng dùng đại Bi vô duyên gánh vác tất cả, nên gọi là Địa.

Hoan hỷ địa gọi là kiến đạo: Mới phát chân trung đạo thấy lý Phật tánh, dứt vô minh kiến hoặc hiển hai thân ứng chân duyên cảm thì ứng trăm thế giới Phật, hiện thân mười pháp giới, nhập trí địa của Phật ba đời, có thể tự lợi lợi tha, niềm vui lớn lao chân thật, nên gọi là Hoan Hỷ địa.

Kinh Niết-bàn chép: Bồ-tát thành hạnh viên mãn tức là trụ vào Vô sở úy địa, tức là Sơ địa.

Bồ-tát Sơ địa lìa năm sợ hãi.

  1. (không sợ chết)
  2. (không sợ không sống)
  3. (không sợ đường ác)
  4. (không sợ tiếng xấu)
  5. (Không sợ oai đức của nhiều người)

Kinh Niết-bàn không nói những tên gọi này nhưng nghĩa suy ra thì đồng.

Nếu nói không sợ tham dục sân si, trong không có ba độc, ngoài lìa tám ngọn gió, ấy gọi là không sợ tiếng xấu.

Nếu nói không sợ địa ngục tức là không sợ đường ác, nếu nói không sợ sa-môn, bà-la-môn tức là không sợ đại chúng.

Nay đã nhập vô úy địa, thấy Trung đạo thì không có hai cái chết cho nên nói không sợ chết.

Pháp thân thường còn để hiển rõ cái không sợ không sống, vì để nhập vào địa này thì có đầy đủ là hai mươi lăm Tam-muội, phá hai mươi lăm hữu, hiển bày ngã tánh của hai mươi lăm hữu. Ngã tánh là thật tánh, ấy gọi là tuệ hạnh thành tựu. Đắc năm Tam-muội tức là thành tựu năm hạnh. Trụ ở địa vô úy tức là đắc sở địa. Y theo điều này thì có năm ý:

  1. Đắc hai mươi lăm Tam-muội Thánh hạnh thành tựu,* Phạm hạnh.
  2. Thiên hạnh
  3. Anh nhi hạnh* Bệnh hạnh.

    1. Đắc hai mươi lăm Tam-muội Thánh hạnh thành tựu có ba ý:

  4. Giải thích hai mươi lăm Tam-muội
Nói về tu hai mươi lăm Tam-muội thành tựu- Ngoại để lợi vật.

* Giải thích tên của hai mươi lăm Tam-muội có bốn ý:

Tức là y cứ vào bốn tất-đàn mà lập tên.

  1. Tùy thời gian nơi chốn mà đặt tên.
  2. Tùy tiện đặt tên
  3. Tùy đối trị mà đặt tên
  4. Tùy lý mà đặt tên

– Tùy thời mà đặt tên:

Thí như một người có hai mươi lăm đứa con. Tùy lúc mà đặt một chữ. Đứa lớn đặt một chữ, đứa kế lại đặt một chữ, không thể lấy tên đứa lớn. Đây cũng đặt tên cho đứa thứ hai cũng vậy, như thế thì không lạm, hai mươi lăm tên gọi này cũng giống như thế, mỗi trường hợp đều nêu một tên để không loạn thế đế, danh tự thế gian đều như vậy, không thể tìm nhất định thật.

– Tùy hai mươi lăm hữu mà tiện đặt tên:

Nên làm nhiều tên thì sự nghĩa không tiện, bởi thế tùy tiện đặt tên.

– Tùy đối trị đặt tên hai mươi lăm Tam-muội.

Mỗi đối trị có nhân, do đó mà đối trị đặt tên.

– Tùy ý đặt tên:

Hai mươi lăm Tam-muội này không ngoài lý pháp tánh. Lý hợp với nghĩa, từ nghĩa mà đặt tên, danh nghĩa tuy khác mà lý thật không khác. Vì y cứ vào bốn ý này mà đặt tên hai mươi lăm Tam-muội. Ý của văn kinh rõ ràng, phần nhiều dùng đối trị y cứ lý hai nghĩa để đặt tên hai mươi lăm Tam-muội.

* Giải thích tu thành tựu hai mươi lăm Tam-muội.

Trong một Tam-muội đều có bốn ý:

  • Nêu ra nghiệp hoặc chướng của các hữu
  • Dùng Tam-muội trị phá
  • Kết thành Tam-muội
  • Từ bi phá hữu

Mỗi Tam-muội đều có bốn ý.

1. Nói về Tam-muội vô cấu phá cõi địa ngục, có bốn ý:

2. Nói về nghiệp kết: Tội rất nặng không gì bằng địa ngục, ác nghiệp cấu, kiến hoặc cấu, trần sa cấu, vô minh cấu.

3. Nói dùng Tam-muội phá vô minh.

Bồ-tát vì phá các cấu tu giới căn bản, phá nghiệp ác cấu trước, tu các định như tám bối xả hàng phục kiến hoặc, tư hoặc. Tu tuệ: Hữu tác vô sinh dứt cấu kiến hoặc. Tu vô lượng tuệ phá cấu trần sa. Tu tuệ vô tác phá cấu vô minh.

4. Nói rõ kết thành Tam-muội:

Phá cấu kiến, hoặc cho nên Tam-muội chân đế thành tựu. Phá cấu nghiệp ác và cấu trần sa nên Tam-muội tục đế thành tựu.

Phá cấu vô minh nên thành Tam-muội Trung đạo đệ nhất nghĩa.

– Nói rõ Từ bi lợi tha:

Bồ-tát đã tự phá cấu địa ngục nên đắc tam muội tam đế, có lòng đại Từ bi huân xông pháp giới. Chúng sinh có Từ bi dùng năng lực Tam-muội, pháp tánh bất động mà có thể ứng. Giống như Đề-Bà-Đạt-Đa đáng vào địa ngục, tùy theo sự thích nghi mà nói pháp phá địa ngục. Như phẩm Thánh Hạnh có nói. Tự tu các hạnh giới, định, tuệ cho nên tự chứng Tam Đế Tam-muội thành tựu. Trong thành hạnh có Từ bi thệ nguyện cho nên phá ba đế thượng cấu cho người, cũng phá cấu phiền não nghiệp ác ba đế cho người. Mình đã không còn cấu nhiễm rồi, lại làm cho người khác không cấu nhiễm. Cho nên Tam-muội này gọi là Tam-muội vô cấu. Ở đây đầy đủ bốn ý giống như trước rất dễ biết.

Kế nói về Tam-muội bất thế phá cõi súc sinh: Súc sinh là loại không biết hổ thẹn, vì khởi nghiệp ác nên lui sụt đường lành. Vì kiến hoặc, tư hoặc, cho nên lui sụt, vì trần sa cấu nên lui sụt, vì bị vô minh nên lui sụt. Bồ-tát vì phá các lui sụt cho nên tu giới nhẫn phá nghiệp ác tu định hàng phục kiến hoặc, tư hoặc, tu tuệ sinh diệt vô sinh, phá kiến hoặc tư hoặc, tu vô lượng tuệ phá trần sa, tu vô tác tuệ phá vô minh. Vì kiến hoặc và tư hoặc bị phá nên thành tựu tam muội vị không lui sụt.

Vì phá trần sa nên thành tựu hạnh Tam-muội bất thoái. Vì vô minh bị phá nên thành Tam-muội niệm bất thoái. Tự mình tu hành để phá ba loại thối, thành ba bất thoái. Tự đắc Tam-muội ba đế. Lực lực bi xông khắp pháp giới, tùy theo súc sinh có cơ cảm, hoặc làm thân voi đầu đàn chim thú. Tùy theo sự thích nghi của chúng mà hiện thân nói pháp, phá cõi súc sinh.

Tự mình không lui sụt lại làm cho người không lui sụt, cho nên tam muội này gọi là Tam-muội bất thoái.

– Tâm lạc Tam-muội phá cõi ngạ quỷ.

Ngã quỷ thường có tánh keo kiệt, nghiệp ác buộc ràng, đói khát tham ái khổ.

Khổ kiến hoặc, tư hoặc phiền não, khổ trần sa vô tri, khổ vô minh ám độn.

Bồ-tát phá các khổ ấy, tu giới và bố thí để phá keo kiệt, khổ ác nghiệp, khổ tu định hàng phục kiến hoặc và tư hoặc, khổ tu tuệ sinh diệt phá kiến hoặc tư hoặc, khổ tu vô lượng tuệ phá trần sa, khổ tu vô tác tuệ phá vô minh, khổ phá kiến hoặc tư hoặc thành tựu Tam-muội chân đế vô vi tâm lạc. Phá nghiệp ác keo kiệt trần sa khổ, thành tựu Tam-muội tục đế phân biệt đa môn tâm lạc phá vô minh khổ, thành tựu Tam-muội trung đạo thường lạc. Tự thân tu hành chứng đắc Tam-muội tam lạc tam đế, dùng năng lực Từ bi trong các hạnh, hiện các thân hình ngạ quỷ bố thí cho chúng được no đủ rồi nói pháp cho chúng nghe để cho chúng phá ba thứ khổ, được ba thứ vui. Bồ-tát tự được vui này lại làm cho người khác được vui, cho nên Tam-muội nầy gọi là tâm lạc Tam-muội.

– Tam-muội hoan hỷ: Phá A-tu-la có những A-tu-la nhiều nghiệp ác tức giận bố, kiến hoặc và tư hoặc bố, trần sa bố, vô minh bố, Bồ-tát để phá các sợ hãi này nên trì giới tinh tấn mà tu các hạnh không phá giới phá nghiệp ác bố, tu thiền duyệt hỷ phá kiến hoặc tư hoặc, tu chiếu kính hỷ và vô lượng tuệ phá trần sa bố. Tu vô tác tuệ phá vô minh bố, vì kiến hoặc và tư hoặc bị phá nên thành Tam-muội chân không hỷ duyệt, phá nghiệp ác trần sa nên thành Tam-muội nhất thiết chúng sinh hỷ kiến. Vì phá vô minh nên thành Tam-muội Hỷ vương. Dùng năng lực tu hành của mình đắc Tam-muội Ba đế Hoan hỷ như thế. Dùng năng lực Từ bi trong các hạnh Bồ-tát sinh vào cõi A-tu-la dùng lời dịu dàng để nói pháp phá cõi tu-la làm cho họ đắc vô bố, tự không có ba điều sợ hãi, tự chứng ba hỷ, làm cho họ không còn sợ hãi và được hoan hỷ. Bởi thế, Tam-muội này gọi là Tam-muội Hoan hỷ. Kế là nhật quang Tam-muội phá cõi Phất-Bà-Đề.

Mặt trời mới mọc ở phương Đông theo đó mà gọi tên. Mặt trời dụ cho ánh sáng trí tuệ chiếu soi nơi tối tăm, phá nghiệp ác mê ám, kiến hoặc tư hoặc trần sa mê ám, vô minh mê ám Bồ-tát để chiếu soi các mê ám này cho nên tu nghiệp lành giới quang, tu thiền định lưu quang, tu sinh diệt vô sinh diệt, nhất thiết trí quang, tu đạo chủng trí quang, tu nhất thế chủng trí quang. Sáng sinh thì tối diệt, dùng thiện giới quang phá tối nghiệp ác, dùng ánh sáng thiền định hàng phục tối tăm kiến hoặc, tư hoặc. Dùng ánh sáng sinh diệt vô sinh diệt phá tối tăm kiến hoặc tư hoặc, tu vô lượng chủng trí quang phá tối trần sa, tu ánh sáng vô tác nhất thiết chủng trí phá tối vô minh () vì phá tối kiến hoặc, tư hoặc nên thành ánh sáng mặt trời Tam-muội nhất thế chủng trí vì phá tối trần sa nên thành ánh sáng mặt trời Tam-muội đạo chủng trí, vì phá tối vô minh nên thành tựu ánh sáng mặt trời Tam-muội nhất thế chủng trí.

– Dùng năng lực tu hành tự chứng Tam-muội ba đế như thế, dùng năng lực Từ bi huân xông cõi Phất-Bà-Đề, ứng hiện nói pháp, phá ba mê nên hiển trí quang ba đế. Tam-muội này gọi là Tam-muội Nhật Quang.

– Nói về Tam-muội Nhật Quang phá cõi Cù-da-ni:

Mặt trăng mới mọc ở phương Tây, ở đây tùy tiện mà đặt tên. Ánh sáng mặt trăng cũng dụ cho phá tối, giải thích Tam-muội có bốn ý:

Giống như Tam-muội Nhật quang rất dễ hiểu.

Kế nói về Tam-muội Nhiệt diệm phá cõi Uất-đan-việt.

Phương Bắc là địa thủy Ấm kết lại khó tiêu, tự không phải là nhiệt diệm thì hoàn toàn không tiêu tan.

Người cõi Uất-đan-việt, nước họ chấp là vô ngã sở, khó có thể hoá độ được họ.

Không có ngọn lửa trí sáng rực thì chấp vô ngã, ngã sở không thể tiêu tan được.

Phá vô ngã và ngã sở chính là vọng chấp vô ngã, lý ngã sở thật do hữu tánh, sự mê hoặc con người ngã hoặc hữu pháp và ngã hoặc chân như, chấp chưa viên dung. Bồ-tát phá các ngã hữu thỉ chấp này, tu tuệ chân vô ngã về sinh diệt và vô sinh diệt, phá tánh nhân và ngã hoặc, tu tuệ Tứ đế vô lượng phá ngã hoặc pháp, tu tuệ tứ đế vô tác phá ngã hoặc chân như. Nếu được lửa trí nhân không chân thật, phá ngã hoặc tánh nhân thành tựu Tam-muội chân đế. Đắc chân pháp trí không diệm, phá ngã hoặc pháp thành tựu Tam-muội tục đế.

Đắc trí không phát chân diệm phá ngã hoặc, pháp thành tựu Tammuội tục đế, cho nên có thể trồng cây Uất trong hư không, thuận theo thể tục để hóa vật, đắc chân như vô ngã trí diệm. Phá ngã hoặc chân như, biết phi ngã, phi vô ngã ấy là nghĩa chân ngã. Trong pháp vô ngã có chân ngã tức là thấy ngã tánh của Uất-đàn-việt, tức là Tam-muội thành tựu, tâm tâm vắng lặng.

Bồ-tát tự chứng Tam-muội ba đế vì năng lực Từ bi cho nên hiện hình tướng uất-đàn-việt phá vô ngã, ngã sở ở phương Bắc để thành Tam-muội chân ngã, cho nên Tam-muội này gọi là Tam-muội Nhiệt diệm. Kế nói Tam-muội như huyễn phá cõi Diêm-phù-đề: Quả báo ở phương Nam lẫn lộn, thọ mạng con người ngắn dài không nhất định, giống như huyễn hóa. Sự huyễn nay phát sinh nghiệp quả ác, huyễn sinh ra phiền não, huyễn sinh ra vô tri, huyễn sinh ra vô minh, tất cả chúng sinh không biết cuộc đời như huyễn. Nay Bồ-tát phá các huyễn nầy cho nên tu ba thứ Tam-muội, tu Tam-muội chân đế.

Huyễn sinh ra vô lậu để phá huyễn kiến hoặc và tư hoặc. Tu Tam-muội tục đế huyễn này sinh ra đạo chủng trí, phá huyễn vô tri. Tu Tam-muội Trung đạo huyễn này sinh ra nhất thế chủng trí phá huyễn vô minh, vì năng lực tu hành cho nên tự chứng Tam-muội ba đế. Vì dùng năng lực Từ bi cho nên phá được tha lực, ấy gọi là Tam-muội Như Huyễn.

Tam-muội bất động phá cõi Tứ thiên Vương, cõi trời nầy giữ gìn cõi nước, họ đi khắp thế giới thì thân báo lưu động. Đây chính là quả báo động, kiến hoặc tư hoặc động, vô tri động, vô minh động, nhất tâm tu thiện bất động, và tu bất động nghiệp như bối xả, v.v… phá quả báo động, chân tuệ bất động phá kiến hoặc tư hoặc động, xuất giả tuệ bất động phá vô tri động. Trung đạo tuệ bất động như đỉnh Tu-di phá vô minh động, vì năng lực tu hành cho nên tự chứng Tam-muội bất động, vì năng lực Từ bi nên phá tha tam động.

Bởi vậy, Tam-muội này gọi là Tam-muội bất động.

– Tam-muội nan phục phá cõi trời ba mươi ba:

Cõi trời này ở trên đỉnh Tứ thiên, tức là quả báo khó phục, kiến hoặc tư hoặc khó phục, vô tri khó phục, vô minh khó phục.

Để phá các tâm cống cao này nên Bồ-tát phải tu giới, định, tuệ, phá quả báo khó phục, tu sinh diệt vô sinh diệt cho nên phá kiến hoặc tư hoặc khó phục. Vì tự tu hành nên phá thành ba khó phục, vì năng lực Từ bi nên phá ba khó phục khác, cho nên Tam-muội này gọi là Tammuội khó phục.

– Tam-muội duyệt ý phá cõi trời Diệm-ma:

Cõi trời này ở không đạo trượng úy, cho đó là vui, thật ra không có niềm vui này, chưa có niềm vui bất động nghiệp, chưa có niềm vui vô lậu, chưa có niềm vui về đạo chủng trí, chưa có niềm vui Trung đạo. Bồ-tát vì tu phá các thứ này, nên tu Tứ đế, bát xả trung thiền duyệt phá động tán bất duyệt ấy, tuệ sinh diệt vô sinh diệt phá hữu lậu bất duyệt, vô lượng tuệ phá trầm không bất duyệt, vô tác tuệ phá hai bên bất duyệt. Vì vô sinh diệt nên thành tựu Tam-muội Chân đế, vì xuất giả xứng cơ duyệt nên thành tựu Tam-muội Tục đế. Vì Trung đạo duyệt ý nên thành tựu Tam-muội Trung đạo.

Vì năng lực tự tu hành cho nên thành Tam-muội tự chứng. Vì năng lực Từ bi nên phá được tam muội khác.

– Tam-muội thanh sắc phá cõi trời Đâu-suất:

Quả báo của trời này thích mầu xanh, đồ mặc chơi đều mầu xanh. Bồ-tát để phá cõi này cho nên tu nghĩa không đệ nhất, phải mầu xanh chân thật mà thấy xanh chân thật, chẳng phải xanh giả thấy là xanh giả cho nên đắc Trung đạo.

Thấy xanh Trung đạo phá cõi xanh ấy, nghĩa suy ra rất dễ biết.

– Tam-muội hoàng sắc phá cõi trời Hóa lạc:

Tam-muội xích sắc phá cõi trời tha hoá tự tại, giống như Tammuội thanh sắc, có thể hiểu Tam-muội bạch sắc phá cõi Sơ thiền: Cõi Sơ thiền lìa năm Ấm bất thiện cõi dục tức là tâm định, hoàn toàn nghiệp thiện. Nhưng chưa lìa hắc nghiệp như kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc.

Để phá các hắc nghiệp này cho nên Bồ-tát tu bạch pháp ba đế, nghĩa phá hoặc rất dễ biết.

– Các thứ Tam-muội phá cõi Phạm Vương: Phạm Vương là chủ Tam thiên Đại thiên, phẩm loại Đại thiên đã nhiều, nên gọi là chủng chủng. Để phá chủng chủng này cho nên tu chủng chủng không, nhập chủng chủng giả, thấy chủng chủng Trung đạo. Như Lai tạng phần nhiều được hám chứa nên gọi là Tam-muội chủng chủng. Nghĩa suy ra rất dễ biết.

– Song chiếu Tam-muội phá cõi Nhị thiền:

Nhị thiền chỉ có hai chi tịnh, và hỷ, bên trong có được hai tên. Để phá cái hai này nên Bồ-tát tu song không, song giải, song trung, song chiếu nhị đế, nghĩa suy ra rất dễ biết.

Tam-muội lôi âm phá cõi Tam thiền:

Cõi thiền này thọ lạc bậc nhất, mê đắm sâu vào như cá mê đắm nước.

Để phá các lạc này nên Bồ-tát dùng lôi âm ba đế để phá, suy ra rất dễ biết.

Tam-muội Chú Vũ phá cõi Tứ thiền:

Cõi Tứ thiền như đại địa có đủ loại mầm mạ, nếu không mưa thì mầm mạ không thể sống được, tất cả gốc lành trong cõi Tứ thiền nếu được mưa ba đế thì thiện ba trí phát sinh. Nghĩa suy ra rất dễ biết.

– Tam-muội như hư không phá cõi trời Vô Tưởng:

Đây là cõi trời ngoại đạo, thật ra không có vô tưởng mà suy tính làm Niết-bàn Vô tưởng, như trẻ nhỏ nằm mộng mà tiểu trên giường.

Để phá cõi này nên Bồ-tát dùng ba đế không phá vô tưởng, cho nên nói Tam-muội như hư không .

– Tam-muội Chiếu Kính phá cõi Na-hàm:

Tu huân thiền tuy theo loại thiền mà sinh ở đó, tuy được tịnh sắc mà không thể biết. Sắc giống như bóng trong gương. Bồ-tát biết sắc giống như bóng trong gương tức là không phân biệt vô lượng bóng nương vào gương tức là thấy bản tánh Trung đạo, thành tựu Tam-muội ba đế phá cõi Na-hàm.

Tam muội Vô Ngại phá Không xứ:

Không Xứ này vượt khỏi các sắc, bay đi tự tại vô ngại, nhưng chưa phải là vô ngại về Tam-muội Tam đế. Cõi này có kiến hoặc và tư hoặc ngại, trần sa ngại, vô minh ngại. Bồ-tát phải tu Tam-muội Tam Đế để phá các ngại này, nên gọi là vô ngại Tam-muội.

Tam-muội thường phá cõi Thức xứ.

Thức tương tục không đứt quãng tức là vô thường, để phá các vô thường này cho nên Bồ-tát tu số duyên thường, hóa dụng tương tục thường, Phật tánh thường, trạm nhiên thường.

* Tam-muội Lạc Phá cõi Bất Dụng xứ:

Bất dụng xứ này giống như si, vì si nên khổ. Bồ-tát dụng Tammuội Tam đế Tam quán phá được Tam-muội Tam đế Tam-muội lạc. Ấy gọi là Tam-muội Lạc.

Tam-muội ngã phá cõi trời Phi Tưởng.

Cõi này là đỉnh cao nhất cho là chân ngã Niết-bàn. Bồ-tát thấy thế nếu còn phiền não sâu kín, không được tự tại, tức là kiến hoặc, tư hoặc không tự tại, trần sa không tự tại, vô minh không tự tại, làm sao được ngã này, vì phá ngã này cho nên tu Tam-muội Tam Đế để được vô ngã, tùy tục ngã, tám tự tại ngã ấy gọi là Tam-muội Ngã.

Tam muội hai mươi lăm hữu trừ hai mươi lăm hữu.

Trong mỗi hữu đều có Tam-muội ba đế. Bồ-tát tự tu Tam-muội tam đế, tự trừ hoặc tam đế, hai mươi lăm hữu dùng năng lực Từ bi trừ hoặc của tam đế hai mươi lăm hữu, nên được gọi là Tam-muội hai mươi lăm hữu.

Hoặc từ gốc vô trụ dùng bốn tất-đàn đặt tên hai mươi lăm hữu như trước nói: Tam-muội thông ngôn gọi là điều trực định.

Tam muội chân đế lấy lìa ái kiến làm điều trực, Tam-muội tục đế lấy xứng cơ làm điều trực.

Tam-muội Trung đế lấy không hai bên làm điều trực.

Bởi vậy đều gọi là Tam-muội.

Nếu chỉ nhập thẳng không cũng chẳng phải là trực, người Thanh văn được nhập không chẳng phải là Tam-muội Vương. Nếu nhập giả cũng không gọi là rốt ráo.

Bồ-tát tuy đắc đạo chủng trí cũng không gọi là Tam-muội Vương, vì đắc Tam-muội Trung đạo nên gọi là Vương. Vì hai mươi lăm Tammuội, mỗi pháp đều có Tam-muội Trung đạo, nên gọi là Tam-muội Nhị thập ngũ là Tam-muội Vương.

Kinh Niết-bàn chép:

Tam-muội Nhị thập ngũ này gọi là vua trong các Tam-muội. Nếu nhập Tam-muội vương thì tất cả tam muội đều vào trong đó, cho nên Bồ-tát trụ Bất động địa đều đắc Tam-muội hai mươi lăm, chủng chủng dụng tức ở đây. Núi Tu-di cao rộng chứa trong hạt cải, nuốt nôn ra vào, thần thông biến hóa tự tại, có thể vào địa ngục không chịu các khổ về thân tướng. Nếu Thánh hạnh thành tựu mới có việc này, đầy đủ như kinh Niết-bàn chép:

Ngoài ba minh để lợi vật, nên gọi là có thể ẩn hiện hai thứ lợi ích, nhập Tam-muội Vương, tất cả Tam-muội Vương đều ở trong đo. Bởi thế tất cả chúng sinh chịu các khổ não nhất tâm quy y gọi là cầu xin cứu hộ.

* Bồ-tát trụ trong Tam-muội này quán ba nghiệp đều được giải thoát.

Giải thoát có tám thứ:

  1. Phá quả báo khổ hai mươi lăm hữu.
  2. Phá nhân khổ hai mươi lăm hữu.
  3. Phá khổ phiền não kiến hoặc tư hoặc hai mươi lăm hữu của Thanh văn.
  4. Phá khổ phiền não kiến hoặc tư hoặc hai mươi lăm hữu của Duyên giác.
  5. Phá khổ phiền não kiến hoặc tư hoặc hai mươi lăm hữu của Bồ-tát.
  6. Phá khổ phiền não kiến hoặc tư hoặc hai mươi lăm hữu của người Ba thừa Thông giáo.
  7. Phá khổ biệt hoặc hằng sa vô tri hai mươi lăm hữu của Bồ-tát Biệt giáo.
  8. Phá hoặc khổ Ba đế Vô minh hai mươi lăm hữu của Bồ-tát Viên giáo.

Nhất tâm gọi là đều được giải thoát là ý này cho nên nói hai mươi lăm Tam-muội có thể phá hai mươi lăm hữu. Hiển bày hai thứ lợi ích tức là trụ hai mươi lăm Tam-muội chúng sinh trong pháp giới mười phương cơ duyên đều cảm. Hiện sắc thân tám lần làm niềm vui cho chúng sinh như Quán Âm Phổ môn thị hiện tướng thần thông, nếu có chúng sinh nào đang dùng thân Phật độ cho họ thì hiện thân tám tướng thành đạo để nói pháp. Tức là kinh này nói trụ giải thoát không nghì bàn thị hiện muôn thứ. Bồ-tát này Sơ địa Thánh hạnh đầy đủ, đầy đủ đại Từ đại Bi vô duyên như nam châm hút sắt.

1. Nói về phạm hạnh:

Tức là vô duyên Từ bi hỷ xả:

Bồ-tát dùng tâm đại Niết-bàn tu Thánh hạnh đắc vô úy địa, có hai mươi lăm Tam-muội vô phương đại dụng. Bấy giờ, Từ bi là chân phạm hạnh, Phạm thiên chẳng thể tu được.

2. Vô lượng tâm: Cũng chẳng phải lòng Từ bi về pháp duyên, chúng sinh duyên của Thông giáo, ba tạng giáo.

Bấy giờ, Bồ-tát dùng Từ bi vô duyên vô niệm này huân tu thì muôn hạnh đều thành tựu. Phạm hạnh này tức là tất cả pháp cho nên kinh Niết-bàn chép: Từ tức là lòng từ Như Lai, tức là Phật tánh. Nếu bi không đầy đủ thì mười lực ba mươi hai tướng, bốn vô sở úy của Phật chẳng phải lòng từ của Như Lai. Trí lực rộng sâu có thể đầy đủ tất cả phước đức để tự trang nghiêm nên gọi là Phạm hạnh.

3. Nói về Thiên hạnh:

Tức là Trung đạo đệ nhất nghĩa, thiên là lý thiên nhiên, nương hạnh hiển lý, nhân lý thành hạnh nên gọi lý là thiên hạnh.

Bồ-tát tuy nhập Sơ địa, Sơ địa bất ưng trụ vì có sở đắc, cho nên lại phải tu trí tuệ thượng địa, mười trọng phát chân, tu đệ khế lý, hiển lý thành hạnh, nên gọi là Thiên hạnh.

Thiên hạnh tức là trí tuệ trang nghiêm. Phạm hạnh tức là phước đức trang nghiêm, trên cầu quả Phật, cho nên có Thánh hạnh, thiên hạnh. Dưới hóa độ chúng sinh nên có phạm hạnh, bệnh hạnh, Anh nhi hạnh.

4. Anh nhi hạnh:

Nếu Bồ-tát phước đức và trí tuệ tăng dần thì thật tướng hiển bày. Tuy không có ý làm lợi ích chúng sinh, mặc cho vận mạng có thể hiển bày hai lợi ích, minh hiển dùng lực thiên hạnh thì có minh ích, dùng năng lực phạm hạnh thì có hiển ích chúng sinh căn cơ kém, thiện ít, nếu không có Bồ-tát khai phát thì không thể lớn lên được, dùng năng lực gốc lành như nam châm hút sắt, hòa quang lợi hành làm cho chúng sinh đều thấy.

Bồ-tát đồng mới học tu năm giới, mười giới, quả báo trời người, hạnh Dương diệp ở cõi trời ba mươi ba lại thị hiện hai trăm năm mươi giới quán luyện tu thiền, bốn đế, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo đồng với Anh nhi hạnh của Nhị thừa. Lại thị hiện tu sáu Độ suốt trăm kiếp gieo trồng tướng tốt hàng phục phiền não, hạnh tiểu thiện Bồ-tát sáu Độ lại thị hiện đồng, tức sắc là không, vô sinh vô diệt.

Hạnh tiểu thiện của Thông giáo lại thị hiện đồng Biệt giáo, thứ lớp tương tợ Trung đạo, hạnh tiểu thiện đều là năng lực Từ bi giúp đồng các phẩm tương tục thành tựu. Từ tâm từ và niềm vui mà khởi hạnh Anh nhi. Kinh Niết-bàn chép: Anh nhi là nói chữ Đạo, gọi là bà-hòa, đây là đồng với sáu Độ.

Sáu Độ là tiểu hạnh mà cầu thành Phật cho nên nói chữ Đại, cho nên gọi là Bà-hòa.

Lại nói: Không thấy các tướng, ngày đêm thân sơ, đây là đồng với Bồ-tát Thông giáo, tức sắc là không, là ý nghĩa đế đệ nhất.

Lại nói: không thể làm các việc lớn nhỏ, việc lớn là năm tội nghịch việc nhỏ là tâm Nhị thừa. Đây chính là đồng với Biệt giáo. Vì Biệt giáo không sinh tử cho nên không có năm tội nghịch, vì không có Niết-bàn nên không có tâm Tiểu thừa.

Lại nói lá vàng cây dương tức là đồng với Anh nhi về năm giới, mười điều lành.

Lại nói phi đạo là đạo, vì sinh ra nhân duyên nhỏ nhiệm của đạo.

Nói Phi đạo là đạo là có thể sinh ra giả hóa vật, tức là đồng với phương tiện Nhị thừa nên biết năng lực gốc lành đại Từ có thể sinh giả hóa vật, đồng với phương tiện tiểu thiện, dẫn dắt để hướng về phát tuệ, nên gọi là Anh nhi hạnh.

5. Bệnh hạnh:

Hạnh này từ vô duyên đại Bi mà sinh khởi, nếu sinh tiểu thiện thì có bệnh hạnh.

Nay phân biệt đồng sinh thiện biên nên gọi là hạnh Anh nhi, đồng với bệnh phiền não gọi là bệnh hạnh. Bệnh hạnh này đại Bi sinh, từ bệnh chúng sinh. Bởi vậy ta bệnh đại Bi huân tâm dạo chơi địa ngục, đồng với căn bệnh nghiệp ác của chúng sinh. Như Điều-đạt ở địa ngục, như niềm vui Tam thiền cho đến súc sinh, ngạ quỷ A-tu-la cũng vậy.

Lại đồng với trời, người có các bệnh kết nghiệp sinh già bệnh chết.

Lại đồng với Nhị thừa có các bệnh kiến hoặc và tư hoặc, phương tiện giúp lời nói để tạo thành động tác.

Bồ-tát Thông giáo, Ba tạng giáo cũng giống như vậy. Lại đồng căn bệnh vô minh trần sa của Biệt giáo. Bởi vậy, Bồ-tát lại đồng với căn bệnh kia, cùng khắp pháp giới, lợi ích cho chúng sinh, ấy là tướng của năm hạnh.

Bệnh hạnh tức là phẩm Vấn Bệnh trong kinh Duy-ma, sáu phẩm thất nội nói rõ.

Bồ-tát Sơ địa đầy đủ năm hạnh hoặc là công đức đầu tiên, còn chín loại công đức có lẽ đối với Cửu địa.

Gọi là phá vô minh kiến hoặc. Kinh Niết-bàn chép: Từ đây về trước đều gọi là người tà kiến. Chính là người Ba thừa hai giáo đều chưa thấy lý này nên gọi là người tà kiến. Bởi vậy, Đại sĩ trách Tu-bồ-đề: Sáu vị giáo chủ ngoại đạo là thầy của ông, ma trời, ngoại đạo cũng một tay làm bạn lao nhọc là ý này, cho đến Thập tín của Biệt giáo, ba mươi tâm tuy hàng phục mê hoặc này mà chưa thể cắt đứt, còn như thành tựu vô minh biệt kiến, quở trách các Bồ-tát mê hoặc ý này.

  1. Hai từ Nhị địa cho đến Lục địa gọi là Tu đạo, dứt biệt hoặc này, ái kiến trong ba cõi như luận Trí Độ có nói. Ca-diếp nghe tiếng đàn Châu-Ca là không thể tự an. Nói năm dục của ba cõi ta đã dứt hết, đây là công đức diệu tịnh của Bồ-tát sinh ra năm dục, cho nên việc này không thể an nhẫn. Sắc ái, Vô sắc ái cũng như vậy. Kinh này nói Đại sĩ trách Tu-Bồ-đề: Đồng với phiền não không đến bờ giải thoát, vào tám nạn đều bị nạn là ý nầy. Cho nên từ nhị địa, lục địa gọi chung là Tu đạo đoạn biệt hoặc này.
  2. Ly cấu địa: Tức là đoạn ái dục Biệt giáo, gọi là Tư-đà-hàm hướng.
  3. Minh địa: Tức là Tư quả -đà-hàm của Biệt giáo.
  4. Diệm địa: Là A-na-hàm hướng của Biệt giáo.
  5. Nan thắng địa: quả A-na-hàm của Biệt giáo, dứt biệt hoặc, ái dục hết
  6. Hiện Tiền địa: A-la-hán hướng của Biệt giáo dứt hết sắc ái.
  7. Viễn Hành địa: quả A-la-hán của Biệt giáo dứt hết Vô sắc ái, cho nên từ đây gọi là Vô học đạo.

Hỏi: Đối với bốn quả này xuất xứ từ kinh luận nào?

Đáp: Biệt giáo nói về đoạn phục đối chiếu bốn quả, kinh luận phần nhiều nói không giống nhau. Các Pháp sư Đại thừa sử dụng cũng khác với sư Địa luận. Thông giáo phán quyết giai vị rằng: Sơ địa dứt kiến hoặc, nhị địa dứt Dục ái, Tam địa dứt Sắc ái, Tứ địa dứt Vô sắc ái. Địa luận sư thông tông phán vị có dùng Tam địa dứt kiến gọi là Tu-đàhoàn. Từ Tứ địa đến Lục địa gọi là Tư-đà-hàm nương vào Pháp sư, Thất địa gọi là A-na-hàm.

Nương vào Pháp sư, Thập địa, Đẳng giác gọi là A-la-hán.

Quả thứ đệ theo Pháp sư có Tam địa đoạn kiến, Tứ địa gọi là Tưđà-hàm, Ngũ địa gọi là A-na-hàm, Lục địa gọi là A-la-hán.

Có áp dụng vào kinh Nhân Vương: Tứ địa dứt kiến hoặc, Ngũ địa gọi là Tư-đà-hàm, Lục địa gọi là A-na-hàm, Thất địa gọi là A-la-hán. Các thuyết như thế không đồng nhau, khó có thể y cứ như thế được.

Nay dùng nghĩa suy ra để đối chiếu bốn quả một bề dường như tiện, văn không có thì khó biết được ý Phật, không nên câu chấp.

Hỏi: Vì sao giải thích không nhất định ?

Đáp: Đã giải thích như trước.

Bất động địa: Tức là Bích-chi-phật địa của Biệt giáo:

Địa luận Sư nói: Từ đây nói về vô học đạo, chưa biết xuất xứ từ kinh luận nào, chẳng những Bát địa đắc Vô Sinh nhẫn vắng lặng mà thường dụng, dụng mà vô tướng, không có công dụng tâm. Tự nhiên dứt hoặc vô minh, sắc tập pháp giới dứt hết.

Thiện Tuệ Địa:

Vô minh vơi bớt dứt được tập khí, tuệ phát sáng dần, khéo nhập vào Thật tướng.

Pháp Vân địa:

Từ bi trí tuệ giống như đám mây lớn, Từ bi có công năng thấm khắp, đều rưới mây tuệ, có thể giữ gìn mưa pháp của chư Phật mười phương, dứt được vô minh.

Đẳng Giác địa:

Trí đầy đủ nhập vào cửa huyền, nếu đối với Pháp Vân gọi là Phật, đối với Diệu giác gọi là Kim Cương tâm Bồ-tát, cũng gọi là Bồ-tát vô cấu địa, ba ma đã hết còn có một phẩm Tử ma, dứt tập khí vô minh.

Hỏi: Thông giáo ở trước vì sao không nói về Đẳng giác và Phật ?

Đáp: Tập khí nội giới dễ hết, cho nên không cần mở Pháp Vân, khai Đẳng Giác.

Hỏi: kinh luận Biệt giáo vì sao chỗ nào cũng nói về Pháp Vân, lại có Kim Cương Đẳng giác, tự có kinh luận chỉ nói hạnh Thập địa viên mãn, bèn thành quả Phật. Các Pháp sư Nam Bắc truyền tranh luận nghĩa này?

Đáp: Lại lập Đẳng giác không đáng nghi ngờ, sở dĩ như vậy. Vì kinh Hoa Nghiêm nói Pháp vân địa, trí tuệ công đức, để so với quả Phật. Thượng sĩ như Trảo mới ở đại địa nếu như vậy tuy nói một phẩm vô minh mà thật không nói phẩm, vì sao biết được? Vì tâm có công dụng đạo. Nó nhanh như gió, trong một ngày phá được vô lượng phẩm vô minh chướng hoặc, huống chi kinh Anh Lạc nói Đẳng Giác địa ở trong trăm ngàn muôn kiếp nhập vào lớp cửa huyền, lại tu việc phàm phu, cho nên khai Pháp Vân địa, bèn lập Kim Cương tâm, Đẳng giác, Phật, đối với lý không sai.

Nếu biết một phẩm có vô lượng phẩm, vô minh nhân trí vô ngại Pháp Vân địa đã hết, vì sao phải khai ra Đẳng giác địa.

Diệu Giác Địa:

Kim Cương hậu tâm, Đại giác sáng suốt, diệu trì cùng tột, vô minh đã hết gọi là chân giải thoát, rõ ràng không liên can đến vắng lặng và thường chiếu, gọi là Diệu giác địa. Phật quả thường trụ đầy đủ tất cả Phật pháp gọi là quả Bồ-đề, bốn đức Niết-bàn gọi là quả quả.

Hỏi: Định dùng trí Kim Cương dứt vô minh, hay dùng trí Diệu giác dứt vô minh ?

Đáp: kinh Niết-bàn chép: Người đoạn gọi là Hữu thượng sĩ, người không đoạn gọi là Vô thượng sĩ.

Hỏi: Kinh Thắng-man chép: Vô minh trụ địa, năng lực ấy rất lớn, trí Bồ-đề của Phật có dứt được không?

Đáp: Nếu dùng biệt giáo thông Thập địa Đẳng giác tức là trí Bồđề Phật. Vì sao ?

Kinh Niết-bàn chép:

Bồ-tát Cửu trụ gọi là văn kiến, Bồ-tát Thập trụ gọi là nhãn kiến. Tuy thấy Phật tánh mà không hiểu rõ, vì đạo vô ngại cùng trụ với hoặc nghiệp cho nên không hiểu rõ. Chư Phật thấy rõ ràng tức là chân giải thoát, rõ ràng liên hệ ở ngoài cho nên hiểu rõ. Nếu Biệt giáo nói nghĩa từ Hoan Hỷ địa thì dùng trí Bồ-đề Phật, dứt sơ phẩm vô minh, cho đến Đẳng giác hậu tâm mới dứt hết.

Y cứ vào giai vị Biệt giáo giải thích thanh tịnh, giai vị của vô cấu xưng.

Duy-ma đã là một vị Đại sĩ Nhất sinh bổ xứ, tức là Pháp thân, ở vào giai vị Đẳng giác Kim Cương tâm Vô cấu Bồ-tát. Lý Phật tánh hiển bày nên gọi là Tịnh, biệt hoặc chánh tập đều dứt hết, vô minh còn không đáng kể, thí như một ngọn khói, lửa rất nhỏ có cũng như không nên gọi là vô cấu, biên tế trí mãn, bên trong xứng với lý, ngoài dùng không ngại, pháp giới bình đẳng, phó duyên hành hóa nên gọi là Xứng. Cho nên nói Vô cấu xứng, đâu thể đồng với Ba tạng Thông giáo kia:

Nói về nghĩa Tịnh Vô Cấu Xưng cho nên giáo tích hiện đồng với giai vị bổ xứ, là trách Ba thừa Thông giáo, tiếp nghĩa Đại thừa Biệt giáo.