TRUYỆN VỀ SOẠN TẬP TAM TẠNG VÀ TẠP TẠNG

Theo bản chép ở đời Đông Tấn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Sau khi Đức phật nhập Niết-bàn hai ngài Ca-diếp và A-nan ở phía Bắc thành Tăng-già-thi thuộc nước Ma-kiệt-đà cùng soạn tập Tam tạng và Tạp tạng.

Trước lễ Phật ngày
Lễ Pháp chúng Tăng
Cùng nhận tập Pháp
Các Pháp điển này
Trừ hết năm cái
Một lòng nghe nhận
Các pháp đã nói
Như lời A-nan
Đều nên tin nhận
Trí ngài A-nan
Cũng như trí Phật
Nghe nhớ pháp này
Như Phật Niết-bàn
Nghĩ thương chúng sinh
Giao Phó A-nan
Giữ gìn các pháp
Như thấy Thế Tôn
Đạo Sĩ vô thượng
Hãy xem A-nan
Phước điền cao quý
Không nhờ A-nan
Phật diệt độ rồi
Chánh pháp cũng diệt
Và đến ba tạng
Phật nói các Pháp
Thương hàng trời người
Pháp còn đầy đủ
A-nan giữ gìn
Ân cần giao phó
Pháp cho A-nan
Chính vì A-nan
Không hề quên sót
Danh Pháp kết tập
Phân biệt rõ ràng
Như sư tử hống
Pháp A-nan thuật
Nhất nhất như trước
Tỳ-kheo đều thích
Một mình A-nan
Được Phật ngợi khen
Trí sáng hơn đời
Kể cả Tục trí
Đều biết tất cả
Trí huệ như biển
Các ông do đây
Tin ngày A-nan
Nghe pháp thuật lại
Sẽ đoạn các khổ
Thế Tôn Niết-bàn
Đất đai chấn động
Núi biển trào dâng
Trời người than khóc
Phật ra đời muộn
Lại diệt độ sớm
Trời người côi cút
Đạo pháp hoang tàn
Thần thông thấy suốt
La-hán thần túc
Đều đến Câu-di
Cúng dường Thế Tôn
Tám vạn bốn ngàn
Đều chứng vô lậu
Người trời tôn kính
Phước điền vô thượng
Cõi Diêm-phù lợi
La-hán đều đến
Thế Tôn Niết-bàn
Trong chúng tập hợp
Riêng có Bất hoàn
Hoặc quả Tần lai
Và vị Hữu học
Chúng này gấp bội
Tỳ-kheo phàm phu
Số động trăm ngàn
Khoa tay than khóc
Thế Tôn đi đâu …
Bọn con mù điếc
Ba độc chưa hết
Bị đọa năm đường
Ai cứu chúng con?
Ngàn Tỳ-kheo-ni
Ba mươi lăm vị
Chứng phép thần thông
Hữu lậu vô lậu
Đế Thích, Phạm thiên
Và vô số trời
Cầm hoa văn đà
Nhanh chóng đến hầu
Tứ đại Thiên vương
Cùng các tùy tùng
Chiên-đàn, chuỗi ngọc
Đều đem đến đủ
Các trời cõi Dục
Cõi Sắc, Vô sắc
Chín mươi tám ức
Đều đến Câu-di
Vua Vô Úy Thích
Tám vạn voi qúy
Tám vạn ngựa hay
Cùng đến Câu-di
Vua Xá-vệ Nguyệt
Mẽ thông minh
Đem bảy vạn voi quý
Đều đến Câu-di
Vua A-xà-thế
Dõng mãnh tin Phật
Bảy vạn rưỡi voi
Khóc than đi đến
Vua Bàn-xà-lê
Minh quân đoan chánh
Voi ngựa sáu vạn
Cùng đến Câu-di
Nhà vua Ai Mẫn
Ánh sáng rực rỡ
Dẫn theo năm vạn
Cùng đến tập hợp
Các nước Tây Hương
Vua đem binh khí
Bốn loại quân chủng
Số đông trăm ngàn
Nhanh chóng kéo đến
Muốn thấy thân Phật
Long vương khóc ròng
Theo sau các vua
Chúng Duy-da-ly
Cởi voi ngựa xe
Giống như chư thiên
Cùng đến Câu-di
Phan chúng vô số
Cùng các Thanh tín
Thấy Phật đến nay
Chứng đắc Niết-bàn
Chúng sinh thế giới
Ba mươi sáu ức
Đều đến Câu-di
Tang phục lễ vật
Hằng trăm do-tuần
Trong xứ Câu-di
Đông nghịt trời người
Không còn chỗ trống
Chư Thiên tung hoa
Cúng dường thân Phật
Trống nhạc hay trời
Hương hoa như mưa
Vua quan và quyến thuộc
Đến trước thân Phật
Lễ dưới chân ngài
Nhiễu quanh rồi đứng
Vua chúa kêu khóc
Khoa tay buồn bã
Đâu còn thấy Phật
Nói pháp cho nghe
Vua A-xà-thế
Gào bên chân Phật:
“Con tạo ngũ nghịch
Ai cứu giúp con?”
Vua chúa nhiễu quanh
Rãi đầy vật báu
Trổi các thứ nhạc
Thoa hương giường Phật
Đặt thân ngày quan
Tưới đầy dầu mè
Đất trời rung động
Vua chúa gào khóc
Chư Thiên rơi lệ
Lệ rơi ướt đất
Vua trời than khóc
Ai cũng thương tiếc
Củi chiên-đàn trời
Hương thơm Như ý
Chất đầy mặt đất
Các vua bốn chúng
Đại Ca-diếp thảy
Thượng tọa trong Tăng
Bậc Chúng sinh cúng
Đại phước điền nầy
Ca-diếp đứng đầu
Bậc Hiền kheo ni
Vua trời vua người
Cùng đốt nhục thân
Khi thân Phật cháy
Trời người gào khóc
Kêu than thảm thiết
Chúng con làm sao
Cúng dường bảy ngày
Chư Thiên đều đảm nhiệm
Xá-lợi chia tám
Bình lường là chín
Ai về chỗ nấy
Vua và phàm dân
Chư Thiên về trời
Bát bộ cũng về
Ngoài Tám phần ra
Phần Trời, Rồng, Thần
Phần trời Câu-di
Được phần xây tháp
Tám phần tám tháp
Tháp chín bình lường
Tháp mười để tro
Xây ở Diêm-phù
Tăng trưởng Ca-diếp
Từ Câu-di đi
Đến nước Ma-kiệt
Tập họp chúng Tăng
Ca-diếp bảo Tăng
Tỳ-kheo chớ đi
Cùng nhau kết tập
Chớ để pháp diệt
Ở giữa khoảng không
Ca-diếp gõ chùy
Muốn giáo pháp trụ lâu
Để thắng các ma
Ca-diếp bảo chúng
Và hàng trời người
Nay kết tập pháp
Khiến chúng sinh an
Phật tuy Niết-bàn
Tứ Đế mà còn
Tám Thánh đạo còn mãi
Chứng Niết-bàn được
Phật trước trường thọ
Nhân dân phước lớn
Di pháp gần đây
Không lâu sẽ mất
Người nay yểu mạng
Phật bảy ra đời
Sau khi Niết-bàn
Pháp nào trụ lâu
Bất hoàn tần lai
Kiến đạo chưa thành
Nay họp chân Tăng
Họ không ngày được
Bậc Thiên nhãn, thần túc
Lục thông và vô ngã
Tất cả La-hán
Ta nay tập họp
Chúng nghe lời ấy
Liền cùng nhau họp
Chúng tám mươi ngàn
Đều là Vô lậu
Ca-diếp hỏi rằng
Đệ A-na-luật
Xem khắp La-hán
Ai không đến họp?
Na-luật liền nhìn
Đại thiên thế giới
Thấy trời Đao-lợi
Hãy còn Kiều Hoàn Bát
Na-luật bèn thưa
Kiều Hoàn Đao-lợi
La-hán vô lậu
Nay chưa đến họp
Ca-diếp sai mời
Nhưng vẫn không đến:
“Thế Tôn Niết-bàn
Đời trống, tìm chi?”
Ca-diếp nghĩ rằng:
Có Tỳ-kheo nào
Soạn tập kinh pháp
Phật đã dạy chăng
Khắp tìm không thấy
Người nào có thể
Kết tập nghĩa pháp
Mười hai bộ loại
Mà phật đã nói
Chỉ có A-nan
Lại quả Tu-đà-hoàn
Cần phải tìm cách
Khiến chứng vô lậu
Ca-diếp phương tiện
Quán tâm A-nan
Thấy có lòng từ
Chứng đạo không lâu
Bèn bảo A-nan
Không được ngày chúng
Thầy không nên ngày
Nay phải bước ra ngay!
A-nan liền thưa
Vì sao, Thượng tọa?
Đối với Tam bảo
Tôi có lỗi gì ?
Ca-diếp đáp rằng:
Đệ muốn biết chăng?
Trong môn đồ Phật
Thầy có lỗi lớn
Thầy đã khiến Phật pháp
Giảm xuống ngàn năm
Do thầy khuyên Phật
Độ cho người nữ
Những giới vi tế
Phật muốn phân biệt
Sao thầy không hỏi
Giới vi tế gì?
Khi ấy nghĩ gì
Mà xem thường giới
Phật diệt độ rồi
Còn biết hỏi ai?
Đạp đại y Phật
Phật khát cần nước
Thầy không cho uống
Không phải tội sao?
Tội thầy quá nhiều
Những việc thầy làm
Lại không phát lồ
Vậy phải đi ra.
A-nan than dài
Ân hận rơi lệ
Phật vừa tịch diệt
Biết nhờ cậy ai!
Ra khỏi nơi ấy
Ngồi dưới gốc cây
Bỗng kiết, lậu dứt
Do Phật pháp hưng!
Vô số ức Thiên
Bao quanh A-nan
Cùng đến đại hội
Sư tử Vô úy
Ca-diếp xa thấy
Liền bảo chúng Tăng
Phải mau đứng dậy
A-nan đã đến
Chúng tám vạn
Đều là Vô cấu
Ca-diếp Thượng thủ
Chắp tay đứng rước
Ca-diếp đưa tay
Đến đây này A-nan!
Bước lên tòa cao
Phân hạng chúng Tăng
A-nan bậc lớn
Làm mắt mọi người
Hầu Phật đến cuối
Thành công phước điền
Thầy xét Tăng đây
Cùng xét Thiên chúng
Bệnh nặng thế gian
Ba có ba nạn khổ
Thế gian không Phật
Vì ngài vừa Niết-bàn
Mau phát Từ tâm
Vì chúng nói Pháp
A-nan im lặng
Ca-diếp lại thỉnh
Thượng tọa hoan hỷ
Rống tiếng Sư tử
Ca-diếp nghĩ thầm
Phải kính trọng mới nói
Hôm nay A-nan
Tế độ trời người
Ca-diếp lên tiếng
Mạng toàn chúng sinh
Mong người cứu độ
Đều đến nơi đây
Như điều Phật đã nói
Đủ các loại pháp
Để diệt khổ chúng sinh
A-nan nên nói
Hết pháp được biết
Như hoa tung rãi
A-nan nên chọn
Pháp Như Lai nói
Phân thành ba tạng
Theo chúng yêu cầu
A-nan trên tòa
Diễn nói đầy đủ
Mười phương chúng nghe
Trời rồng quỷ thần
Bốn chúng đệ tử
Nghe lệnh liền đến
Như người nông khát
Chỉ nghĩ nước uống
Chạy thẳng đến sông
Để lấy nước uống
Thiên long quỷ thần
Bốn chúng đệ tử
Đều đến A-nan
Cốt để nghe pháp
Vô số chúng khác
Siêng học Kiến đạo
Tần lai bất hoàn
Nghe nói đến sau
Quả A-na-hàm
Hai vạn một ngàn
Chúng Tư-đà-hàm
Bốn vạn hai ngàn
Quả Tu-đà-hoàn tăng
Tám vạn bốn ngàn
Họ đều đến sau
Cũng muốn nghe pháp
Các vua tập họp
Quan binh, dân chúng
Dáng hình A-nan
Chúng thấy đều vui
Đại chúng ngồi xuống
Mười hai do-tuần
A-nan ngồi giữa
Như vầng trăng
Đế Thích bên phải
Phạm thiên bên trái
Đứng hầu A-nan
Như Phật tại thế
Đế Thích tán dương
Chư Thiên vui thích
Vì thấy đại hội
A-nan không sợ
Như phật thuyết pháp
Đại chúng vây quanh
Nhìn dáng A-nan
Dung nghi rực rỡ.
Phạm thiên như xưa.
Lễ thỉnh Như Lai.
Thế Tôn nói pháp.
A-nan cũng thế.
Ma nghe tiếng đồn.
Cũng cùng nhau đến.
Dẫn cả vợ con.
Và chúng quan bình
Ba-tuần nhìn thấy.
Chúng nhiều ngần ấy.
A-nan ngồi giữa .
Như mặt trời sáng.
Nhục kế nhô lên.
Giống như đỉnh núi.
Sau ót phóng quang.
Chiếu khắp chúng hội.
Nhục kế nan đà.
Hào quang Ca-diếp.
Na luật thấy khắp.
Suốt cả đại thiên.
Các vua dự hội.
Cùng các quần thần.
Số ngàn ức người.
Đều ở trong đó.
Thấy hội vui vẻ.
A-nan phấn khởi.
Ba-tuần sầu độc bi .
Trong Lòng run sợ.
Ba-tuần thầm nghĩ.
Một Phật diệt độ.
Lại có ba người
Thế lực phật lớn.
Cù-đàm Niết-bàn.
Tưởng là thoát nạn.
Nhưng ba người nầy
Sở chứng rất lớn
Thấy Phật diệt độ.
Lòng rất vui mừng.
Pháp Cù-đàm suy
Hết kẻ đối địch.
Nên tìm đủ cách.
Diệt pháp tàn này.
Bốn chúng đệ tử.
Và vua các nước.
Ma liền ra lệnh.
Sai đem sư tử.
Họp bốn binh chủng.
Diệt hết pháp này.
Liền dẫn hóa binh.
Tướng bốn binh chủng.
Vây chặt đại hôi.
Gầm rống dễ sợ.
Bắt các đạo nhân.
Thiện tín nam nữ.
Giết chết các vua.
Phá tan đạo tràng.
Chúng hội hoảng sợ
Bốn chúng đều nghĩ.
Việc này do đâu.
Chưa hết hoài nghi.
Các vua nghe tiếng
Thảy Đều kinh hoàng.
Thấy các binh ma.
Tay đều cầm khí giới.
A-nan suy nghĩ.
Ai đến quấy phá.
Khi thấy binh ma
Mới biết ma làm
A-nan mỉm cười
Bảo vua về gấp
Bọn quấy rối này.
Ta sẽ dẹp tan.
(A)Nạn dùng huệ lực.
(Ca) diếp dùng tấn lực.
Đứa tay bắt ma.
Cột cổ ba thây.
Thây một là người
Thây hai là chó
Thây ba là rắn
Sinh rã khó gần.
Ma gục đầu xin
Ca-diếp hứa tha
La-hán cần phải.
Làm khốn người nào?.
Trước Ca-diếp ta.
Đã Quấy nhiễu Phật.
Thế Tôn chưa từng.
Bị khốn thế này.
Phật luôn thương xót.
Mặc giáp đại Từ.
Quyết không ai hại được.
Đối với quần sinh.
Chúng ta tập pháp.
Muốn pháp trường tồn.
Sao ngươi đến đây.
Quấy chúng của ta?
Ma liền khoanh tay.
Thưa cùng A-nan rằng.
Xin thả hết bọn tôi.
Không pha người nữa.
A-nan bắt thề.
Ca-diếp cũng thế.
Nếu sau quấy chúng.
Thây phải mang gông.
Ba thân biến đi.
Ba-tuần được tha
Ma lại lo sợ.
Đứng né một lên.
Chư Thiên khen hay.
Phật pháp đã thắng.
Di pháp trường tồn.
Luôn sẽ thắng ma.
Ca-diếp bảo chúng.
Đều nên tĩnh
Nay A-nan nói.
Như Phật nói.
Các vua đứng dậy.
Khoanh tay chờ đợi
Chư Thiên rất vui.
Hiền giả hân hoan.
Ca-diếp bảo A-nan.
Đến lúc nói kinh.
Mở kho báu này.
Nói rõ thượng pháp.
Sao gọi Tăng nhất?
Sao gọi Tăng Thập?
Sao gọi bản khởi?
Sao gọi các “cõi”.
A-nan cười lớn
Như sư tử hống
Nhìn khắp đại chúng.
Nói “Nghe như vầy”.
Lại nói “Một thuở”
Đất liền rúng động.
Một ức trời người.
Đều chứng pháp nhãn.
Xá vệ “Tăng Nhất” .
Gọi là “Tăng Thập”.
Dòng Thích “Bản khởi” .
Ma-kiệt “Các giới”.
Kinh khác cũng thế.
Khắp nơi diễn nói.
A-nan lấy kinh.
Vì đại chúng nói.
Kết tập hết kinh.
Lập nên tạng nhất.
Luật là tạng hai.
Đại pháp tạng thứ ba.
Kinh chép A-hàm.
Giới luật và đại pháp.
Ba phần bằng nhau.
Lập thành ba tạng.
Đã nói đại bổn.
Chép pháp khác.
Họp các tập xen tạp.
Lập thành một tạng.
Riêng kinh có bốn
Gọi là A-hàm.
Tăng nhất Trung hàm.
Trường tạp là bốn
Tỳ-ni tùy pháp.
Có phạm mới lập
Trung là trẻ lâu.
Khổ hạnh sau cùng.
Các phần đại pháp.
Việc làm thành tên.
Phân biệt thứ nhất.
Sau đó đều khác.
Tăng nhất Trung hàm.
Trường, Tạp là bốn
Ca-diếp hỏi A-nan.
Nghĩa này thế nào?
Nan nhất nhất đáp
Tỳ-kheo niệm Phật.
Do điều phục ý.
Nên gọi Tăng nhất.
Hai pháp sau đó.
Suy tư thiện tâm.
Hai pháp bèn ra
Ngưng ý phân biệt.
Ba xứ ba tri.
Túc mạng lậu tận.
Bốn xứ bốn Đế.
Năm xứ năm Căn.
Sáu xứ sáu Đại.
Bảy xứ bảy Giác.
Tám xứ tám Cứ.
Chín xứ chín Chỉ.
Mười xứ mười Lực.
Mười một xứ kinh.
Gọi là bé chăn trâu.
Kinh Từ sau cùng.
Kinh Tăng Nhất cuối
Từ trong nghĩa này.
Mỗi mỗi cần hiểu
Kinh này ngần ấy
Nên gọi Tăng Nhất.
Cũng như họa sĩ.
Chia bộ, sắc, tượng.
Là một Tăng một
Soạn tập các thứ.
Như thuốc không định
Tùy bệnh hòa hợp.
Tên thuốc gì đó
Nên gọi tên Nhất.
Do vô từng sợi một
Dọc ngang thành vải.
Do nói từng pháp
Hợp thành Tăng Nhất.
Như hợp các vật.
Gọi không tập ấm.
Đủ các loại kinh.
Nên gọi Nhất.
Như dùng cỏ cây.
Bùn đất làm vách.
Bao che khoảng trống.
Giờ mới thành nhà.
Thí giới như thế.
Sinh thiên Niết-bàn.
Do nghĩa bao làm
Nên gọi Tăng Nhất.
Như một loại bùn
Thành vô số vật.
Là một Tăng một
Các nghĩa hợp lại.
Do đó nên biết.
Các nghĩa đã nói
Kinh này nói hết.
Nên giữ Tăng Nhất.
Không phải quá dài.
Cũng không quá ngắn.
Nghĩa kết cân đối.
Gọi Trung A-hàm.
Chữ viết không lớn
Cũng không nhỏ quá.
Lời, nghĩa ngang nhau.
Nên gọi là “Trung” .
Dẹp bỏ trên dưới.
Nói pháp Bậc trung.
Bỏ cả người và ta.
Nên gọi Trung Hàm.
Ác nhỏ ác lớn.
Nghi si diệt hết.
Dùng quán chánh Đế.
Nên gọi là Trung.
So Trung, nói Trường.
Nói việc đời trước.
Kiếp đời lưu chuyển.
Nên gọi là trường.
Kể pháp “ngừng nghỉ”.
Được khoái lạc trời.
Người nghe hoan hỷ.
Nên gọi là Trường.
Bảy Phật quá khứ.
Gồm cả Đại thừa.
Niết-bàn của Phật.
Nên gọi là Trường.
Các báu tính ra.
Nhiều vua Chuyển luân.
Các vua ưa nghe
Nên gọi là Trường.
Ý cứ Pháp này
Học hư về Hỷ và quên.
Muốn đoạn các kiết.
Nên gọi là Tạp.
Pháp này bao gồm.
Nghĩa vị đều đủ.
Nghe rồi dứt ghi.
Nên gọi đẳng hàm.
Là Địa tu hành.
Hướng về thiền trí.
Thấy hết các pháp
Nên gọi đẳng Hàm.
Hết trong kinh này.
Tóm tắt hai mối.
Kẻ nghe nhiều nghi.
Nên gọi Đẳng Hàm.
Kinh tạp ngoài bộ
Kệ khen của Thiên.
Đều ghi trong này.
Nên gọi Đẳng Hàm.
Người gần gủi pháp.
Được ý hảo tịnh
Đoạn mọi tranh cãi.
Nên gọi giới luật.
Trong phân biệt giới.
Được tịnh, tinh tấn.
Người nghe điều phục.
Nên gọi giới luật.
Chính hạnh Tỳ-kheo.
Do giới được ích
Nghiền nát các kiết
Nên gọi giới luật.
Nhẫn các kiết cấu.
Tỳ-kheo. Phải học
Trừ các hạnh ác.
Nên gọi giới luật.
Quán xét các pháp.
Từ pháp được ích
Ngày địa Cam lồ.
Nên gọi Tỳ-ni.
Ca-chiên- tạo ngày.
Đem dâng lên Phật
Phật bảo thượng pháp.
Nên gọi thượng pháp.
Trong việc phá si
Ích lợi thế gian.
Chúng hiểu kinh này.
Nên gọi đại pháp.
Gồm thâu ngoại đạo.
Đoạn dứt cống cao.
Cờ hiệu các pháp
Nên gọi đại pháp.
Thí như đèn sáng.
Chiếu soi các vật.
Để thấy hình dáng.
Nên gọi đại pháp.
Nghĩa các kinh này.
Như mầm Cam lồ.
Là vị các pháp.
Nghĩa đại pháp này.
Các kinh giới luật.
Siêng suy tư giữ
Chớ nên buông bỏ
Giữ gìn Tam tạng.
Phân biệt chữ nghĩa.
Tỳ-kheo chư Thiên.
Ngàn vạn khen lành.
Ca-diếp lại hỏi.
Bốn tạng là gì.
Vì ích chúng sinh.
Xin A-nan nói.
A-nan đáp rằng.
Đây nói có khác.
Tùy ý hạnh chúng.
Đó gọi tạp tạng.
Phật nói túc duyên.
La-hán cũng nói
Phạm thiên, ngoại đạo.
Nên gọi Tạp Tạng.
Trong nhiều kệ tụng.
Hỏi mười hai duyên.
Mỗi thứ nhập khác.
Gọi là Tạp tạng.
Ba a-tăng-kỳ.
Bồ-tát sanh trong.
Sinh ra một làm duyên.
Nên gọi ba tạng.
Trong nhiều Túc duyên.
Có nhiều chỗ sinh.
Cùng A-hàm khác.
Nên gọi Tạp tạng.
Pháp của Tạp tạng.
Khen Bồ-tát sinh.
Các nghĩa trong đây.
Nhiều ở Tam tạng.
Đều hợp các pháp.
Kết tập một chỗ.
Những gì Tỳ-kheo.
Đều giữ được hết.
Ngày đời tương lai
Tỳ-kheo nhiều ngu.
Họ không khả năng.
Trì hết ba tạng.
Sau sẽ làm thầy.
Từ kinh đặt tụng.
Do đây thêm ích.
Nên không kết hợp.
Pháp nào cũng thích
Kẻ thích A-hàm.
Hoặc thích Tỳ-ni.
Hoặc thích Đại pháp.
Hoặc thích về ngoại tụng.
Hoặc thích Tạp tạng.
Nên không một tên.
Nói hết về các pháp.
Thành bốn A-hàm.
Sao chép pháp số.
Và luật, Đại pháp.
Hợp thành ba tạng.
Nghe pháp ấy ngày
Trời, Thần và Người.
Ba ngàn Tỳ-kheo.
Đều chứng lậu tận.
Tám ngàn bất hoàn.
Mười ngàn tần lai.
Vô số trời, người.
được “Kiến đạo tích”.
Pháp này trụ lâu.
Do chúng trời, người.
Các vua luôn thắng.
Sống đủ trăm tuổi.
Tất cả trời, người.
Các vua Tỳ-kheo.
Cùng khen tốt lành.
Như A-nan nói.
Kết tập pháp ngày
Trời, người đều về.
Bốn chúng đệ tử.
Trở về chổ củ.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn ngài Ca-diếp và A-nan phía Bắc thành Tăng-già-thi nước Ma-kiệt kết tập ba tạng chánh kinh và tạp tạng kinh, thường gọi là bốn tạng kinh, vì hợp với Tạp Tạng mà nói thế. Tất cả gồm có hai trăm Thủ Lư bài tụng Trên hết là Tăng Nhất A-hàm. Từ kinh một đến mười là kinh mười một xứ. Kinh này chọn trong kinh mười một sự, thì lấy việc bé thả trâu (phóng ngưu nhi) làm đầu và lấy hạnh từ trong kinh mười một sự làm cuối. Nhân việc trích dẫn các chuyện mà đặt ra kinh ấy. Do các việc có liên hệ nhau nên lập thành một quyển.

Về kinh Phóng Ngưu, Phật nói có mười một việc thả trâu. Vì lấy đó để so sánh với việc Tỳ-kheo phải có đủ mười một đạo hạnh, trồng nên một cây đạo gồm đủ gốc rễ, cành lá sum suê để che mát khắp chốn. Nhân việc em bé thả trâu ngồi nghĩ ngợi Đức Phật biết được ý nghĩ đó, nên nói ra mười một việc phải làm. Người thả trâu hiểu rõ liền chứng quả La-hán.