TRUYỆN PHÁP SƯ BÀ-TẨU-BÀN-ĐẬU

Hán dịch: Đời Trần, Tam tạng Pháp sư Chơn Đế nước Thiên trúc.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Pháp sư Bà-tẩu-bàn-đậu là người ở Bắc Thiên trúc, tại nước Phúlâu-sa Phú-la, Phú-lâu-sa dịch là Trượng phu, Phú-la dịch là Thô.

Trong truyện Tỳ-sưu-nữu Thiên vương Thế có nói rằng: Bấy giờ Đế Thích mới sai em xuống làm vua cõi Diêm-phù-đề để hàng phục Atu-la. Vị kia mới sinh vào Diêm-phù-đề là con của vua Bàn-tẩu-đề-bà. Có A-tu-la tên là Nhân-đà-la Đà-ma-na. Nhân-đà-la là tên Đế Thích. Đà-ma-na dịch là Phục. Đây là A-tu-la thường khiêu chiến với Đế Thích, có thể hàng phục Đế Thích, do đó mà đặt tên như vậy.

Trong Tỳ-la luận giải thích: A-tu-la dịch là Phi thiện hý, nên ứng theo tên này mà dịch. Hàng chư Thiên thì thường thích vui chơi. Còn Atu-la thì rất ghét hý lạc cho nên mới đặt tên này. Cũng gọi là Phi thiên. A-tu-la này có em gái tên là Ba-la-phạ-bà-để. Ba-la-phạ dịch là Minh. Bà-để dịch là Phi, người này hình dung rất xinh đẹp. A-tu-la muốn hại Tỳ-sưu-nữu Thiên, nên đem em gái để lừa dối với người này. A-tu-la dùng chú thuật biến khắp cõi Diêm-phù-đề trở thành tối tăm, rồi một mình ở chỗ khuất vắng không ai thấy, chỉ để em gái ở nơi sáng sủa và nói với em rằng:

Nếu người nào muốn lấy em làm vợ, thì phải nói rằng: Anh của tôi có Đại lực, nếu muốn lấy tôi thì gặp anh tôi, nếu cùng anh tôi chiến đấu thì mới hứa chịu.

Tỳ-sửu-nữu Thiên vương khi đến chỗ sáng thì thấy cô gái này, tâm rất vui mới hỏi rằng:

–Ngươi là người nào?

Đáp:

– Tôi là A-tu-la đồng nữ.

Thiên vương nói:

– Các nữ A-tu-la trước đây vẫn thích chư Thiên, tôi không có vợ, cô cũng không chồng, nay muốn tương hợp được không?

A-tu-la nữ theo lời anh đã nói trước mà đáp lại.

Thiên vương nói:

– Nàng yêu mến tôi nên mới nói lời này. Nàng đã yêu tôi thì tôi há từ khước. Nay tôi có đại lực sẽ cùng anh nàng chiến đấu.

Thiên vương cùng A-tu-la nữ giao kết làm phu phụ.

A-tu-la sau đó đi đến chỗ sáng mới hỏi Tỳ-sửu-nữu Thiên:

Ngươi thế nào mà muốn lấy em ta làm vợ?

Thiên vương đáp:

– Nếu ta chẳng phải là trượng phu thì em gái ngươi đã bị chê cười. Ta là bậc đại trượng phu chưa có vợ, còn người ấy là đồng nữ chưa có chồng. Ta nay xin cưới cô ấy là phải đạo, đúng lý chứ có gì là lạ đâu.

A-tu-la nói:

– Ngươi có gì mà tự xưng là đại trượng phu. Nếu là trượng phu thì hãy cùng ta chiến đấu, nếu thắng thì sẽ lấy em gái ta.

Thiên vương nói:

– Nếu ngươi không tin thì sẽ quyết đấu vậy.

Thế là mỗi bên đều cầm kích hùng hỗ quyết đánh. Tỳ-sửu-nữu Thiên là thân Na-la-diên nên đao kiếm không thể đụng vào thân. Thiên vương chặt đầu A-tu-la thì đầu liền trở lại. Tay chân cùng bị chặt ra thành từng đoạn rồi cũng hoàn dính trở lại. Từ sáng đến tối chặt mãi không dứt mà A-tu-la vẫn không chết. Sức lực Thiên vương cạn kiệt dẫn tới một vấn đề rất khó khăn. Nếu để đến tối thì sức lực A-tu-la sẽ mạnh thêm. Lúc này Minh phi sợ chồng mình không thắng được, mới lấy hoa Uất-bà-la tách làm hai rồi ném hoa ra hai bên. Thiên vương liền hiểu ý nắm lấy thân A-tu-la xé ra làm hai ném ra hai bên, rồi ở giữa đó mà đi ra. A-tu-la do đây mà mạng chung.

A-tu-la ngày trước đã xin một vị tiên nhân cho một ân nguyện là thân dầu bị đâm chém chặt đứt thì cũng hoàn trở lại. Tiên nhân đã ước nguyện này nên sau đó dẫu bị chặt đứt vẫn hoàn trở lại.

Lúc này tiên nhân muốn Thiên vương giết A-tu-la nên không ban cho phép hoàn thân trở lại, cho nên mới bị mất mạng.

Tỳ-sửu-nữu Thiên bèn ở lại đất này mà tỏ rõ tâm chí của bậc trượng phu. Do đây mà gọi tên nước là Đại trượng phu. Đất này có Quốc sư Bà-la-môn họ là Kiều-thi-ca. Vị này có ba người con đều đồng tên là Bà-tẩu-bàn-đậu. Bà-tẩu dịch là Thiên, Bàn-đậu dịch là thân. Người Thiên trúc đặt tên con đều do đây mà làm thể thức. Tuy cùng một tên nhưng đều có đặt biệt danh để cho phân biệt rõ. Người con thứ ba là Bàtẩu-bàn-đậu, ở trong Tát-bà-đa xuất gia đắc quả A-la-hán có biệt danh là Tỳ-lân-trì-bạt-bà. Tỳ-lân-trì là tên mẹ của người, Bạt bà dịch là tử cũng dịch là nhi. Tên này thông cả người và vật như Ngưu tử cũng gọi là Bạt-bà. Chỉ có đất này mới gọi Ngưu tử là Độc trưởng tử, Bà-tẩu-bànđậu là người có căn tánh Bồ-tát cũng ở trong Tát-bà-đa-bộ xuất gia, sau tu định đắc quả Ly dục, tư duy về nghĩa không mà không thể ngộ nhập được, muốn tự sát thân này.

Có vị Tân-đầu-la A-la-hán, ở tại phía Đông Tỳ-đề-ha quán biết việc này nên tìm đến, vì ông mà thuyết Đại thừa không quán. Ngài như lời dạy mà quán liền được ngộ nhập. Tuy đắc được Tiểu thừa không quán mà ý vẫn chưa an, cho là lý không chỉ như thế. Do đây mà dùng thần thông bay lên cung trời Đâu-suất-đa hỏi Ngài Di-lặc Bồ-tát. Bồtát Di-lặc vì ngài mà thuyết Đại thừa không quán, sau đó trở lại cõi Diêm-phù-đề theo lời dạy đó để tư duy liền được đắc ngộ. Lúc tư duy, mặt đất sáu cõi đều chấn động, đắc được Đại thừa không quán rồi thì lấy đây mà đặt tên, gọi là A-tăng-già. A-tăng-già dịch là Vô trước. Về sau đó vài lần lên cõi trời Đâu-suất-đa hỏi ngài Bồ-tát Di-lặc về kinh nghĩa Đại thừa. Ngài Di-lặc vì ông mà giải nói ý nghĩa rồi tùy theo đó mà được sở nguyện.

Khi trở lại cõi Diêm-phù-đề, đem những gì đã nghe được nói lại cho người khác, nhưng những người nghe phần nhiều đều không tin.

Pháp sư Vô Trước liền phát lời thệ nguyện:

Ta nay muốn khiến cho chúng sinh tín giải Đại thừa. Xin nguyện Đại sư xuống cõi Diêm-phù-đề giải thích về Đại thừa khiến cho mọi người sinh lòng tin. Di-lặc Bồ-tát liền theo sở nguyện của ngài, vào ban đêm xuống cõi Diêm-phù-đề, Bồ-tát phóng quang minh rộng khắp, tụ tập chúng sinh có nhân duyên, ở trong giảng đường thuyết pháp tụng mười bảy bộ kinh. Rồi tùy theo chỗ đọc tụng mà giải thích hết nghĩa lý.

Trải qua bốn tháng, đêm nào cũng thuyết giảng như thế mới xong mười bảy bộ kinh. Tuy cùng ở trong một giảng đường nghe pháp, nhưng chỉ có Pháp sư Vô Trước được gần bên Di-lặc Bồ-tát, những người khác chỉ được nghe từ xa vào ban đêm khi Bồ-tát thuyết. Vào ban ngày Vô Trước pháp sư vì mọi người mà giải thích nghĩa mà Bồ-tát Di-lặc đã nói.

Do đây mà mọi người nghe rồi tin theo Đại thừa do Bồ-tát dạy.

Ngài Vô Trước tu pháp “Nhật Quang Tam-ma-đề”. Như lời Bồ-tát dạy mà tu học liền đắc được định này. Về sau những kinh chưa được giải thích thì có thể thông đạt. Có được sở kiến nghe thì nhớ mãi không quên. Những kinh Phật đã giảng trước kia trong hội Hoa Nghiêm về Đại thừa pháp tạng thì đều thông lý mà giải nghĩa.

Ngài Di-lặc ở trong cõi trời Đâu-suất, cũng vì ngài Vô Trước mà giải thích kinh nghĩa Đại thừa. Pháp sư thảy đều thông đạt ghi nhớ thọ trì. Về sau ở trong cõi Diêm-phù-đề sáng tác bộ kinh Đại thừa Ưu-bađề-xá. Giải thích những lời mà Phật đã thuyết.

Vị đệ nhị Bà-tẩu-bàn-đậu cũng đến trong Tát-bà-đa-bộ xuất gia, là bậc bác học đa văn hiểu thông kinh sử, tuổi nhỏ mà đã tài trí song tuệ không ai sánh bằng. Giới hạnh lại thanh tịnh cao ngời khó sánh được. Vì anh và em đều đã có biệt danh cho nên ngài chỉ xưng là Bà-tẩu-bànđậu (Thế Nhân).

Sau khi Phật diệt độ năm chục năm có một vị A-la-hán tên là ca Chiên-diên-tử. Ca-chiên-diên là lấy theo họ mẹ mà đặt tên. Trước ở trong Tát-bà-đa-bộ xuất gia. Vốn là người Thiên trúc sau đến đến ở nước Kế tân. Nước Kế tân ở phía Tây bắc của Thiên trúc. Ngài cùng với năm trăm vị La-hán và năm trăm vị Bồ-tát cùng tuyển tập ra bộ luận Tát-bà-đa, bộ A-tỳ-đạt-ma, chia làm tám phần Già lan, tức là ở trong đây nói về tám phần Kiền-độ. Già-lan-tha dịch là Kiết cũng gọi là Tiết. Vì nghĩa của các loại này liên kết tùy thuận nhau, cho nên gọi là Kết. Lại vì nhiếp các nghĩa lý lại không làm cho phân tán ra nên gọi là Kiết. Các nghĩa loại đều có phân hạng rõ ràng cho nên gọi là Tiết. Lại cũng gọi luận văn này là phát tuệ luận vì dùng thần lực và nguyện lực rộng nói khắp gần xa. Trước kia nếu có nghe A-tỳ-đạt-ma thì tùy chỗ sở đắc nhiều ít mà đem vào luận văn này. Hàng chư Thiên, Long thần, Dạ-xoa cho đến A-già-ni-sư-sất. Trước có nghe Phật thuyết A-tỳ-đạt-ma, hoặc lược hoặc là rộng, cho đến một câu, một bài kệ cũng đều dựa vào luận hết.

Ca-chiên-diên Tử cùng với chư Bồ-tát và La-hán lý giải lại nghĩa lý.

Nếu cùng với kinh luận không có chỗ nào sai trái, thì lựa chọn để vào. Nếu có chỗ sai trái thì bỏ đi. Như thế mà làm cho văn cú nghĩa lý được tương quan. Nếu nghĩa nói về trí tuệ thì đem đặt ở trong phần trí tuệ. Nếu nghĩa nói rõ về phần định thì đem đặt ở phần định, các phần khác cũng như thế, tám phần hợp lại thành năm vạn bài kệ. Khi đã kết xong tám phần rồi thì lại muốn giải thích về Tỳ-bà-sa.

Ngài Mã Minh là người nước Xá-vệ vùng Ba-chỉ-đa. Ngài thông suốt cả tám phần Tỳ-già-la luận và Tứ-bà-đà lục luận, giải thích thành mười tám bộ.

Trong Tam tạng kinh điển các văn nghĩa đều được tích góp mà cho vào đây. Ca-chiên-diên tử sai người đi đến nước Xá-vệ thỉnh ngài Mã Minh nghiên cứu lại văn cú. Ngài Mã Minh đi đến nước Kế tân, Cachiên-diên Tử lần lượt giải thích tám phần. Chư Bồ-tát và La-hán cùng nhau nghiên cứu biện giải nghĩa lý ý nghĩa về định. Ngài Mã Minh tùy theo đó mà trước tác thành văn tự. Trải qua mười hai năm mới xong bộ Tỳ-bà-sa, có đến trăm vạn bài kệ. Tỳ-bà-sa dịch là rộng giải. Khi trước thuật xong, ngài Ca-chiên Tử liền khắc vào đá lời biểu rằng: Nay những người theo học pháp này đều không ra khỏi nước Kế tân, tám phần văn cú và văn luận Tỳ-bà-sa cũng không được mang ra khỏi nước. Sợ các bộ kinh khác và luận Đại thừa làm cho hư hoại chánh pháp này. Rồi đem dâng biểu lên nhà vua, vua cũng đồng ý.

Nước Kế tân bốn bên đều có núi bao bọc như thành, duy chỉ có một cửa ra vào. Chư Thánh nhân dùng nguyện lực bảo thần Dạ-xoa giữ cửa. Nếu ai muốn học pháp này thì có thể đến nước Kế Tân mà không bị trở ngại. Chư Thánh nhân lại dùng thần lực khiến cho năm trăm Dạxoa làm đàn việt. Người theo học pháp này đều được cung ấp vật thực đầy đủ không bị thiếu thốn.

Ở nước A-thâu-xà có một vị Pháp sư tên Bà-sa-tu bạt-đà-la, là người thông minh đạt trí, nghe qua liền thông hiểu thọ trì, Ngài muốn học tám phần nghĩa Tỳ-bà-sa, để đến nước khác hoằng truyền nên giả làm người cuồng si đi đến nước Kế tân, thường đi đến trong đại tập mà nghe pháp, nhưng đức tính không có oai nghi nói cười lẫn lộn, có lần ở trong hội tập giảng luận Tỳ-bà-sa hỏi các việc về Ma-la-diên truyền pháp cho chúng học nhân, khiến người nghe đều tức cười.

Trong suốt mười hai năm nghe Tỳ-bà-sa đắc được văn nghĩa biến số đã xong, ghi nhớ thọ trì tại tâm, rồi muốn trở về bản quốc, khi đi đến cửa thành thì thần Dạ-xoa cao tiếng la lớn:

Thầy A-tỳ-đạt-ma nay muốn ra khỏi nước, rồi bắt đưa lại trong Đại tập. Mọi người kiểm nghiệm hỏi han thì trả lời lẫn lộn không lãnh hội được kinh nghĩa. Mọi người cho là cuồng loạn liền thả ra, Pháp sư sau đó lại đi ra cửa. Thần Dạ-xoa lại la lên và bắt đưa lên vua. Vua đưa đến nơi đại tập thì đại chúng lại kiểm nghiệm hỏi han như trước, mà không thấy lãnh hội được gì. Khi đến lần thứ tư, chư thần tuy đưa lại trong đại chúng mà không kiểm nghiệm gì nữa, lại bảo Dạ-xoa đuổi ra khỏi nước.

Đại sư khi về được rồi, thì ở trong nước tuyên thệ khiến cho xa gần đều biết là:

Ta đã học được pháp Tỳ-bà-sa ở nước Kế tân, văn nghĩa đều hiểu đầy đủ. Nay có thể tuyên dạy lại cho các vị học giả. Thế là bốn phương đều vân tập đến, Pháp sư vì tuổi tác đã cao nên sợ nói pháp không hết, nên khiến cho các học trò đã học được thì phải tùy theo đó mà diễn thuyết ra hoặc viết lại. Chư vị ở nước Kế tân sau khi nghe pháp này đã được truyền sang nước khác, ai nấy cũng đều than thở.

Sau khi Phật diệt độ khoảng chín trăm năm, có ngoại đạo tên là Tân-xà-ha bà-sa, Tần-xà-ha là tên núi, Bà-sa dịch nghĩa là Trụ, vì ngoại đạo trụ ở trên núi này, nhân đó mà lấy núi đặt thành tên. Lại có Long vương tên là Tỳ-lợi-sa-già-na, cũng ở tại phía dưới chân núi này, Long vương này rất khéo giải luận kinh pháp. Vị ngoại đạo biết Long vương có kiến giải nên đến thọ học. Long vương hiện thân lên núi hình tướng như tiên nhân ở trong nhà lá.

Ngoại đạo tìm đến thuật lại ý mình muốn học, Long vương liền hứa khả.

Ngoại đạo liền hái hoa đầy một giỏ lớn. Rồi đầu đội giỏ hoa đến chỗ của Long vương, đi nhiễu quanh Long vương một vòng rồi ném hoa ra cúng dường, cứ một bông hoa thì làm một bài kệ tán thán Long vương. Tùy theo những gì nghe thấy, tùy theo chỗ phá mà lập nghĩa thành kệ, rồi lấy hoa ném ra ngoài. Rồi tùy theo sự cúng dường mà lập nghĩa kệ và cũng lấy hoa ném. Như thế khi ném hết giỏ hoa thì đến chỗ của Long vương.

Đã làm việc tốt đẹp lại thêm thông minh, Long vương vì đó mà thuyết Tam pháp luận và nói với ngoại đạo rằng:

Ông khi được luận này rồi thì cẩn thận chớ có sửa đổi.

Long vương vì sợ người này hơn mình, nên tùy theo chỗ sở đắc mà lựa chọn. Hoặc là văn nghĩa không rõ, ý lại sửa đổi.

Long vương khi giảng xong, thì vị này trước thuật cũng vừa hết. Liền đem bài luận trước thuật của mình đem trình cho Long vương. Long vương thấy văn chương lời lẽ hơn cả bổn chánh. Thì sinh tâm tật đố nổi lên mà giận dữ nói với người ấy rằng:

Ta trước đã dặn ngươi không được sửa đổi. Nay luận của ta nói ra ngươi vì sao lại sửa như thế. Những lời ngươi trước tác không được đem ra hành trì tuyên nói.

Ngoại đạo nói:

Thầy dặn tôi sau khi nói luận xong rồi thì không được sửa đổi. Chứ không dặn là trong khi nói luận không được sửa đổi. Tôi đã không trái lời thầy dạy, cớ sao lại trách tôi, xin thầy thi ân cho. Tôi chưa hoại thì luận này cũng không hoại. Long vương cũng hứa khả cho. Ngoại đạo được pháp này thì tâm cống cao ngạo mạn, tự cho pháp này là tối thắng không gì qua được.

Duy chỉ pháp của Thích-ca là còn thạnh ở đời, chúng sinh cho pháp này là tối đại hơn cả, vậy ta nên phá họ.

Nghĩ rồi liền đi vào nước Thâu-xà, đánh trống nói luận nghĩa:

Ta nay tuyên nói luận nghĩa này, nếu ai thắng nổi thì ta xin chém đầu mình, nếu ai bị thua thì cũng như thế.

Vua nước Bật-kha-la A-diệt-đa, dịch là Chánh Lặc Nhật. Vua biết việc này mới kêu ngoại đạo đến hỏi.

Ngoại đạo nói:

– Vua là vị quốc chủ, đối với Sa-môn hay Bà-la-môn cũng chớ nên thiên lệch. Nếu có sự tu tập hành trì thì nên thử để biết phải trái. Tôi nay muốn cùng với đệ tử của Thích-ca quyết phân thắng bại, nên lấy đầu để làm chứng.

Vua liền cho phép, rồi sai người đi hỏi các Pháp sư trong nước, ai có khả năng đối đáp với ngoại đạo, nếu có khả năng thì nên luận nghĩa.

Lúc này có Pháp sư Ma-nậu-la-tha và Bà-tẩu-bàn-đầu… chư đại Pháp sư đều đi đến nước khác chứ không ở tại đây. Ma-nậu-la-tha, dịch là tâm nguyện, chỉ có Bà-tẩu-bàn-đầu là vị thầy duy nhất.

Khi ấy có Pháp sư Phật-đà Mật-đa-la (dịch là Giác Thân). Tuy có kiến giải nhưng tuổi đã cao, tinh thần lại suy yếu, biện luận cũng không hoạt bát. Pháp sư nói: “Pháp ta sâu xa có thể rộng truyền khắp nơi.” Ngoại đạo nay đang mạnh, lại tự tung tự tác. Đấy chính lúc ta nên làm việc này.

Pháp sư liền thưa với quốc vương:

Nội trong ngày vua nên triệu tập đại chúng ở Luận Nghĩa Đường, để xem ngoại đạo cùng Pháp sư luận nghĩa.

Ngoại đạo mới hỏi Sa-môn là muốn lập nghĩa hay là muốn phá nghĩa?

Pháp sư đáp:

– Pháp ta như đại hải không có gì là không dung chứa. Còn của ông như đá gạch rớt vào đó tất sẽ chìm. Để cho ngươi tự ý lựa chọn.

Ngoại đạo nói:

Sa-môn có thể lập nghĩa, tôi sẽ phá.

Pháp sư liền lập luận:

Vô thường nghĩa là gì? Tất cả các pháp hữu vi đều ở trong sát-na sinh diệt. Nghĩa là sao? Vì sao không thấy Pháp sư nói những điều thành tựu sâu mầu của đạo lý.

Ngoại đạo nghe vậy thảy đều tụng và ghi nhờ rồi lần lần đem đạo lý ra phá lại, khiến cho Pháp sư không thể giữ vững được lập trường và không thể cứu vãn được.

Pháp sư thế là đuối lý và chịu thua ngoại đạo, nói: “ Ông là giòng Bà-la-môn tôi cũng là giòng Bà-la-môn, thì không nên sát hại nhai. Nay ông chỉ lấy roi tự quất vào lưng mình, để cho biết là tôi đã thắng ông.” Nói liền bỏ đi.

Vua đem vàng lạc sa thưởng cho ngoại đạo, ngoại đạo lấy vàng bố thí hết cho mọi người trong nước, rồi trở về núi Tần-xà-ha vào trong một hang đá, dùng chú thuật triệu nữ thần Dạ-xoa tên là Trù Lâm đến nói rằng: “Từ nay xin thần nữ cho một ân nguyện khiến cho tôi sau khi mất thân này biến thành đá, vĩnh viễn không bị hủy diệt.” Thần nữ liền hứa cho.

Thế rồi ngoại đạo lấy đá bít hết cửa hang lại rồi ở trong đó mà xả thân mạng liền biến thành đá. Sở dĩ có lời nguyện này là vì trước kia đã có lời xin với thầy Long vương rằng: “Nguyện cho thân này chưa hoại thì Tăng già cũng không bị hủy diệt.” Vì vậy luận đến nay vẫn còn.

Bà-tẩu-bàn-đậu sau khi trở về nghe sự việc này thì than thở hối tiếc là không được gặp. Bèn sai người đến núi Tần-xà-ha tìm ngoại đạo để triết phục, để lấy lại công bằng việc làm nhục Pháp sư. Nhưng ngoại đạo đã biến thành đá rồi. Thế thân lại càng buồn phiền, liền tạo ra bảy mươi bộ luận chân thật để đả phá Tăng già luận của ngoại đạo, trước sau đều bị phá vỡ hết. Bọn ngoại đạo rất sầu khổ như bị hại thân mạng. Tuy không gặp được thầy của họ. Nhưng cây Tất-đàn đã bị hoại hết cành gốc thì không còn chỗ để nương tựa. Khi Thiên Thân đã trả nhục cho Pháp sư rồi, đại chúng nghe được đều rất vui mừng, đem tam lạc kim ban cho Pháp sư. Pháp sư phân số vàng này làm ba phần. Để xây ba chùa ở nước A-luân-xà. Một chùa cho Tỳ-kheo-ni, một chùa cho Tátbà-đa-bộ và một chùa cho Đại thừa Pháp sư từ đó về sau chỉnh đốn lại Chánh pháp; trước kia đã học thông Tỳ-bà-sa nghĩa; sau cũng vì chúng mà giảng nghĩa Tỳ-bà-sa. Một ngày giảng thì tạo ra một bài kệ để nói rõ ý trong ngày đó. Lại khắc bảng đồng để chép kệ này và đánh trống tuyên nói rằng:

Ai có thể phá được nghĩa của kệ này thì đến phá.

Như thế lần lượt tạo hơn sáu trăm bài để nhiếp nghĩa Tỳ-bà-sa.

Mỗi bài đều như thế mà không có người nào phá được. Đó là kệ của Câu-xá luận.

Khi kệ đã làm xong rồi, thì đem năm mươi miếng vàng gói lại rồi gởi cho các Tỳ-bà-sa ở nước Kế tân.

Các vị đó nghe biết thì rất vui mừng cho là giáo pháp đã tuyên dương rộng rãi. Nhưng kệ thì ý nghĩa sâu xa huyền diệu không thể hiểu hết nghĩa.

Lại dùng năm mươi cân vàng, trước đã có năm mươi cân cộng thành một trăm cân để tặng cho Pháp sư. Xin thỉnh Pháp sư làm bài trường hàng để giải thích nghĩa của kệ này. Pháp sư liền làm bài trường hàng giải nghĩa. Lập nghĩa Tát-bà-đa, tùy theo chỗ còn chưa rõ thì dùng nghĩa kinh bộ mà phá, đặt tên là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận. Sau khi luận xong rồi thì gởi cho chư vị nước Kế tân, các vị này thấy vì chấp cho nghĩa bị hoại nên rất ưu não. Thái tử của vua Chánh Lặc Nhật tên là Bà-la Chật-để-dã. Ba-la dịch là Tân, Chật-để-dã dịch là Nhật. Vua khiến thái tử theo Pháp sư thọ giới. Vương phi xuất gia cũng làm đệ tử của Pháp sư. Thái tử sau này lên kế ngôi, thì cả hai mẹ cùng thỉnh Pháp sư lưu lại ở A-thâu-xà thọ cúng dường. Pháp sư liền hứa khả. Em gái của vua Tân Nhật có chồng là Bà-la-môn tên là Bà-tu-la-đa.

Lúc này Pháp sư ngoại đạo dùng Tỳ-già-la luận nghĩa phá chỗ văn cú của Pháp sư. Cho là cùng với Tỳ-già-la luận trái nhau nên khiến Pháp sư được cứu vãng. Nếu không cứu luận này tất bị diệt.

Pháp sư nói: “Ta nếu không giải Tỳ-già-xa luận, thì há có thể cho luận này đến chỗ tột cùng được.”

Pháp sư vẫn tạo luận để phá Tỳ-già-la, trước sau ba mươi hai phẩm đều bị hoại. Thế là luận Tỳ-già-la bị mất, duy khi làm luận phá. Vua đem một lạc sa kim dâng cho Pháp sư. Còn vương mẫu thì dâng hai lạc sa. Pháp sư phân vàng này làm ba phần. Để ở chùa Trượng phu nước Kế tân và nước A-thâu-xà mỗi nơi khởi xây một ngôi chùa. Ngoại đạo ở đây rất phẫn giận muốn hàng phục được đại sư. Mới sai người đến nước Thiên trúc thỉnh pháp sư Tăng Già-phất-đà-la đến nước A-thâu-xà tạo luận để phá luận Câu Xá.

Pháp sư này khi đến đây liền phá hai bộ luận. Một là Quang Tam Ma-da luận có một vạn bài kệ, kệ này chỉ thuật Tỳ-bà-sa luận nghĩa.

Tam-ma-da dịch là nghĩa loại.

Luận thứ hai là Tùy Thật luận có hai mươi vạn bài kệ để cứu Tỳbà-sa, nghĩa để phá Câu-xá luận. Sau khi tạo luận xong rồi, thì cho gọi Thiên Thân đến cùng quyết luận.

Thiên Thân biết luận này không thể nào phá được Câu-xá luận, nên không muốn đến gặp mặt vị kia để cùng luận chiến với Pháp sư nói:

Ta nay đã già rồi tùy ý các ông. Sở dĩ ta ngày trước tạo luận để phá nghĩa Tỳ-bà-sa, nghĩa là không cùng với các ông đối mặt để cùng luận chiến. Các ông nay tạo luận vì sao cần gọi ta để trí giải. Nên tự biết những điều phải trái.

Pháp sư đã tạo và lưu rộng ra mười tám bộ luận nghĩa. Vì diệu giải Tiểu thừa nên chấp Tiểu thừa. Vì thế mà không tin Đại thừa. Cho rằng Ma-ha-diễn chẳng phải của Đức Phật nói.

Pháp sư A-tăng-già đã biết em mình là bậc thông minh hơn người, kiến thức sâu xa thông đạt cả nội ngoại điển. Vì sợ em sẽ tạo luận phá Đại thừa cho nên Pháp sư mới đến nước Trượng phu, sai người đi đến nước A-thâu-xà bảo với Bà-tẩu-bàn-đậu rằng:

– Ta nay bệnh nặng người hãy mau đến đây.

Thiên Thân liền theo sứ giả trở về bản quốc để gặp anh hỏi thăm bệnh tình .

Người anh đáp:

– Ta nay vì tâm có trọng bệnh, tất cả đều do người mà sinh ra.Thiên Thân hỏi vì sao lại do mình.

Anh nói:

– Vì em không tin Đại thừa nên thường hủy báng, vì ác nghiệp này tất sẽ bị trầm luân trong đường ác, do mà bị ưu sầu mạng khó bảo toàn.

Thiên Thân nghe lời này thì rất kinh sợ, liền thỉnh anh giải nói cho nghe pháp Đại thừa. Người anh bèn lượt nói hết những yếu nghĩa của kinh Đại thừa. Pháp sư thông minh biết hết sâu cạn, cho nên nghe qua liền ngộ được nghĩa lý Đại thừa vượt hơn Tiểu thừa. Thế là cùng anh học nghĩa Đại thừa.

Về sau ngài cũng như anh mình đều thông đạt giải hết mọi ý nghĩa cùng soi sáng tư duy. Trước sau cùng với lý này tương ưng không có trái quấy. Mới nghiệm rằng Tiểu thừa có buông bỏ thì mới nắm được Đại thừa. Nếu không có Đại thừa thì làm sao có Tam thừa đạo quả. Xưa hủy báng Đại thừa vì lòng ưa thích tin theo, lo sợ tội này làm mình sa vào ác đạo, hiểu sâu được tội lỗi đã gây ra trước kia nên đến bên anh trình bày sự mê lầm đã qua và nay muốn sám hối. Nhưng chưa biết pháp nào để khỏi tội, bèn nói rằng:

– Em ngày trước đã dùng ba tất lưỡi để hủy báng Đại thừa, nay nên cắt lưỡi để tạ tội ấy.

Anh nói:

– Em có cắt ngàn cái lưỡi cũng không diệt hết tội. Nếu như muốn diệt tội này thì nên tìm cách khác. Pháp sư liền thỉnh anh chỉ cách gì để sám hối tội lỗi.

Người anh nói:

– Lưỡi ngươi đã dùng để hủy báng Đại thừa, thì nay nên dùng nó để diễn nói Đại thừa như thế mới có thể diệt được tội.

Pháp sư A-tăng-già sau này nhập diệt thì ngài Thiên Thân mới tạo ra luận Đại thừa giải thích kinh văn Đại thừa như Hoa Nghiêm, Bát nhã, Niết-bàn, Pháp Hoa, Duy-ma, Thắng Man…

Các kinh điển Đại thừa đều do Pháp sư tạo ra, lại sáng lập ra Duy thức luận. Giải thích Nhiếp Đại thừa, Tam bảo tánh cam lộ môn cùng các kinh luận Đại thừa. Phàm những kinh do Pháp sư viết ra văn nghĩa đều tinh diệu, người học nghe biết đều rất tinh tưởng mong cầu. Thế nên ở nước Thiên trúc và các quốc gia ở gần những vị theo học Đại thừa đều lấy pháp của đạo sư làm căn bổn. Các bộ phái khác cùng hàng ngoại đạo ai nghe danh sư cũng đều kính phục.

Sau đó ngài ở nước A-thâu-xà xả bỏ báo thân vào năm tám mưới tuổi.

Tuy dấu tích lưu ở phàm địa, mà lý thì thật khó bàn.

Trước đã nói rõ truyện huynh đệ của ngài Thế Thân. Sau là ghi lại Tam tạng của A-xà-lê, từ hướng đông đến Quảng châu phiên dịch lại các Đại thừa kinh luận để truyền lại cho đời sau.