Từ Bi và Bác Ái
Uông Trí Biểu
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng

Các nhà tôn giáo xướng lên thuyết bác ái, những nhà học giả không bàn xét đến lý chân thật, đua nhau họa theo, và cho đó là thiên kinh địa nghĩa. Phật giáo chẳng những không nói bác ái, mà còn cho “ái” là cái nhân của khổ não và nguồn gốc của sinh tử luân hồi. Vậy Phật giáo nói từ bi, các tôn giáo khác nói bác ái khác nhau ở điểm nào.
 
 Xin trả lời rằng: Hai thuyết này ý nghĩa tuyệt nhiên không giống nhau; bởi vì đã gọi là “ái” tức là yêu, tất có năng ái và sở ái (nghĩa là người yêu và kẻ được yêu), đã có năng sở (người yêu và kẻ được yêu), tất có nhân ngã (người và ta), lấy ngã làm năng ái, nhân làm sở ái. Đã có tướng nhân ngã, tức là có tâm phân biệt, yêu ta hơn yêu người, thế gian thường tình đều như thế cả, đó gọi là tục kiến; nhưng nếu mà yêu người hơn yêu ta, thì cũng trở thành thiên kiến. Hơn nữa, đã gọi là “yêu”, tất phải có điều kiện để yêu, ví dụ: Ta yêu người kia vì tướng mạo đẹp, học vấn giỏi, phẩm tính tốt; thế nhưng tướng mạo, học vấn, phẩm tính không phải là cố định, chẳng phải là tuyệt đối; một mai theo thời gian biến đổi không còn đẹp, giỏi, tốt được như xưa hoặc chẳng được bằng người, thì sinh ra chán ghét không còn trở lại yêu người ấy nữa. Tiến thêm một bước để nói, cái gì ta yêu thì người khác cũng yêu, ta yêu nên lấy đó làm vật sở hữu của ta, và người khác phải mất cái vật để yêu của họ, vì ta được mà người mất, người được mà ta mất, cho nên sinh ra tâm ghen ghét, phát ra ở việc làm là giết hại, trộm cướp, dâm dục; và xét đến kết quả của nó là oán ghét nhau mà gặp gỡ là khổ, cầu mong việc gì mà không được toại ý là khổ, yêu muốn mà phải xa lìa là khổ. Vì thế, Phật nói “Ái” là gốc của luân hồi sinh tử và nhân của ưu bi khổ não. “Ái” đã là cái nhân nhim trược, thì “Bác” dù có nghĩa là “rộng rãi” đến đâu đi nữa cũng không thế nào biến ô nhim thành thanh tịnh được. Đó là cái lý do Phật giáo không đề xướng thuyết “Bác ái”.
 
 Lại có một câu nói cửa miệng là: “Ái Ngã Địch Nhân” có nghĩa là tôi yêu kẻ địch của tôi, đó là một câu nói mà các nhà tôn giáo thường đề cập đến. Nhưng thật ra, đã gọi là kẻ địch, ắt hẳn trong tâm đã có tướng đối địch, đối với tướng đối địch mà khởi ra tâm thù oán, hờn giận, ghen ghét, chứ quyết không thể sinh ra tâm vui mừng, hòa nhã thương yêu được; ví dù họ có min cưỡng thương yêu kẻ thù địch của họ đi nữa, đó chẳng qua cũng chỉ là cái tâm hư ngụy giả dối mà thôi. Phật giáo thì không bao giờ nói đến cái tâm ấy, mà chỉ dạy chúng ta đối đãi với bọn người làm não hại ta, trước hết, phải có quan niệm bình đẳng, mà không có tư tưởng đối địch, và cũng không cần yêu thương đến họ, mà chỉ nên khởi tâm đại bi đồng thể, bằng cách tìm mọi phương pháp làm cho họ tiêu tan cái tâm ác hại, chuyển thành cái tâm vui mừng, đó mới đúng là Phật pháp.
 
 Nghĩa chính của hai chữ Từ bi, theo Phật giáo giải thích: Từ là cho vui, Bi là cứu khổ. Từ bi không phải lấy cái “Ngã” làm trung tâm xuất phát mà là kiến lập trên thể tướng bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Như vậy, Từ bi với Bác ái khác nhau. Ở trên đã nói, đứng về phương diện vật chất, thì tất cả chúng sinh đều cùng một thể không sai khác; đứng về phương diện tinh thần, thì tất cả chúng sinh đều có đủ tâm thức, vả lại, tinh thần lại không có thể phân chia giới hạn được, như thế chứng tỏ là tất cả chúng sinh đều bình đẳng nhất thể. Nên chữ Từ trong Phật giáo cũng gọi là Bình đẳng từ, Vô duyên từ: Bi là Đồng thể bi. Chúng ta khi luyện tập pháp “Từ bi quán” trước hết, phải quán nghĩ tất cả chúng sinh (trong đó có ta) là bình đẳng nhất thể, nếu thấy chúng sinh cần dùng vật gì, ta nên tùy phận, tùy sức giúp đỡ cho họ vật ấy khiến họ được đầy đủ và vui thích. Trong khi ta thí xả, cần nhất là không nên tưởng nghĩ rằng ta là người cho, kẻ kia là người được cho, và cũng không nên tưởng nghĩ đến những tài vật mình cho nhiều hay ít; có như thế mới không sinh tâm ngã mạn, không cầu danh dự, không mong báo đáp, không duyên với mọi tướng; đó mới được gọi là Vô duyên từ – Bình đẳng từ. Nếu thấy chúng sinh có điều gì đau khổ, nên khởi ra cái tâm tưởng đồng thể, chúng sinh bị khổ, tức là ta bị khổ, không phân biệt kẻ kia với ta, và nên phát tâm đại bi, tuỳ phận, tùy sức để cứu giúp cho họ qua khỏi sự đau khổ. Trong khi ta cứu độ chúng sinh cũng không nên tưởng nghĩ đến tướng ta, tướng người, không cầu danh dự, báo đáp, không trụ vào mọi tướng, đó mới gọi được là Đồng thể đại bi.Ta đã hiểu rõ lý luận của hai chữ Từ bi rồi, tự nhiên không còn giết hại chúng sinh để dinh dưỡng cơ thể, không còn lấy của cải phi nghĩa để tiê xài xa phí, và cũng không còn tham yêu sắc đẹp để khởi tâm dâm dục. Bởi khi ta đã giác ngộ được mình với các loài vật như gà vịt, trâu bò v.v. . đều cùng chung một bản thể, của cải sắc đẹp cũng không phải ngoài tâm ta mà có, cho đến người tham và vật bị tham cũng không có nữa; song chúng sinh sở dĩ phạm vào tội Sát, Đạo, Dâm đó chẳng qua chỉ là do “ngu si” mà thôi. Lại nữa, sau khi ta hiểu rõ lý luận của từ bi rồi thì đối với những vô số sự tích cảm ứng của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm không nên cho là mê tín và hư ngụy, vì ta biết rằng Pháp thân Bồ Tát với bản tính chúng sinh là Bình đẳng nhất thể, cho nên, ta có cảm, thì Ngài có ứng, nhưng cần phải đầy đủ lòng chí thành khẩn thiết bằng không thì sẽ bị tham dục phiền não làm chướng ngại, khó cùng với bản thể để tương ứng. Nếu Bồ tát với bản tính chúng sinh không đồng nhất thể, thì Bồ tát không thể tùy duyên ứng hiện và đi lại cõi nhân gian để cứu ứng những phiền muộn khổ não cho chúng sinh được.